MỤC LỤC
Bản tóm tắt đề tài trang 1
A. MỞ ĐẦU trang 2
1. Lí do chọn đề tài trang 2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trang 2
3. Phương pháp nghiên cứu trang 3
B. NỘI DUNG trang 3
I. Cơ sở lí luận trang 3
II. Cơ sở thực tiễn trang 3
III. Nội dung đề tài trang 4
1. Vấn đề đặt ra trang 4
2. Giải pháp thực hiện của đề tài trang 5-13
3. Kết quả trang 13
C. KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI trang 14
Tài liệu tham khảo trang 16
Mục lục trang 16
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15045 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp đọc tài liệu:
Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến những vấn đề cần nghiên cứu, tập hợp các dữ kiện có liên quan đến đề tài này.
b/ Phương pháp quan sát:
Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu. Dùng phương pháp này để quan sát học sinh qua các tiết dạy, xem thái độ học tập, thói quen và hành vi bảo vệ môi trường của các em như thế nào? Qua đó tìm hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu
c/ Phương pháp trò chuyện- trao đổi:
Dùng phương pháp này để trò chuyện với học sinh để biết được kết quả việc tiến hành loại bài này.
d/ Phương pháp phân tích sản phẩm:
Nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Cho ta xác định khả năng nhận thức, trình độ nhận thức, thái độ hứng thú học tập của học sinh, trình độ nghiệp vụ kiến thức, đặc điểm, tính cách và khả năng vươn tới của giáo viên
đ/ Phương pháp đối chiếu so sánh:
Qua một thời gian nghiên cứu, giáo viên tiến hành so sánh, đối chiếu với số liệu cũ với số liệu mới để thấy kết quả nghiên cứu của đề tài.
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
I. Cơ sở lý luận:
a/ Các văn bản chỉ đạo của Trung Ương
Bảo vệ môi trường hiện nay là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/ NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
b/ Các quan niệm khác về giáo dục:
Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khoá, xây dựng mô hình nhà trường xanh-sạch-đẹp.
2. Cơ sở thực tiễn:
a/ Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội – đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Mục đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ. Học sinh chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình và cộng đồng dân cư cả nước
b. Sự cần thiết của đề tài:
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống của con người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia.
Các nhà khoa học và quản lý đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gần một triệu giáo viên, cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy. Đây là một lực lượng khá hùng hậu. Việc trang bị các kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho số đối tượng này là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môi trường. Đây cũng chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình và cộng đồng dân cư của khắp các địa phương cả nước.
Trong những năm học phổ thông, học sinh không những được tiếp xúc với thầy cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, vườn cây ……. Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hoà đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta. Do đó việc giáo dục bảo vệ môi trường phải được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông, nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng bảo vệ môi trường.
3. Nội dung của đề tài:
a/ Vấn đề đặt ra trong đề tài:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong trường như: lớp học, phòng thí nghiệm, sân chơi, vườn trường …….
Do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế – xã hội, môi trường trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm trầm trọng, vì vậy bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu.
Hưởng ứng phong trào thi đua của Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Tây Ninh về việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó có nội dung “Xây dựng trường, lớp xanh- sạch- đẹp” nhằm đảm bảo các yêu cầu:
+ Trường sạch sẽ, có cây xanh thoáng mát và ngày càng đẹp hơn.
+ Tổ chức để học sinh THCS và học sinh THPT trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên.
+ Học sinh tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường.
Vì vậy “Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở” nhằm trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp để xây dựng mô hình nhà trường “xanh – sạch – đẹp”.
b/ Giải pháp thực hiện:
Vấn đề giáo dục môi trường là làm cho học sinh có ý thức và phát triển những kĩ năng cơ bản, tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và giữ gìn môi trường, có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ của con người. Qua đó rèn cho học sinh kĩ năng và hình thành thói quen biết bảo vệ và giữ gìn vệ sinh lớp học, sân trường…
1. Chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Giáo dục công dân cấp Trung học cơ sở:
* Lớp 6: Tích hợp vào các bài:
+ Bài 1. Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
+ Bài 3. Tiết kiệm.
+ Bài 7. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
+ Bài 10. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
* Lớp 7: Tích hợp vào các bài:
+ Bài 9. Xây dựng gia đình văn hoá.
+ Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Bài 15. Bảo vệ di sản văn hoá.
* Lớp 8: Tích hợp vào các bài:
+ Bài 3. Tôn trọng người khác.
+ Bài 7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội.
+ Bài 9. Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
+ Bài 15. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
+ Bài 17. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.
+ Bài 18. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
* Lớp 9: Tích hợp vào các bài:
+ Bài 6. Hợp tác cùng phát triển
+ Bài 18. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
2/ Phương pháp và hình thức dạy học: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn giáo dục công dân rất phong phú, đa dạng, mỗi phương pháp đều có mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp cho phù hợp với nội dung, tính chất từng bài, trình độ nhận thức của học sinh, năng lực sở trường của giáo viên và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường.
a/ Phương pháp thảo luận nhóm:
*. Khái niệm: Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến bài học, tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.
*. Cách thực hiện:Phương pháp thảo luận nhóm có thể tiến hành theo các bước sau:
- Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ hoạt động cho mỗi nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
- Giáo viên tổng kết và nhận xét.
*.Ví dụ minh họa:Dạy bài 15. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại (GDCD 8), sau khi cung cấp cho học sinh một số thông tin về vụ cháy rừng, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
+ Nhóm 1: Các em có suy nghĩ gì khi nghe các thông tin trên?
+ Nhóm 2: Vụ cháy rừng đã gây hậu quả như thế nào?
+ Nhóm 3: Cần làm gì để hạn chế và loại trừ cháy rừng?
+ Nhóm 4: Những quy định, những điều luật nào có liên quan đến vấn đề này ở nước ta?
b/ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
*. Khái niệm: Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn, để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề.
*. Cách thực hiện: Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:
- Học sinh đọc (hoặc xem, nghe) về trường hợp điển hình.
- Suy nghĩ về nó.
- Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của giáo viên.
*. Ví dụ minh hoạ:
Để giúp học sinh hiểu được thế nào là nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư và ý nghĩa của nếp sống đó (Bài 9. Góp phần xây dựng nến sống văn hoá ở cộng đồng dân cư – GDCD 8), giáo viên có thể cho học sinh nghiên cứu tập quán Tết trồng cây ở làng quê Việt Nam hoặc cho học sinh xem các tranh về môi trường, sau đó tổ chức cho học sinh thảo luận nhanh các câu hỏi:
Bác Hồ trồng cây
+ Qua quan sát tranh, em thấy môi trường Việt Nam như thế nào?
+ Thực trạng môi trường nước ta hiện nay ra sao? Nguyên nhân?
+ Trách nhiệm của chúng ta phải làm gì đối với môi trường?
c/ Phương pháp giải quyết vấn đề:
*. Khái niệm: Phương pháp giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích những vấn đề, tình huống cụ thể thường gặp phải trong đời sống hành ngày và xác định cách giải quyết, xử lí vấn đề tình huống đó một cách có hiệu quả.
*. Cách thực hiện: Phương pháp giải quyết vấn đề có thể thực hiện như sau:
- Xác định, nhận dạng vấn đề, tình huống.
- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề, tình huống đặt ra.
- Liệt kê những cách giải quyết có thể có.
- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết.
- So sánh kết quả các cách giải quyết.
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất.
- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn.
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.
*. Ví dụ minh họa:
Khi dạy bài 7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội (GDCD 8), để giúp học sinh biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong những tình huống có liên quan đến việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh xử lí tình huống:
“Sáng chủ nhật này, trường Hoàng tổ chức đi thu gom rác thải trên bãi biển. Song tối hôm trước, Hoàng thức khuya xem phim nên sáng ra vẫn còn buồn ngủ. Bên ngoài, trời lại hơi lạnh và lất phất mưa, khiến Hoàng lưỡng lự không biết có nên đi cùng các bạn không ………”
Nếu là Hoàng, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
d/ Phương pháp đóng vai:
*. Khái niệm: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề, bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được.
*. Cách thực hiện: Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau:
- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử.
- Giáo viên kết luận, định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.
*. Ví dụ minh họa:
Khi dạy bài 17. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng (GDCD 8), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đóng vai theo các tình huống sau:
Tình huống 1: Trên đường đi học, em phát hiện có mấy người đang cưa trộm cây trong rừng. Em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Em cùng bạn đi nhặt củi. Trời lạnh, mấy đứa rủ nhau đốt lửa sưởi, chẳng may lửa cháy lan sang cả những cây xung quanh……… Em nên làm gì trong tình huống đó?
đ/ Phương pháp trò chơi:
*. Khái niệm: Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hoặc thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.
*. Cách thực hiện:
- Giáo viên phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho học sinh.
- Chơi thử (nếu cần thiết).
- Học sinh tiến hành chơi.
- Đánh giá sau trò chơi.
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
* Ví dụ minh họa:
Để giúp cho học sinh hiểu thêm và biết yêu quý các loài vật và cây cối trong thiên nhiên, khi dạy bài 7. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên (GDCD 6), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Đoán xem cây gì? Con gì?”
Cách chơi như sau: Mỗi HS/ nhóm HS suy nghĩ chọn một loại cây hoặc con vật nào đó để đoán cả lớp. HS cả lớp sẽ được phép nêu 3 câu hỏi để tìm hiểu về loại cây/con vật đó. Ví dụ:
+ Có phải cây đó thường được trồng ở đất đồi không?
+ Có phải cây đó cho quả có mùi rất thơm phải không?
+ Có phải lá cây đó nhọn và có nhiều gai phải không?
Tuy nhiên người đố chỉ được trả lời đúng hoặc sai. Dựa trên 3 câu trả lời đó, các bạn trong lớp phải đoán xem đó là cây hoặc con gì.
Kết luận: Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành. Vì vậy giáo dục môi trường cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ môn, nhưng nó cũng có những phương pháp mang tính đặc thù. Vì vậy ngoài các phương pháp được nêu, giáo dục bảo vệ môi trường còn có thể vận dụng nhiều phương pháp khác như: phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa; phương pháp thí nghiệm; phương pháp hoạt động thực tiễn; phương pháp nêu gương…….
* Chứng minh vấn đề:
Đây là tiết dạy bài giáo dục công dân 8 cụ thể của tôi đã đưa ra giải pháp khoa học: Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở:
Tiết 24 Bài 17: NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG
Tuần dạy: 24
1/ MỤC TIÊU
1.1/Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng
- Nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
1.2/ Kỹ năng:
- Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
- Biết thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
1.3/Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng, tích cực tham gia giữ gìn tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
2/ TRỌNG TÂM:
Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
3/ CHUẨN BỊ:
3.1/ Giáo viên: Sgk +Tài liệu về môi trường + câu chuyện
3.2/ Học sinh: giấy bút thảo luận +bảng phụ
4/ TIẾN TRÌNH
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2/ Kiểm tra miệng:
a/ Vậy quyền sở hữu của công dân là gì? có mấy quyền sở hữu?
- Quyền sở hữu của công dân: Là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình
*Quyền sở hữu tài sản :gồm 3 quyền
+Quyền chiếm hữu
+Quyền sử dụng
+Quyền định đoạt
b/ Công dân có nghĩa vụ như thế nào đối với tài sản người khác
+ Nhặt được của rơi trả lại người mất
+ Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn
+ Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận. Nếu hư hỏng phải sửa chữa và bồi thường
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hđ1: Giới thiệu bài:
*Tình huống: Lê Thị Mỹ Quyên sinh năm 1963 ở thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên, đã đốt 1 hecta rừng để làm rẫy. Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên đã xử phạt hình thức: Chị Quyên phải trồng lại 1 hecta rừng và phải chăm sóc, khi cơ quan chức năng nghiệm thu tốt thì thôi.
Các em có suy nghĩ gì về hành vi của chị Quyên và biện pháp xử lí của tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên. Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta đi vào bài học hôm nay.
Hđ 2: Tìm hiểu phần đặt vấn đề
Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề. Sau đó chia nhóm thảo luận:
+ Nhóm 1,2: Hãy nhận xét ý kiến nào đúng? Vì sao?
-Ý kiến của Lan là đúng vì rừng là tài sản quốc gia. Nhà nước giao cho kiểm lâm, UBND quản lí vì các cơ quan này có trách nhiệm xử lí
+ Nhóm 3: Ở trường hợp Lan em sẽ xử lí như thế nào?
-Em sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền can thiệp
+Nhóm 4: Qua tình huống trên chúng ta rút ra bài học gì?
-Phải có trách nhiệm với tài sản của nhà nước
Hđ 3: Tìm hiểu nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và tầm quan trọng của tài sản Nhà Nước và lợi ích công cộng đối với sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
GV: nhắc lại quyền sở hữu tài sản của công dân, những tài sản thuộc sở hữu của công dân.
? Các tài sản không thuộc sở hữu của công dân thì thuộc về ai?
? Nêu một số ví dụ về tài sản nhà nước?
Giáo viên gọi học sinh đọc điều 17 hiến pháp 1992.
? Tài sản nhà nước bao gồm những loại gì?
Giáo dục bảo vệ môi trường.
Tài nguyên thiên nhiên, vùng trời, vùng biển, đất đai, sông suối… Đều là tài sản của nhà nước, công dân có trách nhiệm phải tôn trọng và bảo vệ.
? Tài sản nhà nước thuộc quyền sở hữu của ai?
? Lợi ích công cộng là gì?
? Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào?
? Em hãy kể tên một số tài sản nhà nước và lợi ích công cộng mà em biết
Tài sản nhà nước
Lợi ích công cộng
-Đất đai
-Rừng núi
-Sông hồ
-Nguồn nước
-Tài nguyên trong lòng đất
-Khu du lịch
-Đường sá
-Cầu cống
-Bệnh viện
-Trường học
-Công viên
-Vốn và tài sản do nhà nước đầu tư
? Công dân có nghĩa vụ như thế nào đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
Hđ4: Cho học sinh thảo luận nhóm.(4 phút)
Tình huống 1 “ Trên đường đi học, Nam phát hiện thấy có mấy người đang cưa trộm cây trong rừng. Họ đe doạ Nam không được nói cho ai biết, nếu không sẽ biết tay…
Theo em, Nam nên làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
Tình huống 2 “ Nhân ngày 26 tháng 3 lớp Huy tổ chức đi cắm trại ở đồi thông. Trong lúc cùng nhau đốt lửa trại, chẳng may Huy và các bạn sơ ý để lửa cháy lan sang cả mấy cây bên cạnh,..
Em có đồng tình với việc làm của Huy và các bạn không? Theo em, các bạn ấy cần phải làm gì khi đó? Vì sao?
Cử đại diện nhóm lên trình bày.
Giáo viên chốt ý nhận xét: Phải có trách nhiệm với tài sản nhà nước.Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Khi các tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng bị đe doạ chúng ta phải có hành động phù hợp để bảo vệ hoặc tìm cách báo ngay cho những người có trách nhiệm.
Giáo viên giáo dục học sinh làm thế nào để tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà Nước và lợi ích công cộng.
Ví dụ: Không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm trong sử dụng điện, nước.
? Nêu ví dụ về những hành vi xâm phạm hoặc làm thiệt hại đến tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?
Ví dụ: Đốt rừng làm rẫy.
? Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà Nước và lợi ích công cộng như thế nào?
Liên hệ bảo vệ môi trường.
? Trách nhiệm của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?
-Thể hiện bằng những hành vi việc làm cụ thể như: giữ gìn vệ sinh chung, tiết kiệm điện nước, đấu tranh với những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
Giáo viên chốt ý: “Công dân… Công cộng”
Hoạt động 4: Tìm hiểu phương thức quản lí của nhà nước đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
? Nhà nước quản lí tài sản Nhà Nước và lợi ích công cộng theo phương thức như thế nào?
? Các tài sản của nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân quản lí sử dụng thì nhà nước quản lí như thế nào?
? Các công trình phúc lợi công cộng được quản lí như thế nào?
Giáo viên đưa ra một số ví dụ minh hoạ.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Gọi học sinh đọc bài tập 1 sgk/49.
* Kết luận: Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế của đất nước. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ, thực hiện nghiêm chỉnh qui định của pháp luật. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Quyết tâm xây dựng xã hội mới văn minh.
I/ Đặt vấn đề
II/ Nội dung
1/ Thế nào là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?
-Tài sản nhà nước là tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước chịu trách nhiệm quản lý. Ví dụ như: đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên …
-Lợi ích công cộng là lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội
2/ Nghĩa vụ của công dân:
-Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:
+Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng vào mục đích cá nhân
+Khi được nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước thì phải bảo quản, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, không tham ô, lãng phí
3/ Nhà nước quản lí tài sản như thế nào?
-Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lí và sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân. Tuyên truyền giáo dục công dân thực hiện tốt nghĩa vụ của mình
III/ Bài tập
-Hùng và các bạn nam không biết bảo vệ tài sản nhà trường. Không nhận ra sai lầm của mình mà còn bỏ chạy
4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
Câu hỏi 1:Em đồng ý với ý kiến nào sao đây:
+Điện nước của nhà trường thì không cần tiết kiệm
+Đi tham quan phải biết bảo vệ di sản
+Họp lớp bàn về tài sản là không cần thiết
+Giúp đỡ các chú kiểm lâm bảo vệ rừng
4.5/ Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ:
-Học bài
-Làm bài tập còn lại
* Bài mới:
Chuẩn bị bài 18: Quyền khiếu nại tố cáo
V/Rút kinh nghiệm:
Nội dung
Phương pháp
Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học………………………………
c. Kết quả thực hiện:
Qua thời gian tiến hành nghiên cứu từ đầu năm học đến cuối học kỳ I. Tôi thấy rằng với việc thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục công dân cấp THCS một cách cụ thể qua từng giai đoạn nhất là giai đoạn II, kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
Thời gian
Khối
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tuần 2
6
217
55
25,3
80
37
68
31,3
14
6,4
7
194
42
21,6
71
36,6
65
33,5
16
8,3
8
226
83
36,7
87
38,5
44
19,5
12
5,3
9
174
64
36,8
49
28,2
48
27,6
13
7,4
Cuối HKI
6
217
60
27,7
87
40,1
63
29
7
3,2
7
194
43
22.2
83
42,8
59
30,4
9
4,6
8
226
91
40,3
91
40,3
35
15,4
9
4
9
174
73
42
56
32,2
37
21,3
8
4,5
Như vậy với kết quả trên nếu tiếp tục được thực hiện ở học kỳ II thì tôi nghĩ chất lượng học tập của học sinh sẽ được nâng cao.
d/ Đánh giá kết quả của đề tài:
* Các mặt thực hiện được:
Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu đề tài “Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở”, đã thu được kết quả như sau:
- Học sinh đã hiểu được bản chất của môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ , tình cảm yêu quý, tôn trọng môi trường – thiên nhiên; có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng di sản văn hoá; có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh; có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí; giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động; ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán hành vi gây hại cho môi trường.
- Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; tham gia tuyên truyền, vận động gia đình, nhà trường và cộng đồng bảo vệ môi trường.
*Tồn tại:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở.doc