Đề tài Brazil và các giai đoạn phát triển

Mục lục

A- Giới thiệu tổng quan về đất nước, con người Brazil 1

I- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của đất nước Brazil 1

II- Các yếu tố xã hội 2

B- Brazil và các giai đoạn phát triển 4

I. Thời kì tiền Colombo 4

II. Thuộc địa Brazil 4

2. Về văn hóa 5

3. Về kinh tế 6

III- Đế chế Brazil ( 1808 – 1888) 7

IV- Nền Cộng hòa cũ (1889-1930) 8

V- Brazil tồn tại Chủ nghĩa dân túy, nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc(1930 –1964) 10

1. Những sự thay đổi kinh tế từ 1930 – 1945 10

2. Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu ( 1945 – 1964) 11

VI- Sự ngưng trệ và sự tăng trưởng ngoạn mục ( 1962 -1980) 12

1. Sự ngưng trệ (1962 – 1967) 12

2. Sự tăng trưởng ngoạn mục ( 1968 – 1973) 12

3. Sự tăng trưởng và món nợ ( 1974 – 1980) 13

VII- Sự ngưng trệ, lạm phát và cơn khủng hoảng 1981 – 1994 14

VIII- Thực thi kế hoạch Plano ( 1994 – 2002 ) 15

IX- Từ năm 2002 đến nay 16

1. Thể chế chính trị 16

2. Kinh tế 17

3. Giáo dục và đào tạo 24

4. Quan hệ thương mại giữa Brazil và Việt Nam 25

5. Các vấn đề xã hội 27

C- Đánh giá nền kinh tế Brazil 29

I. Điểm mạnh 29

II. Điểm yếu 29

III. Đề xuất các biệ pháp khắc phục 30

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5219 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Brazil và các giai đoạn phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m (140 dặm) đường sắt và năm 1860 số km đường sắt tăng tới 6.930 kilômet (4.330 dặm)… Tất cả những thay đổi trên đều chứng tỏ rằng kinh tế Brazil tuy vẫn bị lệ thuộc vào Bồ Đào Nha song cũng đã có những bước tiến vượt bậc. Brazil đã khẳng định vai trò của mình với các nước trên Thế Giới cũng như đã xác định được hướng đi đúng đắn cho riêng mình - trở thành đất nước xuất khẩu cà phê lớn nhất Thế Giới. Điều này vẫn được Brazil duy trì cho tới hiện tại. IV- Nền Cộng hòa cũ (1889-1930). Vua Pedro II bị phế truất vào ngày 15 tháng 11 năm 1889 trong một cuộc đảo chính quân sự của những người cộng hòa. Tướng Deodero de Fonseca, người lãnh đạo cuộc đảo chính đã trở thành tổng thống trên thực tế đầu tiên của Brazil. Tên của đất nước được đổi thành Cộng hòa Hợp chúng quốc Brazil. Từ năm 1889 đến năm 1930, Brazil là một quốc gia với chính phủ theo thể chế dân chủ lập hiến. Cũng trong thời kì này nổ ra cuộc chiến tranh Thế Giới lần thứ I ( 1914- 1918) và tiếp theo đó là “ Đại khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ”. Giai đoạn này,Brazil trở thành một nước độc lập và nền kinh tế không còn bị phụ thộc vào Bồ Đào Nha nữa. Brazil trở thành nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới. Tác động của cây cà phê vào nền kinh tế Brazil là hết sức to lớn: hình thành thị trường cà phê lớn trong nước. Giảm thất nghiệp do dư thừa lao động là những người được tự do, không còn là nô lệ nữa và làn sóng người di cư từ châu Âu sang.Phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt. Thêm vào đó, đường, bông, thuốc lá, cacao, cao su vẫn là những mặt hàng quan trọng của Brazil. Giai đoạn từ 1880 – 1930 cũng là thời kì phát triển của những ngành công nghiệp nhẹ: dệt, chế biến thực phẩm, thuốc lá… Tất cả các yếu tố trên đã góp phầnlàm nên sự tăng trưởng trong thu nhập. Những nhân tố quan trọng khác là sự mở rộng của vận tải, công suất thiết kế điện năng, sự đô thị hóa đang gia tăng, và sự hình thành hệ thống điều hành linh hoạt. Tuy nhiên, sự tăng trưởng sản xuất trong thời kỳ này không phát sinh những sự biến đổi cấu trúc quan trọng. Tuy nhiên, chiến tranh Thế Giới lần I ( 1914 – 1918) và Đại khủng hoảng ( 1929 – 1933 ) đã làm nền kinh tế Brazil rơi vào tình trạnh “khủng hoảng thừa” về cà phê. Nền kinh tế Brazil bị chao đảo. Sau năm 1896, lượng cung cà phê đã vượt cầu gây ảnh hưởng đến giá. Brazil cất trữ cà phê của họ thay vì việc bán tất cả nó, và khi cà phê mất mùa họ lại sử dụng lượng cà phê tích trữ ấy. Cùng với đó là sự chênh lệch về mức sống giữa vùng phía Nam, Đông Nam và những vùng phía Đông. Sự phát triển và tăng trưởng được tập trung ở phía Đông nam. Phía Nam cũng đạt được sự phát triển đáng kể được dựa vào cà phê và những sản phẩm nông nghiệp khác.Tuy nhiên phía Đông Bắc kinh tế lại chậm phát triển, dân cư sống dựa vào tự cung tự cấp. Trong giai đoạn này Brazil vẫn chứng tỏ được vị trí số một của mình trên thị trường cà phê Thế Giới. Kinh tế Brazil vẫn tăng trưởng tốt trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức sống của người dân Brazil vấn chưa được chú ý đến. V- Brazil tồn tại Chủ nghĩa dân túy, nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc (1930 – 1964). Getulio Vargas lên nắm quyền sau cuộc đảo chính của giới quân sự năm 1930. Ông đã cai trị Brazil như một nhà độc tài với những thời kỳ dân chủ xen kẽ. Tổng thống Getulio Vargas đã cai trị như một nhà độc tài trong hai nhiệm kỳ 1930-1934 và 1937-1945. Ông tiếp tục được bầu làm tổng thống Brazil trong khoảng thời gian 1951-1954. Tổng thống Vargas đã kiểm soát nền chính trị của Brazil một cách tương đối ổn định trong vòng 15 năm đến khi ông tự tử vào năm 1954. Năm 1954, tổng thống Getulio Vargas bị lật đổ, quy tắc dân chủ được thiết lập lại. Cũng trong thời gian này, Thủ đô của Brazil được chuyển từ thành phố Rio de Janeiro sang thành phố Brazilia. 1. Những sự thay đổi kinh tế từ 1930 – 1945. Kinh tế cà phê rơi vào tình trạng suy tàn khi cuộc “ Đại khủng hoảng” và sản xuất thừa hoành hành dữ dội trên toàn Thế Giới. Thêm vào đó là các điều khoản mậu dịch trở nên lỗi thời, không thể tiếp tục áp dụng được nữa đã khiến cho nền kinh tế Brazil rơi vào tình trạng nợ nước ngoài trầm trọng. Để cứu vãn tình trạng bi đát của nền kinh tế, Chính phủ đã có những biện pháp đóng vai trò quyết định trong việc vực dậy nền kinh tế. Trước tiên, Chính Phủ Brazil đã hoãn việc thanh toán những món nợ nước ngoài mà thay vào đó áp dụng những chính sách quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ. Vào năm 1930, các chương trình trợ giá của Chính Phủ nhằm phát triển sản xuất cà phê lần lượt bị phá sản. Và để tránh cho giá cà phê sụt giảm thêm nữa, Chính Phủ đã có một chính sách hết sức táo bạo: Thu mua số lượng lớn cà phê dư thừa trên thị trường để tiêu huỷ nhằm mục đích giảm sản lượng cà phê trên thị trường, từ đó làm giảm nhẹ vấn nạn sản xuất thừa. Chính phủ Brazil hi vọng rằng cơn khủng hoảng sẽ nhanh chóng qua đi và sự bùng nổ của xuất khẩu sẽ lại tái diễn. Tuy nhiên, khi cuộc “Đại khoảng hoảng” với sức ảnh hưỏng to lớn đi qua, Brazil nhanh chóng hiểu rằng không thể chỉ trông chờ vào việc xuất khẩu mặt hàng cà phê được mà cần phải có sự đa dạng hoá nền kinh tế. Năm 1930, thiết lập doanh nghiệp nhà nước đầu tiên, nhà máy luyện thép tổng hợp. Dần dần, nền kinh tế Brazil đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, kinh tế Brazil đã sẵn sàng cho phát triển. Tuy nhiên đúng lúc này, chiến tranh Thế Giới lần II nổ ra và các cơ sở hạ tầng, vận tải bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng cũng làm giảm những nỗ lực phát triển của Brazil. 2. Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu ( 1945 – 1964). Trong giai đoạn này, tổng thống Getulio Vargas bị lật đổ, quy tắc dân chủ được thiết lập lại, việc dự trữ, trao đổi với nước ngoài cũng được tiến hành một cách khẩn trương. Tuy nhiên, tự do hoá thương mại nhanh chóng lộ ra nhiều điểm yếu. Cùng với đó là tình trạng lạm phát kéo dài, sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu trong khi xuất khẩu lại trì trệ đã làm nền kinh tế Brazil phải đối mặt với cơn khủng hoảng tín dụng và rơi vào tình trạng nhập siêu, đặc biệt là hàng hoá tiêu dùng. Chính phủ đã đưa ra một loạt các chính sách nhằm vực dậy nền kinh tế, khắc phục tình trạng nhập siêu. Năm 1951, Chính Phủ thiết lập hệ thống cấp phép nhập khẩu, chỉ ưu tiên nhập khẩu hàng hoá và đầu vào quan trọng ( nhiên liệu, máy móc…), và hạn chế việc nhập khẩu các loại hàng hoá tiêu dùng. Tiếp đó, Chính Phủ đưa ra chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu mà công cụ quan trọng nhất là việc sử dụng “ foreign exchanges controls” - khiểm soát sự trao đổi với nước ngoài để bảo vệ một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước và cũng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu thiết bị và các yếu tố đầu vào. Năm 1953, một hệ thống tỉ giá hối đoái mới linh hoạt hơn được Chính Phủ giới thiệu: những mặt hàng nhập khẩu quan trọng được xem xét với một tỉ giá ưu đãi còn nhập khẩu các hàng hoá thiết yếu có thể được cung cấp bởi thị trường trong nước sẽ phải đối mặt với một tỉ giá tương đối cao. Tương tự, xuất khẩu các mặt hàng truyền thống cũng được khuyến khích. Đây là công cụ chính thúc đẩy chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu của Brazil. Tuy nhiên, sự chuyển biến của khu vực xuất khẩu tương đối chậm chạp. Vào những năm 1950, Chính Phủ đã đưa ra một loạt các chính sách nhằm loại bỏ những vướng mắc và đẩy mạnh việc liên kết dọc trong những ngành Công nghiệp nhất định. Chính Phủ đặc biệt chú ý đến phát triển các ngành công nghiệp cơ bản như xi măng, thép, hoá chất, nhôm…); công bố Luật thuế quan năm 1957 để bảo vệ và mở rộng các ngành Công nghiệp trong nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư nước ngoài… Kết quả của việc áp dụng chính sách Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu là kinh tế Brazil tăng trưởng và đa dạng hoá một cách nhanh chóng. Từ năm 1950 đến năm 1961, tỉ số tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP là 7%, của Công nghiệp là 9% và của Nông nghiệp là 4,5%. Ngoài ra, cơ cấu của khu vực chế tạo thay đổi đáng kể, Công nghiệp truyền thống được duy trì ở một tỉ lệ nhất định còn Công nghiệp hoá chất, chế tạo máy, trnag thiết bị… được mở rộng. Tuy nhiên, vì chú trọng vào Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu mà không quan tâm đến cơn khủng hoảng tín dụng lúc bấy giờ, Brazil vẫn lâm vào tình trạng nợ nước ngoài. VI- Sự ngưng trệ và sự tăng trưởng ngoạn mục ( 1962 -1980). 1. Sự ngưng trệ (1962 – 1967). Những khủng hoảng về mặt kinh tế, xã hội - kết quả từ sự méo mó của các chiến lược ở giai đoạn trước đã dẫn tới cuộc đảo chính của giới quân sự vào năm 1964. Sau cuộc đảo chính, một giai đoạn độc tài quân sự được thiết lập tại Brasil trong vòng 21 năm với việc quân đội kiểm soát toàn bộ nền chính trị của đất nước. Chính phủ mới đưa ra chủ trương biến Brazil thành một nước có nền kinh tế Chủ Nghĩa Tư Bản hiện đại bằng sức mạnh quân đội. Một loạt các chính sách đã được mới được ban hành nhằm tập trung giảm lạm phát, loại bỏ một số méo mó trong chính sách Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, kích thích phát triển thị trường vốn… Cuối cùng, Chính quyền quân nhân mới này cũng được người dân Brazil chấp nhận do thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu và từng bước cải thiên cơ sở hạ tầng để sau đó phát triển các ngành công nghiệp cơ bản. Tuy nhiên, từ tháng 3 năm1964, nền kinh tế Brazil có dấu hiệu chững lại. Tỉ số tăng trưởng bình quân GDP thời kì 1962 – 1967 có 4% và của công nghiệp chỉ còn 3,9% mà nguyên nhân là do sự biến dạng của chiến lược trên và các rắc rối liên quan đến chính trị. 2. Sự tăng trưởng ngoạn mục ( 1968 – 1973). Những nỗ lực đáng kể của chính phủ nhằm khôi phục nền kinh tế cùng với tình hình kinh tế Thế Giới tương đối ổn định đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Brazil phục hồi và phát triển. à quả thực nền kinh tế Brazil đã tăng trưởng rất nhanh trong thời kì này. Thời kì 1968 – 1973, Brazil có tỉ số tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP là 11,1% ; của Công nghiệp là 13,1%. Trong đó các ngành công nghiệp cơ bản như xi măng, sắt, thép… tăng trưởng không ngừng. Đáng chú ý là cổ phiếu của ngành cơ khí tăng mạnh từ 3,2% lên 10,3% ; cổ phiếu của các ngành công nghiệp khác cũng thay đổi nhưng không đáng kể. Xuất khẩu công nghiệp cũng gia tăng từ 1,4tỉ USD năm 1963 tới 6,2tỉ USD vào năm 1973. Sự mở rộng công nghiệp diễn ra mạnh mẽ ở các vùng trung tâm của phía Nam Brazil. Cũng vì thế mà thu nhập bình quân đầu người tại khu vực này cao hơn so với thu nhập bình quân cả nước và cơ sở hạ tầng phát triển hơn. Mặc dù Chính Phủ cũng đưa ra các chính sách đặc biệt nhằm phát triển kinh tế ở khu vực Đông Bắc song những chính sách này chỉ làm lợi cho một số ít các thành phố trong khu vực. Sự khắc nghiệt về khí hậu, việc chiếm hữu đất tập trung cao đã cản trở sự phát triển của khu vực này. 3. Sự tăng trưởng và món nợ ( 1974 – 1980). Cú sốc dầu hoả năm 1973 đã làm hệ thống giao dịch của Brazil gặp nhiều khó khăn. Sức ép trên làm cán cân thương mại mất cân bằng. Brazil tiếp tục lựa chọn chính sách tăng trưởng cao, đẩy mạnh sản xuất các ngành công nghiệp cơ bản ( sắt, thép, nhôm, hoá chất có nguồn gốc từ dầu…), xây dựng các cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời kì này, tăng trưởng trung bình hàng năm của GDP là 6,2% ; của công nghiệp là 7,2%. Chiến lược này đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhưng nó đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu của Brazil, tăng sự thiếu hụt trong Ngân sách. Quyết toán thường kỳ được chi trả bởi các món nợ nước ngoài. Nợ nước ngoài tăng lên đáng kể từ 1,7 tỉ USD năm 1973 đến 12,8 tỉ USD năm 1980. Trong khi thời kì 1968 – 1974, tỉ lệ lạm phát luôn giảm đều đều thì thời kì 1974 – 1980 là thời kì tỉ lệ lạm phát tăng đáng kể từ 16,2% năm 1973 lên đến 110,2% . Đây là con số hết sức báo động. VII- Sự ngưng trệ, lạm phát và cơn khủng hoảng 1981 – 1994. Năm 1985, Brasil bắt đầu quay trở lại tiến trình dân chủ. Năm 1979, cú sốc dầu hoả thứ hai đã làm nền kinh tế Brazil lao đao. Giá dầu nhập khẩu tới Brazil trong thời kì này tăng gấp đôi so với trước đây. Chính Ohủ tiếp tục vay mượn nước ngoài và món nợ nước ngoài này ngày càng lớn. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực nhằm vực dậy kinh tế tuy nhiên Brazil lại càng rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng. Tuy nhiên,một loạt các cuộc cải cách tài chính trên quy mô lớn nhằm giảm tỉ lệ lạm phát được goi là “ heterodox economic shocks". Tiêu biểu là ba cú sốc : kế hoạch Cruzado (1986 ), Planar brea (1987), kế hoạch mùa hè (1989 ). Mục tiêu của kế hoạch Cruzado là loại trừ lạm phát. Từ 1980 – 1985, GPI tăng từ 86,3% đến 248,5% hàng năm.. Những biện pháp chính của kế hoạch này là: điều chỉnh lại tiền lương, đóng băng giá cả…Và kết quả là những điều chỉnh tiền lương quá lớn, tăng tổng cầu quá mức đã đẩy mạnh chỉ số lạm phát. Hơn nữa, việc đóng băng giá cả quá lâu cũng dẫn tới tình trạng thiếu hụt một lượng sản phẩm lớn. Ngày 20 tháng 2 năm 1987, Brazil đã xin hoãn trả nợ nước ngoài. Hai kế hoạch còn lại là những nỗ lực của Chính Phủ cũng nhằm làm giảm tỉ lệ lạm phát đang tăng rất nhanh. Mục tiêu của kế hoạch mùa hè chỉ là tránh lạm phát trong cuộc bầu cử năm đó. Những năm 1980 kết thúc với việc chỉ số lạm phát tăng khá cao và nền kinh tế bị đình trệ mà chưa bao giờ phục hồi sau thất bại của kế hoạch Cruzado. Việc ban hành công trái với lãi suất khổng lồ mà Chính Phủ đưa ra chỉ nhằm thuyết phục người dân tiếp tục mua những chứng khoán nợ của Chính Phủ. Từ năm 1990 đến năm 1992, Tổngg thống chế độ hậu quân đội đầu tiên , Collor Fernando Mello de, được bầu bởi sự bỏ phiếu của đa số dân chúng. Chính phủ ban hành một kế hoạch nhằm vực lại nền kinh tế, tập trung hạn chế tự do kinh doanh, tư hữu hoá những doanh nghiệp quốc doanh, tăng năng suất…Tuy nhiên, kế hoạch bị phá sản, việc ngăn cản sự gia tăng lạm phát không có hiệu quả, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế giảm sút nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là sự bất ổn về chính trị của Brazil. Tình hình kinh tế hết sức nghiêm trọng đã buộc Tổng thống giao trọng trách cho Bộ trưởng Bộ Tài chính là Cardoso Fernando và các nhà kinh tế phải tìm cách vực dậy nền kinh tế nước nhà. Đây là bước chuẩn bị cho việc thực hiện “kế hoạch Plano”. VIII- Thực thi kế hoạch Plano ( 1994 – 2002 ). Tình hình chính trị Brazil thời kì này đã khá ổn định. Tuy nhiên, Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 đã lan ra toàn Thế Giới và gây ra nhiều biến động cho các nước. Kế hoạch Plano được Chhính Phủ Brazil thiết lập vào mùa xuân năm 1994với mục đích ổn định nền kinh tế, giảm tỷ lệ lạm phát. Kế hoạch Plano gồm 3 giai đoạn: lập dự thảo về cân bằng Ngân sách do cơ quan Lập pháp thực hiện, quy trình tác động của việc trợ cấp ( giá cả, lương, thuế, hợp đồng…) và giới thiệu về đồng tiền mới sẽ được lưu hành đồng RealBrazil, ổn định so với đồng Dollar. Kế hoạch Plano nhanh chóng được thực thi vào ngày 1 tháng 7 năm 1994, khi mà tốc độ lạm phát của Brazil lúc này tăng 7000%/năm - một con số đáng kinh ngạc. Vào khoảng cuối năm 1996, nhịp độ lạm phát đã ổn định không quá 20%/năm và cơn khủng hoảng nợ nước ngoài những năm 1980 mờ dần đi. Kế hoạch Plano đã thực sự thành công khi loại trừ được lạm phát sau tất cả những nỗ lực kiểm soát nó bị phá sản. Gần 25 triệu người dân trở thành người tiêu thụ. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 lan rộng trên thế giới và bản ký kết ràng buộc với Nga tháng 8/1998 khiến Brazil cũng gặp nhiều khó khăn. Để ngăn cản việc nền kinh tế lại rơi vào tình trrạng bi đát như trước, Tổng thống Brazil đã thay một Thống đốc Ngân hàng mới, cho phép tỉ giá hối đoái dao động trên cơ sở cung - cầu để thu hút các nhà đầu tư và giảm bớt sự thiếu hụt công cộng Brazil được IMF cam kết giúp đỡ với tổng giá trị là 41.5 tỉ Dolar để phát triển. Năm 2000, kinh tế Brazil tăng trưởng 4.4% . Thêm vào đó là vấ đề của đất nước Achentina vào năm 2001 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phục hồi và phát triển của Brazil. Tóm lại, trong thời kì này,nền kinh tế Brazil đã tăng trưởng so với thời kì trước tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn. IX- Từ năm 2002 đến nay. 1. Thể chế chính trị: Theo hiến pháp, Brazil là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, được tạo lập dựa trên 4 thực thể chính trị là Liên bang, bang, các chính quyền thành phố tự trị và quận liên bang. Không có sự phân cấp cụ thể nào về quyền lực giữa các thực thể chính trị này. Chính quyền Brazil được chia thành các nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động của các nhánh này diễn ra độc lập với nhau và đồng thời được kiểm tra và điều chỉnh cân bằng sao cho thích hợp. Nhánh hành pháp và lập pháp được tổ chức ở cả 4 thực thể chính trị, trong khi nhánh tư pháp chỉ được tổ chức ở cấp Liên bang và bang. Nhánh hành pháp được thực thi bởi chính phủ, trong khi nhánh lập pháp được thực thi bởi cả chính phủ và hai viện của quốc hội Brazil. Nhánh tư pháp hoạt động riêng rẽ với hai nhánh trên. Về nhánh hành pháp, người đứng đầu nhà nước là tổng thống Brazil có nhiệm kỳ 4 năm và được phép nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Tổng thống có quyền chỉ định thủ tướng liên bang, có vai trò hỗ trợ cho tổng thống trong việc điều hành đất nước. Về nhánh lập pháp, Quốc hội của Brazil được chia làm 2 viện: thượng viện và hạ viện. Thượng viện Liên bang Brazil gồm có 81 ghế, phân bố đều mỗi 3 ghế cho 26 bang và quận liên bang (thủ đô) và có nhiệm kỳ 8 năm. Hạ viện có tổng cộng 513 ghế, được bầu cử theo nhiệm kỳ 4 năm và phân bố theo tỉ lệ bang. Một trong những nguyên tắc chính trị của nền cộng hòa là hệ thống đa đảng, như một sự đảm bảo về tự do chính trị. Hiện nay có tổng cộng 15 đảng chính trị lớn nhỏ có ghế trong Quốc hội Brazil. Bốn đảng lớn nhất hiện nay là Đảng Công nhân Brazil (PT), Đảng Dân chủ Xã hội Brazil (PSDB), Đảng Vận động Dân chủ Brazil (PMDB) và Đảng Dân chủ (tiền thân là Đảng Mặt trận Tự do - PFL). Brazil là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, được tạo lập dựa trên 4 thực thể chính trị là Liên bang, bang, các chính quyền thành phố tự trị và quận liên bang. Môi trường pháp lí của Brazil tương đối ổn định và hoàcn chỉnh. 2. Kinh tế. Brazil sở hữu nền nông nghiệp, khai mỏ, gia công và lĩnh vực dịch vụ lớn ở mức độ phát triển cao, cũng như một lực lượng lao động dồi dào, GDP (theo sức mua tương đương) của Brazil vượt xa nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác, và là nền kinh tế chủ chốt của khối Mercosur. Brazil hiện nay đã mở rộng sự hiện diện của mình trong nền kinh tế thế giới.Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế Giới ( WB), Brazil là nền kinh tế lớn thứ chín thế giới theo sức mua tương đương. Brazil có nền kinh tế đa dạng ở mức thu nhập trung bình với mức độ phát triển rất khác nhau. Đa số các ngành công nghiệp lớn nằm ở phía Nam và phía Đông Nam. Vì vùng Đông Nam là vùng giàu có tài nguyên và đông dân nhất nước. Riêng dân số vùng này đã lớn hơn dân số của bất kỳ một nước Nam Mỹ nào khác. Đây là nơi có hai thành phố lớn nhất của Brazil: Rio de Janeiro và Sao Paulo. Cảnh quan vùng này khá đa dạng, với trung tâm thương mại chủ yếu của đất nước là São Paulo, thành phố lịch sử Minas Gerais và bãi biển Rio de Janeiro nổi tiếng.Vùng Nam là vùng giàu có nhất tại Brazil (tính theo GDP bình quân đầu người), với tiêu chuẩn sống tốt nhất cả nước. Đây cũng là vùng lạnh nhất Brazil, thỉnh thoảng có thể xuất hiện băng giá và tuyết ở một số vùng cao. Vùng này có nhiều người nhập cư Châu Âu sinh sống, chủ yếu là con cháu người Đức, người Ý và người Slav, mang theo những ảnh hưởng rõ rệt về văn hóa quê hương cũ của họ. Các thành phố lớn nhất là Curitiba và Porto Alegre. Vùng Đông Bắc chiếm một phần ba dân số Brazil. Vùng này có nền văn hóa đa dạng, bao gồm những ảnh hưởng văn hóa thời thuộc địa Bồ Đào Nha, văn hóa châu Phi và văn hóa thổ dân da đỏ.Vùng Đông Bắc có mùa khô kéo dài và nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng. Đông Bắc là vùng nghèo nhất Brazil, nhưng hiện đang thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài. a. Cơ cấu ngành kinh tế của Brazil hiện nay. Braxin là quốc gia ở nam Mỹ rộng trên 8,5 triệu km2, giàu tài nguyên khoáng sản, dân số hơn 185 triệu người với nền văn hoá đa dạng. Braxin có nền kinh tế lớn hàng đầu ở Mĩ Latinh, đứng thứ 12 trên thế giới, cơ cấu kinh tế GDP có nền tảng công nghiệp vững chắc. Về công nghiệp, Brazil có lĩnh vực công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinh. Chiếm một phần ba GDP, các ngành công nghiệp đa dạng của Brazil từ sản xuất ô tô, thép, hóa dầu tới máy tính, máy bay và các sản phẩm tiêu dùng. Trong đó các công ty chế tạo máy bay của Brazil đã qua mặt các công ty lớn khác ví dụ như: Công ty Embraer của Brazil thì vượt qua Bombardier như nhà lãnh đạo thị trường máy bay phản lực khu vực. Chính phủ Braxin ưu tiên phát triển Khoa học Công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh và tăng năng suất, hiệu quả của nền Công nghiệp và Ngoại thương. Có bốn lĩnh vực chiến lược gồm : Công nghệ thông tin và phần mềm, thuốc và dược liệu, bán dẫn và điện tử, tư liệu sản xuất. Nền sản xuất chú trọng mục tiêu tạo ra sản phẩm hàng hoá có hàm lương chất xám cao, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các công ty Bắc Mỹ. Đa số các ngành công nghiệp lớn nằm ở phía Nam và phía Đông Nam. Brazil cũng sở hữu một nền dịch vụ đa dạng và có chất lượng cao. Những năm đầu thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP. Dù trải qua một quá trình tái cơ cấu rộng lớn, công nghiệp dịch vụ tài chính nước này đã cung cấp tiền vốn cho nhiều công ty trong nước sản xuất ra các loại hàng hóa phong phú, lôi cuốn nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới, kể cả các công ty tài chính lớn của Mỹ. Thị trường chứng khoán Sao Paulo và Rio de Janeiro đang trải qua quá trình hợp nhất. Bên cạnh đó ngành dịch vụ du lịch ở Brazil cũng rất phát triển. Năm 2006 Brazil thu hút 6,3 triệu khách du lịch nước ngoài. Năm 2007, Bộ Du lịch Braxin tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm, với số vốn đầu tư trên 9 tỷ USD, thu hút trên 9 triệu khách du lịch tới thăm Braxin. Hiện nay Brazil đang làm thủ tục đăng cai giải bóng đá thế giới năm 2014. Các thành phố thu hút nhiều khách du lịch là thành phố Rio de Janeiro (31,5 %) là thủ đô cũ, có cảng biển, tượng chúa trên đỉnh núi Corcovado là một trong bảy kỳ quan nhân tạo được thế giới công nhận năm 2007; thành phố Foz do Iguaco (17,0%) có thác nước lớn nhất thế giới gíap với Achentina; thành phố Sao Paulo (13,6%) một trong những thành phố lớn nhất thế giới. b. Tổng sản phẩm thu nhập quốc dân GDP. Brazil có tốc độ tăng trưởng trung bình qua 9 năm là 3,4% có thể thấy tốc độ tăng trưởng của Brazil tương đối đồng đều. Trong giai đoạn từ năm 2001-2003 tốc độ tăng trưởng của Brazil có giảm khá mạnh từ 4,3% năm 2000 xuống còn 1,3% năm 2001, năm 2003 được coi là năm tồi tệ nhất trong hơn 1 thập kỷ qua của nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ sau khi Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE) thông báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2003 của nước này giảm 0,2%, trái ngược với mức tăng 0-0,4% mà Chính phủ dự kiến. Theo IBGE, việc Ngân hàng Trung ương Brazil duy trì lãi suất ở mức cao nhằm kiềm chế lạm phát, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh là những nguyên nhân chủ yếu khiến nền kinh tế Brazil thụt lùi trong năm 2003. Tình hình việc làm cũng chưa có dấu hiệu được cải thiện trong những tháng đầu năm 2004, khi tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 10,9% trong tháng 12-2003 lên 11,7%, khiến người dân hoài nghi về lời hứa hẹn tạo thêm hàng triệu việc làm mới mà chính phủ Brazil đưa ra trước đó. Trong chiến dịch tranh cử năm 2002 ứng cử viên tổng thống Lula da Silva cam kết sẽ tạo nhiều việc làm, thúc đẩy nền kinh tế Brazil tăng trưởng ổn định và bền vững với mức tăng GDP trung bình hàng năm vào khoảng 5%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng GDP - 0,2% vừa công bố được coi là kết quả hết sức thất vọng trong năm đầu cầm quyền của vị tổng thống đầu tiên xuất thân từ tầng lớp lao động, làm tỷ lệ ủng hộ ông giảm còn 65,3%, mức thấp nhất kể từ năm 2003. Dự đoán kinh tế Brazil chỉ đạt được mức tăng trưởng 3-4% năm 2004, trong thực tế năm 2004 tốc độ tăng trưởng đã lên đến 5,7% một con số khả quan cho Brazil và trong những năm tiếp theo Brazil đã giữ được tốc độ tăng trưởng trung bình 4,28%/năm. Ước tính trong năm 2008 này tốc độ tăng trưởng của Brazil có thể đạt mức bền vững là 4,5%. c. Môi trường kinh doanh. Theo bản báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB), mức độ thuận lợi trong kinh doanh tại các thành phố nước này rất khác nhau. Thời gian và chi phí để đăng ký tài sản tại các thành phố ở Brazil ở mức tốt. Nhưng dù có những quy định như nhau trên toàn lãnh thổ, thời gian cần thiết để chuyển đổi tài sản vẫn khác biệt nhiều tại từng thành phố. Braxin ngày nay có vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Chính phủ định hướng chính sách quan hệ quốc tế đa phương, hữu nghị, ưu tiên hợp tác với các nước khối Thị trường Nam Mỹ và khu vực Mĩ La tinh, tăng cường quan hệ kinh tế với các nước bắc Mỹ và Cộng đồng Châu Âu, quan tâm phát triển quan hệ với các nước châu Á- Thái Bình Dương. Hiện nay Braxin là thành viên của LHQ, Hiệp hội Liên kết Mỹ La-tinh (ALADI), Tổ chức các nước châu Mỹ (OEA), Nghị viện Mỹ La-tinh (PARLATINO), Hệ thống Kinh tế Mỹ La-tinh (SELA), thành viên Nhóm 77, tham gia khối Thị trường Nam Mỹ (MERCOSUR). Nhờ những thành tựu về kinh tế- xã hội và chính sách hội nhập tích cực, Braxin ngày càng đóng vai trò nổi trội trong các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, là một trong những trụ cột hàng đầu của khối các nư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24956.doc
Tài liệu liên quan