Đề tài Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế -xã hội của mô hình thu gom và vận chuyển rác thải xóm Châu Hưng, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Châu Hưng là một vùng chiêm trũng, thấp nhất của huyện Hưng Nguyên nên hàng năm phải chịu ngập lụt từ 15 - 30 ngày, độ ngập thấp nhất 1 m và cao nhất 1,5 m. Nơi đây có nhiều sông lạch như sông Lam dài 25 km, sông Hoàng Cần dài 21 km, sông Vinh dài 9,5 km, sông Gai dài 21 km. Mặt khác lượng mưa hàng năm từ 1500 ly - 1900 ly, nên lượng nước mặt rất lớn dễ gây ngập úng.

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế -xã hội của mô hình thu gom và vận chuyển rác thải xóm Châu Hưng, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều kiện sống, đất đai... Các căn cứ trong tính toán: 1. Không tính tới giá trị biến đổi của tiền: D = Số lượng tài sản( GTBĐ - GTCL)/Số ngày sử dụng 2. Có tính tới giá trị biến đổi của tiền: A = M(1+r)n-1.r/(1+r)n-1 M: Giá trị ban đầu n: Số năm dự kiến khấu hao hết r: Tỷ lệ chiết khấu 3. Căn cứ để tính số năm khấu hao Theo QĐ 166/QĐ-BTC ngày 30/ 12/ 1999 quy định: - Thiết bị vận tải 10 năm - Thiết bị n <=15 năm - Xây dựng cơ bản n<= 30 năm CHƯƠNG II Thực trạng của việc thu gom và vận chuyển rác thải Sinh hoạt ở xóm Châu Hưng, xã Hưng Thịnh, Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. 1. Tổng quan 1.1.Vị trí địa lý- khí hậu Xóm Châu Hưng, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên là một xóm ven đô giáp phía nam của Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.Xóm Châu Hưng cách trung tâm thành phố Vinh 1,5 km, với tổng diện tích đất là 12,5 ha. Toạ độ địa lý: Từ 18035' đến 18047' vĩ độ bắc và 105035' đến 105040' kinh độ đông Khí hậu thời tiết Châu Hưng mang đặc tính chung của khí hậu Nghệ An. Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 tháng 10, thời kỳ đầu có gió Tây Nam gây nắng nóng, nhiệt độ trung bình 23,90C. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh gây mưa dầm gió rét, trời âm u, nhiệt độ bình quân là 190C, thấp nhất là 60C. Số giờ nắng trung bình trong năm 1637 giờ, bức xạ mặt trời 74,6 KCaL/ Cm2. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1500 ly - 1900 ly, lớn nhất là 2500 ly , nhỏ nhất là 1100 ly. Độ ẩm bình quân 86%, cao nhất trên 89%( từ tháng 12 đến tháng 2), thấp nhất dưới 60%( từ tháng 6 đến tháng 10). Yếu tố khí hậu, thời tiết của xóm Châu Hưng nhìn chung thuận lợi để phát triển cây trồng, vật nuôi.Song biên độ lớn, phân dị theo mùa, nhiều yếu tố bất lợi như nắng nóng, rét đậm, úng, lụt... Cần có biện pháp để né tránh thiên tai. 1.2. Đặc điểm địa hình thuỷ văn Châu Hưng là một vùng chiêm trũng, thấp nhất của huyện Hưng Nguyên nên hàng năm phải chịu ngập lụt từ 15 - 30 ngày, độ ngập thấp nhất 1 m và cao nhất 1,5 m. Nơi đây có nhiều sông lạch như sông Lam dài 25 km, sông Hoàng Cần dài 21 km, sông Vinh dài 9,5 km, sông Gai dài 21 km. Mặt khác lượng mưa hàng năm từ 1500 ly - 1900 ly, nên lượng nước mặt rất lớn dễ gây ngập úng. 1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội - phong tục tập quán 1.3.1. Phong tục tập quán Xóm Châu Hưng nói riêng và Việt Nam nói chung chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán phương đông vì vậy trong sinh hoạt đời sống văn hoá, tinh thần cũng mang đậm bản sắc văn hoá phương đông. Với sự đa dạng phong phú của các ngày lễ, ngày hội... Những ngày hội này thường kéo dài trong vài ngày, mà những ngày lễ hội thì khối lượng tiêu dùng tăng làm khối lượng rác sinh hoạt tăng theo do vậy ta phải có kế hoạch chuẩn bị khâu vệ sinh môi trường và dự tính được khả năng phát sinh của rác thải nhằm có kế hoạch chương trình giải quyết, tránh những tồn đọng đáng tiếc. 1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Xóm Châu Hưng, xã Hưng Thịnh,huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An với dân số 526 hộ có 2200 khẩu, mật độ dân cư là 720 người/ km2. Đời sống vật chất của người dân ngày càng được nâng lên: Lương thực bình quân đầu người từ 317 kg năm 1991 lên 418 kg năm 1995 và 451 kg năm 1997. Mức sống hộ gia đình nâng lên và đạt tỷ lệ như sau: Năm 2000 có 526 hộ Trong đó: Số hộ khá: 30% Số hộ trung bình: 62% Số hộ nghèo: 8% Không có hộ đói. Hộ có ty vi là: 80% Hộ có nước sạch là: 10% Tốc độ tăng trưởng kinh tế( GTGT) bình quân thời kỳ (1991-1995) là 10,2% và hai năm(1996-1997) là 10,1%. Bảng 2.1: GTGT ( tính theo giá CĐ 1994) Chỉ tiêu 1990 trđ 1991 trđ 1995 trđ 1996 trđ 1997 trđ Tốc độ tăng BQ(%) 91-95 96-97 GTGT(chung) 117041 125895 190131 203911 230530 10,2 10,1 1.Nông- Lâm- Thuỷ sản 76370 83209 104105 106934 113766 6,4 4,5 2.CN-XD 11959 12557 26595 31868 35480 17,35 15,5 3.Dịch vụ 28712 30129 59431 65109 81284 15,6 17,0 (Nguồn:Phòng môi trường huyện Hưng Nguyên) Trong 7 năm (1991-1997) nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng liên tục( số tuyệt đối năm sau cao hơn năm trước), nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản trước mắt và tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Riêng hai năm( 1996-1997) tốc độ tăng có chửng lại, do tốc độ tăng của ngành công nghiệp và nông- lâm nghiệp giảm. 2. Thực trạng hoạt động thu gom- vân chuyển 2.1.Thực trạng thu gom rác 2.1.1. Quy trình thu gom Quy trình thu gom được tính từ nguồn phát sinh tới điểm tập kết rác và bốc lên xe. Xóm Châu Hưng có 10 lối trục, hàng ngày vào thời gian 15h-19h, dùng hai xe chở rác đi dọc đường trục, vừa đi vừa gõ kẻng, các hộ đưa rác trong nhà bỏ vào thùng xe. Các công nhân này thường ken thêm gỗ quanh xe đẩy nhằm chứa rác nhiều hơn, điều này vừa có lợi và cũng vừa có hại, có lợi ở chỗ là khối lượng thu gom được/ 1 xe sẽ nhiều hơn, còn có hại là rác thường bị rơi ra trong quá trình di chuyển của xe. Đây là phương pháp thủ công nhưng nó phù hợp với điều kiện ở nông thôn. Sơ đồ 4: Quy trình thu gom Tích rác tại hộ gia đình Tích góp tại nhà tập thể Rác thu ở đường Thùng rác tại điểm tập kết rác Bãi đổ thành phố Thu gom rác hai bên lề đường lớn là công việc khó khăn, nguy hiểm và ảnh hưởng đến giao thông, đến người dân đi đường. Vì vậy công việc này thường được tiến hành lúc chập tối khi mật độ giao thông đã thưa. Cứ một ngày một lần các cô công nhân này lại trang phục quần áo, khẩu trang, tất tay, quốc, xẻng, cào răng vừa đi vừa quét sau đó dùng cào răng để thu rác vào thùngxe chở về diểm tập kết chờ vận chuyển. 2.1.2. Khối lượng thu gom. Kinh tế ngày càng phát triển nên đời sống ngày càng được nâng cao nên lượng rác thải phát sinh cũng vì thế mà gia tăng. Trong những năm gần đây lượng rác phát sinh tăng trên dưới 10%/ năm. Mỗi ngày thu được 1,5 m3 đến 2 m3. Hàm dự báo khối lượng rác phát sinh và được thu gom - vận chuyển trên địa bàn xóm Châu Hưng: M = (1+r)n M0 M: Khối lượng rác năm dự báo M0: Khối lượng rác năm nghiên cứu r: Tỷ lệ tăng trưởng của rác trong kỳ nghiên cứu 2.1.3. Thành phần rác thải Thành phần rác thải giữ một vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất các rác thải cũng như tiết kiệm nguồn tài nguyên của đất nước để vạch ra chiến lược phát triển lâu dài. Theo tôi được biết thì hiện nay một phần chất hữu cơ có thể thu hồi để sản xuất phân vi sinh, kim loại để sản xuất kim loại không cần bền chắc, thuỷ tinh để tái sản xuất lọ tái sinh, chất dẻo để sản xuất các sản phẩm không cần đồ dẻo tối đa còn giấy và bìa để sản xuất giấy vệ sinh. Bảng 2.2. Thành phần rác thải xóm Châu Hưng Thành phần Tỷ lệ(%) Giấy 2,62 Nhựa 3,1 Kim loại 0,9 Chất hữu cơ: Thức ăn thừa, lá cây, cỏ 51,88 Đất, đá, sứ 6 Vải sợi 1,8 Que, gỗvụn, da, cao su 1,2 Thành phần khác 32 Thuỷ tinh 0,5 Tổng 100 (Nguồn: Sở KHCN&MT Nghệ An 2001) Qua đó ta thấychất hữu cơ chiếm 51,88% là một tỷ lệ khá cao, với đặc tính dễ phân huỷ nên trong quá trình thu gom, vận chuyển không được để tồn đọng lâu ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Còn các thành phần như giấy, nhựa, kim loại, thuỷ tinh có thể tái chế nên tái sử dụng được. Do đó một câu hỏi được đặt ra rằng rác thải có sinh lời hay không? Câu hỏi này sẽ được trả lời ở chương III. Vấn đề này đòi hỏi các nhà chính sách, các nhà chuyên môn hãy quan tâm hơn vấn đề này. Vì từ trước đến nay mọi người luôn nuôi một ý nghĩ rằng: Rác thải không thể sinh lời. 2.1.4. Công cụ, dụng cụ sử dụng trong hoạt động thu gom Để thực hiện hoạt động thu gom thì công nhân phải dùng các công cụ sau: Bảng 2.3: Thống kê công cụ dụng cụ trong khâu thu gom Dụng cụ cho 4 người Số Lượng sử dụng/1 năm Đơn giá Thành tiền CÔNG Cụ Quần áo bảo hộ 8 bộ 60000 480000 Bảo vệ lao động Xẻng 4 cái 20000 80000 Xúc rác lên xe Vét 4 cái 15000 60000 San Cào 4 cái 20000 80000 Cào rác Mũ 4 cái 20000 80000 Bảo vệ lao động Găng tay+khẩu trang 16 đôi 15000 240000 Bảo vệ lao động Xẻng 4 đôi 25000 100000 Bảo vệ lao động Kẻng 2 cái 10000 20000 Gõ báo hiệu Chổi 72 cái 3000 216000 Quýet Xe gom 2 cái 1500000 3000000 Thu gom rác (Nguồn: Đề án của Hội LHPN huyện Hưng Nguyên) Nguồn kinh phí để mua công cụ, dụng cụ sử dụng trong khâu thu gom chủ yếu do sở KHCN&MT hỗ trợ. Cơ chế cấp dụng cụ này có vẻ gây lãng phí trong việc sử dụng bởi lẽ cứ theo đầu người, theo chỉ tiêu thời gian mà cấp thì không sát với thực tế, với nhu cầu làm cho công nhân không có ý thức giữ gìn dụng cụ nhằm nâng cao thời gian sử dụng cuả chúng. 2.2. Thực trạng khâu vận chuyển 2.2.1. Tuyến vận chuyển Để vận chuyển rác thải từ xóm Châu Hưng đến bãi rác của Thành Phố Vinh ta có thể đi theo con đường sau là nhanh nhất: Điểm tập kết rác của xóm Châu Hưng Cầu Cửa Tiền Huyện Hưng Nguyên Đường quốc lộ 1 TP Vinh Đường Lê Lợi TP Vinh Đường Quang Trung, TP Vinh Đường Nguyễn Trãi TP Vinh Bãi rác đông Vinh Khoảng cách từ điểm tập kết rác xóm Châu Hưng đến bãi rác Đông Vinh khoảng 7,5 km . 2.2.2. Số lượng chủng loại các phương tiện tham gia vận chuyển Bảng 2.4: Thống kê số lượng xe hiện có của công ty MTĐT Vinh TT Kiểu xe Năng lượng sử dụng Sức chở BQ (tấn/xe) Số lượng xe 1 MTR-92A Diezel 3,654 9 2 ép rác Hàn Quốc Diezel 2,5-5 4 Nguồn" Công ty MTĐT Vinh" Hiện tại các xe này ngoài việc vận chuyển rác cho Thành Phố Vinh còn thay phiên nhau đến vận chuyển rác cho xóm Châu Hưng. Phần lớn các xe vận tải rác đã cũ, sử dụng trên 10 năm chỉ phù hợp vận chuyển ở cự ly gần nội thành. 3. ảnh hưởng của việc thu gom, vận chuyển rác thải đến môi trường Trong quá trình thu gom, vận chuyển rác thải xảy ra các tác động sau: Sơ đồ 5: Tổng hợp các tác động. Thu gom - vận chuyển Vận chuyển rác Thu gom rác Nước rác Mùi rác ổ bệnh Bụi Khí thải Tai nạn Tiếng ồn Bụi ô nhiễm nước ô nhiễm không khí Sức khoẻ cộng đồng (Nguồn: Sở KHCN&MT Nghệ An) 3.1. Tác động của khí thải, tiếng ồn và bụi trong khâu vận chuyển Mỗi ngày khối lượng thu gom được 2 m3 rác = 2.0,42 = 0,84 tấn rác.Vậy một tháng thì lượng rác thu được là 0,84.30 = 25,2 tấn rác. Vậy một tháng cần 25,2/ 2,5 tấn = 10 chuyến/ tháng. Cự ly vận chuyển cả đi lẫn về khoảng 15 km. Tổng nhiên liệu tiêu thụ trong một chuyến là 15.0,6 = 9(lít). Vậy một tháng tiêu thụ hết 9.10 = 90(lít) nhiên liệu. (Xem phụ lục1: Thành phần khí thải khi đốt 1 kg nhiên liệu) Bảng 2.5: Lượng thải của xe chở rác TT Thành phần Lượng thải/ tháng Lượng thải/ năm 1 Oxit cacbon: COx 1,498 kg 17,976 kg 2 Hyđro cacbon: CnHm 0,2995 - 3,594 - 3 Oxit nitơ: NOx 1,2967- 15,5604 - 4 Oxit lưu huỳnh: SOx 0,5616 - 6,7392 - 5 Andehit 0,05616 - 0,67392 - 6 Bụi khói: C 0,36 - 4,32 - 7 Chì(bp) - - Tỏng 4,07196 kg 48,86352 kg (áp dụng công thức m = p.v để tính toán) (Nguồn: Phòng quản lý môi trường huyện Hưng Nguyên) Qua đó ta thấy cứ mỗi năm ước tính được lượng khí thải ra do vận chuyển rác của xóm Châu Hưng là 48,86352 kg, do 100% xe chạy bằng Diezel nên bụi khói( C )cao gấp 5 lần xe chạy bằng xăng nhưng ngược lại lượng cacbonoxit (COx) ít hơn nhiều khoảng 22 lần. Bên cạnh đó các phương tiện giao thông đã gây ra những tiếng ồn và lượng bụi khá lớn. Hiện nay thành phố đang phát triển về kinh tế mà hệ thống giao thông còn kém phát triển, đất cát xây dựng trên rệ đường nhiều, đó là nguyên nhân làm bụi gia tăng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. 3.2. Mức độ tác động của nước rác mùi và ổ dịch. Theo đánh giá khảo sát nồng độ các chất độc trong rác khá cao. TOC: 5000 mg/l COD: 16000 mg/l BOD: 1000 mg/l NH3-N: 200 mg/l Nitơ hữu cơ: 150 mg/l NO3: 25 mg/l Độ kiềm: 300 mg/l So sánh với tiêu chuẩn( phụ lục 2) ta thấy hàm lượng COD là 16000(mg/l) thuộc nhóm A2 (8000-20000 mg/l), hàm lượng BOD là 10000(mg/l) thuộc nhóm A3(8000-40000 mg/l), BOD/COD = 0,625 thuộc nhóm A3 (> 0,58 mg/l), nồng độ nitơ thuộc nhóm D1(<300 mg/l). Qua phân tích trên ta thấy nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước rác chứa đựng nguy cơ tiềm tàng cho môi trường sống, cho sức khoẻ người dân nếu không được kiểm soát và có biện pháp xử lý hợp lý. Vì là vùng chiêm trũng nên đến mùa mưa trôi dạt xuống địa hình của xóm, nơi đây đã tập trung mọi chất bẩn làm cho ổ dịch từ đó lây truyền ra. 3.3. Tai nạn Trong hoạt động thu gom và vận chuyển việc xẩy ra tại nạn là điều không thể tránh khỏi. Lúc thu gom công nhân quét rác trên đường và tai nạn là do các phương tiện giao thông gây ra. Còn tai nạn trong khâu vận chuyển là do người điều khiển phương tiện gây tai nạn cho các phương tiện khác và do tình trạng xe cũ gây hỏng hóc dọc đường, hoặc do các phương tiện khác gây ra. Qua đó ta thấy việc thu gom và vận chuyển rác thải ảnh hưởng tới hàng loạt những lĩnh vực, những thành phần môi trương sau: - Gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan tại các điểm chờ xe cơ giới đến vận chuyển. - Tác động tới môi trường nước mặt, càng nghiêm trọng hơn khi thu gom diễn ra trong những ngày mưa. - Tác động tới nước ngầm: Chẳng hạn như hàm lượng các chất hữu cơ sau khi bị phân huỷ sẽ ngấm xuyên qua đất vào mặt nước ngầm làm hạn chế nguồn nước ngầm được sử dụng và truyền nhiễm những bệnh nguy hiểm nếu chúng ta sử dụng chúng để sản xuất và sinh hoạt. Chính vì vậy mà cần phải thu gom và vận chuyển, xử lý một cách hợp lý thì mới sự lây lan bệnh tật cho con người. - Tác động tới môi trường không khí: Do bụi, mùi và khí thải, tiếng ồn trong khâu thu gom và vận chuyển. Môi trường không khí là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, chúng ta phải chú trọng và bảo vệ hơn trong khâu thu gom và vận chuyển. - Tác động tới môi trường đất: Bị ô nhiễm bởi colifrom ... Tóm lại, mọi tác động đều nhằm vào sức khoẻ của người dân, vì vậy phải giáo dục cộng đồng về môi trường và phân loại rác từ đầu nguồn là vấn đề rất cần thiết, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt. 4. Những khó khăn tồn tại chủ yếu trong việc thu gom và vận chuyển rác thải: - Hiện nay khó khăn lớn nhất là chưa tìm thấy được vị trí tập kết rác thải,chưa có vị trí, kinh phí để xây dựng hố rác. - Giá để thuê công ty môi trường đô thị vận chuyển thì quá cao, nhân dân đóng góp quá lớn, không phù hợp với tình hình kinh tế của xóm. - Rác còn được đổ bừa bãi hai bên lề đường và xuống ao, hồ. - Tỷ lệ thu gom còn thấp, tuy đã có cố gắng nhưng mới thu gom được 60% còn 40% lượng rác còn tồn đọng là một tỷ lệ tương đối lớn không thể chấp nhận được, cần có biện pháp khắc phục tình trạng này. Đề nghị sở KHCN&MT và các phòng môi trường cấp huyện đưa giáo dục môi trường vào nông thôn, tiến tới xã hội hoá thu gom vận chuyển rác thải làm cho môi trường ở nông thôn ngày càng trong lành hơn. CHƯƠNG III Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của thu gom vận chuyển rác thải của Xóm Châu Hưng, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An. 1. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội - Môi trường E = B - C = B -(CTgom+ Cvc+ Cxlý+Chchính+CXlýnước+ EC + Chi khác) 1.1. Chi phí trong hoạt động thu gom CTgom= SPiMi + W 1.1.1.Tính W: Lương cho công nhân trong lĩnh vực thu gom W = 12W1N1 Với W1 = 250000 đồng/ tháng N1 = 4 W = 12.250000.4 = 12000000(đồng) = 12(triệu) 1.1.2. Tính SPiNi Bảng 3.1: Chi phí dụng cụ, công cụ hoạt động thu gom STT Dụng cụ Mi/ năm Pi(đồng) Tổng 1 Quần áo bảo hộ 8 bộ 60000 480000 2 Xẻng 4 cái 20000 80000 3 Vét 4 cái 15000 60000 4 Cào 4 cái 20000 80000 5 Mũ 4 cái 20000 80000 6 Găng tay+khẩu trang 16 đôi 15000 240000 7 ẹng 4 đôi 25000 100000 8 Kẻng 2 cái 10000 20000 9 Chổi 72 cái 3000 216000 10 Xe gom 2 cái 1500000 3000000 Tổng 4356000 Vậy tổng chi phí cho công cụ, dụng cụ của công nhân thu gom trong một năm là 4,356(triệu đồng). Như vậy tổng chi phí trong khâu tho gom là: 12 + 4,356 = 16,356(triệu/ năm) Chi phí thu gom cho một tấn là: 16,356/ 0,84.365 = 0,05334638(triệu/ tấn) = 53346,38(đồng/ tấn) Bảng 3.2: Tổng hợp chi phí thu gom STT Loại chi phí Chi phí(triệu đồng) 1 Dụng cụ -quần áo bảo hộ -xẻng -vét -... 4,356 0,48 0,08 0,06 2 Lương công nhân 12 3 Tổng chi phí thu gom 16,356 4 Chi phí cho 1 tấn thu gom: 53346,38(đồng /tấn) 1.2. Chi phí cho hoạt động vận chuyển: Ccv Theo" báo cáo đề án của Hội LHPN huyện Hưng Nguyên-tháng 6/ 2001" thì chi phí hoạt động vận chuyển cho một tấn rác là 100000 đồng. Vậy tổng chi phí trong hoạt động vận chuyển là: 100000.0,84.365 = 30660000 đồng/ năm = 30,66 triệu/ năm 1.3. Chi phí xử lý rác: Cxlý ở đây khâu xử lý ta tính theo phương pháp kế thừa. Vì bài này chỉ tính và phân tích chi phí thu gom và vận chuyển. Ta có: Cxlý = M.K K: Theo thông tư 507/ TT-MTĐT ngày/5/5/2000 K = 11099( đồng/ tấn) M: Khối lượng rác cần xử lý = khối lượng rác vận chuyển lên bãi rác của Thành Phố Vinh và = 0,84.365 = 306,6( tấn/ năm). Cxlý = 306,6.11099 = 3402953,4(đồng/ năm) = 3,4029534(triệu/ năm) 1.4. Chi phí hành chính: Chchính Hội LHPN xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tự nguyện đứng ra tổ chức nên họ có trách nhiệm quản lý, điều hành trong khâu tho gom và vận chuyển chứ họ không được hưởng bất cứ khoản thù lao nào. vậy Chchính= 0 1.5. Chi phí cho xử lý nước rác: CXlýnước Hiện nay ở Thành Phố Vinh chưa có trạm xử lý nước rác, nên rác thải sinh hoạt trong đó có cả nước rác đem ra đổ cả vào bãi rác. Mặc dù xung quanh bãi đã xây dựng đê bao quanh nước mưa và nước rác nhưng không giải quyết triệt để, xung quanh bãi rác luôn luôn có nước đen, hôi thối rích ra ngoài. Thêm vào đó mỗi lúc trời mưa thì từng làn nước đen ngòm cứ ùn ùn trào ra, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người dân. Vậy CXlýnước= 0 1.6. Chi phí môi trường: EC EC = EC1 +EC2+EC3+... 1.6.1. Chi phí thiệt hại mùa màng do bãi chôn lấp rác bởi rác thải của Xóm Châu Hưng: EC1 EC1 = 2.S.P(Q1-Q2) + A.S Các nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: - Do có bãi rác nên số lượng chuột gia tăng do đó đã phá hoại mùa màng. - Do nước rác lan ra làm ô nhiễm nguồn nước nông nghiệp. Do vậy năng suất cây lúa giảm sút đấng kể và người dân còn phải bỏ một khoản chi phí khá lớn để mua thuốc diệt chuột và mua nilông bao quanh ruộng nhằm hạn chế sự phá hoại của chuột. Hai loại chi phí này khoảng 18000( đồng/ sào/ năm) Vậy A = 18000(đồng/ sào/ năm) - Năng suất trung bình trước khi hình thành bãi rác là 200 (kg/sào/vụ) Q1 = 200(kg/sào/vụ) - Hiện nay năng suất trung bình 140(kg/sào/vụ) Q2 = 140(kg/sào/vụ) - Diện tích bị ảnh hưởng: S Diện tích bị ảnh hưởng chủ yếu là diện tích trồng trọt của xã Hưng Đông, thành phố Vinh và xã Nghi Kim, huyện Nghi Lộc. Năng suất trồng trọt ảnh hưởng bởi bãi rác của Thành Phố là 40 ha nhưng diện tích bị ảnh hưởng bởi rác thải của xóm Châu Hưng thì ước tính khoảng 1,8 ha = 36(sào) Trung Bộ - Giá 1 kg thóc là: P = 1400( đồng/ kg) Vậy EC1= 2.36.1400(200-140) +18000.36 = 6696000(đồng/ năm) = 6,696(triệu/ năm) 1.6.2. Chi phí bệnh tật gia tăng do ô nhiễm môi trường mà hoạt động gây ra: EC2 Sử dụng phương pháp tính thông qua mức chêch lệch về số lần mắc bệnh giữa vùng bị ảnh hưởng do và vùng không bị ảnh hưởng. Theo báo cáo của UBND tỉnh thì trung bình cứ 1 năm chi phí bệnh tật do bãi rác gây ra là 800,84(triệu/ năm). Vậy chi phí ước tính bị ảnh hưởng bởi rác thải của xóm Châu Hưng là 30,86(triệu/năm). Vậy EC2 = 30,86(triệu/năm) 1.6.3. Chi phí đền bù do ô nhiễm: EC3 Theo" Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An số 1501/ QĐUB-CN ngày 17/5/2001" thì mức đền bù được xác định như sau: - Phạm vi ảnh hưởng từ 0-200 m, hệ số 1 mức hỗ trợ 700đồng/người/ngày. - Phạm vi ảnh hưởng từ 200-300 m, hệ số 0,8 mức hỗ trợ 560 đồng/ người/ ngày. - Phạm vi ảnh hưởng từ 300-400 m, hệ số 0,6 mức hỗ trợ là 490 đồng/người/ ngày. - Phạm vi ảnh hưởng từ 400-500 m, hệ số 0,1 mức hỗ trợ 380 đồng/ người/ ngày. "Theo tờ trình của UBND huyện Nghi Lộc số 104 TT/UB ngày 13/9/2001" thì mức tiền hỗ trợ hàng tháng là: - Cự ly từ: 0-200 m là 16 hộ có 69 khẩu = 1,449 triệu/tháng = 17,388 triệu/ năm - Cự ly từ: 200-300 m là 27 hộ có 128 khẩu = 2,1504 triệu/ tháng = 25,8048 triệu/ năm -Cự ly từ: 300-400 m là 11 hộ có 54 khẩu = 0,6804 triệu/ tháng = 8,1648 triệu/ năm - Cự ly từ: 400-500 m là 13 hộ có 55 khẩu = 0,462triệu/ tháng =5,544 triệu/ năm Vậy tổng cộng: 56,9016 triệu/ năm Hàng năm UBND tỉnh Nghệ An phải đền bù cho dân xung quanh bãi rác thành phố là 56,9016 triệu/ năm. Trong đó ước tính xóm Châu Hưng phải đền bù khoảng 1,8 triệu/ năm. EC3 = 1,8 Vậy chi phí môi trường EC = EC1+EC2+EC3 = 6,691+ 30,86 + 1,8 = 39,351 triệu/ năm. 1.7. Chi phí khác 1.7.1. Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất Với bãi rác của Thành Phố Vinh thì chi phí cơ hội của việc sử dụng 50 ha đất ước tính cho Xóm Châu Hưng thì 0,065 ha cho chôn lấp rác, năng suất trung bình quy thóc của 0,065 ha( năng suất nông nghiệp, trồng màu) quy thóc đạt 100( kg/sào/vụ) Dc = Q.S.D = 100.0,065.20.2(vụ).1400 = 0,364( triệu/ năm). 1.7.2. Chi phí khác chưa lượng hoá - ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và nước ngầm. Những người dân sống gần bãi rác thì nguồn nước ngầm bị ô nhiễm trầm trọng. Vì vậy mỗi hộ phải xây một cái bể để chứa nước mưa: gọi là C1. - Gây sói mòi bồi lắng đất: trong hoạt động xây dựng bãi, vận chuyển rác thải gây sói mòn đất, đặc biẹt vào mùa mưa gây bồi lắng các mương nước khu vực lân cận làm tăng chi phí nạo vét kênh mương: gọi là C2. - Làm mất cảnh quan tự nhiên: ảnh hưởng lớn tới cảnh quan môi trường, làm xáo trộn khung cảnh thiên nhiên: gọi là C3 1.8. Phân tích lợi ích thu được từ hoạt động 1.8.1. Lợi ích thu được từ phí vệ sinh môi trường: B1 B1 = 12.K.N.R K = 3000 N = 526 R = 100% Vậy B1 = 12.3000.526.100% = 18,936 (triệu/ năm) 1.8.2. Lợi ích trong việc thu gom phế liệu: B2 Tại xóm Châu Hưng hàng ngày có khoảng 5 người đồng nát thu mua rác phế liệu tại các ngõ ngách của xóm, hàng ngày họ thu được khoảng 0,084 tấn phế liệu tương đương 10% lượng rác của xóm. Nếu không có 5 người thu mua phế liệu này thì lượng rác sẽ phải vận chuyển ra bãi rác của Thành Phố Vinh. - Lợi ích thu được từ việc giảm khối lượng vận chuyển :B21 B21 = M.K K = 100000(đông/ tấn) M = 0.084.365 = 30,66(tấn/ năm) B21= 30,66.100000 = 3066000(đồng/năm) = 3,066(triệu /năm) - Tạo thu nhập cho những người thu gom rác phế liệu: B22 B22 = 12.N(W4-W5) N = 5 W4= 400000(đồng) W5= 200000(đồng) B22= 12.5(400000-200000) = 12 (triệu/ năm) Vậy B2= 3,066 + 12 = 15,066( triệu/năm) 1.8.3. Lợi ích tiềm năng của việc thu khí gas tại bãi: B3 B3 = M.P.V Khí gas thu được từ quá trình phân huỷ chất hữu cơ có trong bãi chôn lấp, hai thành phần chủ yếu là CH4 và CO2. Để kiểm soát nó cần có các yêu cầu sau: - Có tường bao bằng đất sét chống thấm, dày tối thiểu 0,7 m, tường được giữ ẩm, không nứt nẻ. - Khoảng cách giữa hai giếng thu là 70- 100 m, đường kính giếng 1-1,2 m, chiều sâu tương đương với chiều dài của lượng rác được chôn... - Độ ẩm > 40%. Theo báo nghiên cứu khả thi khu liên hợp xử lý-chất thải rắn Nam Sơn giai đoạn 1 thì một tấn phế thải chôn trong 3 năm đầu sinh ra khoảng 18 m3/ tấn. Hiện nay tại bãi rác Thành Phố Vinh vẫn chưa thu được khí gas. Tuy bãi rác Đông Vinh chưa thu được khí gas nhưng ta có thể ước tính được lượng khí gas do chôn lấp rác của xóm Châu Hưng là: Cứ một tấn rác chôn trong 3 năm đầu thu được 18 m3/ tấn. Vậy trung bình một năm thu được 6 m3/ tấn tứclà 6.0,42 = 2,25 tấn khí gas/ tấn rác. Vậy trung bình mỗi năm xóm Châu Hưng thu được lượng gas là 2,52.306,6 = 772,632 tấn/ năm Theo giá thị truờng hiện nay thì 1 kg khí gas giá 8750 đồng Vậy B3 = 772,632.8750.1000 = 6760,53 (triệu đ) 1.8.4. Lợi ích thu được từ việc tái chế phế thải: B4 Để tính lợi ích này ta căn cứ vào: - Đỗ Thị Huyền Thu" Những ý kiến tái sinh phế liệu tại nguồn, bãi và trạm trung chuyển ngày 25/9/1999 - Kinh tế chất thải trong phát triển bền vững- NXB chính trị QG tháng 2/2001 (trang 42) Các thành phần có thể tái chế trong 30,66 tấn/ năm gồm: + Thuỷ tinh: 40% + Giấy: 28% + Kim loại: 19% + Loại khác: 13% gồm: Vỏ sò, nhựa, xương.. Bảng 3.3: Lợi ích của phế liệu TT Loại vật liệu Tỷ lệ % Khối lượng (tấn) Đơn giá (triệu/tấn) Thành tiền (triệu) 1 Thuỷ tinh 40 12,264 0,25 3,066 2 Giấy 28 8,5848 0,9 7,72632 3 Kim loại 19 5,8254 1,1 6,40794 4 Loại khác 13 3,9858 0,5 1,9929 Tổng 100 30,66 19,19316 Vậy B4 = 19,19316(triệu/ năm). 1.8.5. Những lợi ích sau khi đóng bãi: B5 Sau khi đóng bãi tức là sau khi vận hành hết 100% khả năng chôn lấp, làm cho nền kinh tế đây phát triển hơn từ đó đã nâng cao chất lượng cuốc sống, giảm được tỷ lệ người mắc bệnh, cụ thể: - Giao thông phát triển: Trong khi vận hành bãi hệ thống giao thông được mở rộng và phát triển, do vậy nhờ đó mà mạng lưới giao thông chung của khu vực cũng được phát triển hơn: gọi là B51 - Đời sống của dân cư được cải thiện do hoạt động vận chuyển, chôn lấp đã ngừng nên những hoạt động lớn đã không còn, cuộc sống của dân dần dần trở lại bình thường và yên tĩnh như xưa:gọi là B52

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100572.doc
Tài liệu liên quan