Đề tài Bồi dưỡng, phát triển đội viên lớn lên đoàn

Ngay từ đầu năm học, sau khi đã khảo sát và nắm bắt tình hình thực tế tại liên đội, dựa trên những điều kiện thuận lợi, khó khăn, thăm dò ý kiến của các thành viên trong trường, tôi đã kịp thời tham mưu với BGH trường, BCH chi Đoàn và xây dựng kế hoạch tổng thể cho hoạt động của liên Đội cả năm học, kế hoạch này dựa trên chương trình định hướng chung của HĐĐ huyện, của Đoàn khối GD, dựa theo nghị quyết 10 của BCHTW Đoàn khóa VII về nội dung “Bồi dưỡng, phát triển Đội viên lớn lên Đoàn” và dựa vào kế hoạch của nhà trường. Song đối với hoạt động: Văn-Thể-Mĩ tôi tổ chức thăm dò ý kiến các em về các hoạt động, sau đó thống nhất chung các hoạt động của cả năm học cho phù hợp với điều kiện thực tế ở trường, ngoài những hoạt động chung của toàn liên Đội thì có những hoạt động dành riêng cho những Đội viên hoàn thành nhiệm vụ được giao, dĩ nhiên đây là hoạt động “ưu tiên” nên phải thực sự hấp dẫn hơn các hoạt động bình khác, có như vậy mới thu hút các em, đồng thơì các em có hướng phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ của mình: Cụ thể là các hoạt động du khảo, giã ngọai, giao lưu văn hóa thể thao .

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3705 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bồi dưỡng, phát triển đội viên lớn lên đoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiếu niên là con em các gia đình dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn huyện, nhắm tạo nguồn cán bộ cốt cán cho đồng bào dân tộc trong tương lai. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, song trong những năm qua, với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các em học sinh của toàn trường trong công tác nuôi, dạy và học nên đã đạt được nhiều kết quả khả quan; Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao luôn được duy trì thường xuyên, liên tục và đạt nhiều thành tích cao trong các hội thi các cấp; Hoạt động của liên đội luôn được Hội đồng đội Bù Đăng đánh giá cao và nhiều năm liền được xếp loại: Xuất sắc…..Tuy nhiên trong những năm gần đây, công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh tại trường vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu nhiệm vụ mới và đặc thù riêng của liên đội, đặc biệt là công tác “Bồi dưỡng phát triển đội viên lớn lên Đoàn” còn nhiều hạn chế. Có thể nói rằng ở liên đội PTDT Nội trú Bù Đăng có tỉ lệ Đội lớn cao nhất so với các liên đội THCS khác trong huyện ( chiếm 44 % Đội viên) -Đây là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động liên Đội. Song thực tế tại trường cho thấy lực lượng này không những chưa phát huy trách nhiệm của mình là người Đội viên lớn, mà còn thường xuyên gây cản trở, ảnh hưởng không tốt tới các hoạt động của liên Đội. Nhiều Đoàn viên vẫn thường xuyên vi phạm vào nội quy nhà trường, có những Đội viên phải buộc thôi học vì vi đạo đức, hoặc có những Đội viên khi đã trưởng thành nhưng vẫn phải đứng ngoài tổ chức Đoàn vì chưa đạt yêu cầu về nhận thức người đoàn viên và chưa phát huy tính tiên phong của Đoàn. Những thực trạng không vui đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, song chúng ta có thể khẳng định rằng công tác tổ chức tập hợp, tuyên truyền giáo dục các em còn nhiều hạn chế, chưa tạo tính hấp dẫn trong các em. Vì vậy, việc tổ chức tập “Bồi dưỡng, phát triển các em Đội viên lớn lên Đoàn” cũng chính là xây dựng tổ chức Đội vững mạnh và tiếp đến xây dựng Đoàn vững mạnh. Trước những thực tế đặt ra, đòi hỏi mỗi chúng ta – những người cán bộ Đoàn cần phải nghĩ suy, tìm tòi đổi mới nội dung phương thức hoạt động, tăng cường vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác phụ trách Đội và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh. Đây là những việc làm cần thiết và cấp bách, đặc biệt chú trọng tới việc tìm “đầu ra” cho Đội viên lớn. Làm được những việc này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến công tác xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh, điều đó cũng có nghĩa “Xây dựng Đội vững mạnh là xây dựng tổ chức Đoàn trước một bước”. Xuất phát từ những ý nghĩ và điều kiện thực tế tại trường Phổ thông dân tộc Nội trú huyện Bù Đăng – Nơi tôi đang trực tiếp điều hành các hoạt động của thanh thiếu niên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Bồi dưỡng, phát triển Đội viên lớn lên Đoàn” để thực hiện trong năm học 2002-2003, đây là một trong những nội dung của giải pháp “Xây dựng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh” mà nghị quyết 10 của Ban chấp hành trung ương Đoàn khóa 7 “về tăng cường công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng giai đoạn 2000-2005” đã thông qua năm 2000. II-ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: Trường PTDT Nội trú Bù Đăng là trường chuyên biệt của huyện, nơi đây là mái ấm của các em học sinh tiêu biểu, là con em các gia đình dân tộc thiểu số đang sinh sống tại huyện Bù Đăng. Năm học 2002 - 2003 tổng số 162 học sinh được chia ra như sau : -Tổng số học sinh : 162 / 50 nữ . -Tổng số Đoàn viên đầu năm : 25 / 3 nữ -Tổng số Đội viên : 137 / 47 nữ ,trong đó Đội viên lớn là : 60( chiếm 44%ĐV). lớp TSHS Đội viên/nữ Đoàn Đội viên lớn/nữ Ghi chú 6 36/16 36/16 0 0 7a 24/8 23/16 1/0 6/0 7b 25/6 25/6 0 10/2 8 41/11 34/10 7/1 25/6 9 tổng 36/9 162/50 19/7 137/55 17/2 25/3 19/7 60/15 1-Thuận lợi : -Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của HĐĐ huyện, BCH Đoàn khối GD trong các hoạt động. -Chi bộ, BGH trường rất quan tâm tới các hoạt động của Đội tạo mọi điều kiện thuận lợi về nhân lực, vật lực để Liên Đội hoạt động, đồng thời Chi bộ, Ban giám hiệu trường thường xuyên theo dõi, giám sát, chỉ đạo sát sao, quán triệt sâu sát các đoàn thể trong việc hỗ trợ cho hoạt động của Đội. -Sự đồng tình ủng hộ của các đoàn thể, của BCH chi Đoàn ,Các thầy cô phụ trách chi và hội đồng sư phạm trong các hoạt động tại liên Đội -Trường chỉ có 5 lớp, các em ở nội trú nên rất thuận lợi và chủ động trong việc tập hợp, tuyên truyền giáo dục và tổ chức các hoạt động. -Nhìn chung các em đều ngoan, biết nghe lời thầy cô, đây là những điều kiện thuận lợi để thu hút các em tham gia . -So với các trường khác ,cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động . 2-Khó khăn :Cùng với những thuận lợi trên ,tại trường còn gặp những khó khăn sau: -Do phong tục tập quán của địa phương và gia đình nên mới đầu các em chưa quen với việc thực hiện nội quy và kỉ luật của nhà trường, nhiệm vụ người học sinh, nhiều em chưa có tinh thần tự giác học tập, còn đua đòi ham chơi, nghịch phá, chưa nhận thức được lợi ích của học tập. -Các em phần lớn là ở xa nhà nên việc thông tin hai chiều và phối hợp với cha mẹ các em cũng gặp những khó khăn . -Độ tuổi của các em tuy chung lớp nhưng có em lớn hơn bạn mình 3 hoặc 4 tuổi, điều này cũng ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt, đòi h3i người phụ trách phải chuẩn bị nội dung và thời gian sinh hoạt khác nhau cho các em trong cùng một lớp. -Có nhiều Đoàn viên chưa thực sự nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong trong việc phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh. -Có nhiều em theo các đạo giáo khác nhau, trong các ngày nghỉ các em thường xin về để đi lễ nhà thờ, do vậy việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa vào ngày này cũng gặp khó khăn. -Nguồn kinh phí cho các hoạt động chủ yếu là khoản kinh phí ít ỏi được trích từ quỹ học bổng của các em nên cũng có phần hạn chế cho công tác tổ chức các hoạt động . -Trường nằm trên địa bàn thị trấn Đức Phong-Trung tâm của huyện Bù Đăng nên các vấn đề Từ những khó khăn đó cũng đã làm ảnh hưởng đến các hoạt động tại liên đội trong năm học qua. III-NHỮNG VIỆC LÀM CỤ THỂ : 1-Khảo sát thực tế, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động : Ngay từ đầu năm học, sau khi đã khảo sát và nắm bắt tình hình thực tế tại liên đội, dựa trên những điều kiện thuận lợi, khó khăn, thăm dò ý kiến của các thành viên trong trường, tôi đã kịp thời tham mưu với BGH trường, BCH chi Đoàn và xây dựng kế hoạch tổng thể cho hoạt động của liên Đội cả năm học, kế hoạch này dựa trên chương trình định hướng chung của HĐĐ huyện, của Đoàn khối GD, dựa theo nghị quyết 10 của BCHTW Đoàn khóa VII về nội dung “Bồi dưỡng, phát triển Đội viên lớn lên Đoàn” và dựa vào kế hoạch của nhà trường. Song đối với hoạt động: Văn-Thể-Mĩ tôi tổ chức thăm dò ý kiến các em về các hoạt động, sau đó thống nhất chung các hoạt động của cả năm học cho phù hợp với điều kiện thực tế ở trường, ngoài những hoạt động chung của toàn liên Đội thì có những hoạt động dành riêng cho những Đội viên hoàn thành nhiệm vụ được giao, dĩ nhiên đây là hoạt động “ưu tiên” nên phải thực sự hấp dẫn hơn các hoạt động bình khác, có như vậy mới thu hút các em, đồng thơì các em có hướng phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ của mình: Cụ thể là các hoạt động du khảo, giã ngọai, giao lưu văn hóa thể thao…. Ví dụ: Ngoài kế hoạch hoạt động tại liên Đội trong năm có các hoạt động giao lưu khác như : -Tháng 12 tổ chức giao lưu, kết nghĩa, thăm các gia đình liệs sĩ và thi đấu thể thao tại Trường TH Đồng Nai. -Tháng 2 dịp mừng Đảng, mừng xuân tổ chức giao lưu văn hóa thể thao tại xã Bom Bo. -Tháng 3 tổ chức lễ tôn vinh 72 cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động chào mừng 72 năm ngày thành lập Đoàn…. Để thao dõi hoạt động này, tôi tiến hành làm làm các loại phiếu để theo dõi, sau mỗi tuần nếu em nào có một việc tốt, hoặc những công việc mà chi đội; liên Đội phân công như: Điểm 10; về lao động; về thể thao; và các hoạt động khác trong các lĩnh vực,thì chi Đội sẽ gửi danh sách lên Ban Chỉ Huy liên Đội và liên Đội sẽ trao phiếu theo dõi cho Đội viên vào tiết chào cờ ngày thứ hai. Những phiếu này các em sẽ tự giữ, và nếu mỗi Đội viên đủ 3 phiếu trong một lĩnh vực nào đó thì sẽ xem như hoàn thành chương trình một chuyên hiệu của chương trình rèn luyện đội viên và được nhận phiếu công nhận chương trình RLĐV. Mỗi đội viên đạt phiếu trong tuần chi Đội của mình sẽ được cộng thêm 2 điểm vào thi đua của tuần đó; Đội viên nào đạt nhiều việc trong tháng sẽ được nhận một phần thưởng của liên Đội trao tặng. Nếu trong thời gian các hoạt động “ưu tiên” diễn ra mà chưa tới thời điểm đội viên hoàn thành chương trình RLĐV thì Ban chỉ huy thông qua sổ theo dõi để chọn Đội viên tham gia, nhưng ưu tiên trước tiên cho đội viên lớn. Đối với Đội viên lớn, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ của mình thông qua các phiếu theo dõi và phiếu công nhận sẽ được liên đội tổ chức lễ trưởng thành. Hình thức của các phiếu như sau: LIÊN ĐỘI PTDT NỘI TRÚ PHIẾU THEO DÕI CHƯƠNG TRÌNH “RLĐV” Chuyên hiệu :” NHÀ SỬ HỌC NHỎ TUỔI” Đội viên : ………………………………………………….. Chi Đội :…………………………………………………… LIÊN ĐỘI PTDT NỘI TRÚ PHIẾU THEO DÕI ĐỘI VIÊN THÀNH TÍCH: ………………………………….. Ngày đạt:………………………………… Đội viên : ………………………………………………….. Chi Đội :…………………………………………………… 2-Phát huy vai trò của Đoàn vơí công tác phụ trách Đội: Về phía chi Đoàn ,tôi đã chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch của năm học trong đó chú trọng tới việc phát triển Đoàn viên và tăng cường công tác phụ trách Đội; Chú trọng tới công tác tuyên truyền giáo dục cho Đội viên về Đảng cộng sản Việt Nam, về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, làm như vậy sẽ giúp cho Đội viên nói chung và Đội viên lớn nói riêng nhận rõ trách nhiệm và vinh dự khi được đứng trong hàng ngũ của Đoàn, từ đó có ý thức chủ động phấn đấu vươn lên Đoàn. Cụ thể là: -Ngoài việc nâng cao vai trò của giáo viên phụ trách chi đội, tôi trực tiếp tham mưu để chi đoàn phân công Đoàn viên phụ trách các hoạt động theo khả năng, năng khiếu của mình. Khi đã có chủ trương này, tôi thường xuyên tham gia, tổ chức các hoạt động trong chi Đoàn qua đó tìm hiệu năng khiếu của từng Đoàn viên, với tư cách là phó Bí thư chi Đoàn tôi đã lập danh sách phân công Đoàn viên phụ trách các nội dung, sau đó chuẩn bị nội dung và tiến hành tập huấn cho những Đoàn viên này về các kĩ năng cần thiết để Đoàn viên (Đoàn viên Học sinh) biết cách tổ chức sinh hoạt. Việc làm này tôi đã rất thành công: Các em Đoàn viên này không chỉ làm tốt công việc được phân công, mà bản thân các em Đoàn viên này cũng tự rèn luyện mình để làm gương cho các em noi theo. Thực tế cho thấy nhiều Đoàn viên, nhất là Đoàn viên học sinh. Các em rất thích được hướng dẫn các em Đội viên sinh hoạt , song chỉ vì kĩ năng của các em không có nhiều nên sợ lúng túng trước Đội viên, đặc biệt là đội viên lớn; nếu như chúng ta biết vận dụng tốt công việc này thì chẳng những chất lượng Đội viên nâng cao mà còn góp phần nâng cao chất lượng Đoàn viên. -Việc tổ chức tuyên truyền giáo dục cho các em những kiến thức về Đảng; về Bác Hồ; về truyền thống quê hương đất nước; về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…. là một nội dung giáo dục không thể thiếu, hoạt động này chẳng những mở rộng hiểu biết cho các em, mà còn giáo dục cho các em về truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc ta, từ đó các em càng tự hào về các thế hệ cha ông và có hướng học tập rèn luyện tốt hơn. Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta thường nói: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Nhưng giáo dục như thế nào để thu hút các em tham gia,và đạt kết quả cao, điều đó đòi hỏi sự khéo léo của mỗi chúng ta –những người làm công tác giáo dục, Ở phần này tôi đã tiến hành như sau: -Hàng tuần, thông qua các buổi sinh hoạt Đội, và qua bản tin tuyên truyền về các nội dung gắn với các chủ điểm hàng tháng, qua chương trình phát thanh Măng non để các em ghi chép và thu thập các thông tin ở các tài liệu khác, sau đó, qua trò chơi “Ô chữ thông minh” của giờ chào cờ đầu tuần, tôi tổ chức kiểm hình thức như sau : Ví dụ: Ở tháng 11 với chủ đề: “Nhớ ơn thầy cô”, tôi đã thiết kế trò chơi: “Thầy của chúng em” nội dung như sau: Trò chơi này có 8 ô chữ hàng ngang, tương đương với 8 câu hỏi gắn với các sự kiện tên tuổi của các nhà giáo nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, các chi Đội củ đại diên bốc thăm trả lời các câu hỏi hàng ngang,8 câu hỏi hàng ngang này sẽ có một Ô chữ hàng dọc bí ẩn nổi lên: Hàng ngang số 1: Đây là nhà giáo bị mù hai mắt, lấy thơ văn làm vũ khí đánh giặc? - ( Nguyễn Đình Chiểu). Hàng ngang số 2: Đây là tên trường học mà Bác Hồ học từ nhỏ ? (Quốc học Huế) Hàng ngang số 3: Đây là tên người thầy đã phát động phong trào Đông Du? -(Phan Bội Châu) Hàng ngang số 4 : Đây là tên của thầy giáo và cũng là Đại tướng lừng danh thế giới của nước ta ? - ( Võ Nguyên Giáp) Hàng ngang số 5: Đây là thầy giáo sau này trở thành thủ tướng chính phủ?- (Phạm Văn Đồng) Hàng ngang số 6: Trên đường vào Nam Bác Hồ đã dừng chân dạy học tại một trường, lúc đó Bác lấy tên là gì?-(Nguyễn Tất Thành) Hàng ngang số 7: Đây là tên trường học mà Bác Hồ đã dạy học ở Bình Thuận? (Dục Thanh). Hàng ngang số 8: Đây là tên của cậu học trò liệt cả hai tay, tập viết bằng chân sau này trở thành thầy giáo lừng danh? ( Nguyễn Ngọc Kí) Sau 8 hàng ngang trên, ô chữ hàng dọc là : Chu Văn An-Người thầy giáo nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta sẽ được hiện ra. *Cách thức tổ chức chơi: Các chi Đội bốc thăm dành quyền thứ tự trả lời, câu hỏi sẽ đọc cho các chi Đội cùng nghe, nếu bất kì Đội viên nào trong chi Đội trả lời được câu hỏi, Đội viên đó sẽ được nhận 1 phiếu theo dõi và một phần quà nhỏ(1;2 cuốn vở). và chi đội sẽ được cộng thêm 2 điểm vào thi đua tuần, còn nếu trả lời không đúng(sau 3 đội viên trong chi Đội), sẽ bị trừ 2 điểm thi đua trong tuần, và các đội viên chi Đội khác có quyền bổ sung và nhận quà. Chi Đội nào đoán được Ô chữ hàng dọc sẽ được quà và số điểm gấp 2 lần. Khi tổ chức hoạt động này, ở những tuần đầu các em chưa hiểu luật chơi, nhưng tới tuần thứ 3,4 các chi đội thi đua nhau, số Đội viên tham gia nhiều hơn, và hoạt động giáo dục trên thực sự đem lại hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng cho Đội viên. 3-Xây dựng nội dung sinh hoạt, phù hợp với lứa tuổi của các em: Theo lứa tuổi của Đội viên ở trường THCS thì chỉ có 2 bậc Đội viên là: Đội viên Sẵn sàng (lớp : 6;7 ); Đội viên trưởng thành (lớp : 8;9) ,thế nhưng ở trường Phổ thông dân tộc nội trú Bù Đăng thì do ở tiểu học có những em đi học trễ hơn hoặc do khai sinh không chính xác của gia đình các em nên có những em mới chỉ học lớp 6,7 cũng đã đến tuổi trưởng thành Đội ,hoặc là tuổi của các em phù hợp với lớp học nhưng các em quá lớn . Ví dụ : *Ỏû chi Đội Lý Tự Trọng (lớp 8) -có tổng số : 41 HS . -Đoàn viên : 6 em -Đội viên : 35 em (trong đó Đội viên lớp ) . * Ở chi Đội Lê Văn Tám ( lớp 7b ) -TSHS là : 25 -Đoàn viên : 1 -Đội viên : 24 em ( trong đó Đội viên lớn là : 10 em ) ….. Do vậy không thể để các em sinh hoạt cùng nội dung với các Đội viên cùng lớp, hơn nữa số lượng này có những lớp chiếm gần ½ số lượng học sinh nên việc tổ chức tách các em ra sinh hoạt cùng với nội dung của Đội viên trưởng thành ,như vậy bản thân các em lớn cũng không bị mặc cảm và nhàm chán trong khi sinh hoạt với các bạn nhỏ, và tự các em này cũng thấy mình lớn hơn và có trách nhiệm học tập, rèn luyện và phấn đấu để làm gương cho các bạn khác noi theo. Bên cạnh đó việc nâng cao trách nhiệm của Đội viên sẵn sàng và Đội viên trưởng thành cũng rất quan trọng, do vậy tôi làm chủ động chỉ đạo công tác này đến Ban chỉ Huy chi Đội và phụ trách chi về việc vận động các em trong việc thực hiện phong trào”Đội bạn cùng tiến”,lí do đơn giản mà tôi không phân công cho các em lớm phụ trách các em nhỏ là vì : Có khi em lớn chưa hẳn đã tốt hơn các em nhỏ mọi việc, do vậy khi thực hiện phong trào này chúng ta chú ý là động viên những em tốt mặt này giúp bạn chưa tốt và ngược lại. Đây cũng là hình thức giao việc song em nào cũng có trách nhiệm và em nào cũng có thể nhận phiếu theo dõi như đã nêu ở phần trên. Qua hoạt động này cũng thực sự đem lại hiệu quả, số Đội viên nhỏ được Đội viên lớn giúp đỡ tiến bộ và số Đội viên lớn cũng phải cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình. 4-Nghiên cứu, tìm mô hình hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế: Khi đã thu hút được sự tham gia của các Đội viên thì đây chính là điều kiện thuận lợi để chúng ta tuyên truyền giáo dục cho các em, do vậy ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng tới việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động Văn -Thể – Mĩ, các hoạt động này sẽ được tổ chức đều trong năm học, gắn liền với các ngày lễ lớn. Các hoạt động tổ chức có đoàn viên Đội viên tham gia, như vậy tạo khí thế vui tươi, tinh thần đoàn kết trong các em, đồng thơì các em Đoàn viên thể hiện trách nhiệm của mình với công tác phụ trách Đội viên . Ví dụ : * Hoạt động của hội trại tháng 3 – tháng thanh niên. Ở trường chỉ có 5 lớp, trong đó: 1 lớp 6; 2 lớp 7; 1 lớp 8 và 1 lớp 9. Nếu tổ chức theo mỗi lớp 1 trại thì trong thi đua rất khó vì các em lớp 6 khó có thể thi với lớp 8; 9 (nếu là trò chơi vận động) và như thế hoạt động sẽ trầm lắng. Do vậy tôi đã tham mưu vơí ban tổ chức hội trại chia số học sinh của mỗi lớp thành 7 nhóm, đều nhau về mọi mặt, sau đó bốc thăm ghép các nhóm lại ( trong 7 trại đều có thành viên của các khối lớp ) và như vậy số lượng trại sinh của các trại sẽ giảm, rất thuận lợi cho việc quản lý của giáo viên phụ trách, chia như thế trại nào cũng có Đoàn viên, đội viên, thanh niên tham gia, chính vì thế hoạt động hội trại tạo được tinh thần đoàn kết trong các em ở các khối lớp cũng như tình đoàn kết các dân tộc anh em và đã rất thành công . Thường vào những ngày thứ bảy, chủ nhật, học sinh thường hay xin về nhà ,có những em có lí do chính đáng, nhưng trong số em về phần lớn là các em về đi lễ nhà thờ, hoặc đi chơi, tuy nhiên ở trường không cấm các em, song dù sao các em về nhiều lần cũng ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập ,hoặc có khi kẻ xấu lợi dụng dụ dỗ, xúi dục các em làm truyện xấu; quan trọng hớn là ảnh hưởng tới công tác tập hợp tuyên truyền và giáo dục các em. Để khắc phục việc này, tôi đã tổ chức chọn những em này vào các đội nhóm như : Đội văn nghệ, đội thể thao …và có lịch tập vào các ngày nghỉ, và đưa ra những quy định kỉ luật nghiêm như : nếu em nào không tham gia tập sẽ không được tham gia đội tuyển do, trong khi các em rất thích được tham gia nên các ngày nghỉ các em cũng ít về, đây là điều kiện tốt để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục các em. Khi các thành viên các chi đội được tham gia trong các đội tuyển nếu tham gia tốt sẽ được công vào điểm thi đua hàng tuần của chi đội mình còn ngược lại sẽ bị trừ điểm. Như vậy tập thể chi đội cũng có trách nhiệm động viên đôn đốc các em. 5 – Tổ chức bồi dưỡng và kết nạp các em vào Đoàn . Sau khi đội viên lớn đã hoàn thành nhiệm vụ được tập thể chi đội xét đề nghị làm lễ trưởng thành tôi tổ chức họp BCH và lấy ý kiến các em sau đó thống nhật ra quyết định công nhận trưởng thành và làm lễ trưởng thành, hoạt động này được tôi chú trọng, trong lễ trưởng thành tôi chọn các ngày lễ lớn, trang trí đẹp tạo ấn tượng ,với sự tham dụ của tập thể thầy cô giáo, các bạn Đoàn viên và toàn liên đội để khi các em Đội viện trưởng thành hứa sẽ gắn kết trách nhiệm của mình cao hơn . -Từ lâu nay khi mở lớp đối tượng Đoàn, chúng ta thường chỉ chọn những em thực sự tích cực mới được học, tôi cho rằng đây cũng là những hạn chế và khó khăn cho “Đầu vào” của Đoàn hơn nữa nếu những em chưa thực sự xuất sắc có thể các em chưa hiểu biết về quyền lợi, vinh dự của người Đoàn viên, do vậy tôi nghĩ cho các em học cảm tình Đoàn có thể sẽ nâng cao tầm hiểu biết của các em về tổ chức Đoàn, từ đó các em có sự đam mê và tìm cách phấn đấu tốt hơn, do vậy số Đội viên trưởng thành tôi tổ chức cho học cảm tình Đoàn 100%, sau khi học có làm bài thu hoạch và phát phiếu thăm dò để nắm bắt tình hình tư tưởng của các em , phiếu này sẽ trắc nghiệm kiến thức hiểu biết của các em về đoàn, về Đảng,… và nguyên vọng của các em . Sau khi nắm bắt chung tình hình tư tưởng của các em và qua thơì gian theo dõi của chi đội, chi đoàn về những em xuất sắc, sẽ xét kết nạp cho các em vào Đoàn, từ những việc làm đó cho tôi kết quả khả quan, số Đội viên lớn sau khi học cảm tình đoàn đều có nhiều cố gắng và thực sự tiến bộ hơn trước. Có được lực lượng này, tôi tham mưu vơí chi đoàn về việc dự kiến chỉ tiêu số lượng kết nạp của từng đợt và định thời gian kết nạp,gắn với từng thời điểm ,sẽ chọn tên lễ kết nạp . Vi dụ : -Tháng 1 : Lễ kết nạp lớp Đoàn viên Trần Văn Ơn -Tháng 3 : Lễ kết nạp lớp Đoàn viên Lý Tự Trọng Số lượng Đội viên trưởng thành đã được tham gia lớp cảm tình đoàn và 100% có nguyện vọng được xin vào Đoàn, Số lượng Đoàn viên kết nạp trong năm cũng thực sực có chất lượng và thực hiện tốt nhiệm vụ người Đoàn viên . IV – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : Từ những việc đã làm trong năm qua liên Đội đã thu được kết qủ như sau: Năm học Đội viên lớn Kết nạp đoàn Đoàn viên mới vi phạm ghi chú 2001-2002 53 18 4 2002-2003 60 51 1 -Số học sinh thường về đầu năm : 23em /tuần đến cuối năm 4 em /tuần .- -Các hoạt động của liên đội vui tươi sôi nổi tạo tinh thần đoàn kết giữa các chi Đội và các dân tộc anh em vôí nhau, thực sự ấn tượng tốt đẹp trong các em, và thực sự thu hút các em tham gia . -100% Đội viên lớn được học cảm tình Đoàn và kết nạp : 85% (51/60). -Thu hút ngày càng đông Đoàn viên tham gia sinh hoạt Đội (32/51) -100% Đội viên tham gia chương trình rèn luyện đội viên và được kiểm tra công nhận, -Hoạt động trên được hội đồng sư p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSKKH 02-03.doc
Tài liệu liên quan