Đề tài Biện pháp quản lý nhằm xây dựng tập thể sư phạm trường THCS É Tòng huyện Thuận Châu trở thành một tập thể sư phạm vững mạnh

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn. 3

Mục lục:. 4

Mở đầu: Những vấn đề chung. 5

I. Lý do chọn đề tài:. 5

II. Mục đích nghiên cứu đề tài. 6

III. Đối tượng nghiên cứu:. 6

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu. 6

VI. Giả thuyết khoa học. 7

VII. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. 7

VIII. Phương pháp nghiên cứu. 7

Chương I:

I. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. 8

II. Một số khái niệm có liên quản về quản lý nhà trường. 8

III. Lý luận về xây dựng tập thể sư phạm. 10

IV. Tiêu chuẩn xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh. 10

V. Vai trò, vị trí của giáo viên đối với việc xây dựng TTSP 10

Chương II.

I. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội ở xã É Tòng 11

II. Thực trạng của tập thể nhà trường THCS É Tòng . 13

III. Thực trạng về các biện pháp QL TTSP của BGH trường

THCS É Tòng huyện Thuận Châu. 21

Chương III. Biện pháp XD TTSP trường THCS É Tòng . 24

I. Những căn cứ để đề ra các bện pháp. 24

II. Cơ sở của việc dề ra các biện pháp. 24

III. Các biện pháp. 24

IV. Kết quả việc thực hiện các biện pháp. 33

V. Khảo sát khả thi, cấp thiết của các biện pháp. 34

Kết luận và khuyến nghị. 35

I. Kết luận chung. 35

II. Khuyến nghị. 37

Tài liệu tham khảo. 39

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4558 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp quản lý nhằm xây dựng tập thể sư phạm trường THCS É Tòng huyện Thuận Châu trở thành một tập thể sư phạm vững mạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục - Đào tạo được coi là mũi nhọn (Quốc sách hàng đầu ) trong đó lực lượng giáo viên là quyết định. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA TẬP THỂ SƯ PHẠM NHÀ TRƯỜNG THCS É TÒNG – THUẬN CHÂU I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ É TÒNG – THUẬN CHÂU . 1. 1. Thuận lợi. Xã É Tòng là một xã vùng ba , có địa bàn hành chính khá rộng và dài, với diện tích tự nhiên là 4180 ha và địa hình khá phức tạp gồm 19 bản với 2 dân tộc anh em chung sống ( Thái, H Mông) . Tổng số gần 462 hộ với hon 2654 nhân khẩu. Mặt bằng dân trí không đồng đều, đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn và thiếu thốn. Tuy nhiên do làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nên phong trào giáo dục của xã từng bước phát triển, xã được công nhận xã đạt chuẩn quốc gia về PCGD THCS từ năm 2007. Là một xã vùng ba cách xa trung tâm huyện , đặc biệt từ khi có ánh sáng nghị quyết TW 4 khoá VII, nghị quyết TƯ 2 khoá VIII về phát triển GD , nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nghị quyết Đảng bộ Tỉnh lần thứ XII, nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XIX, xã luôn được đón nhận sự quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp GD của các cấp lãnh đạo, Bộ, Sở, Ngành, Huyện, các cơ quan chức năng, Hội phụ huynh học sinh, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu với sự nghiệp Giáo dục của cấp uỷ chính quyền xã, của khối các trường học trong xã nên sự nghiệp Giáo dục THCS của xã đã có những nét khởi sắc mới. Nhân dân các dân tộc trong toàn xã ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về quyền lợi học tập của con em nói riêng và vai trò của Giáo dục và Đào tạo nói chung. Từ đó xác định nghĩa vụ trách nhiệm của bản thân, cộng đồng với Giáo dục và Đào tạo. Mạng lưới trường lớp của xã ngày càng được củng cố mở rộng và đẩy mạnh hơn cả về quy mô và chất lượng đào tạo do đó đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng đông hơn, tốt hơn của con em nhân dân các dân tộc trong xã. Cơ sở vật chất các trường học của xã cũng được các dự án quan tâm đầu tư nên ngày càng đảm bảo đúng quy cách . Đội ngũ giáo viên được ngành quan tâm bổ xung ngày càng đầy đủ có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình giảng dạy và mẫu mực với HS. Đội ngũ quản lý các trường học đều có thâm niên quản lý và đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và quản lý. Phong trào hoạt động bề nổi của các trường khá sôi nổi đồng bộ gây hứng thú và hỗ trợ kết quả học tập cho HS. 1.2. Khó khăn. Do địa bàn xã vừa rộng vừa dài, địa bàn phức tạp với đường xá đi lại khó khăn. Do đó việc huy động các em trong độ tuổi bỏ học ra lớp còn nhiều khó khăn Học sinh chủ yếu là con em các dân tộc, vì thế việc đầu tư cho con em đi học gặp không ít khó khăn, các em nhà ở xa vì thế quá một nửa số học sinh về ở bán trú… đã gây không ít khó khăn cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. II. THỰC TRẠNG CỦA TẬP THỂ SƯ PHẠM NHÀ TRƯỜNG THCS É TÒNG – THUẬN CHÂU. 2.1. Đặc điểm tình hìnhTình hình của trường THCS É Tòng . Trường THCS É Tòng được thành lập khoảng từ năm 1965 với tên là trường Tiểu học É Tòng đến năm 2002 đổi thành trường PTCS É Tòng , nhưng đến năm học 2005 - 2006 trường mới được tách và trường được mang tên trường THCS É Tòng . Năm học 2010 - 2011 toàn trường có 23 cán bộ giáo viên trong đó ban giám hiệu 2 đồng chí, giáo viên trực tiếp đứng lớp 19 đồng chí, tổng số lớp 10 lớp với 270 học sinh. Độ tuổi của giáo viên từ 24 đến 35, trường có chi bộ riêng và có 6 đảng viên ( 2 dự bị ). Về cơ sở vật chất: Toàn trường có 14 phòng học đủ để học 1 ca, có đủ chỗ ngồi cho học sinh ngồi học, quang cảnh trường thoáng mát, đủ diện tích sân bãi cho học sinh vui chơi (7200m2), xung quanh trường trồng nhiều cây bóng mát. Nhìn chung với đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất như trên cũng chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu dạy và học, tuy nhiên nhà trường vẫn cần phải khắc phục để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập của mình. 2.2. Thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong việc xây dựng tập thể sư phạm. 2.2.1. Thuận lợi. - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của UBND huyện, phòng Giáo dục và Đào tạo, của đảng ủy chính quyền địa phương. - Đội ngũ giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao - Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. - Đội ngũ giáo viên luôn có ý thức phấn đấu, rèn luyện, học tập để nâng cao tay nghề. - Đa số các em ngoan, có ý thức trong học tập. 2.2.2. Khó khăn. - Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của nhà trường. - Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh chưa có . - Hiệu quả giáo dục chưa đồng đều. - Trang thiết bị dạy học còn thiếu. 2.3 Thực trạng của việc xây dựng tập thể sư phạm của trường THCS É Tòng . Trong nhiều năm học trước đây, do còn là trường liên cấp nên việc quản lý chuyên môn của nhà trường chưa được đảm bảo và chưa được quan tâm đúng mức, công tác giảng dạy chưa phát huy hết khả năng của giáo viên, tinh thần đoàn kết nội bộ chưa cao điều đó có biểu hiện gây bè phái trong từng cấp học. Công tác cộng đồng chưa phát huy hết được tác dụng, công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhiều khi chưa đồng nhất, không theo một guồng quay nhất định... Từ khi tách trường đến nay 8/2005 trường đã hoạt động có hiệu quả và có tiến bộ hơn, chất lượng giảng dạy được nâng lên một bước, uy tín của Ban gián hiệu được bộc lộ qua lòng tin của của tập thể sư phạm, năm học 2009 - 2010 nhà trường đạt trường tiên tiến xuất sắc . Thực hiện các hoạt động và công tác khác đã được ổn định và đi vào nề nếp, có chất lượng như quản lý công tác chuyên môn, dạy - học, công tác thi đua dạy tốt học tốt, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, công tác đoàn, đội.. Từ những thực trạng nói trên, với cương vị là người lãnh đạo nhà trường ( Hiệu trưởng ) tôi thấy việc xây dựng tập thể sư phạm là rất cần thiết nhưng thực hiện vấn đề gì và làm như thế nào đòi hỏi sự tìm tòi, suy nghĩ của người Hiệu trưởng, người lãnh đạo, người quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, đặc biệt là công tác quản lý phải đặt ra những yêu cầu mới cao hơn, người lãnh đạo có quyền ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định quản lý đồng thời là đại biểu cho lợi ích tập thể lao động mà họ lãnh đạo, bao gồm 2 loại cán bộ lãnh đạo trực tiếp và lãnh đạo chức năng, tổng thể người cán bộ quản lý giáo dục hiện nay phải đáp ứng được những yêu cầu sau: - Có phẩm chất chính trị tốt. - Có hiểu biết pháp luật, thông hiểu chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Vững vàng về chuyên môn. - Có năng lực tổ chức quản lý. - Có phẩm chất đạo đức tốt, có tác phong làm việc khoa học. Đảng sớm nhận thấy vai trò quyết định của công tác cán bộ trong thời kì đổi mới. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ: “.. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trước hết là cán bộ lãnh đạo vững vàng và quản lý ở các cấp về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, có kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân, có cơ chế chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng những người có đức có tài...” Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng nhà trường, tôi đánh giá kết quả đó qua một số biểu điều tra từng vấn đề: phẩm chất, năng lực, trình độ đào tạo, hiệu quả giáo dục cụ thể như sau: Bảng 1: Hệ thống cơ cấu, giới tính, độ tuổi của đội ngũ cán bộ giáo viên trường THCS É Tòng – Thuận Châu. NĂM HỌC TỔNG SỐ DÂN TỘC GIỚI TÍNH ĐỘ TUỔI Nam Nữ 20- 25 26 - 30 31 - 40 41 - 50 2010 - 2011 23 7 14 9 1 18 4 0 Nhận xét: - Qua phân tích trong tổng số giáo viên ít biến động qua các năm học, phần đa là giáo viên nam. - Tỷ lệ cán bộ giáo viên là người dân tộc chiếm: 30,43% - Tuổi đời trẻ nhiều, đa số từ 25 - 35 tuổi chiếm: 99% Với số liệu phân tích trên, số giáo viên nữ ít, ( chiếm 39% ) điều đó không ảnh hưởng đến hoạt động bề nổi của nhà trường. Điều quan trong ở đây là rèn cho đội ngũ cán bộ giáo viên có sức khỏe, có ý thức trách nhiệm cao, có lòng nhiệt tình, có tâm huyết cao trong công việc... Bảng 2. Thâm niên công tác của đội ngũ giáo viên trường THCS É Tòng – Thuận Châu. NĂM HỌC TỔNG SỐ THÂM NIÊN CÔNG TÁC 1- 5 năm 6 - 15 năm 16 - 20 năm trên 20 năm 2010 - 2011 23 19 4 Nhận xét: Với tổng số 23 CBGV thông qua thống kê, số giáo viên công tác dưới 5 năm có: 19 đồng chí, số giáo viên công tác trên 6 năm có 4 đồng chí. Những đồng chí này chưa có kinh nghiệm giảng dạy, nhưng việc tiếp cận và vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong dạy học đã được quan tâm khai thác triệt để. Chính vì vậy trong quá trình xây dựng tập thể sư phạm cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận các phương pháp, phương tiện dạy học một cách thường xuyên và liên tục. Bảng 3: Về hoàn cảnh gia đình của đội ngũ giáo viên trường THCS É Tòng – Thuận Châu. NĂM HỌC TỔNG SỐ CON DƯỚI 24 THÁNG CHƯA CÓ GIA ĐÌNH CÓ TỪ 1-2 CON 3 CON TRỞ LÊN CHƯA CÓ CON 2010 - 2011 23 2 6 14 0 1 Nhận xét: Về cơ bản, hoàn cảnh các đồng chí tương đối thuận lợi, tuy nhiên tỷ lên giáo viên có con nhỏ dưới 24 tháng , điều đó cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sắp xếp, bố trí việc dạy và học của nhà trường và ảnh hưởng đến các hoạt động chung. Bảng 4: Điều tra trình độ đội ngũ giáo viên và dự kiến phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS É Tòng – Thuận Châu. Năm học Tổng số Trình độ Dự kiến phát triển Dưới chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn Dưới chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn Đào tạo Bồi dưỡng Đào tạo Bồi dưỡng Đào tạo Bồi dưỡng 2005 - 2006 13 9 4 2 2006 - 2007 19 1 13 5 1 3 2007 - 2008 17 1 12 4 1 3 2 2008 - 2009 23 2 16 5 2 5 2009 - 2010 23 2 15 4 2 2 8 8 8 8 2010-2011 23 2 15 4 0 0 2011- 2012 25 0 17 4 Nhận xét: Với tổng số 23 CBGV, nhìn chung đội ngũ giáo viên đa số đạt chuẩn, nhưng để đáp ứng được với yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn hiện nay, nhà trường cần quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phấn đấy đến năm 2012 nhà trường có trên 80% giáo viên có trình độ đại học. Bảng 5: Chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng học sinh của trường THCS É Tòng – Thuận Châu. trong những năm gần đây. 5.1. Bảng chất lượng giáo viên. NĂM HỌC TỔNG SỐ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Giỏi Khá Đạt yêu cầu SL % SL % SL % 2005 - 2006 13 0 0 12 92,3% 1 7,7% 2006 - 2007 19 0 0 18 94,7% 1 5,3% 2007 - 2008 17 0 0 17 100% 0 2008 - 2009 23 0 0 18 78,3% 5 21,7% 2009 - 2010 23 5 21,7% 18 78,3% 0 2010 - 2011 23 6 26,2% 16 69,5% 1 4,3% Nhận xét: Nhìn vào bảng chất lượng của các năm ( 3 năm liền ) thì chất lượng giáo viên hàng năm được nâng lên, tỷ lệ giáo viên khá giỏi tăng, đây là điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc phát triển giáo dục. 5.2. Bảng chất lượng học sinh. Năm học Tổng số Xếp loại học tập của học sinh Giỏi Khá TB Yếu TS % TS % TS % TS % 2005- 2006 194 0 0 10 5% 141 73% 41 22% 2006 - 2007 237 0 0 10 4% 134 57% 93 39% 2007 - 2008 266 0 0 15 5,6% 181 68% 70 26,3% 2008 - 2009 292 0 0 24 8% 163 57% 100 35% 2009 - 2010 305 2 0,7% 51 16,7% 217 71,1% 1 0,3% 2010 - 2011 268 4 1,5% 30 11,2% 200 74,6% 34 12,7% Nhận xét: Mặc dù tỷ lệ học sinh khá giỏi còn rất khiêm tốn, đặc biệt là tỷ lệ học sinh giỏi, nhưng không vì thế mà nhà trường chạy theo thành tích, nhà trường thực hiện nghiêm cuộc vận động “ 2 không ” mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã phát động, qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy chất lương giáo dục trong nhà trường đã từng bước được nâng lên. 5.3. Bảng chất lượng học sinh giỏi các cấp. Năm học Tổng số Giỏi cấp tỉnh Giỏi cấp huyện Giỏi cấp trường 2005- 2006 0 0 0 2006 - 2007 0 0 2007 - 2008 0 0 2008 - 2009 0 0 2009 - 2010 305 0 0 2 2010 - 2011 ( phấn đấu ) 268 0 2 4 Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy việc giáo dục mũi nhọn của nhà trường chưa được chú trọng trong những năm học trước, nhưng năm học 2010 - 2011 nhà trường đã mạnh dạn phấn đấu có nhiều học sinh đạt giải cấp huyện , đây là nhiệm vụ nặng nề đặt lên vai những người làm công tác quản lý sao cho kế hoạch đề ra thực hiện được. Bảng 6: Tình hình phát triển và xếp loại đảng viên trong những năm gần đây. NĂM HỌC 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 Xếp loại đảng viên 4 100% 5 100% 8 100% Phát triển Đảng 1 1 3 Nhận xét: Số lượng Đảng viên trong trường vẫn còn ít chưa thúc đẩy được phong trào giáo dục đi lên, vì vậy cần chú ý xây dựng, bồi dưỡng, kết nạp thêm Đảng viên mới. 2.4. Đánh giá chung về tập thể sư phạm trường Trung học cơ sở É Tòng – Thuận Châu. Nhìn vào biểu điều tra cho thấy những năm gần đây trường THCS É Tòng có những bước chuyển mình đáng kể. Nhìn vào thực tế đội ngũ đủ, số lượng giáo viên đảm bảo, hiện nay trường dạy 13 trên 14 môn quy định, thiếu môn tin học. Số giáo viên giỏi cấp huyện chưa có, cần tiếp tục rèn luyện, bồi dưỡng. * Ưu điểm. - Giáo viên yên tâm công tác, nhiệt tình giảng dạy, lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề, thương yêu quý mến học sinh. - Có ý thức học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Tập thể đa số có lối sống chan hòa, đoàn kết nội bộ, có ý thức giúp đỡ lẫn nhau. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Tham gia tích cực mọi hoạt động do nhà trường, các tổ chức đoàn thể và của địa phương phát động. * Tồn tại. - Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. - Công tác xã hội hóa giáo dục chưa cao. - Năng lực chuyên môn của giáo viên chưa đều. - Chất lượng giáo dục còn thấp. III. THỰC TRẠNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẬP THỂ SƯ PHẠM CỦA BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG THCS É TÒNG HUYỆN THUẬN CHÂU Để nắm được thực trạng quản lý, xây dựng tập thể sư phạm của Ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi đã thăm dò, điều tra, trưng cầu ý kiến của giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường, cán bộ chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo... về công tác quản lý, xây dựng tập thể sư phạm của Ban giám hiệu trường Trung học cơ sở É Tòng – Thuận Châu. - Nội dung điều tra về quản lý tập thể sư phạm. + Các biện pháp. + Những khó khăn trong công tác quản lý. + Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý. Từ đó đánh giá được công tác quản lý tập thể sư phạm vững mạnh. - Nội dung đánh giá các biện pháp như: + Kế hoạch công tác quản lý tập thể sư phạm vững mạnh. + Để xây dựng tập thể sư phạm cần có những tiêu chí nào? + Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện. - Phương pháp điều tra: + Phiếu hỏi. + Tọa đàm. + Phát vấn. + Quan sát. Kết quả nghiên cứu thực trạng các biện pháp. - Điều tra cán bộ giáo viên: 23 người, cán bộ xã 10 người. - Nhận thức của họ về vai trò của Ban giám hiệu trong việc quản lý tập thể sư phạm. TT Vai trò của BGH Số ý kiến được hỏi Kết quả Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Ý kiến khác TS Tỉ lệ% TS Tỉ lệ% TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ 1 Là đầu mối trong mọi hoạt động của nhà trường. 23 22 97 1 3,0 2 Để xây dựng được 1 tập thể sư phạm vững mạnh thì BGH có quan trọng không. 23 23 100 3 Sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể lãnh đạo có quan trọng trong việc xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh không? 23 23 100 Nhận xét: Qua quá trình điều tra cho thấy vai trò của BGH trong việc xây dựng tập thể sư phạm trong trường học là vô cùng quan trọng, nó quyết định đến việc phát triển cũng như tồn tại của một tập thể nhà trường. Tóm lại: Qua việc nghiên cứu thực trạng trong việc xây dựng TTSP vững mạnh chúng tôi thấy cần thiết phải tìm ra các biện phám quản lý xây dựng TTSP vững mạnh của Ban giám hiệu trường Trung học cơ sở É Tòng để tập thể thực sự là một tập thể vững mạnh với những tiêu chuẩn, tiêu chí mà có thể đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 3.1. Các biện pháp thực hiện. - Đoàn kết nội bộ trong Ban giám hiệu. - Phân công, phân nhiệm và công việc rõ ràng cho các thành viên trong Ban giám hiệu. - Cần có sự thống nhất cao trong quá trình chỉ đạo và quản lý giáo viên dựa trên quan điểm tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. - Tăng cường sự quản lý và chỉ đạo của Ban giám hiệu tới toàn thể giáo viên trong nhà trường. - Tạo mọi điều kiên thuận lợi để mọi giáo viên được tham gia góp ý vào việc xây dựng kế hoạch và phát triển của nhà trường. 3.2. Nhận xét đánh giá. 3.2.1. Ưu điểm: - Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đoàn kết, thống nhất và đồng tình trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Tổ chức tốt việc thực hiện biên chế năm học mà Bộ GD&ĐT đã đề ra cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của phòng Giáo dục & Đào tạo Thuận Châu 3.2.2. Nhược điểm. CHƯƠNG III BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM TRƯỜNG THCS É TÒNG I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ RA CÁC BIỆN PHÁP. Từ định hướng phát triển Giáo dục của Đảng và nhà nước luôn coi “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Từ những định hướng phát triển giáo dục của địa phương, phấn đấu đến năm 2020 trường được công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia.. Căn cứ vào kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương. II. CƠ SỞ CỦA VIỆC ĐỀ RA CÁC BIỆN PHÁP. Qua quá trình thực tế nhà trường, điều kiện địa phương, trước những yêu cầu phát triển xã hội, trên yêu cầu mới của ngành Giáo dục là từng bước phải chuẩn hóa đội ngũ, chuẩn hóa trường THCS, phải cấp thiết xây dựng một cơ sở sư phạm vững mạnh đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, từ lý luận và thực tiễn công tác, tôi mạnh dạn đề ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm xây dựng tập thể giáo viên vững mạnh. III. CÁC BIỆN PHÁP BIỆN PHÁP 1: CÓ KẾ HOẠCH XÂY DỰNG BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN. * Mục tiêu. - Xây dựng tốt bộ máy tổ chức, có đội ngũ giúp việc tốt. - Sắp xếp, bố trí giáo viên phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. * Phương hướng thực hiện. - Xây dựng bộ máy tổ chức, sắp xếp bộ máy tổ chức, vận hành tốt bộ máy giúp việc. - Nắm chắc năng lực chuyên môn, điều kiện hoàn cảnh, tâm tư tình cảm của từng giáo viên. - Quán triệt quan điểm sử dụng giáo viên và cán bộ theo đúng hệ đào tạo. - Bố trí xen kẽ giáo viên cũ và mới, giáo viên giỏi và trung bình để họ giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau. - Đảm bảo chất lượng công tác vừa phải, công nhân viên sao cho phù hợp nhất. * Điều kiện thực hiện. Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện, sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho ban giám hiệu có kế hoạch, lực lượng, dự báo đội ngũ giáo viên trước mắt, lâu dài để bổ xung và hoàn chỉnh việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ. BIỆN PHÁP 2: NÂNG CAO NHẬN THỨC CHÍNH TRỊ, PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC * Mục tiêu: - Bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức về tư tưởng, chính trị cũng như phẩm chất người giáo viên trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. - Cần có một tập thể sư phạm vững mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng về chính trị, đoàn kết nhất trí cao trong công việc. * Phương hướng thực hiện. - Giác ngộ ý thức trách nhiệm cho mỗi giáo viên để họ có ý thức phấn đấu vươn lên, phấn đấu nâng cao tay nghề. - Tuyên truyền, giác ngộ quần chúng ưu tú để giới thiệu cho Đảng, phấn đấu đã là giáo viên phải là đảng viên. - Ngoài việc phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, mỗi giáo viên trong trường cần tu dưỡng hoàn thiện mình về mọi mặt. - Tham gia công tác xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền cho xã hội học tập, toàn dân học tập, toàn xã hội xây dựng cho ngành giáo dục… * Điều kiện thực hiện. Phối hợp với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, chi bộ nhà trường để tạo mọi điều kiện giúp đỡ giáo viên công nhân viên, những đoàn viên ưu tú dự lớp bồi dưỡng chính trị kịp thời. BIỆN PHÁP 3: TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, CHĂM LO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, CÔNG NHÂN VIÊN. * Mục tiêu. - Tăng cường cơ sở vật chất và có những biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, là điều kiện để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Phấn đầu đến năm 2015, nhà trường được xây dựng thêm nhà ở tập thể cho giáo viên để giảm bớt khó khăn cho một số giáo viên trẻ đang giảng dạy ở trường. - Từ nay đến năm 2015 tích cực tham mưu trong việc xây dựng các công trình: phòng chức năng, khu vực vệ sinh đúng quy cách, hệ thống tường rào bảo vệ. * Phương hướng thực hiện. Đối với nhà trường, không những đòi hỏi về số lượng mà còn đảm bảo chất lượng, đồng bộ, cân đối. Vì vậy, người Hiệu trưởng phải luôn luôn quan tâm đến việc tăng cường cơ sở vật chất trường học, quan tâm đến đội ngũ giáo viên. Trường THCS É Tòng chúng tôi đặc biệt quan tâm tới vấn đề sau: - Tăng cường cơ sở vật chất trường học, xin dự án xây dựng để đảm bảo các phòng chức năng đảm bảo thiết bị dạy học, sân chơi, bãi tập, ủng hộ và giúp đỡ những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. - Quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ. - Quan tâm đến việc bồi dưỡng tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy, tạo điều kiện cho những đồng chí có tay nghề non yếu được giao lưu học hỏi trong trường và các trường bạn. - Quan tâm bồi dưỡng làm sáng kiến kinh nghiệm, viết đề tài khoa học giáo dục, xây dựng đội ngũ kế cận cho công tác quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi các cấp, phương pháp giảng dạy các bộ môn, quy trình giảng dạy, rút ra những ý kiến cải tiến phương pháp giảng dạy. * Điều kiện thực hiện. - Biện pháp này đòi hỏi người Hiệu trưởng phải khéo léo, tế nhị, có tầm nhìn, hiều tâm tư, tình cảm của giáo viên, sắp xếp cho phù hợp, thấu tình đạt ý để cho mọi người thấy thỏa đáng. - Hiệu trưởng phải trau rồi kinh nghiệm, đầu tư kinh phí thỏa đáng, có sự thống nhất trong Ban giám hiệu, các đoàn thể nhà trường, hội phụ huynh, vận động giúp đỡ của cộng đồng. - Ban giám hiệu phải tham mưu tốt cho cấp ủy, chính quyền xã tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp công sức, tiền của, tu sửa trường lớp hàng năm. - Tranh thủ sự giúp đỡ của các dự án như: Dự án 925, dự án kiên cố hóa trường lớp học, dự án THCS II... về xây dựng cơ sở vật chất trường học, có kế hoạch từng bước xin đầu tư trang thiết bị cho dạy học. - Trong xây dựng đội ngũ giáo viên phải hết sức coi trọng sự lãnh đạo của chi bộ, tạo khí thế thi đua sôi nổi, chăm lo đời sống tinh thần cho tập thể, tạo mối đoàn kết, nhất trí cao, tiếp tục thực hiện của vận động “Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm” BIỆN PHÁP 4: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN. * Mục tiêu. Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục chung là nâng cao chất lượng chuyên môn bằng cách giúp các đồng chí giáo viên viết công trình nghiên cứu khoa học, đưa ra các phương pháp giảng dạy hay, có hiệu quả thiết thực. - Ngay từ đầu năm học cần xây dựng kế hoạch, nhà trường yêu cầu mỗi đồng chí giáo viên phải đăng kí mọi đề tài, sáng kiến kinh nghiệm, lấy đó là một chỉ tiêu thi đua. * Phương hướng thực hiện. - Thông qua những sáng kiến kinh nghiệm, chất lượng phải được nâng lên, tập chung nghiên cứu khoa học để tìm ra những biện pháp dạy học hay, hợp với đối tượng của học sinh trường mình đang dạy cần là thường xuyên, liên tục để trao đổi kinh nghiệm. - Trong nhiều năm qua, trường đã phát huy phát triển làm sáng kiến kinh nghiệm và tổng kết, đúc rút kinh nghiệm giáo dục, nhiều đề tài, sáng kiến kinh nghiệm mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy, giáo dục và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. - Trong công tác quản lý thì đề tài xây dựng tập thể sư phạm, chỉ đạo chuyên môn, quản lý cơ sở vật chất và chuyên đề như biện pháp quản lý học sinh ở nhà như thế nào để có kết quả cao, tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh, phòng chống tệ nạn xã hội trong học sinh hoặc hoạt động của tổ chuyên môn trong giúp đỡ giáo viên giảng dạy từ trung bình vươn lên khá, giỏi… là những vấn đề trong xây dựng một tập thể giáo viên vững mạnh toàn diện, phải hết sức chú ý trong công tác quản lý, chỉ đạo. * Điều kiện thực hiện. - Nghiên cứu, thu thập số liệu, trao đổi kinh nghiệm, tìm tòi và đề xuất với tổ khối. - Xây dựng đề cương chi tiết, vạch kế hoạch và thời gian theo từng nội dung. - Tổ chức thực hiện dạy thử nghiệm, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn của từng loại đề tài, sáng kiến kinh nghiệm. - Báo cáo rút kinh nghiệm vào hồ sơ khoa học sáng tạo của nhà trường. BIỆN PHÁP 5: PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG ĐỂ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VỮNG MẠNH. * Mục tiêu. - Phối hợp, kết hợp giữa các tổ chức trọng và ngoài nhà trường để xây dựng đội ngũ giáo viên một cách tổng thể, một tập thể đoàn kết vững mạnh, giải quyết công việc thấu tình đạt ý, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục được giao. - Xây dựng được mối quan hệ gắn bó với các tổ chức trong nhà trường, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp ủy đảng, chính quyền mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của xã, tạo nên một tập thể giáo viên nhà trường vững mạnh về mọi mặt. * Phương hướng thực hiện. - Đây là mối quan hệ mang tính thống nhất, rộng rãi trong tập thể sư phạm, tinh thần đoàn kết được xây dựng trên mọi hoạt động giảng giạy cũng như các hoạt động khác. Khi thự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiện pháp quản lý nhằm xây dựng tập thể sư phạm trường THCS É Tòng huyện Thuận Châu trở thành một tập thể sư phạm vững mạnh.doc
Tài liệu liên quan