LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG. 5
1.1. Khái niệm giải phóng mặt bằng và một số đặc điểm của công tác giải phóng mặt bằng . 5
1.1.1. Khái niệm công tác giải phóng mặt bằng . 5
1.1.2. Đặc điểm của công tác giải phóng mặt bằng . 6
1.1.3. Vai trò của công tác GPMB. 8
1.2. Các bước thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. 9
1.2.1. Lập hồ sơ, kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. 9
1.2.2. Tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. 10
1.2.3. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. 11
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng. 11
1.3.1.Các cơ chế, chính sách pháp lý của Nhà nước. 11
1.3.2.Công tác định giá đất, định giá đền bù cho đất và các tài sản trên đất 12
1.3.3.Quy mô của dự án và lượng vốn dành cho dự án. 12
1.3.4.Công tác giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 13
1.4. Cơ sở pháp lý của công tác giải phóng mặt bằng. 13
1.4.1. Cơ sở pháp lý để xây dựng quy định pháp luật về đền bù giải phóng mặt bằng. 13
1.4.2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai 2001. 14
1.4.3. Các quyết định về đền bù giải phóng mặt bằng theo Nghị định số 90/CP . 15
1.4.4. Các vấn đề liên quan đến công tác thu hồi đất và bồi thường thiệt hại. 16
1.5. Một số nghiên cứu về công tác giải phóng mặt bằng. 18
1.5.1. Một số nghiên cứu. 18
1.5.2. Bài học kinh nghiệm. 20
1.6. Kết luận chương I 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG PHỤC VỤ CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH CS HTKT KHU VỰC HỒ TÂY QUẬN TÂY HỒ. 21
2.1. Vài nét về Quận Tây Hồ . 21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của Quận Tây Hồ . 21
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của Quận Tây Hồ. 23
2.2. Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Quận Tây Hồ. 25
2.2.1. Kết quả đạt được 25
2.2.2. Những thuận lợi. 27
2.2.3. Những khó khăn. 27
2.3. Thực trạng công tác GPMB phục vụ cho dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây. 28
2.3.1. Vài nét khái quát về dự án. 28
2.3.2.Quá trình thực hiện công tác GPMB. 29
2.4. Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng. 42
2.4.1.Một số bất cập trong công tác giải phóng mặt bằng. 42
2.4.2.Nguyên nhân 44
2.5. Kết luận chương II. 48
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG. 50
3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp. 50
3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng phục vụ cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây Quận Tây Hồ. 51
3.2.1. Về phía các nhà quản lý. 51
3.2.2. Về phía đối tượng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. 54
3.2.3. Về phía đối tượng phải chịu thi hành( các hộ dân cư nằm trong diện giải toả). 57
3.2.3.Kết luận chương III. 58
PHẦN KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
63 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3304 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu đánh giá công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ cho dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật (CSHTKT) khu vực Hồ Tây_ Quận Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và sông suối trong đó, đặc biệt có 110,5806 ha đất bằng có thể khai thác. Đây là một điều kiện rất thuận lợi để Quận Tây Hồ phát triển xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của Quận Tây Hồ.
2.1.2.1.Điều kiện kinh tế.
Do đặc thù Quận mới thành lập với 5 xã vùng ngoại thành, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất quan trọng thu hút hơn 30% lực lượng lao động.
Kinh tế nông nghiệp của 5 Phường vốn là 5 xã ven đô khá đa dạng, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là cây lúa và hoa màu.
Hoa cây cảnh là sản phẩm chính cho hiệu quả kinh tế cao của Quận Tây Hồ. Nhưng kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 9% thu ngân sách của toàn Quận.
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Quận chưa phát triển, toàn Quận có 60 đơn vị, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, và hơn 90 doanh nghiệp Nhà nước trong đó có những doanh nghiệp lớn như: công ty khách sạn du lịch công đoàn, khách sạn Thắng Lợi, công ty đầu tư xây dựng Hà Nội…
Nguồn thu có tỷ trọng lớn cho ngân sách của Quận là thu thuế ngoài quốc doanh chiếm 55% _ 60% nguồn thu ngân sách của Quận.
Trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Quận đã dần bị thu hẹp lại. Nguyên nhân là do sự ra đời của hang loạt các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã lấy dần vào đất nông nghiệp. Một số ngành nghề truyền thống của các khu vực làng cổ đã không còn khả năng phát triển. Phần lớn các hộ dân cư chuyển sang kinh doanh nhỏ, làm các nghề tiểu thủ công nghiệp hoặc làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp và các hợp tác xã ngoài quốc doanh.
Trong những năm qua, để bắt nhịp với tốc độ phát triển chung của toàn Thành phố, Uỷ ban nhân dân Quận đã chỉ đạo ra nghị quyết tạo điều kiện thuận lợi và cơ chế mở cửa cho các thành phần phát triển sản xuất kinh doanh, các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân… Việc tạo điều kiện cấp phép hoạt động cho các thành phần kinh tế đã góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách của toàn Quận.
Theo kế hoạch năm 2005_2010 Quận Tây Hồ phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm là 15%_20%, trong đó, dịch vụ thương mại tăng 20%_25%/ năm, công nghiệp tăng 15%_20%/năm, không xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp vì trong thời gian 5 năm tới trên địa bàn Quận sẽ không còn tồn tại nền kinh tế nông nghiệp.
2.1.2.2.Hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Do là Quận mới thành lập, 3 Phường Yên Phụ, Thuỵ Khê, Bưởi thuộc Quận Đống Đa trước vốn là 3 Phường nghèo, các Phường Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng có cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Hiện trên địa bàn Quận còn khoảng 25% số hộ gia đình phải sử dụng nước giếng khoan. Điện thắp sáng con do 2 chi nhánh điện quản lý là chi nhánh của Quận Ba Đình và Huyện Từ Liêm. Điện chiếu sáng mới chỉ có trên các trục đường phố chính. Chưa có tuyến giao thông trục chính lớn phần lớn các tuyến đường trong khu đô thị còn mang tính chất đường làng, hệ thống thoát nước vẫn chưa được xử lý hoàn thiện ở phần lớn địa bàn Quận.
2.2. Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Quận Tây Hồ.
2.2.1. Kết quả đạt được
Là một Quận mới thành lập dựa trên sự xáp nhập của 3 Phường nội thành và 5 Huyện ngoại thành nên Tây Hồ vẫn là một Quận còn thiếu nhiều các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Trong những năm qua, Quận đã có nhiều biến chuyển lớn trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho đời sống của nhân dân. Rất nhiều dự án lớn đã được ký quyết định thực hiện đã đem lại một bộ mặt mới cho Quận Tây Hồ. Để thực hiện những dự án đó rất cần có một mặt bằng để thi công vì vậy, công tác GPMB luôn là công tác được quan tâm hàng đầu trong mỗi dự án đầu tư xây dựng của Quận.
Trong 5 năm qua, Uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ đã lãnh đạo điều hành tổ chức thực hiện công tác GPMB cho hơn 100 dự án đầu tư trên địa bàn Quận với tổng diện tích đất thu hồi là trên 600 ha
Bảng 2.2. Công tác GPMB Quận Tây Hồ giai đoạn 2001_2005
Năm
Dự án GPMB
Diện tích đất phải thu hồi (ha)
Hộ tái định cư
Kế hoạch
Đã thực hiện
Kế hoạch
Đã thực hiện
Kế hoạch
Đã thực hiện
Đất NN
Đất ở
Đất NN
Đất ở
2001
15
7
44,2
15,46
22,56
7,8
80
43
2002
20
16
83,64
18,23
60,7
14
112
75
2003
31
12
126,4
23,6
25,4
9,6
372
150
2004
33
18
238,19
29,663
111,96
16,47
416
256
2005
32
11
141,13
27,437
59,72
5,89
678
123
( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác GPMB cuối năm Quận Tây Hồ )
Từ bảng tổng kết trên ta thấy năm 2001 và 2002 là hai năm hoạt động GPMB trên địa bàn Quận Tây Hồ chưa hoạt động mạnh mẽ. Có ít các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được thực hiện. Tuy nhiên giai đoạn 2003_2005 là những năm Quận có nhiều đổi mới. Chủ trương của Nhà nước và Thành phố đã làm cho các dự án đầu tư xây dựng lớn trên địa bàn Quận tăng lên. Công tác GPMB trong giai đoạn này cũng hoạt động mạnh mẽ và đạt kết quả cao hơn. Đặc biệt năm 2004 là năm thực hiện Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Thành uỷ về nhiệm vụ chủ yếu năm 2004 “năm giải phóng mặt bằng, giao thông, kỷ cương và văn minh đô thị”. Vì vậy, trong năm này hoạt động GPMB đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Thực hiện GPMB 18/33 dự án đảm bảo bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.
Năm 2005 Quận Tây Hồ thực hiện rất nhiều dự án lớn như mở rộng đường Lạc Long Quân, nâng cấp đường Xuân La và dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây là một trong 9 dự án trọng điểm chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
2.2.2. Những thuận lợi.
Thực tế công tác GPMB trên địa bàn Quận cho thấy một số những dự án đã triển khai xong công tác GPMB là do có nhiều thuận lợi. Trước hết là nhận được sự đồng tình và ý thức chấp hành quyết định của Nhà nước của đại bộ phân nhân dân trong diện bị thu hồi đất. Bên cạnh đó các dự án được thực hiện trước năm 2004 thường thuận lợi hơn do khi đó các chính sách về đất đai còn ổn định chưa có sự thay đổi. Mặt khác, các công tác GPMB được thực hiện trong giai đoạn đầu khi các dự án đầu tư trên địa bàn Quận còn chưa nhiều nên nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo.
2.2.3. Những khó khăn.
Tuy nhiên công tác GPMB vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết. Phần lớn các dự án vẫn chưa thực hiện xong công tác GPMB là do vướng mắc ở khâu định giá đền bù. Các chế độ chính sách về GPMB tuy đã được điều chỉnh, bổ xung nhưng vẫn chưa phù hợp với giá thị trường, chưa đáp ứng yêu cầu của người dân gây khiếu kiện kéo dài.
Do đặc điểm địa bàn Quận Tây Hồ là có nhiều đất nông nghiệp do vậy rất nhiều người đã bị rơi vào tình trạng thất nghiệp khi bị thu hồi đất.
Công tác chuẩn bị quỹ nhà ở tái định cư vừa thiếu vừa chậm chưa đi trước một bước so với tiến độ GPMB (dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây …).
Trong năm 2004, 2005 là năm có nhiều văn bản liên quan đến đất đai đã có hiệu lực thi hành bị thay đổi. Việc không đồng bộ chênh lệch nhau về thời điểm có hiệu lực thi hành của các văn bản đã gây nhiều khó khăn cho việc tính toán, lập phương án bồi thường. Một số trường hợp đã nhận tiền bồi thường hỗ trợ theo chính sách cũ và đã bàn giao mặt bằng nhưng khi chính sách mới có hiệu lực lại bức xúc về quyền lợi ngăn cản, không cho thực hiện dự án.
Tuy còn nhiều khó khăn trong công tác thực hiện GPMB nhưng Uỷ ban nhân dân Quận cũng như Hội đồng GPMB Quận vẫn luôn cố gắng thực hiện theo đúng quy trình, áp dụng đúng chính sách, chế độ thu hồi, đền bù theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh sự cố gắng của các cơ quan có thẩm quyền thì sự ủng hộ hỗ trợ của người dân cũng là một yếu tố quan trong giúp công tác GPMB được thực hiện đồng bộ hơn đảm bảo tiến độ thi công cho các công trình xây dựng.
2.3. Thực trạng công tác GPMB phục vụ cho dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây.
2.3.1. Vài nét khái quát về dự án.
Để giữ gìn và bảo vệ cảnh quan xung quanh Hồ Tây , Hà Nội đã trình và được Chính phủ phê duyệt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây. Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 1209/QĐ – TTg ngày 4/12/2000 với tổng mức đầu tư ban đầu là 546 tỷ 930 triệu đồng. Sau đó, ngày 13/12/2002, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội( sau khi được Thủ tướng đồng ý) ra quyết định điều chỉnh hạng mục thu gom xử lý nước thải và chi phí GPMB với tổng mức đầu tư lên tới 958 tỷ 633 triệu đồng. Đây là dự án sử dụng 20% vốn ngân sách, 80% huy động từ các nguồn khác trong đó chủ yếu là nguồn thu từ đấu thầu quyền sử dụng đất. Đây là một công trình công cộng phúc lợi được thực hiện trên cơ sở góp vốn của Nhà nước và địa phương chủ yếu bằng đấu thầu những khu đất nằm trên địa bàn Quận Tây Hồ. Dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây là một dự án nhóm A và là một trong 9 cụm công trình trọng điểm của Thành phố hướng tới 1000 năm Thăng Long.
Dự án được chính thức đi vào hoạt động vào năm 2001. Theo kế hoạch ban đầu thì toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào quý 1 năm 2006. Riêng hạng mục “ hệ thống thu gom và xử lý nước thải” sẽ hoàn thành vào cuối năm 2006. Tuy nhiên tính cho đến thời điểm hiện tại dự án mới hoàn thành được 14300/18825 m kè( đạt 76% ) và 11650/18400 m đường ( đạt 63.3%). Căn cứ vào khối lượng công việc còn lại thì dự án khó có thể hoàn thành được đúng thời hạn. Nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm trễ chính là do công tác GPMB chưa thực hiện đúng tiến độ.
Để thực hiện được dự án có khoảng 56ha đất phải GPMB. Trong giai đoạn 2001_2005 đã có khoảng 40 ha đất ( chiếm 70% )được thu hồi. Trong hai năm tới, để dự án sớm hoàn thành đúng tiến độ thì công tác GPMB phải đảm bảo luôn đi trước một bước.
2.3.2.Quá trình thực hiện công tác GPMB.
Các bước thực hiện công tác GPMB của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây được thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 2.3. Sơ đồ quá trình thực hiện công tác GPMB của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây
Giải quyết khiếu nại
GPMB, giao đất cho chủ đầu tư
Lập phương án hỗ trợ, tái định cư
Chi trả tiền đền bù
Trình duyệt phương án đền bù
Định giá đền bù đất và Tài sản trên đất
Thành lập
Hội đồng GPMB
(Nguồn tác giả tự tổng hợp)
2.3.2.1.Thành lập hội đồng GPMB.
Sau quyết định số 4484/QĐ – UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thành lập Ban quản lý dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, Uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ đã ra quyết định số 1354/QĐ – UB về việc thành lập Hội đồng GPMB thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây.
Hội đồng GPMB được thành lập có chức năng chỉ đạo , xem xét và điều chỉnh các hoạt động trong công tác GPMB của dự án.
Nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng GPMB:
Một là thực hiện việc điều tra, thống kê, kiểm kê, diện tích đất bị thu hồi, tài sản gắn liền trên đất để làm cơ sở cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất bị thu hồi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.
Hai là thực hiện nghiêm túc quy định về trình tự tổ chức thực hiện công tác GPMB, bồi thường hỗ trợ, tái định cư .
Ba là chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ và kinh phí hoạt động của hội đồng GPMB.
Các thành viên trong Hội đồng GPMB đều có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến phê duyệt theo chức năng được giao và phải đảm bảo về công việc của mình thực hiện là hoàn toàn khách quan, vô tư, trung thực.
2.3.2.2. Tổ chức công tác định giá đền bù đất và tài sản trên đất.
Công tác tổ chức kê khai, điều tra xác nhận hiện trạng đất.
Căn cứ vào quyết định thành lập Hội đồng GPMB Quận, Chủ tịch Hội đồng GPMB Quận ra quyết định thành lập tổ công tác điều tra GPMB. Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Hội đồng GPMB thực hiện điều tra, thống kê, kê khai tài sản trên diện tích đất bị thu hồi của người dân trên địa bàn Quận.
Tổ công tác đã phát tờ khai và hướng dẫn khai cho các hộ gia đình kê khai về đất đai và các loại tài sản trên đất.
Phần lớn các hộ không cho tổ công tác tiến hành kê khai đều là những hộ có công trình xây dựng trên đất và đang kinh doanh trên các mảnh đất đó. Sau nhiều lần vận động thuyết phục nhưng các hộ gia đình này vẫn không tự giác chấp hành kê khai, tổ công tác đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế kê khai đối với những hộ ngoan cố không chấp hành.
Kết quả cụ thể công tác kê khai của từng gói thầu như sau:
Bảng 2.4. Kết quả công tác kê khai
Gói thầu
Số hộ điều tra khảo sát
Số hộ đồng ý cho điều tra
Số hộ không đồng ý
Gói 19: Tuyến Cống Đõ, Võng Thị
5
2
3
Gói 22: Tuyến Cống Đõ_làng hoa Thụy Khuê
54
53
1
Gói 18: Tuyến Cống Xuân La_cv nước Hồ Tây
137
116
21
Gói 9: Câu lạc bộ HN
251
71
80
Gói 21: Tuyến Phủ Tây Hồ _KS Tây Hồ
71
60
11
Gói 10: Làng Nghi Tàm_ Nhà nghỉ TW
99
55
35
Gói 11: KS Quảng Bá_ KS Tây Hồ
65
12
53
Đường nội bộ ao cá Nhật Tân
150
0
150
Gói 12: Đoạn Đầm bảý_KS Quảng Bá
54
54
0
Tổng
885
423
452
(Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác GPMB của Quận Tây Hồ)
b) Tổ chức công tác định giá đền bù đất và tài sản trên đất:
Căn cứ:
Việc tiến hành đền bù về đất và tài sản trên đất của dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực hồ Tây dựa trên một số căn cứ sau:
- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích an nhinh quốc phòng,lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.
- Quyết định số 20/1998/QĐ-UB ngày 21/8/1998 của Uỷ ban nhân dânThành phố Hà Nội 1998 về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
- Quyết định 99/2003/QĐ-UB ngày 21/8/2001 của Uỷ ban nhân dânThành phố Hà Nội về việc bổ sung một số điều của quyết định số 20/1998/QĐ-UB ngày 30/6/1998 về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
- Quyết định số 6339/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dânThành phố Hà Nội về tăng giá bồi thường thiệt hại về đất một số khu vực xung quanh hồ Tây
Xuất phát đặc điểm của khu vực GPMB dự án rất phức tạp, liên quan đến nhiều hộ dân, nguồn gốc đất khác nhau và do quy định hạn mức 120m2/hộ ( chỉ giới hạn đền bù không quá 120m2/hộ) nên chế độ áp dụng cho đền bù GPMB của dự án không thống nhất một giá vì phải vận dụng các chính sách,chế độ đối với từng loại đất.
Đối với đất nông nghiệp:
Theo quy định của quyết định 99/2003/QĐ-UB thì hệ số K tại khu vực GPMB của dự án là K=2.6. Giá đền bù cụ thể ( chưa kể hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ ổn định đời sống ) của từng khu vực trong diện GPMB được cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2.5. Giá đất đền bù một số khu vực thuộc diện GPMB của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây.
Phường
Khu đất tiếp giáp các đường phố đặt tên( nghìn đồng/m2)
Khu vực còn lại (nghìn đồng/m2)
Thuỵ Khê
550 _ 800
350 _ 500
Quảng An, Yên Phụ
400 _ 550
200 _ 350
Nhật Tân, Tứ Yên
250 _ 400
150 _ 200
( Nguồn: Bảng định giá đền bù _ Báo cáo tổng kết công tác GPMB của Ban quản lý dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây )
Các khu vực còn lại, từ 130.000 đ/m2 đến 159.000 đ/m2.
Đối với đất thổ cư:
Thực hiện Quyết định số 6339/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về tăng giá bồi thường thiêt hại về đất tại một số khu vực xung quanh Hồ Tây, Ban quản lý dự án đã tiến hành tổ chức đền bù cho người dân theo khung giá đất mới. Cụ thể về giá đền bù đất thổ cư được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6. Giá đất đền bù khi thu hồi đất tại một số tuyến đường Quận Tây Hồ
Tuyến đường
Vị trí
Đất mặt đường
Tiếp giáp ngõ rộng > 3m
Vị trí còn lại
Lạc LongQuân_Thuỵ Khê_Võng Tây Hồị
14,5 triệuđ/m2
10,2 triệu đ/m2
8,2 triệu đ/m2
Cống Đõ_ Làng văn hoá Việt Nhật
10,2 triệu đ/m2
8,2 triệu đ/m2
Nhà nghỉ trung ương_Phủ Tây Hồ
11,2 triệu đ/m2
9 triệu đ/m2
( Nguồn: Bảng định giá đền bù _ Báo cáo tổng kết công tác GPMB của Ban quản lý dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây )
Như vậy, tuy đã được định giá với mức cao hơn so với trước đây nhưng giá đền bù tại các tuyến đường nằm trong quy hoạch của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây vẫn còn rất thấp so với giá thị trường. Điều này tạo tâm lý lo ngại cho những người dân bị thu hồi đất. Với khoản tiền đền bù như vậy họ rất khó khăn trong việc ổn định chỗ ở mới.
Đối với tài sản trên đất:
Nhà ở, công trình xây dựng trên đất: tính bồi thường bằng giá trị xây mới của nhà,công trình có kỹ thuật tương đương. Giá trị xây mới này được tính bằng diện tích nhân với đơn giá xây dựng mới của mái nhà.
Đối với nhà và công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy định trên thì mức bồi thường được tính như sau:
Mức bồi thường=giá trị hiện có của công trình + (giá trị xây mới-giá trị hiện có)*60%.
Đối với nhà,công trình bị cắt xén bị ảnh hưởng đến kết cấu và an toàn nhà, công trình mà phải dỡ toàn bộ thì được bồi thường toàn bộ nhà, công trình.
Đối với cây trồng,vật nuôi: Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng năng suất cao nhất của vụ thu hoạch trong ba năm liền kề tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
Mức bồi thường đối với cây lâu năm tính bằng giá trị hiện có của vườn cây.
Cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển thì bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hai thực tế do việc di chuyển, phải trồng lại.
2.3.2.3.Trình cấp trên xem xét và phê duyệt phương án đền bù.
Sau khi lập các phương án đền bù cho các hộ dân trong diện GPMB, Ban quản lý dự án trình Hội đồng GPMB Quận. Hội đồng thẩm định Thành phố tham gia thẩm định các phương án trên cơ sở hồ sơ của Hội đồng GPMB Quận trình lên. Trong quá trình xét duyệt hồ sơ, Hội đồng thẩm định Thành phố đã lập tờ trình gửi Uỷ ban nhân dânThành phố xin xét duyệt và áp dụng một số chính sách, đơn giá cụ thể cho dự án .
Ví dụ: Chính sách đặc thù đã được áp dụng cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây : Điều 7 Nghị định 22/1998/NĐ – Cp quy định “….người chiếm đất trái phép, thì khi Nhà nước thu hồi đất không được đền bù thiệt hại về đất…”.Ở xung quanh Hồ Tây, trong những năm gần đây, việc lấn chiếm đất công xảy ra phổ biến, cơ sở để xác định mốc giới cho việc kết luận lấn chiếm không nhiều. Do đó, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã phê duyệt chính sách hỗ trợ bằng 15% và 25% giá đất bị thu hồi và áp dụng hệ số lợi thế nhỏ hơn 2 cho phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng sử dụng đất ở địa phương ( điều 8 Nghị định 22).
Sau khi có văn bản thoả thuận của Hội đồng Thẩm định Thành phố với Hội đồng GPMB Quận, Hội đồng GPMB Quận giao cho Ban quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây điều chỉnh các số liệu theo biên bản thoả thuận của Sở tài chính vật giá.
Ban quản lý dự án niêm yết công khai các phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư tại trụ sở Uỷ ban nhân dân các Phường. Trong 3 ngày, các hộ dân trong diện giải toả kiểm tra và có ý kiến với các phương án đến bù đã niêm yết, sau khi thu thập và giải quyết, Ban quản lý dự án trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận ra quyết định phê duyệt các phương án đền bù và tái định cư.
2.3.2.4.Thực hiện công tác vận động, chi trả tiền đền bù.
Thực hiện theo trình tự thủ tục GPMB, sau khi phương án đền bù thiệt hại được phê duyệt, tổ công tác GPMB đã niêm yết công khai ( trong suốt thời gian thực hiện) danh sách các hộ phải di dời, phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư tại Uỷ ban nhân dâncác Phường có trong quy hoạch của dự án. Đồng thời cũng có thông báo cụ thể đến từng hộ gia đình về phương án đền bù cũng như thời gian đến nhận tiền đền bù. Ban quản lý dự án đã phối hợp cùng với Hội đồng GPMB và Uỷ ban nhân dân Quận để thực hiện chi trả tiền đền bù.
Một số hộ đã tự nguyện nhận tiền và đồng ý di dời bàn giao lại đất cho Hội đồng GPMB. Bên cạnh đó có nhiều hộ không chịu đến nhận tiền mặc dù tổ công tác đã nhiều lần thông báo.
Trước thực trạng đó, Hội đồng GPMB Quận Tây Hồ đã báo cáo lên Hội đồng GPMB Thành phố, Chủ tịch uỷ ban nhân dân Thành phố đã ra quyết định cưỡng chế bằng pháp luật đối với một số hộ không chịu chấp hành.
Sau một thời gian dài vận động tinh thần tự nguyện cũng như sử dụng các biện pháp pháp luật để cưỡng chế, tính đến tháng 1/2006, theo báo cáo của Ban quản lý dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây công tác đền bù GPMB đã thu được kết quả cụ thể trong từng gói thầu như sau:
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện công tác chi trả tiền đền bù hỗ trợ tái định cư
Gói thầu
Số hộ điều tra khảo sát
Số hộ đã nhận tiền
Số tiền chi trả
Số hộ đã bố trí tái định cư
Tổng diện tích bàn giao
Diện tích đất ở (ha)
Diện tích đất nông nghiệp
Gói 19
4
1
104970
8
0.08
0.08
Gói 22
54
53
47
0.85
0.85
Gói 18
137
113
43026
1.06
1.06
Gói 21
71
71
13608
2
2
Gói 9
251
53
20000
0.0874
0.0874
Gói 10
99
55
18900
0.62
0.62
Gói 11
65
12
1136
0.5
0.5
Đường nội bộ
150
Gói 12
54
54
7000
5.422
0.776
4.677
Tổng
885
412
104970
55
10.619
5.3934
5.257
(Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác GPMB Quận Tây Hồ)
Theo số liệu thống kê trong bảng mới chỉ có 412/885 hộ dân cư đến nhận tiền. Trong 9 gói thầu này phần lớn các hộ dân bị lấy vào đất ở do vậy, công tác chi trả tiền đền bù gặp nhiều khó khăn hơn. Các hộ dân thường kinh doanh trên chính mảnh đất ấy nên khi bị thu hồi, họ thường cố tình kéo dài thời gian một phần vì không đồng tình với phương án đền bù , một phần để trục lợi cá nhân. Hầu hết các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp đều tự nguyện chấp hành.
Việc chỉ có 46,55% số hộ dân đến nhận tiền và chấp nhận cho giải toả làm cho tiến độ công tác GPMB bị chậm đi rất nhiều và gây tốn kém.
2.3.2.5.Thành lập các phương án hỗ trợ việc làm, hỗ trợ di dân, tái định cư cho các hộ dân trongkhu vực giải tỏa
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác GPMB, nếu giải quyết tốt sẽ đẩy nhanh tiến độ GPMB giúp cho chủ đầu tư sớm thực hiện dự án đồng thời tọa điều kiện cho người dân sớm ổn định cuộc sống mới.
Công tác hỗ trợ việc làm:
Việc hỗ trợ chuyển đổi việc làm đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân trong và sau khi GPMB, nhất là đối với lao động nông nghiệp. Hầu hết bộ phận laođộng này đều là những người có học vấn thấp, không có trình độ tay nghề khác ngoài làm nông, nên khi đất canh tác bị thu hồi, họ gặp rất nhiều khó khăn tong việc tìmkiếm một công việc khác, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bản thân và gia đình họ. Đó là chưa kể đến một số tệ nạn xã hội có thể phát sinh sau đền bù GPMB sau khi thu hồi đất mà không có việc làm. Như vậy một vấn đề cấp bách khi tiến hành GPMB là hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho người dân.
Theo quy định của Điều 29 Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 3/2/2004 thì hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động. Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp được tiến hành chủ yếu dưới hình thức cho đi học nghề tại các trung tâm,cơ sở dạy nghề.
Điều 21 quyết định 26/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005 cũng quy định: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sãn xuất nông nghiệp t ại các xã,thị trấn ngoại thành và các Phường mới thành lập sau năm 1997 khi bị thu hồi đất được hỗ trợ 25.000đồng/m2 chi phí chuyển đổi nghề nghiệp.
Ngoài ra để đảm bảo thu nhập cho người dân bị thu hồi đất dự án cũng tiến hành hỗ trợ bằngmột số hình thức khác như nhận nhân công làm việc cho một số khâu thực hiện của dự án trong một thời gian quy định.
Hỗ trợ di dânvà tái định cư:
Hỗ trợ di dân quy định tại Điều 19 quyết định 26/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005.Cụ thể như sau:
Hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh, Thành phố Hà Nội được hỗ trợ 3.000.000đồng/hộ di chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ 5.000.000 đồng.
Đối với hộ gia đình được bố trí tái định cư nhưng chưa kịp bố trí nhà đất tái định cư, nếu bàn giaomặt bằng đúng thời hạn thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở tạm với mức 250.000đồng/khẩu/tháng, 500.000đồng/hộ độc thân/tháng và không quá 1.500.000đồng/hộ/tháng.
Nếu các hộ được bố trí nhà tạm trước khi nhận nhà tái định cư thì không được hỗ trợ.
Việc bổ trí các khu tái định cư phải phù hợp với đặc điểm sống của dân cư
2.3.2.6. Tổ chức công tác GPMB, giao đất cho chủ đầu tư:
Sau khi phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại, tổ công tác GPMB đã niêm yết công khai tại trụ sở Ban quản lý dự án, thông báo cho các tổ chức đoàn thể, các Phường và hộ gia đình trong khu vực giải phóng, đồng thời thông báo thời gian tổ chức giải tỏa lấy mặt bằng. Trong năm 2005, đã tiến hành bàn giao 10.619ha đất, trong đó có 5.3934ha đất ở, 5.257ha đất nông nghiệp, tiến hành chi trả cho 412 hộ gia đình với 104.970 triệu đồng.
Với khối lượng công tác cần GPMB là rất lớn, tổ công tác đã cố gắng tiến hành với một tiến độ nhanh nhất. Tuy nhiên, trong khi tiến hành công tác GPMB tổ công tác đã gặp rất nhiều khó khăn từ phía các hộ dân cư trong diện giải tỏa. Những hộ dân chưa bằng lòng với phương án đền bù và hỗ trợ tái định cư đã liên tục gây áp lực ngăn cản tổ công tác thực hiện nhiệm vụ. Một số hộ dân tuy đã nhận tiền theo chính sách cũ nhưng đến khi có chính sách mới lại đến đòi hỏi nhằm trục lợi cho cá nhân. Cách mà các hộ dân làm để cản trở công tác của tổ GPMB là không chịu di dời, không chịu ra khỏi địa điểm cần giải phóng. Thậm chí một số người dân còn chửi bới, đem gậy gộc ra để, dọa nạt, chống lại các cán bộ tham gia GPMB. Đứng trước tình trạng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36543.doc