Đề tài Bước đầu khảo sát ngôn ngữ giới tính của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo trong mối tương quan địa lý giữa thành thị - nông thôn

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

I. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2

1. Ngôn ngữ học xã hội là gì? 2

2. Nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội 2

3. Vấn đề ngôn ngữ giới tính trong phương ngữ xã hội 4

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

1. Cách phân loại để nghiên cứu 4

2. Tổ chức thực hiện 5

3. Các cứ liệu thu thập 5

3.1. Trẻ ở thành thị 5

3.2. Trẻ ở nông thôn 8

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành ngôn ngữ của trẻ. 12

4.1. Yếu tố gia đình 12

4.2. Yếu tố nhà trường 14

4.3. Yếu tố bạn bè 15

5. Đánh giá 16

5.1. Đối với trẻ em thành thị 16

5.2. Trẻ nông thôn 19

5.3. Sự giống và khác nhau giữa ngôn ngữ trẻ nông thôn và thành thị 19

KẾT LUẬN 21

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2712 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu khảo sát ngôn ngữ giới tính của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo trong mối tương quan địa lý giữa thành thị - nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tức là các biến thể xã hội của ngôn ngữ). “Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu xã hội” tức là xã hội như thế nào thì nó cũng như vậy. Tất cả các vấn đề, dù là nhỏ nhất diễn ra ngay trong đời sống giao tiếp bình thường của con người hay những hiện tượng ngôn ngữ mang tính quốc tế đều có thể là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội. Theo M.A.K Halliday thì ngôn ngữ học xã hội cần phải tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực sau: Ngôn ngữ học vĩ mô, thống kê học dân số ngôn ngữ. Hiện tượng song thể ngữ, đa ngữ, đa phương ngữ Quy hoạch ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ và kế hoạch hoá ngôn ngữ Hiện tượng pha trộn, lai tạp ngôn ngữ (Pidgín và Geolé). Phương ngữ học xã hội, miêu tả các biến thể phi chuẩn. Ngôn ngữ học xã hội với vấn đề dạy học. Lịch sử nhân chủng của ngôn ngữ, cảnh huống ngôn ngữ Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp. Nhân tố xã hội của sự biến đổi ngữ âm và ngữ pháp. Xã hội hoá ngôn ngữ, ngôn ngữ và truyền thống văn hoá. Phương pháp của ngôn ngữ học xã hội và sự phát triển của ngôn ngữ trẻ em. Lý luận chức năng về hệ thống của ngôn ngữ. Tính tương đối của ngôn ngữ Ngôn ngữ học của phương pháp luận nhân chủng Lí luận về hội thoại. 3. Vấn đề ngôn ngữ giới tính trong phương ngữ xã hội Ngôn ngữ dùng để giao tiếp giữa các nhóm xã hội được gọi là phương ngữ xã hội. Chừng nào xã hội còn tồn tại các nhóm xã hội thì chừng ấy còn tồn tại phương ngữ xã hội. Trong xã hội luôn có sự khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ văn hoá, nghề nghiệp… nó đã tạo ra hàng loạt các phương ngữ của các nhóm xã hội khác nhau như; . Phương ngữ giới tính. . Phương ngữ tuổi tác . Phương ngữ nghề nghiệp . Phương ngữ tôn giáo . Phương ngữ giai tầng. Trong đó giới tính cũng là một thuộc tính của xã hội. Sự hình thành ngôn ngữ là do sự giáo dục của gia đình và xã hội cho trẻ từ nhỏ cho tới khi trưởng thành, đặc biệt ở độ tuổi 1- 6. Vì vậy chúng tôi khẳng định rằng ở độ tuổi 3 - 5 của trẻ đã bước đầu hình thành ngôn ngữ giới tính. Các công trình trước đây cho rằng ngôn ngữ giữa bé trai và bé gái là hầu như giống nhau và thiên về giới nữ. Tuy nhiên do điều kiện từ những năm 70-80 hay đầu những năm 90 nền kinh tế của Việt Nam còn khó khăn, các gia đình thường chưa đủ điều kiện dạy bảo con cái, đặc biệt những gia đình đông con thường nhường chức năng dạy dỗ con cái cho ông bà hay các anh, chị của trẻ trong gia đình. Vì vậy ngôn ngữ trẻ thường không bộc lộ rõ về giới, ngôn ngữ của các cháu thường giống nhau. Nhưng đến nay kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, các gia đình đã có điều kiện chăm sóc con cái về vật chất cũng như tinh thần. Sự quan tâm của bố mẹ trong giai đoạn này của trẻ được coi là quan trọng nhất làm cho trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ, cách nhận thức và giải quyết vấn đề cũng có sự khác biệt tương đối so với tư duy của trẻ giai đoạn cách đây vài chục năm về trước. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cách phân loại để nghiên cứu Trong một xã hội cụ thể, ngôn ngữ với tư cách là “phương tiện giao tiếp quan trọng nhất giữa người với người (Lênin) bao giờ cũng thống nhất. Ngôn ngữ không có tính giai cấp và phục vụ mọi người như nhau, nghĩa là nó có tính toàn dân. Tuy nhiên mỗi giai cấp lại sử dụng nó theo phong cách khác nhau. Ở Việt Nam, giai cấp đã bị xoá bỏ từ khi nước nhà giành độc lập, nhưng tất yếu của nền kinh tế thị trường sẽ hình thành nên các giai tầng xã hội, có người giàu, người nghèo, nông dân, trí thức… có sự khác biệt về mặt kinh tế cũng như trình độ văn hoá của nông thôn và thành thị. Chính vì vậy, ngôn ngữ cũng có những hươứng phát triển khác nhau. Trẻ em sinh ra ở môi trường xã hội nào thì nó sẽ chịu ảnh hưởng yếu tố ngôn ngữ của môi trường đó. Để dễ dàng cho công việc nghiên cứu chúng tôi tiến hành phân loại như sau:. Thứ nhất: theo địa lý - xã hội gồm: Nhóm trẻ sinh sống ở thành thị (thành phố Hà Nội) Nhóm trẻ sinh sông ở nông thôn (Hải Dương-Hà Tây) Thứ hai: Theo giới tinh: Nam Nữ 2. Tổ chức thực hiện Chúng tôi gồm 2 người cùng với một số cộng tác viên đi tới các vùng Hà Nội, Hải Dương và Hà Tây thu thập cứ liệu. Trong đề tài này chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp: quan sát trực tiếp, tham gia hoạt động giao tiếp với trẻ. Từ đó miêu tả, thống kê, phân loại và xử lý tư liệu sau đó tiến hành so sánh. 3. Các cứ liệu thu thập 3.1. Trẻ ở thành thị *Hội thoại: Hai cháu 4 tuổi (giới tính: nam) nói chuyện với nhau trước khi tan trường. A: ông này, đưa tôi B: ông để tôi cầm, mai tôi trả (Bố của đứa trẻ A đến đón). A: A! bố sữa cô gái của con đâu. *Hội thoại: Một bé gái 5 tuổi chào tạm biệt búp bê trước khi ra về “Con ngoan! Ngủ đi! “mẹ” thương! đừng khóc nhé! Ngủ ngoan nào! Mai “mẹ” lại kể chuyện cho con nghe nhé! Bây giờ “mẹ” phải về với mẹ. Mà sao mẹ lâu đến thế nhỉ? ế “mẹ” nhớ, mai con thích ăn gì nào “mẹ nấu” cho con ăn. Thôi mẹ đến rôi “mẹ” về đây”. *Hội thoại: Một bé trai 4 tuổi (tâp làm siêu nhân) với 1 bé trai 5 tuổi. Bé trai 4 tuổi: “Hự! Hự! Hự! Hự! Bay lên này! chiu!” Bi học ở phim siêu nhân Bố mở. Mai Bi thành siêu nhân, Bi bay lên trời!”. Bé trai 5 tuổi: Siêu nhân bay lên trời cách gì? Ta là siêu nhân vũ trụ, siêu nhân tàng hình đây. ta còn là Heditốttơ. *Hội thoại: Hai chị em ruột nói với nhau: (chị 13 tuổi - em 5 tuổi). C: mày đi đâu bây giờ về? Mày đi đâu bây giờ mới về? E: Em đi đá bóng với cậu. C: Điều cậu lại cho mày đi công viên nước chứ gì E: Sao chị biết. C: Tao còn lạ gì? *Một bé 3 tuổi (nói với mẹ khi mẹ đón về). - Ứ! Mẹ xấu con ứ chơi với mẹ hu hu! Mua cho con cặp lợn hồng như Mai Phương. - Thôi về mau mẹ còn phải trông hàng con có cặp đỏ đẹp thế này rồi mà! - Ứ! Con ứ cần, mẹ mua lợn hồng cơ! ư ừ! Hu hu!. *Một bé 4 tuổi (theo mẹ ra chợ). - Mẹ làm cá rán cơ không ăn thịt đâu ! - Mẹ làm thịt băm con thích nhé! - Không! Không ăn thịt băm đâu ăn cá cơ! - Cá hôm nay không có trứng đâu con ạ! - Không! Con ăn cá cơ! - Mẹ đã bảo là cá không có trứng mà! con không ăn thịt băm là con chuột chí tối nó căn chân đấy! - Ứ! Mẹ ơi! Tối mẹ đóng cửa chặt lại chuột chí không vào nhà đâu! Mẹ làm thịt băm như tối qua nhé!. - Ừ! *4 tuổi; (tại cửa hàng tạp hoá) M: Mày uống sữa gì? C: Sữa có dán hình. M: không uống, mày uống sữa đấy tao quật chết tao không có tiền, mày có uống sữa CGH2 không thì thôi biến! C: Không con thích dán hình cơ M: Sữa này có bán 1 hộp không em! CCH: Không muống có dán hình thì phải mua cả lốc. M: Mày thấy chưa phải mua cả lốc người ta mới cho cái dán hình mày về bảo bố mày đưa tiền cho) tao không có tiền. M: Con này nó ngu lắm cơ, mình mà mua cho nó cả lốc là đến lớp thế nào nó cũng chia cho các bạn. Mẹ con: Tao mua sữa về thì mày phải uống, đừng có dán hình lăng nhăng ở nhà tao quật chết. Thôi đi về. *Hội thoại: Con: Mẹ ơi, hôm nay con được cô thưởng tận 3 phiếu bé ngoan. Mẹ: Thế à cô có khen con không? Con: có cô khen con nặn con chó giống nhất, vẽ tranh nhanh nhất. Mẹ: con của mẹ giỏi nhỉ, con muốn mẹ thưởng gì nào? Con: Mẹ mua cho con bó xếp hình mẹ nhé. Me: ừ! Thế mai mẹ. *Hội thoại: Hai đứa trẻ 4 tuổi chơi đồ hàng: Bé trai: Chị ơi, bán cho em 1 con gấu. Gái: Em mua gấu hồng hay gấu trắng. Trai: Em mua màu trắng. Gái: Đưa tôi mười nmghìn Trai: Đấy! *Hội thoại: (gọi điện cho bà nội chế ộ mở loa ngoài) Phi(3): Bà nội ơi cháu phi đây! Bà: Phi à! Bố: Chào bà đi con Phi: Cháu chào bà! Bà: ừ bà chào cháo Bố: Bà ăn cơm chưa? P: Bà ăn cơm chưa ạ Bà: Cháu nhớ bà không Bà: Cháu nhớ bà lắm Bố: Hôm nào cháu về thăm bà P: Hôm nào bố cháu cho cháu về thăm bà. B: Chào bà đi con. P: Bye bà ạ. *Hội thoại: Mẹ và con trai nói chuyện với nhau C: Mẹ ơi sao người ta lại gọi là chợ vỡ M: Người ta gọi là chợ vỡ chứ sao. C: Nhưng sao lại gọi là chợ vỡ. M: Tao không biết mày hỏi cô giáo của máy ý, thằng toàn hỏi lăng nhăng. 3.2. Trẻ ở nông thôn *Phương (4t) nói chuyện với chị gái họ. CG: Phương, mẹ có nhà không? P: Mẹ lên vườn vải rồi! CG: Thế mẹ đi chợ chưa? P: Mẹ có 2 đồng, một đồng mua gạo một đồng mua rau chẳng còn đồng nào mua bim bim cho con CG: ừ! Thế Phương ngoan hôm nào mẹ có tiền sẽ mua bim bim cho P nhé. P: Vâng ạ! CG: Chị về đây. * Sơn (4t) nói chuyện với Lợi (5 tuổi) ở sân nhà: S: Anh Lợi mới đi chơi về à? Lợi: ừ tao lên bà ngoại. Mày đéo bao giờ được lên bà ngoại trèo cây. Tao được treo cây rồi nhớ! S: Em cũng được trèo cây rồi! L: Phét~ nhà mày làm đéo gì có cây mà cũng đòi trèo. Trên bà ngoại tao nhớ cây to đúng thế này này bao nhiêu là cành to trèo sướng ơi là sướng. *Hùng và Nam (2 cháu trai 5 tuổi) nói chuyện với nhau ở trường Mẫu giáo Gia Lộc - Hải Dương. H: Nam sao mày lại ngồi đái. N: Tao thích đái ngồi đấy. H: Mẹ tao bảo con trai mà đái ngồi là đồ đàn bà. Con trai thì phải đái dài. H (mách cô) Em thưa cô Bạn Nam bạn ấy đái ngồi ạ! Cô giáo: là con trai phải đái đứng chứ sao lại đái ngồi như các bạn gái. H: Em bảo bạn ấy nhưng bạn ấy bảo tao thích đái ngồi. H: (quay sang Nam): Thấy chưa tao bảo đái ngồi là đồ đàn bà mà Ê đồ đàn bà xấu, xấu, xấu. N: ừ đấy! *Hai dì cháu nói chuyện: Dì: Hùng à! Sao đây Dì bấm móng tay cho. H: Không cháu không cắt đâu. Dì: Ra đây Dì cắt cho dài quá rồi để thế bẩn lắm! H: Cháu để dài để cấu sứt da chúng nó! Dì: úi giời! Cắt mau! để thế ăn uống giun sán nó vào bụng cho nó đục thủng bụng ra đấy. *Hai mẹ con con xem chương trình thế giới động vật: Con: Mẹ ơi! Kia có phải con cá heo không? Mẹ: Đúng rồi1` Con: Mẹ ơi! Cá heo có biết cứu người không? Mẹ: Có chứ. Con: mẹ ơi thế cá heo sống ở đâu hả mẹ? Mẹ (im lặng). Con: sống ở biển phải không mẹ? Mẹ: im lặng. Con: Thế biển có rộng không mẹ? Mẹ: rộng Con: Thế sao nước biển lại xanh? Mẹ: Im lặng. Con: Mẹ ơi ngoài cá heo ra còn cá gì? Mẹ: Rất nhiều. Con: Thế cá mập có ăn thịt cá heo không? Mẹ: Có ăn thịt cá heo con. Con: Sao nó lại ăn thịt cá heo con. Mẹ: Tất cả các loài cá là thức ăn của cá mập - như con mèo ăn thịt chuột ấy! Con: Sao người ta lại bắt cá mập? M: Để lấy vây, thịt làm thức ăn. Con: Sao người ta lại lấy vây, lấy thịt làm thức ăn. M: Vì nó bổ? … *Một bé trai (4 tuổi) theo mẹ ra chợ. -M: Cho tôi mua con cá chim này. -C: Mẹ ơi sao lại gọi là cá chim. -M: Gọi là cá chim để phân biệt với loại cá khác. -C: Mẹ ơi cá chim có răng không? -Mẹ: Có. C: Có răng giống cá Sấu mẹ nhể. M: ừ C: Mẹ ơi cá chịm ăn gìk? M: Cá chim ăn thóc. C: Nó có ăn cả vỏ không. M: có C: Ơ! Sao trong bụng cá chim có sỏi kìa? Sao bác nhét sỏi vào bụng cá chim Người bán cá: Bác nhét vào cho nó nặng cân. Thằng này đứng một lúc mà môn nh tép vậy, hỏi lắm thế. Mẹ: Không phải đâu. Cá chim nuốt sỏi để khi ăn thóc vào bụng dạ dày co bóp những viên sỏi ấy sẽ nghiền thức ăn để dễ tiêu hoá. C: Thế dạ dày mình có sỏi không mẹ. Người bán cá: Trời ! Bác mổ bụng cháu ra xem nhé! C: Hả mẹ? NBC: Nuôi thằng này chắc chết mệt với những câu hỏi vớ vẩn này của nó thôi. M: Nó hỏi nhiều lắm cô ạ! Gửi tiền cô. C: Còn bụng mình có sỏi không mẹ M: không con ạ. … *Mẹ nói với con (5tuổi) M: Thằng kia tao đã bảo mày từ dầy trở đi không được mau mấy cái đồ kẹo xanh đỏ, ô mai tầu rồi cơ mà; đói khát gì thích tao mua kẹo xịn ô mai xin cho mày ăn ai cho ăn vớ vẩn thế hử. C: Keo Tàu là tầu trên ba ngoại trở về hả mẹ. M: Tầu nào trên bà ngoại, là kẹo do “thằng Tầu” sản xuất ấy nhớ chưa. Vứt đi chưa? C: Mẹ ơi thế sao ông Tầu lại sản xuất kẹo không ăn được ạ? M: Thế đấy nó đểu, nó muốn cho người Việt Nam mình chết bớt đi thì nó thế. Mày cứ ăn vào rồi chết con ạ. C: Thế ông ấy không phải người Việt Nam ạ. M: Đừng có lảm nhảm tao dặn rồi đấy lần sau còn nhìn thấy thì ăn vụt đừng có trách nhớ chưa. 4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành ngôn ngữ của trẻ. Trẻ em giai đoạn 3-5 tuổi mới bắt đầu hình thành ngôn ngữ, những lời mà chúng nói ra đôi khi là bắt chước ngôn ngữ của người thân trong gia đình. Tuỳ theo khả năng tư duy, nhận thức của từng đứa trẻ mà chúng biểu đạt ngôn ngữ và vận dụng chúng vào trong các ngữ cảnh giao tiếp khác nhau. Chẳng hạn, trong hội thoại 1 cách xưng hô “ông - tôi” của hai đứa trẻ hoàn toàn không phải là ngôn ngữ trẻ em mà đó là cách xưng hô của người lớn được chúng ứng dụng ngay trong giao tiếp. Có nhiều nhân tố tác động ngôn ngữ của trẻ. Sau đây là một số nhân tố cần chú ý: 4.1. Yếu tố gia đình Gia đình được xem là cái nôi của con người. Ngay từ khi trẻ sinh ra đã tiếp xúc với gia đình (thông qua cha, mẹ). Từ khi trẻ đến giai đoạn “học ăn học nói” cho đến khi sắp học lớp 1, mọi hành vi ứng xử của chúng đều phần nào chịu tác động của gia đình. Khái niệm “gia đình” mà chúng tôi nói ở đây bao gồm các thv trong gia đình như: ông bà, cha mẹ, anh chị em nhưng quan trọng nhất vẫn là cha mẹ. *Nhìn chung, trẻ em ở cả thành thị và nông thôn đều học cách xưng hô trong giao tiếp của cha và mẹ. Khi nó thấy cha mẹ sử dụng các cách xưng hô “ông - tôi” “bà - tôi”, “cậu - tớ”, “bạn - mình”; “anh - em”; “cháu - bác”… nó cũng bắt chước và sử dụng rất linh hoạt. Lời nói cuatrer em hiện nay có xu hướng “già” hơn so với lứa tuổi chúng. *Trong khi giao tiếp với người thân (đặc biệt là anh chị em trong gia đình) chúng không bị nhầm vai (chức vị). Một đứa trẻ 4-5 tuổi khi nói chuyện với anh chị em ruột hoặc họ hàng đều xứng đúng vai và chức vị của chúng đối với mọi người. Trường hợp này thường xảy ra ở nông thôn nhiều hơn thành thị. Tuy nhiên vẫn có trường hợp đặc biệt chúng có thể dùng ngôn ngữ thể hiện sự ngang vai đối với người khác (chỉ xảy ra khi cãi nhau). Chẳng hạn trong cuộc giao tiếp giữa hai chị em khi tranh nhau đồ chơi (chị 7 tuổi và em trai 4 tuổi). Chị: Cái máy bay này là của chị, xe tăng là của em. Em: Không, cái này là của em cơ. Chị: Không được, cái này là của tao, cái kia là của mày. Mày không lấy thì thôi. Em: Không, không được. Bố mua cho tao chứ. *Ở nông thôn, bố mẹ vẫn có thói quen gọi con cái là “mày” xưng “tao” nhưng không hề có tính bực bội hay phật ý. Trái lại đó là cách xưng hô mang ý nghĩa thân mật trong giao tiếp thông thường. Vì vậy cách xưng gọi này thường phổ biến ở nông thôn nhiều hơn thành thị. Ngược lại ở thành phố việc xưng hô giữa cha mẹ và con cái là “tao - mày” chỉ xảy ra khi bố mẹ bực bội, tức giận. *Ngôn ngữ của các bé giai đoạn này (ở cả trẻ em nông thôn và thành thị) đều dùng các thán từ: “à, ư, như, nhé, hả, hử, ứ…”. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt rất lớn giữa nam và nữ trong cách sử dụng thán từ. Các bé gái thường nói nhiều hơn nam. Nam thường nói dứt khoát hơn. Vì sao vậy? Có thể lý giải điều này do nguồn gốc từ xa xưa, ông cha ta có quan niệm: các bé gái trong khi phát ngôn mẳ dụng lời lẽ ngôn từ không hợp chuẩn của ngôn ngữ giành cho phái nữ sẽ bị ông bà cha mẹ sửa ngay khi nghe thấy “con gái con đứa nói năng thế à? Từ giờ không được nói thế nhé”. “Lời ăn tiếng noi” của con trai phải cứng rắn, mạnh mẽ và con gái phải nhỏ nhẹ, thuỳ mị. Cha mẹ thường gắn cho con cái mình những quy tắc xử sự theo từng giới ngay từ khi bé còn nhỏ. Khi một đứa bé trai dùng ngôn từ sử dụng nhiều các thán từ thì được coi là “ăn nói nhỏ nhẹ, yểu điệu như con gái”. Phải chăng chỉ có con gái mới được nói như vậy? Ngược lại bé gái không sử dụng các thán từ cuối câu thì lại được coi là “ăn nói cộc lốc như con trai”. Cách sử dụng thán từ của các bé ở nong thôn vầthnhf thị cũng có sự khác biệt tương đối. Theo chúng tôi thống kê thì các bé ở thành thị (gồm cả trai và gái) dùng nhiều thán từ hơn so với trẻ nông thôn (trên 90% các bé ở thành thị dùng thán từ) đặc biệt các bé trai ở thành thị có xu hướng dùng ngôn ngữ của các bé gái. Điều này hoàn toàn trùng khớp theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Văn Khang “ngôn ngữ ở các cháu trai và gái hầu như giống nhau. Giới tính được thể hiện trong ngôn ngữ của các cháu thiên về nữ”. Ở lứa tuổi này ngôn ngữ giới tính của bé trai chưa được bộc lộ và cũng ít được chú ý. *Các bé còn sử dụng các từ chuyển ngạt, từ nối với tần số cực lớn so với trẻ học ở bậc tiểu học và ở độ tuổi lớn hơn nữa. Một số các từ nối thường sử dụng là: -… song là… …. Sau đó…. … và… … với lại/với cả… … nhớ/nhé. Ví dụ: Bố cháu nhớ, hôm đi công viên nước nhớ, bố cháu nhớ cho cháu đi bơi ở bể nhớ với lại dóng sông lười nhớ. Song là buổi chiều được đi tàu nhớ, với cả ngồi thuyềng. Nguyên nhân của hiện tượng này là tư duy ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện, đang hình thành nên việc diễn đạt bất cứ điều gì cũng sử dụng các từ nối và chuyển ngặt (liên từ). 4.2. Yếu tố nhà trường Ngoài gia đình thì nhà trường chính là môi trường xã hội đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp tới ngôn ngữ của trẻ. Hiện nay do nền kinh tế của nước ta phát triển vượt bậc (so với 20 năm về trước) hầu hết các gia đình ở cả thành thị và nông thôn đều đưa bé đến các trường mẫu giáo học tập, nhân tố ảnh hưởng lớn tới ngôn ngữ của trẻ chính là cô giáo. *Khi đến trường, trẻ được các cô dạy bảo giúp chúng có nhận thức tương đối hoàn chỉnh về vị trí của mình với các mối quan hệ với người thân trong gia đình (thông qua cách xưng hô, cách ứng xử với những người xung quanh). Trẻ ở độ tuổi này thường có những nhận thức rất sơ đẳng chỉ biết vai vế của chúng là “con” trong cách xưng hô với cha mẹ, là “anh” hoặc “chị” đối với em, là “cháu” đối với ông bà… ngoài ra những mối quan hệ họ hàng với cách xưng hô khá phức tạp thì chưa nhận thức rõ ràng. Bé thường có những câu hỏi “ngây ngô” mà khiến cho cha mẹ và các cô giáo rất khó trả lời và càng giải thích bé càng không hiểu. Ví dụ (hai anh em họ cùng học chung một lớp mẫu giáo 3 tuổi). Một bé trai hỏi cô giáo “Cô ơi, sao ở nhà mẹ con bắt con gọi bằng anh? ở trường cô lại bảo con gọi là ban?” *Nhà trường còn có vai trò rất quan trọng đối với trẻ trong việc cung cấp các kiến thức xã hội, chuẩn bị đạo đức. Điều này sẽ bước đầu giúp trẻ hình thành ý thức về xã hội và vị trí của chúng trong xã hội, từ đó định hướng cách ứng xử với những người xung quanh để phù hợp với vị trí của bản thân (là con, là bạn, là cháu…). Từ đó trẻ có thể lựa chọn ngôn ngữ thích hợp. Cũngthông qua ngôn ngữ giới trong các câu truyện, trẻ sẽ biết mình là “nàng” hay “chàng” và học cách ứng xử của từng vai nhân vật. Từ đó ngôn ngữ gới dần hình thành và phát triển. 4.3. Yếu tố bạn bè Ngoài 2 yếu tố trên thì yếu tố bạn bè có vị trí đặc biệt quan trọng. *Trẻ em từ 3à 5 tuổi, ngôn ngữ giới tính bắt đầu hình thành. Cách sử dụng ngôn từ của chúng chịu ảnh hưởng từ người lớn (đặc biệt là những người thân trong gia đình). Khi giao tiếp với bạn bè, trẻ thường sử dụng các cặp từ xưng hô “ông - tôi”, “bà - tôi”, “cậu - tớ”… rất linh hoạt. Đôi khi còn có hiện tượng nhường “vai”. Ví dụ: hai đứa trẻ 3 tuổi chơi với nhau, bé gái cắn vào má bé trai. Bé trai nói với mẹ: “Mẹ ơi em Gà cắn, hu hu… đau!”. Chúng tôi nhận thấy giới tính của nam và nữ được bộc lộ rất rõ thông qua ngôn ngữ. Các bé trai thường nói dứt khoát, mạnh mẽ. Bé gái nói uyển chuyển vòng vo hơn. Ví dụ: Một người Dì dẫn hai đứa cháu đi uống trà sữa trân châu. Khi uống xong Dì hỏi hai đứa cháu (nam 4tuổi, nữ 5 tuổi). Dì: Trà sữa có ngon không? Bé trai: ngon ạ! Bé bái: Dì ơi, mẹ con dẫn con đi ăn kem, ăn chè rồi nhưng chưa bao giờ thấy uống ngon như cái này. *Ở lứa tuổi này, trẻ còn có xu hướng ảnh hưởng ngôn ngữ của nhau. Nó được diễn ra không chỉ ở nam - nam; nữ - nữ, mà còn có sự giao thoa ngôn ngữ giữa nam - nữ. Ở trong lớp học mẫu giáo, khi các bé kể chuyện, thông qua việc đóng vai nhân vật chúng học tập ngôn ngữ của nhau. Ở ngoài lớp, chúng chơi với nhau một cách tự nhiên thì sự ảnh hưởng ngôn ngữ lại càng lớn. Thậm chí có thể làm cho trẻ từ bỏ ngôn ngữ của mình để nói một thứ tiếng khác. Hiện tượng này thường xảy ra khi các bé ở các vùng khác nhau giao tiếp với nhau. Theo chúng tôi nhận thấy độ tuổi càng nhỏ thì các bé thường dễ sử dụng ngôn ngữ của nhau và trong từng hoàn cảnh giao tiếp có thể thay đổi giọng nói cho phù hợp. Ví dụ: Em trai họ của tôi (5 tuổi0 về quê với Bà nội (ở Phúc Thọ - Hà Tây). Em thường xuyên giao tiếp với người nhà và đặc biệt là trẻ cùng lứa tuổi trong xóm. Sau 2 tuần được bố đón xuống Hà Nội, giọng hoàn toàn thay đổi nói tiếng quể đặc sệt. Nhưng chỉ sau 2 - 3 ngày bé lại có thể nói tiếng Hà Nội. à Trên đây là 3 nhân tố có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp nhấ đối với ngôn ngữ của trẻ. Ngoài ra còn có một số nhân tố phụ khác nhưng do điều kiện thời gian chúng tôi không thể phân tích kỹ được. 5. Đánh giá 5.1. Đối với trẻ em thành thị Một điều dễ nhận thấy là ngôn từ của các bé trai mạnh mẽ hơn so với các bé gái. Các bé gái thường sử dụng nhiều hình dung từ, thán từ, nhiều hơn làm cho lời nói của các câu uyển chuyển nhẹ nhàng hơn; các cháu trai thường sử dụng động từ và các từ huỷ diệt nhiều hơn. Ví dụ: Búp bê hôm nay đẹp nhỉ! Ví dụ: AK này ngày xưa ông cháu bắn chết khối thằng tây. + Hay khi được nhận được cùng một câu hỏi các cháu trai và các cháu gái cũng có thiên hướng trả lời khác nhau. 1. Hỏi: Con thích gì cho bản thân nào? Nam: Con thích cao hơn thông minh hơn. Nữ: Con thích lớn lên sẽ xinh đẹp và được mặc nhiều báy dẹp như búp bê. 2. Hỏi; Cháu có thích không? Nam: Thích ạ! Nữ: Cháu rất thích ạ!. + Ngay cả việc chọn đồ chơi các bé trai đều chọn những đồ chơi mang đem lại cảm giác mạnh (súng, siêu nhân…) ngược lại các cháu gái thường lực chọn những đồ chơi (như búp bê…). Mà khi chơi những đồ chơi nào thì các cháu sẽ sử dụng từ ngữ liên quan tới đồ chơi ấy. Ta có thể thấy: Khi đưa hai cháu (5 tuổi) vào một cửa hàng đồ hoàn cảnhơi. Hỏi: Con thích gì nào? Nam: Con thích rôbốt, bộ lắp ghép với cả súng trường với cả ôtô, nhiều lắm ạ! Nữ: Con thích con lợn hồng này với con búp bê váy đỏ ạ! Khi không có đồ chới Cháu trai (5 tuổi): hư hư hư! Pằng, phằng, chíu, bùm chíu (bằng hành động của tay chân). Cháu gái lấy khăn mùi xoa ở túi ra cuộn lại chả vờ làm búp bê và nói với bạn: BGA: chúng mình chả vờ đây là búp bê nhé, nó là em tớư. BGB: Thế tớ là mẹ nhé! Ru em đi con. BGA: A ơi! Em nín đi chị thương! Như vậy giới tính khác nhau nên sở thích của các bé cũng khác nhau, cộng với sự giáo dục theo thiên hướng nam, nữ của cha mẹ ngay từ nhỏ (ăn mặc theo giới, đồ chơi theo giới). Chính vì vậy ngôn ngữ của trẻ được hình thành trên cơ sở những đồ chơi và trò chơi của đồ chơi ấy mang lại. + Khi trẻ chứng kiến giao tiếp của người lớn ở những môi trường hoàn cảnh khác nhau chúng sẽ xem xét cách nói chuyện xưng hô cảu họ rồi học theo và thực tập ngay ở các trò chơi với bạn bè. Mẹ - con Chú - tôi Ông - bà Trẻ thành thị khi giao tiếp với nhau, chúng có xu hướng nói năng lịch sự và khác biệt với giói rõ ràng. Lan: Chị Mi ở! Em ăn bắp rang bơ với! Mi: ừ ! không được giằng để chị chia. Em Mi này. Bạn Tùng Lâm cho bạn một ít, sao hôm qua đánh tớ, tớ không cho nữa. TL: Không thêm ! nhớ đấy! Mi: Thế Mi cho bạn, bạn không được đánh Mi nữa nhớ! TL: ừ! Trong ngôn từ bé trai thường xuyên xuất hiện các từ ngữ: mang sắc thái mạnh mẽ, lời lẽ gọn, rõ ràng. Bé gái thi nghược lại ngôn từ mượt mà sử dụng nhiều thằnt, tính từ, và các đuổi phânthwf. Bố ơi! Con thích búp bê kia. Thôi lúc khác. Ứ ừ! Bố mua cho con đi bố! Tuy nhiên ở các cháu 3 tuổi sự hạn chế ngôn ngữ là rất lớn. Lúc này các cháu đang trong giai đoạn mới nghe được các vở ngữ âm của từ vựng + nói ngọng ở độ tuổi này là hơn 90%. Ví dụ: một bé 3 tuổi. Bứt bừ bin nào pể! (vứt dì Vinh vào bể). + Từ ngữ câu cú lộn xộn. Ví dụ: Mẹ ơi! Trống, sư tử, đi xem, bế Lâm muốn, mẹ ơi! Bim bin! Ở độ tuổi này ngôn ngữ về mặt giới tính của trẻ hầu như không có. Ngôn ngữ giới chưa được hình thành đầy đủ để trẻ ở độ tuổi này có thể bộc lộ ra ngoài lời nói. 5.2. Trẻ nông thôn Mặc dù ngày nay kinh tế có thay đổi, kinh tế hàng hoá phát triển sự giao lưu ảnh hưởng ngôn ngữ thành thị về nông thôn và ngược lại diễn ra khá mạnh và nhanh. Quá trình đô thị hoá ngày càng nhiều. Nhưng nông thôn hiện nay vẫn là không gian khép đặc biệt là ở Bác bộ. Ngôn ngữ mặc dù có thay đổi nhưng vẫn có những nét riêng. Do đó trẻ em nông thôn sẽ chịu ảnh hưởng và phát triển ngôn ngữ theo vùng mình sinh ra và lớn lên. Ở nông thôn ngôn ngữ của trẻ không được phong phú và đa dạng, các chủ đề trò chuyện của trẻ hầu như dựa trên những sự vật hiện tượng thân thuộc diễn ra xung quanh trẻ. Sự khác biệt ngôn ngữ giới hầu như chỉ được thể hiện trong cách xưng hô (thằng) con, chị - em,…). Ngôn ngữ về giới cũng có chiều hướng phân tách giữa nam và nữ ngôn ngữ các bé trai có xu hướng nhấn mạnh bằng động từ, bé gái bằng hình dung từ và các đuôi phân từ. Nhưng do điều kiện kinh tế mà trong các gia đình, số lượng đồ chơ idành cho trẻ nghèo nan hầu như không có làm cho khối từ vựng của các cháu rất ít. Mà khi có một đồ chơi gì đó hoặc đồ chơi các cháu tự tạo ra chơi thì cả nam và nữ thường chơi chung. Các hoạt động vui chơi, đồ chơi phong phú góp phần rất lớn trong việc hình thành nên khối từ vựng của các cháu. Một điều dễ nhận thấy trong ngôn ngữ trẻ mẫu giáo ở nông thôn là khi chơi với nhau thì mầyto… nhưng khi vào lớp (có mặt cô giáo) thì lại bạn bè, mình, cậu. 5.3. Sự giống và khác nhau giữa ngôn ngữ trẻ nông thôn và thành thị - Do sự phát triển không đồng đều giữa nông thôn và thành thị đã tác động lớn đến sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này. + Ở thành thị kinh tế phát triển mạnh, nó thể hiện trình độ phát triển, trình độ văn minh của một xã hội. Từ điều kiện quan trọng ấy họ có thể chăm lo phát triển cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBước đầu khảo sát ngôn ngữ giới tính của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo trong mối tương quan địa lý giữa thành thị - nông thôn.doc
Tài liệu liên quan