Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I 2
đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi và tác động của những 2
đặc điểm đó đến việc quy định các biện pháp xử lý 2
vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 2
1. Khái niệm và đặc điểm người chưa thành niên 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Đặc điểm 4
1.2.1. Đặc điểm sinh lí 5
1.2.2. Đặc điểm tâm lí 6
Chương II 13
Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử lý 13
hành chính đối với người chưa thành niên 13
1. Quá trình hình thành các quy định pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên 13
2. Các Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên theo pháp luật hiện hành 17
2.1. Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính 18
2.1.1. Phạt cảnh cáo. 18
2.1.2. Phạt tiền 19
2.1.3. Các hình thức xử phạt bổ sung 20
2.2. Các biện pháp xử lý hành chính khác 21
2.2.1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn 22
2.2.2. Đưa vào trường giáo dưỡng 23
2.2.3. Đưa vào cơ sở chữa bệnh 25
2.3. Các biện pháp khắc phục hậu quả, ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính 28
2.3.1. Các biện pháp khắc phục hậu quả 28
2.3.2. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính 28
Chương III 31
Thực tiễn áp dụng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về biện pháp xử lý 31
vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 31
1. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 31
1.1. Các biện pháp xử phạt hành chính 31
1.2. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn 33
1.3. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng 35
1.4. Biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh 40
2. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quy Định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định đó đối với người chưa thành niên 42
2.1. Phương hướng 42
2.2. Giải pháp 44
2.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 44
2.2.2. Nâng cao hiệu quả; khắc phục khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên 48
2.2.3. Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật ở người chưa thành niên 50
2.2.4. Các giải pháp khác 51
Kết luận 52
Tài liệu tham khảo 53
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6871 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý, người sử dụng hợp pháp; "…trường hợp tang vật là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi cây trồng thì bị xử lý theo quy định của khoản 2 Điều 61 của Pháp lệnh" (khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP).
Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức xử phạt này được pháp luật quy định cụ thể.
2.2. Các biện pháp xử lý hành chính khác
Theo quy định của pháp luật hiện hành có bốn biện pháp xử lý hành chính khác, gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục và đưa vào cơ sở chữa bệnh (biện pháp quản chế hành chính đã bị bãi bỏ theo quy định của Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH 11 ngày 08/03/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính).
Trong số bốn biện pháp trên thì có tới ba biện pháp cũng được quy định áp dụng với người chưa thành niên là giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng và đưa vào cơ sở chữa bệnh.
2.2.1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định tại Điều 23, một số điều khác trong Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003; Thông tư số 22/2004/TT-BCA của Bộ công an; Quyết định số 1522/2005/QĐ-BCA ngày 27/10/2005…
Đối tượng người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp này gồm:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự ;
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng;
- Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có nơi cư trú nhất định.
Với biện pháp này người chưa thành niên vi phạm hành chính được giáo dục, quản lý tại địa phương mà không bị cách li khỏi cộng đồng. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương cũng như gia đình phải có những biện pháp phù hợp, hiệu quả, giúp đỡ họ để họ có thể nhận thức đúng đắn hơn về những việc mình làm.
Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thể tự mình hoặc theo đề nghị của một trong những cơ quan, tổ chức sau: Trưởng Công an cấp xã; Chủ tịch Uỷ ban mặt trận Tổ quốc cấp xã; Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị dân cư cơ sở…Cụ thể đối với người chưa thành niên có thể có sự tham gia của Uỷ ban dân số, gia đình, Trẻ em hoặc Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…Với sự tham gia của các tổ chức này, quyền lợi của các em được bảo đảm hơn bởi đó là những tổ chức đại diện cho quyền lợi của các em về mặt xã hội.
Trình tự, thủ tục ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: trước khi ra quyết định áp dụng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp gồm Trưởng Công an cấp xã, đại diện Ban Tư pháp, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở, gia đình của người được đề nghị giáo dục để xem xét việc áp dụng biện pháp này. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ quyết định có áp dụng biện pháp này hay không, và tuỳ từng đối tượng mà quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản lý, giáo dục.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực, cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục phải tổ chức cuộc họp để thi hành quyết định đó đối với người được giáo dục, trong đó: "Người được giáo dục phải tự mình đọc bản kiểm điểm và cam kết sửa chữa sai phạm của mình. Các đại biểu tham dự cuộc họp phân tích những sai phạm của người được giáo dục và góp ý kiến xây dựng, giúp đỡ người đó sửa chữa tiến bộ" (khoản 1 Điều 13 Nghị định số 163/2003/NĐ-CP). Với người chưa thành niên vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì có thể có sự tham gia của Đoàn thanh niên ở cơ sở, nhà trường và gia đình người được giáo dục.
Thời hạn áp dụng là từ ba tháng đến sáu tháng.
2.2.2. Đưa vào trường giáo dưỡng
Quy định tại Điều 24, một số điều khác của Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là biện pháp chỉ áp dụng với người chưa thành niên nhằm tạo điều kiện để họ được học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Đối tượng người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng gồm:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiệm trọng quy định tại Bộ luật hình sự;
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;
- Người từ đủ 14 tuổi đến đưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.
Họ là những người đã nhiều lần thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm lần đầu nhưng hành vi vi phạm của họ có dấu hiệu của một trong những tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự. Việc xác định đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng như trên là phù hợp với việc phân loại tội phạm và độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự cũng như tính chất, mức độ, nhân thân của người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính.
Thẩm quyền ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trước đây, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 quy định: "Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào trường giáo dưỡng…" (khoản 1 Điều 61). Hiện nay thẩm quyền này đã được phân cấp cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định. Quy định này nhằm đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Mặt khác, có thể giảm bớt công việc cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể tập trung nhiều hơn vào những công việc quan trọng khác của địa phương. Điều này là phù hợp với chương trình cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện sự mạnh dạn phân cấp cho chính quyền cấp huyện, đơn giản hoá và rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, giảm bớt phiền hà và những vấn đề phức tạp về quản lý đối tượng có thể nảy sinh trong thời gian xử lý hồ sơ, chờ đợi quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định từ Điều 75 đến Điều 83 Pháp lệnh và chương II của Nghị định số 142/2003/NĐ-CP quy định về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng. Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên vi phạm phạm pháp luật cư trú lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp người chưa thành niên không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng thì cơ quan Công an đang thụ lý phải xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hoặc biên bản, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao hồ sơ, biên bản cho Trưởng Công an cùng cấp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm thẩm tra, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi hồ sơ đến các thành viên của Hội đồng tư vấn (Hội đồng tư vấn về việc đưa vào trường giáo dưỡng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập). Hội đồng tư vấn xem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp xét duyệt hồ sơ, gửi ý kiến báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét việc quyết định việc đưa vào trường giáo dưỡng.
Việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng do Công an cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với gia đình hoặc người giám hộ đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng.
Thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng là từ sáu tháng đến hai năm. Trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, người chưa thành niên có thể được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 83 Pháp lệnh, hoặc được giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc được miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng theo Điều 81 Pháp lệnh.
2.2.3. Đưa vào cơ sở chữa bệnh
Biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được quy định tại Điều 26, các điều từ Điều 93 đến Điều 101 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và một số điều khác có liên quan; tại các nghị định, thông tư, quyết định quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng. Đưa vào cơ sở chữa bệnh là biện pháp xử lý hành chính áp dụng với người nghiện ma tuý và người bán dâm nhằm chữa trị, giáo dục họ từ bỏ ma tuý, sống cuộc sống lành mạnh không có tệ nạn xã hội. Biện pháp này không chỉ được pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định mà còn được quy định trong Luật phòng chống ma tuý, Pháp lệnh phòng chống tệ nạn mại dâm.
Điểm a khoản 2 Điều 26 quy định: "Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định". Như vậy, người chưa thành niên nghiện ma tuý không phải là đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Điểm b khoản 2 Điều 26 lại quy định: "Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên dã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định". Như vậy chỉ có người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bán dâm có tính chất thường xuyên mới bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Tuy nhiên, Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 ngoài việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính còn quy định chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh. Trong đó khoản 1 Điều 23 nghị định quy định: "Trung tâm chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội được tiếp nhận người chưa thành niên nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; người nghiện ma tuý và người bán dâm tự nguyện xin vào Trung tâm". Người chưa thành niên có những đặc điểm riêng về thể chất và tinh thần, đưa vào cơ sở chữa bệnh là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính, nhưng với mục đích chữa bệnh cho những đối tượng như người nghiện ma tuý, người bán dâm có tính chất thường xuyên. Để việc thực hiện biện pháp này một cách hiệu quả cơ sở chữa bệnh phải tổ chức một khu vực dành riêng cho người dưới 18 tuổi. Pháp luật quy định những người chưa thành niên nghiện ma tuý sau đây bị cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội:
- Người đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn còn nghiện;
- Người đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện;
- Người không có nơi cư trú nhất định.
Việc cai nghiện tại trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội đối với người chưa thành niên nghiện ma tuý không phải là một biện pháp xử lý hành chính khác.
Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Đây cũng là điểm mới trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 quy định thẩm quyền ra quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người chưa thành niên là người bán dâm từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có tính chất thường xuyên được quy định theo các điều từ Điều 93 đến Điều 101 Pháp lệnh. Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên vi phạm hành chính cư trú xem xét lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện; trường hợp không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện; trường hợp đối tượng do Công an cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng bị đưa vào cơ sở chữa bệnh thì cơ quan Công an đang thụ lý phải xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Sau khi nhận được hồ sơ hoặc biên bản, Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện giao cho trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp thẩm tra hồ sơ, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi hồ sơ đến các thành viên của Hội đồng tư vấn (Hội đồng tư vấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập), Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ, báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ xem xét quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh với người chưa thành niên là người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Việc thi hành quyết định do cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở chữa bệnh.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên là từ ba tháng đến mười tám tháng. Trong thời gian chấp hành quyết định, có thể được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Điều 98; hoặc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở chữa bệnh theo Điều 99.
2.3. Các biện pháp khắc phục hậu quả, ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính
2.3.1. Các biện pháp khắc phục hậu quả
Người chưa thành niên khi vi phạm hành chính cũng có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như quy định tại khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh. Các biện pháp này không phải là những hình thức xử phạt hay biện pháp xử lý hành chính khác, nó được áp dụng nhằm mục đích khắc phục những hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong thực tế, gồm:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (Điều18);
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra (Điều 19);
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện (Điều 20);
- Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại (Điều 21).
Người chưa thành niên vi phạm hành chính có thể có khả năng chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không, trong trường hợp họ không có khả năng chấp hành các biện pháp trên thì cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có trách nhiệm, để đảm bảo khắc phục phần nào những thiệt hại về quyền, lợi ích, tài sản của cá nhân, tổ chức do vi phạm hành chính của người chưa thành niên gây ra. Tuy nhiên, ngoài việc quy định: "Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật" (khoản 3 Điều 7), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng như những văn bản hướng dẫn khác không quy định cụ thể về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả với đối tượng này.
2.3.2. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, gồm:
- Tạm giữ người (Điều 44);
- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 46);
- Khám người (Điều 47);
- Khám phương tiện vận tải, đồ vật (Điều 48);
- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 49);
- Bảo lãnh hành chính (Điều 50);
- Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất (Điều 51);
- Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sử giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn (Điều 52).
Ngoài những quy định chung của Pháp lệnh về việc áp dụng từng biện pháp trên thì đối với người chưa thành niên Pháp lệnh cũng có những quy định riêng, cụ thể.
Tạm giữ người theo thủ tục hành chính: trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó biết. Người chưa thành niên là những người chịu sự quản lý chặt chẽ của cha mẹ, cha mẹ họ trong nhiều trường hợp phải chịu trách nhiệm gián tiếp về những vi phạm hành chính do người chưa thành niên gây ra nên việc thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên biết là quy định phù hợp.
Bảo lãnh hành chính: là một biện pháp mới được quy định so với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, theo đó nếu đối tượng là người chưa thành niên thì trách nhiệm bảo lãnh hành chính được giao cho cha mẹ hoặc người giám hộ. Cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên sẽ nhận quản lý, giám sát người chưa thành niên vi vi phạm pháp luật thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh trong thời gian cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp này nếu người chưa thành niên có nơi cư trú nhất định. Điều này nhằm ngăn chặn không để đối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật và đảm bảo sự có mặt của đối tượng tại nơi cư trú khi được yêu cầu. Truy tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn được áp dụng với người chưa thành niên để đảm bảo việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính khác với đối tượng này.
Trong các biện pháp trên thì biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất không áp dụng với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Do người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, người chưa thành niên là đối tượng của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính phải là công dân Việt Nam.
Các biện pháp còn lại áp dụng với người chưa thành niên như áp dụng với người thành niên.
Như vậy, cùng với sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung, những quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, góp phần đáng kể vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.
Chương III
Thực tiễn áp dụng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về biện pháp xử lý
vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
1. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ra đời đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên chỉ được quy định rải rác, không có hệ thống, trong khi thực tiễn tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng. Do đó, việc áp dụng các quy định pháp luật đối với đối tượng này, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
1.1. Các biện pháp xử phạt hành chính
Do nhận thức chưa đúng đắn về những hành động của mình, do ý thức pháp luật chưa cao mà người chưa thành niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng. Trong những năm gần đây, quy định pháp luật về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên tương đối phù hợp và đã góp phần tích cực vào việc ngăn chặn tình hình trên. Thực tế cho thấy, chỉ có các hình thức xử phạt chính được áp dụng nhiều đối với người chưa thành niên, còn các hình thức xử phạt bổ sung ít được áp dụng đối với đối tượng này, nhất là khi các biện pháp xử phạt bổ sung lại nặng hơn so với biện pháp xử phạt chính.
Việc quy định chỉ phạt cảnh cáo đối với mọi vi phạm hành chính do cố ý của người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, trong trường hợp họ vi phạm nhiều lần nhưng không rơi vào các trường hợp bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác thì vẫn chỉ bị phạt cảnh cáo, nếu không xử lý nghiêm minh sẽ dẫn đến thái độ coi thường pháp luật, không những không ngăn chặn được họ vi phạm pháp luật mà còn làm gia tăng vi phạm pháp luật ở những đối tượng này.
ở một số lĩnh vực quản lý nhà nước, thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Cụ thể trong lĩnh vực giao thông đường bộ, người chưa thành niên vi phạm quy định luật giao thông đường bộ ngày càng tăng về số lượng và mức độ. Những vi phạm thường gặp ở người chưa thành niên như đi không đúng phần đường quy định, đi xe dàn hàng ngang, tụ tập dưới lòng đường, chở người vượt quá quy định…đặc biệt là nạn đua xe trái phép. Trong thời gian qua những hành vi này không những gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác mà còn gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Với những vi phạm đó, việc chỉ áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với người chưa thành niên không phát huy hết hiệu quả ngăn chặn cũng như phòng ngừa, đấu tranh chống những hành vi vi phạm tương tự. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, một trong những nguyên nhân chính là việc xử lý vi phạm luật giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông còn hạn chế. Thực tế cho thấy, những người có thẩm quyền xử phạt (cảnh sát giao thông) nhiều lần thấy lỗi của người chưa thành niên mà không xử phạt. Đó có thể là do những tác động khách quan như số lượng người chưa thành niên vi phạm cùng một lúc nhiều (do các em học sinh thường đi cùng nhau thành nhóm đông), hay do nguyên nhân chủ quan là thái độ ngại xử phạt những đối tượng này.Vì vậy, thực tế có rất nhiều hành vi vi phạm có thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo nhưng hình thức này lại ít được áp dụng hơn hình thức phạt tiền.
Khi phạt tiền đối với người chưa thành niên, phần lớn các em không có đủ điều kiện để chấp hành quyết định xử phạt. Điều này khiến thủ tục xử phạt thêm phức tạp do phần lớn các trường hợp là xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản nhưng người nộp tiền phạt lại là cha mẹ các em - những người không trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm.
Một tình trạng nữa là việc tiến hành xử phạt không đúng trình tự, thủ tục, trái với quy định của pháp luật. Đó là hiện tượng tiêu cực khi áp dụng hình thức xử phạt tiền, trong đó có việc phạt tiền đối với người chưa thành niên. Ví dụ nhiều trường hợp khi tiến hành xử phạt tại chỗ, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt bằng văn bản hoặc không có biên lai thu tiền phạt như quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính về thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, mức phạt là do người bị phạt và người có thẩm quyền xử phạt "thoả thuận" với nhau.
Một ví dụ khác, gần đây nhất là vụ vũ trường New Centery (tại số 10, Tràng Thi, Hà Nội). Theo các phương tiện thông tin đại chúng có tới hơn 1.116 người bị tạm giữ vào lúc 1h sáng ngày 28/04/2007 cùng với số lượng lớn tang vật thu giữ được tại hiện trường, trong đó phần lớn là người chưa thành niên. Đây rõ ràng là một vụ vi phạm có tổ chức, tuy nhiên trước thực trạng số lượng người chưa thành niên vi phạm đông, việc tiến hành xác định cụ thể hành vi vi phạm để xử lý gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi có những thiếu sót đáng kể. Có nhiều đối tượng là người chưa thành niên có hành vi vi phạm nhưng không hề bị phát hiện, hoặc phát hiện được nhưng không tiến hành áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với những đối tượng này với nhiều lý do khác nhau. Do đó, 9h sáng cùng ngày nhiều đối tượng bị tạm giữ đã được thả và không hề tỏ ra sợ hãi, thậm chí coi việc bị tạm giữ chỉ là chuyện không may, liệu những đối tượng này có chấm dứt việc thực hiện những hành vi vi phạm tương tự hay không? Thực tế trên đòi hỏi việc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên nói chung, xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên nói riêng cần được thực hiện nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
1.2. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Đây là biện pháp không cách ly đối tượng bị áp dụng khỏi cộng đồng, nếu được áp dụng một cách triệt để sẽ mang lại hiệu quả rất cao, đặc biệt với đối tượng người chưa thành niên. ở lứa tuổi này người chưa thành niên chưa quen tách khỏi cuộc sống gia đình, họ cầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.doc