MỤC LỤC
PHẦN 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ISO 9000 2
1.1 TỔ CHỨC ISO (INTERNATIONAL STANDARDS ORGANIZATION) 2
1.2 TỔNG QUAN VỀ ISO 9000. 2
1.2.1 ISO 9000 là gì? 2
1.2.2 Lịch sử hình thành ISO 9000. 2
1.2.3 Quá trình xây dựng tiêu ISO. 3
1.2.4 Triết lý của ISO 9000: gồm có 4 triết lý. 4
1.2.5 Các nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000: 8 nguyên tắc. 4
1.2.6 Cấu trúc và nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 2000. 6
1.2.7 Các bước thực hiện ISO 9000 7
1.2.8 Những điều kiện để áp dụng thành công ISO 9000. 8
1.2.9 Những khó khăn khi áp dụng. 9
1.3 TẦM QUAN TRỌNG CỦA ISO 9000 . 9
1.3.1 Lý do mà doanh nghiệp phải áp dụng ISO 9000. 9
1.3.2 Lợi ích của ISO 9000. 10
1.3.3 Vai trò của ISO 9000. 10
1.3.4 Ý nghĩa của Bộ Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000. 11
1.3.5 Sự cần thiết của ISO 9000 trong nền kinh tế toàn cầu. 11
1.4 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO Ở VIỆT NAM. 13
PHẦN 2 THỰC TẾ ÁP DỤNG ISO 9000 17
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY. 17
2.1.1 Lịch sử hình thành công ty. 17
2.1.2 Chính sách chất lượng của công ty. 18
2.1.3 Những lĩnh vực hoạt động chính của công ty. 18
2.1.4 Kết quả 19
2.1.5 Chứng nhận Hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9000. 23
2.1.6 Tình hình công ty VIMECO trước khi áp dụng 24
2.2 QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG. 24
2.2.1 Việc xây dựng ISO 9000 tại công ty được tiến hành theo các bước sau. 24
2.2.2 Thuận lợi của công ty VIMECO. 27
2.2.3 Lợi ích công ty dạt được sau khi áp dụng ISO 9000. 28
PHẦN 3 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 30
3.1 NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÔNG TY. 30
3.2 NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI TRÊN. 30
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9730 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạt được chứng nhận.
Chỉ thị từ tổng công ty: Theo chính sách của tổng công ty các chi nhánh phụ thuộc phải có chứng nhận hoặc phải áp dụng theo hệ thống chất lượng của công ty.
Lợi ích của ISO 9000.
ISO 9000 có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp trên các phương diện tiếp thị, đối tác cung cầu, hoạt động nội bộ, sản phẩm, khách hàng...
Cải thiện tình trạng tài chính từ việc hoạch định và đạt được các kết quả thông qua các quá trình có hiệu quả và hiệu lực.
Cải thiện uy tín của Doanh nghiệp nhờ nâng cao khả năng thoả mãn khách hàng của Doanh nghiệp.
Tăng lượng hàng hoá/dịch vụ bán ra nhờ nâng cao khả năng thoả mãn các nhu cầu của khách hàng của Doanh nghiệp.
Giảm chi phí nhờ các quá trình được hoạch định tốt và thực hiện có hiệu quả.
Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ các mục tiêu rõ ràng, các quá trình có hiệu lực và các phản hồi với nhân viên về hiệu quả hoạt động của hệ thống.
Các nhân viên được đào tạo tốt hơn.
Nâng cao tinh thần nhân viên nhờ sự hiểu rõ đóng góp với mục tiêu chất lượng, đào tạo thích hợp, trao đổi thông tin hiệu quả và sự lãnh đạo.
Khuyến khích sự cởi mở trong tiếp cận các vấn đề chất lượng, nhờ đó khả năng lặp lại ít hơn.
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận chứng chỉ.
Vai trò của ISO 9000.
ISO 9000 là Bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành với mục tiêu là thiết lập Hệ thống chất lượng hợp lý trên cơ sở đó tạo ra những hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, của nhân dân. Đối tượng áp dụng ISO 9000 không chỉ là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh- dịch vụ thông thường mà còn bao gồm các lĩnh vực dịch vụ công cộng, dịch vụ hành chính. Nó cần thiết và có thể áp dụng cả trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý, trong đó dịch vụ hành chính được thực hiện qua hệ thống các tổ chức và cơ quan nhà nước ngày càng trở thành quan trọng.
Hệ thống chất lượng theo ISO 9000 được định nghĩa tại ISO 8402-94, gồm:
- Cơ cấu tổ chức - Các thủ tục - Các quá trình và các nguồn lực cần thiết - Thực hiện việc quản lý chất lượng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là cơ sở để các doanh nghiệp và các tổ chức, cơ quan (áp dụng nó) lập kế hoạch; thực hiện và duy trì hệ thống chất lượng; là yêu cầu (có khi là bắt buộc) để ký kết các hợp đồng (hay giao ước) trong quan hệ trao đổi hàng hóa - dịch vụ - công việc; để đánh giá (đạt hay chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung, hoàn chỉnh những gì) và chứng nhận (với những doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan đăng ký xây dựng Hệ thống chất lượng, đạt được các yêu cầu của ISO 9000).
Nhận thức chung của các nước về ISO 9000 gồm những điểm chính sau: - Công nhận chất lượng là một mũi nhọn cạnh tranh quan trọng nhất trong kinh doanh.
- Có khả năng áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, trong các tổ chức và cơ quan. - ISO 9000 được thừa nhận phù hợp với tiêu chuẩn của các nước thành viên trong EC và AFTA; được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia ở 90 nước (có Việt Nam); được tổ chức đăng ký, chứng nhận Hệ thống chất lượng ở 53 nước (Việt Nam mới làm ở bước đầu từ năm 1996).
- Đáp ứng các yêu cầu của ISO 9000 là một điều kiện tiên quyết để chứng nhận sự phù hợp của hàng hóa - dịch vụ.
- ISO 9000 đã trở thành luật chơi trong quan hệ thương mại và đầu tư và đang lan dần sang các lĩnh vực khác, trong đó có dịch vụ công cộng và dịch vụ hành chính. Theo luật chơi này, những doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan nào không phấn đấu được chứng nhận có hệ thống chất lượng theo ISO 9000 thì sẽ bị loại (hoặc không ưu tiên) khỏi các hợp đồng mua-bán hàng hóa và dịch vụ; không được tham gia đấu thầu xây dựng các công trình hay tổ chức thực hiện các dự án ...Với thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ thì luật chơi này đã được áp dụng rộng rãi và phần lớn mang tính bắt buộc (ngay hàng hóa của Nhật Bản có chất lượng cao mà vẫn bị nhiều nước từ chối nhập khẩu vì chưa được chứng nhận có hệ thống chất lượng theo ISO 9000. Do đó những năm gần đây, các công ty, doanh nghiệp của Nhật Bản đẩy mạnh việc chứng nhận hệ thống chất lượng theo ISO 9000).
Ý nghĩa của Bộ Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000.
Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 qui tụ kinh nghiệm của Quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và người cung cấp (nhà sản xuất). Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp các nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng ở cơ sở mình, đồng thời cũng là cũng là phương tiện để bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng trước khi ký hợp đồng. ISO 9000 đã ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000 Hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình quản lý thích hợp và văn bản hoá các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn.
Sự cần thiết của ISO 9000 trong nền kinh tế toàn cầu.
ISO 9000 là bản chất tự nhiên tất yếu và cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu. Nhờ hệ thống tiêu chuẩn hóa các yêu cầu và hướng dẫn thống nhất toàn cầu, ISO 9000 sẽ giúp xóa bỏ được hàng rào thuế quan do sự khác biệt, không tương ứng về mặt tiêu chuẩn hiện có giữa các quốc gia, khu vực hoặc các công ty. Các tiêu chuẩn ISO 9000 dựa trên hai lý thuyết cơ bản như sau:
Tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh quốc tế:
Tất cả hoạt động trong phạm vi nền kinh tế quốc gia diễn ra trong quy mô nền kinh tế toàn cầu. Kết quả thu được từ sự áp dụng cùng loại tiêu chuẩn trong phạm vi từng nước và giữa các quốc gia sẽ tạo ra lợi ích kinh tế đáng giá. Các công ty toàn cầu đại diện cho nền công nghiệp và khu vực kinh tế rộng lớn hiện đang áp dụng ISO 9000 và coi đây là nền tảng cơ bản cho các hoạt động cũng như tạo mới quan hệ kinh doanh của mình.
TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO Ở VIỆT NAM
Sau 10 năm, Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 đã mang lại lợi ích gì cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam và cần phải làm tiếp những gì để ISO 9000 tạo ra bước đột phá trong cạnh tranh khi Việt Nam tham gia WTO?
Năm 1995, Tập đoàn APAVE (Pháp) là đơn vị tiên phong đưa các giải pháp quản lý (chất lượng, môi trường, thử nghiệm không phá hủy, tư vấn giám định độc lập...) vào Việt Nam, trong đó có ISO 9000.
Quả thật, ISO 9000 đã góp phần không nhỏ làm thay đổi sự lãnh đạo và quản lý các doanh nghiệp, thay đổi tư duy quản lý, kinh doanh của nhiều chủ doanh nghiệp, họ đã có tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh, làm ăn có bài bản, không theo kiểu trước mắt. Có thể đưa ra vài sự kiện cụ thể.
Thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh
Đến năm 2002, các thành viên chủ lực của Tổng công ty dệt may Việt Nam đã đưa ISO 9000 vào đời sống kinh doanh và sản xuất. Nếu không có sự áp dụng này, ngành dệt may Việt Nam không tạo được niềm tin với bạn hàng quốc tế rằng chất lượng là một tố chất chính của chiến lược kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam. Một thành công đáng ghi nhận nhất là các tổng công ty xây dựng - xây lắp (công nghiệp và dân dụng) như Lilama, Vinaincon, Coma, Vinaconex, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Tàu biển Việt Nam... đã áp dụng ISO 9000 ngay từ năm 1997. Đến nay các tổng công ty này đã thực sự đóng vai trò tổng thầu (EPC) cho một số dự án tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Trong lĩnh vực thủy sản, nông sản, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến để xuất khẩu thủy sản đã thực hiện từ khâu sản phẩm phải có chất lượng ổn định (áp dụng ISO 9000) và phù hợp với chuẩn mực vệ sinh ATTP (HACCP) và đã thành công vượt qua những rào chắn kỹ thuật của những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Nhật, EU.
Trong 10 năm qua, nhờ áp dụng ISO 9000, chất lượng dịch vụ của các tổng công ty dịch vụ (bưu chính viễn thông, hàng không, du lịch...) và các ngân hàng thương mại lớn đã tăng lên rất đáng kể. Ngay từ năm 1995, Tổng công ty Dầu khí đã đưa ISO 9000 đến các công ty thành viên, kể cả những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu như Viện NIPI.
Trên diện vĩ mô, sau 10 năm, trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng, thủy sản, nông nghiệp, bưu chính viễn thông, ngân hàng, du lịch, tàu biển... đã có một bước tiến rõ nét về chất lượng thông qua việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và các ngành này đã lần lượt đưa chất lượng là một trong những yếu tố chính trong chiến lược phát triển và kinh doanh của mình.
Không chỉ là hình thức TS. Nguyễn Công Phú, Tổng giám đốc APAVE Việt Nam và Đông Nam Á, đưa ra ba hệ quả của ISO 9000: hệ thống quản lý chất lượng sẽ làm giá thành giảm, tăng sức cạnh tranh, quản lý chất lượng được duy trì, cải tiến liên tục sẽ tạo niềm tin đối với thị trường, hệ thống quản lý chất lượng độc đáo tạo dựng thương hiệu là niềm hãnh diện của nhân viên - động lực quan trọng cho doanh nghiệp huy động được tổng lực từ con người.
Tuy nhiên, mặc dù một số công ty đã thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong ngành bưu chính, dầu khí, xây dựng nhưng vẫn xảy ra chuyện thất thoát, lãng phí, tham nhũng làm tổn thương đến uy tín của ngành và giảm lòng tin của người tiêu dùng.
Ông Phú cho rằng, trong số khoảng 2.000 doanh nghiệp đang áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ở Việt Nam (trên tổng số hơn 200.000 doanh nghiệp đang hoạt động), có không ít doanh nghiệp làm theo kiểu phong trào. Người ta có ISO thì mình cũng cần phải có, để phục vụ cho mục đích quảng cáo. Những doanh nghiệp này không áp dụng ISO 9000 một cách thực chất nên đã để xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Một ví dụ, nếu doanh nghiệp thật sự đưa bộ tiêu chuẩn ISO 9000 vào đời sống của doanh nghiệp, chứ không phải vì những lý do hình thức chủ nghĩa và tiêu chuẩn của ISO 9000 luôn được duy trì, cải tiến định kỳ thì chuyện "rút ruột thép" ở công trình chung cư tại Hà Nội vừa rồi khó có thể làm được; chuyện nghẽn mạch mạng di động trong dịp Tết vừa qua có thể đã không xảy ra.
Vì sao có tình trạng như vậy? Ông Phú lý giải: một doanh nghiệp thực sự đưa bộ tiêu chuẩn ISO 9000 vào đời sống của doanh nghiệp mình có nghĩa là họ đã có một thể chế lãnh đạo, điều hành và quản lý doanh nghiệp theo 3 tiêu chuẩn chính sau: - Các mối quan hệ về trách nhiệm, quyền hạn, hàng dọc -hàng ngang đã được làm rõ cho các chức năng lãnh đạo, điều hành và quản lý.
- Sự phân quyền và ủy quyền đi đôi với một sách lược giám sát đồng bộ. - Quy định rõ: người nào việc nấy, giờ nào việc nấy, linh hoạt có quy củ. Sự lãnh đạo, điều hành, quản lý có hiệu qủa thông qua việc áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 có được nhờ những biện chứng cơ bản sau: - Mọi quá trình hoạt động của doanh nghiệp được sắp xếp để có thể có được những dự đoán chính xác giữa đầu vào và đầu ra. Có nghĩa là: nếu muốn được kết qủa "đầu ra" này thì nguồn lực "đầu vào" tương ứng phải như thế nào?
- Các quá trình phải được sắp xếp thành một hệ thống logic được ấn định trước. - Vì có tính hệ thống, tính logic nên những bất cập trong hoạt động dễ được nhận dạng, sửa sai, cải tiến. Nhờ những biện chứng này, ba chức năng lãnh đạo, điều hành, quản lý doanh nghiệp được thực hiện một cách tập trung, đúng đắn và hiệu quả. Như thế, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 càng phát huy được hiệu qủa nếu ban lãnh đạo của doanh nghiệp có được quyền hạn, trách nhiệm lớn trong việc ấn định, quyết định những chiến lược, sách lược vĩ mô cho doanh nghiệp mình.
Tiêu chuẩn ISO trước ngưỡng cửa WTO. Theo TS. Nguyễn Công Phú, thời gian tới, khi Việt Nam gia nhập WTO, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO sẽ tạo ra những hiệu qủa cho phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế toàn cầu. Cụ thể là, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ tạo ra hiệu qủa kinh tế lớn, có tính đột phá, tạo ra cấp số nhân về phát triền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới nếu nó được áp dụng rộng rãi, thực chất cho cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, hiện khối doanh nghiệp này chưa tiếp cận được với ISO 9000.
Hiện nay, ngay tại các nước công nghiệp tiên tiến, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 2/3 tỷ trọng trong nền kinh tế, nhiều tập đoàn đa quốc gia nếu không có những vệ tinh là những doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới thì sẽ không thể phát triển được.
Ở Việt Nam có đến 200.000 doanh nghiệp, ít nhất 2/3 là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn hiệu qủa thì nền kinh tế sẽ phát triển rất nhanh, tạo ra hàng núi công ăn việc làm, tạo ra bước phát triển đột phá để Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp các nước trong khu vực. Việt Nam cần kết hợp các tri thức về quản trị khác để nâng cao hiệu qủa áp dụng của bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000, đặc biệt đưa những thành tựu công nghệ thông tin vào áp dụng theo một lộ trình rõ ràng, tùy vào nguồn lực của từng doanh nghiệp.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm thông tin, đến nay cả nước có khoảng 13000 giấy chứng nhân HTQLCL theo ISO 9001:2000, không tính các Chứng nhận đã cấp theo tiêu chuẩn 9002:1994.
Với số liệu thống kê đó, có thể tổng hợp một con số nói lên bức tranh chung về việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 ở Việt Nam như sau.
- TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu với 347/1255 chứng chỉ, chiếm 27,6%.
- TP. Hà Nội đứng thứ 2 với 289/1255 chứng chỉ, chiếm 23%.
- TP. Hải Phòng đứng thứ 3 với 73/1255 chứng chỉ, chiếm 5,8%.
- Tỉnh Đồng Nai đứng thứ 4 với 62/1255 chứng chỉ, chiếm 4,9%.
-Tỉnh Bình Dương đứng thứ 5 với 34/1255 chứng chỉ, chiếm 2,7% . Tốp 10 quốc gia đứng đầu về lượng chứng chỉ ISO 9001 ( theo ISO Survey of Certification 2005).
STT
Nước
Số lượng
STT
Nước
Số lượng
1
Trung Quốc
142823
6
Mỹ
44270
2
Italia
98028
7
Đức
39816
3
Nhật Bản
53771
8
Ấn Độ
24660
4
Tây Ban Nha
47445
9
Pháp
24441
5
Anh
45612
10
Úc
16922
Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện và áp dụng ISO 9000, tuy nhiên điều này sẽ khiến doanh nghiệp gặp một số khó khăn sau đây:
- Mất nhiều thời gian trong việc nghiên cứu tìm hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn. Tuy nhiên điều này có thể khắc phục bằng cách tham gia các lớp tập huấn về ISO 9000 do các tổ chức chuyên môn tiến hành.
- Không khách quan khi đánh giá thực trạng của mình và so sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn đặt ra.
- Mất nhiều thời gian trong việc mày mò tìm hướng đi và tiến hành các bước thực hiện, áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000.
- Việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng sau chứng nhận gần như không được thực hiện có hiệu quả.
Đối tượng áp dụng ISO 9000 không chỉ là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh- dịch vụ thông thường mà còn bao gồm các lĩnh vực dịch vụ công cộng, dịch vụ hành chính, trong các cơ quan hành chính nhà nước, trong các trường học. Trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi các cơ quan, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp... phải tăng cường áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là những công nghệ quản lý tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Trong xu thế phát triển chung đó, việc đổi mới phương thức tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
THỰC TẾ ÁP DỤNG ISO 9000
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Lịch sử hình thành công ty.
Công ty cổ phần VIMECO được thành lập ngày 24/03/1997. Là doanh nghiệp hạng I, thành viên thuộc tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – VINACONEX.
Năm 1997: Bắt đầu tham gia thị trường xây dựng và công trình triển khai thi công công trình đầu tiên có giá trị sản lượng và quy mô lớn, đó là Nhà máy xi măng Nghi Sơn. Cùng với việc thành lập Công ty, tháng 3/1997 tham gia thị trường sản xuất và cung cấp bê tông thương phẩm tại thị trường Hà nội.
Năm 1998: Triển khai thi công đại trà tại xi măng Nghi sơn, cung cấp bê tông thương phẩm với năng suất trung bình lên tới 2.500 m3/ngày đêm
Năm 1999: Lần đầu tiên triển khai thi công lắp máy tại Trạm nghiền xi măng Nghi Sơn tại Hiệp Phước.
Năm 2000: Bắt đầu triển khai thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi và Dự án nâng cấp, cảI tạo Quốc lộ 10 (gói R4 và B2) là Dự án đầu tiên. Dự án kết thúc, VIMECO đã được Bộ Giao thông vận tảI biết đến với tư cách là Nhà thầu có năng lực. Đây cũng là năm đầu tiên VIMECO gia nhập vào Câu lạc bộ 100 tỷ của Tổng công ty VINACONEX với giá trị sản lượng đạt 116 tỷ đồng.
Năm 2001: Hoàn thành dự án di chuyển trụ sở làm việc từ Ngọc Hồi về H12 – Thanh Xuân - Hà nội và triển khai dự án xây dựng trạm trộn 100 m3/h ở Tây mỗ. Đây là một bước tiến lớn trong quá trình phát triển của Công ty, đánh dấu một sự thay đổi trong mô hình quản lý của Công ty.
Năm 2002: Được nhận Huân chương lao động hạng ba. Bắt đầu tham gia thị trường kinh doanh bất động sản với Dự án Trung Hoà 1 có tổng mức đầu tư là 179 tỷ đồng.
Năm 2003: Được nhận Cờ thi đua của Chính phủ giành cho đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua và Cờ thi đua của Tổng liên đoàn Lao động Việt nam. Đây cũng là năm đầu tiên, VIMECO chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần.
Năm 2004:
- Bắt đầu tham gia thi công các công trình thuỷ điện như Ngòi Phát – Lào Cai, Buôn Kuôp, Buôn Tou Srah tại Đắc Lắc và Thuỷ lợi – Thuỷ điện Cửa Đạt tại Thanh Hoá.
- Ngày 5/7: Khánh thành Trung tâm xuất nhập khẩu xây dựng VIMECO tại Cầu Bươu – Thanh Trì - Hà nội với các ngành nghề kinh doanh mới như chế tạo các sản phẩm cơ khí, chế tạo gioăng phớt thuỷ lực….
- Tháng 9: Khánh thành và đưa vào sử dụng khu văn phòng 5 tầng đã tạo ra cho Công ty một văn phòng làm việc ổn định. Đây là dấu ấn quan trọng trong chặng đường phát triển của Công ty 7 năm qua. Điều này đã khích lệ tinh thần làm việc của tập thể CBCNV Công ty, khẳng định sự phát triển và tăng trưởng bền vững của Công ty trong giai đoạn tới.
Năm 2005:
- Bắt đầu triển khai thi công Dự án 2,6 ha có tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, một bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản với việc đầu tư dự án chuyển từ nhóm B lên nhóm A.
- Ngày 6/12/2005, Công ty đã tiến hành nổ gương mìn cuối cùng thông Hầm dẫn kiệt phục vụ kịp thời thoát lũ xây dựng Nhà máy thuỷ điện Buôn tua Srah, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực thi công thuỷ điện.
- Tiếp tục được Chính Phủ và Tổng liên đoàn Lao động tặng Cờ thi đua.
- Năm thứ 2 liên tiếp được nhận Cờ thi đua của Chính phủ.
Năm 2006:
- Hoàn thành, bàn giao cho khách hàng 141 căn hộ chung cư tại Dự án Trung Hoà I. Dự án chính thức đưa vào sử dụng đồng bộ, VIMECO mở rộng thêm một lĩnh vực kinh doanh, quản lý mới.
- Ngày 9/8 thông hầm dẫn nước số 2 và ngày 29/9 hoàn thành việc thông hầm số 1.
- Ngày 11/12/2006 là ngày đầu tiên cổ phiếu VIMECO chính thức được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội.
Năm 2007:
- Ngày 24/3/2007 tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty và vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng 2 do Chủ tịch nước trao tặng.
- Ngày 14/4 /2007, tổ chức Đại hội cổ đông thường niên lần thứ IV. Đại hội đã thống nhất cơ cấu nhân sự của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Đ/c Trần Việt Thắng - Bí thư Đảng uỷ Công ty được bầu là Chủ tịch HĐQT. Trong cơ cấu nhân sự nhiệm kỳ này, Tổng công ty chỉ còn bố trí 01 thành viên trong HĐQT thay vì 3 người như nhiệm kỳ trước. Việc bố trí như trên sẽ giúp VIMECO phát huy được quyền tự chủ, năng động, chủ động hơn trong công việc.
- Ngày 25/11/2007, thông hầm dẫn nước số 1, đường hầm cuối cùng của Dự án nhà máy thủy điện Buôn Kuốp, vượt tiến độ 9 ngày. Đây là đường hầm thủy điện dài nhất Việt Nam đến thời điểm này và điều kiện địa chất cũng phức tạp nhất từ trước đến nay.
- Ngày 24/12/2007, tăng vốn Điều lệ từ 35 tỉ VNĐ lên 65 tỉ VNĐ.
Năm 2008:
- Ngày 14/4/2008 tổ chức Đại hội cổ đông thường niên lần thứ 5. Đại hội đa thông qua điều lệ mới của Công ty, Ban nhân sự của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kì 2008-2012, điều chỉnh thời gian và giá của lần phát hành tăng vốn đợt 2 lên 100 tỉ đồng.
- Ngày 29 tháng 05 năm 2008 chính thức đổi tên Công ty Cổ phần Cơ giới, lắp máy và xây dựng thành Công ty Cổ phần Vimeco. Công ty đang áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000.
Chính sách chất lượng của công ty.
- Biết lắng nghe và khơi dậy nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng.
- Muốn có sản phẩm tốt, cần phải có con người tốt
- Mục tiêu đã sai thì không có biện pháp đúng.
- Liên tục cải tiến, canh tân không ngừng.
- Chữ tín cùng sự hài lòng của khách hàng là nền tảng cho sự ổn định bền vững.
Những lĩnh vực hoạt động chính của công ty.
- Thi công san đắp nền móng,xử lý nền đất yếu.
- Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.Các công trình thoát nước, xử lý nước và nước thải.Các công trình đường dây và trạm biến thế điện.Các công trình phòng và chữa cháy.
- Xây dựng các công trình dân dụng,công nghiệp,giao thông (đường bộ các cấp, sân bay, bến cảng, cảng, cầu), bưu điện, các công trình đê kè, đập thủy lợi, thủy điện.
- Khai thác sản xuất, chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi, gạch, ngói, xi măng, kính, tấm lợp, nhựa đường và các vật liệu xây dựng khác dùng trong xây dựng và trang trí nội ngoại thất).các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn, kết cấu thép.
- Nhận chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các dây chuyền thiết bị công nghệ cho các dự án. Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm từ gỗ (tự nhiên và nhân tạo), hàng nông, lâm sản, hàng tiêu dùng.
- Kinh doanh dịch vụ cho thuê, bảo dưỡng, sửa chữa xe máy, thiết bị
- Kinh doanh dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa.
- Xây dựng và kinh doanh nhà
- Dịch vụ cho thuê văn phòng, khách sạn, du lịch.
- Buôn bán vật tư,máy móc thiết bị,phụ tùng,tư liệu sản xuất,tư liệu tiêu dùng nguyên liệu sản xuất,dây chuyền công nghệ máy móc,vật liệu xây dựng,phương tiện vận tải.
- Nhận thầu tư vấn và lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát,quản lý dự án,tư vấn thiết bị công nghệ mới và thiết bị tự động hóa,khảo sát địa hình,địa chất thủy văn,đo đạc công trình,thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
- Nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới, thiết bị tự động hóa phục vụ công trình.
- Xây dưng, kinh doanh phát triển nhà hạ tầng khu đô thị.
- Kinh doanh bất động sản.
- Xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, dây chuyền thiết bị công nghệ cho dự án.
- Đào tạo công nhân các nghề cơ khí, sửa chữa, xây dựng, điện dân dụng, điện công nghiệp, may, thêu.thủ công mỹ nghệ, các nghề nấu ăn, thư ký, lễ tân, giúp việc gia đình,điều dưỡng viên.
- Kinh doanh bế tông thương phẩm.
Kết quả hoạt động kinh doanh.
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, VIMECO có nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh cũng như xây dựng nguồn lực. Chúng ta thực sự tự hào đã tạo dựng được nét văn hoá Doanh nghiệp riêng với một đội ngũ CBCNV có tính kỉ luật cao, chủ động, dám chịu trách nhiệm và trên hết có tinh thần tập thể và đồng thuận. Nhiều Tập thể và Cá nhân được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ xây dựng, Tổng liên đoàn lao động Việt nam, Công đoàn ngành xây dựng, Tổng Công ty cổ phần VINACONEX,… ghi nhận và trao tặng nhiều Danh hiệu, Bằng khen cao quí.Những kết quả đạt được cho thấy VIMECO đang trên đà phát triển ổn định, từng bước khẳng định vị thế trên thương trường thể hiện qua các biểu đồ dưới đây:
GIÁ TRỊ DOANH THU
LƯƠNG BÌNH QUÂN
TT
Hình thức, danh hiệu
Số lần
Năm
1
Huân chương lao động hạng III
02
2002, 2007
2
Huân chương lao động hạng II
01
2007
2
Cờ thi đua của Chính Phủ
04
2003,2004, 2005,2006
3
Cờ thi đua của Tổng liên đoàn
03
2004, 2005,2006
4
Cờ thi đua của Bộ Xây dựng
02
2001,2002
5
Cờ thi đua của CĐ ngành XD
05
2002,2003,2004,2005,2006
6
Bằng khen của Bộ Xây dựng
02
2000, 2001
7
Bằng khen của CĐ ngành XD
02
2000, 2001
8
Điểm sáng Doanh nghiệp Thủ đô
2000
9
Bằng chứng nhận đơn vị tổ chức tốt điều kiện sống & làm việc của CBCNVC ngành XD
02
2000, 2001
10
Tổ chức Đảng cơ sở trong sạch, vững mạnh
05
Từ 2000-2004
11
Cờ Đảng bộ vững mạnh xuất sắc của Thành uỷ Hà nội
01
2005
Các danh hiệu cá nhân:
01 Huân chương lao động hạng 3 cho Đ/c Giám đốc Công ty
04 Bằng khen của Chính phủ
02 Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
79 Bằng khen của Bộ Xây dựng
20 Bằng khen của Công đoàn ngành Xây dựng
176 Bằng khen của Tổng Công ty
26 Huy chương vì sự nghiệp xây dựng
22 Chiến sỹ thi đua ngành xây dựng
181 Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
01 Chiến sỹ thi đua toàn quốc
01 Doanh nhân giỏi của Thủ đô Hà nội
Chứng nhận Hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9000.
Đánh giá hệ thống chất lượng là việc kiểm tra độc lập và có hệ thống để xác định xem các hoạt động chất lượng và kết quả liên quan có phù hợp với kế hoạch và kế hoạch có phù hợp để đạt mục tiêu hay không.
Có ba phương thức đánh giá chất lượng:
- Đánh giá của bên thứ nhất (Đánh giá nội bộ): Do chính công ty sử dụng đội ngũ nhân viên của công ty hoặc thuê người đánh giá bên ngoài để tiến hành đánh giá.
- Đánh giá của bên thứ hai: Do khách hàng hoặc đại diện của khách hàng đánh giá nhà cung ứng.
- Đánh giá bên thứ ba: Công ty ủy nhiệm cho một tổ chức chứng nhận tiến hành việc đánh giá với mục đích là đạt được chứng chỉ độc lập về sự phù hợp với tiêu chuẩn cụ thể.
Việc thực hiện chứng nhận ISO 9000 do tổ chức đánh giá bên thứ ba tiến hành để xác nhận rằng hệ thống chất lượng của công ty phù h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_7_8989.doc