Đề tài Biểu hiện stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

5. Phạm vi nghiên cứu 2

6. Giả thuyết khoa học 2

7. Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4

1.1. Khái niệm Stress 4

1.2. Một số biểu hiện của trạng thái stress 5

1.3. Các nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập ở học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị 6

1.4. Ảnh hưởng của stress đến học tập và đời sống của học sinh THPT 9

1.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BIỂU HIỆN STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ – QUẢNG TRỊ 11

2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu 11

2.2. Thực trạng về biểu hiện stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị 11

2.2.1. Mức độ stress của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị 11

2.2.1.1. Mức độ stress của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị nhìn từ góc độ tổng quát 12

2.2.1.2. Mức độ stress của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị nhìn từ góc độ giới tính 13

2.2.1.3. Mức độ stress của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị nhìn từ góc độ học lực 13

2.2.2. Biểu hiện của stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị 14

2.2.2.1. Biểu hiện về cơ thể 14

2.2.1.2. Biểu hiện về cảm xúc 16

2.2.2.3. Biểu hiện về mặt trí tuệ 19

2.2.2.4. Biểu hiện về hành vi 21

2.2.3. Những nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị 23

2.2.4. Các biện pháp làm giảm stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị 25

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28

1. Kết luận 28

2. Kiến nghị 28

2.1.Về phía học sinh 28

2.2.Về phía gia đình 29

2.3.Về phía giáo viên 30

2.4.Về phía nhà trường 30

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14506 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biểu hiện stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến thắng, còn lại là những kẻ thất bại khiến bố mẹ càng kỳ vọng và gây sức ép cho con cái. Nhiều học sinh lớp 12 mang một nỗi ngán ngẩm lớn khi đối mặt với chương trình học cuối cấp. Không riêng những học sinh “chơi bời” hơi nhiều ở những năm trước, những học sinh khá giỏi cũng không thoát khỏi tâm trạng lo lắng về việc học và thi. Những bậc phụ huynh lại cắt đứt ngay những thú vui thường ngày của con cái như xem TV, internet, thể thao với mục đích duy nhất: tập trung học hành chuẩn bị cho thi cử… Ngoài ra, những bất đồng, xung đột khác với ông bà, cha mẹ, anh chị em … cũng là một trong những nguyên nhân gây ra stress cho các em. Từ bản thân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến stress, các nhà khoa học cho rằng stress có tính chất tích tụ, diễn tiến trong thời gian dài. Nguyên nhân sinh ra stress có thể xuất phát từ môi trường bên ngoài, cũng có thể xuất phát từ chính bên trong con người. Nhìn chung nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân mỗi người là nguyên nhân quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến mức độ stress. Cùng một sự kiện tác động đến những con người khác nhau có thể gây ra mức độ stress khác nhau. Sự khác biệt đó xuất hiện chính là do ở mỗi người khác nhau quá trình nhận thức diễn ra không như nhau. Stress liên quan đến việc nhận định của cá nhân về một sự kiện là có tính đe dọa, có hại hoặc thách thức Trong học tập, có nhiều học sinh THPT đặt ra những yêu cầu quá cao so với năng lực hiện có. Khi những yêu cầu, mục tiêu đó không đạt được, như khi bị điểm thấp các em dễ rơi vào cảm giác tự ti, mặc cảm, chán nản, thất vọng về bản thân. Các em thường tự trách móc dày vò bản thân, tâm trạng luôn bực bội, có nhiều em còn nghĩ đến cái chết. Các em học sinh lớp 12 sắp phải đối diện với hai kì thi cực kì quan trọng đó là tốt nghiệp và đại học. Phần lớn các em đã có định hướng về việc thi trường vào trường nào. Tuy nhiên, không phải em nào cũng có sự lựa chọn đúng đắn. Có những em chọn trường quá cao so với năng lực học tập của mình. Điều này làm cho các em học sinh lớp 12 dễ bị stress. 1.3.4. Một số nguyên nhân khác Ngoài những nguyên nhân trên thì vấn đề về sức khoẻ, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội khác, tình yêu học trò,... cũng có thể là những nguyên nhân gây ra những căng thẳng mệt mỏi ở sinh viên. 1.4. Ảnh hưởng của stress đến học tập và đời sống của học sinh THPT Theo Hans Selye, “Stress không phải lúc nào cũng là kết quả của sự tổn thương, ngược lại có hai loại stress khác nhau, đối lập nhau. Stress bình thường khỏe mạnh hay stress tích cực là Eustress, stress độc hại hay stress tiêu cực là Distress.” Ảnh hưởng tích cực là stress tạo sức đề kháng cho cơ thể, tăng khả năng thích nghi với môi trường xung quanh về mặt sinh lí. Và về mặt tâm lí stress làm cho nhân cách ngày càng hoàn thiện. Stress tích cực làm cho học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh các tri thức. Eutress còn kích thích sự tìm tòi khám phá, trải nghiệm qua rất nhiều hình thức học tập. Ngoài các giờ học trên lớp học sinh còn xuất hiện rất nhiều trên các hình thức học tập khác như: tự học, thảo luận nhóm, học trực tuyến…. Có thể nói trong xã hội hôm nay thì con người không thể thiếu stress. Nếu thiếu stress con người khó tồn tại và phát triển và có thể sẽ đi đến diệt vong. Mặt khác, hiện nay, học sinh THPT học tập không chỉ học những gì giáo viên truyền thụ trên lớp, mà còn phải tự nghiên cứu sâu bằng các sách tham khảo, nâng cao. Có như vậy mới có khả năng thi đậu vào trường Đại học. Càng đi sâu thì thời gian đòi hỏi càng nhiều, phải tập trung cao độ để chiếm lĩnh. Trong quá trình học tập cũng như sau quá trình học tập, học sinh sẽ dễ bị căng thẳng, mệt mỏi và hậu quả của nó có thể tác động tiêu cực đến học tập cũng như đời sống của các em. Ảnh hưởng tiêu cực của trạng thái stress là gây ra các rối nhiễu tâm lý, các rối loạn sinh học và các lệch lạc ứng xử. Cụ thể, các rối nhiễu tâm lý như: lo lắng, sợ hãi, lú lẫn và dễ phát cáu, giảm hiệu quả trong giao tiếp, co mình lại và trầm nhược, cảm giác bị xa lánh và ghét bỏ, buồn chán và không toại nguyện trong học tập, mệt mỏi tinh thần và trí lực giảm sút, mất khả năng tập trung, mất tính sáng tạo... Các rối loạn sinh học như: sự mệt mỏi về thể xác, các chức năng; nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tăng nhịp tim và huyết áp, các chứng bệnh ngoài da… Và các triệu chứng ứng xử: sự chần chừ và né tránh học tập, thành tích học tập giảm, các quan hệ với bạn bè xấu đi 1.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT Nhận thức cảm tính của HS THPT có những nét mới về chất. Cảm giác, tri giác đạt tới mức độ tinh, nhạy cảm của người lớn. Tính có ý thức, có mục đích của cảm giác, tri giác biểu hiện rõ rệt trong quá trình học tập cũng như trong mọi hoạt động khác của HS THPT. Cấu trúc hoạt động trí tuệ của HS THPT phức tạp và có tính phân hóa rõ rệt so với lứa tuổi nhỏ. Các em có khả năng suy nghĩ độc lập và bước đầu hình thành khả năng tự học. Do sự phát triển về thể lực và trí tuệ cũng như tính xã hội hóa ngày càng cao, nhân cách của HS THPT có những nét phát triển mới, khác về chất so với trước. Khả năng đánh giá của trẻ tuổi thanh niên sâu sắc và tốt hơn thiếu niên, tuy chưa thật sự ổn định. Trẻ thường ngầm so sánh mình với những người xung quanh, đối chiếu ý kiến của mình với ý kiến người lớn. Nhưng do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm sống, nên việc tự đánh giá gặp không ít khó khăn và đôi khi gây ra ngộ nhận. Đời sống cảm xúc, tình cảm của HS đầu tuổi thanh niên rất phong phú, đa dạng. Tình bạn thường được các em lý tưởng hóa. Một loại tình cảm đặc trưng của lứa tuổi này là tình yêu nam nữ. Đó là một trạng thái mới mẻ nhưng rất tự nhiên trong đời sống tình cảm của lứa tuổi đầu thanh niên, nó thường trong sáng, hồn nhiên, mãnh liệt và giàu cảm xúc. Tuy nhiên, do chưa thật sự bước vào đời, chưa có đầy đủ các cơ sở để xây dựng tình yêu một cách đúng đắn nên tình yêu ở lứa tuổi này thường bồng bột, thiếu suy nghĩ chín chắn, vì thế dễ đi đến tan vỡ, gây nên những tổn thương tình cảm, ảnh hưởng xấu đến học tập và rèn luyện các em. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BIỂU HIỆN STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ 2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu Qua quá trình xây dựng và trưởng thành, trường THPT Đông Hà đã gặt hái được nhiều thành tích to lớn về các mặt. Từ lúc mới thành lập trường chỉ có 275 học sinh, đến nay qui mô số lượng tăng lên trên 1900 học sinh, với 40 lớp. Tỉ lệ tốt nghiệp hằng năm đều đạt từ 95 - 99,5%; tỉ lệ thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng đều đạt từ 30 - 45%, trong những năm gần đây tỉ lệ đạt trên 50 - 60%; có 26 học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia. Khối 12 có tổng số là 634 học sinh, trong đó có 305 nam và 329 nữ đến từ các địa phương khác nhau trong tỉnh. Tuy nhiên đề tài chỉ giới hạn trong 92 học sinh, thuộc 2 lớp chọn: 12A1, 12B1. 2.2. Thực trạng về biểu hiện stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị Khách thể nghiên cứu phần thực trạng là 92 học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị, trong đó có 45 nữ, 47 nam. 2.2.1. Mức độ stress của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị Chúng tôi sử dụng thang đo tự đánh giá về stress của Cohen. Thang đo này gồm 10 câu, nhằm đo lường mức độ căng thẳng mà chủ thể nhận thấy cuộc sống của họ trong 1 tháng qua là không thể dự đoán trước, không kiểm soát được và quá tải, mỗi nhận định như vậy có 5 mức lựa chọn: không bao giờ; gần như không bao giờ; đôi lúc; thường xuyên; rất thường xuyên. Các chỉ số định tính này được chuyển sang định lượng từ 0 – 4 cho các câu 1, 2, 3, 6, 9, 10; riêng các câu 4,5,7,8 thì tính điểm ngược lại từ 4 – 0, nghĩa là 4 điểm = không bao giờ; 3 điểm = gần như không bao giờ… Điểm số được tính từ 0 đến 40, điểm càng cao cho thấy mức độ stress càng nặng. Dưới 24 điểm: stress cấp tính, có thể kiểm soát được; từ 24 – 30 điểm: bắt đầu quá tải vì stress, không đủ năng lực kiểm soát các trở ngại gặp phải, cần được hỗ trợ để vượt qua; trên 30 điểm: bị stress nặng, cần được khám và điều trị. Trong phạm vi đề tài chúng tôi nghiên cứu: tìm hiểu mức độ stress của sinh viên nhìn từ góc độ tổng quát, góc độ giới tính, tìm hiểu những biểu hiện của nó và nguyên nhân chủ yếu gây ra stress trong học tập của sinh viên. 2.2.1.1. Mức độ stress của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị nhìn từ góc độ tổng quát Mức độ stress của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị nhìn từ góc độ tổng quát được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1: Mức độ stress của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị nhìn từ góc độ tổng quát Điểm stress Số lượng Tỉ lệ % Dưới 24 điểm 64 69.6% Từ 24 - 30 điểm 28 30.4% Trên 30 điểm 0 0% Qua bảng 2.1 chúng ta thấy đa phần học sinh dưới 24 điểm, chiếm 69.6%. Như vậy, phần lớn học sinh chỉ ở trong trạng thái stress cấp tính, có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, vẫn có đến 30.4% học sinh ở mức từ 24 – 30 điểm, tức là ở mức độ bắt đầu quá tải vì stress, không đủ năng lực kiểm soát các trở ngại gặp phải, cần được hỗ trợ để vượt qua. Điều đáng mừng là không có em nào trên 30 điểm, tức không có em nào bị stress nặng, cần được khám và điều trị. Thời điểm chúng tôi tiến hành điều tra là sau kì nghỉ tết nguyên đán, các em đã có một khoảng thời gian nghĩ ngơi, vui chơi để giải tỏa những căng thẳng trong học tập, thế nhưng vẫn có đến 1/3 học sinh ở mức độ bắt đầu quá tải vì stress, không đủ năng lực kiểm soát các trở ngại gặp phải, cần được hỗ trợ để vượt qua. Điều này chứng tỏ trạng thái stress ở học sinh lớp 12 (lớp chọn) là rất đáng báo động. Vì vậy, cần có được sự hỗ trợ để kiểm soát các trở ngại gặp phải, để giảm mức độ stress xuống mức thấp nhất nhằm đạt đựợc kết quả cao trong các kì thi nhất là kì thi tôt nghiệp, đại học. 2.2.1.2. Mức độ stress của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị nhìn từ góc độ giới tính Kết quả mức độ stress của sinh viên nam và sinh viên nữ được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.2: Mức độ stress của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị nhìn từ góc độ giới tính Điểm stress Nam Nữ Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ% Dưới 24 điểm 33 73.3 31 65.9 Từ 24 - 30 điểm 12 26.7 16 34.1 Trên 30 điểm 0 0 0 0 Nhận xét: Quan sát bảng số liệu 2.2 ta thấy có sự chênh lệch nhỏ về mức độ stress giữa nam và nữ: Ở mức độ stress cấp tính thì học sinh nam chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh nữ (nam: 73.9%, nữ: 65.9%). Ở mức độ bắt đầu quá tải nữ cao hơn nam (nam 26.7%, nữ 34.1%) Sở dĩ có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ về mức độ stress là do nữ sinh thường nhạy cảm hơn nam sinh và đặc biệt rất hay lo lắng cho việc học của bản thân. Các em hay nghĩ đến tương lai và dễ chán nản thất vọng khi bị điểm kém hoặc bị thầy cô trách phạt hơn học sinh nam. 2.2.1.3. Mức độ stress của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị nhìn từ góc độ học lực Bảng 2.3: Mức độ stress của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị nhìn từ góc độ học lực Điểm stress Trung bình Khá Giỏi SL TL% SL TL% SL TL% Dưới 24 điểm 8 80 45 68.2 11 68.8 Từ 24 - 30 điểm 2 20 21 31.8 5 31.2 Trên 30 điểm 0 0 0 0 0 0 Theo kết quả điêu tra chúng ta thấy, học sinh có học lực khá, giỏi bị stress nhiều hơn so với những em có học lực trung bình, chiếm tỉ lệ lần lượt là 31.8%, 31.2%. Theo như tìm hiểu được, các em có học lực trung bình ở hai lớp chọn này bị học lực trung bình là do học lệch, các em chỉ tập trung học những môn thi đại học và tốt nghiệp, các môn còn lại các em không đầu tư cho nên thường bị 1, 2 môn dưới điểm. Phỏng vấn một vài em có học lực trung bình chúng tôi được biết, các em không quan tâm đến học lực loại gì, quan trọng là học tốt 3 môn thi đại học để thi đỗ kì thi đại học. Chính vì vậy đa số các em học tập thoải mái hơn những bạn khá, giỏi. Chỉ có 2/10 em có học lực trung bình bị stress vì áp lực từ gia đình, thầy cô và mặc cảm với bạn bè . Nhiều em có học lực khá, giỏi đang bị căng thẳng bởi vì các em đầu tư học đều tất cả các môn. Mặt khác, các em học khá, giỏi thường đặt ra yêu cầu quá cao so với năng lực bản thân, dẫn đến nỗ lực quá sức. Đồng thời các em bị áp lực từ phía gia đình và mọi người xung quanh, là học sinh lớp chọn nếu không thi đỗ đại học thì sợ bị chê cười. 2.2.2. Biểu hiện của stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị Để tìm ra được những biểu hiện stress trong học tập của học sinh, tôi tiến hành điều tra về 4 nhóm biểu hiện cơ bản: biểu hiện cơ thể, biểu hiện cảm xúc, biểu hiện trí tuệ, biểu hiện hành vi ứng xử. Cách tính điểm: cho điểm theo các mức độ: rất thường xuyên (4 điểm), thường xuyên (3 điểm), thỉnh thoảng (2 điểm), không bao giờ (1 điểm). 2.2.2.1. Biểu hiện về cơ thể Bảng 2.4. Biểu hiện về cơ thể khi bị stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị Mức độ Biểu hiện Số lượng Điểm TB Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Mệt mỏi 12 36 38 6 2.6 Đau đầu 8 32 39 13 2.4 Đau lưng, đau cơ bắp 5 18 46 23 2.1 Chóng mặt 5 7 53 27 1.9 Đổ mồ hôi 4 11 28 49 1.7 Tức ngực, khó thở 2 6 24 60 1.5 Tay chân bủn rủn (run) 1 8 35 48 1.6 Ăn không ngon, ăn quá nhiều hoặc quá ít 7 17 32 36 1.9 Khó ngủ 15 22 26 29 2.3 Bụng cồn cào 13 25 26 28 2.3 Tim đập nhanh, thở gấp 8 9 32 43 1.8 Bị tiêu chảy hoặc táo bón 1 4 20 67 1.3 1.95 Quan sát bảng 2.3 ta có nhận xét, biểu hiện về mặt cơ thể của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà nhìn chung ở trong mức thỉnh thoảng (ĐTB: 1.95). Chứng tỏ mức độ stress của các em chưa quá cao, chưa đến mức bệnh lý. Điều này phù hợp với kết quả điều tra ở trên. Nếu có những hỗ trợ kịp thời sẽ giúp các em kiểm soát và ứng phó tích cực với nó. Trong đó, biểu hiện về mặt cơ thể phổ biến ở học sinh lớp 12 là mệt mỏi (ĐTB: 2.6), đau đầu (ĐTB: 2.4), khó ngủ (ĐTB: 2.3), bụng cồn cào (ĐTB: 2.3). Tiếp đến là những biểu hiện đau lưng, đau cơ bắp (ĐTB: 2.1), ăn không ngon, ăn quá nhiều hoặc quá ít (ĐTB: 1.9), chóng mặt (ĐTB: 1.9), tim đập nhanh, thở gấp (ĐTB: 1.8). Ngoài ra sinh viên còn có những biểu hiện như: Đổ mồ hôi (ĐTB: 1.7), tay chân bủn rủn (ĐTB: 1.6), tức ngực khó thở (ĐTB: 1.5) và biểu hiện ít gặp nhất là bị tiêu chảy hoặc táo bón (ĐTB: 1.3). Cũng có một số ý kiến khác cho rằng các em còn có biểu hiện tái mặt khi bị stress trong học tập. Sở dĩ có những biểu hiện trên là do trong quá trình học tập, nhất là trong quá trình giải quyết các bài tập khó các em thường tập trung trí nhớ, tư duy, tưởng tượng ở mức độ cao gây căng thẳng thần kinh. Khi thần kinh phải làm việc ở mức độ cao sẽ huy động năng lượng tích trữ ở gan, mô mỡ, cơ. Khi giải phóng năng lượng cần một lượng oxy nhiều hơn mức bình thường làm cho các cơ giải phóng axitlactic gây nên mệt mỏi cơ thể và cơ thể có cảm giác thiếu năng lượng. Để bù lại năng lượng đã mất trong cơ thể xảy ra cơ chế giảm hoạt động của một số cơ quan bộ phận làm giãn cơ, gây ức chế vận động. Do vậy học sinh thường xuyên có trạng thái mệt mỏi, đau đầu, bụng cồn cào, đau lưng, đau cơ bắp… Đây là những biểu hiện học sinh đang trong giai đoạn báo động của cơ thể để lập lại cân bằng. 2.2.1.2. Biểu hiện về cảm xúc Bảng 2.5. Biểu hiện về cảm xúc khi bị stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị Mức độ Biểu hiện Số lượng Điểm TB Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Lo âu 15 34 31 12 2.6 Dễ nổi nóng, nổi cáu 10 35 32 15 2.4 Hồi hộp 8 28 34 22 2.2 Chán nản 8 26 43 13 2.3 Sợ hãi 8 22 37 25 2.1 Không hài lòng về bản thân (Tự đổ lỗi cho bản thân) 14 29 35 14 2.5 Cảm thấy trống rỗng, mất phương hướng 14 21 35 22 2.3 Cảm thấy dễ bị tổn thương 6 19 33 34 2.0 Căng thẳng 23 31 32 16 2.9 2.36 Theo kết quả điều tra cho thấy, biểu hiện về cảm xúc của stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị nhìn chung xuất hiện khá rõ hơn so với biểu hiện về cơ thể, ở trong mức độ thường xuyên (ĐTB: 2.36). Các biểu hiện về cảm xúc xuất hiện tương đối đồng đều hay nói cách khác là có sự chênh lệch không đáng kể. Trong đó, cảm xúc căng thẳng, lo âu và không hài lòng về bản thân xuất hiện nhiều hơn cả, có điểm trung bình lần lượt 2.9, 2.6, 2.5. Tuy chúng tôi tiến hành điều tra không vào dịp ôn thi, mà lại là dịp sau tết nhưng mức độ của các biểu hiện stress thể hiện qua kết quả ở trên cho thấy học sinh đang trong tình trạng báo động. Điều này dễ hiểu bởi học sinh lớp 12 ngoài việc học tập để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kỳ thi học kì, các em còn gặp những căng thẳng bởi sức ép và mức độ quan trọng của kì thi tốt nghiệp cũng như kì thi đại học. Vừa căng thẳng trong các môn học cộng thêm những áp lực của các kì thi đã làm cho những biểu hiện stress về cảm xúc ở sinh viên cũng đang ở trong mức độ thường xuyên. Biểu hiện không hài lòng về bản thân (hay tự đổ lỗi cho bản thân) có điểm trung bình cao (2.5) chứng tỏ các em có chí tiến thủ, có ý chí vươn lên, không hài lòng với những kiến thức mình có, những kết quả học tập đã đạt được. Song, nếu quá mức sẽ làm cho các em dễ có mặc cảm tự ti, ảnh hưởng đến hoạt động học tập của bản thân. Đi kèm với các trạng thái tâm lý trên là những phản ứng quá mức với hoàn cảnh xung quanh, biểu hiện nổi bật ở tinh dễ nổi nóng với bạn bè về những việc, những tình huống nhỏ nhặt (ĐTB: 2.4). Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho học sinh căng thẳng, quan hệ bạn bè đi đến dễ hiểu lầm nhau ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống cũng như trong học tập. Đồng thời, các em cũng thường xuyên chán nản, cảm thấy trống rỗng mất phương hướng (ĐTB: 2.3). Nguyên nhân là do điểm thấp, bị thầy cô trách phạt, bố mẹ so sánh với những bạn khác học giỏi hơn hay vì hoàn cảnh kinh tế gia đình … Cuối cùng là các biểu hiện: hồi hộp (ĐTB: 2.2), sợ hãi (ĐTB: 2.1), cảm thấy dễ bị tổn thương (2.0). 2.2.2.3. Biểu hiện về mặt trí tuệ Bảng 2.6. Biểu hiện về trí tuệ khi bị stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị Mức độ Biểu hiện Số lượng Điểm TB Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Mất khả năng tập trung 13 36 41 2 2.7 Liên tưởng chậm 8 25 46 13 2.3 Phán đoán không chính xác 8 22 52 10 2.3 Trí nhớ giảm sút 14 23 44 11 2.4 Khả năng đánh giá, nhận định kém 4 10 49 29 1.9 2.32 `Qua bảng 2.6 chúng ta thấy, biểu hiện về trí tuệ của stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị nhìn chung ở trong mức độ thường xuyên (ĐTB: 2.32). Trong đó, mất khả năng tập trung là biểu hiện có mức độ cao nhất (ĐTB: 2.7). Tiếp đến là các biểu hiện trí nhớ giảm sút (ĐTB: 2.4), liên tưởng chậm, phán đoán không chính xác (ĐTB: 2.3). Có mức độ thấp nhất là biểu hiện khả năng đánh giá, nhận định kém (ĐTB: 1.9). Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng khả năng nhận thức của học sinh có biểu hiện giảm sút rất nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn trong quá trình học tập của học sinh. Sự mệt mỏi về cơ thể cũng như về trí tuệ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tập trung chú ý của học sinh, các em dễ bị phân tán chú ý trong học tập trên lớp cũng như ở nhà. Theo ý kiến của một học sinh nam lớp 12 A1 cho biết: trong khi học bài ở trên lớp, tâm trạng của bạn không được ổn định. Điều đó khiến cho bạn khó tập trung vào công việc học tập, có khi ngồi cả buổi cũng không nhớ đã tiếp thu được gì trong bài học đó. Hoạt động học tập bên cạnh đòi hỏi cao về trí nhớ thì khả năng liên tưởng, phán đoán chính xác cũng có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết các bài toán khó như môn hình học không gian.... Nhưng qua điểm trung bình từ kết quả điều tra cho thấy, những biểu hiện này nằm trong mức độ thường xuyên là điều rất đáng lo ngại cho các em. Nguyên nhân là do các em bị áp lực trong từng môn học cũng như chuẩn bị ôn tập cho các bài kiểm tra, các kỳ thi sắp tới tạo nên một áp lực tổng hợp dẫn đến trạng thái căng thẳng, lo lắng. Nội dung chương trình học nặng buộc các em phải ghi nhớ và tiếp nhận tri thức một cách liên tục. Do đó việc đòi hỏi phải có phương pháp học tập khoa học, kết hợp với nghỉ ngơi giải trí để trí tuệ được minh mẫn là vấn đề cấp bách đặt ra cho học sinh. 2.2.2.4. Biểu hiện về hành vi Bảng 2.7. Biểu hiện về hành vi khi bị stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị Mức độ Biểu hiện Số lượng Điểm TB Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Hạn chế tham gia các hoạt động 6 23 35 28 2.1 Hay tranh luận quá khích 0 26 32 34 1.9 Né tránh học tập 2 21 34 35 1.9 Diễn đạt không lưu loát 0 28 39 25 2.0 Ngại tiếp xúc 6 18 40 28 2.0 Nghịch, trêu bạn 22 19 24 27 2.4 Cãi lại thầy cô 3 2 31 56 1.5 Mắt nhìn vô định, ngơ ngác 8 12 39 33 1.9 Uống rượu bia 2 4 15 71 1.3 1.88 Qua bảng 2.7 chúng ta thấy, biểu hiện về hành vi khi bị stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị nhìn chung ở trong mức độ thỉnh thoảng (ĐTB: 1.88). Trong các biểu hiện về hành vi ứng xử, biểu hiện rõ nét nhất, nằm trong mức độ thường xuyên (ĐTB: 2.4) khi bị stress là nghịch, trêu bạn. Điều này cũng dễ hiểu, bởi người ta thường nói “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Đặc điểm chung của lứa tuổi này là nghịch ngợm. Khi được hỏi “vì sao khi bị stress em thường nghịch, trêu bạn?”, đa số các em cho rằng nghịch, trêu bạn thì cảm thấy vui vẻ, thoải mái, nó giúp các em giải tỏa căng thẳng trong học tập. Tiếp theo là biểu hiện hạn chế tham gia các hoạt động (ĐTB: 2.1), ngại tiếp xúc, diễn đạt không lưu loát (ĐTB: 2.0). Một trong những biện pháp xả stress hữu hiệu là tham gia các hoạt động, trò chuyện với bạn bè, thông qua hoạt động, giao lưu giải tỏa được những căng thẳng trong học tập, quên đi những áp lực để tận hưởng những thời gian vui chơi trong giây phút hiện tại với bạn bè. Thế nhưng các biểu hiện này lại thuộc mức độ thường xuyên. Đặc biệt là đối với các nữ sinh ít khi tham gia các hoạt động thể thao. Đồng thời, khi bị stress các em cũng thường diễn đạt không lưu loát, khó nói lên đúng ý của bản thân. Bên cạnh đó là biểu hiện hay tranh luận, né tránh học tập, mắt nhìn vô định ngơ ngác (ĐTB: 1.9). Nguyên nhân chính gây ra stress là áp lực học tập, do đó khi căng thẳng quá mức khiến cho một số em cảm thấy chán nản trong học tập, không muốn học tập. Thể hiện rõ là sau thời gian nghĩ tết các em thường đi học chưa đầy đủ. Trong khi đây là hai lớp chọn của trường, tức là hai lớp có số học sinh có học lực khá giỏi phần nhiều. Nếu để tình trạng né tránh học tập kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập của các em. Trong các biểu hiện về mặt hành vi, uống rượu bia và cãi lại thầy cô có điểm trung bình thấp nhất (1.3, 1.5). Tuy vậy, đây là các biểu hiện rất đáng ngại, cần có biện pháp để kiểm soát kịp thời. Tiểu kết: Qua những biểu hiện stress trong học tập của học sinh lớp 12 ta thấy được: trong học tập, học sinh lớp 12 đang thường xuyên phải đối mặt với những tình trạng stress có hại tới sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần của bản thân. Trong 4 mặt biểu hiện của stress trong học tập, biểu hiện về cảm xúc và trí tuệ thể hiện rõ hơn so với biểu hiện về thể chất và hành vi. Biểu hiện rõ nét nhất của stress trong học tập về thể chất là làm cho học sinh cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ, bụng cồn cào, đau lưng đau cơ bắp. Về mặt cảm xúc là căng thẳng, lo âu và không hài lòng về bản thân. Về mặt trí tuệ là mất khả năng tập trung, trí nhớ giảm sút, liên tưởng chậm, phán đoán không chính xác. Về hành vi là nghịch, trêu bạn, hạn chế các hoạt động, mắt nhìn vô định và né tránh học tập. Những biểu hiện stress có hại trong học tập sẽ giảm đi đáng kể nếu như chúng ta tiến hành trợ giúp, tham vấn cho học sinh. Để các em có những hiểu biết cơ bản về stress, về phương pháp phản ứng với stress trong cuộc sống nói chung và trong học tập nói riêng. 2.2.3. Những nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị Bảng 2.8. Những nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị TT Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ % 1 Kiến thức nhiều và khó 71 77.1 2 Làm bài thi và kiểm tra nhiều 34 36.9 3 Lịch học dày đặc 56 60.9 4 Bị điểm thấp 32 34.8 5 Quan hệ với bạn bè (Bất hòa trong quan hệ với bạn, bị bạn hiểu nhầm, bị bạn tẩy chay) 15 16.3 6 Quan hệ với thầy cô 19 20.7 7 Quan hệ với người thân 36 39.1 8 Bản thân đặt ra những yêu cầu quá cao so với năng lực 31 33.7 Qua bảng 2.8 ta thấy rằng, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Đông Hà – Quảng Trị. Trong đó, hầu hết học sinh cho rằng nguyên nhân gây stress trong học tập là do kiến thức nhiều và khó, chiếm 77.1% . Chương trình sách giáo khoa mới của THPT hiện nay phải nói là quá nặng đối với các em học sinh. Nó bao gồm rất nhiều môn học và môn học nào nội dung cũng rất lớn. Trong khi đó, kì thi đại học còn đòi hỏi cả kiến thức lớp 11. Chính vì vậy nó làm cho các em hết sức căng thẳng và lo lắng. Đa số ý kiến cũng cho rằng nguyên nhân gây stress là lịch học dày đặc, chiếm 60.9%. Sở dĩ lịch học dày đặc là một nguyên nhân quan trọng gây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBi7875u hi7879n stress c7911a h7885c sinh l7899p 12.doc
  • docPhi7871u 273i7873u tra.doc
Tài liệu liên quan