Từ tháng 01/1992 đến tháng 02/2004 ,trong 12 năm , khoa Dị ứng –MDLS và Viện Da Liễu, Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị nội trú cho 60 bệnh nhân dị ứng mỹ phẩm. Phải vào viện điều trị nội trú có nghĩa là bệnh đã ở trong tình trạng nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Phương Hạnh : đa số người dị ứng mỹ phẩm không đi khám tại các cơ sở y tế (9). Vậy phải chăng con số 60 bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện chỉ là bề nổi của một tảng băng trôi ? Con số bệnh nhân trên thực tế còn lớn hơn nhiều.
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2624 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu dị ứng mỹ phẩm tại khoa Dị ứng – MDLS và Viện Da liễu – Bệnh viện Bạch Mai 1992-2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung gian hoá học như :Histamin,Bradykinin,Serotonin,ECF-C...
Biểu hiện triệu chứng lâm sàng khi các chất trung gian hoá học tác động vào cơ quan đích,bao gồm: mày đay,sẩn ngứa, phù Quincke.
-Type IV: Loại hình dị ứng muộn:
Khi vào cơ thể, các hoá chất bị đại thực bào xử lý. Đại thực bào tiết ra Interleukin 1 và theo hệ ARN truyền đạt nhóm quyết định kháng nguyên của hoá chất , từ đó tạo nên những Lympho mẫn cảm.
Sự kết hợp Lympho mẫn cảm và dị nguyên ( hoá chất ) tạo nên Phức hợp miễn dịch. Phức hợp này bị đại thực bào xử lý lần thứ hai, giải phóng hàng loạt các hoá chất trung gian có tên gọi chung là Lymphokin gồm : MAF -macrophage activating factor ( yếu tố hoá ứng động bạch cầu ) ,TNF – Tumor necrosis factor (yếu tố hoại tử u ), NCF- A ,... có tác dụng kích thích phản ứng viêm , gây độc tế bào đích mang tính kháng nguyên.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là : viêm da tiếp xúc , đỏ da toàn thân, hội chứng Stevens- Johnson ,...
2.3. Các biểu hiện lâm sàng:
Biểu hiện ngoài da là hay gặp nhất của dị ứng mỹ phẩm ( trong số đó chủ yếu hay gặp viêm da tiếp xúc dị ứng ) (6,16,20,22,25,28).
2.3.1 Viêm da tiếp xúc :
Bệnh được Jadassohn mô tả lần đầu tiên năm 1895, nhân một trường hợp viêm da do tiếp xúc với thuỷ ngân.
Nguyên nhân:bệnh xuất hiện nhiều lần do tiếp xúc với hoá chất, các hapten trở nên nhạy cảm và kết hợp với protein ở da dẫn tới viêm da nơi tiếp xúc,khi ngưng tiếp xúc thì bệnh sẽ giảm dần.
Biểu hiện bệnh thường xảy ra 5-7 ngày sau khi tiếp xúc với mỹ phẩm.Tổn thương cơ bản là mụn nước ,chảy nước vàng kèm theo ngứa dữ dội.Tổn thương khư trú vào nơi tiếp xúc và hình thể của mảng chàm như bộ phận tiếp xúc.Tiến triển thành từng đợt .
Một dạng đăc biệt của viêm da tiếp xúc là chàm tiếp xúc , có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đỏ da ,phù nề và chảy nước, tổn thương cơ bản là mụn nước điển hình
2.3.2 Mày đay
Mày đay là triệu chứng hay gặp của dị ứng mỹ phẩm .Thường xuất hiện sau khi dùng mỹ phẩm ,nhanh là 5 –10 phút , chậm là vài ngày , người bệnh có cảm giác nóng bừng , ngứa , trên da nổi ban cùng sẩn phù . Sẩn có màu hồng nhạt, xung quanh có viền đỏ , kích thước to nhỏ không đều , hình tròn hoặc bầu dục , có thể liên kết nhau thành từng đám , mảng , ngày càng lan rộng ra khi gãi (9) .
2.3.3 Phù Quincke
Bệnh do Quincke mô tả năm 1882
Phù Quincke là dạng mày đay khổng lồ , thường xuất hiện nhanh sau khi dùng mỹ phẩm, tập trung ở những vùng da mỏng , tổ chức liên kết lỏng lẻo : quanh mắt , quanh môi , cổ , hạ họng – thanh quản , cơ quan sinh dục .Tổn thương là những đám sưng nề trong da và tổ chức dưới da , đường kính từ 2 –10 cm , có khi rất to gây biến dạng bộ mặt: hai mắt híp , cổ sưng bạnh. Màu sắc da ở những vùng sưng nề này có thể hồng hoặc bình thường , người bệnh có thể có cảm giác ngứa và căng da.
2.3.4 Đỏ da toàn thân
Là hội chứng gồm có viêm da đỏ , đồng thời có bong vảy nhưng triệu chứng đỏ da là quan trọng nhất
Đỏ da toàn thân xảy ra sau khi dùng mỹ phẩm 2- 3 ngày , trung bình 6 –7 ngày ,có thể 2 –3 tuần .Người bệnh sốt cao, ngứa , nổi ban đỏ và tiến triển nhanh chóng thành đỏ da toàn thân , kèm theo có bong vảy như phấn ở kẽ tay , chân ,có thể bị nứt da, đôi khi bội nhiễm có mủ.
2.3.5 Hồng ban đa dạng có bọng nước
Hồng ban đa dạng có bọng nước xuất hiện sau khi dùng mỹ phẩm một vài ngày. Bệnh nhân thấy mệt mỏi , ngứa khắp người , có cảm giác nóng ran , sốt cao ,nổi ban đỏ , nổi các bọng nước trên da , các hốc tự nhiên , dần dần tới viêm loét hoại tử các hốc này . Bệnh có thể kèm theo tổn thương gan , thận , thể nặng dẫn tới tử vong
Mặc dù cơ chế phức tạp , biểu hiện lâm sàng đa dạng , song dị ứng mỹ phẩm cũng mang những đặc điểm chung sau (18,21,28):
Giữa nhiều loại mỹ phẩm có cấu trúc hoá học gần giống nhau có phản ứng chéo gây nên những tai biến bất ngờ với thầy thuốc
Yếu tố di truyền , cơ địa , lứa tuổi có vai trò nhất định . Dị ứng mỹ phẩm có thể xảy ra ở những người có bệnh dị ứng , có cơ địa dị ứng , ở lứa tuổi 20 –50 là chủ yếu, ở người già và trẻ em ít gặp hơn.
Một loại mỹ phẩm có thể là nguyên nhân của nhiều triệu chứng lâm sàng và ngược lại: một hội chứng lâm sàng có thể do nhiều loại mỹ phẩm.
2.4 Chẩn đoán dị ứng mỹ phẩm
Trên thực tế lâm sàng , thầy thuốc có thể kết hợp sử dụng nhiều phương pháp thích hợp để chẩn đoán dị ứng mỹ phẩm .
2.4.1 Dựa vào bệnh cảnh lâm sàng
Sau khi dùng mỹ phẩm , bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng dị ứng mỹ phẩm khác nhau. Cũng không quá phức tạp nếu bệnh nhân chỉ dùng một loại mỹ phẩm , nhưng vấn đề trở nên khó khăn khi thường xuyên sử dụng nhiều loại mỹ phẩm (6).
Việc phát hiện nguyên nhân gây dị ứng cũng rất khó nếu biểu hiện dị ứng lại ở cách xa vùng da được tiếp xúc mỹ phẩm.(Có thể dẫn chứng trường hợp thuốc sơn móng tay lại có thể là nguyên nhân gây dị ứng ở vùng da quanh mắt hay trên mặt . Thực ra do móng tay đã tiếp xúc da mặt )(19,24) Do vậy , cần lưu ý khám kĩ ,chú ý từng chi tiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh
2.4.2 Khai thác tiền sử dị ứng
` Khai thác tiền sử dị ứng kĩ lưỡng là cơ sở dữ liệu tốt nhất trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân dị ứng mỹ phẩm , đồng thời khai thác tiền sử dị ứng không gây nguy hiểm cho bệnh nhân kể cả những bệnh nhân cực kì nhạy cảm (17,19). Tuân theo bảng khai thác tiền sử dị ứng chuẩn , thầy thuốc sẽ dễ dàng có được bức tranh lâm sàng về bệnh dị ứng mỹ phẩm và các vấn đề liên quan cũng như nguyên nhân gây bệnh .
`Mục đích của việc khai thác tiền sử :
-Xác định có yếu tố di truyền trong quá trình phát sinh bệnh dị ứng mỹ phẩm hay không;
-Xác định tiền sử cá nhân tiếp xúc với mỹ phẩm trước đó , hoặc tiền sử dị ứng khác;
-Xác định sơ bộ một loại mỹ phẩm hay nhiều loại mỹ phẩm đã gây dị ứng
2.4.3 Test áp (patch test ) trong chẩn đoán dị ứng mỹ phẩm
Test áp là một công cụ rất hữu dụng nhất trong chẩn đoán dị ứng mỹ phẩm. ở những labo có kinh nghiệm , test áp cho độ nhạy và độ đặc hiệu lên đến 70 % (17,27) .
2.4.3.1 Nguyên lí (5)
Theo cơ chế phản ứng type IV.
Khi đưa một lượng nhỏ dị nguyên (là các chất hoá học khác nhau )vào tổ chức da người bệnh dị ứng , nếu là dị nguyên đặc hiệu sẽ gắn với lympho bào mẫn cảm có sự tham gia của đại thực bào làm giải phóng các hoá chất trung gian, có tên chung là lymphokin , gây ra các rối loạn chức năng , tổn thương tổ chức (gây viêm loét da) Dựa vào tính chất tổn thương da mà đánh hía kết quả phản ứng.
2.4.3.2 Kỹ thuật : theo Bruynzeed (1981) (7,22)
Làm sạch da vùng trước trong cẳng tay, hoặc lưng , vai, bụng bằng ête , có thể sát mạnh đến khi nổi da đỏ để làm tăng sự nhạy cảm da
Đặt miếng gạc 1 cm 2 tẩm mỹ phẩm lên vùng da đã làm sạch
Phủ lên mảnh pôliêtylen 3 cm 2
Dùng băng dính cố định
2.4.3.3 Đọc kết quả :sau 24 –48 h , có thể đọc phản ứng vào ngày thứ 3, hoặc thứ 4 nếu bệnh nhân có thể tới viện lần thứ 2 (7,17,27).
Mức độ
Kí hiệu
Biểu hiện
Âm tính
-
Giống chỗ da lành
Dương tính nhẹ
+
Ngứa , dát đỏ
Dương tính vừa
++
Ngứa , sẩn phù
Dương tính mạnh
+++
Ngứa , mụn nước
Dương tính rất mạnh
++++
Ngứa , bọng nước
2.4.3.4 Bảng KN chuẩn và ”Ngân hàng kháng nguyên”
2.4.3.4.1 Bảng KN chuẩn
Để lựa chọn KN nào làm test có thể dựa vào bảng KN mỹ phẩm chuẩn (gồm một số tác nhân dị ứng phổ biến trong hầu hết các mỹ phẩm được sử dụng rộng rãi) (17)
2.4.3.4.2 “Ngân hàng KN “
Việc áp dụng “Ngân hàng KN”là một sáng kiến được áp dụng nhiều trong thực tế lâm sàng ở Mỹ (25).
2.4.3.5 ứng dụng (18,27)
Nếu phản ứng xảy ra , bác sỹ sẽ tiếp xúc với nhà sản xuất mỹ phẩm để yêu cầu cung cấp thông tin về thành phần trong loại mỹ phẩm ấy , để tiến hành test áp một lần nữa với từng thành phần. Nhờ đó xác định thành phần hoá chất nào đã gây dị ứng .Từ đó cho lời khuyên tránh mua sản phẩm có thành phần hoá chất ấy trong tương lai.
Ngược lại , nếu không xác định được mỹ phẩm nào , cần chỉ định test áp với mọi loại mỹ phẩm đang dùng hoặc dùng bảng chuẩn .
Cuối cùng , nên lập 1 bảng liệt kê tất cả mỹ phẩm có chứa thành phần ấy, và khuyên bệnh nhân dùng các mỹ phẩm thay thế khác; cung cấp thông tin về các thành phần khác cần tránh dùng.
2.4.4 Sinh thiết da :
Không thường được dùng trên lâm sàng chẩn đoán VDTX –mỹ phẩm.Tuy nhiên nó lại hữu dụng trong những chẩn đoán VDTX – mỹ phẩm không chắc chắn lắm , hoặc trường hợp khó (18).
2.5 Điều trị và dự phòng dị ứng mỹ phẩm
2.5.1Điều trị
2.5.1.1 Ngừng ngay mỹ phẩm đang dùng (5,6,22,23,29)
2.5.1.2 Thuốc (5,6,22,25)
Glucocorticoid :đường tiêm ,đường tĩnh mạch (Solumedrol, Depersolone), đường uống (Prednisolone)...
Kháng histamin H1 : Histalong , Astemizole , Dimedrol , Telfast...
Vitamin liều cao: Cevit , Laroscorbin...
ữLưu ý khi dùng Corticoid trong điều trị dị ứng mỹ phẩm
Hydrocortisone là dạng corticoid duy nhất có thể dùng ở trên mặt
Khi viêm da cấp tính hay trên một diện tích rộng , corticoid dùng đường toàn thân
2.5.1.3 Điều trị triệu chứng (5,6,22):
Chăm sóc tổn thương da và niêm mạc ,phòng chống bội nhiễm
Lựa chọn kháng sinh thích hợp cho nhiễm trùng thứ phát do cào xước và mụn mủ.
2.5.2 Dự phòng
Giáo dục cho mọi người dân có hiểu biết và cách tránh dị ứng mỹ phẩm
Tránh tiếp xúc DN - điều này rất quan trọng (vì nếu tiếp xúc lần nữa sẽ có phản ứng và triệu chứng còn nghiêm trọng hơn ) Có thể đơn giản bằng cách dùng MF khác cùng loại (22,23)
Trước khi sử dụng MF mới , hãy áp dụng test áp , từ đó sẽ đưa ra quyết định có dùng MF đó hay không(9,17,29)
Với những bệnh nhân có da nhạy cảm, nên (29):
Dùng mỹ phẩm dạng phấn thay vì dạng kem hay dung dịch
Thay đổi mỹ phẩm 3 tháng một lần
Chỉ dùng chì kẻ mắt và mascara
Dùng mỹ phẩm có dưới 10 thành phần
Chỉ dùng mỹ phẩm có thể rửa sạch bằng nước, không dùng mỹ phẩm không thấm nước
2.6 Tình hình dị ứng mỹ phẩm
Tai biến dị ứng luôn là những tai biến trầm trọng nhất trong số những tác dụng không mong muốn do mỹ phẩm gây ra . Vì vậy dị ứng mỹ phẩm đã và đang là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu . Tính sử dụng rộng rãi và sự thiếu hiểu biết của người sử dụng là nguyên nhân làm tình hình dị ứng mỹ phẩm ngày càng phát triển và phức tạp . Đã có nhiều công trình nghiên cứu về dị ứng mỹ phẩm nhưng chủ yếu các thông tin được báo cáo dươí dạng nhóm nhỏ người bệnh hay từng trường hợp.
Năm 1968, IL. Smith đã thông báo về một trường hợp dị ứng cấp tính do kem đánh răng tại Mỹ (23)
Năm 1978, F.N. Mazzulli và Greens Maibach đã mô tả các tác dụng độc tính của thuốc nhuộm tóc với các biểu hiện chủ yếu : ban đỏ , vảy tiết , chảy nước khắp da đầu , hai tai và cổ (23)
Tiếp đó , H. Lindermayr (1984) đã báo cáo 247 trường hợp có biểu hiện dị ứng thuốc uốn tóc , trong đó 32 % là thể chàm tiếp xúc () Năm 1985 , Hiệp Hội Viêm da tiếp xúc của Bắc Mỹ , bằng việc áp dụng test áp với tác nhân gây dị ứng , đã khẳng định các kháng nguyên dị ứng mỹ phẩm gồm : nickel, paraphenylenediamin (PPDA) , quaternium – 15 , nethimerosal…Các tác giả cũng đã đề cập đến vai trò của yếu tố di truyền (gene) trong bệnh sinh của viêm da tiếp xúc mỹ phẩm (26)
Mới đây , H. Sosted, T. Agner , Andersens Menne (2002) đã nghiên cứu 75 trường hợp dị ứng thuốc nhuộm tóc cho thấy 55 trường hợp có thể bệnh là viêm da tiếp xúc , nguyên nhân chủ yếu do thuốc nhuộm tóc . Các tác giả cho rằng : dị ứng mỹ phẩm không dẫn đến tử vong , hiếm thấy tổn thương gan thận , thường là các biểu hiện ngoài da và được điều trị khỏi bằng antihistamin và corticoid (23)
Tại Việt Nam , tác giả Phạm Thị Phương Hạnh (2000) nghiên cứu 105 trường hợp dị ứng mỹ phẩm tại khoa Dị ứng – MDLS , BV Bạch Mai (1995- 1999) đã cho thấy 7 nhóm mỹ phẩm gây dị ứng , nhiều nhất là kem dưỡng da và thể bệnh hay gặp là viêm da tiếp xúc . Tác giả cũng đã báo cáo tỉ lệ dị ứng mỹ phẩm ở một số khu vực dân cư ở Hà Nội là 8.28 %. (9)
Phần 3
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trường hợp dị ứng với mỹ phẩm vào điều trị nội trú tại khoa Dị ứng – MDLS và Viện Da Liễu , Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/1992 đến tháng 2/2004. Tất cả gồm 60 bệnh nhân.
Các bệnh nhân được lựa chọn theo tiêu chuẩn sau:
Tiền sử tiếp xúc , sử dụng mỹ phẩm
Có các triệu chứng , biểu hiện lâm sàng dị ứng: mày đay , phù Quincke , viêm da tiếp xúc , viêm da chàm hoá,...
Tham khảo kết quả của test áp để so sánh với chẩn đoán lâm sàng và góp phần chẩn đoán xác định mỹ phẩm gây dị ứng
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nghiên cứu hồi cứu
Tổng kết bệnh án bệnh nhân dị ứng mỹ phẩm vào điều trị nội trú tại khoa Dị ứng –MDLS và Viện Da Liễu , Bệnh viện Bạch Mai (1992 -2004).
Những trường hợp này được lựa chọn dựa trên chẩn đoán cuối cùng khi bệnh nhân ra viện , trong đó chúng tôi lưu ý các thông tin sau:
3.2.1.1 Tiền sử dị ứng của bệnh nhân
3.2.1.1.1 Tiền sử dị ứng chung:
Hen phế quản
Viêm mũi dị ứng
Chàm
Viêm mũi xoang
Mày đay
Phù Quincke
Dị ứng với dị nguyên: bụi nhà , hoá chất ,phấn hoa, thời tiết , thuốc, thức ăn,....
3.2.1.1.2 Khai thác tiền sử dị ứng mỹ phẩm
Tiền sử dị ứng mỹ phẩm trước đó
Mỹ phẩm dùng lần này có nguồn gốc rõ ràng hay không
Tên mỹ phẩm dị ứng, loại mỹ phẩm
Hãng sản xuất mỹ phẩm (tên hãng , trong nước hay ngoài nước...)
3.2.1.2 Phương pháp lâm sàng: Dựa vào kết quả của khám lâm sàng và kết luận thể lâm sàng , gồm các thể lâm sàng sau :
Viêm da tiếp xúc
Phù Quincke
Mày đay
Viêm da chàm hoá
Viêm da dị ứng
Đỏ da toàn thân...
3.2.1.3 Cận lâm sàng :
Tham khảo kết quả sử dụng test áp (patch test) để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh
Tham khảo kết quả các xét nghiệm công thức máu , hoá sinh máu và các xét nghiệm khác để trợ giúp cho chẩn đoán bệnh và tổn thương kèm theo.
3.2.2 Xử lí kết quả nghiên cứu
Các kết qủa được xử lí theo phương pháp thống kê y học (chương trình EPI- INFO 6.04)
Phần 4
Kết quả nghiên cứu
4.1 mỹ phẩm gây dị ứng
Bảng 1: Danh sách mỹ phẩm gây dị ứng
stt
Tên mỹ phẩm
Số lượng
Tổng số
%
Không rõ nguồn gốc
1
Kem bông hồng
2
27
45
2
Kem chống nám
1
3
Kem làm trắng da
2
4
Phấn bông lúa
2
5
Phấn con én
2
6
Phấn mặt
1
7
Thuốc nam (đắp mặt)
2
8
Thuốc nhuộm tóc
9
9
Không rõ loại nào
6
Rõ nguồn gốc
10
Phấn con én của Thái
1
33
55
11
Phấn bông lúa Việt Nam
1
12
Kem dưỡng Biore
1
13
Kem Halog
1
14
Kem dưỡng Lana
1
15
Kem dưỡng LG
1
16
Kem Nacaren
1
17
Kem nghệ
6
18
Kem Nivea
1
19
Kem dưỡng Ponds
1
20
Kem QL
1
21
Kem Topsyne
1
22
Kem UB
1
23
Kem Vaseline
1
24
Kem vitamin E
1
25
Thuốc chống rám
1
26
Thuốc nhuộm tóc Hoyu
2
27
Thuốc nhuộm tóc Mori
1
28
Trangalar
7
29
Xà phòng Omo
1
30
Xà phòng Safeguard
1
Tổng số
60
100
* Nhận xét : Mỹ phẩm gây dị ứng rất phong phú , chủ yếu là có nguồn gốc rõ ràng 33/60 (55 %) trường hợp , không có nguồn gốc rõ ràng chiếm 27/60 (45 %) trường hợp . Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê .
4.1.1 Các nhóm mỹ phẩm gây dị ứng
Bảng 2: Các nhóm mỹ phẩm gây dị ứng
STT
Nhóm mỹ phẩm
Số lượng
%
1
Kem dưỡng da các loại
20
33.3
2
Loại khác (kem Vaselin ,kem Ponds, kem chống nám…)
13
21.7
3
Thuốc nhuộm tóc
12
20
4
Phấn
7
11.7
5
Không rõ loại nào
6
10
6
Xà phòng
2
3.3
Tổng
60
100
Biểu đồ 1: Các nhóm mỹ phẩm gây dị ứng
* Nhận xét: trong 6 nhóm mỹ phẩm gây dị ứng, dị ứng với kem dưỡng da tỉ lệ cao nhất 20/60 bệnh nhân (33.3%)
4.1.2 Nghiên cứu từng nhóm mỹ phẩm gây dị ứng
4.1.2.1 Thuốc nhuộm tóc gây dị ứng
* Bảng 3 : Nhóm thuốc nhuộm tóc gây dị ứng :
Nguồn gốc
Tên mỹ phẩm
Số lượng
Rõ
Hoyu
2
3
Mori
1
Không rõ
9
Tổng
12
*Như vậy : nhóm thuốc nhuộm tóc chủ yếu không rõ nguồn gốc , chiếm 9/12 (75 %) trường hợp.
4.1.2.2 Kem dưỡng da gây dị ứng
* Bảng 4 : Kem dưỡng da gây dị ứng
Nguồn gốc
STT
Tên mỹ phẩm
Số lượng
Rõ
1
Kem nghệ
6
16
2
Kem Biore
1
3
Kem Halog
1
4
Kem Lana
1
5
Kem LG
1
6
Kem Nacaren
1
7
Kem Nivea
1
8
Kem QL
1
9
Kem Topsyne
1
10
Kem UB
1
11
Kem Vitamin E
1
Không rõ
4
Tổng
20
* Nhận xét : Nhóm kem dưỡng da chủ yếu là có nguồn gốc rõ ràng , chiếm 16/20 (80 %) trường hợp, trong đó có 11 loại kem khác nhau
Phấn gây dị ứng
*Bảng 5: Phấn gây dị ứng :
Nguồn gốc
STT
Tên mỹ phẩm
Số lượng
Rõ
1
Con én của Thái
1
2
2
Bông lúa của Việt Nam
1
Không rõ
5
Tổng
7
* Nhận xét : Trong nhóm phấn dị ứng , chủ yếu là không rõ nguồn gốc 5/7 trường hợp (71 %)
4.1.2.4 Loại khác
* Bảng 6 :Loại khác:
Nguồn gốc
STT
Tên mỹ phẩm
Số lượng
Tổng
Rõ
1
Trangalar
7
10
2
Kem Vaselin
1
3
Kem Ponds
1
4
Thuốc chống rám má
1
Không rõ
3
Tổng
13
* Nhận xét : Trong nhóm loại khác , hay gặp loại có nguồn gốc rõ ràng với 10/13 (77 %) trường hợp
Bảng7: Mỹ phẩm gây dị ứng và hãng sản xuất
STT
Tên mỹ phẩm
Loại mỹ phẩm
Hãng sản xuất
Tên nước sx
TRONG NƯớC
1
Kem nghệ
Kem dưỡng da
Công ty Thái Dương
Việt Nam
2
Kem nghệ
Kem dưỡng da
Cơ sở sản xuất Bảo Lâm
Việt Nam
3
Kem Nacaren
Kem dưỡng da
Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà
Việt Nam
4
Kem Topsyne
Kem dưỡng da
HMP Minh Trí
Việt Nam
5
Kem Biore
Kem dưỡng da
Kao-Việt Nam
Việt Nam
6
Kem trắng da Lana
Kem dưỡng da
HMP Lana
Việt Nam
7
Kem Vaselin
Loại khác
HMP Thiên Nga
Việt Nam
8
Phấn bông lúa
Phấn
Cơ sở sản xuất Thu Hoà
Việt Nam
9
Thuốc chống rám
Loại khác
Cơ sở sản xuất Mỹ Trang
Việt Nam
10
Trangalar
Loại khác
Công ty dược- XNK Minh Hải
Việt Nam
11
Xà phòng Safeguard
Xà phòng
Procter & Gamble Việt Nam
Việt Nam
12
Xà phòng Omo
Xà phòng
Unilever Việt Nam
Việt Nam
Ngoại nhập
13
Kem Ponds
Kem dưỡng da
Ponds -Unilever
Mỹ
14
Kem LG
Kem dưỡng da
Công ty LG chemical
Hàn Quốc
15
Kem Vitamin E
Kem dưỡng da
Công ty Urzinberg
Đức
16
Kem Nivea
Kem dưỡng da
Thai Haylia
Thái Lan
17
Kem Halog
Kem dưỡng da
Công ty Zenna chemical cosmetic
Trung Quốc
18
Kem QL
Kem dưỡng da
Công ty QL
Hàn Quốc
19
Kem UB
Kem dưỡng da
Công ty mỹ phẩm Chaley
Thái Lan
20
Phấn con én
Phấn
Công ty Toychiou
Thái lan
21
Thuốc nhuộm tóc Hoyu
Thuốc nhuộm tóc
Công ty MP Hoyu
Nhật Bản
22
Thuốc nhuộm tóc Mori
Thuốc nhuộm tóc
Công ty Duang siri cosmetics.
Nhật Bản
*Như vậy : `Có 22 công ty / cơ sở sản xuất mỹ phẩm có sản phẩm mỹ phẩm gây dị ứng
`Trong đó chủ yếu là sản phẩm trong nước chiếm 12/22(54.5%) sản phẩm , của nước ngoài chiếm 10/22(45.5%) sản phẩm
4.2 Đặc điểm lâm sàng
4.2.1 Đặc điểm bệnh nhân
4.2.1.1 Tuổi và giới
Bảng 8: Tuổi và giới của bệnh nhân dị ứng mỹ phẩm
STT
Nhóm tuổi
Nữ
Nam
Số lượng
%
1
15 - 18
4
2
6
10
2
18 – 30
22
0
22
40
36.7
66.7
3
30 – 45
14
4
18
30
4
45 - 60
5
5
10
16.7
5
>=60
1
3
4
6.7
Tổng
46
14
60
100
%
76.7
23.3
100
100
Biểu đồ 2 : Cơ cấu lứa tuổi của người bệnh dị ứng mỹ phẩm
* Nhận xét :- Bệnh nhân là giới nữ chủ yếu chiếm 46/60 bệnh nhân (76.7%) Bệnh nhân là giới nam chiếm 14/60 bệnh nhân (23.3%)
- Dị ứng mỹ phẩm chủ yếu gặp trong khoảng tuổi 18- 30 (22/60 trường hợp : 36.7%), khoảng tuổi 30-45 (18/60 trường hợp : 30%)
Trong đó bệnh nhân ít tuổi nhất là 15 tuổi và nhiều tuổi nhất là 82 tuổi
4.2.1.2 Cơ cấu nghề nghiệp và tầng lớp xã hội
Bảng 9: Cơ cấu nghề nghiệp và tầng lớp xã hội
STT
Nghề nghiệp
Số lượng
%
1
Viên chức
22
36.7
2
Học sinh ,sinh viên
14
23.3
3
Công nhân, nông dân
13
21.7
4
Hưu trí
7
11.7
5
Nội trợ
4
6.7
Tổng
60
100
* Nhận xét :Nhóm viên chức nhà nước gặp nhiều hơn cả 22/60 (36.7%), tiếp đó là học sinh sinh viên 14/60 (23.3 %)
4.2.1.3 Tiền sử dị ứng cá nhân
Số trường hợp có tiền sử dị ứng chỉ có 20/60 bệnh nhân (33.3%). Trong đó, chủ yếu có tiền sử dị ứng mỹ phẩm 15/60 (25%)
Bảng 10: Tiền sử dị ứng cá nhân
Tiền sử dị ứng
Số lượng
%
Có tiền sử
Dị ứng mỹ phẩm
15
20
25
33.3
Dị ứng khác
5
8.3
Không có tiền sử dị ứng
40
66.7
Tổng
60
100
4.2.2 Đặc điểm lâm sàng
4.2.2.1 Thời gian xuất hiện triệu chứng sau khi dùng mỹ phẩm
Bảng 12 Thời gian xuất hiện triệu chứng
Thời gian xuất hiện triệu chứng
Số lượng
%
Rõ thời gian
< 1 giờ
1
45
1.7
75
1 – 6 giờ
13
21.7
6 - 24 giờ
2
3.4
>1 ngày
29
48.3
Không rõ thời gian
15
25
Tổng
60
100
4.2.2.2 Triệu chứng lâm sàng
Có 10 triệu chứng lâm sàng thường gặp trong dị ứng mỹ phẩm, chủ yếu là các biểu hiện ngoài da. Trong đó, triệu chứng ban đỏ, mụn nước là hay gặp nhất 43/60 bệnh nhân (71.7%)
Bảng 13: Triệu chứng lâm sàng
STT
Triệu chứng
Số lượng
%
1
Ban đỏ
43
71.7
2
Mụn nước
43
71.7
3
Ngứa
37
61.7
4
Phù nề
27
45
5
Mụn mủ
19
60
31.7
6
Vảy tiết
14
23.3
7
Phù Quincke
7
11.9
8
Mày đay
6
10
9
Triệu chứng khác
2
3.3
10
Xung huyết
1
1.7
4.2.2.3 Thể lâm sàng và mối liên quan giứa thể lâm sàng – mỹ phẩm dị ứng
Thể lâm sàng hay gặp nhất là viêm da tiếp xúc 38/60 (63.3%), tiếp đó là viêm da dị ứng 7/60 (11.7%) vậy thể bệnh chủ yếu là dị ứng muộn
Tìm hiểu mối liên quan giữa thể lâm sàng và loại mỹ phẩm gây dị ứng, chúng tôi thấy: thuốc nhuộm tóc và kem dưỡng da gây ra thể lâm sàng là viêm da tiếp xúc
Bảng 14: Liên quan thể lâm sàng và mỹ phẩm gây dị ứng
Số BN
%
Thuốc nhuộm tóc
Kem dưỡng
Phấn
Xà phòng
Không rõ rõ l loại nào
Khác
38
63.3
VDTX
9
14
2
6
7
7
11.7
VDDƯ
1
3
1
2
3
5
Viêm da chàm hoá
1
2
2
3.3
Mày đay
1
1
4
6.7
Chàm tiếp xúc
2
2
5
8.3
Quincke
2
2
1
1
1.7
Khác
1
60
100
Tổng
12
20
7
2
6
13
4.3 Một số kết quả xét nghiệm
Bảng 15: Một số kết quả xét nghiệm
Xét nghiệm
tần xuất
số người được làm xn
%
Số lượng HC bình thường
51
51
100
Số lượng BC >10*10^9/l
15
51
29
Tỉ lệ BC trung tính >75%
3
51
6
Tỉ lệ BC ưa axit >6%
2
51
4
Tỉ lệ BC lym pho >40%
3
51
6
Tốc độ Máu Lắng sau 2h>20mm
11
12
92
Đường máu Bình thường 2.5-7.5mmol/l
15
15
100
Urê máu Bình thường 2.5-7.5mmol/l
15
15
100
Creatinin máu>110Mmol/l
0
5
0
Điện giải đồ Na,K,Ca,Cl bình thường
5
5
100
Tổn thương tế bào gan:GOT>40UI/l
4
11
36
GPT>40UI/l
Protein niệu(+)
2
5
40
Nhận xét :
Có 15/60 bệnh nhân có số lượng bạch cầu tăng,
11/60 bệnh nhân có máu lắng tăng (14)
4/60 bệnh nhân có men gan tăng (13)
Như vậy : Xét nghiệm công thức máu , máu lắng , sinh hóa máu và protein niệu ở bệnh nhân dị ứng mỹ phẩm thay đổi không đáng kể
4.4 Điều trị
4.4.1 Thuốc điều trị :
Với 60 bệnh nhân được nghiên cứu thì thuốc điều trị gồm 6 nhóm sau :
-Corticosteroid
-Kháng histamin H1
-Kháng sinh
-Vitamin.
-Dịch truyền
-Thuốc khác (chủ yếu dùng bôi ngoài da)
Trong đó kháng Histamin H1 và Corticosteroid được dùng nhiều nhất (78.3 % và 65 %), với liều dùng chung cho các bệnh nhân của Corticosteroid là : 1.5 – 2 mg/kg/24 h
4.4.2 Thời gian điều trị
Người bệnh có thời gian nằm điều trị dài nhất là 27 ngày, ngắn nhất là 2 ngày, từng thể bệnh có số ngày điều trị trung bình khác nhau , kết quả cụ thể xem bảng 16
Bảng 16 : Thời gian điều trị trung bình của một số thể lâm sàng
STT
Thể lâm sàng
Thời gian điều trị trung bình
1
Viêm da tiếp xúc
9.13 ± 17.87
2
Viêm da dị ứng
7 ± 4.09
3
Phù Quincke
5.8 ± 6.28
4.4.3 Kết quả điều trị
Tất cả 60/60 trường hợp dị ứng mỹ phẩm điều trị nội trú đều khỏi bệnh và ra viện .
Phần 5
bàn luận
5.1 mỹ phẩm gây dị ứng
5.1.1 dị ứng mỹ phẩm ngày càng tăng
Từ tháng 01/1992 đến tháng 02/2004 ,trong 12 năm , khoa Dị ứng –MDLS và Viện Da Liễu, Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị nội trú cho 60 bệnh nhân dị ứng mỹ phẩm. Phải vào viện điều trị nội trú có nghĩa là bệnh đã ở trong tình trạng nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Phương Hạnh : đa số người dị ứng mỹ phẩm không đi khám tại các cơ sở y tế (9). Vậy phải chăng con số 60 bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện chỉ là bề nổi của một tảng băng trôi ? Con số bệnh nhân trên thực tế còn lớn hơn nhiều.
Xem xét các trường hợp bệnh nhân dị ứng mỹ phẩm vào viện điều trị theo 2 khoảng thời gian như sau :
`6 năm đầu từ 1992 – 1997: số trường hợp bệnh nhân vào viện là 21/60 (35% ) trường hợp
`6 năm sau từ 1998 – 2004 : số trường hợp bệnh nhân vào viện là 39/60 (65% )trường hợp .
Như vậy : những năm gần đây , số trường hợp bệnh nhân dị ứng mỹ phẩm vào viện điều trị có xu hướng ngày càng tăng ; đặc biệt riêng năm 2003 và 2 tháng đầu năm 2004 , đã có tới 17/60 (28.3 %) trường hợp vào viện điều trị vì dị ứng mỹ phẩm .
* Vậy nguyên nhân nào đã làm gia tăng các trường hợp dị ứng mỹ phẩm ở nước ta ?
-Mỹ phẩm có thể gây dị ứng vì bản chất mỹ phẩm là 1 loại hoá chất có những nhóm chức hoá học –OH , -COOH , -SH2 , NH2OH... dễ gắn với phân tử protein của cơ thể , dẫn đến sự hình thành dị nguyên (20,28) . Như trong thuốc nhuộm tóc có paraphenylenediamin (PPD) chứa nhóm chức hoá học đặc hiệu – NH2 ,gốc – NH2 cũng có cả ở trong xà phòng tắm dưới dạng triethanolamin (22) .Có lẽ nhóm chức này làm tăng tính dị nguyên của mỹ phẩm ?
- Một nguyên nhân đáng kể khác làm gia tăng tỉ lệ dị ứng mỹ phẩm : đó là “ mặt trái “ của sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , dẫn đến sự xuất hiện ồ ạt các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường , thiếu sự quản lí của nhà nước , các cơ quan hữu quan và cả ngành y tế ;hàng thật , hàng giả cứ lẫn lộn nhau , đan xen nhau, sản phẩm của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng , của các cơ sở sản xuất không được cấp giấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ~TEMP45.DOC
- DSACH-~1.DOC