Đề tài Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng – Viglacera

- Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ tiếp xúc với doanh nghiệp để doanh nghiệp thu thập thông tin về xuất khẩu, thị trường xuất khẩu.

- Thường xuyên tư vấn tổ chức cho doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài, nhằm tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường. Hướng dẫn cho doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu sản phẩm độc quyền tại thị trường nước ngoài, mở Showroom giới thiệu sản phẩm tại nước ngoài.

- Cho phép doanh nghiệp được tham gia vào các chương trình trả nợ nước ngoài bằng hàng hoá của Chính phủ và tham gia vào các dự án đầu tư của Chính phủ ra thị trường nước ngoài, các dự án viện trợ của Chính phủ cho nước ngoài bằng hàng hoá.

- Một trong những nguồn khác mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu là qua mạng Internet. Tuy nhiên, hiện nay chưa có tổ chức Nhà nước nào có thể giúp tư vấn cho doanh nghiệp một cách bài bản về cách tiến hành Thương mại điện tử, đồng thời đường truyền Internet còn quá chậm, nhiều khi bị tắc nghẽn, phí dịch vụ Internet còn quá cao., đề nghị Chính phủ có biện pháp cải thiện để hiện đại hoá và hiệu quả hoá hơn nữa mạng Internet của Việt Nam.

 

doc92 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng – Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nước, đáp ứng nhu cầu thị trường về những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu mà Công ty đang kinh doanh để thực hiện việc bình ổn giá cả theo quy định của Nhà nước. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Được thành lập từ tháng 5/1998, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong những ngày đầu thành lập như: bị hạn chế trong chức năng kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu. Cán bộ công nhân viên lại mới tiếp xúc với thị trường trong một thời gian ngắn nên có rất ít kinh nghiệm. Trong khi đó, cơ chế chính sách của Nhà nước thì thường xuyên thay đổi. Nhưng vượt lên trên những khó khăn cùng với ban lãnh đạo đội ngũ công nhân viên trong Công ty đã nỗ lực không ngừng để tìm ra cách thức kinh doanh hiệu quả nhất. Công ty đã cố gằng bố trí lại sản xuất kinh doanh, cải tạo, nâng cấp trang thiết bị, đầu tư mới cho sản xuất, mở rộng thị trường. Trên thực tế những kết quả mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua thật đáng khích lệ. Từ năm 1999 - 2002 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty đã đạt được những thành công nhất định. Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 1999-2002 Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 I. Tổng doanh thu 239868,33 251878,92 265320,94 267402,53 II. Tổng chi phí 236615,92 248430,67 261677,74 264127,99 1. Giá vốn hàng bán 220979,18 232063,03 244147,05 244163,69 2. Các loại thuế 687,15 696,09 719,5 714,37 3. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý 12209,13 12781,99 13752,63 15465,36 4. Lãi vay 2740,46 2889,56 3058,56 3784,57 III. Lợi nhuận thực hiện 3252,41 3448,25 3643,2 3274,54 IV. Thu nhập bình quân đầu người/ tháng 0,9 0,988 1,344 1,488 Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Qua bảng kết quả kinh doanh của Công ty các năm ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao với mức lợi nhuận hàng năm tương đối cao. Năm 1999, lợi nhuận mà Công ty đạt được là 3252,41 triệu đồng, năm 2000 lợi nhuận là 3448,25 tăng 6,02% so với năm 1999. Năm 2001 lợi nhuận là 3643,2 tăng 5,65% so với năm 2000. Năm 2002 lợi nhuận là 3274,54 giảm 10,12% so với năm 2001. Năm 2002 tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn do tình hình thị trường có nhiều biến động, nhiều nhà máy với công suất lớn ra đời dẫn đến cung vượt quá lớn so với cầu, giá cả các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng liên tục giảm có sự điều chỉnh lớn. Trong các năm từ 1999 đến 2002, doanh thu hàng năm luôn tăng trong đó, năm 1999 doanh thu đạt 239868,33 triệu đồng, năm 2000 doanh thu là 251878,92 triệu đồng tăng 5,007% so với năm 1999. Năm 2001 doanh thu là 265320,94 triệu đồng tăng 5,34% so với năm 2000. Trong năm 2002 doanh thu là 267402,53 triệu đồng mặc dù lợi nhuận giảm nhưng doanh thu vẫn tăng so với năm 2001 là 0,78%. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang có xu hướng khả quan. Cụ thể hơn, chúng ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu sau: Tốc độ tăng của Lợi nhuận năm N – Lợi nhuận năm N -1 Lợi nhuận năm N = Lợi nhuận năm N-1 Tỷ suất lợi nhuận của vốn = Lợi nhuận / Vốn Hiệu suất sử dụng vốn = Doanh thu / Vốn Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận / Chi phí Bảng10: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh Đơn vị: % Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 1.Tốc độ tăng của lợi nhuận - 6,02 5,65 -10,12 2.Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí 1,37 1,39 1,39 1,24 3.Tỷ suất lợi nhuận của vốn 9,6 6,8 4 2,3 4.Hiệu suất sử dụng vốn 705,9 493,5 294,7 185,7 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cho thấy một đồng chi phí bỏ ra thì thu về bao nhiêu lợi nhuận. Hiệu suất sử dụng vốn cho biết một đồng vốn thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả, chỉ tiêu này có xu hướng giảm xuống điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giảm do vốn cố định tăng lên, Công ty đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất gương và các sản phẩm sau kính Bình Dương. II. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng tại Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. 1. Phân tích thực trạng xuất khẩu chung của Công ty. Nhiệm vụ chính của Công ty là thực hiện kinh doanh và xuất nhập khẩu cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty, trong những năm qua Công ty luôn phát huy và giữ vững truyền thống là đơn vị làm ăn tương đối hiệu quả. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty là kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ngói xây dựng, gạch Ceramic, gạch Geranite và một số loại khác. Việc xuất khẩu những mặt hàng này đóng góp một phần lớn trong sự phát triển chung của Công ty. Mặc dù, trong hoạt động xuất khẩu của mình Công ty cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty vẫn nỗ lực tìm tòi, phấn đấu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty. Trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường. Bằng những nỗ lực vượt bậc trên, trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu của Công ty đã không ngừng tăng lên. Ngoài những mặt hàng xuất khẩu chính là sứ vệ sinh, gạch Granite thì Công ty còn xuất khẩu nhiều sản phẩm gốm xây dựng khác khi tìm được đối tác. Các sản phẩm kính xây dựng mặc dù xuất khẩu còn hạn chế song đây cũng là một trong những mặt hàng góp phần quan trọng trong mục tiêu xuất khẩu cuả Công ty. Chúng ta xem xét cơ cấu xuất khẩu của Công ty: Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng. Đơn vị: 1000 USD Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 KNXK Tỷ trọng % KNXK Tỷ trọng % KNXK Tỷ trọng % KNXK Tỷ trọng % Gốm xây dựng 1212,38 89,7 1320,79 86,7 1597,4 81,5 1407,01 78,4 Kính xây dựng 124,35 9,2 173,67 11,4 280,28 14,3 290,73 16,2 Các loại khác 14,87 1,1 28,94 1,9 82,32 4,2 96,91 5,4 Tổng số 1351,6 100 1523,4 100 1960 100 1794,66 100 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Qua bảng trên ta thấy nhìn chung các mặt hàng đều tăng về tuyệt đối qua các năm. Trong đó, mặt hàng gốm xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Năm 1999 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1351,6 nghìn USD trong đó, kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng đạt 1212,38 nghìn USD chiếm 89,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kính xây dựng đạt 124,35 nghìn USD chiếm 9,2% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng khác đạt 14,87 nghìn USD chiếm 1,1% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1523,4 nghìn USD trong đó, kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng đạt 1320,79 nghìn USD chiếm 86,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kính xây dựng đạt 173,67 nghìn USD chiếm 11,4% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng khác đạt 28,94 nghìn USD chiếm 1,9% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 2001 là năm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong tất cả các năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1960 nghìn USD trong đó, kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng đạt 1597,4 nghìn USD chiếm 81,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kính xây dựng đạt 280,28 nghìn USD chiếm 14,3% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng khác đạt 82,32 nghìn USD chiếm 4,2% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1794,66 nghìn USD trong đó, kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng đạt 1407,01 nghìn USD chiếm 78,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kính xây dựng đạt 290,73 nghìn USD chiếm 16,2% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng khác đạt 96,91 nghìn USD chiếm 5,4% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Ta thấy, tỷ trọng xuất khẩu gốm xây dựng giảm dần về mặt tuyệt đối thì giá trị xuất khẩu gốm xây dựng vẫn tăng qua các năm mặc dù năm 2002 kim ngạch xuất khẩu giảm xuống so với năm 2001. Giá trị xuất khẩu của kính xây dựng tăng qua các năm cả về tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu. Các loại hàng hoá khác cũng tăng nhanh cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong doanh thu xuất khẩu của Công ty. 2. Phân tích thực trạng xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty. 2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới. Tuy gặp nhiều khó khăn để tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng những năm qua mặt hàng gốm xây dựng của Công ty đã có những bước tiến vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng. Trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty thì gốm xây dựng luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Chính xuất khẩu gốm xây dựng đã góp phần chủ yếu vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung của Công ty trong thời gian qua. Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng theo mặt hàng. Đơn vị: 1000 USD Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1. Sứ vệ sinh 463,13 38,2 538,75 40,79 754,61 47,24 707,44 50,28 2. Gạch ngói xây dựng 281,27 23,2 185,44 14,04 122,04 7,64 55,15 3,92 3. Gạch Granite 294,61 24,3 330,46 25,02 502,54 31,46 479,37 34,07 4. Gạch Ceramic 107,9 8,9 134,46 10,18 175,08 10,96 147,17 10,46 5. Các loại khác 65,47 5,4 131,68 9,97 43,13 2,7 17,87 1,27 Tổng số 1212,38 100 1320,79 100 1597,4 100 1407,01 100 Bảng13: Tốc độ tăng xuất khẩu theo mặt hàng Đơn vị: 1000 USD Năm Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 Giá trị Tốc độ tăng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) 1. Sứ vệ sinh 463,13 - 538,75 16,33 754,61 40,07 707,44 -6,25 2. Gạch ngói xây dựng 281,27 - 185,44 -34,07 122,04 -34,19 55,15 -54,81 3.Gạch Granite 294,61 - 330,46 12,17 502,54 52,07 479,37 -4,61 4.Gạch ceramic 107,9 - 134,46 20,62 175,08 30,21 147,17 -15,94 5.Cácloại khác 65,47 - 131,68 101,13 43,13 -67,25 17,87 -58,57 Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Trong bảng trên, các loại khác là các loại gốm xây dựng còn lại như gạch chịu lửa Chammot, gạch chịu lửa cao nhôm, gạch cách nhiệt, gạch chịu tính kiềm, gạch chống nóng, ngói lợp. Chúng ta không xem xét riêng tuỳ loại hàng này vì việc xuất khẩu nó nếu tách ra thì sẽ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, cầu về xuất khẩu loại hàng này không thường xuyên, việc xuất khẩu nó chủ yếu là do đơn đặt hàng của các hãng nước ngoài. Chúng ta thấy việc xuất khẩu các mặt hàng này rất thất thường. Năm 1999 các hàng hoá này có giá trị xuất khẩu là 65,47 nghìn USD chiếm khoảng 5,4% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty, năm 2000 tăng lên 176,06 nghìn USD chiếm 9,97% tổng giá trị xuất khẩu. Như vậy, năm 2000 tăng 101,13% so với năm 1999. Năm 2001 các mặt hàng này lại giảm mạnh xuống còn 43,13 nghìn USD chiếm 2,7% tổng giá trị xuất khẩu, giảm 67,25% so với năm 2000. Năm 2002 các mặt hàng này tiếp tục giảm xuống còn 17,87 nghìn USD chiếm 1,27% tổng giá trị xuất khẩu, giảm 58,57% so với năm 2001. Trong các năm qua thì mặt hàng sứ vệ sinh là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu. Trong năm 1999 giá trị xuất khẩu của mặt hàng này là 463,13 nghìn USD chiếm 38,2% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2000 giá trị xuất khẩu của sứ vệ sinh là 538,75 nghìn USD chiếm 40,79% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 16,33% so với năm 1999. Năm 2001 là năm có giá trị xuất khẩu mặt hàng sứ vệ sinh tăng mạnh giá trị xuất khẩu của sứ vệ sinh lên đến 754,61 nghìn USD chiếm 47,24% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 40,07% so với năm 2000. Sở dĩ mặt hàng sứ vệ sinh của Công ty năm 2001 có tốc độ tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn vì sản phẩm sứ vệ sinh của sứ Thanh Trì đạt tiêu chuẩn ISO 9002 và nó có kiểu dáng đa dạng, sản phẩm sứ vệ sinh được bảo hành 10 năm cho thấy chất lượng rất cao. Vì vậy, sản phẩm được chấp nhận đặc biệt là ở Châu Âu. Năm 2002 giá trị xuất khẩu của sứ vệ sinh là 707,44 nghìn USD chiếm 50,28% tổng giá trị xuất khẩu, giảm 6,25% so với năm 2001. Năm 1999 mặt hàng gạch ngói xây dựng có giá trị xuất khẩu có giá trị xuất khẩu là 281,27 nghìn USD chiếm 23,2% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2000 giá trị xuất khẩu của mặt hàng này giảm xuống còn 185,44 nghìn USD giảm 34,07% so với năm 1999. Năm 2001 giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạch ngói xây dựng là 122,04 nghìn USD chiếm 7,64% tổng giá trị xuất khẩu giảm 34,19% so với năm 2000. Năm 2002 giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạch ngói xây dựng giảm mạnh xuống còn 55,15 nghìn USD chiếm 3,92% tổng giá trị xuất khẩu và giảm 54,81% so với năm 2001. Nhìn chung trong những năm qua giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạch ngói xây dựng giảm xuống. Việc suy giảm này không phải là do thị trường nước ngoài không cần nữa mà chủ yếu là do gạch ngói xây dựng của các đơn vị thành viên của Tổng công ty không chuyển biến kịp theo nhu cầu thị trường. Gạch ngói xây dựng cả về chất lượng, mẫu mã đều rất kém so với đòi hỏi của thị trường trừ giá rẻ. Ngay đến cả người tiêu dùng trong nước cũng yêu cầu gạch ngói xây dựng phải có những cải tiến cho thuận lợi sử dụng cũng như mẫu mã phải đẹp. Vì lẽ đó, năm 1998 khi Việt Nam bắt đầu hứng chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng thì mặt hàng này giảm nhanh chóng. Nên cần đặt ra cho xuất khẩu hàng hoá này là phải cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Đối với gạch Granite, năm 1999 xuất khẩu được 294,61 nghìn USD chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2000 xuất khẩu được 330,46 nghìn USD chiếm 25,02% tăng 12,17% so với năm 1999. Đến năm 2001 giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạch Granite tăng mạnh lên đến 502,54 nghìn USD chiếm 31,46% tổng giá trị xuất khẩu tăng 52,07% so với năm 2000. Năm 2002 giá trị xuất khẩu của gạch Granite giảm xuống còn 479,37 nghìn USD chiếm 34,07%, giảm 4,61% so với năm 2001. Nhìn chung mặt hàng gạch Granite là một mặt hàng có khả năng xuất khẩu, là một trong những mặt hàng chủ lực của Công ty. Sở dĩ mặt hàng này có giá trị xuất khẩu tăng cao là vì Công ty Thạch Bàn đã thành công đưa vào sản phẩm gạch Granite nhân tạo. Đây là sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã lại rất đẹp. Gạch Granite nhân tạo chỉ mới xuất hiện ở trong một số năm gần đây và chủ yếu là do các nước có công nghệ vật liệu xây dựng hiện đại sản xuất, xuất khẩu. Đây là sản phẩm đang được thị trường chấp nhận vì vậy, Công ty cần coi nó như là mặt hàng chủ lực để có chiến lược đúng đắn trong xuất khẩu mặt hàng này. Gạch Ceramic cũng tăng qua các năm, đây là mặt hàng khá thông dụng nhưng chất lượng của nó đảm bảo, mẫu mã đa dạng nên xuất khẩu được ở nhiều nước. Năm 1999 giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạch Ceramic là 107,9 nghìn USD chiếm 8,9% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2000 giá trị xuất khẩu là 134,46 nghìn USD chiếm 10,18% tổng giá trị xuất khẩu tăng 20,62% so với năm 1999. Năm 2001 giá trị xuất khẩu là 175,08 nghìn USD chiếm 10,96% tổng giá trị xuất khẩu tăng 30,21% so với năm 2000. Năm 2002 giá trị xuất khẩu là 147,17 nghìn USD chiếm 10,46 % tổng giá trị xuất khẩu giảm 15,94% so với năm 2001. Mặt hàng gạch Ceramic nhìn chung có giá trị xuất khẩu không cao so với các mặt hàng khác do mặt hàng này tuy có mẫu mã đa dạng nhưng nó khá phổ biến trên thị trường, sản phẩm không có sự khác biệt lớn so với sản phẩm của các hãng khác. Do đó, để có thể tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm này cần phải có sự nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường phát triển thêm nhiều mặt hàng với nhiều mẫu mã khác nhau. Kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng sứ vệ sinh và gạch Granite thường chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy, Công ty cần có chương trình phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu hai mặt hàng này. 2.2 Tình hình thị trường xuất khẩu gốm xây dựng. Cùng với chiến lược đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế của đất nước, Công ty chủ trương phát triển phương châm đa dạng hoá quan hệ thị trường song vẫn phải xây dựng thị trường trọng điểm và bạn hàng chủ yếu. Mục tiêu là đẩy mạnh công tác xuất khẩu các sản phẩm của đơn vị trong và ngoài ngành nhằm thu ngoại tệ và tăng cao doanh số xuất khẩu. Công ty xác định và phân chia thị trường có tiềm năng và cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu. Bảng 14: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng gốm xây dựng theo thị trường. Đơn vị: 1000 USD Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Trị giá % Trị giá % Trị giá % Trị giá % 1. ASEAN 418,51 34,52 344,33 26,07 616,6 38,6 487,11 34,62 2. Nga, Đông Âu 657,59 54,24 824,7 62,44 768,67 48,12 634,56 45,1 3. EU, Nhật, Bắc Mỹ 81,47 6,72 102,89 7,79 139,29 8,72 158,01 11,23 4.Trungđông, Tâyá, Nam á 38,92 3,21 39,23 2,97 72,04 4,51 99,89 7,1 5. Các nước khác 15,89 1,31 9,64 0,73 0,8 0,05 27,44 1,95 Tổng số 1212,38 100 1320,79 100 1597,4 100 1407,01 100 Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Bảng15: Danh sách khách hàng chính của Công ty. Khách hàng Thị trường Tên hàng Đã thực hiện (USD) Đang thực hiện (USD) 1.Westpoint Philippines Gạch granite, ceramic 214.382,2 54.063 2.I-ceramic Nhiều nước Gạch Granite 88.359,38 283.690 3.Deco art Philippines Gạch granite, gạch đỏ 11.620,00 22.354 4.Adventure Philippines Gạch Granite 81.679,12 5.Vitalex Ukraina Sứ vệ sinh 10.370,00 6.Hitaka Đài Loan Gạch đỏ 16.798,20 7.PSP Limitd New zealand Gạch Ceramic 4.140,00 8.Continental Brunei Gạch Granite 10.596,50 9.Best Tiles Malaysia Gạch đỏ 6.672,00 10.Leroong Đài Loan Gạch đỏ 3.912,00 11.Megami New zealand Sứ vệ sinh 8.060,59 12.Sunking Đài Loan Gạch đỏ 1.876,00 13.Valid Mauritius Gạch Ceramic 11.000,00 Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Như vậy, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu là Nga và Đông Âu sau đó là ASEAN. Nga và Đông Âu là các nước XHCN cũ vì vậy có quan hệ tốt với Việt Nam. Quan hệ chính trị tốt đẹp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế phát triển. - Thị trường ASEAN: Đây là thị trường có quan hệ gần gũi lâu năm với Việt Nam và có vị trí địa lý gần với Việt Nam, do đó hàng hoá xuất khẩu sang thị trường này có nhiều điều kiện thuận lợi như: Chi phí vận chuyển thấp, mặt khác các nước ASEAN trong đó có Việt Nam đã ký hiệp định ưu đãi thuế quan chung ASEAN (CEPT) nên hàng hoá Việt Nam xuất khẩu được hưởng mức thuế ưu đãi hơn rất nhiều so với hàng hoá của các nước khác ngoài ASEAN. Đối với thị trường này Công ty sẽ tìm kiếm các đối tác để xuất khẩu gạch Ceramic. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu Công ty vào các nước ASEAN là 418,51 nghìn USD chiếm 34,52% đứng thứ hai sau thị trường Nga và Đông Âu. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN giảm xuống 344,33 nghìn USD, chiếm 26,07% tổng giá trị xuất khẩu do các nước ASEAN mới khôi phục lại sau cuộc khủng hoảng tài chính. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu sang khu vực thị trường này tăng mạnh lên 616,6 nghìn USD chiếm 38,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm xuống là 487,11 nghìn USD chiếm 34,62% tổng kim ngạch xuất khẩu. - Thị trường Nga và Đông Âu: Đây là khu vực thị trường mà Công ty có giá trị xuất khẩu lớn nhất; Năm 1999 xuất khẩu 657,59 nghìn USD chiếm 54,24%. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 824,7 nghìn USD chiếm đến 62,44% tổng giá trị xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Năm 2001 mặc dù giá trị xuất khẩu sang thị trường này giảm xuống còn 768,67 nghìn USD chiếm 48,12% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2002 tỷ trọng xuất khẩu của thị trường này lại giảm tiếp còn 45,1% tổng giá trị xuất khẩu với giá trị là 634,56 nghìn USD. Đây là thị trường tiềm năng trong giai đoạn tới mặc dù sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty đang tiêu thụ tốt tại đây nhưng Công ty sẽ đẩy mạnh hơn nữa trong việc phát triển đa dạng hoá xuất khẩu sản phẩm và mục tiêu trong giai đoạn tới là đưa sản phẩm Granite và Ceramic sang thị trường này thông qua Phòng thương mại của các nước này tại Việt Nam, Văn phòng đại diện của Tổng công ty tại Nga và một số đối tác nước ngoài có quan hệ với Tổng công ty đồng thời vận dụng chủ trương của Nhà nước trong công tác đưa hàng do các đơn vị trong Tổng công ty sản xuất sang thanh toán các khoản nợ với các nước này. - Thị trường EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ: Đây cũng là thị trường có tiềm năng lớn. Tuy nhiên xuất khẩu sang thị trường này còn thấp mặc dù vẫn tăng dần qua các năm. Kế hoạch của Công ty là sẽ thiết lập các đại lý tại thị trường các nước này. -Thị trường Trung Đông, Tây á, Nam á và một số nước khác: đây là nhóm thị trường còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Công ty đang tìm cách xâm nhập và khai thác thị trường này. Bên cạnh đó, Công ty cần chú trọng tới việc chăm sóc khách hàng thông qua những khách hàng lớn của Công ty để mở rộng thị trường xuất khẩu. 2.3 Phương thức xuất khẩu gốm xây dựng. Hiện nay, phương thức xuất khẩu chủ yếu đang được Công ty áp dụng là hình thức xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác, trong đó xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty là chủ yếu chiếm khoảng 75% giá trị xuất khẩu của Công ty. Bảng15: Tình hình xuất khẩu gốm xây dựng theo loại hình xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Đơn vị: 1000 USD Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng. 1320,79 100 1597,4 100 1407,01 100 2. Xuất khẩu trực tiếp 266,67 20,19 357,18 22,36 325,3 23,12 3. Xuất khẩu uỷ thác 1054,12 79,81 1240,22 77,64 1081,71 76,88 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Với phương thức xuất khẩu gốm xây dựng trực tiếp Công ty thường cử đại diện của mình ra nước ngoài để ký kết hợp đồng hay nhiều trường hợp phía đối tác cử đại diện đến Công ty để thoả thuận một số điều khoản hợp đồng. Đối với một số đối tác ở xa không có điều kiện đàm phán trực tiếp, hợp đồng thường ký kết thông qua các hình thức như: Điện thoại, Fax, Email Hình thức xuất khẩu trực tiếp đã và đang góp phần tạo ra cho Công ty một vị thế vững chắc trên thị trường thế giới, đồng thời nâng cao uy tín của Công ty. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng theo phương thức xuất khẩu trực tiếp là 266,67 nghìn USD chiếm 20,19% thì năm 2001 đã tăng lên 357,18 nghìn USD, chiếm 22,36%. Năm 2002 xuất khẩu trực tiếp giảm xuống 325,3 nghìn USD chiếm 23,12%. Phương thức xuất khẩu trực tiếp đã chiếm tỷ trọng tăng dần lên, giá trị xuất khẩu cũng được tăng lên. Điều đó chứng tỏ hoạt động của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu, Công ty đã kiếm được bạn hàng nước ngoài để bán hàng hoá. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu uỷ thác là rất lớn. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng theo phương thức xuất khẩu uỷ thác là 1054,12 nghìn USD chiếm 79,81%. Năm 2001 đã tăng lên 1240,22 nghìn USD chiếm 77,94%. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu là 1081,71 nghìn USD chiếm 76,88. Mặc dù, giá trị xuất khẩu theo phương thức uỷ thác tăng lên nhưng tỷ trọng của phương thức xuất khẩu uỷ thác lại giảm đi. Điều đó một mặt cho thấy các đơn vị sản xuất đã tự ký được hợp đồng ngoại thương, tự tìm đối tác, mặt khác nó chứng tỏ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty còn chưa hiệu quả. Công ty tiến hành xuất khẩu uỷ thác thì sẽ thu được phí uỷ thác xuất khẩu. Nhưng phí uỷ thác xuất khẩu là rất thấp nếu so với lợi nhuận xuất khẩu trực tiếp. Trong thời gian tới, Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu cần nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, cần tìm đối tác để xuất khẩu chứ không phải ngồi chờ xuất khẩu theo uỷ thác các đơn vị sản xuất của Tổng công ty. 2.4 Tổ chức nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu gốm xây dựng. 2.4.1 Tạo nguồn hàng xuất khẩu. Trong hoạt động xuất khẩu thì bảo đảm nguồn hàng xuất khẩu là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh sau này. Công tác thu mua tạo nguồn hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hoá xuất khẩu, tiến độ giao hàng, đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, đến uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. * Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu. Đây là công việc quan trọng đầu tiên trong hoạt động thu gom và tạo nguồn hàng xuất khẩu. Việc nghiên cứu nguồn hàng sẽ cho biết khả năng cung ứng hàng hoá xuất khẩu tại các chân hàng như thế nào. Đối với Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thì nguồn hàng là các đơn vị sản xuất trực thuộc Tổng công ty vì vậy rất dồi dào, không sợ bị chịu ép giá ở khâu này. Nhưng việc nghiên cứu nguồn hàng không chỉ đơn thuần là nghiên cứu số lượng hàng hoá. Đặc biệt đối với sản phẩm gốm xây dựng thì chủng loại, mẫu mã, chất lượng là rất quan trọng. Cũng phải xác định được giá cả trong nước so với giá cả quốc tế, chi phí vận chuyển bảo quản. Nguồn hàng của công ty được thành lập thông qua các đơn vị thành viên của Tổng công ty là: 1. Công ty Sứ Thanh Trì. 2. Công ty Gạch ốp lát Hà Nội. 3. Công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà. 4. Công ty Gốm xây dựng Hạ Long. 5. Công ty Gốm xây dựng Từ Sơn. 6. Công ty Gốm xây dựng Hợp Thịnh. 7. Công ty Gốm xây dựng Đại Thanh. 8. Nhà máy Gạch Tân Xuyên. 9. Nhà máy Gạch lát hoa và Má phanh ô tô Hà Nội. 10. Xí nghiệp vật liệu xây dựng Việt Trì. 11. Xí nghiệp Gạch Hoà Bình. 12. Xí nghiệp Gạch Yên Hưng. 13. Công ty vật liệu chịu lửa Cầu Đuống. 14. Công ty vật liệu chịu lửa Tam Tầng. 15. Công ty Gốm xây dựng Từ Liêm. 16. Công ty Gốm xây dựng Bỉm Sơn. 17. Công ty Gốm xây dựng Vinh. 18. Công ty Gốm xây dựng Đông Triều. 19. Nhà máy Gạch Bỉm Sơn. 20. Ngoài ra còn một số đơn vị liên doanh với Tổng c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5253.doc
Tài liệu liên quan