MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ BIODIESEL 3
I. BIODIESEL LÀ GÌ? 3
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BIODIESEL: 3
III.NHỮNG LỢI ÍCH CỦA BIODIESEL: 4
1. Đối với môi trường: 4
2. Sản xuất và ứng dụng biodiescl: 4
3. Phát triển kinh tế nông nghiệp: 4
4. Bảo đảm an ninh năng lượng: 5
IV.NHƯỢC ĐIỂM CỦA BIODIESEL: 5
Chương 2: BIODIESEL TRÊN THẾ GIỚI 7
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, SỬ DỤNG BIDIESEL TRÊN THẾ GIỚI: 7
II. CÁC NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÀ XU HƯỚNG SẢN XUẤT TRÊN THẾ GIỚI: 8
Chương 3: ỨNG DỤNG BIODIESEL TẠI VIỆT NAM 10
I. NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT BIODIESEL TẠI VIỆT NAM: 10
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN BIODIESEL TẠI VIỆT NAM: 10
1. Phân phối nhiên liệu sinh học tại Việt Nam: 10
2. Tình hình phát triển vùng nguyên liệu cho nhiên liệu sinh học: 12
3. Chính sách khuyến khích phát triển nhiên liệu sinh học: 12
III. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG BIODIESEL CỦA VIỆT NAM: 15
1. Thuận lợi: 15
2. Khó khăn: 18
IV. GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NHIÊN LIỆU MỚI: 19
1. Chiến lược phát triển nguyên liệu để sản xuất biodiesel: 19
2. Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp tháo bỏ rào cản: 20
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
22 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 13949 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biodiesel - Nguồn nhiên liệu xanh trong tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iesel không bền rất dễ bị oxi hóa nên gây nhiều khó khăn trong việc bảo quản. Theo khuyến cáo của NBB thì không nên sử dụng B20 sau 6 tháng bảo quản trong khi hạn sử dụng của dầu diesel thông thường có thể đến 5 năm.
Bên cạnh đó, để sản xuất biodiesel ở quy mô lớn cần phải có một nguồn nguyên liệu dồi dào và ổn định. Việc thu gom dầu ăn phế thải không khả thi lắm do số lượng hạn chế, lại phân tán nhỏ lẻ. Những nguồn nguyên liệu có thể chế biến thành dầu ăn (hướng dương, cải dầu, cọ…)thì giá thành cao, sản xuất biodiesel không kinh tế. Vả lại, diện tích đất nông nghiệp cho việc trồng cây lấy dầu ăn là có hạn. Để giải quyết bài toán nguyên liệu này, trên thế giới đang có xu hướng phát triển những loại cây lấy dầu có tính công nghiệp như cây dầu mè (jatropha curcas), hoặc những loại cho năng suất cao như tảo.
Chương 2:
BIODIESEL TRÊN THẾ GIỚI
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, SỬ DỤNG BIODIESEL TRÊN THẾ GIỚI:
Nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và để ổn định nguồn cung ứng, các quốc gia thuộc khối EU đã đặt ra mục tiêu là nhiên liệu sinh học chiếm 5.75% trong lĩnh vực giao thông vào năm 2010, và đạt con số 10% vào năm 2020. Trong các loại nhiên liệu sinh họcở EU thì biodiesel là nhiên liệu được sản xuất nhiều nhất, chiếm 82% tổng số nhiên liệu sinh học. Hiện nay, các thị trường dẫn đầu về biodiesel là EU và Hoa Kỳ đã đạt được năng suất cực lớn trong những năm qua. Trong đó, EU đứng đầu với tổng sản lượng biodiesel của năm 2008 là 7.8 triệu tấn (trong đó Đức sản xuất nhiều nhất, chiếm 2.8 triệu tấn), tăng 35.7% so với năm 2007 là 5.7 triệu tấn.
Hoa Kỳ đứng thứ hai, sản lượng tăng từ 946 triệu lít năm 2006 lên 1.7 tỷ lít năm 2007, và khoảng 2.46 tỷ lít trong năm 2008. Số liệu được thể hiệnở hình 5.2, với 1 gallon tương đương với 3.78 lít.
Đồ thị sản lượng và trữ lượng biodiesel trên toàn thế giới
( nguồn: trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia)
Đồ thị trên đây cho thấy sản lượng tăng đều đặn trong những năm gần đây, tăng từ 7.1 triệu tấn năm 2006 lên 9.0 triệu tấn năm 2007 và 11.1 triệu tấn năm 2008. Còn tiềm năng sản xuất biodiesel thì tăng vọt, trữ lượng biodiesel tăng từ 12.2 triệu tấn năm 2006 lên 23.1 triệu tấn năm 2007, và đạt 32.6 triệu tấn năm 2008. Và hơn thế nữa, thị trường biodiesel của thế giới ước tính sẽ đạt con số 37 tỷ gallon-tương đương 140 tỷ lít vào năm 2016, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 42%. Trong năm 2007, chỉ có khoảng 20 quốc gia sản xuất biodiesel. Đến năm 2010, có hơn 200 nước tham gia nghiên cứu và sản xuất biodiesel, thúc đẩy thế giới bước vào một thời đại mới, mà các quốc gia đều tích cực tạo ra nguồn năng lượng xanh phục vụ chủ yếu cho ngành giao thông vận tải.
II. CÁC NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÀ XU HƯỚNG SẢN XUẤT TRÊN THẾ GIỚI:
Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra biodiesel là dầu thực vật và mỡ động vật. Nguồn nguyên liệu này rất đa dạng và phong phú, mỗi quốc gia trên Thế giới sẽ lựa chọn những nguyên liệu phù hợp nhất với điều kiện sản xuất của quốc gia mình.
Với điều kiện ở châu Âu thì cây cải dầu với lượng dầu từ 40% đến 50% là cây thích hợp để dùng làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học.
Ở Trung Quốc người ta sử dụng cây cao lương và mía để sản xuất Biodiesel.Cứ 16 tấn cây cao lương có thể sản xuất được 1 tấn cồn, phần bã còn lại còn có thể chiết xuất được 500 kg Biodiesel. Ngoài ra, Trung Quốc còn nghiên cứu phát triển khai thác một loại nguyên liệu mới - Tảo. Khi nghiên cứu loại dầu sinh học từ tảo thành công và được đưa vào sản xuất, quy mô sản xuất loại dầu này có thể đạt tới hàng chục triệu tấn. Theo dự tính của các chuyên gia, đến năm 2010, Trung Quốc sẽ sản xuất khoảng 6 triệu tấn dầu nhiên liệu sinh học.
Giống Trung Quốc, Mỹ cũng vận dụng công nghệ sinh học hiện đại như nghiên cứu gien đã thực hiện tại phòng thí nghiệm năng lượng tái sinh quốc gia tạo được một giống tảo mới có hàm lượng dầu trên 60%, một mẫu có thể sản xuất được trên 2 tấn dầu diesel sinh học.
Các nước Tiểu Vương quốc Ảrập Thống Nhất thì sử dụng dầu jojoba, một loại dầu được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm để sản xuất Biodiesel.
Đối với khu vực Đông Nam Á, các nước Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia cũng đã đi trước nước ta một bước trong lĩnh vực nhiên liệu sinh học. Như ở Thái Lan, hiện sử dụng dầu cọ và đang thử nghiệm hạt cây jatropha, cứ 4 kg hạt jatropha ép được 1 lít diesel sinh học tinh khiết 100%, đặc biệt loại hạt này không thể dùng để ép dầu ăn và có thể mọc trên những vùng đất khô cằn, cho nên giá thành sản xuất sẽ rẻ hơn so với các loại hạt có dầu truyền thống khác. Bộ Năng Lượng Thái Lan này cũng đặt mục tiêu, đến 2011, lượng diesel sinh học sẽ đạt 3% (tương đương 2,4 triệu lít/ngày) tổng lượng diesel tiêu thụ trên cả nước và năm 2012, tỷ lệ này sẽ đạt 10% (tương đương 8,5 triệu lít/ngày).
Indonexia thì ngoài cây cọ dầu, cũng như Thái Lan, Indonesia còn chú ý đến cây có dầu khác là jatropha. Indonesia đặt mục tiêu đến năm 2010, nhiên liệu sinh học sẽ đáp ứng 10% nhu cầu năng lượng trong ngành điện và giao thông vận tải.
Do chi phí cho việc trồng cây nhiên liệu lấy dầu rất thấp, hơn nữa chúng lại rất sẵn trong tự nhiên nên trong tương lai, diesel sinh học có thể được sản xuất ra với chi phí thấp hơn nhiều so với diesel lấy từ dầu mỏ. Tuy nhiên bài toán nguyên liệu đặt ra là: “Diesel sinh học cũng có thể làm thay đổi nhu cầu đối với đất nông nghiệp”, Trevor Price, một chuyên gia môi trường tại Đại học Glamorgan (xứ Wales, Anh), nhận định. Diesel sinh học có thể giải quyết được bài toán hiệu ứng nhà kính và sự cạn kiệt của nhiên liệu hóa thạch, nhưng dẫu sao nó vẫn cần rất nhiều đất. Các cánh rừng nhiệt đới có thể bị đốt để trồng cọ, đậu tương và những cây lấy dầu khác. Nhiều quốc gia sẽ phải lựa chọn giữa nhiên liệu và thực phẩm". Vì lý do này mà ở nhiều quốc gia đã sử dụng nguồn nguyên liệu là mỡ các loại động vật ít có giá trị về mặt kinh tế để sản xuất Biodiesel.
Chương 3:
ỨNG DỤNG BIODIESEL TẠI VIỆT NAM
I. CÁC NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT BIODIESEL TẠI VIỆT NAM:
Việt Nam đã quan tâm đến Diesel sinh học (Biodiesel) cách đây 20 năm. Và “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học (NLSH) đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 20/11/2007. Về tiềm năng có nhiều nguồn nguyên liệu sản xuất Biodiesel như:
Mỡ cá basa, cá tra là giải pháp hữu ích khi giảm thiểu ô nhiễm môi trường do mỡ cá thải ra...
Vi tảo là giải pháp duy nhất có thể giải quyết vấn đề diện tích đất trồng vì nó có chu kỳ phát triển rất ngắn, sống được ở khắp nơi có ánh nắng mặt trời, nước và CO2.
Rỉ đường, ngũ cốc, vừng, lạc, dừa…
Dầu mỡ thải đã qua sử dụng: Gồm các phế phẩm dầu mỡ đi từ các nhà máy chế biến dầu mỡ, dầu mỡ đã qua sử dụng, được thu hồi sau quá trình rán, nấu từ các cơ sở chế biến thức ăn.
Cây Jatropha (dầu mè), có nguồn gốc từ Trung Mỹ, di thực sang châu Phi, Ấn Độ và Nam Mỹ, cây chịu hạn, trồng ở đất khô cằn, có nhiều loại. Nước ta có thể tận dụng 9 triệu ha đất hoang hóa, dọc ven các đường quốc lộ, trồng cây Jatropha để lấy dầu.
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN BIODIESEL TẠI VIỆT NAM:
Phân phối nhiên liệu sinh học tại Việt Nam:
Ngày 15/9/2008 Công ty cổ phần kinh doanh hóa dầu và nhiên liệu sinh học (PVB), một đơn vị thành viên của Tổng Công ty dầu Việt Nam (PVOIL) đã lần đầu tiên giới thiệu và bán thí điểm xăng E5 tại hai trạm bán lẻ xăng dầu ở Hà Nội thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của PVOIL. PVB nhập khẩu ethanol tuyệt đối 99,6 % thể tích từ Trung Quốc, sau đó pha với xăng A95 và A92 với tỷ lệ 5 % ethanol theo thể tích để thành xăng ethanol E5. Xăng E5 được bán với giá 16.500 đồng một lít, rẻ hơn 500 đồng so với xăng A92 và 1000 đồng so với xăng A 95 trong khi đó vẫn bảo đảm an toàn cho động cơ đồng thời giảm ô nhiễm môi trường.
Xăng E5 ban đầu được bán thử nghiệm cho 50 xe tắc xi gồm hai loại: loại 4 chỗ và 7 chỗ ngồi, thuộc hiệp hội taxi thành phố Hà Nội. Thời gian bán thử nghiệm là 6 tháng, PVB đã thu thập các ý kiến phản hồi từ khách hàng để trình kết quả thử nghiệp với Bộ Công thương.
Nhiều công ty và các tổ chức khoa học cũng đã chủ động phối hợp nghiên cứu và thực hiện việc đánh giá ảnh hưởng của việc xăng pha ethanol đối với động cơ và việc phân phối thử nghiệm xăng E5 thương mại như trung tâm nghiên cứu dầu khí (PVPRO), Công ty taxi Đà Nẵng,…. Viện Công nghệ thực phẩm đã và đang nghiên cứu sản xuất ethanol từ phế thải nông nghiệp. Nhiều đơn vị trong đó có APP, Sài Gòn Petro, Công ty Mía đường Lam Sơn đã lên kế hoạch pha chế thử nghiệm và tiến tới sản xuất ở ethanol quy mô phù hợp và đưa vào sử dụng.
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã phối hợp với một số trường đại học lớn như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh tiến hành nhiều nghiên cứu về việc sử dụng nhiên liệu sinh học, trong đó đã chứng minh việc sử dụng xăng pha ethanol thay thế xăng thông thường tốt hơn cho động cơ xăng.
Đi tiên phong trong việc xây dựng và phân phối nhiên liệu sinh học là Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL). PV OIL đã tiến hành đầu tư hai nhà máy ethanol với tổng công suất 200 triệu lít/năm, trong đó dự án đầu tư xây dựng Nhà máy ethanol Bình Phước được thực hiện với sự hợp tác đầu tư cùng Tập đoàn ITOCHU Nhật Bản tại tỉnh Bình Phước.
Sau khi Bộ Công thương đã chấp thuận kết quả thử nghiệm xăng E5 của công ty PVB và trên cơ sở các tiêu chuẩn về nhiên liệu E5, B5 mới được ban hành trong tháng 5/2009, Tổng công ty Dầu Việt Nam đã thành Ban chuyên trách (task force) gồm các lãnh đạo và các nhân sự chủ chốt của PV OIL để tiến hành triển khai bán thí điểm xăng E5, B5 trên phạm vi 6 tỉnh thành lớn nhất Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Vũng Tầu, Nha Trang.
Tình hình phát triển vùng nguyên liệu cho nhiên liệu sinh học:
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam rất coi trọng việc phát triển vùng nguyên liệu để đảm bảo việc sản xuất nhiên liệu sinh học được ổn định và bền vững. Tập đoàn đã giao cho các công ty thành viên (Tổng công ty Dầu Việt Nam, Tổng công ty Dịch Vụ Tổng hợp dầu khí xây dựng chiến lược phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất của các nhà máy Nhiên liệu sinh học).
Song song với việc phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất ethanol, Tổng công ty Dầu Việt Nam đang tiến hành hợp tác với Công ty Idemitsu và Công ty NBF của Nhật Bản nghiên cứu triển khai việc nhập các giống cây Jatropha có năng suất cao trên thế giới về trồng thử nghiệm tại Bình Thuận, Việt Nam để làm cơ sở phát nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất dầu diesel tương lai. Trên cơ sở chọn lọc và thuần hóa các giống quốc tế tại Bình Thuận, giống Jatropha có năng suất cao sẽ được trồng đại trà tại các nơi đất khô cằn, đất hoang hóa tại Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Trị, Quảng Ngãi để thu dầu Jatropha. PV OIL sẽ tiến hành nghiên cứu việc xây dựng nhà máy diesel sinh học khi sản lượng dầu từ cây Jatropha và việc trồng cây Jatropha có hiệu quả kinh tế đối với nông dân.
Chính sách khuyến khích phát triển nhiên liệu sinh học:
Để thúc đẩy ngành sản xuất NLSH phát triển, Thủ tướng Chính phủ ngày 20/11/2007 đã ra quyết định phê duyệt “Đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” với mục đích thay thế một phần nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Trong Đề án đã vạch ra lộ trình, mục tiêu và các giải pháp chính như sau:
Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý để thu hút đầu tư, khuyến khích sản xuất quy mô công nghiệp và sử dụng NLSH. Trong đó đổi mới cơ chế, chính sách thuế, ưu tiên vay vốn và sử dụng đất đai để hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đầu tư phát triển sản xuất NLSH ở Việt Nam.
Giai đoạn 2007 - 2015, đầu tư sản xuất NLSH được xếp vào danh mục lĩnh vực được đặc biệt ưu đãi đầu tư. Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất NLSH được miễn, giảm thuế thu nhập đối với sản phẩm là NLSH theo quy định tại Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất NLSH được hưởng các ưu đãi tối đa về thuê đất, sử dụng đất trong thời gian 20 năm. Nguyên liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sản xuất NLSH được miễn thuế nhập khẩu. Nguyên liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất NLSH được hưởng thuế xuất nhập khẩu ở mức thấp nhất.
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, lộ trình áp dụng (tiêu chuẩn TCVN, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến sản xuất sử dụng E5, B5, các quy định bắt buộc về môi trường).
Xây dựng lộ trình sử dụng NLSH để thay thế một phần nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch trong ngành giao thông vận tải và các ngành công nghiệp khác theo hướng khuyến khích sử dụng rộng rãi NLSH và xây dựng mô hình thí điểm phân phối NLSH tại một số tỉnh, thành phố trước năm 2010. Xây dựng và phát triển được các mô hình sản xuất thử nghiệm và sử dụng NLSH quy mô 100 nghìn tấn E5 và 50 nghìn tấn B5/năm bảo đảm đáp ứng 0,4% nhu cầu xăng dầu của cả nước vào năm 2010. Đến năm 2015, sản lượng ethanol và biodiesel trong nước đạt 250 nghìn tấn, đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của cả nước. Vào năm 2025, sản lượng NLSH sẽ đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.
Phát triển mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm NLSH trên phạm vi cả nước với hạt nhân là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.
Quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu để sản xuất NLSH, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng bước đầu nhu cầu phát triển NLSH, làm chủ được công nghệ sản xuất giống cây trồng cho năng suất cao để sản xuất NLSH.
Nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò quan trọng và lợi ích to lớn của NLSH.
Thành lập và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ vào sản xuất NLSH; ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm NLSH.
Hình thành và phát triển mạnh ngành công nghiệp sản xuất NLSH, tạo lập được thị trường thông thoáng và thuận lợi để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm NLSH.
Để đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, người tiêu dùng và mục đích quản lý về NLSH, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ethanol biến tính E100 (TCVN 7716:2007) và dầu diesel sinh học gốc B100 (TCVN 7717:2007) năm 2007 để tạo điều kiện cho việc sản xuất ethanol và biodiesel nhằm thay thế một phần xăng dầu nhập khẩu.
Nhằm mục đích hiện thực hóa đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, ngày 06/10/2008 Bộ Công thương đã phê duyệt các danh mục đề tài và dự án thực hiện trong năm 2009 với mục tiêu sản xuất được các giống cây trồng có năng suất cao dùng làm nguyên liệu cho sản xuất NLSH; nghiên cứu và làm chủ được các công nghệ sản xuất NLSH tiên tiến trên thế giới từ các nguồn nguyên liệu khác nhau; xây dựng và đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển NLSH ở Việt Nam; hoàn thiện công nghệ sản xuất E5 từ phối trộn, tồn trữ đến phân phối và thử nghiệm trên diện rộng để đánh giá khả năng thương mại xăng E5.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành việc phân phối xăng E5 và dầu diesel B5, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho xăng E5 (TCVN 8063:2009), dầu diesel B5 (TCVN 8064:2009) trong tháng 5 năm 2009. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho Bộ Công Thương sớm ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, tồn trữ, phân phối, sử dụng NLSH.
Song song với việc xây dựng hành lang pháp lý cho việc sản xuất và phân phối E5 và B5, Chính phủ cũng ra nhiều chính sách khuyến khích việc sản xuất phân phối NLSH và phát triển vùng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất NLSH.
Tháng 6/2008, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử dụng sản phẩm cây cọc rào ở VN giai đoạn 2008-2015 và tầm nhìn đến 2025”. Mục tiêu trong giai đoạn 2008-2010 trồng thử nghiệm, khảo nghiệm và sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau. Đề án nhằm tạo ra một ngành sản xuất nông nghiệp mới thông qua việc hình thành vùng nguyên liệu gắn với phát triển công nghiệp chế biến dầu diesel sinh học có hiệu quả cao, qui mô ngày càng lớn trên cơ sở sử dụng hiệu quả đất đai ở các vùng hoang hoá, khô cằn, đất trống đồi núi trọc và những nơi canh tác nông nghiệp năng suất thấp, góp phần cải thiện đời sống của người dân ở các vùng khó khăn, đồng thời bảo vệ môi trường.
Định hướng từ sau 2015 đến 2025 nâng công suất chế biến dầu diesel sinh học lên đến 1 triệu tấn/năm, sử dụng diesel sinh học với tỷ lệ bắt buộc pha trong diesel có nguồn gốc dầu mỏ.
III. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG BIODIESEL CỦA VIỆT NAM:
Từ hơn 10 năm qua, đã có một số cơ quan thuộc các ngành giao thông vận tải, công nghiệp, năng lượng nghiên cứu về NLSH. Một số công ty, viện và trường đại học đã nghiên cứu thử nghiệm xăng pha ethanol và diesel sinh học. Công ty Mía đường Lam Sơn (Thanh Hoá), Sài Gòn Petro, Công ty Rượu Bình Tây, Công ty Chí Hùng cũng đã có dự án sản xuất ethanol làm nhiên liệu. Gần đây, một số công ty tại An Giang, Cần Thơ, Long An đã đầu tư xưởng sản xuất diesel sinh học từ mỡ cá basa với tổng công suất khoảng 40.000 tấn /năm, nhưng do chưa có tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm, nên chưa thương mại được. Trong 2 năm qua, đã có hàng chục công ty nước ngoài muốn đầu tư sản xuất ethanol và diesel sinh học; một số công ty liên doanh ký kết thoả thuận đầu tư sản xuất ethanol và diesel sinh học từ dầu Jatropha (giai đoạn đầu nhập dầu thô, sau đó đầu tư trồng tại Việt Nam). Nhìn chung, hoạt động R &D và đầu tư về NLSH ở nước ta còn chưa tiến triển do chưa có chính sách năng lượng, chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng để các doanh nghiệp an tâm đầu tư đối với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như xăng dầu.
Thuận lợi:
Thuận lợi trong việc lựa chọn nguyên liệu chế tạo biodiesel:
Dầu Biodiesel có thể sản xuất từ mỡ động vật như mỡ các loài cá da trơn (cá basa, cá tra...), nguyên liệu thực vật như tảo biển, cây Jatropha và một số nguyên liệu khác như dầu dừa, dầu ăn đã qua sử dụng.... Nhưng đặc biệt mỡ cá, tảo biển và Jatropha là những nguyên liệu chính ở Việt Nam dùng sản xuất Biodiesel vì chúng sẵn có mà không làm ảnh hưởng đến lương thực thực phẩm.
Dầu Biodiesel từ mỡ cá da trơn
Mỡ cá tra, basa ở vùng sông nước Cửu Long không tiêu thụ được vẫn có thể tái tạo thành dầu biodiesel. Đó là công trình nghiên cứu của Phân viện khoa học vật liệu tại TP HCM, thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2004. Nhóm nghiên cứu của TS Nguyễn Đình Thành đã "ra mắt" công nghệ sản xuất dầu biodiesel từ nguồn dầu phế thải và mỡ cá basa. Nguồn nguyên liệu cùng chất xúc tác và chất methanol qua quá trình phản ứng trong thời gian từ 4-6 giờ, thì tạo thành phần rắn và lỏng. Đối với phần lỏng, sau khi thu hồi methanol dư thừa thì tách thành hai chất hữu ích: glycerin (dùng cho việc pha chế mỹ phẩm) và dầu biodiesel. Theo phương pháp tách này, một tấn nguyên liệu có thể thu được 100 kg glycerin và 800 kg biodiesel. Các tiêu chuẩn về điểm chớp cháy, độ nhớt sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn nhưng giá thành của biodiesel giảm khoảng 20% so với giá dầu diesel trên thị trường.
Công nghệ này xem như đã thành công ở phòng thí nghiệm, một xí nghiệp chế biến cá basa, cá tra xuất khẩu ở tỉnh An Giang đang thương lượng để xây dựng nhà máy có công suất lớn để góp phần giải quyết lượng lớn mỡ cá basa nơi đây.
Dầu Biodiesel từ tảo biển
TS. Trương Vĩnh và các cộng sự ở Đại học Nông Lâm TP. HCM đã chứng mình cho thấy tảo biển Chlorella có triển vọng là nguồn sản xuất dầu biodiesel phong phú mà không hề xâm hại đến diện tích đất canh tác nông nghiệp.
Tảo có sự phát triển nhanh, vòng đời chỉ vài ngày, môi trường sản sinh lại hết sức thuận lợi. Trên thế giới có nhiều loại tảo có hàm lượng dầu tới 70% và cho 120 tấn/ha/năm. Loại tảo có chứa hàm lượng dầu khoảng 30% cũng cho tới 45 tấn/ha/năm.
Đối với Việt Nam, điều kiện lãnh thổ có chiều dài bờ biển hơn 3.600 km, việc thử nghiệm công nghệ ép tảo tạo ra dầu sinh học đã mở ra hướng đi mới đầy tiềm năng trong việc sản xuất dầu sinh học, đảm bảo an ninh năng lượng của nước ta. Ngoài việc dùng vi tảo để sản xuất nhiên liệu, có thể dùng bụi tảo khô để đốt trong các động cơ diesel thay thế cho than bụi. Đặc biệt, tảo có thể tồn tại ở bất cứ nơi nào có đủ ánh sáng, kể cả vùng hoang hoá, nước mặn, nước thải, lại có khả năng làm sạch môi trường nước thải.
Dầu Biodiesel từ cây cọc rào
Cọc rào còn gọi là cây dầu mè, cây bã đậu, “cây diesel”, có tên khoa học là Jatropha curcas.L. Đó là một loại cây bụi lưu niên, sinh trưởng và phát triển tốt trên các vùng có độ cao so với mặt nước biển. Cây có đặc tính chịu hạn rất khỏe, có thể mọc ở nơi khô hạn từ 8 đến 9 tháng vẫn không bị chết, thích hợp trên đất cát pha và có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất sỏi đá và nhiễm mặn, trừ đất bị ngập úng. Thân cây mọng nước, lá dày rất khó cháy, trong thân và lá có nhựa, còn trong hạt có chất độc nên trâu bò, gia súc, chuột không phá hoại và ít bị sâu bệnh.
Loại cây này sinh trưởng rất nhanh, sau khi trồng 6 tháng đến 1 năm đã cho quả, khoảng 5 năm cho năng suất ổn định. Chu kỳ sống là 30-40 năm. Năng suất quả của nó phụ thuộc vào giống và kỹ thuật canh tác, năng suất biến động từ 3-10 tấn hạt/ha với tỷ lệ dầu trong hạt cũng rất khác nhau (khoảng từ 25 đến 38%), sản lượng ép thành dầu biodiesel từ 1 đến 3 tấn dầu thô/ha. Điều đáng nói là loại dầu này không cần chế biến phức tạp, có thể dùng cho động cơ diesel mà không cần có thay đổi gì về máy móc.
Trồng cây cọc rào là một giải pháp thiết thực và nên khuyến khích. Bởi vì nó vừa bổ sung nguồn nhiên liệu sinh học, nâng cao sự ổn định an ninh năng lượng quốc gia, vừa góp phần xoá đói, giảm nghèo và làm tăng độ che phủ, cải tạo môi trường trên những vùng đất trống, đồi trọc, khu vực hoang hóa.
Thuận lợi trong việc điều chế xăng sinh học:
Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một qui trình công nghệ có thể sản xuất ra những loại hóa chất phục vụ điều chế xăng sinh học từ chính những nguồn nguyên liệu rẻ tiền của VN và có thể đi đến sản xuất loại nhiên liệu này ngay tại VN.
Những nguyên liệu để sản xuất xăng sinh học chính là cồn công nghiệp tinh khiết 100% (hay còn gọi là ethanol) và một phần xăng hóa thạch. Giới khoa học trên thế giới đã chứng minh được khi pha một lượng cồn nhất định vào xăng với tỉ lệ cỡ 10%, hay 20% và thậm chí còn cao hơn nữa thì các động cơ vẫn hoạt động tốt.
Tất nhiên để sản xuất được xăng sinh học đủ tiêu chuẩn thì nhất thiết phải có loại cồn 100% (cồn tuyệt đối). Nhưng sản xuất cồn tinh khiết 100% ở qui mô công nghiệp không phải là chuyện đơn giản. Hiện trên thế giới có ít nhất ba giải pháp kỹ thuật để sản xuất cồn tinh khiết 100%, đối với VN thì giải pháp khử nước trong cồn bằng một chất hóa học hấp phụ đặc biệt được cho là tiên tiến nhất và kinh tế nhất hiện nay đối với VN.
Hiện tại, ta đã hoàn chỉnh qui trình công nghệ và thiết kế, chế tạo mô hình pilot sản xuất cồn tuyệt đối 100%, đạt công suất khoảng 100kg/ngày. Một khi đã giải quyết được vấn đề sản xuất cồn tinh khiết 100% qui mô công nghiệp bằng công nghệ trong nước thì việc điều chế ra xăng sinh học có giá cả hợp lý là một việc làm nằm trong tầm tay của giới khoa học VN. Vấn đề đặt ra chỉ còn là việc chờ đợi những chính sách khuyến khích thúc đẩy sản xuất từ phía Nhà nước.
Khó khăn:
Khó khăn trong việc phát triển NLSH ở Việt Nam:
Nguồn nguyên liệu còn hạn chế do phải dành đất đai để đảm bảo an ninh lương thực, trồng rừng bảo hộ và nguyên liệu cho công nghiệp; công nghệ hiện tại chưa đảm bảo năng suất cây trồng cao. Nếu phát triển ồ ạt, không tính toán sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực và diện tích rừng.
Công nghệ sản xuất NLSH hiện tại (thế hệ thứ nhất) dùng nguyên liệu là tinh bột ngũ cốc, mật rỉ đường để sản xuất ethanol và dùng dầu mỡ động thực vật để sản xuất diesel sinh học, số lượng còn hạn chế và có giá thành cao. Công nghệ mới (thế hệ thứ hai) để sản xuất ethanol, diesel sinh học từ phế thải công - nông - lâm nghiệp (ligno-cellulosic biomass) mới thành công ở mô hình trình diễn, quy mô nhỏ, cần 5-7 năm nữa mới có thể áp dụng ở quy mô công nghiệp với giá thành hạ, sản lượng lớn.
Khó khăn lớn nhất của chúng ta là trình độ công nghệ và thiết bị. Hầu hết các cơ sở sản xuất cồn trong nước hiện nay đều sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, thiết bị chắp vá, thiếu đồng bộ, công suất nhỏ (dưới 10 triệu lít/năm), tiêu hao nhiều đơn vị năng lượng trên một đơn vị sản phẩm, hiệu suất tổng thu hồi so với lý thuyết chỉ đạt khoảng 80% (các nước tiên tiến đạt 90%), chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu sinh khối truyền thống (ngũ cốc, rỉ đường) khiến giá thành sản phẩm cao. Các cơ sở sản xuất dầu mỡ động, thực vật có công nghệ thiết bị tách dầu, mỡ lạc hậu, tỷ lệ thu hồi thấp.
Bên cạnh đó là các khó khăn về thiếu nguồn nhân lực lành nghề, các chuyên gia kỹ thuật cao cấp; đầu tư cho nghiên cứu NLSH còn nhiều hạn chế; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan trong việc nghiên cứu triển khai và ứng dụng các kết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTMT- Biodiesel – nguồn nhiên liệu xanh trong tương lai.doc