Đề tài Bước đầu nghiên cứu hoạch định tiết học múa cho trẻ trong trường mầm non

A. PHẦN MỞ ĐẦU Từ tr 6 dến tr 9

I. Lí đo chọn đề tài.

II. Mục đích ngiên cứu.

III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu

V. Giả thuyết khoa học

VI. Phạm vi nghiên cứu

VII. Phương pháp nghiên cứu

VIII. Kế hoạch tổ chức nghiên cứu Trang 6

B. PHẦN NỘI DUNG

Lịch sử nghiên cứu

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI:

Bước đầu nghiên cứu hoạch định tiết học múa dạy trẻ trong trường mầm non.

I. Khái quát chung về nghệ thuật múa

1. Lí luận nghệ thuật múa

2. Thực tiễn nghệ thuật múa

3. Định nghĩa về nghệ thuật múa

4. Khái niệm về múa mẫu giáo

II. Mối liên hệ giữa nghệ thuật múa với đời sống

1. Chức năng nghệ thuật múa

2. Vai trò của nghệ thuật múa đối với trẻ mầm non

III. Mối quan hệ giữa múa với các loại hình nghệ thuật

khác nhau

1. Mối quan hệ giữa múa với âm nhạc

2. Mối quan hệ giữa múa với văn học

3. Mối quan hệ giữa múa với sân khấu - Mĩ thuật - Hội hoạ

IV. Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng cảm thụ nghệ

thuật múa của trẻ

1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

2. Khả năng cảm thụ nghệ thuật múa tuổi mầm non

V. Một số hình thức múa của trẻ mẫu giáo

1. Múa minh họa

2. Múa sinh hoạt

3. Múa biểu diễn

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY MÚA CHO TRẺ MẦM NON HIỆN NAY.

1. Địa bàn điều tra

2. Mục đích điều tra

3. Phương pháp điều tra

4. Thực trạng về tổ chức dạy múa cho trẻ mầm non

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM – KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

I. Nội dung thực nghiệm

1. Quan điểm về chất liệu múa cơ bản và bài hát lựa chọn để biên đạo múa

2. Phân tích một số động tác chất liệu cơ bản

3. Phân tích bài hát đã được chọn

II. Cách thức tiến hành thực nghiệm

1. Địa bàn thực nghiệm

2. Mục đích của thực nghiệm

3. Tiêu chuẩn và thang đánh giá

4. Tiến hành thực nghiệm

III. Kết quả thực nghiệm

1. Kết quả thực nghiệm khảo sát

2. Kết quả thực nghiệm hình thành và kiểm chứng. Từ tr 9 dến tr 45

 

 

 

C. PHẦN KẾT LUẬN.

1/ Kết luận chung.

2/ Khuyến nghị sư phạm.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14096 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu hoạch định tiết học múa cho trẻ trong trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột cách phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy hứng thú vận động cũng như khả năng cảm thụ âm nhạc và năng khiếu nghệ thuật múa. 2. Mối quan hệ giữa múa với văn học. Như chúng ta đã biết một điệu múa dù đơn giản đến đâu cũng chứa đựng một nội dung văn học. Nếu không có nội dung văn học thì không còn là nghệ thuật nữa, nó chỉ còn là những động tác đơn thuần, máy móc. Nghệ thuật múa càng phát triển cao càng gắn liền với sự phát triển của văn học. Cách xây dựng một tác phẩm múa cũng giống như bố cục một tác phẩm văn học. Khi kịch bản múa vẫn còn nằm trên giấy, dùng ngôn ngữ văn tự để diễn tả đó chính là tác phẩm văn học. Trên thế giới nhiều tác phẩm văn học đã được dựng thành những vở kịch múa nổi tiếng nhưng: Romêô và Juliét, Ôtenlô của Seakpear, Đônkiốt của Xécvangtéc, Hòn đất của Anh Đức…Những tác phẩm này dần trở thành những tác phẩm kinh điển của nghệ thuật múa. 3. Mối quan hệ giữa múa sân khấu – Mỹ thuật – Hội họa Một trong những đặc trưng tạo thành sức mạnh của nghệ thuật múa chính là tính tạo hình. Từ dáng dấp, bước đi, một tư thế ngồi đều phải khác họa yếu tố tạo hình. Vì tạo hình là một yêu cầu không thể thiếu trong nghệ thuật múa. Nói cách khác nghệ thuật múa mang tính tạo hình, những khác họa trong chuyển động ( tạm dừng ) liên tục theo quy luật vận động của nghệ thuật múa. Điểm chủ đạo của nghệ thuật múa là sự tạo hình, điêu khắc nối tiếp nhau chuyển động trong âm thanh, tiết tấu đem lại sự thu hút say sưa cho người xem. Chính vì vậy người ta vẫn gọi múa là những bức điêu khắc sống. Để có một tác phẩm múa ta phải dùng các chất liệu khác nhau trong thiên nhiên để xây dựng tác phẩm. Dùng vải, giấy, gỗ, thạch cao…Hay những động tác múa bao giờ cũng mang tính tạo hình cao, sức mạnh biểu hiện như một bức tượng sống di chuyển, hay nguyên tắc bố cục một bức tranh, sự nhịp nhàng của đường nét, sự cân đối của hình khối và sự hài hòa về màu sắc…Tóm lại múa là một loại hình nghệ thuật phức hợp, nó liên quan, bị chi phối bởi kỹ xảo sân khấu, nghệ thuật hội họa và mĩ thuật tạo hình. iv.Đặc điểm tâm sinh lí và khả năng cảm thụ nghệ thuật múa của trẻ. 1.Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Trẻ thơ có một tâm hồn rất nhạy cảm, trẻ thường tỏ ra rất xúc cảm đối với cảnh vật và con người xung quanh. Trẻ thơ nhìn thế giới bằng cặp mắt trong sáng và hồn nhiên. Đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm lí trẻ thơ đó là rất gần gũi với điều mới lạ về hình dáng, màu sắc, âm thanh…Đó là tính hình tượng đang phát triển mạnh và gần gũi, nó chi phối mọi hoạt động tâm sinh lí của trẻ. Trẻ thường nhìn sự vật trong tính toàn vẹn của nó chứ không tách rời từng mảng, từng bộ phận rạch ròi khô cứng. Những thuộc tính cụ thể cảm tính sinh động có tác dụng mạnh mẽ lên các giác quan và ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm lí trẻ thơ. Đối với nghệ thuật múa cũng vậy, từ những đạo cụ, trang phục động tác múa đã gây cho trẻ ấn tượng sâu sắc. ở lứa tuổi mẫu giáo tâm sinh lý được phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Tư duy của trẻ đã chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong, tư duy trực quan hình tượng dần dần thay thế cho lối tư duy trực quan hành động. Đồng thời ở trẻ các đối tượng và các sự vật trong tự nhiên ảnh hưởng đến nhân cách hóa mọi vật đều có hồn và biến hóa chúng một cách linh hoạt. VD: Từ một cái gậy trẻ có thể tưởng tượng là cây súng, cây đàn để hát múa. Chính nhờ những đặc tính tâm lý ở trẻ mà những hình tượng nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật múa góp phần thúc đẩy phát triển khả năng cảm thụ, phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện. 2.Khả năng cảm thụ nghệ thuật múa tuổi mầm non ( Từ 3 – 6 tuổi) ở tuổi mẫu giáo bé, khả năng múa có phát triển hơn độ tuổi nhà trẻ. Bước đầu trẻ thể hiện cảm xúc vỗ tay, vận động theo bài hát, bản nhạc. Các động tác nhịp nhàng như đi đều, dậm chân, nhún trên hai chân, vẫy cánh tay, cuộn cổ tay và minh họa dáng điệu của một số con vật gần gũi theo nội dung lời ca, bản nhạc, ít thay đổi đội hình và trẻ đã biểu hiện sự hứng thú khi tiếp xúc với nghệ thuật múa. Lúc lên mẫu giáo nhỡ, những vận động, động tác của mẫu giáo bé đã thành thục hơn. Trẻ biết vỗ tay theo tiết tấu đơn giản và múa theo bài hát một cách mềm dẻo. Bước đầu đã nhớ di chuyển một số đội hình và biết thể hiện điệu bộ cảm xúc của bài hát múa. Đỗi với mẫu giáo lớn, các vận động cơ bản ở mẫu giáo nhỡ đã thành thục khả năng cảm thụ nghệ thuật múa của trẻ đã phát triển hơn. Trẻ có khả năng thực hiện các động tác khi được tiếp xúc với các tác phẩm múa phù hợp. Trẻ đã thể hiện được sự mềm dẻo, nhanh nhẹn di chuyển đội hình, định hướng trong không gian, khi múa trẻ biết lắng nghe, ghi nhớ nhịp điệu từ động tác đơn giản đến phức tạp, biết tư duy để nhập vai diễn và thực hiện tốt một số kỹ năng múa. Trẻ biết kiên trì khi luyện tập các động tác múa, biết phối hợp vận động tay, chân, thân mình một cách nhịp nhàng, khéo léo. Trẻ biết thể hiện cảm xúc đối với tác phẩm múa qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…Trẻ đã có một số kỹ năng, kỹ xảo và đã biết tự đánh giá mình, nhận xét bạn múa. Trẻ có thể tự điều chỉnh hoặc sáng tạo khi thực hiện một số tác phẩm múa cá nhân. Bởi vậy đó là thời cơ để trẻ tiếp xúc với nghệ thuật, để phát triển năng khiếu múa và phát triển thể chất cho trẻ ngay từ ấu thơ. v. Một số hình thức múa cho trẻ mẫu giáo Đối với trẻ mẫu giáo do đặc điểm tâm lý mà các bài múa được các tác giả sáng tác thường đơn giản về động tác và đội hình, động tác thường lặp đi lặp lại. Đối với mẫu giáo bé chỉ có từ hai đến ba động tác. Mẫu giáo nhỡ và lớn chỉ có bốn đến năm động tác. Những bài múa minh họa theo lời ca, những bài múa dành cho trẻ mẫu giáo thường chia làm ba loại chính: + Múa minh họa + Múa sinh hoạt + Múa biểu diễn 1. Múa minh họa Thường hay có trong chương trình mẫu giáo bé và nhỡ nhiều hơn mẫu giáo lớn. Vì loại múa này có động tác đơn giản, phù hợp với nội dung lời ca, tiết tấu của bài hát qua các động tác minh họa làm cho người thưởng thức cụ thể hơn về nội dung của bài hát. Loại múa này mang tính chất nghệ thuật đơn điệu, đội hình đơn giản phù hợp với mẫu giáo bé và nhỡ. Múa minh họa cũng đưa lại cho trẻ mầm non những hứng thú, cảm xúc của mình khi thể hiện. 2. Múa sinh hoạt Múa sinh hoạt cũng gồm có những động tác múa tương đối đơn giản phù hợp với sự tham gia của đông đảo trẻ. Những bài múa sinh hoạt mang tính chất dân gian nhiều. Nó mô phỏng cuộc sống hàng ngày của con người. Phần lớn các điệu múa sinh hoạt thường di chuyển theo đội hình vòng tròn, hàng thẳng, vòng cung cùng nhảy múa. Các động tác múa sinh hoạt nhí nhảnh, vui vẻ, càng múa càng tăng thêm tinh thần cộng đồng, tinh thần đoàn kết. Múa sinh hoạt thường mang đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. ở lứa tuổi mẫu giáo múa sinh hoạt rõ nét là tác phẩm: cùng múa vui, tìm bạn thân, múa với bạn Tây Nguyên, trống cơm… 3. Múa biểu diễn Múa biểu diễn là một loại múa đòi hỏi phải có tính nghệ thuật cao hơn so với múa sinh hoạt. Nó đòi hỏi trẻ phải thực sự thành thục một số động tác múa cơ bản, góc độ múa, biết thể hiện cảm xúc theo nội dung tác phẩm múa. Múa biểu diễn là loại múa gây hứng thú nhất đối với trẻ mầm non và nó cũng mang tính giáo dục toàn diện cho trẻ về tri giác, thính giác, thị giác và vận động. Đặc biệt là phát triển về thẩm mĩ cho trẻ. Múa biểu diễn thường được các nhà biểu diễn dàn dựng hoặc có những người có khả năng múa và thường được thể hiện trong những ngày hội, ngày lễ, biểu diễn trong sân khấu. Hiện nay, cuối tuổi mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn đã thể hiện loại múa này tốt hơn. Thực trạng loại múa này ngày càng được nâng cao ở các trường mầm non hiện nay. Chương II: Thực trạng trong chương trình tổ chức tiết dạy múa cho trẻ mầm non hiện nay 1.Địa bàn điều tra Chúng tôi tiến hành điều tra sơ bộ thực trạng về việc tổ chức tiết học múa cho trẻ ở một số trường Mầm non thành phố Hải Phòng: Trường MN Sao Sáng, Trường MN An Thắng. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, cảnh quan tự nhiên phù hợp, hầu hết các trường đều có phòng học năng khiếu để cho trẻ học múa. Môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, gọn gàng, trang trí đẹp. Đội ngũ giáo viên được đào tạo chuẩn 100%. Đa số trẻ đều được đến trường từ 18 tháng. Trẻ ở các trường đều khỏe mạnh nhanh nhẹn, hồn nhiên và tâm lí phát triển bình thường. 2. Mục đích điều tra Phát triển thực trạng việc tổ chức tiết học múa ở trường Mầm non từ đó đưa ra các biện pháp, các hình thức, nội dung tiết dạy múa với những cấu trúc, động tác mới phù hợp với nhận thức của trẻ Mầm non. Với những bài hát múa được lựa chọn trong chương trình. 3. Phương pháp điều tra Tôi đến các trường quan sát, dự giờ dạy múa cho trẻ của giáo viên trong trường, ghi chép các hình thức tổ chức vận động theo nhạc của giáo viên. Trao đổi, đàm thoại về những lần tổ chức dạy múa ở các giờ học trước để tìm hiểu thêm về một số biện pháp của giáo viên đã sử dụng khi tổ chức cho trẻ múa. 4. Thực trạng về tổ chức dạy múa cho trẻ Mầm non Mặc dù đã nhiều lần thay đổi về phương pháp giáo dục âm nhạc, đã tổng kết chuyên đề năm 2000. Xong thực chất bộ môn này còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là tiết học vận động theo nhạc hoặc múa, múa minh họa. Với tỷ lệ: + Mẫu giáo bé có 8 bài, + Mẫu giáo nhỡ 7 bài + Mẫu giáo lớn có 9 bài Trong chương trình dạy múa cả năm với tỷ lệ múa quá ít, trong lúc đó mỗi tuần có 2 tiết GDAN. Do đó mỗi lần tổ chức cho trẻ biểu diễn tiết mục còn nghèo nàn không hấp dẫn trẻ. Phương pháp dạy tiết vận động theo nhạc: Do phải phân phối vào một số tiết học kèm với tập hát, nghe hát, hoặc trò chơi nên sự tiếp thu động tác múa của trẻ còn cứng nhắc, chưa có hiệu quả. Đội hình quá đơn giản, gò bó trẻ nên khi thể hiện tính chất múa chưa rõ, chưa hấp dẫn. Về giáo viên: Hầu hết chỉ bám vào hướng dẫn và phân phối chương trình như gợi ý của bài soạn để dạy, chưa biết linh hoạt và không mạnh dạn thay đổi các hình thức, các động tác cho phù hợp. Chưa mạnh dạn cho trẻ rèn luyện một số động tác múa cơ bản để bổ sung cho bài dạy. Khi dạy tiết GDAN giáo viên dạy múa một cách thụ động, rập khuôn máy móc, dạy theo các động tác đơn giản, chỉ xem việc dạy múa là một phần nhỏ trong tiết GDAN. Mặc dù tiết học âm nhạc đã gây cho trẻ hứng thú nhưng chưa thực sự say mê và chưa có tiết mục để biểu diễn. Có những bài hát có tiết tấu nhịp rất phù hợp với một số động tác múa nhưng trong chương trình chỉ hát hoặc vỗ tay. VD: + Hòa bình cho bé – Mẫu giáo nhỡ + Trường em – Mẫu giáo lớn + Cháu đi mẫu giáo – Mẫu giáo bé Như vậy trong chương trình giáo dục việc dạy múa còn rập khuôn máy mọc, chưa phát huy được tính sáng tạo và nghệ thuật múa, các bài dạy múa còn nghèo nàn. Giáo viên có năng khiếu dạy múa còn hạn chế. Tuy nhiên, ở các ngày hội, ngày lễ trẻ rất hứng thú xem các tiết mục biểu diễn là múa và trẻ rất say mê các tiết mục múa phụ họa. Điều đó chứng tỏ chúng ta cần giáo dục trẻ có chương trình cơ bản đồng nhất dựa vào chương trình chất liệu múa cơ bản. Cần có phương pháp biên soạn múa để trẻ được tiếp xúc với các tiết mục múa đa dạng, phong phú hơn cũng chính là nâng cao cách thể hiện của trẻ trong phần biểu diễn. Giáo viên cần có kiến thức tổng hợp về khoa học ngành Mầm non thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ. Chương III: Thực nghiệm – kết quả thực nghiệm I. Nội dung thực nghiệm 1. Quan điểm về chất liệu múa cơ bản và bài hát lựa chọn để biên đạo múa. a/ Quan điểm về chất liệu múa: Đây là những chất liệu cơ bản để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho trẻ về múa như nhún mềm, guộn cánh, cổ tay, di chuyển đội hình…Từ đó giúp trẻ thể hiện tốt các tổ hợp múa và các tiết mục múa, thông qua chất liệu cơ bản sẽ có cơ sở chung để phát huy khả năng múa của mình – nghệ thuật múa là hệ thống chất liệu cơ bản rèn luyện sự mềm mại, linh hoạt và sức bền, độ bền dai của các bộ phận cơ thể. Mặt khác, múa cơ bản của từng dân tộc giúp trẻ nắm được phong cách bản sắc, đặc điểm, luật múa từng dân tộc, tính thẩm mĩ, cảm xúc âm nhạc. b/ Quan điểm về bài lựa chọn +Nội dung: Nội dung các bài hát gần gũi với cuộc sống của trẻ và nhạc phù hợp với đặc điểm nhí nhảnh, vui tươi của trẻ. VD: “ Rước đèn dưới ánh trăng” thể hiện niềm hân hoan vui sướng của các em khi được rước đèn dưới ánh trăng vào đêm trung thu. Qua đó trẻ thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và có cái nhìn đẹp về cảnh vật xung quanh mình. +Về âm nhạc Có hình tượng nghệ thuật trong sáng, rõ ràng, thống nhất với lời ca âm nhạc, dễ nhớ, dễ thuộc và giàu tính chất dân tộc, vui nhộn. Từ quan điểm trên tôi lựa chọn sáu bài để làm thực nghiệm: Giai đoạn 1: Thực hiện khảo sát + Cháu đi mẫu giáo – Phạm Minh Tuấn + Nhớ ơn Bác - Phan Huỳnh Điểu + Rước đèn dưới ánh trăng – Phạm Tuyên + Inh lả ơi – Dân ca Thái + Đi học về – Hoàng Lân và Hoàng Long + Đi học – Bùi Đình Thảo và Minh Chính Giai đoạn 2: Thực nghiệm hình thành + Cháu đi mẫu giáo – Phạm Minh Tuấn + Nhớ ơn Bác - Phan Huỳnh Điểu + Rước đèn dưới ánh trăng – Phạm Tuyên + Inh lả ơi – Dân ca Thái + Đi học về – Hoàng Lân và Hoàng Long + Đi học – Bùi Đình Thảo và Minh Chính Giai đoạn 3: Thực nghiệm kiểm chứng + Cháu đi mẫu giáo – Phạm Minh Tuấn + Nhớ ơn Bác - Phan Huỳnh Điểu + Rước đèn dưới ánh trăng – Phạm Tuyên + Inh lả ơi – Dân ca Thái + Đi học về – Hoàng Lân và Hoàng Long + Đi học – Bùi Đình Thảo và Minh Chính * Các biện pháp - Kế thừa: Giới thiệu tác phẩm Cô hát, múa mẫu, trẻ thực hiện cùng cô, sửa sai - Tăng cường: Đạo cụ ( quần áo, khăn, nơ, quạt, hoa, dải…) - Dạy chất liệu cơ bản - Biên đạo tổ hợp múa - Phân chia từng nhóm - Luyện tập mọi lúc, mọi nơi 2.Phân tích một số động tác chất liệu cơ bản: a, Các thế tay, thế chân cơ bản * Các thế tay: - Thế 1: Hai tay vắt chéo cổ tay trước ngực, bàn tay cong dựng thẳng ngón tay trái khép vào giữa bàn tay, lòng bàn tay hướng về hai bên, hai khuỷu tay hơi vuông góc. - Thế 2: Hai tay dang ngang, bàn tay ngang vai, lòng bàn tay ngửa, hai khuỷu tay tạo thành hình chữ V. - Thế 3: Hai tay tạo thành hình tròn ôvan trên đầu, bàn tay cong ngửa trên đầu. - Thế 4: Một tay dơ lên, lòng bàn tay hướng về trước chếch chéo, khuỷu tay hơi co, một cánh tay tạo thành hình ôvan trên đầu, một tay dưới bàn tay cong, lòng bàn tay úp sát kề mông. - Thế 5: Một tay để ngang bằng vai bên cạnh, bàn tay cong, lòng bàn tay ngửa lên, cánh tay co giống tay thế 2, một tay thẳng úp lòng bàn tay. - Thế 6: Một tay thế 2 nâng cao, chéo, bàn tay ngang đầu, tay kia song song thấp hơn. * Các thế chân: - Thế 1: Chữ V- 2 gót chân sát nhau. - Thế 2: 1 chân làm trụ, chân kia bước lên trên, tiến như bước đi bình thường. - Thế 3: 1 chân làm trụ, chân kia đặt ngang bàn chân trên mũi chân trụ. - Thế 4: 1 chân làm trụ, 1 chân kí sau gót. - Thế 5: 2 chân chéo nhau song song 2 cạnh chân. - Thế 6: 2 chân làm trụ, chân kia kí gót giữa sát lòng chân trụ. * Động tác nhún mềm, nhún giật: Đứng tại chỗ, chân thế 1, 2 tay chống hông, nhún đầu gối xuống, lưng đứng thẳng, nhún vào phách mạnh. - Nhún giật có 2 loại: + Nhún tại chỗ và chuyển động. + Nhún giật mang tính chất linh hoạt, dứt khoát. * Động tác hái đào dân tộc kinh: Có thể tại chỗ, bước sang 2 bên và chuyển động đi thế lướt, động tác mang tính chất mềm dẻo nhẹ nhàng. - Hái đào 1 tay: Chân đứng thế 6, chân nào làm trụ, tay ấy làm động tác hái đào, chân kia kí tay ở tư thế chuẩn bị. Nhịp 1: Tay làm động tác để dọc theo người, bàn tay ngửa, tay từ từ đưa lên cao ngang thắt lưng giữ nguyên khuỷu tay. Nhịp 2: Guộn đầu ngón tay đến cổ tay. Nhịp 3: Giống như nhịp1 nhưng đổi tay và chân làm trụ. Nhịp 4: Giống như nhịp 2. Khi vuốt cánh tay chân trụ phải thẳng, đầu mắt mình nhìn theo hướng tay. - Hái đào hai tay: Tương tự như hái đào 1 tay. Tay thế 6 guộn dần từ ngón rồi đến cổ tay, chân thế 6. * Bước đi thường, đi lướt: - Đi thường thế 2: Tay chống hông, chân đứng thế 1 sau đó chân bước nối tiếp theo thế 2. - Đi lướt: Trên cơ sở của thế 2 đi mau bước ngắn người thẳng. * Guộn tay tiên: Chân trước trụ nhún, chân kia kí thế 2, tay đưa cao lên đầu lòng bàn tay hướng về phía sau, guộn ngón tay cổ tay 1 vòng rồi vuốt xuống đặt sát 2 bên đùi, đồng thời chân sau nhún làm trụ, chân trước hướng mũi chếch lên trên (dáng người nghiêng theo chân trụ về trước và sau). Đầu nghiêng theo chân bước mắt nhìn chếch chéo nên xà xuống. * Động tác mõ mời: - Chân: 1 chân trụ, chân kia bước lên 1 bước giật gót chân chếch xuống 45 độ, mũi chân chếch ra phía ngoài. - Tay cùng chân bước lên mở từ lòng ra, bàn tay ngửa, chếch về phía ngoài, khuỷu tay 45 độ. - 1 tay để khuỷu tay vuông góc, trước ngực bàn tay úp, khuỷu tay đặt lên mu bàn tay dưới. * Động tác đi xúng xính dân tộc H’Mông: - Tính chất: mềm, nhẹ nhàng, duyên dáng. - Chân thế 1: Bước ngang, ngước bên nào đồng thời đưa mông nhẹ về bên đó, chân kia hơi thu về, 2 bên bàn chân đặt song song sát nhau, sau đó bước đổi bên. - Động tác này có thể tiến hành đi ngang hoặc tiến lùi, tay để xuôi bình thường, mở 1 góc 15 độ, bàn tay úp. * Động tác vòng khăn dân tộc H’Mông: - Tính chất: Mềm, nhẹ nhàng, duyên dáng. - Chuẩn bị: Tay trái chống hông, tay phải làm động tác, chân đứng thế 1. - Chân: + Nhịp 1: Chân phải đưa ra trước, đặt mũi chân trái 1 chân. + Nhịp 2: Chân phải rút về thế 1. + Nhịp 3: Chân trái làm như nhịp 1. + Nhịp 4: Chân trái rút về thế 1. Hai chân đổi đều, đầu gối chân trụ nhún nhẹ, đầu gối chân đưa ra thẳng vẽ thành 1 vòng tròn từ trái sang phải, khuỷu tay giữ nguyên. - Tay: + Nhịp 1: Tay cầm khăn ngang thắt lưng, khuỷu tay 45 độ, dùng cổ tay vẽ thành một vòng tròn từ trái qua phải, khuỷu tay giữ nguyên. + Nhịp 2: Tay đưa về tư thế chuẩn bị. + nhịp 3: Giống như nhịp 1( đổi tay). + Nhịp 4: Tay đưa về tư thế chuẩn bị. * Động tác đánh cồng Tây Nguyên: - Tính chất: Nhẹ nhàng, duyên dáng, uyển chuyển. Động tác: Chuẩn bị chân thế 1, tay buông. Nhịp 1: Tay phải đưa lên trước, khuỷu tay gập, bàn tay ngửa, tay trái gập khuỷu vuông góc trước ngực, bàn tay nghiêng, ngón tay cái gần sát cổ tay phải, lòng bàn tay hướng về phía trước. Bàn tay trái đưa nhẹ dần ra phía trước, đồng thời khuỷu tay mở. Chân bước lên 1 bước (thế 2) Nhịp 2 làm ngược lại. * Động tác vuốt, guộn quạt ( vườn quạt): - Chân đứng thế 1: 2 bàn chân song song sát nhau. Hai tay cầm quạt để buông. - Tay: Nhịp 1+2: Một tay đưa lên cao bằng vai, guộn cổ tay; chân nhún. Nhịp 3+4: Ngược lại. - Chú ý: khi guộn bên nào thì đầu hơi nghiêng sang bên kia, mắt nhìn theo hướng tay. - Vuốt quạt : Chân đứng thế 1, tay cầm quạt, lòng bàn tay vòng trong người. Nhịp 1: Đưa tay ngang bằng vai. Nhịp 2:Tay vuốt xuống, chân nhún. Phân tích bài hát đã được chọn Bài 1: Cháu đi mẫu giáo - Nhạc Phạm Minh Tuấn Bài viết ở giọng F dur...nhịp 2/4 mang tính chất vui tươi linh hoạt, cấu trúc của bài hát gồm 1 đoạn đơn, có 2 câu nhạc cân đối. Câu 1 8 nhịp 4 + 4 Câu 2 8 nhịp 4 + 4 Tiết tấu đơn giản, nốt móc đơn và nốt đen. Lời ca mô phỏng cảnh cháu đi mẫu giáo, có tính tình cảm thương yêu của cô giáo. Qua đó nhằm giáo dục trẻ ngoan ngoãn khi đến lớp để bố mẹ đi làm. Bài 2: Đi học về ( Hoàng Long - Hoàng Lân) Bài viết này ở giọng F dur, nhịp 2/4 tính chất vui vẻ hoạt bát. Cấu trúc bài gồm có một đoạn đơn, có 2 câu nhạc cân đối. Câu 1 8 nhịp 4 + 4 Câu 2 8 nhịp 4 + 4 Tiết tấu đơn giảm gồm nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn. Câu nhạc cân đối thể hiện tâm trạng của các cháu khi đi học về được bố mẹ thương yêu trìu mến. Qua đó giúp giáo dục trẻ thêm kính trọng, lễ phép với mọi người. Bài 3: Inh lả ơi (Dân ca Thái) Bài viết này ở giọng G dur mang tính chất nhạc nhẹ, nhịp 2/4 với tiết tấu đơn giản. Cấu trúc một đoạn nhạc đơn có 2 câu. Câu 1 8 nhịp 4 + 4 Câu 2 8 nhịp 4 + 4 Tiết tấu gồm có nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng. Nội dung bài hát ca ngợi vẻ đẹp của các tỉnh miền núi phía Bắc và thấy được nét độc đáo của làn điệu dân ca Thái. Đây là một thể loại khá phong phú trong âm nhạc Việt Nam. Bài 4: Đi học (Bùi Đình Thảo - Minh Chính) Đi học Nhạc: Bùi Đình Thảo Lời: Bùi Đình Thảo - Minh Chính tay từng bước (ơ). Hôm nay mẹ lên Bài viết ở giọng D dur, nhịp 2/4 mang tính chất nhẹ nhàng, vui tươi, linh hoạt. Tiết tấu đơn giản và nốt móc kép tạo nhịp nhanh tuy hơi khó với trẻ nhưng trẻ vẫn có khả năng thể hiện tốt các tác phẩm múa theo tính chất âm nhạc đó. Nội dung của bài hát nói về em bé miền núi thương yêu lớp của mình, từ đó thấy được vẻ đẹp nơi núi rừng, con đường đến trường của bạn miền núi, qua đó giáo dục trẻ em yêu quý trường lớp. Bài 5: Rước đèn dưới ánh trăng ( Phạm Tuyên) Tiết tấu móc đơn, nốt đen rất đơn giản trong nhịp 2/4 phù hợp với sự nhịp nhàng vui nhộn . Nội dung bài hát nói lên niềm phấn khởi trong đêm trung thu với tập tiếng trống ngộ nghĩnh, hóm hỉnh như gọi các cháu đến vui liên hoan. Thông qua lời ca giúp giáo dục trẻ đoàn kết tình bạn bè và ngày hội truyền thống dân tộc. Bài 6 : Nhớ ơn Bác ( Phan Huỳnh Điểu) Bài viết này ở giọng C dur..., nhịp 2/4 gồm 1 phách mạnh, 1 phách nhẹ luân chuyển nhịp nhàng, lời ca mô tả tình cảm yêu mến của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi và tấm lòng kính yêu của các cháu thiếu nhi với Bác. Cấu trúc bài hát gồm một đoạn đơn 2 câu nhạc. Câu 1 Câu 2 8 nhịp 8 nhịp 4 + 4 4 + 4 Tiết tấu gồm có nốt đen, móc đơn, nốt trắng. Thông qua lời ca giúp giáo dục trẻ kính yêu và biết ơn Bác Hồ. II. Cách thức tiến hành thực nghiệm: 1. Địa bàn thực nghiệm: Thực nghiệm tiến hành tại trường mầm non Quốc Tuấn – An Lão – Hải Phòng. Tôi chọn: 20 cháu lớp mẫu giáo lớn - Cô Phượng và cô Hải. 25 cháu lớp mẫu giáo nhỡ - Cô Minh và cô Dung. 25 cháu lớp mẫu giáo bé - Cô Nương và cô Oanh. để tiến hành thực nghiệm và tiến hành qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 : Thực nghiệm khảo sát. Giai đoạn 2 + 3: Thực nghiệm hình thành và kiểm chứng. Trẻ ở các lớp này khoẻ mạnh, phát triển đồng đều và đi học chuyên cần, có trình độ nhận thức gần giống nhau, hoàn cảnh gia đình đều được gia đình chăm sóc tương đối chu đáo. 2. Mục đích của thực nghiệm: Tổ chức dạy cho tất cả các cháu tham gia múa và học chất liệu múa nhằm rèn luyện một số kĩ năng cho trẻ.Trên cơ sở đó tiến tới hình thành tiết học múa cho trẻ ở 3 độ tuổi: bé, nhỡ, lớn. Qua đó ta có thể đánh giá đợc khả năng múa của trẻ. 3. Tiêu chuẩn và thang đánh giá: * Tiêu chuẩn đánh giá: - Khả năng thực hiện: + Tập trung. + Đúng động tác. + Khớp với lời ca, âm nhạc. + Di chuyển đội hình trong âm nhạc đúng nhịp. - Kĩ năng thực hiện: + Gồm những yếu tố trên. + Kĩ năng múa thể hiện qua nét mặt tình cảm của trẻ. + Khéo léo, mềm dẻo, chính xác và chủ động trong diễn xuất. * Thang đánh giá được chia làm 4 mức độ: + Mức độ 1: Trẻ chưa tập chung, di chuyển đội hình chậm, sai nhạc nhưng đúng động tác. + Mức độ 2: Đúng động tác, đúng nhạc, di chuyển đội hình đúng, đúng hoặc nhanh nhịp nhưng chưa truyền cảm. + Mức độ 3: Gồm các yếu tố trên và bắt đầu chú ý dáng dấp tư thế. + Mức độ 4: Truyền cảm thể hiện qua nét mặt, giao lưu tốt với bạn múa, chủ động thể hiện. 4. Tiến hành thực nghiệm: 4.1/ Giai đoạn 1: Thực nghiệm khảo sát Chúng tôi tiến hành khảo sát trẻ trước thực nghiệm nhằm đo xem khi chưa xây dựng tiết học múa thì kĩ năng của trẻ như thế nào? Từ đó có số liệu để so sánh, đánh giá sau khi làm thực nghiệm. Giai đoạn này tôi tiến hành quan sát giờ dạy vận động theo nhạc của giáo viên và dạy theo phơng pháp hiện nay. Sau đó ghi chép % theo tiêu chuẩn và thang đánh giá sau khi làm thực nghiệm. Phương pháp làm khảo sát: Ghi chép, quan sát, đo đạc. Cách tính như sau: P T = x 100% S Trong đó: T : % số trẻ thể hiện kĩ năng múa ở từng mức độ ( 1, 2, 3, 4) P : Số trẻ đạt ở từng mức độ. S : Tổng số trẻ tham gia thực hiện. 4.2/ Giai đoạn 2 + 3: Thực nghiệm và kiểm chứng. Sau khi nghiên cứu, phân tích, thiết kế giáo án và dàn dựng, chúng tôi sử dụng 6 bài hát để dạy trẻ múa và dạy trẻ một số chất liệu cơ bản. Tôi tiến hành dạy trẻ theo 2 phần cơ bản sau: Phần 1: Dạy trẻ chất liệu múa cơ bản. Phần 2: Dạy và cho trẻ luyện tập thể hiện trong các tiết mục cụ thể. Cụ thể như sau: Phần 1: Chất liệu múa cơ bản, thiết kế giáo án thực nghiệm. * Yêu cầu: Trẻ múa đúng động tác, truyền cảm, nhịp nhàng đúng âm nhạc. * Chuẩn bị: - Trẻ đứng hàng ngang so le nhau. - Nhạc đệm. - Cô múa mẫu phải đúng và thể hiện tình cảm. - Phơng pháp: Làm mẫu, giảng giải, dùng lời. * Tiến hành dạy theo 3 bớc: - Bớc 1: Cô làm mẫu, trẻ quan sát mẫu. - Bớc 2: Cô cùng làm với trẻ. - Bớc 3: Luyện tập sửa sai và nâng cao tính chất nghệ thuật. Trình bày phân chia chất liệu cơ bản cho trẻ từng độ tuổi: * Mẫu giáo bé: - Các thế tay: 6 thế. - Các thế chân: Thế 1, 2, 3. - Các động tác nhún mềm, vươn cánh tay. - Hái đào- dân tộc kinh, đứng tại chỗ 1 tay, 2 tay. - Bước đi thường thế 2. - Động tác mõ mời tại chỗ. * Mẫu giáo nhỡ: Trên cơ sở các động tác cơ bản của lớp mẫu giáo bé ta có thể bổ xung thêm: - Các thế tay: 6 thế. - Các thế chân: Thế 1, 2, 3. - Các động tác nhún mềm, vươn cánh tay. - Nhún tại chỗ. - Động tác hái đào dân tộc kinh: Hái đào 1 tay tại chỗ. Hái đào 2 tay có di chuyển. - Đi thường, đi lướt. - Động tác mõ mời tại chỗ, mõ mời di chuyển. - Động tác xúng xính dân tộc H’Mông. -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBuoc dau nghien cuu tiet hoc mua trong truong mamnon.doc