Đề tài Bước đầu nghiên cứu vận dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty Giầy Thượng Đình và đánh gía khả năng sinh lời cho việc thực hiện giải pháp sản xuất sạch hơn

Nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt tại Công ty được lấy từ nguồn nước thành phố qua Công ty cấp nước Thanh Xuân; nước chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt chiếm 60% đến 80%, gồm nước phục vụ nhà ăn, nước phục vụ nhà tắm, nhà vệ sinh. Nước phục vụ cho sản xuất chiếm 20% đến 40%, gồm nước bổ sung nồi hơi và nước làm mát máy cán cao su. Lượng nước thải có công suất từ 250 đến 300 m3/ngày, gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được thoát thải theo mương thải, từ các vị trí sử dụng nước vào cống chung của Công ty và sau đó vào cống thải Thành phố. Thành phần nước thải chủ yếu là (PH =8);

COD = 18.8 (mg/l); BOD5 = 10.3 (mg/l); SS = 305 (mg/l); Pb = 0.004 (mg/l); Mn = 0.24 (mg/l); Fe = 0.7 (mg/l); dầu mỡ = 2.1 (mg/l).

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu vận dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty Giầy Thượng Đình và đánh gía khả năng sinh lời cho việc thực hiện giải pháp sản xuất sạch hơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗ... “Cái khó ló cái khôn” với tinh thần tiến công, giám nghĩ, giám làm đội ngũ cán bộ và những người thợ cha anh chúng ta khi đó đã miệt mài mấy tháng trời, để cho ra đời chiếc máy cán đầu tiên của xí nghiệp chế tạo từ nòng súng đại bác, vỏ xe tăng và hộp số ô tô. 1.2. Thời kỳ 1961-1972: “sống,lao dộng, chiến đấu vì miền nam ruột thịt” Ngày 2-1-1961, xí nghiệp X30 chính thức được chuyển giao từ Cục Không Quân như Tổng cục hậu cần - QĐNDVN sang Cục công nghiệp Hà Nội - UBHC thành phố Hà Nội. Năm 1965, xí nghiệp X30 đã tiếp nhận một đơn vị công tư hợp doanh sản xuất giầy dép là Liên xưởng kiến thiết giầy vải ở phố Trần Phú và phố Kỳ Đồng và đổi tên thành nhà máy cao su Thuỵ Khê, cuối 1970 đã sát nhập thêm xí nghiệp giầy vải Hà Nội cũ và lấy tên mới: XN giầy vải Hà Nội, chủng loại sản phẩm XN đã phong phú hơn như: mũ cứng, dép Thái Lan, giầy vải cao cổ, ba ta... 1.3. Thời kỳ 1973 -1989: “Tự khẳng định” Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng ta đã tập hợp được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Ngày 30-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, quân ta tiến vào Sài Gòn, đất nước thống nhất. Năm 1979 khi Tổ quốc mới thống nhất được ba năm, cuộc sống mới chưa ổn định thì chiến tranh biên giới lại nổ ra ở cả hai miền đất nước. Xí nghiệp Giầy vải Hà Nội đổi thành XN giầy vải Thượng Đình, lại một lần nữa đã gửi nhiều sản phảm cũng như nhiều thanh niên công nhân ưu tú lên biên giới tham gia bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Trong hoàn cảnh vừa chiến đấu vừa sản xuất XN đã tự khẳng định mình, không ngừng lớn mạnh và phát triển: Năm 1973: Phân xưỏng mũ cứng của xí nghiệp được tách ra và thành lập xí nghiệp mũ Hà Nội ở phố Đội Cấn. Năm 1976: Giao phân xưởng may ở Khâm Thiên để UBND thành phố Hà Nội thành lập trường dạy cắt may Khâm Thiên ngày nay. Năm 1978: Xí nghiệp Giầy vải Hà nội hợp nhất với XN Giầy vải Thượng Đình cũ và lấy tên: Xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình . Theo yêu cầu phát triển của ngành giầy tháng 4 năm 1989, xí nghiệp đã tách cơ sở 152 Thuỵ Khê để thành lập XN Giầy Thuỵ Khê. Suốt chặng đường dài từ khi thành lập, CBCN Xí nghịêp đã phấn đấu không mệt mỏi, đoàn kết gắn bó, thương yêu giúp đỡ nhau. Các đồng chí lãnh đạo xí nghiệp đã luôn đề cao trách nhiệm, làm tốt vai trò người chèo lái con thuyền vượt qua bao thác gềnh, tiến về phía trước. 1.4. Thời kỳ từ 1990 đến nay: “Thị trường và đổi mới” Đại hội Đảng lần thứ VI mở ra một trang sử mới của dân tộc. Đảng đã đề ra là phải nhanh chóng chuyển nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường. Nhưng thị trường và sự cạnh tranh của nó là một lĩnh vực quá xa lạ với hầu hết các nhà máy đã từng nhiều năm hoạt động trong cơ chế quan liêu bao cấp, không phải ngoại lệ, Thượng Đình bước vào giai đoạn mới trong tình hình hết sức khó khăn: Vốn không có thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Thêm nữa, sự điều chỉnh mức hạn cho vay của ngân hàng nhà nước càng đẩy các doanh nghiệp vào tình thế khó khăn. “Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu” câu châm ngôn đó đã được Giám đốc cùng Ban lãnh đạo XN áp dụng đầy linh hoạt và sáng tạo. Xí nghiệp đề ra mục tiêu là phải có thị trường xuất khẩu và phải xuất khẩu bằng sản phẩm truyền thống của XN. Ngày 8-7-1993. Được sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội, XN được trực tiếp XNK và KH giầy dép cũng như các nguyên vật liệu máy móc phục vụ cho sản xuất, ngoài ra còn có cả KD dịch vụ và du lịch. Chính vì vậy XN đổi tên thành Công ty Giầy Thượng Đình. 2. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 2.1. Điều kiện khí hậu: Công ty nằm ở khu vực Hà Nội, là khu vực thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng sau: Nhiệt độ khí hậu Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,50C Nhiệt độ thấp nhất trung bình trong năm là 20,90C Nhiệt độ cao nhất trung bình trong năm là 27,00C Như vậy công ty nằm trong khu vực có nhiệt độ hàng năm khá cao, đặc biệt từ tháng V đến tháng X. Nhiệt độ cao tạo điều kiện bốc hơi và phân tán mạnh các chất gây ô nhiễm và ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người lao động. Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí trung bình hàng năm tại Hà Nội là 84% Độ ẩm không khí trung bình hàng tháng trong năm tại khu vực Hà Nội đều cao được trình bầy trong bảng số 4. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm tại khu vực Hà Nội Bảng số 4 Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Độ ẩm tương đối TB (%) 83 85 87 87 84 83 84 86 85 82 81 81 Lượng mưa Mưa có tác dụng rửa trôi, phân tán và pha loãng các chất gây ô nhiễm, lượng mưa trung bình hàng năm tại khu vực Hà nội là 1.676,2 mm và được phân bố theo các tháng như: từ tháng V đến tháng IX lượng mưa cao, trung bình từ 200 á300 mm/tháng. Các tháng còn lại lượng mưa trung bình thấp dưới 200 mm/tháng, đặc biệt tháng XI, XII, I, II lượng mưa rất thấp khoảng 50 mm/tháng . Như vậy có thể thấy nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm các tháng từ tháng IV đến tháng X hàng năm đều cao, không có lợi cho môi trường và sức khoẻ của người lao động. Vì vậy việc tìm cách giám sát ô nhiễm môi trường trong sản xuất là điều rất cần thiết đặc biệt trong các tháng mùa hè. 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội Công ty giầy Thượng Đình nằm dọc theo đường Nguyễn Trãi thuộc quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội. Nhìn chung địa bàn của Công ty nằm trong khu vực đông dân với nhiều cơ quan, Xí nghiệp thuộc khu công nghiệp Thượng Đình (Công ty cao su Hà Nội, Công ty xà phòng Hà Nội, Công ty thuốc lá Thăng Long…), các Viện nghiên cứu (Viện công nghiệp thực phẩm, Viện vật liệu xây dựng ) và các Trường học ( Trường đại học quốc gia Hà Nội, Cục sáng chế phát minh…), nên việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Công ty là một vấn đề rất quan trọng trong việc duy trì lâu dài sự hiện diện và hoạt động của Công ty trong khu vực phía Tây thành phố Hà Nội. Sự ổn định và phát triển của Công ty tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. 3. Công nghệ sản xuất giầy của Công ty Quy trình sản xuất được thực hiện theo công nghệ chính như sau: Công nghệ sản xuất giầy vải Yêu cầu sản phẩm Bồi May Cắt Gò – Lưu hoá Cán Sản phẩm thoả mãn khách hàng Bao gói Công nghệ sản xuất giầy thể thao Bao gói Sản phẩm thoả mãn khách hàng Gò – Sản xuất để May Cắt Bồi Yêu cầu sản phẩm Nguyên liệu chính được dùng trong công nghệ sản xuất giầy là vải (vải bạt công nghiệp, vải phin), cao su, keo dán, chỉ khâu, da, chi tiết phụ trợ trong đó có một số nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài. 3.1. Quá trình bồi vải Các loại vải được chọn màu, can và bồi dán thành nhiều lớp với nhau hoặc vật liệu xốp poliurethan (pu) bằng keo chuyên dụng. Trước năm 1992, ở công đoạn này, dùng keo cao su với dung môi là xăng công nghệp và để bốc hơi tự nhiên cho khô nên thường gây ô nhiễm không khí nặng. Từ năm 1992 đến nay, chủ yếu dùng keo Latex (mủ cao su tự nhiên, dung môi là nước) nên đã hạn chế nhiều khả năng ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó vẫn dùng keo cao su dung môi là xăng công nghệ hoặc keo PVA có dung môi hữu cơ. Sơ đồ thực hiện quá trình bồi vải Keo mua Đầu vào Chọn vải Sxuất keo Sản phẩm mẫu đối Can, cuốn Bồi, tráng Trải vải Đầu ra Đầu vào: Nguyên liệu nhập kho Công ty vải, cao su, keo của quá trình cán Đầu ra: Vải đã trải qua định mức 3.2. Quá trình cán Crếp được cán hỗn luyện với các hoá chất (bột nhẹ, lưu huỳnh, titan dioxet, kẽm ôxit, bột màu, các chất xúc tiến…), trên máy luyện kín cao su sau khi đã được cán hỗn luyện sẽ được cán trên máy cán hoa để tạo đế và tạo viền giầy với mầu xắc và các hoa văn theo mẫu. Lớp cán đế và viền được cắt tạo hình thành đế giầy và viền giầy. Lớp cán tạo được cắt sửa theo kích thước đã định đế và viền, loại này được dùng để sản xuất giầy vải theo công nghệ lưu hoá một lần có thể đáp ứng yêu cầu của các lô hàng với số lượng sản phẩm không lớn, hoặc sự thay đổi đa dạng nhất về mẫu mã và mầu sắc nên rất phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. Đầu vào: Nguyên liệu kép hoá chất, phụ gia… đã nhập kho Công ty Đầu ra: Sản phẩm cắt dập và chi tiết cao su Sơ đồ thực hiện của quá trình cán Đầu vào Chuẩn bị nguyên vật liệu Sơ luyện crêp Cân đong Hỗn luyện Pha cát Chia cắt và pha trộn màu Đầu ra Vào lưu huỳnh Cán tráng Ra hình cao su Lưu hoá mút Cắt dập 3.3.1. Công đoạn gò giầy vải Mũi giầy được ghép với đế trên băng chuyền gò giầy chuyên dụng. Keo dán đựơc dùng ở đây chủ yếu là keo laky, viền được dán sau khi đã gò ghép mũi và đế . Sau khi gò định hình, giầy được chuyển đến thiết bị lưu hoá gia nhiệt bằng hơi nước. Sản phẩm được kiểm tra, đóng gói trước khi nhập kho. Sơ đồ thực hiện quá trình gò giầy vải Đầu vào Chuẩn bị sản xuất Sản xuất mẫu đối Thả phom, quét keo, mũi, bìa Chiết mũi, mang gót, mào chân gò Lắp ghép các chi tiết cao su Xếp giầy sống lên xe Hấp giầy Bóc phom, làm nguội Xếp đôi, giao nhận Đầu ra Đầu vào: Mũi giầy của quá trình may các chi tiết bán thành phẩm cao su của trình cán xăng, keo, tẩy, để cứng đã nhập kho Công ty . Đầu ra: Giầy đã lưu hoá 3.3.2. Công đoạn gò giầy thể thao Để giầy đã lưu hoá theo các mẫu đã đạt trước. Mũi giầy được gò ghép định hình với đế trên băng chuyền chuyên dụng. Với sản phẩm này Công ty dùng các loại keo tổng hợp (keo có dung môi) phù hợp với chất liệu. Công đoạn SX đế (nếu có) Đầu vào Chất liệu tạo mu giầy. Sau khi gò sản phẩm được sấy cho bay hết dung môi. Sản xuất mẫu đối Thả phom Chiết mũi, mang, gót, mài chân gò Định hình giầy Định vị Mài, xử lý, sơn keo, dán đế Bóc phom ép toàn phần Xếp đôi, làm lạnh Bù keo, ép lại Đầu ra Vệ sinh công nghiệp Đầu vào: mũi giầy của quá trình may keo, đế, bìa, … đã nhập kho Công ty Đầu ra: Giầy sau làm lạnh 3.4. Quá trình may Đầu ra Bao gói Thao hoá May pho mũi Đầu mũ giầy Đục ô dê May cổ giầy May mũi, cánh giầy May mẫu đối Chuẩn bị may Tán ô dê Đầu vào Tiến trình sản xuất May chập cánh, lót - Đầu vào: Các chi tiết cánh mũi giầy thành phẩm đồng bộ qua trình cắt vật tư may mũi giầy, chỉ, keo, mác, ô dê đã nhập kho Đầu ra: Mũ giầy may hoàn chỉnh. 3.5. Quá trình bao gói Tiến trình sản xuất Đầu ra Đóng thùng, nẹp thùng Đậy nắp hộp vận chuyển Bọc giầy, bỏ hộp, túi, dán tem hộp Treo mác, bắn đôi Vệ sinh giầy Lồng tẩy, nhồi giầy, xăn dây, dán tem Tên đôi Đầu vào 3.5. Quá trình bao gói Đầu vào: Giầy đã lưu hoá ở quá trình gò, vật tư bao gói, tem mác đã nhập kho Công ty Đầu ra: Giầy thành phần đã đóng thùng hoàn chỉnh. 4. Sơ đồ giây chuyền xuất kèm theo dòng thải. Kho nguyên vật liệu Bụi, hơi dung môi, hoá chất, hơi cao su Vải,cao su, keo… đ đ Nước thải Hơi dung môi Vải đã trải theo định mức Bồi Nước đ Vải, keo, dung môi Bột chống dính Nước Kếp, phụ gia Cán Sản phẩm dập và chi tiết cao su Bụi Vước thải Cao su chết Cắt đ Bụi (bằng dao vòng) Vải, PVC, visa đ đ Sản phẩm cắt đồng bộ đ Phần thừa loại thải của vải, May Chi tiết cánh mũ giầy đ đ Mũ giầy may hoàn chỉnh Sản phẩm đồng bộ quá trình cắt đ đ Bụi (may mũ giầy) Chỉ keo ô dê đã dập đ Gò lưu hoá Mũ giầy quá trình may đ đ Hơi keo hoá chất Chi tiết cao cán đ đ Giầy đã lưu hoá Xăng, keo,tẩy đ đ Bụi Bao gói Giầy đã lưu hoá đ đ Giấy lót phom Thùng caton, giấy và hộp giấy gói đ đ Giầy đã đóng thùng Từ quá trình sản xuất giầy đó để áp dụng giải pháp sxsh, ta đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nguyên liệu, lao động, máy móc thiết bị và những tác động tới môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 4.1. Thực trạng về lao động Tổng số công nhân tại thời điểm ngày 10 tháng 4 năm 2003 trực tiếp sản xuất tại phân xưởng là 1468 công nhân. Trong đó số công nhân phân xưởng Cán là 108, Gò là 664, May là 696 công nhân; tất cả công nhân của Công ty đều học qua lớp đào tạo tay nghề tại Công ty, do đó hiện nay về trình độ chuyên môn có 761 công nhân bậc I và II, có 520 công nhân bậc III và IV, công nhân bậc V trở lên là 132. Có thể nói, nguồn nhân lực của Công ty có trình độ chuyên môn tốt góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. 4.2. Thực trạng về nguồn nguyên liệu Công ty Giầy Thượng Đình luôn dương cao khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế ”, Công ty luôn sản xuất sản phẩm theo mẫu mã, chất liệu, kích cỡ, số lượng như đơn đặt hàng của đối tác, hơn nữa do đặc điểm ngành giầy - dép; nguyên liệu sản xuất chính là vải, cao su, phụ gia, hoá chất nên khó có thể thay đổi nguyên liệu đầu vào chính, chỉ có thể thay đổi việc dùng các hoá chất, keo xăng. 4.3. Thực trạng về máy móc thiết bị Công ty được thành lập từ những năm 1960, qua mấy chục năm sản xuất kinh doanh đã không ngừng cải tiến, bảo dưỡng thiết bị máy móc. Nhưng nhìn chung những máy móc thiết bị chính trong công nghệ sản xuất như :Nồi hơi, máy luyện khí, máy cán , máy ép đúc, máy cắt, máy vìên, máy dập bằng cam… chưa được thay mới, vẫn đang tiếp tục hoạt động. Vấn đề đổi mới công nghệ sản xuất là rất phức tạp, khó khăn; khó khăn về vốn đầu tư mua sắm, khó khăn về trình độ quản lý, về sử dụng và vận hành. 5. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tác động đến môi trường 5.1. Tác động đến môi trường nước Nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt tại Công ty được lấy từ nguồn nước thành phố qua Công ty cấp nước Thanh Xuân; nước chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt chiếm 60% đến 80%, gồm nước phục vụ nhà ăn, nước phục vụ nhà tắm, nhà vệ sinh. Nước phục vụ cho sản xuất chiếm 20% đến 40%, gồm nước bổ sung nồi hơi và nước làm mát máy cán cao su. Lượng nước thải có công suất từ 250 đến 300 m3/ngày, gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được thoát thải theo mương thải, từ các vị trí sử dụng nước vào cống chung của Công ty và sau đó vào cống thải Thành phố. Thành phần nước thải chủ yếu là (PH =8); COD = 18.8 (mg/l); BOD5 = 10.3 (mg/l); SS = 305 (mg/l); Pb = 0.004 (mg/l); Mn = 0.24 (mg/l); Fe = 0.7 (mg/l); dầu mỡ = 2.1 (mg/l). Nhìn chung các thành phần này đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, chỉ có cặn lơ lửng SS = 305 (mg/l) lớn hơn so tiêu chuẩn (= 100 mg/l);dầu mỡ (=2.1 mg/l) lớn hơn so với tiêu chuẩn(= 1 mg/l). Để xử lý các chỉ tiêu trên về mức quy định theo TCVN 3945-95, Công ty có các biện pháp: Nước thải được gom vào một bể lắng 3 ngăn (dung tích 50 m3), ngăn đầu tiên có bổ sung thêm chất keo tụ (40 đến 50kg phèn nhôm hoặc FeCl3), nước khi lắng ở ngăn 3 được bơm vào một bể lọc cát có diện tích và chiều dầy lớp cát lọc được tính toán phù hợp để tiêu thoát kịp lượng nước thải của Công ty. Định kỳ hàng năm hút bùn, dọn vệ sinh bể lắng và thay cát lọc. Sơ đồ nguyên tắc công nghệ xử lý nước thải tại Công ty Nước thải đã xử lý Sàng chắn lọc Nước thải vào Bể pha phèn Bể lọc cát Bể lắng 3 ngăn Đây là phương án đơn giản nhất, cần ít kinh phí xây dựng nhưng hiệu quả xử lý tốt và thích hợp với mức độ phát triển hiện tại của Công ty. 5.2. vấn đề chất thải rắn Rác thải rắn tại Công ty bao gồm vỏ bao bì, dây buộc các loại các loại bavia hỗn tạp, xỉ than, rác thải sinh hoạt và rác xây dựng. Công ty thuê Công ty Môi trường Đô thị Hà Đông chở đi bãi thải tập trung. 5.3. Tác động tới môi trường không khí và các yếu tố vật lý Môi trường không khí trong khu vực sản xuất của Công ty tập trung ở các vấn đề sau: Bụi tại khu vực cán cao su, dung môi hữu cơ hoặc các dẫn xuất chứa hidrocacbon tại khu vực Gò, Cán(đặc biệttại phân xưởng Gò giầy thể thao), cụ thể: Tại phân xưởng Cán là 34 mg/m3 phân xưởng Cắt là 4,6mg/m3, Gò là 44 mg/m3 - May là 0,8 mg/m3 - Bồi là 4,0 mg/m3 mà tiêu chuẩn cho phép là 6 mg/m3. HC tại phân xưởng Gò thể thao là 200 mg/m3, Bồi vải là 106 mg/m3,Cán là 100 mh/m3 mà tiêu chuẩn cho phép là 300 mg/m3. Toluen tại phân xưởng Gò thể thao là 188 mg/m3, khi đó tiêu chuẩn cho phép là100 mg/m3. CO tạo phân xưởng Cán là 22 mg/m3, tiêu chuẩn cho phép là 30 mg/m3. Qua kết qủa đo kiểm trên ta có thể thấy nồng độ các dung môi hữu cơ khu vực Bồi ,Gò, Lưu hóa, Cân cao su hầu hết đều tương đối cao nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép, chỉ riêng bụi ở phân xưởng Cán, toluen ở phân xưởng Gò là vượt quá tiêu chuẩn, tiếng ồn các khu vực đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép trừ trong nhà đặt máy nén có mức tiếng ồn tương đương đo được trên 90dBA hơi vượt quá tiêu chuẩn quy định. Tóm lại, tại các phân xưởng sản xuất hầu hết các yếu tố gây ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép trừ một số khu vực có hàm lượng bụi và hàm lượng dung môi hữu cơ vượt giới hạn cho phép. Hiện tại bụi ở khu vực Cán cao su chủ yếu là bụi của các nguyên liệu dạng bột nhẹ ZnO,TiO2,Lưu huỳnh..được trộn vào cao su trong quá trình cán hỗn luyện, hệ thống máy cán kín lớn do thời gian sử dụng đã lâu nên đang bị hỏng. Công ty đang sử dụngmột số máy cán hở để đáp ứng nhu cầu sản xuất, vì vậy bụi tại khu vực cán thường lớn. Tại phân xưởng Gò Giầy thể thao, công nghệ cán ở đây hoàn toàn dùng keo dán nguội, phân xưởng đã có trang bị các hệ thống hút dung môi kèm theo hện thống sấy nhưng qua kiểm tra thực tế thấy nồng độ các dung môi đo được còn cao. Bảng 7. Chất lượng không khí trong và ngoài khu vực sản xuất KH điểm đo Bụi mg/m3 HC mg/m3 NH3 mg/m3 Toluen mg/m3 CO mg/m3 CO2 mg/m3 SO2 mg/m3 NOX mg/m3 H2S mg/m3 Quy định 505BYT/QĐ 6.0 300 2.0 100 30 0.1 20 5 10 Nhà bồi vải 4.0 106 KPHĐ - - - - - Phân xưởng cắt 4.6 - Phân xưởng may 0.8 - Xưởng Gò(1) 0.7 65 Xưởng Gò(2) 4.4 65 56.0 Phân xưởng cán(1) 9.0 100 56.4 20 0.04 1 0.3 Phân xưởng cán(2) 34.0 100 22 0.04 1 0.3 Phân xưởng cán(3) 1.6 100 20 0.04 1 0.3 Khu vực ép đế 2.0 90 20 0.035 1 0.2 Phân xưởng gò giầy thể thao 0.2 200 188 Khu vực cắt mũ giầy thể thao 0.4 - Khu vực may mũ giầy thể thao - - Khu vực bồi vải Giầythể thao 1.0 - 10 (Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường Công ty Giầy Thượng Đình) Chương III áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty Giầy Thượng Đình I.Giải Pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn 1. Những công đoạn cần tập trung sự chú ý đánh giá, thực hiện giải pháp sản xuất sạch hơn Qúa trình tạo sản phẩm của công ty gồm 6 công đoạn 1.1.Tại công đoạn bồi vải: Độ dày, mỏng của lớp keo bồi là thông số kỹ thuật không thể thay đổi, quá trình bồi không sử dụng nước, không loại bỏ vật liệu gì nên không ảnh hưởng tới môi trừơng và không tạo ra chất thải rắn. Môi trường không khí mặc dù các chỉ số đo nồng độ các dung môi hữu cơ (hidrocacbon, toluen ) chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhưng phát tán thường xuyên vào không khí, nên lâu dài sẽ tích tụ vào cơ thể và ảnh hưởng tới sức khoẻ công nhân. Nên vấn đề hơi xăng keo, dung môi hữu cơ phân xưởng Bồi cần được tập trung chú ý, đánh giá. 1.2.Tại công đoạn cán: Công ty đã thực hiện tái sử dụng kếp (cao su), kếp sau khi luyện và định hình phần thừa sau khi tạo chi tiết sản phẩm được tái luyện, đó là hoạt động sản xuất không chỉ đem lại lợi ích về mặt tài chính là giảm chi phí thu mua nguyên vật liệu mà còn đêm lại lợi ích về môi trường đó là tiết kiệm được lượng nguyên liệu đầu vào kếp đồng nghĩa việc sử dụng giảm tài nguyên cao su và giảm lượng rác thải rắn cao su khó phân huỷ. Quá trình luyện kếp có sử dụng nước làm nguội kếp, mỗi ngày sử dụng 50m3 và đã tái sử dụng, nước sau khi sử dụng được xử lý qua bể lắng ba ngăn và được quay sử dụng trở lại Như vậy vấn đề và rác thảivà nước thải tại phân xưởng Cán được sử dụng và xử lý hiệu quả và hợp lý. Nhưng trong không khí bụi có nồng đôn quá cao 34mg/m3 so với TCVN là 6mg/m3 chủ yếu là bụi của các nguyên liệu dạng bột (bột nhẹ ZnO, TiO2, S…). Vì vậy vấn đề bụi tại phân xưởng cán cần tập trung đánh giá lựa chọn giải pháp SXSH để tiết kiệm lượng bột trống dính cũng như cải thiện môi trường làm việc tại phân xưởng. 1.3. Tại công đoạn cắt: Các chi tiết sản phẩm được cắt bằng máy cắt công nghiệp và thường xuyên được bảo dưỡng nên không có trường hợp sản phẩm cắt hỏng do máy móc, Công ty đã tính toán các định mức nguyên vật liệu sao cho phần thừa loại thải là ít nhất nên lượng chất thải rắn tại phân xưởng cắt rất thấp và xử lý đơn giản là thu gom và thuê công ty Môi trường Đô thị Hà Đông trở đến bãi rác tập trung. Xưởng Cắt cũng như các xưởng khác được lắp hệ thống quạt trần, quạt thông gi rất khoa học, lượng bụi do quá trình cắt tạo ra thấp , tiếng ồn máy móc thiết bị thấp và không sử dụng hoá chất, dung môi nên môi trường sản xuất tại phân xưởng rất tốt là điều kiện thuận lợi cho công nhân phát huy hết năng xuất lao động. 1.4. Tại công đoạn May: Một thực tế cho thấy tại phân xưởng May ít tác động tới môi trường. Không tác động tới môi trường nước, không tạo rác thải, ít tác động tới môi trường không khí - đó là bụi vải trong quá trình may tạo ra. Nhưng công nhân tại phân xưởng May không tin tưởng , yên tâm với công việc họ đang làm. Hàng năm rất nhiều công nhân bỏ việc, năm 2002 có 197 công nhân bỏ việc và 4 tháng đầu năm 2003 có 50 công nhân ở phân xưởng bỏ việc. Vì vậy đây cũng là vấn đề cần tập trung đánh giá nguyên nhân và lựa chọn giải pháp SXSH áp dụng. 1.5. Công đoạn Gò: Là công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm, là công đoạn ghép chi tiết đầu ra của quá trình Cán và quá trình May, sản phẩm Giầy không đạt tiêu chuẩn thì nguyên nhân do công đoạn Gò. Nếu thao tác gò chính xác thì sản phẩm đạt tiêu chuẩn và ngược lại thì sản phẩm không đạt tiêu chuẩn dẫn đến lãng phí nguyên liệu đầu vào. Nếu một lượng sản phẩm sai hỏng thì sẽ phải sản xuất mới lượng sản phẩm đó, như vậy lượng nguyên vật liệu sẽ sử dụng gấp đôi, các vấn đề ô nhiễm môi trường tại công đoạn Cán, Bồi và Gò cũng diễn ra hai lần làm cho chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng , ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. Tại công đoạn Gò sử dụng nhiều loại dung môi, hoá chất tuy nồng độ hoá chất chưa vượt quá giới hạn cho phép nhưng công nhân thường xuyên lao động và tiếp xúc trực tiếp với dung môi hoá chất này nên sức khoẻ giảm sút, ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần làm việc của công nhân, đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự mất chính xác khi gò giầy làm sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Như vậy cần tập trung đánh gía nguyên nhân và lựa chọn giải pháp SXSHđối với tỷ lệ sản phẩm sai hỏng lớn 2,012% mà nguyên nhân do công đoạn Gò. 1.6. Tại công đoạn bao gói: Để thành phẩm-Giầy vận chuyển đến được khách hàng thì khâu bao gói là rất quan trọng, công đoạn này không tác động đến môi trường nước, môi trường không khí , bao gói không chỉ nhằm bảo vệ sản phẩm không bị bóp méo, bụi bẩn, mà còn để giầy không nhầm lẫn và tôn thêm vẻ đẹp, vẻ sang trọng, vẻ hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng. Giầy được chuyển từ công đoạn Gò sang bao gói, trước khi đóng giầy theo từng đôiphải lôi giấy lót phom trong giầy từ công đoạn Gò ra và nhồi bằng giấy nhồi giầy riêng, rồi đóng hộp và đóng thùng caton. Như vậy việc tận dụng tái sử dụng giấy lót phom và thùng caton khi trở sản phẩm đến khách hàng trong nước cần được chú ý và lựa chọn giải pháp SXSH. 2. Phân tích nguyên nhân gây ra bụi tại phân xưởng Cán, hơi dung môi tại phân xưởng Bồi, sản phẩm sai hỏng lớn do quá trình Gò, công nhân bỏ việc nhiều tại phân xưởng May và việc chưa tái sử dụng giấy vụn, thùng caton ở công đoạn bao gói. Hiện tượng Nguyên nhân Bụi tại phân xưởng cán 1. Sử dụng chất chống dính giữa các lớp kếp là bột stearad nhẹ dễ bay - Nguyên liệu bột stearad được Công ty sử dụng truyền thống qua nhiều năm và đáp ứng được yêu cầu về các thông số kỹ thuật như: chống dính tốt, dễ bảo quản, dễ mua, giá thành không cao. - Khi kếp được luyện song phải trải qua lớp bột, vừa có tác dụng chống dính giữa các lớp kếp, vừa có tác dụng làm tăng tính đàn hồi kếp, bảo vệ kếp không bị chết. - Do bột nhẹ nên phát tán rộng ra toàn phân xưởng, lượng phát tán không tập trung. 2. Công nghệ trải bột thô sơ, không tận dụng, tái sử dụng lại lượng bột bay bụi - Công nghệ trải bột là công nghệ cũ - Lợi ích đem lại xét về mặt tài chính không cao, nên chưa được đầu tư công nghệ thu hồi lại bột bay 3. Bụi bột bay vào không khí phân xưởng, ảnh hưởng tới sức khoẻ công nhân viên, nhưng không có biểu hiện những ảnh hưởng đó ngay, mà sau một thời gian mới phát hiện ra có bệnh, do đó vấn đề bụi không được sử lý ngay. - Công nhân nhiễm bệnh là bệnh nghề nghiệp, bệnh thường không có biểu hiện ngay mà ảnh hưởng lâu dài, khó phát hiện 4. Máy luyện kếp là máy hở và công nghệ cũ Tổn thất điện năng tại phân xưởng May 1.Tình trạng công nhân bỏ việc - Công nhân mới tuyển được đào tạo tay nghề thành thạo và kết thúc khoá học được cấp giấy chứng nhận thành nghề , vì vậy công nhân có xu hướng bỏ việc công ty và tìm đến cơ sở có thu nhập cao hơn . - Công việc phân bố không đều trong năm, vào tháng mùa vụ công nhân phải làm tăng ca, quá sức. Những tháng dãn vụ việc ít nên thu nhập của công nhân thấp. - Công nhân làm việc theo ca, vì vậy mà thời gian làm việc hay nghỉ ngơi không phù hợp với những người làm công việc khác, nên không có điều kiện giao lưu, giải trí với bạn bè, gia đình và xã hội. Cơ cấu giới trong Công ty không cân bằng, số công nhân nam ít hơn nhiều công nhân nữ, và đặc điểm công nhân Công ty là trình độ văn hoá không cao, thường là con em nông dân ở các tỉnh về Công ty làm, tạm trú tại ký túc xá của Công ty nên không có điều kiện, cơ hội tìm hiểu, tìm bạn, giao lưu với công nhân viên các Công ty khác. 2. Một số máy móc hỏng, hoặc để không do công nhân bỏ việc, nhưng hệ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37085.doc
Tài liệu liên quan