MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần 1: cơ sở lí luận về xuất khẩu và xuất khẩu cà phê 3
I. Lí luận chung về xuất khẩu 3
1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu 3
1.1 Khái niệm về xuất khẩu 3
1.2. Chủ thể tham gia xuất khẩu 3
1.3. Thị trường xuất khẩu 3
1.4. Hình thức xuất khẩu: có 2 hình thức xuất khẩu chính đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp 4
4.1.2 Xuất khẩu gián tiếp 4
4.1.3 Hình thức gia công quốc tế 4
1.4.2. hình thức táI xuất khẩu 5
1.4.3. Hình thức chuyển khẩu 5
1.4.4. xuất khẩu tại chỗ 5
2. Qui trình xuất khẩu 6
3, Vai trò của hoạt động xuất khẩu 8
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu 10
4.1 Yếu tố kinh tế 10
4.2. MôI trường văn hoá - xã hội 11
4.3. Môi trường chính trị luật pháp 12
4.4. Yếu tố cạnh tranh 13
II Cây cà phê vai trò nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê ở nước ta 14
1. Đặc điểm của giống cây cà phê 14
1.1. xuất xứ giống cây cà phê 14
1.2. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây cà phê 14
2, Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế 15
2.1. về mặt xã hội 15
2.2. Về mặt kinh tế 15
2.3. Về mặt môi trường 16
3.Việt Nam có nhiều lợi thế về sản xuất và xuất khẩu cà phê 16
3.1 Lợi thế về đất đai và khí hậu 16
3.2. Lợi thế về lao động 17
4. Vai trò của cà phê trên thị trường thế giới 17
Phần 2: thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê ở việt nam 18
I. Tinh hình sản xuất và xuất khẩu cà phê thời gian qua 18
1. Tổng quan về thị trường cà phê thế giới 18
1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới 18
1.2. Về giá cà phê trên thị trường thế giới 20
1.3. Tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới 20
1.4. Sản lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới 21
2. Tình hình sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phê của việt nam trong thời gian qua 21
2.1. Thực trạng sản xuất và chế biến cà phê 21
2.1.2 Thực trạng thu mua và chế biến cà phê ở Việt Nam 24
2.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê của việt nam 26
2.2.2 Giá cà phê xuất khẩu của việt nam 27
2.2.3.Kim ngạch xuất khẩu cà phê của việt nam 29
2.2.4 Tình hình phát triển thị trường cà phê thời gian qua 31
2.2.5 chủng loại cà phê xuất khẩu 32
2.2.6 Hình thức xuất khẩu của cà phê việt nam 33
2.2.6 Các đơn vị xuất khẩu cà phê 33
3. Những tồn tại và nguyên nhân của hoạt động xuất khẩu cà phê trong thời gian qua 34
3.1 Những tồn tại khi xuất khẩu hàng cà phê việt nam ra thị trường thế giới 34
3.2. Một số nguyên nhân chủ yếu 35
Phần 3: Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của việt nam 37
I. Các biện pháp thuộc về phía các doanh nghiệp 37
II. Giải pháp từ phía nhà nước 41
III. GiảI pháp từ các hiệp hội ngành nghề. 46
Kết luận 48
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2738 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Bên cạnh đó cây cà phê chủ yếu dược trồng ở những đất nước mà nền kinh tế còn đang phát triển. Gdp bình quân đầu người con thấp. Do đó hoạt động trồng và chế biến cà phê góp phần tạo công ăn việc làm cho những người lao động động đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của những nứơc này
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
I. TINH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ THỜI GIAN QUA
1. Tổng quan về thị trường cà phê thế giới
1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có trên 80 nước sản xuất cà phê(trồng, chế biến, và xuất khẩu) với tổng diện tích vào khoảng 11 triệu hecta. Tạo việc làm cho khoảng 20 triệu người. Về sản lượng cà phê đứng đầu thế giới hiện nay là Brazin, thứ 2 là việt nam. Nhìn chung các nước trồng cà phê trên thế giới chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. tỉ lệ tiêu dùng nội địa ít. Số liệu nghiên cứu cho thấy khoảng 75% -80% sản lượng sản xuất ra được bán ra khỏi nước. Bảng sản lượng các nước xuất khẩu cà phê lớn của 20 nước có sản lượng cà phê lớn nhất trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu của các nước này chiếm tới 88% tổng sản lượng của cà phê trên thế giới. Trong đó Brazil là nước có sản lượng cà phê đứng đầu chiếm tới hơn 30% tổng sản lượng của cà phê trên thế giới. Sản lượng của 3 nước đứng đầu là Brazil, Việt Nam và Côlômbia nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại.
Quốc gia
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Brasil
48.480
28.820
39.272
32.944
42512
33740
Việt Nam
11.555
15.230
13.844
11.000
18455
15950
Colombia
11.889
11.197
11.405
11.550
12789
12400
Indonesia
6.785
6.571
7.386
6.750
6650
7000
Ấn Độ
4.683
4.495
3.844
4.630
4750
4850
Mexico
4.000
4.550
3.407
4.200
4200
4350
Ethiopia
3.693
3.874
5.000
4.500
4636
5733
Guatemala
4.070
3.610
3.678
3.675
3950
4000
P7eru
2.900
2.616
3.355
2.750
4250
3190
Uganda
2.900
2.510
2.750
2.750
2600
2750
Honduras
2.497
2.968
2.575
2.990
3461
3500
Cụted’vore
3.145
2.689
1.750
2.500
2482
2350
Costa Rica
1.938
1.802
1.775
2.157
1570
1900
El Salvador
1.438
1.457
1.447
1.372
1372
1476
Ecuador
732
767
938
720
1172
950
Venezuela
869
786
701
820
804
870
Philippines
721
433
373
500
522
712
Tổng sản
Lượng
121.808
103.801
112.552
106.851
116175
105721
Đơn vị tính : Nghìn Bao (bao lớn = 60kg)
Bảng 1: Sản lượng các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới
1.2. Về giá cà phê trên thị trường thế giới
Giá cà phê trên thị trường quốc tế thường xuyên dao động lớn, đặc biệt là trong những năm gần đây. Trước năm 1994, giá cà phê thế giới ở mức thấp, giá cà phê đó giảm từ mức 150,67 cent/pound ở năm 1980 xuống mức 50 cent/pound vào năm 1992. Tuy vậy, giá cà phê đó dần hồi phục vào nửa cuối năm 1993, và tăng nhanh đến mức 202 cent/pound vào tháng 12 năm 1994 mà nguyên nhân chính là do tỡnh hỡnh thời tiết bất lợi (sương muối) đó làm giảm sản lượng cà phê của Brazil - nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Những tháng đầu năm 1995, giá cà phê tiếp tục đứng ở mức cao, nhưng đến tháng 12 năm này đó giảm xuống cũn 90 cent/pound. Sau đó giá cà phê lại được khôi phục vào năm 1996 và đầu năm 1997 trước khi giảm xuống dần dần. Giá cà phê đó hoàn toàn sụp đổ tính từ tháng 3 năm 1998, có lúc đó giảm đến mức thấp nhất trong lịch sử của ngành cà phê thế giới trong những thập kỷ gần đây. Chẳng hạn năm 2002, giá cà phê bỡnh quõn trờn thị trường thế giới chỉ đạt 44,3 cent/pound, đặc biệt giá cà phê Robusta ở mức rất thấp (24,37 cent/pound). Bước sang năm 2003-2004, đặc biệt là những tháng đầu năm 2005 giá cà phê trên thị trường thế giới cú dấu hiệu phục hồi trở lại. Đến năm 2006 giá cà phê đã hoàn toàn được phục hồi trở lại. Từ cuối tháng 1 năm 2008 đến nay giá cà phê trê nthị trường cà phê thế giới đồng loạt tăng mạnh. Trên thị trường luân đôn giá cà phê tăng tăng 12,78% và tăng 41,36% so với cùng kì năm 2007. nguyên nhân của điều này là do trong niên vụ vưa rồi cà phê thế giới bị mất mùa do đó sản lượng giảm mạnh, đẩy giá cà phê lên cao.
1.3. Tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới
Tổng mức tiêu thụ cà phê toàn cầu đã tăng liên tục trong giai đoạn 1995, 1996 đến 1999, 2000 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,05%/năm. Trong đó tốc độ tăng của các nước nhập khẩu cà phê là 2,25%/năm trong thập niên 90; các nước xuất khẩu là 1,5% / năm. Theo báo cáo của CIO lượng cà phê tiêu thụ trong năm 2007 la 122 triệu bao, tăng 1,34% so với năm 2006. Tăng 3,4 % so với năm 2005
Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người /năm dao động trong khoảng 4, 5 4,7kg. Trong đó Mỹ: 4, 1 4,2kg, các nước EU: 5,2 - 5,5kg (trong đó Phần Lan cao nhất: 11 kg, Đan Mạch và Thuỵ Điển trên 8kg và thấp nhất là Anh trên 2 kg); Nhật Bản khoảng 3kg. Các nước sản xuất cà phê, mức tiêu thụ bình quân đầu người thấp chỉ 1 kg.
Dự kiến, trong giai đoạn 2000 2010, mức tiêu thụ cà phê chỉ tăng khoảng 1,9%/năm (trong khi thập kỷ trước tốc độ tăng trưởng 2,05%). Như vậy, mức tăng tiêu thụ cà phê đã giảm đi chủ yếu do sự suy giảm về mức tiêu thụ ở các thị trường truyền thống Tây Âu và Bắc Mỹ. Đ áng chú ý là tiêu thụ cà phê ở các nước đang phát triển dự báo sẽ tăng 2,5%/năm. Tốc độ tăng tiêu thụ cà phê của các nước phát triển đạt khoảng 1,3%/năm.
1.4. Sản lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới
Tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê đứng đầu trên thế giới hiện nay là Brazin với thị phần chiếm tới 17% , đứng thứ 2 là côlômbia với kim ngạch chiếm 10%, đứng thứ 3 là Việt Nam với kim ngạch chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê trên toàn thế giới.
2. Tình hình sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phê của việt nam trong thời gian qua
2.1. Thực trạng sản xuất và chế biến cà phê
2.1.1. Diện tích và Sản lượng cà phê của viêt nam
Vào khoảng đầu những năm 80 của thế kỉ trước, vấn đề phát triên cây cà phê được đặt ra với những bước khởi đầu rầm rộ chủ yếu là 2 địa bàn Đắc Lắc và Gia Lai ở Tây Nguyên.. Vào thời gian này cả nước chỉ có không đầy 20 nghìn hecta phát triển kém, năng suất thấp chỉ với sản lượng 4000 – 5000 tấn. Từ năm 2000 đến nay mỗi năm cả nước đã có hơn 500 nghìn hecta cà phê chu yếu sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, tổng sản lượng đạt hơn 60 vạn đến hơn 80 vạn tấn. Diện tích cây cà phê bắt đầu tăng nhanh vào nửa cuối thập kỉ 80. đến năm 1992 giá cà phê thế giới tụt xuống do các nước sản xuất cà phê trên thế giới tung lượng cà phê tồn kho từ những năm trước do tổ chức cà phê thế giới còn áp dụng hạn ngạch xuất nhập khẩu. Sau năm 2002 giá cà phê dần hồi phục và đạt đỉnh cao vào giai đoạn 1994 – 1995. lúc này mọi người đều đổ xô đi tìm đất để trồng cà phê điều này làm tăng nhanh sản lượng cà phê cà phê qua từng năm. Năm 2007, diện tích cà phê Việt Nam đạt 506.000 ha, sản lượng xấp xỉ 1 triệu tấn Nhờ được giá nên nông dân hăng hái mở rộng diện tích trồng cà phê (năm 2007, diện tích cà phê tăng 3,6% so với năm 2006). Năng suất cà phê bỡnh quõn đạt 18,9 tạ/ha (gấp 2 lần năng suất cà phê thế giới), từ năm 1997 đến 2007, sản lượng cà phê tăng bỡnh quõn 12,8%/năm. Tuy nhiên, hiện nay khâu tổ chức sản xuất vẫn đang rất… nhà nông. Hiện cà phê nông hộ chiếm khoảng 96% diện tích, VinaCaphê chỉ chiếm 3,75% diện tích và khoảng 4% sản lượng. Đặc biệt, do chưa hỡnh thành các HTX, các tổ hợp tác nên công tác phổ biến, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất khá khó khăn, khó có thể áp dụng một quy chuẩn đồng bộ. Mặt khác, diện tích cà phê tăng quá nhanh, nhưng nhiều nơi chưa theo quy hoạch, Diện tích cà phê trồng bằng giống thực sinh chiếm diện tớch chủ yếu; cú 25-30% diện tớch cõy cà phê hiện đó lớn tuổi. Phú Cục trưởng Cục Trồng trọt Phan Huy Thông cho biết: Vườn cà phê có tuổi từ 20- 25 năm trở lên đang chiếm tới 22%, vườn cà phê dưới 12 năm tuổi chỉ chiếm 50%. Cà phê độc canh cao, không trồng cây che bóng. Có đến 50% số hộ trồng cà phê bón phân mất cân đối, tưới nước chưa phù hợp. Ngoài ra, cơ cấu sử dụng giống chọn lọc ở nhiều vườn cà phê cũng rất thấp, cao nhất như Đăk Lăk chỉ 25-30%, cũn Lõm Đồng chỉ được 4-5%.Ta có thể thấy sự phát triển quá nhanh của ngành cà phê qua những con số trong bảng dưới đây:
Năm
Diện tích
(1.000 ha)
Năng suất
(tấn / ha)
So sánh với năm trước
Sản lượng
(1.000 tấn)
So sánh với năm trước
1997
340,3
1,236
-0,11
420,5
103,6
1998
370,6
1,153
- 0,083
427,4
6,9
1999
477,7
`1,158
0,005
553,2
125,8
2000
561,9
1,428
0,27
802,5
249,3
2001
565,3
1,676
0,248
947,5
145
2002
522,2
1,34
-0,336
699,5
-248
2003
513,7
1,501
0,161
771,2
71,7
2005
520,3
1,548
0.033
805,6
-7,5
2006
532,1
1,524
-0,024
810,9
5,3
Bảng 2 : Diện tích và năng suất của ngành cà phê Việt NamBiểu trên cho ta thấy sản lượng cà phê chủ yếu tăng lên do diện tích, qua 10 năm diện tích tăng 277,9ha trong khi đó năng suất chỉ tăng 0,277 tấn / ha với tốc độ tăng rất chậm
2.1.2 Thực trạng thu mua và chế biến cà phê ở Việt Nam
- Quá trình thu mua và chế biến đuợ khái quát như sau : sau khi cà phê được thu hoạch bởi các hộ trồng cà phê, người thu gom mua cà phê của người trồng cà phê. đại lí thu mua của những người thu gom. Các doanh nghiêpk chế biến và doanh nghiệp chế biến tư nhân mua lại cà phê từ tổng đại lí để tiến hành chế biến cà phê. Cà phê sau khi dược chế biến sẽ được đưa đI xuất khẩu nước nước ngoại còn lượng cà phê do tư nhân chế biến sẽ được tiêu thụ trong nước
-Về khâu thu mua : người thu gom cà phê thường do công ti xuất khẩu cà phê chỉ định. Các doanh nghiệp sẽ thông báo giá mua hàng ngày cho người thu gom. Người thu gom sẽ dựa vào đó mà sẽ thông báo giá thu mua cà phê đạt tiêu chuẩn. Nếu chất lượng tốt thì người nông dân cũng sẽ được hưởng giá cao. Tuy nhiên mức giá này cũng không khuyến khích người nông dân nâng cao chất lượng cà phê. Và chất lượng thu mua cà phê vẫn dựa vào trực giác của người thu gom. Với cách thu gom như trên thì cũng hiểu được lí do tại sao mà chất lượng cà phê của chúng ta lại thấp mặt khác người nông dân vẫn hưởng giá bán thấp vì người thu gom đã hạ giá để hương phần chênh lệch giá cả
- Về chế biến cà phê: Sau 1975 chúng ta mới có 1 ít xưởng cũ kĩ chắp vá. cùng với việc mở rộng diện tích sản xuất chúng ta cũng bất tay vào việc xây dựng các nhà máy chế biến mới, bắt đầu từ những thiết bị riêng lẻ rồi đến dây chuyền sản xuất sao chép theo theo mẫu của hang xa như nhà máy cơ khí 1/5 của hảI phòng, nhà máy A74 bộ công nghiệp ở Thủ Đức- thành phố hồ chí minh. Những năm gần đây nhiều công ti nông trường đã các xưởng chế biến mới khá hoàn chỉnh với các thiết bị nhập từ cộng hoà liên bang Đức, Braxin. Các cơ sở chế biến với thiết bị mới, chất lượng sản phẩm khá được xây dựng trong vòng 5, 7 năm trở lại đây để đảm bảo chế biến được khoảng 150.000 – 200.000 tấn cà phê nhân xuất khẩu. Ngoài ra còn nhiều cơ sở tái chế trang bị không hoàn chỉnh với nhiều máy lẻ.
Cà phê của dân thu hái về chủ yếu chủ yếu được xử lí ở từng hộ nông dân qua con đường phơi khô trên sân đất lẫn sân xi măng. Nhiều nơi chúng ta dùng các máy xay xát nhỏ để xay cà phê quả khô ra cà phê nhân bán cho những người thu gom cà phê. Tình hình chế biến như vậy dẫn đến chất lượng cà phê không đều. Cà phê các công ti, nông trường sản xuất ra cos chất lươngh tốt, mặt hàng đẹp như ở đắc lắc có các công ti thắng lợi phước an, việt đức, buôn hồ, drao… Được khách hàng đánh giá cao. Nhìn chung lâu nay việc mua bán cà phê không theo têu chẩn của nhà nước , việc qui định chất lượng trong các hợp đồng mua bán còn rất giản đơn, mang tính chất thoả thuận giữa người mua và người bán nên chưa thúc đẩy việc cảI tiến công nghệ chế biến nâng cao chất lượng cà phê. Song hiện nay, qui mô và vai trò của chế biến công nghiệp vẫn chưa xứng tầm với sản xuất cà phê xuất khẩu, chế biến công nghiệp chỉ chiếm 30% tổng lượng cà phê sản xuất ra. Hiện nay sản lượng cà phê của việt nam chủ yếu vẫn là cà phê robusta với phương pháp chế biến chủ yếu là chế biến khô, cà phê thu háI về được phơI khô nhờ ánh nắng mặt trời. Những năm mưa kéo dài trong vụ thu hoạch người ta phảI sấy cà phê trong các lò sấy đốt bằng than đá hoặc than củi … một số doanh nghiệp chế biến theo phương pháp ướt dùng máy đánh nhớt, một sản lượng nhỏ là cà phê Arabica các doanh nghiệp đều chế biến theo phương pháp ướt. Không ít nơi dùng máy chọn màu sortex trong khâu phân loại để loại cà phê đen nâu
2.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê của việt nam
2.2.1. Chất lượng cà phê xuất khẩu của việt nam
Dù xuất khẩu với khối lượng lớn, thế nhưng hiện nay mới có trên 10% số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam áp dụng TCVN: 4193-2005, còn lại chỉ phân loại dựa trên tỷ lệ hạt đen hạt vỡ, tạp chất, cà phê xuất khẩu chủ yếu ở hạng R2 chiếm 45- 90% tùy đơn vị xuất khẩu. Các DN xuất khẩu cà phê đều áp dụng tiêu chuẩn theo hợp đồng, trên cơ sở thỏa thuận với đối tác mua do phân loại cà phê theo tiêu chuẩn hợp đồng thường đơn giản, chi phí thấp. Cách phân loại đó quá sơ sài, không đủ để đánh giá đầy đủ chất lượng
Các mô hình sản xuất cà phê có chứng chỉ chất lượng thông qua Utz Kapeh (một chương trình cấp chứng chỉ trên phạm vi toàn thế giới, với bộ tiêu chuẩn áp dụng cho quá trình sản xuất và mua bán cà phê), 4C đã có một số doanh nghiệp và nông hộ tham gia với số lượng sản phẩm hàng chục nghìn tấn mỗi năm, tạo cơ hội để tiếp cận với thị trường mới, cơ hội kinh doanh tốt hơn. Thế nhưng, số lượng đó vẫn còn quá nhỏ bé trong tổng lượng c à phê xuất khẩu
Một điều đáng quan ngại nữa là công tác quản lý chất lượng cà phê còn hạn chế. Tình trạng thu hái lẫn quả xanh vẫn tiếp diễn. Các nhà chế biến và xuất khẩu chưa có giá thu mua sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng. Hệ thống tổ chức chứng nhận chất lượng chưa được chú trọng, cà phê chứng nhận chất lượng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 5%. Thông thường nông dân hái cà phê toàn bộ, kể cả trái xanh, non khi tỷ lệ trái chín sinh lý (chắc nhân) đạt 70- 80%, tỷ lệ trái chín đạt 50- 60%, thậm chí có nhiều nơi thu hái khi trái chín vàng chỉ đạt 10- 20%. Tập quán này ngày càng phổ biến ở các vùng su vng xa
Việc bảo quản sau thu hái và chế biến chưa được chú trọng, do hạn chế về kho bãi, sân phơi nên hầu hết sản lượng cà phê sau thu hái không được bảo quản đúng kỹ thuật yêu cầu, sơ chế không kịp thời. Hình thức chế biến cà phê trong nông dân hiện nay hoàn toàn là chế biến khô, không có đủ sân bãi nên nhiều trường hợp nông dân ủ đống lớn, nhiều ngày mới đem phơi. Những yếu tố trên đã dẫn đến hệ quả tất yếu: Cà phê Việt Nam kém chất lượng. Lượng cà phê Việt Nam bị loại thải hàng năm chiếm trên 80% lượng cà phê loại thải trên thế giới.
Chúng ta cũng đã xác định, nâng cao chất lượng cà phê là yếu tố quan trọng để nâng cao giá trị xuất khẩu. Do đó, các biện pháp nhằm áp dụng tiêu chuẩn mới (TCVN 4193:2005) nhằm cải thiện chất lượng cà phê, hạn chế tổn thất sau thu hoạch. Trong chiến lược đầu tư phát triển thị trường và thương hiệu cà phê Việt Nam sẽ hướng đến các kế hoạch đổi mới công nghệ và thiết bị chế biến; thực hiện sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê hữu cơ và cà phê đặc biệt; mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê; chuyển dịch cơ cấu sản phẩm Robusta và Arabica hợp lý; xõy dựng hệ thống kho tàng đạt chuẩn; hướng dẫn các hộ nông dân trồng và chăm sóc, thu hái, sơ chế theo yêu cầu kỹ thuật để đạt chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế và đang đưa sản phẩm cà phê của Việt Nam đến các thị trường quốc tế với yêu cầu chất lượng phải cao hơn và tốt hơn. Nên các doanh nghiệp cà phê cần nâng cao chất lượng cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế. Để bắt đầu, cáI khó nhất là thay đổi tập quán của người trồng cà phê. Việc theo dõi thường xuyên để nông dân tuân thủ nghiêm ngặt những kĩ thuật mới cũng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức
2.2.2 Giá cà phê xuất khẩu của việt nam
Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua luôn thấp hơn giá cà phê của thế giới. Điều này một lần nữa cho thấy việt nam chưa quan tâm đủ mức cần thiết đến chiến lược xuất khẩu cà phê theo chất lượng chủng loại đối với từng thị trường để từng bước nâmg giá xuất khẩu. Giá xuất khẩu thấp đồng nghĩa với lãng phí tài nguyên trong sản xuất và xuất khẩu cà phê. Song gần đây giá xuất khẩu cà phê của nước ta đã bám sát hơn với giá cà phê thế giới, hiện nay là 20 USD/ tấn so với giá dao dịch tại thị trường luân đôn. chúng ta có thể thấy được sự nâng giá xuất khẩu qua biểu đồ
Bảng 3: giá xuất khẩu bình quân của hàng cà phê Việt Nam
Đơn vị: USD/ tấn
Qua biểu đồ trên ta thấy giá cà phê bình quân xuất khẩu của việt nam tăng liên tục vag giữ ở mức cao qua các năm (2001- 2007). Cụ thể năm 2004 giá xuất khẩu bình quân của cà phê việt nam là 734,45 USD/ tấn. Tăng 60,45 USD/ tấn và tăng 45,21% so với năm 2003. Đến 2006 giá xuất khẩu bình quân của cà phê đạt 1.183,7 USD/ tấn so với giá xuất khẩu cà phê bình quân xuất khẩu 2005 1066,5 USD/ tấn tăng 117,2 USD/tấn tăng 9,1% so với 2005. năm 2007 giá trung bình của cà phê xuất khẩu của việt nam ra thị trường thé giới đạt 1500 USD/ tấn tăng 316,3 USD/ tấn và tăng 26,72% so với 2006. Tuy nhiên, trong năm 2008 dự báo giá cà phê sẽ tiếp tục tăng cao và đây là cơ hội để các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam tính toán tăng nhanh lượng xuất khẩu vào những thời điểm được giá nhất, mang lại hiệu quả tốt nhất. Thông thường, khi giá cà phê tăng cao, nhu cầu lớn, các yêu cầu về chất lượng cũng bớt nghiêm ngặt. Hiện nay, giá cà phê đang tăng rất nhanh. Giá cà phê giao trong tháng 12 nm 2007 đối với cà phê Arabica đã đạt 2.846 USD/tấn, tăng 68 USD/tấn so với đầu tháng; giá cà phê Robusta đạt 2.248 USD/tấn, tăng 13 USD/tấn. Theo dự báo mới đây của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO), do nguồn cung Brazil giảm nên Indonesia phải nhập khoảng 60.000 tấn cà phê trong quí 1/2008, và do dự trữ cà phê thế giới giảm xuống mức thấp nhất, nên giá cà phê sẽ tăng ít nhất hết quí 1/2008.
Là nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới (chiếm 90% sản lượng cà phê robusta thế giới), do đó giá cà phê thế giới tăng kéo theo giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam nóng theo. Cuối tháng 1-2008, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam (giá FOB) tại TP.HCM đạt mức 1.900-1.960 USD/tấn. Hôm 28-2, giá cà phê nhân mua vào tại Đ ắk Lắk ở mức 39.000 đồng /kg, giá xuất khẩu cà phê robusta FOB tại TP.HCM đạt 2.520 USD/tấn. Dự báo niên vụ 2007-2008, mặc dù sản lượng cà phê giảm trên 15%, nhưng do được giá nên kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục đạt mức tương đương hoặc có thể cao hơn niên vụ trước.
2.2.3.Kim ngạch xuất khẩu cà phê của việt nam
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam.Hoạt động xuất khẩu cà phê việt nam bắt đầu từ trước thời kì đổi mới với số lượng ít sang thị trường liên xô cũ và đông âu(năm 1985 đạt 9,2 nghìn tấn). Sự nghiệp đổi mới đất nước, bắt đầu từ năm 1986, đã mở ra thời kì mới về xuất khẩu cà phê với số lượng lớn. Thị trường ngày càng mở rộng. Lượng cà phê xuất khẩu 1986 đạt 168.000 tấn, gấp 2 lần 1985 và từ đó tiếp tục tăng dần với số lượng ngày càng nhều. Khối lượng xuất khẩu tăng nhanh, nhưng chủ yếu là xuất khẩu cà phê dạng thô, chưa thể tiêu thụ ngay. Sản phẩm này được các công ti danh tiếng mua lại để chế biến thành sản phẩm cà phê uống liền mang nhãn hiệu của các công ti đó. Kết quả xuất khẩu cà phê của việt nam qua các năm như sau năm 2006 Việt Nam xuất khẩu 721.990 tấn đạt 1101 triệu USD so với năm 2005 : 681123 tấn đạt 735 triệu USD tăng 0.6 % sản lượng nhưng giá trị xuất khẩu là rất cao tăng 49,7 %. Năm 2007 là năm đặc biệt thành công đối với ngành cà phê của nước ta xuất khẩu đạt 1,209 triệu tấn với kim ngạch 1,878 triệu USD, tăng 23,32% về lượng và tăng 54,3% về trị giá so với cùng kì năm 2006(mức cao kỉ lục về cả lượng và giá ). điều này thể hiện rõ trong bảng sau :
Bảng 4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của việt nam
Năm
Sản lượng
(tấn)
Tốc độ tăng ản sản lượng(%)
Kim ngạch
(triệu USD)
Tăng kim
Ngạch
2001
931.207
-11
391
-22,0
2002
720.152
-22,66
322
-17,6
2003
749.419
4,06
505
56,8
2004
712.536
-4,92
641
26,9
2005
681.123
-4,4
735
14,7
2006
721.990
0,6
1101
49,7
2007
1.209.000
23,32
1878
54,3
2.2.4 Tình hình phát triển thị trường cà phê thời gian qua
Hiện có 70 nước/ vùng lónh thổ nhập khẩu cà phê của Việt Nam, trong đó lớn nhấtlà EU chiếm 50% tiếp đến là mỹ chiếm 15% , Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 8,3%, Singapore chiếm 3,6 % .
Thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng ra và phát triển. Trước năm 1985, thị trường xuất khẩu của cà phê Việt Nam chủ yếu là thị trường Liên Xô và các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Trong đó Liên Xô chiếm tới 55-56% sản lượng của khu vực. Từ cuối 1985 trở về sau thị trường cà phê đã mở rộng ra nhiều hơn. Thời kì này chúng ta chưa gia nhập hiệp hội cà phê thế giới nên chủ yếu cà phê của chúng ta được xuất khẩu qua trung gian, chủ yếu là singapo(chiếm gần 70% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam) kế tiếp đó là Đức. Pháp, Ba Lan. Sau năm 1994 xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Singapo giảm dần(niên vụ 95-96 chỉ còn chiếm 3,65%). Thay vào đó cà phê của việt nam bắt đầu gia nhập thị trường Tây Âu, Nhật và Mỹ. Riêng thị trường Mỹ tăng lên nhanh chóng từ 15,2 % vụ 1994- 1995 lên tới 50% vụ 1997-1998. Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu sang70 nước trên thế giới. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng mơ rộng ngoài các nước châu âu và mĩ cà phê việt nam còn xuất khẩu sang các vùng trung cận đông, châu Phi, một số nước trong hiệp hội Asean và vùng trung mĩ. Trong đó phảI kể đến 10 nước nhập khẩu hàng đầu của cà phê Việt Nam bao gồm: Đức, Mĩ, Tây Ban Nha, Italy, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản. Nhóm 10 nước này chiếm tới 3/4 khối lượng cà phê xuất khẩu của việt nam. Trong số này thì Đức vẫn giữ vị trí số 1 về nhập khẩu của cà phê việt nam với thị phần khoảng 14%. 2.2.4 chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam
2.2.5 chủng loại cà phê xuất khẩu
Cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam thuộc dòng cà phê robusta chiếm tới 95%, cà phê Arabica chỉ chiếm 5%. Chúng ta có điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu phù hợp cho việc trồng loại cà phê Robusta. Hơn nữa trồng loại cà phê này tốn ít chi phí và không đòi hỏi kĩ thuật cao, các hộ nông dân từ lâu đã có thói quen trồng loại cà phê này. thêm và đó việc trồng cà phê Arabica là việc làm tốn kém và đòi hỏi kĩ thuật cao, trong khi đó khả năng cung cấp tài chính của các nhà doanh nghiệp cho nông dân còn thấp. Việc xuất khẩu cà phê Robusta gặp nhiều khó khăn là
Cà phê robusta là sản phẩm thông dụng, nhiều nước có thể sản xuất nên mức cạnh tranh cao và có thể bị thay thế bởi cà phê Robusta của các nước khác. Các đối thủ cạnh tranh của mặt hàng cà phê của Việt Nam trên thế giới đó là Brãin, côlômbia, Mêhicô. Chất lượng cà phê của họ cao hơn so với cà phê của Việt Nam do công nghệ chế biến của họ hiện đại,các đối thủ chú trọng tới khâu chế biến mặc dù chất lượng cà phê của họ không có hương vị độc đáo như cà phê của việt Nam. Khi xuất khẩu cà phê chúng ta còn gặp sự cạnh tranh gay gắt về giá cả. Tong nhữnh năm qua và dự báo những năm tới cung cà phê sẽ vượt cầu trên thế giới, nên giá cà phê robusta còn giảm
Việt Nam chỉ xuất khẩu cà phê robusta, giá trị thấp, khách hàng không đa dạng. trong khi tỉ lệ tiêu dùng loại cà phê này trên thế giới đã chiếm gần 60%, cà phê Arabica có giá cao hơn cà phê robusta.nhiều nước xuất khẩu cả 2 loại cà phê chiếm giữ thị phần lớn hơn. khi thị hiếu trên thế giới này thay đoỉo Việt Nam sẽ không có hàng để thay đổi rất khó có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới và có thể rơi vào thế bất lợi
2.2.6 Hình thức xuất khẩu của cà phê việt nam
Hiện nay cà phê của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu với hình thức gián tiếp, thông qua các trung gian ( chiếm tới 75%) là nhà phân phối của các nước nhập khẩus cà phê của Việt Nam hay các trung gian là nước thứ 3, thường là các nước Thái Lan, Singapo, Hồng Công…Việc Việt Nam phải xuất khẩu dưới hình thức gián tiếp là hàng cà phê Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chưa có nhiều hiểu biết về thi trường cà phê thế giới, kinh phí thấp nên không thể tự thiết lập kênh phân phối trên thị trường khi họ xuất khẩu cà phê sang đó, chưa có nhiều kinh nghiệm kỹ năng tổ chức, tìm kiếm khách hàng. vì thế việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam thông qua nước thứ 3 đem lại giá trị thấp và hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa xứng với tiềm năng sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
2.2.6 Các đơn vị xuất khẩu cà phê
Ở việt nam các doanh nghiệp chế biến càphê nhà nước và tư nhân sẽ mua lai cà phê từ các tổng đại lí và tiến hành chế biến cà phê. Cà phê sau khi được các doanh nghiệp nhà nước chế biến sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài , sản lượng sản xuất của doanh nghiệp tư nhân sẽ được tiêu thụ trong nước.Tính đến năm 2007 nước ta có tới 179 đơn vị tham gia xuất khẩu cà phê, tăng 26 đơn vị so với năm 2006 . Trong đó có 10 đơn vị sản xuất hàng đầu như: vinacafe, 2/9 đắc lắc, intimex, atlanticVN, xí nghiệp tổng hợp Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh, Thái Hoà, Tín Nghĩa Đồng Nai.Trong đó dẫn đầu là tổng công ty cà phê Việt Namt Vinacafe. Đây là một tổng công ti nhà nước với 100% vôn nhà nước. Đây là một doanh nghiệp lớn có tới 70 công ti xí nghiệp và nông trường. Hàng năm công ti này xuất khẩu tới 20- 25% tổng sản lượng xuất khẩu cà phê của nước ta
3. Những tồn tại v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12877.doc