Đề tài Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước – Chương trình Chuyên viên – Từ 4/8 đến 7/11/2003

- Nguyên nhân khách quan là do lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh có khối lượng đối tượng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh rất lớn, qui mô kinh doanh đa số là nhỏ và tản rộng trên địa bàn, trình độ văn hoá thường là thấp, trình độ quản lý, ý thức chấp hành pháp luật còn yếu kém, bên cạnh đó lực lượng làm công tác quản lý về thuế còn quá mỏng, công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về thuế chưa được tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.

- Về phía cơ quan thuế: Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành có liên quan ở địa phương trong việc quản lý đối tượng kinh doanh, quản lý doanh số, chi phí đã để doanh nghiệp lợi dụng kinh doanh không khai báo, bán hàng không xuất hoá đơn.

 

doc26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2389 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước – Chương trình Chuyên viên – Từ 4/8 đến 7/11/2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số lượng 54.350 lít – Trị giá 222.059.250 đồng. + 9 hoá đơn mua dầu với số lượng 80.500 lít – Trị giá 255.515.005 đồng. Như vậy DNTN XD BK đã để ngoài sổ sách kế toán đối với lượng hàng xăng dầu mua tại Công ty TM YK thể hiện trên 25 tờ hoá đơn còn lại với trị giá mua vào là 628.507.039 đồng, gồm: + Xăng: 40.900 lít - Trị giá 168.486.444 đồng. + Dầu: 142.110 lít – Trị giá 475.020.595 đồng. Trong số 25 tờ hoá đơn này, có một số hoá đơn ghi tên người mua là DNTN xăng dầu BK, số còn lại tên và địa chỉ người mua không phải của DNTN xăng dầu BH, tuy nhiên theo cung cấp của Công ty TM YK, việc Công ty xuất bán hàng cho doanh nghiệp nhưng lại ghi tên của người khác là theo yêu cầu của bà K.A – Chủ DNTN xăng dầu BK, bên Công ty đã xuất trình cho Công an TP HN các chứng từ do bà K.A viết để yêu cầu Công ty TM YK đổi tên người mua trên hoá đơn. - Tại buổi làm việc, bà K.A – chủ DNTN xăng dầu BK đã thừa nhận có mua hàng tại Công ty TM YK với số lượng đã kê trên, tuy nhiên bà cho biết thực tế bà chỉ trực tiếp mua hàng và nhập về kho của DN với số lượng hàng của 16 tờ hoá đơn mà đơn vị đã ghi chép vào sổ sách và đã kê khai nộp thuế khi bán hàng, còn đối với 25 tờ hoá đơn không vào sổ sách của đơn vị, không kê khai nộp thuế với cơ quan thuế là do DN chỉ đứng ra làm trung gian môi giới bán hàng cho Công ty TM YK để hưởng hoa hồng 10đồng/lít xăng dầu, bà trực tiếp nhận hàng tại Công ty TM YK và giao lại cho các khách hàng mua (thực chất là hình thức mua bán “sang tay ba”), việc ghi hoá đơn do Công ty TM YK thực hiện. Việc thanh toán tiền trong các trường hợp này do bà chịu trách nhiệm chi trả, tức là trong quan hệ thanh toán, Công ty TM YK chỉ thực hiện trực tiếp với bà K.A mà không nhận tiền trả từ các khách hàng mua do bà K.A “môi giới”. Đồng thời bà K.A cũng cho biết hoạt động trung gian của bà cho Công ty TM YK chỉ được thực hiện bằng thoả thuận miệng giữa bà và Ban giám đốc Công ty, chứ không bằng bất cứ văn bản nào (Như hợp đồng môi giới,…). 3. Từ hồ sơ, số liệu đã thu thập được và kết quả làm việc với DNTN XD BK, Đoàn kiểm tra - Cục thuế TP HN đã xác định: Mối quan hệ giữa DNTN BK với Công ty TM YK là mối quan hệ mua bán vì các hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa 2 bên là hợp đồng mua bán xăng dầu chứ không phải là hợp đồng môi giới hay đại lý hưởng hoa hồng. Do vậy việc bà K.A trình bày là chỉ làm trung gian để hưởng hoa hồng là không có căn cứ, còn việc hoá đơn ghi tên người mua không phải tên của DNTN BK là do phía Công ty TM YK ghi theo yêu cầu của bà (thể hiện trên các chứng từ bên Công ty đã cung cấp). Mặt khác, về phía Công ty TM YK cũng đã xác nhận trên bảng kê chứng từ cung cấp cho Công an TP HN là thể hiện mối quan hệ mua bán. Trên cơ sở kiểm tra, xem xét, đối chiếu hồ sơ, ngày 12/11/2002, Cục thuế TP HN đã tiến hành làm việc lại với DNTN XD BK để xác định hành vi vi phạm đối với đơn vị. Nội dung biên bản đã ghi rõ: Trong 2 năm 2000,2001 DNTN XD BK đã mua xăng dầu của Công ty TM YK để bán nhưng không ghi chép vào sổ sách kế toán của đơn vị, không kê khai nộp thuế với tổng giá trị là 628.507.039 đồng. Như vậy, doanh nghiệp đã có hành vi man khai trốn thuế vi phạm Điều 13 Luật thuế giá trị gia tăng và Điều 11 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 4. Căn cứ theo Điều 19 Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), Điều 24 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và các qui định về việc xử phạt đối với hành vi trốn thuế, Cục thuế TP HN đã ra Quyết định số 366/QĐ-CT ngày 17/12/2002 về việc xử lý vi phạm đối với DNTN xăng dầu BK : - Truy thu thuế GTGT và thuế TNDN: 31.425.351 đồng. Trong đó: Thuế GTGT : 9.741.858 đồng. Thuế TNDN: 21.683.493 đồng. - Phạt 01 lần thuế GTGT-TNDN, số tiền là 31.425.351 đồng. - Thời hạn nộp: Chậm nhất đến hết ngày 30/12/2002 (Ghi chú: Do đơn vị man khai trốn thuế nên thuế GTGT và thuế TNDN truy thu và phạt được tính ấn định theo quy định tại Quyết định số 6852 CT/NV ngày 24/7/2000 của Cục trưởng Cục thuế TP HN về việc ban hành biểu tỷ lệ GTGT và tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu để tính thuế GTGT và thuế TNDN đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nộp thuế theo phương pháp trực tiếp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, chế độ hoá đơn chứng từ.). 5. Sau khi nhận được Quyết định xử lý số 366/QĐ-CT của Cục thuế TP HN, ngày 21/12/2002, DNTN XD BK đã có đơn khiếu nại gởi đến Cục thuế TP HN đề nghị xem xét lại việc xử lý đối với DN, vì cho rằng đơn vị chỉ đứng ra làm trung gian môi giới chứ không mua hàng trực tiếp của Công ty TM YK, mặt khác đây là vi phạm lần đầu nên việc Cục thuế xử phạt 01 lần thuế là quá nặng. Tiếp nhận được đơn khiếu nại của DNTN XD BK, ngày 25/12/2002, Cục thuế TP HN đã ra Công văn số 1330/CT-TTr giải quyết đơn của doanh nghiệp với nội dung giữ nguyên Quyết định xử lý đối với doanh nghiệp, yêu cầu đơn vị chấp hành. 6. Ngày 2/01/2003, DNTN xăng dầu BK đã làm đơn khởi kiện Quyết định xử lý số 366/QĐ-CT ngày 17/12/2002 của Cục thuế TP HN ra Toà Hành chính – Toà án nhân dân TP HN. Ngày 16/2/2003, Toà án nhân dân TP HN đã mở phiên toà công khai để xét xử sơ thẩm vụ kiện với sự có mặt của bà K.A - Chủ DNTN Xăng dầu BK (Người khởi kiện), đại diện của Cục thuế TP HN (Người bị kiện) và Công ty TM YK (Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan). Tại Bản án số 01/HCST ngày 16/2/2003, Toà án nhân dân TP HN đã tuyên xử: - Bác đơn của bà K.A - Chủ DNTN Xăng dầu BK khởi kiện Quyết định số 366/QĐ-CT ngày 17/12/2002 của Cục thuế TP HN vì không có căn cứ. - Công nhận việc ban hành Quyết định số 366/QĐ-CT ngày 17/12/2002 của Cục thuế TP HN là đúng pháp luật. - Bà K.A phải chịu án phí hành chính sơ thẩm. Các bên đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án. 7. Ngày 21/2/2003, Bà K.A tiếp tục làm đơn kháng cáo lên Toà án nhân dân tối cao đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân TP HN. Ngày 10/4/2003, Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà để xét xử phúc thẩm vụ án hành chính. Tại bản án số 15/2003/HCPT ngày 10/4/2003, Toà Phúc thẩm đã tuyên xử: Bác đơn kháng cáo của bà K.A và giữ nguyên án sơ thẩm. II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: 1/ Mục tiêu của DNTN xăng dầu BK: Để có thể nhận thức và đánh giá được hành vi sai phạm và vấn đề khiếu kiện của DNTN BK, đồng thời xác định được mục tiêu của doanh nghiệp, chúng ta cần đi sâu phân tích từ các trường hợp sau: - Giả sử việc trình bày của bà K.A – Chủ DNTN BK là đúng thực tế, tức là bà chỉ làm trung gian môi giới để được hưởng hoa hồng 10 đồng/lít, còn quan hệ mua bán được thực hiện trực tiếp giữa Công ty TM YK với khách mua hàng, thì hành vi của doanh nghiệp cũng đã vi phạm Luật thuế do không ghi chép sổ sách thể hiện doanh thu hoạt động môi giới của đơn vị và không thực hiện kê khai nộp thuế đối với phần doanh thu này. Ngoài ra trong trường hợp này, hành vi của Công ty TM YK cũng là hành vi vi phạm pháp luật, vì chúng ta biết rằng các cơ sở kinh doanh mặt hàng xăng dầu đều phải có Giấy phép kinh doanh đặc biệt, do đó có thể người mua thứ ba là người kinh doanh trái phép, nên để đảm bảo thủ tục giấy tờ khi hàng lưu thông trên đường, Công ty TM YK phải thông qua DNTN BK để xuất hoá đơn. - Trường hợp DNTN BK thực hiện hành vi mua bán “tay ba”, tức là mua hàng và xuất bán thẳng cho người mua, không theo dõi trên sổ sách, không kê khai nộp thuế thì rõ ràng đây là hành vi man khai trốn thuế của doanh nghiệp. Như vậy, với những lý luận và phân tích nêu trên, ta có thể kết luận rằng trong bất kỳ trường hợp nào, hành vi của DNTN Xăng dầu BK đều nhằm mục đích là trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế của mình. Việc doanh nghiệp khiếu kiện liên tục qua nhiều cấp là nhằm cố tình dây dưa, kéo dài thời gian chấp hành Quyết định xử lý của cơ quan thuế, vì tại các phiên toà hành chính, doanh nghiệp hoàn toàn không đưa ra một căn cứ hợp pháp nào để chứng minh hành vi của doanh nghiệp là không vi phạm pháp luật. 2. Mục tiêu của Cục thuế TP HN: Xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế nói riêng và của các cơ quan chức năng nói chung là nhằm tăng cường tính thực thi pháp luật về thuế của Nhà nước, thực hiện sự công bằng cho mọi đối tượng có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh về nghĩa vụ nộp thuế, đồng thời đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước. Trong tình huống này, việc xử lý của Cục thuế TP HN là nhằm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuế, nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, đảm bảo tính công bằng, tạo điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách trên địa bàn được cấp trên giao. Việc tính, truy thu thuế GTGT, thuế TNDN và xử phạt 01 lần thuế đối với DNTN BK được thực hiện đúng quy định tại các Luật thuế. Trước hết tính và thu đủ số thuế mà DNTN BK phải nộp theo đúng doanh thu thực tế phát sinh tại đơn vị và hành vi trốn thuế của đơn vị phải bị xử lý nhằm chấn chỉnh đơn vị trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nước, bên cạnh đó Quyết định xử lý này còn có tác dụng răn đe và phòng ngừa các hành vi vi phạm xảy ra, đồng thời khuyến khích các đơn vị kinh doanh chính đáng, làm tròn nghĩa vụ của mình với NSNN. III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA SỰ VIỆC TRONG TÌNH HUỐNG: 1. Nguyên nhân: - Nguyên nhân khách quan là do lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh có khối lượng đối tượng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh rất lớn, qui mô kinh doanh đa số là nhỏ và tản rộng trên địa bàn, trình độ văn hoá thường là thấp, trình độ quản lý, ý thức chấp hành pháp luật còn yếu kém, bên cạnh đó lực lượng làm công tác quản lý về thuế còn quá mỏng, công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về thuế chưa được tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả. - Về phía cơ quan thuế: Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành có liên quan ở địa phương trong việc quản lý đối tượng kinh doanh, quản lý doanh số, chi phí… đã để doanh nghiệp lợi dụng kinh doanh không khai báo, bán hàng không xuất hoá đơn. - Thực hiện qui trình đổi mới trong công tác thu thuế theo hướng nâng cao ý thức tự giác của các đối tượng nộp thuế, giảm dần sự quản lý trực tiếp của cơ quan thuế, xoá bỏ hẳn chế độ chuyên quản là một trong những việc làm cần thiết trong công cuộc cải cách chính sách thuế của nước ta hiện nay, tuy bước đầu đã đem lại một số hiệu quả khả quan, hạn chế được các biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ thuế trong việc thông đồng, tiếp tay cho việc trốn thuế của các cơ sở kinh doanh, song nếu xét trong điều kiện hiện nay khi ý thức tự giác của các đối tượng kinh doanh trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình chưa cao, luôn tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để tăng lợi nhuận của mình và trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, thì vô hình chung biện pháp này của cơ quan thuế đã tạo một “mảnh đất màu mỡ” cho các đối tượng thực hiện hành vi trốn thuế của mình. - Về nguyên nhân cụ thể: Do chủ doanh nghiệp nắm được đặc thù riêng biệt của loại hình kinh doanh mặt hàng xăng dầu, đó là rất khó kiểm soát được chính xác lượng hàng mà doanh nghiệp nhập xuất trong kỳ, đối tượng mua hàng chủ yếu là những cá nhân tiêu dùng trực tiếp cho nhu cầu cá nhân hoặc là các hộ nông dân, do đó thường không lấy hoá đơn khi mua hàng, đối tượng mua yêu cầu có hoá đơn thường tập trung vào các đối tượng có nhu cầu sử dụng làm chứng từ thanh toán như các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước nên đã tạo cho doanh nghiệp có tâm lý bán hàng không xuất hoá đơn để trốn thuế, chỉ kê khai nộp thuế đối với lượng hàng bán có xuất hoá đơn. Vì đã trốn “đầu ra” nên doanh nghiệp phải tìm cách trốn “đầu vào”. 2. Phân tích hậu quả: - Qua tình huống trên cho thấy, đối tượng kinh doanh luôn tìm tòi mọi cách để kinh doanh trốn thuế, biết lợi dụng những “điểm mềm” của Luật pháp và tận dụng sơ hở của các cơ quan quản lý để thực hiện hành vi của mình nhằm tăng lợi nhuận trong kinh doanh một cách thiếu chính đáng. Hành vi kinh doanh trốn thuế của đơn vị không chỉ làm ảnh hưởng đến Ngân sách Nhà nước mà còn làm xáo trộn thị trường, tình hình cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở kinh doanh trong cùng ngành nghề sẽ diễn ra, tạo sự mất công bằng trong việc thi hành nghĩa vụ nộp thuế. - Về mặt quản lý cho thấy, vụ việc trên do cơ quan Công an phát hiện thông qua công tác điều tra tội phạm trốn thuế và chuyển cơ quan thuế xem xét xử lý theo đúng thẩm quyền. Như vậy có thể thấy rằng hành vi vi phạm của doanh nghiệp nếu diễn ra trên các địa bàn tỉnh khác thường vượt khỏi tầm “gác cổng” của cơ quan thuế quản lý ở địa phương, công tác phối kết hợp giữa các cơ quan thuế trong cùng hệ thống trong việc cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh của các đơn vị có hoạt động liên tỉnh hoặc có quan hệ mua bán với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của cơ quan thuế tỉnh khác rất ít được quan tâm thực hiện, mà chỉ tiến hành khi trong việc xử lý có liên quan buộc phải có sự phối kết hợp mới thực hiện được. Có một thực tế, là hiện nay cơ quan thuế không thể nào kiểm soát hết các hoạt động gian lận trốn thuế, do lực lượng làm công tác thanh tra kiểm tra còn quá mỏng, trong khi đó hành vi trốn thuế của các đối tượng kinh doanh ngày càng đa dạng và được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khá tinh vi. Trong trường hợp này, DNTN BK phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về hành vi man khai trốn thuế của mình và đã bị xử lý thích đáng, song nếu giả thiết hành vi này được phát hiện sau khi đã hết thời hạn bị xử lý truy thu về thuế theo Luật định (5 năm) thì ngoài việc gây thất thu cho Ngân sách, nó còn tạo ra sự thiệt thòi cho các đơn vị làm ăn chính đáng, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình. Do vậy, việc ra Quyết định số 366/QĐ-CT ngày 17/12/2002 của Cục thuế TP HN chỉ là giải pháp tình thế nhằm phần nào ngăn chặn các hành vi trốn thuế, tạo sự công bằng cho các đối tượng nộp thuế. 3. Mở rộng tình huống: Hiện nay tình trạng kinh doanh trốn thuế bằng hình thức “mua bán tay ba” diễn ra khá nhiều, tuy các trường hợp bị phát hiện và xử lý không phải là ít, song đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, cụ thể có thể nêu ra một số trường hợp đã bị phát hiện và xử lý trong thời gian qua như sau: - Công ty bia SG bán hàng thông qua các đại lý trên địa bàn các tỉnh khác, khi xuất bán hàng Công ty chỉ viết liên 2 (Liên giao cho khách hàng) giao cho khách hàng để lưu thông hàng trên đường, nếu trong quá trình lưu thông không bị kiểm tra, kiểm soát thì khách hàng sẽ thông báo cho Công ty biết, đồng thời sẽ huỷ bỏ tờ hoá đơn liên 2 này, Công ty bia SG sẽ tiếp tục ghi trên liên 1 và liên 3 (Số liên lưu tại Công ty) của tờ hoá đơn cùng số với nội dung khác về tên, địa chỉ người mua, mặt hàng, số lượng và trị giá hàng rất thấp so với nội dung ghi trên liên 2 (Tên người mua ghi trên liên 1 thường là tên người mua lẻ). Công ty bia SG đã kê khai nộp thuế theo nội dung đã viết trên liên 1 để trốn doanh thu tính thuế. - Công ty TNHH Đaị Phát kinh doanh mặt hàng máy vi tính, khi khách hàng có nhu cầu mua máy, Công ty sẽ đặt hàng tại Công ty Z – T.P HCM, sau đó Công ty sẽ yêu cầu Công ty Z xuất hoá đơn thẳng cho người mua hàng của Công ty TNHH Đại Phát . Như vậy Công ty TNHH Đại Phát đã trốn được một khoản thuế, đồng thời các bên tham gia đều hưởng lợi, cụ thể Công ty Z sẽ ghi giá trên hoá đơn (liên 1) thấp hơn thực tế (giá ghi liên 2) để trốn thuế. Người mua chấp nhận ký trên các tờ hoá đơn mặc dù giá ghi không đúng để được hưởng 01 khoản giảm giá so với giá trên thị trường. - Công ty TNHH Hoa Lợi xuất bán các mặt hàng điện dân dụng cho một cơ quan hành chính M, do cho rằng đây là đơn vị hành chính nên cơ quan thuế ít kiểm tra hoá đơn chứng từ nên khi ký hợp đồng thì thể hiện quan hệ giữa Công ty TNHH Hoa Lợi với cơ quan M, nhưng hoá đơn bán hàng lại do Công ty TNHH Văn Minh – tỉnh QN xuất bán. Song qua công tác kiểm tra quyết toán tài chính hàng năm đối với cơ quan M, các cơ quan chức năng đã phát hiện ra sự bất hợp lý này. IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. 1. Một vài đánh giá, nhận xét về kết quả đã xử lý trong tình huống: - Việc xử lý của các cơ quan chức năng trong tình huống này đều đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự. - Việc xử lý của Cục thuế TP HN đối với DNTN BK theo Quyết định số 366/QĐ-CT ngày 17/12/2002 là hoàn toàn đúng pháp luật và có đầy đủ cơ sở pháp lý, điều này đã được chứng minh thông qua kết quả xét xử của toà án sơ thẩm và phúc thẩm. - Cục thuế TP HN chỉ tiến hành xử lý các sai phạm của DNTN BK trong phạm vi hồ sơ, số liệu do cơ quan Công an cung cấp mà chưa mở rộng phạm vi kiểm tra xác minh đối với số liệu mà doanh nghiệp quan hệ mua bán với đơn vị khác, vì khả năng trốn thuế của doanh nghiệp bằng hình thức này trong quan hệ với các đơn vị khác không phải là không thể xảy ra. - Trong quá trình xử lý không thấy đề cập đến trách nhiệm liên đới của Công ty TM YK và người mua thứ 3. Vì xét cho cùng cả 3 đối tường này là “cùng hội, cùng thuyền” thông đồng thực hiện hành vi trốn thuế để thu lợi riêng cho bản thân, mặc dù các bên đã đưa ra các lý lẽ để chứng minh khả năng ngoại phạm của mình, nhưng nếu không có sự tiếp tay của các đối tượng này thì hành vi của DNTN BK khó có thể thực hiện được. Cụ thể, đối với người mua thứ ba, mua hàng của DNTN BK nhưng nhận hàng và chứng từ tại Công ty TM YK, còn đối với Công ty TM YK ký kết hợp đồng mua bán hàng và nhận tiền hàng từ DNTN BK, nhưng lại xuất hoá đơn và giao hàng cho đối tượng khác không phải là DNTN BK. Trong trường hợp này các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý cả các bên cùng tham gia để hạn chế sai phạm. - Theo Điều 23 Luật thuế GTGT, Điều 28 Luật thuế TNDN có quy định: Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN. Đơn khiếu nại được gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hoặc quyết định xử lý của cơ quan thuế. Trong khi chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phải thực hiện theo thông báo hoặc quyết định xử lý của cơ quan thuế. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của pháp luật. Trong tình huống này, phía doanh nghiệp đã thực hiện đúng quyền hạn của mình trong việc khiếu nại theo quy định của pháp luật, song lại không chấp hành nghĩa vụ của mình là phải nộp tiền thuế và tiền phạt kịp thời theo thời hạn quy định tại Quyết định xử lý. Nhưng về phía Cục thuế TP HN đã không áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính đã được quy định tại điểm 4 Điều 19 Luật thuế GTGT và điểm 4 Điều 24 Luật thuế TNDN: Trong trường hợp đối tượng vi phạm không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lý về thuế thì bị xử lý: Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt hoặc kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để đảm bảo thu đủ số thuế, số tiền phạt còn thiếu nhằm huy động kịp thời vào Ngân sách Nhà nước, mà chờ đến khi có kết luận cuối cùng của Toà án phúc thẩm mới thực hiện công việc đôn đốc thu nộp. Như vậy đã để cho doanh nghiệp chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước trong một thời gian dài. 2. Phương án xử lý tình huống: Để giải quyết tình trạng cố tình không chấp hành nộp thuế, nộp phạt của doanh nghiệp trong thời gian các cơ quan chức năng đang thụ lý hồ sơ giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp, tôi xin đề ra một số phương án sau: Phương án 1: Phối kết hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành tổ chức cưỡng chế thi hành Quyết định xử lý của cơ quan thuế sau khi Cục thuế TP HN đã có thông báo trả lời đơn khiếu nại lần thứ nhất của doanh nghiệp. Thực hiện theo phương án này có một số ưu, nhược điểm sau: Ưu điểm: Thực hiện đúng quy định, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Khắc phục được tình trạng cố tình dây dưa trong việc nộp thuế, nộp phạt. Thu kịp thời vào Ngân sách Nhà nước các khoản tiền thuế, tiền phạt, đảm bảo cho Ngân sách Nhà nước không bị chiếm dụng. Khẳng định được việc xử lý của cơ quan thuế là có cơ sở pháp lý chặt chẽ và thực hiện đúng quy định của pháp luật về thuế. Nhược điểm: Chưa giải quyết được về mặt tâm lý trong việc chấp hành nghĩa vụ của đối tượng, chưa tạo được nhận thức “tự nguyện” cho doanh nghiệp. Dễ tạo suy nghĩ cho rằng cơ quan thuế áp đặt trong xử lý, vì chưa kết quả giải quyết của cơ quan toà án và đơn vị chưa công nhận hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Phương án 2: Chờ đến khi có kết quả xét xử của Toà hành chính, mới tiến hành đôn đốc thu nộp và áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính nếu đơn vị không chấp hành kịp thời. Thực hiện theo phương án này có một số ưu, nhược điểm sau: Ưu điểm: Tránh sự rườm rà trong giải quyết việc thu nộp, nếu giả sử kết quả giải quyết của Toà án khác với kết quả xử lý của cơ quan thuế. Hướng xử lý có tính mềm dẻo, tránh “xung đột” về mặt tâm lý có thể xảy ra giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế. Nhược điểm: Pháp luật của Nhà nước chưa được thực thi một cách nghiêm minh. Ngân sách Nhà nước bị chiếm dụng một khoản tiền thuế và tiền phạt trong thời gian dài. Dễ tạo tiền lệ cho các đơn vị khác làm theo, vì nếu kết quả khiếu kiện không theo yêu cầu của đơn vị thì đơn vị không bị xử lý gì thêm ngoài việc nộp án phí, nhưng lại chiếm dụng được tiền thuế, tiền phạt của Nhà nước. Phương án 3: Sau khi đã có thông báo trả lời của Cục thuế TP HN, tiến hành làm việc cùng đơn vị để đôn đốc thu nộp, nếu đơn vị không chấp hành vì cho rằng còn khiếu kiện thì có thể chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế hành chính mà tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo qui định tại tiết c điểm 1 Điều 4 Nghị định 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính tronh lĩnh vực thuế và phạt nộp chậm tiền thuế theo điểm 2 Điều 19 Luật thuế GTGT, điểm 2 Điều 24 Luật thuế TNDN. Ngay sau khi có kết luận của toà án phúc thẩm mà đơn vị vẫn chưa chấp hành thì áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế hành chính để thu đủ tiền thuế và các khoản tiền phạt. Thực hiện theo phương án này có một số ưu, nhược điểm sau: Ưu điểm: Đảm bảo thu đủ tiền thuế, tiền phạt vào Ngân sách nhà nước mà vẫn hạn chế được sự chiếm dụng của doanh nghiệp, vì đã tiến hành xử phạt nộp chậm (0,1%/ngày). Vừa đảm bảo pháp luật của Nhà nước vẫn được thực thi nghiêm túc, vừa giải quyết được tính mềm dẻo trong xử lý, giảm bớt căng thẳng cho doanh nghiệp và cho cả cơ quan thuế. Có thể hạn chế được việc phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính, tiết kiệm được chi phí. Doanh nghiệp vừa chấp hành quyết định vừa xác định hậu quả của hành vi vi phạm của mình để có hướng khắc phục. Nhược điểm: Chưa đảm bảo tuyệt đối quy trình xử lý của các Luật thuế trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ kịp thời. * Từ những phân tích trên, tôi lựa chọn phương án 3 vì theo phương án này sẽ hạn chế được sự chiếm dụng của đơn vị, tuy tiền thuế và tiền phạt có thể chưa được huy động kịp thời vào Ngân sách nhà nước nhưng hành vi nộp chậm của đơn vị đã bị xử phạt. Phương án này nó còn mang tính thuyết phục cao - đây là ưu thế cần được phát huy trong quản lý hành chính Nhà nước, vừa đảm bảo thực thi Pháp luật Nhà nước, vừa làm cho đơn vị nhận thức được sai phạm của mình để sữa chữa trong thời gian tới. Đặc biệt khi lựa chọn phương án này, điều tôi quan tâm nhất là nó có thể hạn chế được tối đa khả năng cơ quan thuế phải áp dụng biện pháp cưỡng chế mới thu được tiền thuế và tiền phạt, vì khi đơn vị đã xác định được hành vi của mình và quyết định xử lý của cơ quan thuế là đúng pháp luật thì việc thi hành quyết định sẽ được thực hiện. V. LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN . - Giao cho Phòng Quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (QL NQD) thực hiện công tác đôn đốc thu nộp đúng thời hạn ghi trên quyết định xử lý. - Nếu sau khi nhận được thông báo của Cục thuế TP HN trả lời khiếu nại lần 1 của đơn vị mà đơn vị chưa chấp hành nộp thì Phòng QL NQD phải tiến hành thiết lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trình Lãnh đạo Cục ra quyết định xử phạt. - Sau khi đã có kết luận chính thức của Toà phúc thẩm: * Nếu đơn vị chấp hành nộp thì phải tính và thu đủ các khoản sau: + Tiền thuế và tiền phạt theo Quyết định 366/QĐ-CT. + Tiền phạt vi phạm hành chính do nộp chậm tiền thuế, tiền phạt. + Tiền phạt nộp chậm theo Luật thuế (0,1%/ngày) được tính từ ngày 30/12/2002 đến nay. * Nếu đơn vị vẫn không chấp hành: Tiến hành ngay biện pháp cưỡng chế hành chính: + Giao Phòng QL NQD quan hệ với Ngân hàng mà doanh nghiệp giao dịch để kiểm tra số dư trên tài khoản tiền gửi để tiến hành lập lệnh thu. + Nếu số dư của đơn vị không đảm bảo thu đủ tiền thuế, tiền phạt thì áp dụng biện pháp kê biên tài sản theo quy định của pháp luật. Để thực hiện biện pháp này, Phòng QL NQD phải phối hợp Phòng Thanh tra xử lý tố tụng về thuế lập thủ tục trình Uỷ ban nhân dân TP ra Quyết định cưỡng chế. Trước khi trình UBND TP phải phối hợp với chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sơ kinh doanh để xác định tài sản hiện có của doanh nghiệp để đảm bảo phải thu đủ tiền thuế, tiền phạt. Thành phần đoàn cưỡng chế bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân TP : 01 người để giám sát thi hành pháp luật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước – Chương trình Chuyên viên – Từ 4-8 đến 7-11-2003.doc
Tài liệu liên quan