LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM GIÁ THÀNH VÀ CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUÂT KINH DOANH.3
I. Khái niệm về giá thành 3
II. Phân loại giá thành . . .4
1. Giá thành kế hoạch 4
2. Giá thành định mức 4
3. Giá thành thực tế 5
III. Các yếu tố tạo thành chi phí sản xuất của doanh nghiệp 5
1. Cách phân loại giá thành 5
2. Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 7
3. Phân loại chi phí theo phương pháp phân bổ chi phí và giá thành 9
3.1. Chi phí trực tiếp 9
3.2. Chi phí gián tiếp 9
4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và tình hình tăng giảm sản lượng hàng hóa 9
4.1. Chi phí biến đổi.9
4.2 Chi phí cố định 10
IV.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm 10
1. Ý nghĩa của việc giảm giá thành 10
2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm 17
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH 20
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20
1.Tình hình chung 20
2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 22
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh . 24
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty . .25
5. Quy trình công nghệ sản xuất giày thể thao của công ty.29
II. Thực trạng công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuât và tính giá thành Sản phẩm tại công ty cổ phần giầy cẩm bình .30
1. Đặc điiểm chi phí sản xuất của công ty .30
2. Phân loại chi phí sản xuất .30
3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp .31
4. Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất .32
5. Kế toán chi phí sản xuất toàn công ty 39
6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì .40
III. Tính giá thành tại công ty cổ phần giầy cẩm bình .41
1. Đối tượng tính giá thành va kì tính giá thành 41
2. Các bước của công tác tính giá thành .41
3. Phương pháp tính giá thành của công ty .42
IV. Đánh giá về phương pháp tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần giày Cẩm Bình.45
1. Những ưu điểm.45
2. Những hạn chế còn tồn tại.46
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ CÁC BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP GIÀY CẨM BÌNH 48
I.Phương hướng mục tiêu phát triển công ty cổ phần giầy Cẩm Bình 48
1. Dự đoán tình hình kinh tế năm 2009 . .48
2. Phương hướng phát triển của công ty CP giày Cẩm Bình. .48
3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009.49
II. Các phương pháp hạ giá thành sản phẩm 51
1. Biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng 51
2. Biện pháp tăng năng xuất lao động làm giảm chi phí tiền lương trong mỗi đơn vị sản phẩm.
70 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp thực hiện kế hoạch giảm giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Giầy Cẩm Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý tinh tế gọn nhẹ và đạt hiệu quả cao. Công ty tổ chức quản lý sản xuất theo một cấp, ban giám đốc công ty chỉ đạo sản xuất theo phương pháp trực tuyến, đứng đầu công ty là hội đồng quản trị là người có quyền hành cao nhất và chịu trách nhiệm với cơ quan chức năng, các khách hàng và cán bộ công nhân viên trong công ty. Bộ máy tổ chức sản xuất của công ty được khái quát qua sơ đồ sau:
sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Hội đồng quản trị
Phó giám kỹ thuật phụ trách, an toàn, hành chính
Phó giám đốc phụ
trách sản xuất
Ban giám đốc
Phòng KHNK
Phòng vật tư
Phòng TCBV
Phòng HC
Phòng kế toán
Phòng kỹ thuật KCS
Ban cơ điện
PX chặt
PX Cbị gò
PX
gò ii
PX
gò I
PX
đế
PX
Cbị may
PX may I
PX may II
Việc nâng cấp tổ chức quản lý đã đem lại hiệu quả to lớn cho công ty nhất là khâu nhập nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với khách hàng, bỏ qua nhiều khâu trung gian, giảm lao động gián tiếp, thúc đẩy sản xuất tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế đứng vững trên thị trường cạnh tranh.Thị trường hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú, nhu cầu người tiêu dùng ngày càng nâng cao, đòi hỏi khả năng cung ứng cũng phải tăng theo, đây là một điều kiện tốt cho việc phát triển thị trường của Công ty. Thị trường da giầy Thế giới cũng đang rất sôi động, ngành thương mại ngày càng phát triển, các thị trường tiêu thụ chính EU, Nhật, Mỹ có nền kinh tế bắt đầu phục hồi. Khả năng xuất khẩu bắt đầu được khôi phục lại.
Với cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất nói trên mỗi phòng ban, phân xưởng đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể, phục vụ tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và có mối quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục, hiệu quả
a) Hội đồng quản trị:
Gồm 07 thành viên, 01chủ tịch, 01phó chủ tịch, là bộ phận quán lý ở cấp cao nhất của công ty, hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý công ty bằng viêc phân công trách nhiệm – theo từng lĩnh vực công tác cho các thành viên hội đồng, và các thành viên chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, các cổ đông về phân công việc của mình .
b) Ban giám đốc :
Gồm 04 người :
- Giám đốc công ty : là người đại diện hợp pháp của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, giám đốc là người phụ trách chung, chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh;
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất : gồm 02 người chỉ đạo 2 khu vực sản xuất chính (khu vực 1, khu vực 2) là người giúp việc, tham mưu cho giám đốc trong toàn bộ lĩnh vực sản xuất, thay mặt giám đốc tiến hành điều độ sản xuất, đảm bảo thực hiện sản xuất tiến độ, cân đối, nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộ phận, phân xưởng;
- Phó giám đốc thường trực : là người tham mưu giúp việc cho giám
đốc về công tác đối nội, đối ngoại, chỉ đạo trực tiếp công tác an toàn lao động, xây dựng cơ bản trong công ty.
c) Các phòng ban chức năng: Thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các nhân viên và các trưởng phó phòng.
Phòng KH – XNK: có nhiệm vụ tổng hợp, xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời triển khai kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của từng phân xưởng bộ phận sản xuất, đảm bảo đúng tiến độ giao hàng. Tìm hiểu nghiên cứu thị trường, đề xuất các phương án mua nguyên vật liệu cho sản xuất, làm các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu.
Phòng vật tư: Lập kế hoạch cung ứng vật tư, chịu trách nhiệm bảo quản cung cấp vật tư kịp thời cho sản xuất. Quản lý toàn bộ các kho hàng hoá vật tư của công ty.
Phòng kế toán: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán theo mô hình xác định, từ khâu thu nhập, xử lý những chứng từ ghi sổ, lập báo cáo kế toán. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh. Tham mưu cho giám đốc về tình sử dụng nguồn tái chính, đồng thời thực hịên đúng chính sách tài chínhcủa nhà nước qui định, cung cấp một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời về quá trình hình thành và vận động của tài sản Giúp lãnh đạo công ty đưa ra những quyết định đúng đắn thích hợp.
Phòng hành chính: Bao gồm các công tác hành chính y tế, quản lý các loại văn bản, phô tô tài liệu, quản lý con dấu, tiếp đón khách đến quan hệ giao dịch làm việc tại công ty.
Phòng tổ chức bảo vệ: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hồ sơ, lao động, nhân sự, tuyển dụng lao động, tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý và đào tạo cán bộ thực hiện chính sách cho người lao động, tham gia quản lý bảo vệ tài sản của côn ty, xây dựng định đơn giá các công đoạn sản xuất của phân xưởng sản xuất.
Phòng kỹ thuật KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm): kiểm tra giám sát toàn bộ thành phẩm, bán thành phẩm, làm mẫu, triển khai kỹ thuật sản xuất cho các phân xưởng nhằm đảm bảo các thông số kỹ thuật, mẫu của khách hàng qui định.
Ban cơ điện: Bảo quản sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, thiết bị điện, sửa chữa điện đảm bảo cho sản xuất liên tiếp.
5- Quy trình công nghệ sản xuất giầy thể thao của công ty:
Là qui trình công nghệ sản xuất dây truyền liên tục và khép kín, bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau, sản phẩm chủ yếu là giầy thể thao xuất khẩu:
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giấy thể tha
Nguyên liệu
Bồi
Chặt
Chuẩn bị
May
Cán trộn ép đế
Gò ráp
Kho thành phẩm
II. Thực trạng công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.
1. Đặc điểm chi phí sản xuất của công ty .
Mỗi doanh nghiệp sản xuất ở các ngành nghề khác nhau thì đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm cũng khác nhau. Theo đó chi phí sản xuất phát sinh ở mỗi ngành cũng có những đặc thù riêng. Tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình, chi phí sản xuất có những đặc điểm sau:
- Do quy trình sản xuất giầy là quy trình phức tạp kiểu chế biến liên tục không bị gián đoạn về mặt thời gian, nên chi phí sản xuất được tập hợp theo toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất.
- Là doanh nghiệp sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70% - 80% giá trị sản phẩm ). Vật liệu thường bỏ ngay từ quy trình sản xuất .
2. Phân loại chi phí sản xuất.
Để đáp ứng nhu cầu quản lý của công ty cũng như theo quy định của nhà nước, chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Là những chi phí về vật liệu chính như: Hoá chất, các loại da (da trắng, da đen, da vàng, da Navy), các loại giả da, bìa hoá học, mút, xốp, tấm trang trí, dây giầy, đế Ngoài ra còn rất nhiều phụ gia khác như: keo, băng dính, chỉ may, chỉ thêu, giấy nhét, bìa các tôngSử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm của công ty .
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là những chi phí về tiền lương cá nhân trực tiếp, lương sản phẩm tập thể, lương thời gian, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ, của công nhân trực tiếp sản xuất .
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất của công ty ngoài hai khoản mục trên. Nhằm phục vụ cho công tác quản lý trong doanh nghiệp theo quy định hiện hành, đồng thời giúp kế toán thuận lợi trong việc xác định chi phí sản xuất theo yếu tố, toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh tại doanh nghiệp được chia thành:
- Chi phí nhân viên : bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương mà công ty phải trả cho nhân viên quản lý.
- Chi phí dụng cụ đồ dùng: là những chi phí về dụng cụ bảo hộ lao động, đồ dùng phục vụ cho sản xuất cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm .
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng ở xí nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp:
Quy trình công nghệ sản xuất giầy thể thao ở công ty cổ phần giầy Cẩm Bình là quy trình công nghệ sản xuất kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau được thực hiện qua các phân xưởng: xưởng chặt, xưởng chuẩn bị, xưởng may, xưởng đế, xưởng gò ráp, kho thành phẩm. Bán thành phẩm của xưởng chặt là đối tượng tiếp tục chế biến của xưởng chuẩn bị cho xưởng may và xưởng gò ráp, bán thành phẩm của xưởng may là đối tượng tiếp tục chế biến của xưởng gò ráp. Bộ phận đóng hộp của xưởng gò ráp thực hiện công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất. Thành phẩm của quá trình sản xuất là sản phẩm giầy thể thao hoàn thành, đóng hộp và nhập kho thành phẩm .
Như vậy, các chi phí phát sinh hàng ngày ở các phân xưởng, tuy nhiên công ty không tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng mà tập hợp chi phí phát sinh theo cả quy trình sản xuất; ở từng phân xưởng kế toán xưởng theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh của từng công đoạn, nên đã giám sát được mức tiêu chi phí của từng phân xưởng, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý chi phí cho phù hợp. Việc theo dõi chỉ là ghi chép chứ không mang tính chất hạch toán.
Cho nên đối tượng tập hợp chi phí của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất.
Do tính chất phát sinh thường xuyên của các yếu tố chi phí sản xuất đòi hỏi phải kiểm tra chặt chẽ nên công ty thống nhất hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên .
4. Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất
a. Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu
- Nguyên vật liệu chính: Bao gồm các loại cao su, da, giả da các loại vải, các loại bột nhẹ, gồm nhiều thứ nhiều loại có tính năng tác dụng khác nhau.
- Nguyên vật liệu phụ: Là các loại vật liệu phụ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất. Như: các loại axit, ti tan, lưu huỳnh, keo và các loại hoá chất, kim máy
- Nhiên liệu: Xăng, dầu, ga
Căn cứ vào phiếu xuất kho do phòng kế hoạch vật tư chuyển sang, kế toán vật tư viết phiếu xuất kho theo đúng số lượng, chủng loại, quy cách đã định mức trong phiếu sản xuất. Sau đó, giao phiếu xuất kho cho bộ phận cần nguyên liệu đó để đưa xuống kho. Thủ kho sau khi giao nguyên liệu, giữ lại phiếu xuất kho làm căn cứ ghi thẻ kho. Đơn giá nguyên liệu ở công ty được xác định theo đơn giá bình quân gia quyền.
Sau mỗi lần nhập – xuất kế toán nguyên vật liệu phải tính lượng nguyên vật liệu tồn kho để ghi vào cột tồn trên sổ. Hàng tháng, kế toán cộng số phát sinh tháng và tính ra số dư cuối tháng, số liệu từ sổ chi tiết được lấy số cộng để ghi vào bảng tổng hợp chi tiết cuối tháng. Các chứng từ gốc còn là căn cứ để cuối tháng kế toán lập bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất dùng
Hiện tại, đơn giá vật tư xuất kho tại công ty được tính theo phương pháp thực tế bình quân gia quyền. Đơn giá này được tính một lần vào cuối quý
Giá trị thực tế NVL tồn đầu kỳ
Giá trị thực tế NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ
Số lượng NVL nhập trong kỳ
+
Đơn giá
bình quân
+
Trị giá NVL xuất trong kỳ
Đơn giá bình quân
Số lượng NVL xuất kho trong kỳ
= x
Ví dụ: Trong quý III năm 2008 trên bảng kê xuất nhập tồn mở cho da air leather có số liệu:
- Khối lượng tồn đầu quý: 220.230 số tiền: 4.993.152.000
Trong quý nhập kho: 615.520 số tiền: 12.618.160.000
Vậy đơn giá bình quân được xác định như sau:
4.993.152.000 + 12.618.160.000
= 21.000
220.230 + 615.520
Số lượng da air leather thực xuất là 660. Vậy trị giá thực tế xuất kho là:
660 x 21.000 = 13.860.000
- Chi phí nguyên vật liệu phụ: là toàn bộ chi phí về vật liệu phụ phục vụ cho sản xuất.
- Chi phí nhiên liệu : Toàn bộ chi phí về nhiên liệu như dầu máy khâu, dầu nhớt, mỡ bò, xăng công nghiệp
- Chi phí về vật liệu khác: Tất cả các chi phí như: keo sắt, tấm trang trí
- Chi phí công cụ dụng cụ: Toàn bộ chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất.
b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp .
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng sản xuất của công ty bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó, việc tính toán và hạch toán đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp cũng như việc trả lương chính xác, kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý thời gian lao động, quản lý quỹ lương của công ty, tiến tới quản lý tốt chi phí và giá thành.
Việc tính lương và các khoản phải trả có tính chất lương cho công nhân nói riêng và nhân viên nói chung được thực hiện dưới hai hình thức trả lương đó là: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm
* Hình thức trả lương theo thời gian: Được áp dụng đối với các công việc quản lý và các nhân viên phục vụ. Căn cứ hạch toán lương thời gian là bảng chấm công đã qua phòng tổ chức – hành chính kiểm duyệt, lương thời gian được tính theo công thức sau:
- Hệ số lương: Căn cứ vào cấp bậc lương của công nhân viên trong công ty
- Mức lương tối thiểu do nhà nước quy định, mức lương tối thiểu 540.000đ
* Hình thức trả lương theo sản phẩm : Hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi và công ty đã sử dụng hình thức trả lương sản phẩm. Theo hình thức này, tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính trên cơ sở khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành đảm bảo chất lượng và đơn giá lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc ở từng công đoạn.
Đơn giá lương sản phẩm
Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành
Lương sản phẩm phải trả cho công nhân sản xuất
Tiền lương được tính theo công thức:
= x
Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng đối với công việc khoán đơn giá tiền lương, theo hình thức này tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính trên cơ sở khối lượng sản phẩm hoàn thành, đảm bảo chất lượng và đơn giá lương tính cho một đơn vị sản phẩm ở từng công đoạn tiền lương được tính theo công thức:
Tij = Vđgj x qij
Trong đó:
Tij : Tiền lương sản phẩm của người lao động thứ i công đoạn j .
Vđgj : Đơn giá tiền lương sản phẩm công đọan j
qij : Số công làm việc công đoạn j của người lao động
Số lượng sản phẩm hoàn thành bàn giao do thống kê xưởng theo dõi, tổng hợp từ các tổ trưởng và ghi chép hàng ngày, cuối tháng chuyển cho kế toán xưởng để tính lương. Đơn giá lương một sản phẩm do phòng tổ chức tính dựa vào năng xuất lao động thực tế sản lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho, số giờ đồng hồ để sản xuất một lượt sản phẩm hoàn thành nhập kho và tính chất công việc là thợ bậc mấy có xác định của công ty. Đơn giá lương được phòng tổ chức tính cho phân xưởng Chặt là: 20.000đ/công
Ví dụ: tính lương cho Nguyễn Thanh Hải
Tiền lương sản phẩm của anh Hải được hưởng là:
= 20.000 x 17 = 340.000(đ)
Tiền ăn ca: = 17 x 5000 = 85.000(đ)
Tổng lương anh Hải hưởng là: 340.000 +85.000 = 425.000(đ)
Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công kế toán phân xưởng lập bảng thanh toán tiền lương cho các tổ của phân xưởng mình.
Bảng thanh toán tiền lương bộ phận sản xuất
Tháng 07 năm 2008
stt
Tên phân
xưởng
Lương cấp bậc
Lương thực
tế
Tạm ứng
Trích BHXH
Còn lĩnh
Ký nhận
1
Phân xưởng
chặt
31.375.000
12.000.000
1.568.750
17.806.250
2
Phân xưởng đế
40.980.000
20.000.000
2.049.000
18.931.000
3
Phân xưởng gò
60.776.500
20.000.000
3.038.825
37.737.675
4
Phân xưởng thêu vi tính
70.890.000
30.000.000
3.544.500
37.345.500
.
.
..
..
Cộng
506.710.000
160.000.000
25.335.500
321.710.000
Cuối mỗi tháng căn cứ vào số liệu của bảng thanh toán tiền lương kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Hiện tại công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất mà khoản này thực tế phát sinh bao nhiêu sẽ hạch toán trực tiếp vào phát sinh kỳ đó, công ty thực hiện trích các khoản theo lương theo tỷ lệ 19% trên tổng số tiền lương trả cho công nhân viên. Trong đó, BHXH, Ytế chiếm 17% và KFCĐ chiếm 2%. Các khoản trích lập vào các quỹ như trên được nhà nước cho phép tính một phần vào chi phí sản xuất. Nhằm mục đích lập quỹ tài trợ cho công nhân trong trường hợp xảy ra ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưuvà duy trì tổ chức công đoàn, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Tổng cộng
592.850.700
36.708.750
47.946.800
60.315.840
208.571.200
860.737.760
TK 338
Cộng có TK 338
86.140.700
5.333.750
6.966.600
8.769.840
30.305.220
125.209.760
338.3 (15%)
76.006.500
4.706.250
6.174.000
7.732.800
26.739.900
110.479.200
338.2 (2%)
10.134.200
627.500
819.600
..
1.031.040
3.565.320
14.730.560
TK 334
Cộng có TK 334
506.710.000
31.375.000
40.980.000
.
51.552.000
178.266.000
736.528.000
Khoản phụ
..
Lương thực tế
506.710.000
31.375.000
40.980.000
.
51.552.000
178.266.000
736.528.000
TK ghi
có
TK
ghi nợ
TK 622
Phân xưởng Chặt
Phân xưởng đế
627
642
Cộng
STT
1
-
-
..
2
3
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
tháng 07/2008
c. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ sản xuất và những khoản chi phí khác phát sinh ở phân xưởng sản xuất . Nội dung chi phí sản xuất chung ở công ty bao gồm:
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là các khoản trích khấu hao TSCĐ tham gia trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm .
- Chi phí nhân viên phân xưởng: Là các khoản chi phí về tiền lương chính, phụ, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương phải trả cho thống kê phân xưởng, quản đốc.
- Chi phí vật liệu công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng như: chi phí về dụng cụ bảo hộ lao động
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các chi phí : tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, sửa chữa thuê ngoài phát sinh tại công ty và các khoản chi trả lãi tiền vay.
- Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí như chi phí tiếp khách, giao dịch, và các khoản chi phí khác trong phạm vi công ty.
* Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định:
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, ngoài việc phải bỏ ra các khoản chi phí thực tế để tiến hành sản xuất, Công ty còn phải bỏ ra một khoản tiền để bù đắp sự hao mòn của máy móc, thiết bị, nhà xưởng, bảo toàn vốn cố định gọi là chi phí khấu hao TSCĐ.
Tuy nhiên, chỉ những TSCĐ nằm trong phạm vi các phân xưởng sản xuất thì chi phí khấu hao của chúng mới được tính vào chi phí sản xuất, còn
những TSCĐ khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì chi phí khác được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
TSCĐ ở công ty giầy Cẩm Bình bao gồm các dây chuyền máy móc, thiết bị, nhà xưởng và phương tiện vận tải. Tổng giá trị của TSCĐ tương đối lớn và khấu hao TSCĐ là một khoản mục đáng kể trong những khoản mục chi phí nằm trong giá thành sản xuất .
Như vậy, các TSCĐ mà chi phí khấu hao của chúng được tính vào chi phí sản xuất chung là: Máy khâu, máy cắt, máy chặt, toàn bộ dây chuyền sản xuất giầy, nhà xưởng
Hiện nay, khấu hao TSCĐ ở công ty giầy Cẩm Bình được tính theo phương pháp đường thẳng. Căn cứ vào quyết định 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 và văn bản mới là quyết định số 166 của Bộ trưởng bộ tài chính. Công ty tính số khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm và hàng quý.
Mức trích khấu hao năm
NGTSCĐ - Số HMLK
=
Thời gian sử dụng còn lại
* Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là những chi phí về tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, fax, tiền thuê xe
Cuối kỳ, căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ thanh toán cho người bán, kế toán hạch toán liệt kê tổng hợp vào bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài.
* Chi phí khác bằng tiền: Chi phí khác bằng tiền tính vào chi phí sản xuất chung ở công ty giầy Cẩm Bình chủ yếu là chi phí nhập hàng( tiền giao dịch với Hải quan, tiền bến cảng). Ngoài ra còn một số chi phí làm định
Như vậy, công ty vừa vay vốn lưu động vừa vay để đầu tư . Khoản phải trả lãi tiền vay vốn sản xuất công ty hạch toán như một khoản chi phí sản xuất trong kỳ và được tính vào giá thành sản phẩm.
BảNG TổNG HợP TSCĐ NĂM 2008
STT
Tên TSCĐ
Nguyên giá
KHLK
Giá trị còn lại
1
Máy móc, thiết bị
18.880.115.000
708.000.000
18.172.115.000
2
Nhà xưởng
4.400.142.788
132.000.000
4.268.142.788
3
Phương tiện vận tải
444.329.000
22.216.400
422.112.600
Cộng
23.724.586.788
682.216.400
23.042.370.388
5. Kế toán chi phí sản xuất toàn công ty
Việc tổng hợp chi phí sản xuất được tiến hành khi kế toán xác định được toàn bộ các nội dung chi phí trên, kế toán sử dụng sổ chi phí sản xuất kinh doanh để tập hợp chi phí sản xuất. Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu được lập, kế toán tập hợp chi phí sản xuất ghi vào cột nợ TK 621 vào dòng có TK 152
6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Sản phẩm làm dở là khối lượng công việc sản phẩm còn trong quá trình sản xuất chế biến hoặc đang nằm đâu đó trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành vào quy trình công nghệ chế biến nhưng vẫn còn tiếp tục gia công chế biến mới trở thành thành phẩm.
Sau khi tập hợp tất cả chi phí phát sinh trong kỳ kế toán lấy số liệu đó để tập hợp vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp TK 154 để tổng hợp và tính giá thành.
Sản phẩm làm dở tại công ty Giầy Cẩm Bình được xác định là những sản phẩm đang nằm trên quy trình sản xuất gia công chế biến, chưa trải qua hết tất cả những công đoạn của quy trình kỹ thuật sản xuất.
Việc đánh giá sản phẩm làm dở là cần thiết đối với mọi doanh nghiệp . Vì vậy, để phục vụ công tác kế toán quản trị trong nội bộ công ty, giúp lãnh đạo công ty có cái nhìn đúng đắn về tình hình quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Từ đó, có thể đánh giá chính xác hơn về kết quả sản xuất của công ty, định kỳ theo yêu cầu của lãnh đạo, kế toán phải cung cấp các thông tin về chi phí sản xuất, về giá thành một cách chi tiết và toàn dịên.
Hiện tại, công ty Giầy Cẩm Bình tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, có ý nghĩa là sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn các chi phí khác( chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Vì trong toàn bộ chi phí sản xuất bỏ ra để sản xuất sản phẩm giầy thể thao ở công ty cổ phần giầy Cẩm Bình cũng như ở ngành giầy nói chung chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn( khoảng 80%).
Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở theo công thức:
Số lượng
SPDD
cuối kỳ
Giá trị SPDD cuối kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
CPSXDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ
= x
Công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình chỉ sản xuất giầy thể thao xuất khẩu, giầy thể thao có nhiều mẫu mã, kích cỡ khác nhau bao gồm: giầy người lớn và giầy trẻ em.
Ta có tình hình năm 2008 như sau:
- Số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ được kiểm kê: 35600(đôi)
- Số lượng giầy hoàn thành nhập kho: 182.435(đôi)
- Công ty đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ như sau:
10.834.990.954 + 14.754.690.050
Dck = x 35.600
182.435 + 35.600
= 4.178.194.527
III. Tính giá thành tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình
1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành:
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm. Để công tác tính giá thành sản phẩm được chính xác, bộ phận kế toán phải căn cứ vào đặc điểm riêng về tổ chức cũng như sản xuất của công ty mà xác định cho phù hợp.
Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành với các quy cách phẩm chất, kích cỡ khác nhau. Để đảm bảo sự phù hợp giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ.
2. Các bước của phương pháp tính giá thành:
- Trước hết kế toán dựa vào tiêu chuẩn hợp lý để làm căn cứ tính tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho các quy cách sản phẩm trong nhóm. Tiêu chuẩn phân bổ đó là giá thành kế họach.
- Căn cứ vào sản lượng thực tế và tiêu chuẩn phân bổ đã được lựa chọn, xác định tổng tiêu chuẩn phân bổ cho cả nhóm sản phẩm cũng như từng quy cách.
-Căn cứ vào chi phí sản xuất đạt được trong kỳ, số chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, tính tổng giá thành thực tế cho cả nhóm sản phẩm .
- Căn cứ vào tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm và tổng tiêu chuẩn phân bổ của cả nhóm, xác định tỷ lệ tính giá thành:
Tổng giá thành thực tế cả nhóm
Tỷ lệ giá thành =
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
- Căn cứ vào tỷ lệ giá thành và tiêu chuẩn phân bổ của từng quy cách phẩm cấp sản phẩm, xác định tổng giá thành thực tế và giá thành đơn vị của từng quy cách.
Tổng giá thành thực tế từng quy cách
=
Tiêu chuẩn phân bổ có trong từng quy cách( theo khoản mục)
x
Tỷ lệ giá thành
Tổng giá thành thực tế
Giá thành đơn vị =
Khối lượng sản phẩm
Xuất phát từ đặc điểm trên để phù hợp với đối tượng tính giá thành công ty đã xác định kỳ tính giá thành là quý, tức là mỗi quý tính một lần, đơn vị tính là đôi.
3. Phương pháp tính giá thành của Công ty:
- Trích bảng kế hoạch giá thành năm 2008 của công ty như sau:
Bảng kế hoạch giá thành năm 2008
Giá thành khấu hao( đ)
Loại giầy
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
Tổng
1. Giầy người lớn
1.304.000
101.000
110.000
1515.000
- Giầy Levi’s
- Giầy Sport
2. Giầy trẻ em
608.500
72.000
73.500
754.000
- Giầy BB
- Giầy Magic
Căn cứ vào phiếu báo sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, ta có số lượng thành phẩm nhập kho là 182.435 đôi,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2006.doc