Đề tài Bước đầu nghiên cứu tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch ở Hương Sơn - Mĩ Đức - Hà Tây

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 5

1. MỞ ĐẦU 5

1.1. Mục tiêu thực tập tốt nghiệp 5

1.2. Lịch sử hình thành và chức năng hoạt động của HONGGAI TOURIST COMPANY 5

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 6

1.3. Tổ chức bộ máy của Công ty 7

1.4. Mô tả về thị trường hoạt động 8

1.5. Bộ phận thực tập 8

2. NỘI DUNG THỰC TẬP 8

2.1. Nguyên lý thực hành hướng dẫn và hoạt động của Công ty trong kinh doanh lữ hành và các dịch vụ liên quan 8

2.2. Thực tế hoạt động của Công ty trong kinh doanh Du lịch, lữ hành và 9

các dịch vụ liên quan 9

2.3. Hoạt động Marketing, thị trường khách Du lịch và xu hướng mới trong Du lịch, ưu tiên nghiên cứu những cơ hội và thách thức trong kinh doanh Du lịch ở các thị trường mục tiêu. 11

3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG LỢI THẾ, THUẬN LỢI, NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG THỰC TẬP 13

3.1. Lợi thế, thuận lợi 13

3.2. Những khó khăn 13

4. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 13

4.1. Các kiến nghị 13

4.2. Kết luận 14

PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 15

CHƯƠNG I 15

TỔNG QUAN VỀ HƯƠNG SƠN 15

1.1. Địa lý, cảnh quan. 15

1.2. Dân cư, kinh tế - xã hội 17

1.2.1. Dân cư 17

1.2.2. Kinh tế - xã hội 17

1.2.3. Đánh giá chung 19

1.3. Quá trình hình thành và hoạt động du lịch lễ hội ở Hương Sơn 20

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI NHÂN VĂN Ở HƯƠNG SƠN 22

2.1. Những vấn đề về du lịch sinh thái 22

2.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái 22

 

doc56 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch ở Hương Sơn - Mĩ Đức - Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gọi như: Du lịch thiên nhiên Du lịch môi trường Du lịch đặc thù Du lịch xanh Du lịch có trách nhiệm Du lịch bền vững. 2.1.2. Đặc trưng của du lịch sinh thái Mọi hoạt động phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đều được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử, kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ, kết quả của sự khai thác đó là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tự nhiên, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội về mặt kinh tế - xã hội, về hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên mới lạ và độc đáo đối với khách du lịch. Du lịch sinh thái cũng là một dạng của hoạt động du lịch vì thế nó cũng mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch như: tính đa ngành, tính đa thành phần, tính chi phí, tính xã hội hoá. Bên cạnh những đặc trưng này du lịch sinh thái còn mang trong nó những đặc trưng riêng đó là: Thứ nhất: tính giáo dục cao về môi trường: du lịch sinh thái hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có đa dạng cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Thứ hai: góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: hoạt động du lịch sinh thái có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Thứ ba: thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương mình, phát triển du lịch sinh thái hướng con người đến những vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính những dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng. 2.1.3. Một số loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam Trên thế giới, các loại hình du lịch sinh thái đã được biết từ rất lâu và mang lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch, tuy nhiên ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau, những sản phẩm du lịch sinh thái đích thực hiện chưa có mà chỉ là những loại hình du lịch thiên nhiên mang màu sắc của du lịch sinh thái: Dã ngoại: là hình thức du lịch đưa con người về với thiên nhiên, sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan thắng cảnh. Leo núi: là loại hình du lịch chinh phục những đỉnh núi cao như: Phansipan, Bạch Mã ngoài ra còn có các tour du lịch hành hương lễ hội đến các điểm di tích lịch sử văn hoá ở các khu bảo tồn thiên nhiên như: Chùa Hương, Yên Tử Đi bộ trong rừng: là hình thức du lịch tham quan các cảnh tự nhiên ở các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên đang phát triển. Tham quan miệt vườn: là hình thức tham quan nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp. Thăm bản làng dân tộc: Du khách có cơ hội tìm hiểu các giá trị văn hoá bản địa, văn hoá dân gian, tập tục sinh hoạt, sản phẩm thủ công truyền thống Du thuyền, mạo hiểm, săn bắn, câu cá: là những loại hình hấp dẫn du khách. 2.2. Điều kiện để tổ chức hoạt động du lịch sinh thái nhân văn ở Hương Sơn 2.2.1. Tiềm năng du lịch Địa hình địa mạo: Vùng núi đá vôi Hương Sơn là một nhánh của vùng Karst từ suối Rút, tỉnh Hoà Bình chạy ra đến hòn Nẹ ở ngoài khơi huyện Kim Sơn - Ninh Bình, dài trên 120 km, bề ngang chiếm toàn bộ vùng trũng sông Đà, rìa Đông là sông tích và sông Đáy, dãy Hương Sơn có đỉnh Thiên Trù cao 378m. Khí hậu nhiệt đới mưa nhiều của vùng núi là cơ sở và khả năng hoà tan đá vôi rất mạnh nước mưa rơi xuống bề mặt uốn nếp của các dãy núi, một phần chảy trên mặt thành suối Yến, một phần thấm sâu vào bề dày của lớp đá vôi theo các khe nứt, xâm thực mạnh làm đá nứt nẻ lởm chởm thành đá tai mèo và tạo nên những đỉnh đá nhọn hình răng cưa, bao quanh các thung như núi Sư tử, núi Trống, núi Gà Vùng núi Hương Sơn tiếp giáp với châu thổ sông Hồng, là ranh giới giữa vùng núi và đồng bằng, dãy núi Hương Sơn cùng với dãy núi Chi Nê, kiện Khê tuy nằm cách biệt nhau xong quá trình Karst hoạt động mạnh đã tạo nên những hang động, núi hình tháp, dạng chuông, hang luồn, hang động Qua nhiều đợt kiến tạo địa lý, Hương Sơn được ưu đãi với nhiều hang động kỳ thú, muôn hình, muôn vẻ như Hương Tích, Long Vân với nhiều nhũ đá hình người, long, ly, quy, phượng dãy Hương Sơn nổi tiếng nhờ thế. Khí hậu, thời tiết: Khí hậu của khu di tích danh thắng Hương Sơn là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 230C, lượng mưa hàng năm khoảng 1920mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng 3 năm sau. Tuy nhiên Hương Sơn cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên thường có mưa phùn tới hơn 25 ngày trong mùa khô. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lạnh khô và mùa nóng khô. Mùa lạnh khô từ tháng 1 đến tháng 2 với nhiệt độ trung bình tháng khoảng 160C, lượng mưa phùn không đáng kể. Mùa nóng khô từ tháng 7 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình khoảng 290C, có ngày lên tới 35-400C, lượng mưa khoảng 85-90%. Hạng ý nghĩa Nhiệt độ trung bình năm (0C) Nhiệt độ trung bình tháng (0C) Lượng mưa trung bình năm (0C) 1 Thích nghi 18-24 24-27 1250-1902 2 Khá thích nghi 24-27 27-29 1902-1550 3 Nóng 27-29 29-32 > 2250 4 Rất nóng 29-32 32-35 <1250 5 Không thích nghi > 32 >35 <650 Bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người So sánh các chỉ tiêu trên thì khí hậu Hương Sơn thuộc vào vùng có điều kiện thích nghi và khá thích nghi, phù hợp với sức khoẻ con người. Đây là một trong những yếu tố quan trọng phát triển du lịch sinh thái. Động thực vật Thiên nhiên Hương Sơn không chỉ tuyệt mĩ về cảnh quan "sơn thuỷ hữu tình" mà còn là một vùng đa dạng sinh học, rất phong phú về các chủng loại động thực vật. Ngoài rau sắng, củ mài, mơ rừng mà ai cũng biết và đã đi sâu vào thơ ca dân gian như: "Muốn ăn rau sắng củ mài Thì em đi chợ dãy dài Đục Khê". Hoặc: "Muốn ăn mơ phớt chấm đào Thì em thẳng lối đi vào chợ trong" Rừng núi Hương Sơn có rất nhiều sản phẩm tự nhiên với các loài động thực vật quý hiếm và có giá trị như: sa nhân, hà thủ ô, trám, nam sâm, huyết đằng dùng làm thuốc. Về cây gỗ quý, lâu năm và có độ che phủ lớn như: lát, sến, táu, váng tâm đến các loài cây hàng năm như: tre, nứa, trúc, cà lồ, vầu mây tất cả đã tạo nên một quầ thể thực vật phong phú như một lá phổi khổng lồ đảm bảo cho môi sinh được thanh khiết và trong sạch hơn, du khách cảm thấy lòng mình thanh thản và có niềm tin nơi đất Phật hơn. Động vật dưới nước thì có: cua, ốc, hến, cá các loại Sự đa dạng của thực vật Hương Sơn là môi trường thuận lợi cho các loài chim cư ngụ, nơi đây qui tụ hầu hết các loài động vật của miền rừng nhiệt đới, từ các loài ăn thịt và làm thuốc như: hổ, báo, trăn, rắn đến các loài chim như: gà rừng, đa đa, khiếu, vẹt, bìm bịp, vịt trời, le le Như vậy với tiềm năng vốn có về thực động vật, Hương Sơn có khả năng phát triển loại hình du lịch sinh thái, một loại hình du lịch chưa được quan tâm nơi đây. 2.2.2. Tiềm năng du lịch nhân văn Đã từ lâu Hương Sơn là một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng của nước ta và danh thắng Hương Sơn đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh Hà Tây, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Hơn thế nữa Hương Sơn còn là mảnh đất anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và phát triển tinh hoa văn hoá dân tộc, khôi phục và giữ gìn nguồn tài nguyên nhân văn vô giá. Tuy nguồn tài nguyên nhân văn với tác dụng nhận thức nhiều hơn tài nguyên thiên nhiên, có tác dụng giải trí không điển hình và nó đóng vai trò thứ yếu trong các tour du lịch đang diễn ra hiện nay, song nó góp phần làm phong phú chương trình du lịch và mang lại cảm hứng cho du khách. Tài nguyên du lịch nhân văn của chùa Hương chính là lễ hội Chùa Hương, các di tích lịch sử văn hoá, các di tích khảo cổ. Lễ hội chùa Hương: Lễ hội là một trong những tài nguyên nhân văn, thu hút du khách không kém gì các di tích lịch sử văn hoá cũng như tài nguyên tự nhiên khác. Hà Tây là một tỉnh có nhiều lễ hội trong đó có lễ hội Chùa Hương, hội có từ thời xa xưa khi thời Lê Thánh Tông có 3 vị hoà thượng phát hiện ra khu Phật tích Hương Sơn, nhưng phải đến năm Đinh Mão (1687) khi hoà thượng Viên Quang vận động Phật tử tổ chức lễ Thánh đản Bồ Tát Quan Thế Âm vào ngày 19 tháng 2 âm lịch, từ đó nhân dân và Phật tử thập phương mới biết đến chùa Hương - một lễ hội tâm linh. Hội bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch khi mùa xuân về, mà đỉnh cao của hội là những ngày giữa tháng 2. Hội chùa Hương hiện là một trong ba lễ hội lớn thu hút lượng du khách đông đảo nhất trong cả nước đó là: lễ hội bà Chúa Xứ ở tỉnh An Giang, lễ hội Bà Đen ở tỉnh Tây Ninh. So với lễ hội Yên Tử - một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam thì lễ hội chùa hương được biết đến như một lễ hội lâu đời và lớn nhất đất nước. Thời gian diễn ra lễ hội dài nhất và là lễ hội có số lượng du khách quốc tế đáng kể, du khách đến đây ngoài mục đích lễ hội, họ còn có mục đích tham quan và nghỉ dưỡng. Các di tích lịch sử văn hoá: Di tích lịch sử văn hoá là sản phẩm của văn hoá vật chất, văn hoá xã hội tinh thần, nó góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người và phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử, đặc biệt đó là một trong những điểm đến của các tour du lịch. Hương Sơn là vùng đất linh thiêng của Đạo Phật với truyền thuyết về Phật Bà Quan Âm đã tu tại động Hương Tích, và cách đây 200 năm, toàn bộ vùng núi Hương Sơn đều có rừng tự nhiên bao phủ, nằm trên đường tiến quân của Hai Bà Trưng, thời Đinh Tiên Hoàng, Hương Sơn nằm trên đường tiến quân từ Hoa Lư ra Đỗ Động dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thục. Hơn thế nữa quần thể thắng cảnh Hương Sơn bao gồm 19 đền, chùa, hang động. Tất cả phần lớn được phát hiện và xây dựng vào các thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX như: Đền Trình, chùa Giải Oan, đền Trấn Song, động Tuyết Sơn, chùa động Hương Tích Các di tích khảo cổ: Hương Sơn với tư cách là một quần thể các di tích lịch sử văn hoá bao gồm nhiều loại di tích khác nhau, mà chính sức lao động, sáng tạo của con người bao đời nay đã làm cho thiên nhiên ở vùng Hương Sơn có thêm sinh lực, mang sức sống con người, tạo nên giá trị trường cửu cho quần thể di tích thắng cảnh này. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các di tích khảo cổ học thuộc giai đoạn văn hóa Hoà Bình nổi tiếng của thời đồ đá Đông Nam á như: Hang Sũng Sàm , hàng Sập Bon, hang Chùa Mới, có niên đại trên dưới 1 vạn năm. Bên cạnh các di tích thời đồ đá, các nhà khảo cổ học còn phát hiện được các di tích và di vật thời đại đồ đồng, đồ sắt - những bằng cớ xác đáng chứng minh có sự tồn tại và phát triển liên tục của con người ở vùng đất này. Đó là tổ tiên của người Mường tại Hương Sơn, Mỹ Đức, giáp với Lạc Thuỷ - Hoà Bình hiện nay [21, 07]. Tại động Hương Tích phát hiện được trống đồng cùng thời với các trống đồng Đông Sơn ở Miếu Môn, Thượng Lâm, Phú Duy sát nách Hương Sơn còn tìm thấy rìu đồng, lưới xéo đồng Đông Sơn trên mặt hàng và lưỡi rìu đá mài ngoài ruộng lúa, có niên đại trên dưới 2000 năm [26,07]. 2.2.3. Khả năng khai thác tiềm năng cho hoạt động du lịch sinh thái nhân văn ở Hương Sơn Vùng đất Hương Sơn không chỉ là vùng đất có ý nghĩa dành cho phật giáo mà còn chứa đựng tinh thần văn hoá dân tộc sâu sắc của dân tộc Việt Nam và toàn thế giới. Nếu chỉ nói riêng Phật giáo thì đây là một khu đặc trưng của văn hoá Phật giáo, không chỉ trong vùng Đông Dương mà còn toàn bộ khu vực Đông Nam á và thế giới, khung cảnh thiên nhiên của vùng đã tạo ra một khung cảnh mang tính tâm linh, huyền bí và thơ mộng. Như vậy thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng kết hợp với các tài nguyên kinh tế xã hội nhân văn đặc sắc và đa dạng tại một khu không rộng, Hương Sơn là cơ sở hàng đầu hiếm thấy ở nước ta cho phát triển du lịch. Theo như phân loại của hệ thống rừng đặc dụng (Quy chế quản lý rừng đặc dụng được Chính phủ ban hành ngày 11/1/2001) thì Hương Sơn được xếp vào loại khu rừng bảo vệ cảnh quan, có nhiệm vụ bảo tồn cảnh quan trên núi đá vôi và chùa Hương Tích, với nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu và có giá trị văn hoá- lịch sử nhằm phục vụ cho các hoạt động văn hoá, du lịch hoặc nghiên cứu thí nghiệm. Hương Sơn có tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái hết sức phong phú và đặc sắc. Đặc điểm cấu tạo địa chất, địa hình đã tạo ra phong cảnh đa dạng với hệ thống các hang động, sông suối thung lũng, núi non ngoạn mục và kế tiếp nhau. Khí hậu vào các tháng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm hoàn toàn thích hợp cho con người có thể leo núi, nghỉ dưỡng, thư giãn Khoảng cách đóng vai trò quan trọng đối với loại hình du lịch sinh thái. Hương Sơn nằm cách Hà Nội khoảng 60km và có sức hấp dẫn lớn đối với thị trường khách đến từ Hà Nội và các vùng phụ cận như: Hà Nam, Nam Định, Hoà Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên Những điều kiện này tương đối thuận lợi và dễ dàng cho việc tổ chức hoạt động du lịch sinh thái nhân văn ở Hương Sơn. Có thể tận dụng sự lôi cuốn và hấp dẫn khách du lịch của dòng suối Yến vào hoạt động du lịch sinh thái nhân văn. Tổ chức cho khách chèo đò trên sông, lội suối. Đối với du khách hoạt động vượt thung, quèn vừa mang tính chất điền dã, vừa là khám phá và cảm nhận các hang động mới như hang Trú Quân Trước đây từ chùa Thanh Sơn có con đường bộ song song với suối Yến giúp du khách có thể hoàn toàn đi bộ vào đến động Hương Tích và nhiều điểm khác trên cùng một tuyến đường. Hương Sơn có nhiều thung, quèn và nhiều loại cây có thể sinh sống được trên đó, vì thế có thể tổ chức các hoạt động thư giãn có ích với môi trường du lịch như trồng cây với các loại câynhư: trồng trúc, những khóm trúc sẽ lan thành một vạt rất đẹp tạo cảm giác thích lạ cho du khách, trồng dâu ở gần cầu Hội để chăn tằm và làm đẹp cảnh quan. Trồng rau sắng, mơ, mận là những loại cây đặc sản của Hương Sơn ở các tuyến như: tuyến suối Tuyết đi Tuyết Sơn, tuyến suối Yến đi động Hương Tích và Long Vân. Tại các thung quèn và dọc đường đi đến các điểm du lịch có thể trồng các loại cây như: khoai, sắn, mít, táo, ổi, đu đủ, hoa đại, hoa ban Tây Bắc, cây dậy hoa tròn trắng như bông, thơm ngát, cây "lý leng" lá sắc hoa có cuống và đài xoè từng chùm màu vàng hoa lý vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa thêm phần hấp dẫn du khách với những chương trình du lịch sinh thái ngoài vụ lễ hội. Hương Sơn không những giàu tiềm năng du lịch tự nhiên mà còn phong phú bởi tiềm năng du lịch nhân văn. Con người ngày càng có xu hướng trở về với thiên nhiên, với cội nguồn văn hoá dân tộc, vì thế ngoài lễ hội lớn hấp dẫn và các đền, chùa, hang động nổi tiếng, các tập quán văn hoá truyền thống của vùng đất Hương Sơn đều có thể khai thác cho hoạt động du lịch sinh thái nhân văn. Con người và mảnh đất Hương Sơn đã gắn bó với nhau từ bao đời nay, các tập quán văn hoá truyền thống cũng dần hình thành từ đó. Và dựa trên các tập quán đó có thể tổ chức vãn cảnh, thăm viếng những nơi mà Bà Chúa Ba dừng chân để tu hành đắc đạo, tổ chức các dịch vụ ăn nghỉ với tập quán lễ hội xưa ở Hương Sơn như: ăn cơm nắm, muối vừng, nước tương, uống nước lão mai Tập quán văn hoá truyền thống còn thể hiện ở các sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo như: ngày hội bơi thuyền cũng là thú vui ngồi vãn cảnh lạc vào cõi tiên, cõi Phật. Cả ba tuyến du lịch của Hương Sơn đều có thể lợi dụng các dòng nước để tổ chức hội đua. Ngày hội tấp nập ra vào hàng trăm thuyền, dòng suối Yến lúc nào cũng nhộn nhịp tiếng chèo khoả nước, thắm thiết tiếng chào hỏi nhau, tạo ra sắc thái riêng của Hương Sơn. Ngày hội leo núi mang lại không khí nhộn nhịp, tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn tới đỉnh cao của cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp sẽ làm cho con người thêm phần tin yêu cuộc sống. Ngoài ra còn có ngày hội của các chiều hát chèo, hát văn Một trong những tiềm năng khác cho hoạt động du lịch sinh thái nhân văn tại Hương Sơn đó chính là lực lượng lao động dồi dào, phù hợp với những yêu cầu mà du lịch sinh thái nhân văn đặt ra. Đối với việc phát triển du lịch sinh thái nhân văn, yếu tố cộng đồng đóng vai trò quan trong hướng tới sự bền vững. Để trở thành điểm du lịch sinh thái thu hút du khách trong và ngoài mùa vụ du lịch đặc biệt là ngoài vụ du lịch. Hương Sơn cần nhìn nhận lại thực trạng kinh doanh, xác định hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nhân văn nói riêng phải gắn với bảo vệ môi trường du lịch trong lành. Vì vậy nhất thiết phải khai thác các tiềm năng cho hoạt động du lịch sinh thái nhân văn sao cho hiệu quả, và bảo vệ lâu dài các nguồn tài nguyên du lịch. Trong đó cần xem xét đến vai trò của cộng đồng dân cư địa phương nhằm phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch sinh thái nhân văn vốn có của mảnh đất Hương Sơn anh hùng. 2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch ở Hương Sơn 2.3.1. Hiện trạng tổ chức quản lý Hiện nay khách du lịch chủ yếu đến đây với hai mục đích chính là hành hương về đất Phật và tham quan, hưởng thụ những giá trị cảnh quan thiên nhiên. Hoạt động du lịch nơi đây mang tính mùa vụ rõ nét: mùa xuân là mùa trẩy hội, còn mùa hạ, mùa thu, mùa đông là thời gian dành cho khách tham qua kết hợp với hành hương. Cũng chính vì tính mùa vụ cao như vậy do đó vào mùa lễ hội xảy ra nhiều tình trạng lộn xộn, vô tổ chức như: tắc đường, rác rưởi, tranh giành khách ngay tại chốn linh thiêng, trong khi đó không có một cơ chế, mô hình tổ chức quản lý điều hành thống nhất, hoạt động quản lý bị chia cắt, mỗi cấp chỉ chịu trách nhiệm một mảng dẫn đến nhiều cấp tham gia, chỉ huy, việc quản lý thì không đủ mạnh, không đủ quyền lực và sức thuyết phục, các tổ chức kinh tế, nhà nước, tập thể, tư nhân tất cả vì quyền lợi và lợi nhuận đã khai thác bừa bãi, vô tổ chức làm tổn hại môi trường và nếp sống văn hoá. Hiện nay Sở du lịch Hà Tây quản lý nhà nước về du lịch, không chịu trách nhiệm về an ninh, an toàn, trật tự xã hội trong khu du lịch. Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (ra đời năm 1998) trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Đức, là đơn vị sự nghiệp có chức năng quản lý, bảo vệ khu di tích thắng cảnh, quản lý bán vé cho khách hành hương, tham uan, ngoài lễ hội thì tham mưu lập kế hoạch tổ chức quản lý lễ hội hàng năm xã và huyện cũng tham gia quản lý an ninh và khu thắng cảnh, song trên thực tế trong quá trình tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế, đặc biệt chưa gắn chặt với cộng đồng dân cư địa phương. Cũng phải kể đến những năm gần đây nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch như an ninh, vệ sinh, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nhưng bên cạnh đó hoạt động khai thác kinh doanh du lịch nơi đây chỉ là hoạt động du lịch thuần tuý, cạnh tranh không có trách nhiệm và không có nghĩa vụ đầu tư, từ đó dẫn tới môi trường du lịch ngột ngạt, kém hấp dẫn và lượng khách giảm dần. 2.3.2. Hiện trạng khách du lịch Trong hoạt động kinh doanh du lịch, yếu tố khách du lịch đóng vai trò quan trọng và là tác nhân để dẫn tới sự thành công của tour du lịch. Vấn đề đưa sản phẩm du lịch tới tay người tiêu dùng và được họ chấp nhận là cả một vấn đề đối với các hãng lữ hành, và du khách sẵn sàng chi trả cao cho tour du lịch nếu họ cảm thấy xứng đáng. Khách đến Hương Sơn gồm cả khách nội địa và quốc tế, thuộc nhiều tầng lớp, địa vị xã hội, lứa tuổi từ khắp mọi miền của tổ quốc. Qua khảo sát thực tế thấy rằng có tới 60% số du khách được hỏi đều trả lời trong 5 năm gần đây, năm nào họ cũng trẩy hội Hương Sơn. Tại khu thắng cảnh này, khách du lịch đến đông nhất vào những ngày cuối tuần, đây là thời gian các cơ quan, tổ chức, trường học, bệnh viện được nghỉ và nhu cầu trong những ngày đó tăng cao, hàng năm vào trung tuần tháng 2 âm lịch đoạn đường từ chùa Giải Oan đến động Hương Tích luôn luôn xảy ra tình trạng tắc đường do lượng khách đông mà con đường lên xuống động còn nhỏ hẹp so với lượng khách. Do đó để giải quyết tình trạng tắc đường đã có dự án xây dựng cáp treo, song hiện nay dự án đó đang được triển khai và hy vọng trong tương lai gần du khách sẽ được sử dụng. Vấn đề du khách hành hương tới Hương Sơn còn nhiều bất cập đối với ban quản lý cũng như đối với cộng đồng dân cư địa phương tham gia kinh doanh du lịch, ở đây có sự chênh lệch về giá cả và chất lượng dịch vụ ăn uống. Thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh, không phù hợp với đối tượng khách, nhưng giá tiền tương đối cao so với mức giá thông thường của hàng hoá đó, tình trạng khách tự mang theo đồ ăn theo không phải là xa lạ ở khu vực này. Thông thường việc chi tiêu cho ăn uống chiếm 40-50% trong tổng số chi tiêu của khách. Các dịch vụ lưu trú không đảm bảo vệ sinh, an toàn, thiếu vắng hoạt động vui chơi, giải trí trong khi đối tượng khách thanh niên chiếm tỉ lệ cao. Và như vậy lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh là không cao và làm hạn chế nhu cầu lưu giữ khách qua đêm, các dịch vụ mua sắm cũng không thuyết phục được du khách bởi những mặt hàng đó không đáp ứng được nhu cầu của du khách. Vấn đề an ninh cũng là điều quan tâm của khách, khi xảy ra va chạm giữa khách và các hộ kinh doanh, quyền lợi củakhách không được bảo đảm vì người địa phương bênh vực lẫn nhau. Năm Tổng số (nghìn lượt) Trong đó số khách Tỉ lệ tăng giảm (%) Nội địa Quốc tế 1998 98.370 82.370 16.000 1999 395.000 376.000 19.000 301 2000 402.985 380.985 22.000 2 2001 340.000 316.000 24.000 -15 2002 375.506 329.506 28.000 5 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh du lịch. Sở du lịch HàTây - 2002) Qua bảng trên thấy rằng lượng khách qua các năm không đồng đều, lượng khách đông nhất từ năm 1998-2002 là năm 2000 với tổng số khách 402.985 lượt và đến năm 2001 giảm 15% so với năm trước, thực tế này nói lên rằng khách du lịch đến Hương Sơn có xu hướng giảm dần do nhiều nơi cũng tổ chức lễ hội và khách du lịch tính đến yếu tố an toàn giao thông nên họ ít có nhu cầu đi ra ngoài. 2.3.3. Hiện trạng lực lượng lao động Do hoạt động kinh doanh du lịch lễ hội tại Hương Sơn mang tính thời vụ rõ rệt nên lực lượng lao động sẵn sàng phục vụ du khách không thường xuyên, không đồng đều hàng năm mà tập trung vào 3 tháng lễ hội đồng thời hầu hết không có nghiệp vụ. Cả xã Hương Sơn có khoảng 4200 hộ thì vào mùa du lịch lễ hội có tới 3000-3500 hộ tham gia kinh doanh, các lĩnh vực mà họ tham gia như: vận chuyển khách du lịch trên suối Yến, dịch vụ ăn uống, nhà trọ, bán hàng và các dịch vụ khác. Như vậy có khoảng 1,2 vạn người tham gia, ngoài ra còn có một số lượng nhỏ lao động làm dịch vụ vệ sinh, chụp ảnh đến từ nơi khác. Do nhiều thành phần và chủ yếu là nông dân tham gia việc kinh doanh cho nên họ làm du lịch mà chưa được đào tạo cơ bản, năng lực và thái độ phục vụ trong nhiều khâu còn hạn chế, họ không hoặc chưa được đào tạo để chuyên môn hoá công việc: Lực lượng lao động trong khối nhà nước thuộc 4 công ty: Công ty du lịch tỉnh Hà Tây (DNNN tỉnh) Công ty thắng cảnh Mỹ Đức (DNNN huyện) Công ty du lịch công đoàn (DNND đoàn thể) Công ty thuỷ sản dịch vụ Mỹ Đức (DNNN huyện). Ngoài ra còn có nhân viên của các khách sạn nhà nước, khách sạn tư nhân với số lượng khoảng hơn 200 người, số lượng này còn hạn chế. Họ cũng chưa qua đào tạo hoặc do các công ty tổ chức các khoá học ngắn ngày nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, thu nhập của họ thấp khoảng 300.000đ/tháng/người, điều này làm hạn chế năng lực cũng như sự nhiệt tình của họ trong công việc. Số cán bộ - nhân viên có trình độ ngoại ngữ có thể giao tiếp với người nước ngoài rất ít thậm chí không có. Đây là những hạn chế trong hoạt động phục vụ khách của khu thắng cảnh Hương Sơn, một trong những nguyên nhân chính là chất lượng cuộc sống của người lao động không cao, chỉ tính riêng trong 3 tháng lễ hội, thu nhập bình quân của một lao động làm dịch vụ chở đò chỉ từ 1.000.000 - 1.200.000 đồng/tháng, trong đó phải đóng thuế thuyền là 300.000 đồng, từ đó sinh ra hiện tượng chèo kéo, xin thêm tiền của du khách. 2.3.4. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm nhiều thành phần như cơ sở lưu trú, ăn uống, cơ sở mạng lưới thương nghiệp, dịch vụ, các công trình phục vụ thể thao văn hoá, tất cả những yếu tố này đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn các yêu cầu của khách du lịch. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển của ngành du lịch luôn luôn gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật [87,12]. Để đánh giá khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch cho những đòi hỏi của du khách phải kể đến khâu lưu trú. Đây là việc cung cấp phòng trọ, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, trạm dừng chân, yếu tố này được chú trọng vì khả năng sinh lời của một đồng vốn rất lớn mà thời gian quay vòng của đồng vốn lại rất ngắn. Theo khảo sát tại khu vực từ suối Yến vào đến động Hương Tích có khoảng 40 nhà nghỉ chủ yếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1400.doc
Tài liệu liên quan