Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước Hồ Tây hiện nay là do việc đổ và xả nước thải, chất thải các loại xuống hồ, dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe dân cư quanh khu vực Hồ Tâyvà thuỷ sản trong hồ. Cần tiến hành ngăn chặn quá trình ô nhiễm do các chất thải từ bên ngoài hồ và bảo vệ sinh thái nưóc Hồ Tây. Có thể đạt được kết quả này bằng cách thu gom nước thải vào các cống chính đặt xung quanh hồ, tách nước thải khỏi hồ, đồng thời đưa nước sông Hồng vào hồ, tạo cho nước hồ trở lại được trạng thái trong sạch ban đầu, bởi Hồ Tây trước đây là một nhánh của sông Hồng
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu và áp dụng phân tích chi phí - lợi ích để đánh giá hiệu quả của dự án nâng cao chất lượng nước Hồ Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống, các phưong án lựa chọn và ngay cả các tác động phải phân tích cũng cần phải xác định rõ ràng, hợp lý. Trong các điều kiện thích hợp, ranh giới tự nhiên phải được sử dụng
Có ba tiêu chuẩn để nhận dạng (Indentifying) các tác động chính đối với môi trường:
Độ dài thời gian và diện tích địa lý trên đó xảy ra các ảnh hưởng
- Tính cấp bách (Urgency) của tác động, mức độ suy giảm nhanh chóng và khả năng hồi phục của môi trường
- Mức độ của những tồn tại không hồi phục được đối với cây cối, động vật, đất và nước...vv
Ngoài ra còn có nhiều tiêu chuẩn khác cho việc nhận dạng này, ví dụ: tính chất của tác động đối với môi trường như vấn đề sức khỏe, sức sản xuất nông nghiệp, sự thay đổi vi khí hậu. Đồng thời, cần chú ý các nhân tố như tích lũy và các tác động tổng hoà (Synergistic) khi xem xét riêng biệt cũng như đồng thời các thành phần của hệ thống
Bước tiếp theo là việc định lượng những thay đổi của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội do dự án mang lại. Những thay đổi đó có thể là năng suất cá, hoạt động giải trí, sức khỏe cộng đồng, việc thải bỏ các dòng thải công nghiệp...vv. Không thể định lượng được tất cả những thay đổi đó, tuy nhiên ít nhất cũng phải được ấn định tới. Để định lượng, trước tiên cần đo đạc các tham số chấ lượng môi trường trước khi bắt đầu dự án. Các số liệu là các điều kiện cở sở của khu vực. Cùng với sự thay đổi về xu hướng do dự án phát triển, khi so sánh với những thay đổi tự nhiên có thể có
Mục đích cuối cùng là đánh giá mức độ tác động của dự án đối với môi trường, sức khỏe và phúc lợi của con người trước mắt cũng như lâu dài. Ví dụ các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt thải trực tiếp xuống hồ không qua xử lý sẽ làm ô nhiễm nước hồ, gây ra tình trạng phú dưỡng của hồ, làm giảm chất lượng nước hồ, làm giảm năng suất cá...vv Nhưng khi dự án nâng cao chất lượng nước được thực hiện chất lượng nước được cải thiện, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học...vv
Như vậy, tác động môi trường vừa là chi phí (khi chưa thực hiện dự án nâng cao chất lượng nước) đồng thời vừa là lợi ích (khi thực hiện dự án)
* Tác động môi trường là chi phí
Tác động vật lý
Các ảnh hưởng
Chi phí
Ô nhiễm nước
Giảm năng suất cá
Hoạt động giải trí
Tăng bệnh tật
...
Giảm thu nhập ngư dân
Giảm thu nhập du lịch
Tăng chi phí y tế
...
* Tác động môi trường là lợi ích
Tác động vật lý
Các ảnh hưởng
Lợi ích
Giảm thải nước bẩn
Giảm bệnh tật
Tăng năng suất cá
Hoạt động giải trí
...
Giảm chi phí y tế
Tăng thu nhập ngư dân
Tăng thu nhập du lịch
...
Xác định hiệu quả của các chi phí cho bảo vệ môi trường
Khi nói đến hiệu quả của các chi phí bảo vệ môi trường, trước hết cần làm rõ mục đích và thành phần của chúng. Mục đích của các biện pháp bảo vệ tự nhiên là ngăn ngừa, hạn chế hoặc thủ tiêu tác động bất lợi của hoạt động sản xuất và không sản xuất của môi trường bao quanh: ô nhiễm nước, không khí và lãnh thổ các điểm dân cư, tàn phá và giảm độ màu mỡ của thổ nhưỡng, giảm năng suất cá, giảm động thực vật hoang dã, phá hoại cảnh quan thiên nhiên...
Những thay đổi ngược lại của môi trường bao quanh, đến lượt mình, có thể gây ra các loại tổn thất kinh tế xã hội muôn màu muôn vẻ: giảm sức khỏe của dân cư, điều kiện lao động và nghỉ ngơi, giảm năng suất của các nguồn tài nguyên...vv Từ đó ta thấy một trong những đặc điểm chủ yếu của hiệu quả thu được do tiến hành các biện pháp bảo vệ tự nhiên- tính chất kinh tế xã hội tổng hợp của nó
Kết quả của các biện pháp bảo vệ tự nhiên là ngăn phòng hoặc hạn chế những thiệt hại và những chi phí thừa trong lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực không sản xuất, đồng thời cải thiện những điều kiện lao động và nghỉ ngơi của dân cư, hạn chế bệnh tật, bảo tồn động vật hoang dã, bảo tồn các cảnh quan tự nhiên...Điều đó cũng thể hiện những khó khăn nhất định trong việc tính toán hiệu quả của bảo vệ môi trường bao quanh. Những kết quả xã hội thu được nhờ tiến hành các biện pháp bảo vệ tự nhiên (như hạn chế bệnh tật, cải thiện các điều kiện lao động và nghỉ ngơi của dân cư...) không mang hình thức giá trị và không thể đánh giá bằng tiền được
Nghiên cứu vấn đề này, M.A.Vilenxky có nhận xét rất đúng rằng có thể xác định những chi phí để cứu chữa, song cố nhiên điều đó cũng sẽ không phải là giá trị của chúng. Cho dù các hiệu quả xã hội của các biện pháp bảo vệ tự nhiên không mang hình thức giá trị, nhưng chúng có ảnh hưởng tới nền kinh tế mà kéo theo những kết quả kinh tế nhất định. Trong nhiều trường hợp, hiện nay những hậu quả kinh tế của các hiệu quả xã hội còn chưa được nghiên cứu đầy đủ và không phải bao giờ cũng có thể đo được một cách chính xác, song chúng nhất định hiện diện và được đánh giá về mặt giá trị
Thí dụ, giảm mức độ ô nhiễm nước, lãnh thổ các điểm dân cư sẽ góp phần giảm bệnh tật của dân cư và cải thiện những điều kiện lao động và nghỉ ngơi của dân cư. Những hiệu quả xã hội quan trọng này gây ra những hậu quả kinh tế nhất định. Việc giảm bệnh tật của dân cư sẽ dẫn tới việc giảm những chi phí bảo hiểm xã hội, những chi phí chữa bệnh của nhà nước, những thiệt hại do người lao động ốm đau không tham gia sản xuất được
Cải thiện chung những điều kiện sống của dân cư góp phần giảm bớt sự di dân trong nội bộ các điểm dân cư (vào các vùng ít bị ô nhiễm hơn) cũng như trong các vùng khác có điều kiện sống tốt hơn. Sự di dân tạo ra những chi phí không cần thiết về phương tiện và thời gian nhàn rỗi của dân cư cho việc đi lại, đổi nhà ở...vv
Phức tạp hơn là việc xác định các kết quả của những hiệu quả xã hội như giảm sút sự đa dạng sinh học, giảm giá trị thẩm mỹ của các cảnh quan, giảm sút những điều kiện tham quan du lịch và một số điều kiện khác.Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, với một mức độ qui ước nào đó, có thể nói đến những hậu quả kinh tế của các hiệu quả kinh tế xã hội đó. Chúng ta đều biết rằng, trong nước Nga trước đây, đã có nhiều động vật quí có nguy cơ bị tiêu diệt (chẳng hạnnhư chồn nâu, hải ly, nai...vv ). Những biện pháp đề ra nhằm bảo vệ và phục hồi số lượng các động vật đó, đã làm hồi sinh nghề săn bắn thủ công và săn bắn thể thao, do đó, đã làm tăng thu nhập của nhà nước và nhân dân, góp phần cải thiện các điều kiện nghỉ ngơi cho một bộ phận người lao động
Tất cả những hậu quả kinh tế đó và nhiều hậu quả kinh tế khác của các hiệu quả xã hội cho phép ở mức độ nhất định đánh giá các kết quả sinh thái của chúng
Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, xác định giá của dự án nâng cao chất lượng nước
Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội
Mục đích chủ yếu của việc phân tích hiệu quả kinh tế xã hội (có thể gọi là lợi nhuận) là đánh giá được khả năng thực hiện dự án. Khi tỉ số giữa hiệu quả kinh tế và vốn đầu tư lớn hơn 1 thì dự án được đánh giá là kinh tế
Hiệu quả kinh tế xã hội khi đầu tư cho dự án nâng cao chất lượng bao gồm:
- Hiệu quả chính: Cải thiện điều kiện kinh tế, sức khỏe và môi trường, làm gia tăng các hoạt động bơi lội, vui chơi giải trí, vui chơi giải trí, tăng giá trị của đất xây dựng, tăng năng suất cá, tăng suất cá, bảo tồn đa dạng sinh học...vv
- Hiệu quả phụ: Thể hiện qua việc môi trường cảnh quan hấp dẫn hơn với khách du lịch, giảm được thiệt hại do ngập úng ...
Tính toán hiệu quả do cải thiện điều kiện sức khỏe
Để tính toán hiệu quả thu được từ việc cải thiện điều kiện sức khỏe của hệ thống thoát nước, ta cần xác định đựơc mối quan hệ giữa nguyên nhân, hậu quả gây ra các bệch do nước với số người ốm, chết khi dùng hệ thống cống hiện có so với khi dùng hệ thống mới. Nói một cách tổng quát là trước và sau khi tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường. Thời gian tính toán hiệu quả có thể đến 50 năm
Hiện nay ở nước ta chưa có những số liệu nghiên cứu cụ thể. Theo số liệu thống kê của một thành phố ở nước ngoài thì khoảng30% bệnh tật đã được giảm nhờ hệ thống thoát nước, số tử vong do bệnh tật về nước chiếm khoảng 1,18% của tất cả các trường hợp tử vong
Theo kết quả điều tra của GSTS Đào Ngọc Phong và các cộng sự từ năm 1993 và 1996 tại phường Thụy Khuê cho thấy các bệnh truyền nhiễm liên quan đến nước như sau (tính theo 100.000 dân)
Lỵ trực trùng và Amip : 30,04
Lao : 49,15
Viêm phổi : 1992,23
Các bệnh ỉa chảy : 127,82
Sốt xuất huyết : 38,91
Cảm cúm : 15,29
ở khu vực quanh Hồ Tây có hệ thống y tế khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu tương đối tốt. Do vậy khi thực hiện dự án nâng cao chất lượng nước Hồ Tây chắc chắn rằng tình hình sức khỏe cộng đồng sẽ được tốt hơn. Người ta ước tính rằng các bệnh trên sẽ được cải thiện 30% mỗi năm khi mà dự án được đưa vào vận hành
Hiệu quả kinh tế do tăng giá trị của đất
Đầu tư xây dựng các công trình công cộng nói chung thoát nước và vệ sinh môi trường nói riêng sẽ làm tăng giá trị của khu đất. Tăng giá trị của khu đất đem lại một lợi nhuận kinh tế rất lớn cho người chủ của khoảnh đất đó. Lợi nhuận này được xác định bằng giá trị bổ xung khi nhượng quyền sử dụng đất hay trong thuế thổ trạch
Ngoài ra, khi thực hiện dự án nâng cao chất lượng nước Hồ Tây nó sẽ đem lại rất nhiều hiệu quả kinh tế xã hội mà chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu ở chương III
Việc xác định giá của đề án, chi phí đầu tư và chi phí quản lý
Việc xác định chính xác đầy đủ giá của đề án giúp chúng ta lựa chọn được giải pháp tối ưu và sử dụng tiền vốn có hiệu quả nhất. Điều này càng quan trọng khi dự án vay vốn nước ngoài
Thành phần giá tổng thể của một dự án
Thời gian làm việc của dự án thường là 30 năm
Giá tổng thể của một dự án môi trường bao gồm
Nghiên cứu
Xây dựng
Đào tạo
Trả nợ
Khai thác
Bảo trì
Đổi mới thiết bị
Quan trắc, giám sát chất lượng MT
Nội dung của từng phần
+ Nghiên cứu: bao gồm cả khảo sát, thiết kế dự án, chuẩn bị văn kiện gọi thầu, giám sát dự án. Chi phí thường chiếm khoảng 10% chi phí đầu tư
+ Xây dựng: bao gồm cả công việc xây lắp thiết bị cho toàn bộ dự án ta gọi là chi phí đầu tư (A)
+ Đào tạo: là công việc đào tạo nhân viên và công nhân kỹ thuật khai thác và bảo trì, đảm bảo công trình làm việc trong suốt thời gian của dự án. Đối với các dự án vay vốn nước ngoài chi phí đào tạo thường chiếm 5%A
+ Trả nợ: ở nước ngoài vốn đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng thường chỉ chiếm một phần, còn lại phải vay. Mức lãi suất và thời gian trả nợ tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Với điều kiện phổ biến hiện nay, khi lập dự án sơ bộ có thể ước tính khoảng 150%A
+ Khai thác gồm các chi phí:
. Chi phí năng lượng
. Chi phí hoá chất
. Tiền lương
. Những chi phí cần thiết khác để đảm bảo khai thác tốt thiết bị
Với một hệ thống hoàn chỉnh chi phí chi phí phần này có thể ước tính khoảng 300%A
+ Bảo trì: đảm bảo cho thiết bị làm việc thường xuyên, chi phí ước tính khoảng 5%A
+ Đổi mới thiết bị: cùng với việc bảo trì thường xuyên tương ứng thời gian cần phải đổi mới một số thiết bị để đảm bảo hiệu suất công trình được tốt
+ Quan trắc, giám sát chất lượng môi trường: theo dõi tình hình biến động của môi trường sau khi dự án được thực thi
Xác định chi phí đầu tư một trạm làm sạch
Thành phần của của chi phí bao gồm
Mua đất
Hoàn thiện khu đất xây dựng
Chi phí xây lắp thiết bị đơn thuần của công trình làm sạch, kể cả các hệ thống kỹ thuật điện nước
Mua đất cần chọn diện tích và vị trí khu đất. Diện tích phải đủ cho công trình phát triển trong tương lai với thời gian ít nhất 15 – 20 năm
Vị trí trước hết phải đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh và nên gần chỗ xả nước sau khi làm sạch. Nhưng đồng thời so sánh với chi phí cho việc cấp điện, nước. Giá đất tuỳ thuộc vào từng địa phương và tính chất khu đất
* Hoàn thiện đất khu đất xây dựng bao gồm
Làm sân, đường
Xây dựng nhà phục vụ cho khai thác
Làm hàng rào và trồng cây
* Chi phí xây lắp thiết bị: thường xuyên khoảng 80% tổng chi phí đầu tư. ở nước ta thiết bị máy móc thường phải nhập nên phần thiết bị chiếm khoảng 45 – 50% còn vỏ bao che (xây) khoảng 30 – 35% tổng chi phí đầu tư
Vấn đề sử dụng tiền vốn tốt nhất
Khi thiết kế một dự án với nguồn vồn trợ cấp ta thường ít quan tâm đúng mức đến việc sử dụng tiền vốn có hiệu quả nhưng với nguồn vốn vay thì điều này rất có ý nghĩa. Một giải pháp được coi là tối ưu trước hết phải làm rõ được việc sử dụng tiền vốn như thế nào ?
Tính toán chi phí quản lý và giá thành làm sạch
Mọi giải pháp kỹ thuật cuối cùng đều phản ánh qua chỉ tiêu chi phí quản lý và giá thành làm sạch
Chi phí quản lý hàng năm (Cq)
Giá tổng thể của dự án là cơ sở để tính chi phí quản lý, chi phí quản lý hàng năm bao gồm: chi phí khai thác và đảm bảo phụ tài chính
+ Chi phí khai thác: thực chất là tổng hợp các chi phí khai thác, bảo trì, đổi mới thiết bị cho mỗi năm
+ Đảm bảo phụ tài chính: là tổng số tiền phải trả nợ hàng năm và thu hồi vốn
Như vậy, tổng chi phí quản lý hàng năm có thể ước tính khoảng 5 – 20% chi phí đầu tư (A)
Giá thành làm sạch G
Được xác định theo công thức: G = Cq : V
Trong đó, V là tổng kối lượng nước thải được làm sạch trong một năm (m3/năm)
Giá thành gồm 2 loại
+ Giá thành lý thuyết: được xác định khi lập dự án
+ Giá thành thực tế: được xác định trong quá trình công trình làm việc
Như vậy giảm công suất của công trình do khai thác không tốt hoặc do một thiếu sót nào đó về kỹ thuật của thiết bị thì sẽ làm cho giá thành thực tế cao hơn giá thành lý thuyết. Chẳng hạn như khi thiết kế giá thành làm sạch được tính tương ứng với mức độ làm sạch chỉ đạt dược 60%, như vậy giá thành thực tế đã tăng lên 80/60= 1,33 lần. Phần thiệt hại thuộc về nhà nước và người sử dụng. Điều này nói lên sự đòi hỏi trách nhiệm cao của người thiết kế dự án và người quản lý công trình
Lệ phí thoát nước-mức thu và biện pháp thu lệ phí
Với khái niệm mua bán sòng phẳng, tất cả các đối tượng được hưởng phúc lợi công cộng đều phải trả tiền., trả tương xứng với cái mà mình được hưởng. Khoản thu đối với thoát nước vệ sinh ta gọi là lệ phí thoát nước hay lệ phí vệ sinh
Xác định mức thu lệ phí
Trước hết phải căn cứ vào giá thành, nhưng còn phụ thuộc vào chính sách xã hội của từng nước và những biện pháp thu của từng địa phương. Vì vậy, hiện nay ở các nước chưa có điều kiện thống nhất. Theo Debouverie.J. đối với các nước đang phát triển có thể dựa vào 3 nguyên tắc sau đây: thu đủ tất cả các khoản chi phí; giảm giá đến mức có thể chấp nhận được; bình quân tương hỗ
+ Thu đủ tất cả các khoản chi phí là điều kiện điều kiện bắt buộc với một đề án vay vốn nếu không chứng minh được sự đảm bảo nguồn thu thì rất khó được chấp nhận
Đối với một hệ thống thoát nước hoàn chỉnh giá này thường rất cao, các tầng lớp có thu nhập thấp, ở các đô thị không có khả năng để trả, do đó có nguyên tắc thứ hai
+ Giảm giá đến mức có thể chấp nhận được đối với các tầng lớp xã hội. Nhưng khi đó sẽ xảy ra sự thiếu hụt không đảm bảo nguồn thu, do đó cần thêm nguyên tắc thứ ba
+ Bình quân tương hỗ, nhằm tạo ra nguồn thu bù lại sự thiếu hụt nói trên. Nguyên tắc này dựa trên 2 hệ thống
. Thuế địa phương: với ý nghĩa số người phải đóng thuế nhiều hơn so với số người được sử dụng hệ thống thoát nước, kể cả thuế thổ trạch
. Thuế phụ thu (còn gọi là siêu thuế): đối với các tầng lớp xã hội có mức sống cao, mạng lưới cấp thoát nước đưa vào trong nhà thì ngoài việc trả lệ phí theo qui định chung còn phải trả thêm một khoản thuế phụ thu
Như vậy, nguyên tắc thứ 3 giúp chúng ta tiếp cận đến đường giới hạn khả năng Pareto (hay đạt hiệu quả Pareto-một công cụ đo lường hiệu quả phân phối trong phân tích chi phí-lợi ích). Vậy hiệu quả Pareto là gì ?
Bản chất của vấn đề là khi chúng ta quyết định một phương thức nào đó làm cho một người giầu lên nhưng không làm cho người khác nghèo đi
* Lợi ích có tính thực tiễn và hiệu quả Pareto
Lợi ích thực tiễn là kết quả của một chính sách mà khi phân bổ nguồn lực thì nó lớn hơn không hay lợi ích thu về dương và như vậy nó đảm bảo cơ sở cho việc thực hiện hiệu quả Pareto. Do đó người ta nói rằng lợi ích có tính thực tiễn và hiệu quả Pareto có mối liên hệ tuyến tính với nhau. Đây là cơ sở cho việc đo lường CBA mà việc đo lường CBA thì có những loại dự án mà chúng ta thực thi được, đặc biệt là những dự án thu trực tiếp về mặt tài chính hoặc có những dự án chúng ta không thể đo lường trực tiếp được. Trên cơ sở một phương pháp chúng ta đã biết là WTP để đánh giá tác động một cách chính xác nhằm phát hiện nguồn lực được phân bổ mà việc thực hiện chính sách đó nó đạt được lợi ích như thế nào ?
Ví dụ: Quay trở lại trường hợp thu lệ phí thoát nước. Giả sử chính sách này tác động đến 3 nhóm người. Dự kiến nguồn lực về tài chính để thực thi chính sách đó đạt hiệu quả Pareto thì tổng chi phí phải bỏ ra một khoản là A. Nghĩa là đầu tư đến mức đó thì cả 3 nhóm đều được hưởng lợi. Trong trường hợp này, việc đề ra những câu hỏi và giải thích để 3 nhóm người được hưởng lợi của chính sách đó bằng lòng chi trả được nguồn tài chính, thực thi chính sách có thể xảy ra các phương án khác nhau. Chẳng hạn:
+ Mỗi nhóm đều chấp thuận là A/3 thì vấn đề không phải bàn cãi. Nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra
+ Có thể căn cứ vào khả năng tài chính của từng nhóm và có thể xảy ra trường hợp:
B < C < D < A
. Nhóm I: sẵn sàng đóng góp một khoản B
. Nhóm II: sẵn sàng đóng góp một khoản C
. Nhóm III: sẵn sàng đóng góp một khoản D
Trong đó B + C + D < A nhà nước phải bù khoản thiếu hụt còn lại vẫn đạt hiệu quả Pareto
+ Sự phân bổ đều theo thu nhập
+ Sự bằng lòng chi trả vượt quá khả năng tài chính
Nhóm I : B1
Nhóm II : C1
Nhóm III : D1
Trong đó B1 + C1 + D1 > A. Đây là điều lý tưởng nhất, nhưng hiếm khi xảy ra
A
Đường giới hạn
khả năng Pareto
B
O
C D
Như vậy giữa lợi ích có tính thực tiễn và hiệu quả Pareto, nó chứa đựng bên trong mối quan hệ ràng buộc hai chiều mà trong thực tiễn nó phản ánh rất đa dạng. Do đó, thông qua CBA để chúng ta có một cách nhìn chính xác hơn về tính phân bổ giữa lợi ích và hiệu quả Pareto để lựa chọn ra giải pháp nào là giải pháp cần thực thi
Biện pháp thu lệ phí thoát nước
Hiện nay, hầu hết các nước đều thu lệ phí thoát nước kết hợp với lệ phí cấp nước (tỷ lệ với lượng cấp nước tiêu thụ từng hộ)
ở nước ta trong mấy năm gần đây có một vài thành phố đã thực hiện thu lệ phí thoát nước, nhưng mức thu cũng chỉ mới tạm tính. Chắc chắn cùng với sự mở rộng và hoàn thiện hệ thống thoát nước thì việc thu lệ phí thoát nước cũng sẽ từng bước được hoàn thiện. Muốn có một thành phố sạch, đẹp, văn minh đòi hỏi sự đóng góp của mọi thành viên của cộng đồng. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp không của riêng ai
Các phương pháp lượng giá thiệt hại do ô nhiễm
Các phương pháp lượng giá trực tiếp
Có rất nhiều phương pháp lượng giá trực tiếp thiệt hại do ô nhiễm. Một số phương pháp quan trọng thường hay sử dụng như so sánh năng suất và sản lượng, lượng giá tác động đến sức khỏe, lượng giá chi phí giảm thiểu tại nguồn, lượng giá hiệu quả sử dụng mới, tra bảng giá trị thiệt hại...vv
Phương pháp so sánh năng suất sản lượng thu hoạch
Đây là phương pháp thông dụng nhất. Thông thường, sự ô nhiễm làm giảm năng suất và sản lượng thu hoạch chứ không làm mất toàn bộ mùa màng. Ví dụ sự ô nhiễm nước làm cho năng suất nuôi trồng thuỷ sản giảm đi hoặc giá trị kinh tế của thuỷ sản giảm. Để ước lượng thiệt hại kinh tế do suy giảm chất lượng các thành phần môi trường, cần tiến hành các nghiên cứu và phân tích kinh tế dựa trên các mẫu nghiên cứu điển hình. Ví dụ năng suất cá trước và sau khi nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm chính là sự thiệt do suy giảm năng suất và sản lượng. Phương pháp đề cập trên đây rất thích hợp cho việc ước lượng thiệt hại năng suất nuôi trồng trên diện tích nằm trong khối ô nhiễm gần nguồn. Phương pháp này được tính trên giả thiết: quyền sử dụng tài nguyên môi trường thuộc về người chịu ô nhiễm, nên theo lý thuyết kinh tế môi trường, kết quả tính toán có thể cao hơn giá trị thiệt hại thực tế
Phương pháp lượng giá theo hiệu quả sử dụng
Theo phương pháp này, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường được tính bằng tổng chi phí cho việc xử lý ô nhiễm mà người bị ô nhiễm phải bỏ ra để loại bỏ các tác động tiêu cực của các thành phần ô nhiễm trong môi trường sống của mình như:
- Các chi phí lắp đặt hệ thống xử lý nước, lọc nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất và nuôi trồng thủy sản
Các chi phí bổ xung để chăm sóc hoa màu, cây xanh... chịu ảnh hưởng của ô nhiễm
Các chi phí người chịu ô nhiễm phải bỏ ra để chuyển đổi hoạt động kinh tế xã hội của mình do sức ép của môi trường ô nhiễm như cải tạo và xây dựng mới nhà xưởng
...vv
Nếu tính toán đầy đủ tổng chi phí cho xử lý môi trường ô nhiễm mà người chịu ô nhiễm phải bỏ ra bao giờ cũng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm gây ra bởi hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Trong trường hợp này người bị ô nhiễm có quyền sở hữu đối với tài nguyên môi trường trong khu vực
Phương pháp lượng giá ô nhiễm đối với sức khỏe
Ô nhiễm môi trường có tác động tiêu cực tới sức khỏe của con người và các sinh vật liên quan khác trong khu vực tồn tại ô nhiễm. Thông thường chất ô nhiễm khi thâm nhập vào cơ thể con người và sinh vật không tạo ra các loại bệnh tật và suy giảm sức khỏe. Quá trình hình thành bệnh tật và suy giảm sức khỏe thường xảy một cách từ từ. Bệnh tật và suy giảm sức khỏe vẫn còn có khả năng gia tăng vì lí do ô nhiễm, kể cả người bị ô nhiễm đã phải bỏ ra nhiều chi phí lắp đặt các hệ thống xử lý môi trường. Do vậy việc lượng giá tác động ô nhiễm đối với bệnh tật và sức khỏe con người thường rất khó
Trong thực tế, phương pháp lượng giá tác động sức khỏe thông dụng trong mấy chục năm được gọi tên là tiếp cận giá bệnh tật COI (Cost of illness Approach). Theo phương pháp này, chi phí y tế bảo vệ sức khỏe gồm toàn các chi phí y tế (chăm sóc, khám chữa bệnh và thuốc men) của người bệnh và thiệt hại về lao động trong quá trình chữa bệnh. Ngoài ra, ở Mỹ và các nước phát triển còn sử dụng nhiều phương pháp gián tiép khác như vui lòng trả giá chi phí phòng bệnh và giảm sự cố bệnh tật chết chóc...vv
Trong điều kiện Việt Nam, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường tới sức khỏe có thể tính bằng tổng chi phí y tế và bảo vệ sức khỏe của công nhân và dân cư khu vực ô nhiễm đối với các loại bệnh tật và suy giảm sức khỏe có nguyên nhân ô nhiễm môi trường, chi phí lương và mất sản phẩm của người bệnh trong quá trình điều trị; chi phí phòng chống bệnh tật của ngành y tế phát sinh từ dịch bệnh có nguyên nhân ô nhiễm
Các phương pháp lượng giá gián tiếp
Lợi ích về môi trường thường được chia thành các lợi ích trực tiếp và gián tiếp. Lợi ích trực tiếp đó là những cái đạt được về môi trường. Ví dụ như cải thiện những cảnh quan đẹp, chất lượng không khí hoặc chất lượng nước tốt hơn...vv và những lợi ích này thường có thể tính trực tiếp thành giá trị tiền. Có nhiềuphương pháp gián tiếp lượng giá thiệt hại kinh tế gây ra bởi ô nhiễm môi trường : phương pháp tiếp cận giá trị hưởng thụ, phương pháp lượng giá ngẫu nhiên ...vv
Phương pháp tiếp cận giá trị hưởng thụ (The Hedonic Price Approach)
Các giá trị về nơi cư trú là lợi ích nhìn thấy được, nhưng các lợi ích không thấy được về thương mại và các tiện nghi về mặt môi trường như: công viên, chất lượng môi trường của những vùng xung quanh cũng là những lợi ích rất quan trọng đối với những người có quyền sử dụng miếng đất đó. Theo đó, người ta xây dựng cách tiếp cận về việc sử dụng giá trị tài sản để ước tính lợi ích ở những vị trí khác nhau thì sẽ có các thuộc tính về môi trường khác nhau và do đó sẽ có các giá trị tài sản khác nhau
Để tiếp cận về sự hưởng thụ, có thể sử dụng phương pháp sau: xác định các tài sản khác nhau về mặt môi trường thì khác nhau như thế nào ? Từ đó suy ra người ta sẵn lòng trả bao nhiêu cho giá trị về mặt xã hội của việc cải thiện này
Phương pháp lượng giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method-CVM)
Phương pháp lượng giá ngẫu nhiên có nội dung là sử dụng tiếp cận trực tiếp, bằng cách hỏi người dân xem họ sẵn lòng trả cái gì để thu được lợi ích và họ sẵn lòng nhận bồi thường như thế nào ? Quá trình hỏi, có thể được tiến hành thông qua các bộ phận câu hỏi hoặc phiếu điều tra trực tiếp, hoặc cũng có thể bằng phương pháp thực nghiệm. Cái mà người ta mong muốn tìm kiếm ở đây là lượng giá cá nhân những người chịu ô nhiễm về việc tăng hay giảm chất lượng môi trường, theo tính ngẫu nhiên của một thị trường lý thuyết. Bên chịu ô nhiễm nói rằng, họ sẽ sẵn lòng trả hoặc chấp nhận nếu như chất lượng môi trường tốt hơn
CVM là một trong những kỹ thuật phổ biến trong tính toán các giá trị phi thị trường
Chương III: Bước đầu áp dụng phân tích chi phí-lợi ích để đánh giá hiệu quả của dự án nâng cao chất lượng nước Hồ Tây
Mô tả sơ lược dự án
Nội dung dự án nâng cao chất lượng nước Hồ Tây
Mục tiêu của dự án
Dự án nâng cao chất lượng nước Hồ Tây được tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính Phủ áo. Dự án phù hợp với định hướng chung qui hoạch tổng thể thành phố Hà Nội và các dự án phát triển kinh tế xã hội, phát triển du lịch... của khu vực Hồ Tây
Xét về tổng thể của dự án, có thể đặt ra 3 mục tiêu sau:
Bảo vệ môi trường và các địa điểm tín ngưỡng linh thiêng
Cải tạo chất lượng nước Hồ Tây đem lại kết quả lâu bền
Nâng cao năng lực tổ chức của Ban quản lý dự án vai trò cơ quan vận hành dự án
Mục tiêu bảo vệ môi rường và các địa điểm tín ngưỡng linh thiêng
Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước Hồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100058.doc