A.Bối cảnh du lịch Việt Nam 0
I.Vai trò,vị trí của ngành du lịch Việt Nam 0
II. Thực trạng ngành du lịch Việt Nam 1
III. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam 3
1. Số lượng nhân lực du lịch 3
2. Chất lượng nhân lực du lịch 3
IV. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam 5
1. Kết quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch 5
2. Những mặt hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch 7
V. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch 8
1. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 9
2. Về trình độ ngoại ngữ : 9
VI. Những kiến thức sinh viên sẽ được trang bị 9
B.Lập kế hoạch: 10
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bối cảnh du lịch Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Bối cảnh du lịch Việt Nam
I.Vai trò,vị trí của ngành du lịch Việt Nam
Ngành du lịch đã dần khẳng định được vai trò, vị trí là một lần kinh tế mũi nhọn.
Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống và làm giàu cho xã hội. Du lịch phát triển đã tăng tỷ trọng GDP của ngành và khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân; đồng thời thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhất là ở các trung tâm du lịch như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, v.v...
Du lịch tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển như:y tế,kinh tế,giao thông,bưu chính viễn thông...., khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống như: đồ gốm Bát Tràng,lụa Vạn Phúc,Vải thổ cẩm của các dân tộc ... thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và ngoài nước, giao lưu văn hóa, nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
Hoạt động du lịch n ăm 2006 đã tạo ra việc làm cho hơn 234 nghìn lao động trực tiếp và khoảng 510 nghìn lao động gián tiếp của nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ. Thông qua du lịch, nhiều di tích, di sản được trùng tu từ nguồn thu du lịch và các nguồn vốn xã hội được huy động, tạo nên ý thức và trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa, truyền tải được các giá trị văn hóa đến các tầng lớp nhân dân và du khách, tăng thêm tính hấp dẫn của du lịch.
Đảng và nhà nước ta đã xác định: “ Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (Trích Pháp lệnh du lịch, 2/1999) và coi “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Trích Chỉ thị 46/CT – TW Ban bí thư Trung ương Đảng khoá VII, 10/1994) và “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn...” (Trích văn kiện Đại hội Đảng IX)
(nguồn : www.vietnamtourism.gov.vn)
II. Thực trạng ngành du lịch Việt Nam
Sau khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 và mặc dù chịu ảnh hưởng của bệnh dịch, thiên tai và chiến tranh ở các khu vực của thế giới, ngành du lịch Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trong 15 năm vừa qua, lượng du khách luôn luôn duy trì được mức tăng trưởng cao hai con số (Trung bình mỗi năm tăng 20%) Du khách quốc tế tăng 11 lần, từ 250 nghìn lượt trong năm 1990 lên đến 3,4 triệu lượt năm 2005. Khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần, từ 1 triệu lượt năm 1990 lên hơn 16 triệu lượt người năm 2005, với thu nhập từ du lịch đạt hơn 30 nghìn tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong cả năm 2008 đạt khoảng 4,2 triệu lượt; khách du lịch nội địa ước đạt 20 triệu lượt; thu nhập xã hội từ du lịch năm 2008 ước đạt 60.000 tỷ đồng.
Ngành du lịch của Việt Nam đã có bước phát triển nhanh và mạnh, nhưng so sánh về mặt quy mô với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì còn quá khiêm tốn. Cụ thể, tổng nhu cầu khoảng 235,6 tỷ USD, nhưng Việt Nam chỉ đạt 9,723 tỷ USD; giải quyết 22 triệu việc làm nhưng Việt Nam chỉ giải quyết được khoảng 3 triệu việc làm. Tuy vậy, nhiều chuyên gia kinh tế đã đánh giá, ngành du lịch Việt Nam sẽ tăng trưởng trong vòng 10 năm tới, cụ thể tổng nhu cầu sẽ tăng từ 9,723 tỷ USD lên 22,249 tỷ USD; giải quyết được 4 triệu việc làm, chiếm 9,5% tổng việc làm.
Với tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam như hiện nay, hơn lúc nào hết yêu cầu về nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao lại trở nên cần thiết đến như vậy. Mỗi năm số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp các khoá học đào tạo về du lịch là 13.000 người – con số này chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của du lịch là khoảng 19.000 người.
Trong những năm gần đây và nhất là đầu năm 2006, nước ta là điểm đến lôi cuốn du khách đường biển với hàng chục chuyến tàu du lịch biển chở theo hàng nghìn du khách liên tục cập cảng Hạ Long, Ðà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh và Phú Quốc. Cùng với việc khuyến khích, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, trực tiếp xây dựng các chương trình du lịch mới, ngành du lịch và các địa phương còn tổ chức thành công nhiều sự kiện du lịch hằng năm như các chương trình: Năm du lịch Hạ Long, Ðiện Biên Phủ, Nghệ An và hiện nay là năm du lịch Quảng Nam "Một điểm đến hai di sản thế giới" cùng các lễ hội, liên hoan ở khắp các miền đất nước. Các sự kiện, chương trình này góp phần định hướng đầu tư phát triển sản phẩm và loại hình du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng đa dạng, chất lượng và hiệu quả.
III. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam
Số lượng nhân lực du lịch
Năm 2008, lao động trong lĩnh vực du lịch hiện có hơn 1 triệu người. Trong đó lao động trực tiếp là 250 nghìn người; lao động gián tiếp là 600 nghìn người. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50% số lao động trong ngành đã qua đào tạo.
Năm
Chỉ tiêu
1990
1995
2000
2005
2006
2008
Tổng số
-
-
450.000
834.096
950.000
1.130.000
Lao động trực tiếp
20.000
64.000
150.000
234.096
250.000
285.000
Lao động gián tiếp
-
-
300.000
600.000
750.000
750.000
Chất lượng nhân lực du lịch
a. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Lao động có trình độ chuyên môn về du lịch từ sơ cấp đến trung cấp và cao đẳng chiếm 47,3 % trong số lao động được đào tạo về du lịch và chiếm 19,8 % tổng số lao động của ngành; số lao động có trình đào tạo Đại học và sau đại học về du lịch chỉ chiếm 7,4 % trong số lao động được đào tạo về du lịch và chiếm 3,11 % trong tổng số lao động của ngành ;số lao động được bồi dưỡng về kiến thức du lịch ( dưới sơ cấp) chiếm 45,3 % trong số lao động được đào tạo về du lịch và chiếm 19,4 % trong tổng số lao động của ngành .
Nếu xét theo trình độ của người lao động du lịch trong trong từng lĩnh vực thì có thể nhận thấy : lao động làm hướng dẫn viên du lịch có tỉ lệ tốt nghiệp đại học cao,chiếm khoảng 65,54 % trong tông số lao động hướng dẫn viên; của nhân viên marketing du lịch là 84,17 % và lễ tân là 65,29 % . Trong các lĩnh vực nghiệp vụ buồng,bar, bàn bếp... thì lao động được đào tạo, bồi dưỡng và tốt nghiệp ở trình độ trung cấp và sơ cấp lại chiếm tỉ lệ chủ yếu : nhân viên bếp là 85,61 % ; tương ứng đối với bàn ,buồng ,bar là : 72,38 %;70,69 %;75,51 %
Nếu xét trình độ của lao động du lịch gián tiếp,thì lao động chiếm tỉ lệ cao nhất là lao động có trình độ dưới sơ cấp chiếm 53,59 % ( 125.440 người),trong đó lao động có trình độ trên đại học chỉ là 0,21 % (482 người ); lao động có trình độ đại học và cao đẳng là 12,75 % ( 29.844 người ) ; trung cấp là 15,36 % ( 35.966 người ) và sơ cấp là 18 % ( 125.440 người)
b. Về trình độ ngoại ngữ :
Xét về tổng quát,ngành du lịch có tỉ lệ lao động sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ là rất cao,chiếm khoảng 45 % trong tổng số. Tuy nhiên, với đặc thù của ngành thì tỉ lệ này cần phải tiếp tục được nâng cao và mở rộng nhiều ngoại ngữ hơn nữa. Theo điều tra, tỉ lệ người du lịch biét ngoại ngữ đa số là tiếng anh,chiếm khoảng 40,87 % tron g tổng số lao động ; tiếng Trung Pháp và các tiếng khác được phân bố theo yêu cầu của từng loại thị trường khách và từng khu vực khác nhau, các con số tương ứng là 4,59 % ;4,09 % và 4,18 %
Phân tích trong từng lĩnh vực thấy rằng,lao động thực hiện các công việc như :” Hướng dẫn viên du lịch, lữ hành, lễ tân, phục vụ nhà hàng ... có tỉ lệ sử dụng ngoại ngữ tương đối cao, đạt khoảng 88,6 %. Song số lao động sử dụng thành thạo từ hai ngoại ngữ trở lên còn thấp chỉ chiếm khoảng 28 %. Lao động tốt ngiệp đại học ngoại ngữ cao nhất là những người làm công tác hướng dẫn viên du lịch với 49,58 % ,sau đó là nhân viên marketing du lịch là 46,76 % ,lễ tân khách sạn khoảng 40 % , trong khi đó nhân viên chế biến món ăn con số này hầu như không đáng kể.
Đánh giá chung về nhân lực du lịch
Chất lượng nguồn nhân lực du lịch nói chubng còn hạn chế về nhiều mặt . Thực tế đó đang đặt ra những yêu cầu đòi hỏi cao và cấp bách đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch . Chất lượng lao động quản lí ở địa phương còn nhiều bất cập ;lao động thuộc các ngành nghề kinh doanh mới ,doanh nghiệp mới,chưa được đào tạo đày đủ và bài bản
IV. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam
Kết quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
- Công tác đào tạo mới: _ Cùng với sự phát triển sôi động của hoạt động du lịch, công tác đào tạo nhân lực cho ngành du lịch nước ta cũng được đẩy mạnh, tăng quy mô tuyển sinh, mở rộng mạng lưới cơ sở đào tạo và nâng dần chất lượng đào tạo. Đến năm 2003, cả nước đã có 29 cơ sở đào tạo du lịch hệ nghề và trung cấp, với số lượng học sinh được đào tạo hàng năm từ 15000 đến 16000 người; 26 cơ sở đào tạo du lịch hệ đại học, cao đẳng, với số lượng học sinh, sinh viên được đào tạo hàng năm là trên dưới 3000 người. Số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp hàng năm cũng khoảng 13.000 người. Theo thống kê được, hiện nay cả nước có khoảng 800 giáo viên dạy các chuyên ngành về du lịch ở các cấp học, trong đó khối cao đẳng và trung học chiếm 61,2%, dạy nghề chiếm 11,4%, đại học chiếm 27,4%; số giáo viên làm việc ở các trường công lập chiếm 87,1%, ở các trường dân lập và bán công chiếm 12,6%; 26,5% giáo viên có trình độ đại học và trên đại học về du lịch; 68% có trình độ đại học và trên đại học các nganh khác; 22% sử dụng thông thạo 1 ngoại ngữ, 4% sử dụng thong thạo 2 ngoại ngữ; 4% đạt trình độ tin học trên C. Giáo viên ở các trường du lịch được khuyến khích và tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên mon nghiệp vụ’ nghiệp vụ sư phạm cũng như ngoại ngữ.
- Công tác đào lại, bồi dưỡng: Hàng năm, Tổng cục Du lịch được cấp ngân sách 70 – 90 định suất cho đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ quan và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Đến năm 2004, trên 95% công chức hành chính nhà nước, 80% công chức lãnh đạo được trang bị lý luận chính trị cao cấp, 100% được bồi dưỡng, bổ sung, cập nhật kiến tức tin học, ngoại ngữ và quản lý nhà nước về du lịch. Tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế và sự kết hợp 1 phần nhỏ ngân sách nhà nước, mỗi năm có khoảng 10 – 15 cán bộ quản lý đương chức và quản bộ nguồn có đủ năng lực và trẻ được đi đào tạo ngắn hạn 2 tuần đến 3 tháng tại các nước trong khối ASEAN và các nước có nền du lịch phát triển.
- Công tác quản lí nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch: Trong những năm qua, hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch đã từng bước được hình thành. Ở Trung ương, Tổng cục Du lịch đã phối hợp chặt chẽ với Bộ nội vụ, Bộ giáo dục Đào tạo, Bộ lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch trong cả nước. Ở đại phương, các Sở Du lịch, Sở du lịch Thương mại…tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Tổng cục Du lịch phối hợp với Bộ nội vụ thực hiện.
Công tác quả lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được tăng cường thông qua việc xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo được Tổng cục du lịch cụ thể hóa cho phù hợp với ngành, như quy chế tổ chức hoạt động của trường Cao đẳng, trung học nghiệp vụ du lịch thuộc Tổng cục du lịch; các quy định về chuẩn hóa hướng dẫn viên du lịch quốc tế, tiêu chuẩn nhân viên phục vụ khách sạn.
2. Những mặt hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch
- Công tác quản lí nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch còn nhiều bất cập: Bộ máy quản lí nhà nước về đào tạo , bồi dưỡng nhân lực du lịch chưa đủ mạnh cả ở Trung ương và Địa phương. Ngay cả ở Tổng cục du lịch cũng chỉ có một bộ phận phụ trách công tác đào tạo thuộc vụ tổ chức cán bộ. Nhiều địa phương trọng điểm về du lịch cũng chưa có trường hoặc trung tâm bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức du lịch. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí, đào tạo ,bồi dươngc nhân lực du lịch rất mỏng. Thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan nhà nước về giáo dục, đào tạo của ngành du lịch.
- Mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch chưa đáp ứng nhu cầu về nhân lực của ngành: Việc phân bố các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề du lịch theo địa bàn lãnh thổ, theo bậc học và ngành nghề đaog tạo còn bất hợp lí, phân bố không đều. Điển hình như: các cơ sở đào tạo chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế và Vũng Tàu. Còn các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên là các trọng điểm du lịch nhưng lại thiếu trường đào tạo. Cũng vì thế mà các học viên tại các địa phương không có điều kiện để học và học cao hơn về ngành du lịch.
- Điều kiện dạy và học có nhiều khó khăn và hạn chế: đó chính là sự bất cập vuảe cơ sỏ vật chất kĩ thuật , đội ngũ giáo viên, giảng viên và chương trình, giáo trình đạo tạo,bồi dưỡng .Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầo tạo cho các trường cho đào tạo lại và bồi dưpỡng ở các cơ quan ,doanh nghiệp còn thiếu đồng bộ ,lạc hậu.Tình trạng dạy chay và số lượng học sinh đông so với điều kiện của cơ sở đào tạo. Đội ngũ giáo viên,giảng viên hạn chế về số lượng và chất lượng
_Quy mô và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng hạn chế: tổng chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm ở bậc đào tạo nghề chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu đào tạo.Trong số 60% đó, số lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng cũng như trình độ ngoại ngữ còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra của ngành.
_Chất lượng và hiệu quả đào tạo lại và bồi dưỡng chưa cao: Một số khoá đào tạo lại bồi dưỡng đối với cán bộ,công chức còn nặng về hình thức và thiên về coi trọng văn bằng,chứng chỉ nhằm mục đích có đủ chứng chỉ để xét nâng lương,nâng bậc,nâng ngạch.Một số khoá học chưa đáp ứng được nhu cầu của ngưpời học và nhu cầu của thực tiễn,gây lãng phí thời gian và kinh phí.
-công tác thống kê,nghiên cứu khoa học về nguồn nhân lực du lịch và đào tạo du lịch chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ: Thống kê du lịch mới chỉ dừng lại ở những chỉ tiêu tổng quát;các chỉ số thống kê cụ thể về nhân lực du lịch chưa thực hiện thường xuyên, đầy đủ.Các số lượng còn thiếu chất lượng, độ tin cậy chưa cao. Có rất ít đề tài nghiên cứu về nguồn nhân lực du lịch, đồng thời cũng chưa được quan tâm đầy đủ để ứng dụng vào thực tế.
V. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch
Đối với ngành Du lịch, nguồn nhân lực đóng một vai trò quyết định đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Đây chính là vấn đề trọng tâm cần phải tập trung đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu trên. Với xu thế hội nhập với thị trường du lịch của khu vực và quốc tế, nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành Du lịch Việt Nam đòi hỏi lớn không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Yếu tố hàng đầu chính là sự đón tiếp và thái độ phục vụ của nhân viên, hay nói cách khác là yếu tố con người. Bản chất của ngành du lịch bao gồm một số lĩnh vực kinh doanh nhất định, mỗi lĩnh vực sẽ có những yếu cầu về nguồn nhân lực khác nhau, phân ra thành các nhóm lao động. Việc nghiên cứu yếu cầu của các nhóm lao động này sẽ là cơ sở định ra phương hướng, giải pháp quản lý, phát triển và sử dụng hữu hiệu nhân lực du lịch
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Ngành du lịch cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học cho lao động trong ngành để có kiến thức , kỹ năng ở trình độ chuyên nghi ệp cao, có năng lực giám sát bộ phận, điều hành, quản lí doanh nghiệp du lịch ở tầm vi mô và nghiên cứu, hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô
Về trình độ ngoại ngữ :
Nên mở rộng đào tạo các ngoại ngữ của các nước Trung Quốc,Pháp,Nhật,Hàn Quốc bên cạnh tiếng anh là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của thực tế.
VI. Những kiến thức sinh viên sẽ được trang bị
a. Năng lực sẽ được trang bị :
1. Thực hiện và cung cấp các dịch vụ lữ hành và du lịch.
2. Lập kế hoạch và phát triển ý tưởng kinh doanh
3. Bước đầu xây dựn tầm nhìn, chiến lược và chính sách đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
4. Quản lý và cải tiến quá trình kinh doanh
5. quản lý con người.
6. Phát triển và tiêu thụ dịch vụ.
7. Giao tiếp.
8. Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh.
9. Nhận biết và thích nghi với sự khác biệt giữa các nền văn hóa.
10. Xây dựng và quản lý kế hoạch phát triển cá nhân.
b. Những mô đun sẽ được học :
1. Triết học và tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Toán kinh tế.
3. Kinh tế học.
4. Tổng quan du lịch :
5. Quản trị tác nghiệp chương trình du lịch :- dành cho lữ hành.
- dành cho khách sạn.
6. Quản trị tài chính và kế toán du lịch .
7. Marketing du lịch và khách sạn .
8. Quản trị điểm đến du lịch :
9. Luật và đạo đức kinh doanh du lịch.
10. Quản trị nhân lực và quản trị chiến lược doanh nghiệp du lịch.
c. Những kiến thức dự định tự trang bị :
Vốn ngoại ngữ.
Kinh nghiệm làm việc ( thông qua công việc làm thêm và thực tập).
Vốn kiến thức văn hoá -xã hội trong nước và thế giới
Kỹ năng sử dụng vi tính thành thạo
B.Lập kế hoạch:
Mục đích : Là nhân viên văn phòng của phòng tài nguyên-du lịch tỉnh Lạng Sơn.
S
T
T
Công việc
Thời gian
Năm nhất
Năm hai
Năm ba
Năm bốn
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
0
1
1
1
2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
0
1
1
1
2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
0
1
1
1
2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
0
1
1
1
2
1
học thêm tiếng anh
2
học thêm tiếng trung
3
đọc sách
4
Làm thêm
5
thực tập
Công việc cụ thể:
1.Học thêm tiếng anh : Hoàn thành khoá học thêm tại language link, đọc và nghe các sách báo, bài hát nước ngoài.
2.Học thêm tiếng trung: Hoàn thành xuất sắc khoá học thêm tiếng Trung tại trung tâm,nghe các bài hát và xem phim tiếng Trung Quốc.
3. Đọc sách : Đọc các sách văn hoá,lịch sử,kinh tế, chính trị trong nước và thế giới .
4.Làm thêm : Làm gia sư hoặc làm thêm ở cửa hàng KFC, LOTTERA, BBQ hay làm nhân viên tạp vụ của một công ty du lịch Hà Nội.
5.Thực tập : Đi thực tập theo sắp xếp của nhà trường,xin thực tập tại sở văn hoá-thể thao và du lịch Lạng Sơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22887.doc