Đề tài Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Krông Năng - Tỉnh Đắk Lắk

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

5. Giả thuyết khoa học 5

6. Nhiệm vụ nghiên cứu 5

7. Phương pháp nghiên cứu 5

8. Cấu trúc luận văn 5

NỘI DUNG 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CAO CHẤT LƯƠNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT 7

1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 7

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 11

1.2.1. Quản lý 11

1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 16

1.2.3. Khái niệm dạy học và quản lý hoạt động dạy học 19

1.2.4. Khái niệm chất lượng, chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học 22

1.3. Yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT trong giai đoạn mới 25

1.3.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của trường THPT trong sự nghiệp giáo dục đào tạo 25

1.3.2. Yêu cầu của việc quản lý chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn mới 28

1.3.3. Những yếu tố tạo nên chất lượng dạy học 31

1.4. Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT 32

1.4.1. Quản lý hoạt động dạy của thầy 32

1.4.2. Quản lý hoạt động học tập của trò 39

1.4.3. Quản lý cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ dạy và học 42

1.4.4. Quản lý nguồn kinh phí chi cho hoạt động dạy và học 43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 44

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT CỦA HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐắK LắK 46

2.1. Khái quát về các trường THPT huyện Krông năng 46

2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Krông Năng và tác động của nó tới hoạt động dạy học của các trường THPT 46

2.1.2. Đặc điểm các trường THPT huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk 49

2.2. Thực trạng chất lượng dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk 50

2.2.1. Thực trạng chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 51

2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Krông tỉnh Đắk Lắk 58

2.2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Krông Năng 84

2.2.4. Những vấn đề đặt ra trong quản lý quá trình dạy và học ở các trường THPT huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 87

Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐắK LắK 89

3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất các biện pháp 89

3.2. Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học của các trường THPT huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 90

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT . 90

3.2.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học 93

3.2.3. Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn và kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn 95

3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 101

3.2.5. Quản lý hoạt động học tập của học sinh 107

3.2.6. Huy động các nguồn lực tài chính từ cộng đồng tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 114

3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp 117

3.2.8. Kết quả thăm dò ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 118

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO 127

PHỤ LỤC

 

 

doc134 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3943 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Krông Năng - Tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68 91,24 486 92,79 2 Trường THPT Lý Tự Trọng 298 60,8 240 81,25 313 84,66 3 Trường THPT Nguyễn Huệ 440 67,0 331 85,0 339 91,0 Như vậy qua theo dõi chất lượng tuyển sinh tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm và chất lượng mũi nhọn thì việc nâng cao chất lượng dạy học đã có chuyển biến tiến bộ, song vẫn còn chậm nhất là ở 2 trường THPT Lý Tự Trọng và THPT Nguyễn Huệ. Vấn đề đặt ra cho công tác quản lý là phải tìm tòi nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. e. Chất lượng học sinh các trường Qua khảo sát thực trạng chất lượng chúng tôi thấy kết quả xếp loại 2 mặt văn hoá và đạo đức được thể hiện ở bảng 5 Bảng 5: Chất lượng học sinh các trường THPT Krông Năng từ năm học 2007 -2008 đến năm học 2009 - 2010 Năm học 2007- 2008: TT Tên trường Hạnh Kiểm (%) Học lực (%) T K TB Y G K TB Y K 1 THPT Phan Bội Châu 51.5 40,9 6,8 0,8 0,9 14,4 48,5 34,6 1,6 2 THPT Lý Tự Trọng 45,0 42,9 9,8 0,4 0,2 11,5 43,2 43,7 1,2 3 THPT Nguyễn Huệ 57,8 30,2 8,0 2,3 0,4 14,9 50,3 31,1 3,2 Năm học 2008- 2009: TT Tên trường Hạnh Kiểm (%) Học lực (%) T K TB Y G K TB Y K 1 THPT Phan Bội Châu 57,0 33,2 8,5 1,9 1,1 19,3 50,3 26,3 3,1 2 THPT Lý Tự Trọng 51,0 40,3 8,6 0,1 0,7 23,5 42,3 41,8 1,8 3 THPT Nguyễn Huệ 62,2 30,8 5,5 0,9 0,5 15,7 43,0 34,5 6,3 Năm học 2009- 2010: TT Tên trường Hạnh Kiểm (%) Học lực (%) T K TB Y G K TB Y K 1 THPT Phan Bội Châu 68,0 27,8 3,4 0,8 2,2 25,7 54,6 16,7 0,7 2 THPT Lý Tự Trọng 54,5 39,0 5,8 0,6 1,1 18,7 42,5 36,0 1,7 3 THPT Nguyễn Huệ 66,8 27,7 4,3 1,1 0,6 21,0 52,8 23,5 2,1 Như vậy chất lượng dạy học hàng năm có sự chuyển biến và nâng cao, nhưng chỉ số phát triển còn thấp. Qua việc khảo sát cho thấy việc kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh còn chưa chặt chẽ, chưa đúng thực chất, chất lượng học tập ở các trường còn nhiều chênh lệch. Tỷ lệ học sinh xếp loại văn hoá trung binh còn chiếm tỷ lệ khá lớn ở các trường, ngược lại còn rất ít học sinh được xếp loại văn hoá giỏi. Riêng trường THPT Phan Bội Châu có những điều kiện thuận lợi về CSVC và đội ngũ thì chất lượng và chỉ số phát triển có ổn định và cao hơn. Là khu vực nông thôn, nên có điểm mạnh là học sinh ngoan, có nề nếp, chất lượng đạo đức tương đối ổn định, tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt và khá chiếm tỷ lệ lớn và cao so với mặt bằng chung của tỉnh. g. Số lượng và chất lượng giáo viên các trường - Số lượng và chất lượng giáo viên các trường kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 6. Bảng 06: Số lượng và chất lượng giáo viên các trường THPT Krông Năng: Năm học 2009- 20010 Tên trường Nữ Đảng viên Trình độ Tuổi nghề(năm) Th.sỹ ĐH CĐ <1 1-5 5-10 10-15 >15 THPT Phan Bội Châu 40 34 02 82 0 01 14 32 19 18 THPT Lý Tự Trọng 26 17 0 47 0 13 10 15 18 02 THPT Nguyễn Huệ 36 17 0 71 0 19 31 14 05 02 Bảng 07: Số giáo viên xếp loại giỏi các trường THPT Krông Năng 3 năm học (2007-2010) Trường Năm học 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 Trường THPT Phan Bội Châu 07 09 15 Trường THPT Lý Tự Trọng 04 06 08 Trường THPT Nguyễn Huệ 02 03 05 Qua khảo sát thực trạng chúng tôi thấy đội ngũ giáo viên trường THPT Phan Bội Châu có tuổi đời tuổi nghề cao hơn, số giáo viên giỏi chiếm tỷ lệ nhiều hơn, giáo viên ổn định hơn và CSVC tốt hơn dẫn đến chất lượng học sinh cao hơn, tỷ lệ học sinh xếp đạo đức- văn hóa, học sinh tốt nghiệp, các giải học sinh giỏi, học sinh trúng tuyển vào các trường đại học và cao đẳng cao hơn. Như vậy, chất lượng đội ngũ giữa các trường không đồng đều dẫn đến chất lượng học sinh khác nhau. Đội ngũ giáo viên thiếu trong nhiều năm ở tất cả các trường. Một số giáo viên phải dạy hơn 20 tiết/tuần và còn phải dạy chéo môn: Kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật công nghiệp, giáo dục công dân…Trong khi đó một số môn khác giáo viên lại thừa, gây nên sự bất ổn cho phân công lao động và chất lượng dạy học. Số giáo viên có tuổi nghề, tuổi đời cao nhưng chất lượng dạy học không đồng đều, bên cạnh số giáo viên rất tâm huyết với nghề dạy học, phát huy tốt các kết quả đạt được, gương mẫu trong công tác, còn có một số bộ phận sa sút về ý chí, giảng dạy thiếu nhiệt tình, ít đọc sách, không cải tiến đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến cách làm, nên số giáo viên này chưa có cách tiếp cận tốt với sự thay đổi của nội dung, chương trình và sự phát triển của xã hội. Đội ngũ giáo viên mới ra trường chiếm tỷ lệ lớn ở hầu hết các trường, kinh nghiệm giảng dạy còn ít, rất cần tới sự hướng dẫn của lớp người đi trước. Đội ngũ CBQL chưa năng động, không sử dụng được hết các thế mạnh của đội ngũ giáo viên, một số tổ trưởng chuyên môn còn thiếu kinh nghiệm không kiểm soát hết tình hình hoạt động của tổ. Số học sinh trên một lớp quá đông, thường là từ 40 - 45 học sinh một lớp, thậm chí có lớp trên 50 học sinh, năng lực quản lý lớp của giáo viên còn hạn chế nên việc đổi mới phương pháp dạy học còn hết sức khó khăn. 2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Krông tỉnh Đắk Lắk a. Nhận thức của cán bộ quản lý các trường THPT Huyện Krông Năng Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý các trường THPT về nội dung quản lý hoạt động dạy của giáo viên được thể hiện qua bảng 7. Bảng 7: Khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý các trường THPT về tầm quan trọng của những nội dung quản lý hoạt động dạy học TT Nội dung Mức độ nhận thức Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Giá trị TB Xếp thứ 1 Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy 4 2 0 2.7 3 2 Quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác của giáo viên 2 4 0 2,3 4 3 Quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp 2 4 0 2,3 4 4 Quản lý việc vận dụng và cải tiến phương pháp giảng dạy 4 2 0 2,7 3 5 Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 6 0 0 3,0 1 6 Quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn 1 5 0 2,2 5 7 Quản lý nề nếp lên lớp của giáo viên 5 1 0 2,8 2 8 Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng 0 6 0 2,0 6 Thông qua kết quả điều tra trong bảng 7 và biểu đồ đã thể hiện nhận thức của cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk, đại đa số cán bộ quản lý đều coi trọng quản lý nội dung thực hiện chương trình, lập kế hoạch công tác, quản lý nề nếp lên lớp của giáo viên và quản lý việc kiểm tra - đánh giá học sinh. Thực hiện tốt các nội dung quản lý này sẽ tạo điều kiện và là cơ sở nền tảng cần thiết cho việc quản lý chất lượng đào tạo. Qua kết quả điều tra cũng cho thấy một số cán bộ quản lý còn xem nhẹ việc quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động tự học tự bồi dưỡng của giáo viên, quản lý việc thực hiện hồ sơ chuyên môn, quản lý soạn bài và chuẩn bị lên lớp. Đây là mặt hạn chế trong nhận thức của cán bộ quản lý, coi các hoạt động trên là nhiệm vụ của mỗi cá nhân và mỗi cá nhân phải tự giác thực hiện. Như vậy, thông qua kết quả điều tra đã thể hiện nhận thức của cán bộ quản lý, về cơ bản đã nhận thức được nội dung quản lý hoạt động dạy của giáo viên. Song cũng còn bộc lộ những hạn chế như: Chú trọng tới nhiều biện pháp hành chính, nề nếp bề nổi, chưa chú trọng tới nội dung quản lý việc vận dụng và cải tiến phương pháp giảng dạy, quản lý việc tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ giáo viên. Trong thực tiễn cho thấy sự đầu tư chính đáng cho hoạt động bồi dưỡng, có chú trọng tới các biện pháp đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp dạy học thì hoạt động dạy học mới thực sự có chuyển biến mới và có chất lượng cao. b. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của đội ngũ giáo viên Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy của đội ngũ giáo viên, tác giả đề tài xin ý kiến đánh giá của 90 cán bộ, giáo viên giảng dạy ở 3 trường trung học phổ thông trong huyện, kết quả được thể hiện ở bảng 8. Bảng 8: Thực trạng quản lý hoạt động dạy của đội ngũ giáo viên TT Nội dung biện pháp Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Yếu Giá trị TB Xếp thứ 1 Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy 20 60 10 0 0 4,1 2 2 Quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác 13 52 13 12 0 3,7 4 3 Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp 0 27 54 9 0 3,2 6 4 Quản lý nề nếp lên lớp của giáo viên 5 60 12 13 0 3,6 5 5 Quản lý việc vận dụng và cải tiến phương pháp giảng dạy. 0 20 60 10 0 3,1 7 6 Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. 18 50 18 4 0 3,9 3 7 Quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn 30 52 8 0 0 4,2 1 8 Quản lý hoạt động tự học tự bồi dưỡng 0 35 37 18 0 3,1 7 Qua kết quả điều tra cho thấy hai nội dung có đánh giá thực hiện tốt nhất đó là việc thực hiện quản lý chương trình và thực hiện các quy định về hồ sơ cá nhân của giáo viên (điểm trung bình là 4,2 và 4,1). Ba nội dung: quản lý việc lập kế hoạch công tác, quản lý nề nếp, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh được đánh giá là tốt. Các hoạt động còn lại được đánh giá hoàn thành ở mức độ trung bình. Kết quả đánh giá cho thấy các hoạt động quản lý hoạt động dạy của giáo viên còn mang tính hành chính chưa chuyên sâu. Để có những kết luận khách quan về các biện pháp thực hiện cụ thể các nội dung quản lý hoạt động dạy của giáo viên tác giả xin ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên các trường kết quả được thể hiện sau đây: - Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình của giáo viên: Được thể hiện ở bảng 8.1 Bảng 8.1: Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình của giáo viên. TT Nội dung biện pháp Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Yếu Giá trị TB xếp thứ 1 Cụ thể hoá các quy định thực hiện chương trình giảng dạy 10 50 30 0 0 3,7 1 2 Chỉ đạo bộ môn chi tiết hoá chương trình 10 45 16 14 15 3,6 2 3 Theo dõi việc thực hiện chương trình qua sổ báo giảng và sổ ghi đầu bài 12 23 40 15 0 3,4 4 4 Tổ chuyên môn kiểm tra kế hoạch dạy bộ môn. 20 27 18 19 6 3,4 3 5 Thanh tra thực hiện chương trình môn học 0 15 60 13 2 2,9 5 Chương trình giảng dạy là công cụ chủ yếu để quản lý và giám sát việc thực hiện nội dung và kế hoạch đào tạo của nhà trường, đồng thời nó cũng là căn cứ để giáo viên xây dựng công tác và kế hoạch giảng dạy bộ môn. Vì vậy, quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên là cần thiết. Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình thực hiện chương trình giảng dạy cũng như giám sát hoạt động này của nhà trường đã có nhiều biện pháp quản lý. Trước hết là việc cụ thể hoá một số quy định về thực hiện chương trình đào tạo, trong nội dung này các trường đã làm tốt, trên cơ sở bộ chương trình của bộ Giáo dục & Đào tạo và các yêu cầu của hội đồng giáo dục nhà trường, các trường đã xây dựng quy định cụ thể về chương trình giảng dạy. Trong biện pháp tổ chức chi tiết hoá các chương trình: Các trường đã chỉ đạo các tổ bộ môn thực hiện chi tiết hoá chương trình giảng dạy nhất là với các chương trình mà bộ mới ban hành chương trình khung. Song trong biện pháp này thực hiện chưa được triệt để (có giáo viên đánh giá chưa tốt) nhiều học phần vẫn chưa có được chương trình chi tiết thống nhất vì vậy khi tổ chức thanh tra việc thực hiện chương trình gặp nhiều khó khăn. Để giám sát việc thực hiện chương trình của giáo viên các nhà trường đã thực hiện các biện pháp: Kiểm tra kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch giảng dạy bộ môn; giám sát việc thực hiện chương trình thông qua sổ ghi đầu bài; yêu cầu hàng tháng các giáo viên báo cáo việc thực hiện chương trình và tổ chức thanh tra việc thực hiện chương trình giảng dạy. Thông qua các biện pháp này về cơ bản nhà trường đã giám sát tương đối tốt việc thực hiện chương trình của giáo viên. Song kết quả điều tra cho thấy việc quản lý và sử dụng sổ ghi đầu bài để giám sát việc thực hiện chương trình còn hạn chế, chưa được thường xuyên (điểm trung bình là 3,3). Công tác thanh tra việc thực hiện chương trình cũng chưa được quan tâm đúng mức vẫn chủ yếu dựa vào sự tự giác của giáo viên và báo cáo của các tổ chuyên môn (điểm trung bình là 2,9). - Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch của giáo viên: Việc lập kế hoạch của giáo viên là khâu có tính chất tiền đề, định hướng cho toàn bộ quá trình hoạt động dạy học của giáo viên và cũng là cơ sở cho việc quản lý giảng dạy. Để có cơ sở cho giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân, hàng năm vào đầu năm học, Hiệu trưởng các trường căn cứ vào nhiệm vụ năm học xây dựng kế hoạch chỉ đạo của nhà trường là cơ sở định hướng cho kế hoạch công tác của tổ và từng giáo viên. Đồng thời căn cứ vào yêu cầu của các công tác, hội đồng giáo dục nhà trường cũng ra quy định cụ thể về việc xây dựng kế hoạch cá nhân và các biện pháp quản lý việc lập kế hoạch công tác của giáo viên. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch được thể hiện ở bảng 8.2 Bảng 8.2: Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch của giáo viên TT Nội dung biện pháp Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Yếu Giá trị TB xếp thứ 1 Cụ thể hoá nhiệm vụ năm học và nghị quyết hội đồng sư phạm. 12 46 22 10 0 3,7 3 2 Xây dựng những quy định cụ thể về kế hoạch cá nhân 50 20 20 0 0 4,3 1 3 Tổ chức kiểm tra dân chủ nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cá nhân 26 23 21 12 8 3,5 5 4 Thanh tra nhiệm vụ lập kế hoạch công tác và giảng dạy 24 31 17 18 0 3.6 4 5 Sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để đánh giá xếp loại. 25 48 12 5 0 4,0 2 Qua kết quả điều tra cho thấy, để tạo thuận lợi cho giáo viên các trường đã chú trọng nhiệm vụ cụ thể hoá năm học, hiệu trưởng cũng đưa ra quy định cụ thể về số lượng loại kế hoạch và nội dung cần đạt. Hai nội dung này được đánh giá là thực hiện tốt. Biện pháp tổ chức kiểm tra dân chủ nhiệm vụ xây dựng kế hoạch của giáo viên thường được giao cho các bộ môn vì vậy hiệu quả quản lý chưa cao. - Thực trạng việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp: Công tác chuẩn bị cho giờ dạy của giáo viên có vai trò rất quan trọng, trong thực tiễn giảng dạy của đơn vị cho thấy giáo viên nào có ý thức chuẩn bị tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lượng giảng dạy của giáo viên đó được đồng nghiệp và học sinh đánh giá có chất lượng tốt. Ý thức được tầm quan trọng của soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên các nhà trường đã đề ra một số biện pháp quản lý cơ bản trong nội dung này. Thực trạng quản lý soạn bài và chuẩn bị lên lớp của CBGV được thể hiện trong bảng 8.3. Bảng 8.3: Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên TT Nội dung biện pháp Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Yếu Giá trị TB xếp thứ 1 Đề ra những quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy. 0 30 35 20 5 3,2 5 2 Xây dựng những quy định cụ thể về kế hoạch ca nhân giao cho tổ CM lập kế hoạch kiểm tra định kỳ giáo án của giảng viên 30 35 25 0 0 4,0 1 3 Thường xuyên kiểm tra giáo án của GV 0 50 25 12 3 3,3 3 4 Tổ chức kiểm tra đột xuất giáo án của GV 0 30 40 15 5 3,0 6 5 Kiểm tra việc sử dụng tài liệu và sách tham khảo 0 40 45 5 0 3,3 3 6 Bồi dưỡng năng lực soạn bài và chuẩn bị lên lớp 0 15 45 25 5 2,7 7 7 Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá, xếp loại GV 24 36 30 0 0 3,9 2 Để quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên các nhà trường đã có những biện pháp sau: Đề ra những quy định về việc soạn bài, giám sát công tác kiểm tra hồ sơ giáo án của các GV theo định kỳ (từng học kỳ) đặt ra quy định thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị lên lớp của các GV nhất là đối với GV trẻ; thực hiện thanh tra hồ sơ GV; bồi dưỡng năng lực soạn bài cho GV và sử dụng kết quả kiểm tra nhiệm vụ soạn bài trong việc đánh giá chất lượng công tác của GV. Song qua kết quả điều tra đánh giá ở bảng 8.3 cho thấy, việc quản lý soạn bài lên lớp vẫn còn nặng tính hành chính và thường giao cho các tổ chuyên môn. Biện pháp đề ra những quy định cụ thể về việc soạn bài khi thực hiện còn hạn chế, chung chung. Hạn chế lớn nhất của nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên lớp là tổ chức bồi dưỡng năng lực soạn bài cho GV. GV không phải tất cả đều được đào tạo từ các trường sư phạm mà một số GV được đào tạo từ các trường khoa học kỹ thuật, trường tổng hợp vì vậy mà năng lực soạn bài và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, họ có nhu cầu bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm nhưng do nhiều lý do các nhà trường vẫn chưa đáp ứng được, mặt khác trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy thì việc đổi mới cách thức soạn bài là một nhu cầu cần thiết vì vậy, khi không thực hiện tốt biện pháp bồi dưỡng năng lực soạn bài cho các GV sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của hoạt động dạy học. - Thực trạng quản lý giờ lên lớp và sinh hoạt chuyên môn: kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 8.4. Bảng 8.4: Thực trạng quản lý giờ lên lớp và sinh hoạt chuyên môn TT Nội dung biện pháp Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Yếu Giá trị TB xếp thứ 1 Xây dựng quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp của 20 31 35 4 0 3,7 4 2 Có kế hoạch quản lý giờ lên lớp của GV 20 35 33 2 0 3,8 3 3 Đối chiếu sổ ghi đầu bài với kế hoạch giảng dạy 0 35 34 16 5 3,5 5 4 Thường xuyên theo dõi nề nếp lên lớp 25 37 28 0 0 3,9 1 5 Tổ chức dạy thay, dạy bù kịp thời 0 15 40 25 15 2,6 6 6 Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp trong đánh giá, xếp loại thi đua của GV 24 36 30 0 0 3,9 1 Các nhà trường đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý nề nếp lên lớp, để thực hiện tốt nhiệm vụ này nhà trường đã có những biện pháp cụ thể: Xây dựng quy định ghi trong nghị quyết hội đồng chuyên môn về các yêu cầu thực hiện nề nếp lên lớp và tổ chức hoạt động chuyên môn. Đồng thời ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu các nhà trường đã lập kế hoạch quản lý việc thực hiện nề nếp lên lớp và tổ chức hoạt động chuyên môn có kế hoạch phân công lớp trực ban theo dõi nề nếp lên lớp thường xuyên. Để quản lý tốt và nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện nề nếp lên lớp đã sử dụng thông tin theo dõi việc thực hiện nề nếp của các GV trong việc đánh giá chất lượng công chức hàng năm và xếp loại thi đua. Hạn chế: Qua kết quả đánh giá trong bảng 8.4 có hai biện pháp còn hạn chế trong công tác quản lý đó là: Biện pháp kiểm tra nề nếp thông qua việc đối chiếu sổ ghi đầu bài với kế hoạch giảng dạy. Biện pháp này thực hiện chưa có hiệu quả là do công tác quản lý còn lỏng lẻo, chưa sâu sát. Trong những năm vừa qua, số lượng giáo viên các trường còn thiếu, số giáo viên nghỉ sinh con trong năm tương đối nhiều. Vì vậy tổ chức dạy thay, dạy bù của các nhà trường thực hiện chưa được tốt. Việc dạy bù thường do giáo viên tự bố trí vì vậy công tác quản lý theo dõi của ban giám hiệu chưa được tốt. (điểm trung bình là 3,1 và 2,6 ). - Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học cán bộ quản lý các nhà trường đã nhận thức được là cần thiết phải xây dựng hệ thống các biện pháp cụ thể quản lý hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá giờ dạy của giáo viên. Trong thực tế các nhà trường đã xây dựng được hệ thống các biện pháp quản lý việc vận dụng và cải tiến phương pháp giảng dạy của giáo viên, nhưng trong quá trình quản lý và tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Do điều kiện trang thiết bị dạy học phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn thiếu hầu như chưa có. Nội dung chương trình chưa đổi mới. Kết quả khảo sát nhiệm vụ vận dụng và cải tiến phương pháp giảng dạy được thể hiện trong bảng 8.5. Bảng 8.5: Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPGD và đánh giá giờ dạy của giáo viên TT Nội dung biện pháp Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Yếu Giá trị TB xếp thứ 1 Quy định chế độ dự giờ đối với GV 24 36 30 0 0 3,9 1 2 Tổ chức các tổ bộ môn dự giờ thường xuyên 0 50 25 12 3 3,3 3 3 Dự giờ đột xuất các GV 0 35 34 16 5 3,1 5 4 Tổ chức các bộ môn rút kinh nghiệm, đánh giá sau dự giờ 0 20 46 12 12 2,8 7 5 Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới PPDH 20 35 33 2 0 3,8 2 6 Bồi dưỡng nâng cao năng lực phương pháp cho giáo viên 0 15 45 25 5 2,7 9 7 Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện, kỹ thuật mới trong dạy học 0 0 30 55 5 2,3 10 8 Tổ chức thao giảng về đổi mới PHDH 5 20 55 10 0 3,2 4 9 Tổ chức đối thoại với học sinh về PPDH 0 17 41 31 11 2,8 7 Qua bảng 8.5 cho thấy đối với nội dung quản lý việc vận dụng đổi mới PPGD và đánh giá giờ dạy, đã đưa ra hệ thống biện pháp phong phú, đa dạng, thể hiện sự quan tâm của CBQL đối với nội dung này. Để bồi dưỡng và nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ GV các nhà trường đã rất quan tâm tới hoạt động dự giờ, xây dựng quy định cụ thể về chế độ dự giờ của mỗi GV (mỗi năm dự giờ 33 tiết, 66 tiết đối với giáo viên tập sự ). Xây dựng kế hoạch dự giờ thường xuyên cho các tổ chuyên môn và ban giám hiệu, đồng thời ban giám hiệu cũng tổ chức dự giờ đột xuất làm cơ sở cho việc đánh giá toàn diện đối với GV. Thông qua dự giờ chỉ đạo các tổ, tổ chức rút kinh nghiệm về nội dung phương pháp và tổ chức hoạt động dạy học trên cơ sở đó góp phần bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ. Trong nội dung vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học, các nhà trường cũng có sự quan tâm đúng mức và đã đưa ra những biện pháp cụ thể. Tổ chức trao đổi, hội thảo nâng cao nhận thức cho mỗi GV về vai trò và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức đưa GV đi tập huấn về đổi mới PPGD đồng thời tổ chức hội thảo về đổi mới PPGD trong trường và giữa các trường trong huyện. Việc bồi dưỡng cho GV kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học chưa được quan tâm do điều kiện trang thiết bị còn thiếu. Mặc dù các nhà trương đã xây dựng được hệ thống các biện pháp khá phong phú để quản lý nội dung vận dụng cải tiến PPGD và đánh giá giờ dạy qua bảng 8.5 cũng cho thấy khi thực thi các biện pháp cũng còn hạn chế. Tổ chức dự giờ đột xuất còn hạn chế, mới chỉ đảm bảo được kế hoạch dự giờ thường xuyên. Tổ chức dự giờ đều đặn đúng quy định song việc tổ chức rút kinh nghiệm chưa có hiệu quả, đây là hạn chế lớn vì nếu chỉ dừng lại ở việc dự giờ, không phân tích rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp giảng dạy thì hiệu quả của dự giờ không cao. Hạn chế còn thể hiện ở chỗ, đã đưa ra biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong dạy học, hỗ trợ các giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy song cán bộ quản lý các nhà trường cũng không đánh giá cao hiệu quả của biện pháp này. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, thì việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy có vai trò rất quan trọng nó góp phần làm thay đổi cả hình thức tổ chức dạy học cũng như phương pháp dạy học. Nhưng để sử dụng các phương tiện dạy học mới, các kỹ thuật hiện đại thì việc bồi dưỡng và bồi dưỡng năng lực sử dụng ở các phương tiện kỹ thuật (như máy tính, thiết bị dạy học, truy cập và trao đổi thông tin trên mạng) là công việc thường xuyên và lâu dài, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy việc tổ chức bồi dưỡng của các nhà trường chưa thoả mãn yêu cầu của GV. - Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá: kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 8.6 Bảng 8.6: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh TT Nội dung biện pháp Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Yếu Giá trị TB xếp thứ 1 Chỉ đạo các bộ môn, GV thực hiện nghiêm quy chế kiểm tra, thi học kỳ 43 37 4 6 0 4.0 1 2 Xây dựng kế hoạch đổi mới hình thức kiểm tra và thi học kỳ 0 20 40 19 11 2,7 5 3 Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra sổ điểm của GV 20 25 45 0 0 3,7 2 4 Tổ chức giám sát thi học kỳ 10 10 50 20 0 3,1 4 5 Kiểm tra việc chấm bài thi học kỳ của các GV 0 15 45 25 5 2,7 5 6 Phân tích kết quả học tập của học sinh 0 50 25 12 3 3,3 3 Để quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh các nhà trường đã đưa ra các biện pháp trong đó các biện pháp 1,3 được đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện khá tốt. Song trong nội dung quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, một số biện pháp đánh giá thực hiện chưa có hiệu quả đó là: + Nhà trường đã đề ra biện pháp xây dựng kế hoạch đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhưng hiệu quả của công tác chỉ đạo chưa cao. Đây là hạn chế rất lớn, trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi mới về phương pháp giảng dạy thì yêu cầu đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là rất cần thiết, hình thức kiểm tra, đánh giá chi phối rất lớn tới hoạt động học và dạy vì vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy không thể thực hiện tốt được khi hoạt động kiểm tra, đánh giá chậm đổi mới. + Biện pháp tổ chức kiểm tra việc chấm bài của GV hiệu quả chưa cao. Đây là biện pháp có vai trò quan trọng, nhằm nâng cao trách nhiệm của đội ngũ GV trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, có thực hiện tốt biện pháp này thì mới đảm bảo sự công bằng, chính xác trong đánh giá học sinh. - Thực trạng quản lý hồ sơ cá nhân: Hồ sơ cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Krông Năng - tỉnh Đắk Lắk.doc