Đề tài Bước đầu phân tích chi phí – lợi ích của Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội

MỤC LỤC 1

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

LỜI CẢM ƠN 10

LỜI CAM ĐOAN 11

CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH ĐỐI VỚI DỰ ÁN CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHO CÁC XÃ VEN ĐÔ 12

I. NƯỚC SẠCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC SẠCH. 12

1.1 Khái niệm về nước sạch 12

1.1.1 Về khía cạnh lí, hoávà chất hữu cơ 12

1.1.2 Về vi sinh vật 13

1.2 Tầm quan trọng của nước sạch sinh hoạt 13

1.3 Vấn đề khan hiếm nước sạch trên thế giới và ở Việt Nam 14

1.3.1 Sự khan hiếm nước sạch trên thế giới 14

1.3.2 Sự khan hiếm nước sạch ở Việt Nam 15

II. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CHO DỰ ÁN CẤP NƯỚC SẠCH 19

2.1 Khái niệm về CBA 19

2.2 Mục tiêu của sử dụng CBA trong phân tích kinh tế – xã hội của các dự án. 19

2.3 Phân tích tài chính dự án đầu tư 19

2.3.1 Giá trị thời gian của tiền 20

2.3.2 Các chỉ tiêu quan trọng phản ánh mặt tài chính của dự án 23

2.4 Phân tích kinh tế – xã hội dự án đầu tư 24

2.4.1 Sự cần thiết phải xem xét khía cạnh kinh tê - xã hộ của dự án đầu tư

2.4.2 Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế – xã hội do thực hiện dự án 25

2.5 Các bước thực hiện CBA 25

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT Ở HUYỆN THANH TRÌ 27

I.ÁP LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÊN MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦAHUYỆN THANH TRÌ. 27

 

doc79 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu phân tích chi phí – lợi ích của Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 4: Vùng kinh tế bãi phù sa sông Hồng gồm 4 xã: Lĩnh Nam, Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc. Đây là vùng sản xuất rau màu chủ yếu cho huyện. Các trung tâm tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ: Các trung tâm này phát triển dọc theo các trục đường lớn ven đô. Quốc lộ 1 A: Từ Giáp Bát kéo dàI qua Pháp Vân, Tứ Kỳ tới thị trấn Văn Điển và rảI rác tới Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Liên Ninh. Tỉnh lộ70 A: Từ Văn ĐIển tới Cầu Bươu. Khu ven đô: Vĩnh Tuy, Thanh Trì. Phần lớn là cơ sở của Trung Ương và của Thành phố. Tổng số tới 126 cơ sở. Tiểu thủ công nghiệp của huyện có tới 26 hợp tác xã và tổ sản xuất tới khoảng 2.500 hộ rải rác ở khắp các vùng kinh tế. Tiểu thủ công gia đình có xu thế phát triển. Thị trấn Văn Điển là trung tâm Thương nghiệp Dịch vụ lớn nhất của huyện. Các chợ phân bố ở các xã như sau: (khoảng 13 chợ): chợ Vĩnh Tuy, chợ Thanh Trì, chợ Cầu Nghè (Lĩnh Nam), chợ Văn Điển Phần lớn các chợ này đều nằm ngay các trục đường giao thông. Tài nguyên – môi trường của huyện Thanh Trì. Thanh Trì có khai thác cát nằm dảI theo các xã: Thanh Trì, Lĩnh Nam và Vạn Phúc rộng hàng trăm ha, cung cấp cát phục vụ xây dựng cho huyện cũng như cho thành phố Hà Nội. Có than bùn rải rác khắp các đầm và ao hồ trong huyện, tập trung chủ yếu ở vùng hồ Linh Đường- Yên Sở. Các mẫu thí nghiệm cho thấy năng suất toả nhiệt từ 3.800-5.300 Kcalo/kg, nhưng do chiều dày các lớp than quá nhỏ, trình độ khai thác hiện nay chưa có hiệu quả kinh tế cao. Thanh Trì là một huyện dồn nước thải hàng ngày của Thành phố Hà Nội và một phần huyện Từ Liêm. Có bãi rác và nghĩa Trang Thành Phố. Có nhiều cơ sở công nghiệp hoá chất: Phân Lân, Pin Văn Điển, Sơn tổng hợpđã gây ô nhiễm môI trường, đặc biệt là môi trường nước, đất và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong huyện. 1.2 Những tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế lên môi trường nước của huyện. Quá trình đô thị hoá, sự phát triển kinh tế ở mức độ mạnh mẽ đặc biệt là các ngành công nghiệp hóa chất và công nghiệp thực phẩm, sự quản lí thiếu chặt chẽ của bãi rác thành phố và khu nghĩa trang của thành phố ở huyện Thanh Trì là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước mặt. Trong 5 huyện ngoại thành thì Thanh Trì là huyện có nguồn ô nhiễm lớn nhất đối với môi trường đặc biệt là môi trường nước. Thanh Trì có hai con sông khá lớn chảy qua là sông Hồng và sông Nhuệ. Rất may là hai khúc sông này từ cống Liên Mạc đến Cầu Bươu không tham gia thoát nước, các sông còn lại đều tham gia thoát nước, nên bị ô nhiễm nặng nề do nước thải sinh hoạt và công nghiệp của Thanh Trì và của cả Thành phố Hà Nội chảy về do Thanh Trì là vùng trũng. Do nước thải chưa được xử lý, nên nông độ các chất bẩn tại các đIểm xả rất lớn; Hàm lượng BOD5 là từ 50-190 mg/l, NH+ : từ 3-25 mg/l, COD: từ 90-495 mg/l, DO thường dưới 1 mg/l. Hầu hết nước thải của các bệnh viện và các xí nghiệp công nghiệp của huyện Thanh Trì và Thành phố Hà Nội đều không được xử lí, xả trực tiếp ra các cống thoát nước và sông ngòi. Điển hình là con sông Kim Ngưu chảy qua địa phận của huyện, mặc dù có quá trình tự làm sạch diễn ra nhưng làm lượng BOD5 của nước vẫn rất cao khoảng từ 32-125 mg/l. ở đây diễn ra quá trình lắng cặn và lên men kỵ khí, tạo ra khí H2, CO2, CH4. Có thể nói ở đoạn sông này bị ô nhiễm nặng nề nhất so với toàn bộ hệ thống kênh mương sông hồ của thành phố Hà Nội. Trên địa bàn của huyện có đặt các nhà máy hoá chất (phân lân Văn Điển, nhà máy Pin, nhà máy Sơn nên gây nên hiện tượng nhiễm kim loại nặng cao ở cả trongđất và trong nước. Trong ao của nhân dân ở quanh khu vực các nhà máy Phân lân Văn ĐIển, bèo lục bình, rau muống phát triển rất nhanh và hàm lượng kim loại nặng trong các rau này cao gấp hai lần so với các khu vực khác. Bèo lục bình phát triển nhanh, tạo sinh khối quá lớn nên bị chết nhiều và khi bị phân huỷ đã sinh ra khí CH4, CO2, gây ô nhiễm thuỷ vực. Lợn được nuôi một phần bằng bèo lục bình cho thịt có mỡ màu vàng. Công nghiệp thực phẩm ở Thanh Trì cũng phát triển mạnh nhưng không có quy hoạch và do sự cạnh tranh gay gắt về giá cả sản phảm mà tất cả các nhà máy xí nghiệp thực phẩm đều không có bất cứ một công đoạn xử lý chất thải nào. Kết quả là đã làm ô nhiễm nặng nề tới môi trường nước xung quanh do xả vào đó một khối lượng lớn chất thải hữu cơ. Ngoài ra, Thanh Trì cũng có một ngành nông nghiệp phát triển mạnh, nên việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hay việc thải trực tiếp chất thải trong chăn nuôi ra các ao hồ đã làm nhiễm bẩn và ô nhiễm môi trường nước ở mức độ tương đối nặng. Sự phát triển của nền kinh tế đã tạo nên áp lực cho môi trường nước,làm cho môi trường nước bị ô nhiệm nặng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dân và tác động tiêu cực ngược trở lại đối với kinh tế trong huyện. 1.3 Kết luận. Như vậy, qua phân tích trên thì nguồn nước mặt ở hầu hết các xã thuộc huyện Thanh Trì đều bị ô nhiễm, có nơi bị ô nhiễm rất nặng. Vì vậy, nếu để người dân sinh hoạt, sản xuất bằng chính nguồn nước mặt này thì việc nhiễm các bệnh về đường ruột và các bệnh nguy hiểm khác như bệnh ung thư là khôngthể tránh khỏi. Do đó, việc xây dựng các trạm nước để cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của người dân là hết sức cần thiết và là mối quan tâm hàng đầu của Uỷ ban nhân dân Huyện Thanh Trì cũng như của thành phố Hà Nội. II. Thực trạng của hệ thống cấp nước sinh hoạt hiện nay ở Thanh Trì. Hiện trạng các công trình cấp nước. Hiện nay nhân dân huyện Thanh Trì đang sử dụng các lợi hình cấp nước cho sinh hoạt như sau: Nước máy được cấp vào từng nhà hoặc các vòi công cộng. Hình thức này được cấp cho các khu dân cư đô thị thị trấn Văn Điển, các khu gần nhà máy nước và các vùng ven đô như: Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Tương Mai, Giáp Bát, Khương Đình, Triều Khúc Nước giếng khơi, giếng khoan ở các vùng đê, thôn xóm. Bể chứa nước mưa ở tất cả các nơi. Bể lọc đánh phèn ở khu vực ngoài bãi sông Hồng. Các nhà máy nước của Thành phố: Trên địa bàn huyện có các nhà máy nước lớn của Thành phố đang hoạt động: Nhà máy nước Pháp Vân công suất: 30.000 m3/ngày. Nhà máy nước Hạ Đình công suất: 30.000 m3/ngày. Nhà máy nước Kim Giang công suất: 500 m3/ngày. Nhà máy nước Nam Dư Thượng công suất 30.000 m3/ngày, đến năm nay tức năm 2003 sẽ nâng công suất lên 60.000 m3/ngày. Các nhà máy nước từ nay đến năm 2010 vẫn giữ nguyên công suất và chủ yếu cấp cho Trung tâm Thành phố và một số khu vực gần nhà máy nước hoặc những nơi có đường ống truyền dẫn đi qua. Thị trấn Văn Điển hiện nay có một nhà máy nước có công suất 2500 m3/ngày đang được cải tạo nâng công suất lên 5000 m3/ngày chủ yếu cấp nước cho thị trấn Văn Điển và các xã Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh. Các trạm cấp nước cục bộ: Trên địa bàn huyện Thanh Trì còn có nhiều Cơ quan xí nghiệp và các khu ở tập trung, những nơi đó đều có các giếng khoan và trạm xử lý cục bộ để cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của mình. Tổng công suất của các điểm tiêu thụ nước loại này vào khoảng 35.000 m3/ngày, đêm. STT Tên trạm Số lượng giếng Công suất giếng (m3/h) 1 Công ty khai thác nước ngầm 1 50 2 Công ty vận chuyển khách du lịch 1 20 3 Nhà máy chế tạo thiết bị lương thực 1 40 4 Xí nghiệp bao bì xuất khẩu 1 20 5 Nhà máy chế tạo biến thế 1 20 6 Công ty khai thác nước ngầm và nhà máy chế tạo biến thế 100 7 Nhà máy cơ khí thuỷ lợi 1 30 8 Nhà máy Z 179 1 30 9 Nhà máy pin Văn ĐIển 2 150 10 Nhà máy Sơn tổng hợp 1 150 11 Nhà máy cơ khí giải phóng 1 30 12 Nhà máy mạ Cầu Bươu1 1 10-20 13 Xí nghiệp hoá chất 1 10-20 14 Công ty Vật tư kim khí 1 10-20 15 Nhà máy cơ khí Trần Phú1 1 10 16 Viện nghiên cứu Khoa học nông nghiệp 1 10 17 Công an cứu hoả 1 10 18 Một số trạm Khương Đình 40 Nguồn: Kết quả điều tra của Phòng kế hoạch - Đầu tư huyện Thanh Trì Bảng 4: Danh sách các trạm cấp nước cục bộ Các trạm cấp nước tập trung nông thôn: Từ năm 1996, thực hiệnChương trình nước sạch nông thôn và được sự quan tâm của UBND Thành phố đến nay huyện Thanh Trì đã đầu tư xây dựng được 13 trạm cấp nước tập trung nông thôn với công suất từ 500 á1000 m3/ngày phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Danh sách như sau: STT địa đIểm Số trạm Công suất cấp nước (m3/ngày) Số hộ sử dụng 1 Xã Tam Hiệp 2 1.000 2 Xã Thanh Trì 1 500 820 3 Xã Trần Phú 1 500 600 4 Xã Tân Triều 1 500 1.800 5 Xã Đông Mỹ 1 500 800 6 Xã Tả Thanh Oai 1 700 900 7 Xã Liên Ninh 1 700 800 8 Xã Thanh Liệt 1 700 800 9 Xã Đại áng 1 500 600 10 Xã Hoàng Liệt 1 700 900 11 Xã Ngọc Hồi 1 500 800 12 Xã Thịnh Liệt 1 500 645 Tổng cộng 13 7.300 9.465 Nguồn: Kết quả thống kê của Phòng Kế hoạch - Đầu tư huyện Thanh Trì Bảng 5: Trạm cấp nước tập trung Các trạm cấp nước phân tán: Hiện nay, trên toàn huyện có khoảng 10.695 hộ sử dụng nước từ các giếng khoan nhỏ kiểu UNICEF chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Các giếng này có độ sâu từ 20 á30 m thuộc tầng chứa nước trên, còn lại nhân dân trong huyện vẫn phải sử dụng các công trình cấp nước cổ truyền như giếng đào, bể nước mưa, sông, hồ, Nói chung các nguồn nước này không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh do đăc thù riêng của huyện Thanh Trì là vùng trũng, môi trường đang tích tụ dần ô nhiễm về nước thải, rác thải, khói bụi công nghiệp và úng ngập. STT Tên xã Các công trình cấp nước phân tán đang sử dụng Số giếng khoan Dân số sử dụng Số giếng đào Dân số sử dụng Sổ bể nước mưa Dân số sử dụng 1 Tân Triều 494 2195 618 2746 2173 9496 2 Đông Mỹ 1410 5352 60 227 790 2999 3 Tả Thanh Oai 214 926 2350 10171 2658 11504 4 Yên Mỹ 33 124 898 3362 1027 3845 5 Đại Kim 82 338 1056 4352 1362 5612 6 Liên Ninh 211 762 1919 6929 508 1835 7 Ngũ Hiệp 1000 3983 1585 6313 1020 4063 8 Thanh Liệt 537 2235 507 2110 533 2218 9 Duyên Hà 96 420 713 3115 226 987 10 Vạn Phúc 1232 5022 427 1741 1825 7439 11 Đại áng 180 767 1182 5038 322 1372 12 Hữu Hoà 540 2322 1085 4666 371 1595 13 Định Công 2400 9164 267 1019 267 1019 14 Hoàng Liệt 573 2302 1490 5987 886 3560 15 Ngọc Hồi 872 3646 136 568 1360 5686 16 Thịnh Liệt 34 141 2330 9629 2590 10704 17 Tứ Hiệp 1670 6486 457 1775 667 2590 18 Lĩnh Nam 1884 8165 693 2998 533 2306 19 Vĩnh Tuy 1514 6307 23 96 1189 4953 20 Thanh Trì 1428 6018 191 805 476 2006 21 Trần Phú 614 2508 704 2876 1181 4824 22 Yên Sở 282 1098 1900 7399 2030 7095 23 Tam Hiệp 979 4322 1021 4507 846 3731 24 Vĩnh Quỳnh 2378 10316 558 2421 1435 6226 25 Thị trấn Văn Điển 1800 7210 963 3857 900 3650 Nguồn: Kết quả điều tra của Phòng kế hoạch- Đầu tư huyện Thanh Trì. Bảng 6: hiện trạng sử dụng các công trình cấp nước phân tán đang sử dụng: Tỷ lệ sử dụng nước sạch: Việc đánh giá hiện trạng sử dụng nước sạch của huyên Thanh Trì có thể chia làm 2 khu vực: Khu vực 1: Bao gồm Thị trấn Văn Điển và các xã Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh. Hiện nay, khu vực này đã được sử dụng nước sạch từ nhà máy nước Văn ĐIển và các trạm cấp nước cục bộ tỷ lệ là 17,6%. Khu vực 2: Bao gồm các xã còn lại của huyện, đến nay đã có 9.465 hộ sử dụng nước từ các trạm cấp nước quy mô thôn và liên thôn chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Số còn lại sử dụng các công trình cấp nước phân tán chiếm 62.38% Ta biết rằng, nước sạch được đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam phải có các chỉ tiêu lý và vi sinh trên nằm trong giới hạn cho phép. Qua kết quả đIều tra thống kê số liệu từ các xã trong huyện thì huyện Thanh Trì chỉ có nước từ các nhà máy nước của Thành phố và nước từ các trạm cấp nước tập trung là đạt tiêu chuẩn, các loại hình công trình khác không đảm bảo chất lượng nước dụng cho sinh hoạt. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch hiện nay là 37,62%. STT Chỉ tiêu đIều tra đơn vị tính Kết quả 1 Số hộ dùng nước máy Tỷ lệ so với dân số Hộ % 9.420 17,62 2 Số hộ sử dụng nước từ các trạm cấp nước nông thôn. Tỷ lệ so với dấn số Hộ % 9.465 18 3 Số hộ sử dụng nước giếng khoan UNICEF Tỷ lệ so với dân số Hộ % 10.695 20 4 Số trạm cấp nước nông thôn đã có Tổng cống suất Trạm M3/ngày 13 7.300 5 Số lượng giếng khoan nhỏ UNICEF Cái 10.512 6 Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch % 37.62 Nguồn: Dữ liệu của phòng Kế hoạch- Đầu tư huyện Thanh Trì. Bảng 7: Bảng tổng hợp kết quả điều tra III.Những vấn đề bức bách của các xã chưa được cấp nước sạch sinh hoạt của Thanh Trì. Quy mô dân số. Hiện nay, huyện Thanh Trì còn 8 xã hoàn toàn chưa có hệ thống cấp nước sạch. Người dân ở các xã này chủ yếu lấy nước từ các ao hồ tự nhiên hoặc lấy nước từ các giếng tự khoan của người dân. Chất lượng nước không đảm bảo cho sức khoẻ và sản xuất. STT địa đIểm Dân số năm 2001(người) Dân số cần cấp nước năm 2001(người) 1 Xã Yên Mỹ 4.432 4.432 2 Xã Định Công 10.183 10.183 3 Xã Duyên Hà 4.247 4.247 4 Xã Vạn Phúc 8.177 8.177 5 Xã Hữu Hoà 6.872 6.872 6 Xã Vĩnh Tuy 8.577 8.577 7 Xã Lĩnh Nam 12.020 12.020 8 Xã Ngũ Hiệp 8.233 8.233 Tổng số 62.792 62.792 Nguồn: Dữ liệu điều tra của Phòng kế hoạch- Đầu tư huỵên Thanh Trì. Bảng 8: Bảng nhu cầu hiện tại của các xã “trắng” về nước sinh hoạt Như vậy tổng số dân không có nước sạch trong huyện để sử dụng là 62.792 người, chiếm 28,2%. Đây là số dân của các huyện hoàn toàn không có nước sạch, tuy nhiên, ngay ở những xã đã có trạm cấp nước sạch nhưng không phải 100% dân số trong các xã đó đều được dùng nước sạch trong sinh hoạt. Với chuyên đề này tôi chỉ đề cập đến số dân của các xã hoàn toàn “trắng” về nước sinh hoạt. 3.2 Nguồn nước sinh hoạt của người dân các xã và tình trạng ô nhiễm của nguồn nước. Các xã kể trên được coi là 9 xã trắng về nước sạch, hiện thời họ sinh hoạt hoặc bằng nước trong các ao hồ tự nhiên, hoặc bằng các giếng tự khoan ở độ sâu không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước trong sinh hoạt, hoặc bằng các bể dự trữ nước mưa. Ta biết rằng, theo như phân tích ở trên, hầu hết các ao hồ ở các xã trong huyện đã bị ô nhiễm do các cơ sở sản xuất và do chính nước thải sinh hoạt và chăn nuôi của người dân thải trực tiếp ra sông, hồ, ao mà không có bất kỳ một sự xử lý nào. Chính do thói quen đổ thải trực tiếp ra các con sông và ao, hồ mà ở một vài nơi trong xã đã rơi vào tình trạng ô nhiễm nặng nề không thể dùng làm nước cho tưới tiêu trong nông nghiệp được chưa kể đến việc dùng nước đó cho sinh hoạt. Ao hồ tự nhiên thì như vậy, còn các giếng họ tự đào và khoan thì sao? Một nguyên tắc khi khai thác nước ngầm là phải khoan sâu đến độ sâu ít nhất cũng phải 40 m, nhưng phần lớn những giếng này chỉ sâu dưới 20 m tức là vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi nguồn nước mạch ngấm vào đất nên đã làm ô nhiễm ngay cả nguồn nước ở độ sâu này. Mặt khác các thiết bị lọc nước rất đơn giản và thô sơ không đủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật, không loại trừ được vi nấm, các vi khuẩn gây bệnh trong nước và các kim loại nặng. Huyện Thanh Trì mặc dù hiện nay đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành nghề của huyện, chiếm tới gần70%. Bên cạnh đó, các hộ dân nông nghiệp chủ yếu xây dựng loại hố sí thô sơ, nên dễ thẩm thấu xuống đất và gây ô nhiếm nguồn nước mặt. Đồng thời việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học một cách bừa bãi không đúng kỹ thuật cũng làm ô nhiễm nguồn nước mặt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân trực tiếp dùng nước đó làm nước sinh hoạt và ảnh hưởng gián tiếp đến những người dân sử dụng các sản phẩm nông nghiệp của họ. Như vậy, vấn đề nước sạch là vấn đề hết sức bức xúc và cấp bách ở các xã này, việc phải xây dựng các trạm cấp nước tập trung là cần thiết để phục vụ cho nhu cầu tối thiểu của người dân, đảm bảo cho họ có được sử dụng nguồn nước sạch nhằm nâng cao sức khỏe cho họ và đó chính là tăng hiệu quả cho nền kinh tế của huyện. Tình trạng sức khoẻ của người dân không được dùng nước sạch trong sinh hoạt. Do việc người dân của các xã này không được dùng nước đủ tiêu chuẩn cho phép về nước sạch nên tỷ lệ người dân bị mắc các bệnh liên quan đến sử dụng nước lớn hơn hẳn các xã đã có hệ thống nước sạch cho sinh hoạt. Các bệnh này bao gồm: bệnh tiêu chảy, bệnh giun sán, bệnh mắt hột, bệnh ngoài da và bệnh phụ khoa. Hiện nay, như trên tôi đã đề cập có 8 xã “trắng” về nước thì xã Vĩnh Tuy là xã có tỷ lệ mắc các bệnh này cao nhất. Năm 2001, toàn xã đã có 210 lượt người phải đến bệnh viện do bệnh tiêu chảy; gấp 8,75 lần so với huyện Thanh Trì là huyện có số lượt người thấp nhất. Bệnh giun sán có 650 lượt người, gấp xã Đông Mỹ tới 72,22 lần về số người bị mắc. Bệnh mắt hột có 490 người, gấp Yên Mỹ 18,12 lần về số người bị mắc STT Tên bệnh liên quan đến việc sử dụng nước trong sinh hoạt. Xã có số lượt người đến khám chữa bệnh năm 2001 nhiều nhất. (lượt người) Xã có số lượt người đến khám bệnh năm 2001 ít nhất (lượt người) Tỷ lệ giữa xã mắc nhiều nhất và xã mắc bệnh ít nhất. (lần) 1 Tiêu chảy Vĩnh Tuy Thanh Trì 8,75 2 Giun sán Vĩnh Tuy Đông Mỹ 72,22 3 Mắt hột Vĩnh Tuy Yên Mỹ 18,12 4 NgoàI da Vĩnh Tuy Thanh Trì 15 5 Phụ khoa Yên Sở Thanh Liệt 12,86 Nguồn:Bệnh viện huyện Thanh Trì. Bảng 9: Bảng điều tra về số lượt bệnh nhân nhiễm các bệnh liên quan đến nguồn nước. Như vậy, các xã có số lượt người phải đến khám các bệnh liên quan đến việc sử dụng nước sinh hoạt năm 2001 ít nhất đều là các xã có hệ thống cấp nước sạch trong sinh hoạt, còn xã có số lượt người đến khám các bệnh trên nhiều hầu hết là xã không có hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Ta thấy rằng, tình trạng sức khoẻ của người dân ở các xã chưa có nước sạch phục vụ cho sinh hoạt là rất đáng lo ngại, nó ảnh hưởng không chỉ mang tính hiện thời mà nó để lại những hậu quả khó mà khắc phục được nếu không có ngay các hệ thống cấp nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt của họ. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình sức khoẻ của người dân các xã liên quan đến các bệnh trên. S TT Tên xã Số lượt người khám chữa bệnh năm 2001 Tiêu chảy Giun sán Mắt hột Ngoài da Phụ khoa 1 Tân Triều 109 76 125 177 160 2 Đông Mỹ 37 9 157 103 165 3 Tả Thanh Oai 83 28 103 66 143 4 Yên Mỹ 36 40 27 88 102 5 Đại Kim 204 39 88 127 308 6 Liên Ninh 162 71 34 104 150 7 Ngũ Hiệp 76 97 61 85 64 8 Thanh Hiệp 26 17 92 106 35 9 Duyên Hà 122 172 76 89 205 10 Vạn Phúc 125 130 150 90 373 11 Đại áng 200 116 36 133 132 12 Hữu Hoà 196 107 146 327 286 13 Định Công 60 250 50 36 205 14 Hoàng Liệt 130 55 92 166 83 15 Ngọc Hồi 25 27 45 50 49 16 Thịnh Liệt 37 166 276 43 75 17 Tứ Hiệp 192 130 88 47 116 18 Lĩnh Nam 110 30 50 57 230 19 Vĩnh Tuy 210 650 490 450 150 20 Thanh Trì 24 107 58 30 91 21 Trần Phú 62 83 82 41 43 22 Yên Sở 80 51 103 79 450 23 Tam Hiệp 97 211 58 133 153 24 Vĩnh Quỳnh 204 194 231 427 386 25 Thị trấn Văn ĐIển 177 69 202 184 250 Nguồn: Bệnh viện huyện Thanh Trì. Bảng 10: Tình hình sức khỏe của người dân của 8 xã đang nghiên cứu. Những lợi ích, cơ hội bị mất so với các xã khác đã có hệ thống cấp nước sinh hoạt: Mặc dù nguồn nước sinh hoạt chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh trên nhưng đây là nguyên nhân quan trọng hàng đầu.Vấn đề nước sạch cho sinh hoạt nếu không được đảm bảo tốt sẽ làm mất đi các cơ hội và lợi ích cho người dân, mặt khác họ lại phải bỏ ra các khoản tiền để chi trả cho những khoản phát sinh bất lợi do không có nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt. Tôi xin được kể ra đây một vài những lợi ích, cơ hội bị mất hay những chi phí mà người dân phải chi trả xung quanh vấn đề không có nước sạch để sinh hoạt. Khi không có hệ thống cấp nước sinh hoạt thì họ phải bỏ khá nhiều thời gian và công sức cho việc lấy nước phục vụ cho sinh hoạt. Thời gian này nếu họ dùng để đầu tư vào việc khác thì có thể sẽ đem lại cho họ những lợi ích lớn. Do nguồn nước lấy để sinh hoạt không đảm bảo về chất lượng nước sạch nên nguy cơ mắc các bệnh mà tôi đã nêu trên rất cao và do đó họ phải bỏ một khoản tiền để phục vụ cho việc khám và chữa bệnh. Do mắc các bệnh này nên năng suất lao động giảm, làm cho nền kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, đồng thời làm cho người dân bị yếu về thể lực và có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính gây ảnh hưởng tiêu cực lâu dài. Hệ thống cấp thoát nước là một trong các mặt của hệ thống cơ sở hạ tầng, các xã này không có hệ thống cấp nước nên cơ hội thu hút vốn đầu tư vào các xã này sẽ bị thấp hơn các xã đã có hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt. Các xã này do không có hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt nên cơ hội để thu hút khách du lịch và các hoạt động thương mại,dịch vụ khác cũng thấp hơn các xã khác đã có hệ thống này. Việc tự đào giếng với chiều sâu khoảng 15 m vừa không đảm bảo chất lượng nước cho sinh hoạt vừa phải mất nhiều chi phí mà có thể có nguy cơ giếng bị sụt, lún và cạn kiệt nên lại phải đào hoặc khoan lại gây nhiều đIều bất lợi. Có thể còn rất nhiều lợi ích và cơ hội mà các xã này bị mất đi khi chưa có được hệ thống cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của người dân. Tóm lại, để phục vụ cho sự phát triển bền vững của các xã này nói riêng và của cả huyện Thanh Trì nói chung thì việc xây dựng các trạm cấp nước tập trung là một tất yếu và các trạm này phải được xây dựng càng sớm càng tốt. Chương III Phân tích chi phí – lợi ích của việc xây dựng mới các trạm cấp nước sinh hoạt ở 8 xã thuộc huyện Thanh Trì I. Dự báo về nhu cầu nước sạch sinh hoạt của huyện Thanh Trì. Các giải pháp cấp nước của quy hoạch lập năm 1998 của huyện Thanh Trì: Dưạ theo quy hoạch tổng thể về xây dựng và phân tích tình hình thực tế của huyện Thanh Trì tại thời điểm cuối năm 1997, quy hoạch năm 1998 xẫ xác định giải pháp cấp nước ở huyện Thanh Trì như sau: Vùng giáp ranh với các vùng nội thành đến đường Pháp Vân, nơi có đường ống truyền đẫ đi qua sử dụng nguồn nước sinh hoạt chủ yếu do các nhà máy nước Tương Mai, Hạ Đình, Pháp Vân, Nam Dư thượng, cung cấp. Cải tạo nâng cấp trạm cấp nước Văn Điển để cấp nước cho thị trấn Văn Điển – Ngọc Hội. Các đIểm đô thị nhỏ (Yên Sở, Tả Thanh Oai, Đông Mỹ, Cầu Bươu) sẽ xây dựng các trạm xử lý cục bộ. Vùng nông thôn: Tại những đIểm dân cư tập trung, xây dựng các trạm cấp nước cục bộ cấp thôn, xã có công suất từ 500 – 1000 m3/ngày. Các vùng xa, nơi dân cư thưa thớt áp dụng mô hình xử lý nước sạch khác theo chương trình nước sạch nông thôn. Dây chuyền công nghệ sẽ được ứng dụng phổ biến trong các trạm cấp nước tập trung là: Giếngđ khoan đ Thiết bị làm thoáng tảI trọng cao đ Bể lọc nhanh đ Khử trùngđ Trạm bơm cấp II đ Mạng lưới tiêu thụ. Trong giếng khoan khai thác nguồn nước ngầm tại tâng Pleistocen giữa trên (Qp) là tầng có độ nhiễm bẩn thấp. Chiều sâu giếng từ 60 á70 m. Trên cơ sở định hướng trên, quy hoạch đã tính toán thiết kế chi tiết cho 16 xã (xác định nhu cầu dùng nước, công nghệ xử lý nước, dự kiến công suất trạm, bố trí sơ đồ mạng lưới đường ống). Dự kiến thời gian thực hiện xong quy hoạch là năm 2010. Như vậy, quy hoạch năm 1998 đã đề cập tương đối đầy đủ vấn đề cấp nước nông thôn huyện Thanh Trì. Song, so với chủ trương và tình hình hiện nay của Thành phố còn có một số đIều cần điều chỉnh như sau: Huyện Thanh Trì là vùng trũng chiụ ảnh hưởng của khí thải và nước thải nên việc sử dụng nguồn nước ngầm tầng trên đang bị ô nhiễm nặng nề, việc xác định giải pháp cấp nước cho một số vùng bằng cách xử lý thông thường cho các công trình cấp nước gia định như: giếng khoan đường kính nhỏ, giếng đào không đảm bảo chất lượng nước sạch. Tuy tính toán nhu cầu cấp nước cho từng xã nhưng quy hoạch lập năm 1998 đề xuất tiêu chuẩn cấp nước cho vùng nông thôn 50 l/ngày/ người là quá thấp. Theo chiến lược quốc gia về nước sạch và VSMT nông thôn thì tiêu chuẩn thấp nhất nhất cho toàn quốc là 60 l/người /ngày. Mặt khác, khi bố trí công suất các trạm cấp nước nông thôn, xã lại chỉ chọn 2 mô hình cố định là 500 m3/ ngày và 1000 m3/ ngày. Như vậy là chưa sát với nhu cầu dùng nước của nhân dân và hiệu quả kinh tế không cao. Quy hoạch năm 1998 chỉ tập trung đánh giá các nhà máy nước lớn và các trạm cấp nước cục bộ cho các cơ sở công nghiệp, đơn vị kinh tế xã hội. Vấn đề hiện trạng cấp nước nông thôn để cập rất sơ sài, ít số liệu điều tra. Quy hoạch năm 1998 xác định Thị Trấn Văn ĐIển và 8 xã (Định Công, Thanh Trì Vĩnh Tuy, Thinh Liệt, Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Tứ Hiệp, Lĩnh Nam) lấy nước từ các nhà máy nước hệ thống cấp nước đô thị. Còn lại 16 xã thuộc khu vực cấp nước nông thôn, Thực tế hiện nay, thị trấn Văn Điển và cá xã Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh đã được sử dụng nước sạch từ nhà máy nước Văn Điển. Theo công văn số 372 CV/KHĐT-GTCC ngày 21 tháng 5 năm 2001 của Sở Giao thông chính Hà Nội các xã xác định lấy nước từ các nhà máy nước Thành phố theo quy hoạch chủ đạo cấp nước Hà Nội đến 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì kế hoạch cấp nước thực tế của các nhà máy này đến năm 2005 vẫ chưa đủ nưng lực phục vụ cho khu vực Thanh Trì. Thời gian thực hiện quy hoạch dự kiến đến năm 2010 là quá chậm so với chủ trương của Thành phố hiện nay. Các số liệu, đơn giá tính toán tại thời đIểm cuối năm 1997 đến nay đã có nhiều biến động. Kết luận: Nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT134.doc
Tài liệu liên quan