Đề tài Bước đầu tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài: 1

2. Đối tượng nghiên cứu: 2

3. Mục đích nghiên cứu: 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3

5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu: 3

6. Phương pháp nghiên cứu: 3

7. Gỉa thuyết nghiên cứu: 3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5

1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề: 5

2. Các khái niệm: 8

2.1. Nghề nghiệp: 8

2.1.1. Khái niệm nghề nghiệp và giá trị của nghề nghiệp. 8

2.1.2. Đặc điểm của nghề nghiệp: 10

2.1.3. Phân loại nghề nghiệp: 11

2.2. Sự lựa chọn nghề và bản chất tâm lý của “chọn nghề” 13

2.3. Hướng nghệp trong quá trình phát triển nghề nghệp 14

2.3.1. Sự cần thiết của công tác hướng nghiệp 14

2.3.2. Khái niệm hướng nghiệp và bản chất tâm lý của hướng nghệp 16

2.3.3. Mục đích của hướng nghiệp 18

2.3.4. Những nội dung của công tác hướng nghiệp 18

2.3.5. Các nguyên tắc của hướng nghiệp và một vài quan điểm về định hướng nghề hiện nay 21

2.3.6. Thực trạng hoạt động hướng nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua 23

2.4. Một vài đặc điểm tâm lý của các bậc cha mẹ có con học bậc PTTH 24

2.4.1. Khái niệm gia đình 24

2.4.2. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình 25

2.4.3. Một số đặc điểm tâm lý của các bậc cha mẹ có con học bậc PTTH (đặc biệt là có con học lớp 12) 27

CHƯƠNG II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 29

1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 29

1.Tỉnh Hưng Yên 29

2. Huyện Văn Giang 29

2. Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên. 31

2.1. Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề mặt nhận thức. 31

2.1.1. Thực trạng nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề mức độ cần thiết của hoạt động hướng nghiệp cho con cái. 31

2.1.2. Thực trạng nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề nội dung hoạt động hướng nghiệp cho con cái. 33

2.1.3. Thực trạng nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangkhi đánh giá chủ thể điều khiển hoạt động hướng nghiệp cho con cái. 35

2.1.4. Nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangtrong việc đánh giá mức quan trọng của các yếu tố khi hướng nghiệp cho con cái. 38

2.2. Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên về mặt xúc cảm tình cảm. 42

2.3. Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên xét về mặt mức độ tham gia vào các hoạt động đó: 50

2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên 59

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KHUYỄN NGHỊ 67

1. Kết luận 67

2. Khuyến nghị 67

2.1. Đối với gia đình: 67

2.2. Đối với lãnh đạo địa phương 68

2.3. Đối với con cái 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 71

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3802 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh nhiều sản phẩm khác nhau, đặc biệt là những sản phẩm may mặc như giầy da, quần áo. Với sự phát triển đó, Hưng Yên đã đạt được nhiều điều kiện cần thiết để thị xã Hưng Yên – trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của tỉnh được nâng lên cấp thành phố loại ba vào ngày 30/6/2004. Tuy nhiên, để trở thành một tỉnh công nghiệp với nền kinh tế phát triển cao, Hưng Yên còn phải phấn đấu. Một trong những biện pháp, chính sách quan trọng của thực hiện mục tiêu đó, của tỉnh là chính sách về nguồn nhân lực (vì nguồn nhân lực dồi dào là một thế mạnh hàng đầu của tỉnh). 2. Huyện Văn Giang Văn Gianglà một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Hưng Yên, phía bắc giáp huyện Đông Hưng, phía Đông và phía Nam giáp Tiền Hải, phía Tây giáp thành phố Hưng Yên, là địa bàn cư trú của 240.000 người. Trên địa bàn huyện Văn Giangcó 39 xã, thị trấn đó là: Lê Lợi, Nam Cao, Hồng Thái, Vũ Thư, Vũ Lạc, Vũ Sơn, Vũ Tây, Vũ Thắng, Vũ Lễ, Quốc Tuấn, Quyết Tiến, Trà Giang, Bình Minh, Bình Thanh, Quang Lịch, Đinh Phùng… và thị trấn Kiến Xương. Cũng như các huyện khác thuộc tỉnh Hưng Yên, hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện Văn Gianglà trồng lúa nước. Toàn huyện có 13.000 ha lúa canh tác. Sản lượng lương thực đáp ứng được nhu cầu toàn huyện và các nơi khác. Đó là do việc huyện Văn Giang đã tích cực áp dụngcác thành tựu khoa học kỹ thuật tiến tiến (giống mới, thuốc trừ sâu, kỹ thuật canh tác) vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, nhắc đến huyện Văn Giangta không thể không nhắc tới một huyện có sự phát triển mạnh mẽ về các ngành nghề thủ công truyền thống. Trong toàn huyện Văn Giangcó tất cả 65 làng nghề truyền thống được nhiều người biết đến như chạm bạc - Đồng Xâm, mây tre đan – Thượng Hiền, dệt đũi – Nam Cao, dệt chiếu – Quang Lịch. Những ngành nghề thủ công truyền thống này đã tạo ra việc làm cho một bộ phận lớn nhân dân trong huyện vào những thời gian nhàn rỗi, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân. Cùng với đó trong những năm qua, nhờ sự cố gắng của toàn Đảng bộ và nhân dân điạ phương, huyện Văn Giangđã đạt được nhiều thành tựu mới trên toàn bộ các lĩnh vực thuộc đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Đó là cơ sở quan trọng quá trình đổi mới theo số liệu điều tra, mức tăng trưởng kinh tế của huyện bình quân qua 5 năm từ 2000 – 2005 là 7.84% - một con số khá cao. Cơ cấu kinh tế cũng có sự biến chuyển theo hướng ngày càng trở nên hợp lý hơn, theo xu thế chung của đất nước và của thế giới. Cũng theo số liệu điều tra trên, cơ cấu kinh tế của huyện Văn Giangtrong thời gian qua như sau: 52% nông nghiệp, 28% tiểu thủ công nghiệp, và 20% dịch vụ. Về giáo dục, huyện Văn Giangcũng đã được những tựu to lớn. Trên địa bàn toàn huyện có khoảng 50% số trường đạt chuẩn quốc gia, nền giáo dục của huyện đang tiến tới phổ cập trung học trong độ tuổi. Tỷ lệ học sinh cấp 3 của huyện là khoảng 70% trong đó hàng năm có khoảng 50% trong số đó vào học tại các trường Đại học, Cao đẳng trong toàn quốc. Đó là sự nỗ lực lớn của ngành giáo dục huyện Kiến Xương. Về y tế, huyện Văn Giangcũng đã có những thành tựu đáng kể như tất cả 39 xã, thị trấn trong huyện đều có cơ sở y tế (trạm xá) trong đó có 45% cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm chỉ còn khoảng 22%, tỷ lệ sinh là 1.1%. Rõ ràng, chúng ta có thể thấy rằng trong những năm qua huyện Văn Giangđã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể huyện Văn Giangvẫn còn là một huyện nghèo, còn nhiều khó khăn, thử thách ở phía trước. Nhưng từ những thành tựu đã đạt được cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân địa phương, chúng ta có quyền tin vào một tương lai tốt đẹp của huyện Kiến Xương. Trong quá trình nghiên cứu thực tiễn tại huyện Văn Giangchúng tôi đã phát ra 120 phiếu và thu về 102 phiếu. 2. Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên. Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên được thể hiện ở ba mặt khác nhau. Đó là: - Nhận thức của các bậc cha mẹ về vấn đề hướng nghiệp cho con cái. - Tình cảm của các bậc cha mẹ đối với vấn đề hướng nghiệp cho con cái. - Hành vi của các bậc cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con cái. 2.1. Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề mặt nhận thức. Khi ta muốn bày tỏ thái độ đối với bất kỳ một đối tượng nào thì trước tiên chủ thể phải có được những hiểu biết nhất định về đối tượng đó. Đó chính là cơ sở của việc thể hiện thái độ. Chính dựa trên quan điểm này khi đánh giá thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangtrước hết chúng tôi tiến hành tìm hiểu vấn đề này về mặt nhận thức. Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề vấn đề định hướng nghề nghiệp cho con cái, chúng tôi nghiên cứu sự đánh giá của họ về mức độ cần thiết và hiểu biết của họ về nội dung của hoạt động hướng nghiệp cho con cái, sự hiểu biết của họ về các chủ thể hướng nghiệp cho con cái và đánh giá của họ về mức độ quan trọng của các yếu tố khác nhau đối với họ khi tham gia vào việc hướng nghiệp cho con cái. Những nội dung này được thể hiện trong các câu hỏi 1, 2, 3, 4 của bảng hỏi. 2.1.1. Thực trạng nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề mức độ cần thiết của hoạt động hướng nghiệp cho con cái. Chúng tôi đưa ra câu hỏi thứ nhất nhằm tìm hiểu về thực trạng nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề mức độ cần thiết của hoạt động hướng nghiệp cho con cái đối với các bậc cha mẹ tại địa phương. Với ba mức độ cụ thể, chúng tôi đưa ra: Cần thiết, có cũng được không cũng không sao, không cần thiết. Kết quả thu được cụ thể như sau: Bảng 1: Nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề mức độ cần thiết của hoạt động hướng nghiệp cho con cái đối với các bậc cha mẹ địa phương. STT Mức độ cần thiết Số phiếu Tỷ lệ % 1 Cần thiết 94 92.16 2 Có cũng được, không có cũng không sao 8 7.84 3 Không cần thiết 0 0.00 Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy số bậc cha mẹ nhận thức được hoạt động hướng nghiệp cho con cái là rất cần thiết và quan trọng, chiếm tỷ lệ 92.16% - một con số rất cao và đáng mừng. Bên cạnh đó có 7.84% bậc cha mẹ địa phương cho rằng hoạt động hướng nghiệp là ít cần thiết, có cũng được không có cũng chẳng sao đối với họ. Nhìn một cách tổng quát nhất thì đại bộ phận bậc cha mẹ huyện Văn Giangđều nhận thấy tầm quan trọng, mức độ cần thiết của hoạt động hướng nghiệp cho con cái đối với các bậc cha mẹ và điều đáng mừng nữa là không có trường hợp bậc cha mẹ nào lại cho rằng hoạt động hướng nghiệp cho con cái là không cần thiết đối với họ. Điều này chứng tỏ mức độ nhận thức của họ về vai trò của hoạt động hướng nghiệp cho con cái là khá cao. Để tìm hiểu rõ hơn, sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số bậc cha mẹ tại điạ phương với câu hỏi: “Tại sao ông (bà) lại cho rằng hoạt động hướng nghiệp cho con cái là cần thiết?” Để trả lời vấn đề này, chúng tôi đã thu thập được nhiều ý kiến khác nhau của các bậc cha mẹ. Chẳng hạn như: - Bác nghĩ tụi trẻ chúng còn thiếu kinh nghiệm, luôn có sự dao động nên cần phải được hướng dẫn, khuyên bảo của những người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm sống, nhất là các bậc cha mẹ (Bác Nguyễn Văn N, xã Lê Lợi) - Định hướng nghề nghiệp cho con nhằm giúp con có được một sự lựa chọn đúng đắn phù hợp với con (Bác Phạm Văn T, xã Nam Cao). - Lựa chọn nghề cho con nhằm đảm bảo cho con một cuộc sống tốt đẹp hơn (Cô Đoàn Thị L, xã Đình Phùng) Như vậy, từ những câu trả lời trên, chúng ta có thể thấy các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã nhận thấy được mục đích, vai trò, tầm quan trọng và mức độ cần thiết của hoạt động hướng nghiệp cho con cái đối với các bậc cha mẹ. Chứng tỏ, nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề vấn đề này là khá đầy đủ và sâu sắc. 2.1.2. Thực trạng nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề nội dung hoạt động hướng nghiệp cho con cái. Tiếp theo, khi tìm hiểu thực trạng nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề hoạt động hướng nghiệp cho con cái, chúng tôi muốn tiếp tục tìm hiểu những hiểu biết của các bậc cha mẹ tại địa phương về nội dung của hoạt động hướng nghiệp cho con cái. Vì vậy, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi thứ 2, trong đó nội dung của hoạt động hướng nghiệp cho con cái được biểu hiện ở nhiều phương án lựa chọn, qua đó các bậc cha mẹ sẽ lựa chọn phương án phù hợp với hiểu biết của bản thân về hoạt động hướng nghiệp cho con cái. Kết quả nghiên cứu thu được như sau: Bảng 2: Nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề nội dung của hoạt động hướng nghiệp cho con cái. STT Nội dung Số phiếu Tỷ lệ % 1 Cung cấp cho con những thông tin về ngành nghề trong xã hội và đặc điểm của các ngành nghề đó 48 47.05 2 Cung cấp cho con về nhu cầu lao động, việc làm của xã hội hoặc địa phương 32 31.37 3 Giúp con xác định nguyện vọng, năng lực của mình 58 56.80 4 Tổng hợp 3 ý kiến trên 75 73.53 5 Hướng con theo ý định của mình 3 2.94 Trong những nội dung hoạt động mà chúng tôi đưa ra ở trên thì ba hoạt động đầu là ba nội dung thành phần của hoạt động hướng nghiệp cho con cái, nội dung thứ 4 tổng hợp các ý kiến trên là phương án chứa nội dung đầy đủ nhất của hoạt động hướng nghiệp cho con cái. Còn lại, nội dung cuối cùng: hướng nghiệp theo ý định của mình là hoạt động sai lầm trong việc hướng nghiệp cho con cái, chúng tôi đưa ra nhằm kiểm tra trình độ nhận thức của các bậc cha mẹ. Số liệu thu được cho thấy số phiếu lựa chọn nội dung thứ tư chiếm tỷ lệ cao nhất: 73.53%, còn 3 nội dung thành phần của hoạt động hướng nghiệp cho con cái mà chúng tôi đưa ra trong ba phương án đầu trong câu hỏi thứ 2, cũng được một bộ phận các bậc cha mẹ huyện Văn Giangchọn, cụ thể: - Nội dung 1: Cung cấp cho con những thông tin về nghề trong xã hội và đặc điểm của các ngành nghề đó được 48 bậc cha mẹ chiếm 47.05% cha mẹ được hỏi. - Nội dung thứ 2: Cung cấp cho con về nhu cầu lao động việc làm của xã hội hoặc điạ phương, được 32 bậc cha mẹ lựa chọn, chiếm 31.37% tổng số cha mẹ được hỏi. - Nội dung thứ 3: Giúp con xác định nguyện vọng, năng lực của mình được 58 bậc cha mẹ lựa chọn, chiếm 56.80% tổng số cha mẹ được hỏi. Mặc dù hoạt động thứ 5: Hướng con theo ý định của mình, tức buộc con lựa chọn nghề nghiệp theo đúng dự định của cha mẹ, là một hoạt động sai lệch trong nội dung hướng nghiệp cho con cái nhưng vẫn được môt số các bậc cha mẹ huyện Văn Gianglựa chọn cho rằng đó chính là nội dung của hoạt động hướng nghiệp cho con cái. Số cha mẹ này chiếm 2.94% tổng cha mẹ được hỏi. Như vậy, thực tế cho thấy mặc dù đa số các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã hiểu đúng nội dung của hoạt động hướng nghiệp cho con cái nhưng vẫn còn một số bậc cha mẹ lại có sự nhận thức sai lầm cho rằng hướng nghiệp cho con cái là việc hướng con theo ý định của mình. Rõ ràng, sự hiểu biết của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề nội dung của hoạt động hướng nghiệp cho con cái là chưa thật đầy đủ và sâu sắc. 2.1.3. Thực trạng nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangkhi đánh giá chủ thể điều khiển hoạt động hướng nghiệp cho con cái. Như những phân tích đánh giá ở trên, chúng ta có thể thấy được đại bộ phận các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã nhận thức được đúng đắn, sâu sắc về mức độ cần thiết, nội dung của hoạt động hướng nghiệp. Nhưng để trả lời cho câu hỏi: Hoạt động hướng nghiệp cho con cái thuộc về ai? thì không phải bậc cha mẹ tại địa phương nào cũng trả lời đầy đủ, chính xác được. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này chúng tôi đưa vào trong bảng hỏi của mình câu hỏi thứ 3 với nội dung: “Theo ông (bà) hoạt động hướng nghiệp cho con cái thuộc về ai? Cùng với các chủ thể có thể điều khiển hoạt động hướng nghiệp cho con cái chúng tôi đã đưa ra để các bậc cha mẹ lựa chọn. Kết quả thực tiễn thu được thể hiện rõ ở bảng sau: Bảng 3: Thực trạng nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề chủ thể điều khiển của hoạt động hướng nghiệp cho con cái. STT Chủ thể Số phiếu Tỷ lệ % 1 Bố mẹ, gia đình 54 52.94 2 Thầy cô, nhà trường 44 43.14 3 Các tổ chức xã hội, trung tâm hướng nghiệp 8 7.84 4 Để tự con xác định 58 56.86 Theo bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđều có những ý kiến khác nhau khi lựa chọn chủ thể điều khiển của hoạt động hướng nghiệp cho con cái. Trong đó, ý kiến được nhiều cha mẹ lựa chọn nhất lại là ý kiến cuối cùng, tức sự lựa chọn nghề của con để tự con xác định. Trong tổng số 102 cha mẹ được hỏi thì có 58 cha mẹ lựa chọn phương án này (chiếm 56.86% cha mẹ được hỏi). Đến đây, có lẽ những ý kiến thắc mắc rằng tại sao ở phần trên đa số cha mẹ nhận thức được hoạt động hướng nghiệp cho con cái là rất cần thiết đối với họ, mà ở đây khi tìm hiểu về các chủ thể điều khiển của hoạt động hướng nghiệp cho con, phần đông các bậc cha mẹ được hỏi trả lời là việc lựa chọn nghề cho con là để tự con xác định. Liệu rằng có mâu thuẫn gì ở đây? Chúng tôi có thể đưa ra luận giải như sau: Như trong phần vài nét về địa bàn nghiên cứu, chúng ta thấy các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđa phần là những người nông dân, trình độ văn hoá còn hạn chế. Vì vậy có rất nhiều trường hợp các bậc cha mẹ đã ý thức được rằng hướng nghiệp cho con cái là một việc cần thiết song có thể do hạn chế về trình độ hiểu biết, họ gặp khó khăn trong việc hướng nghiệp cho con, dù rằng họ rất quan tâm tới sự lựa chọn nghề của con. Một người mẹ tâm sự chân thực với chúng tôi rằng: “Bác biết rằng cha mẹ nên có những lời khuyên, sự chỉ dẫn để hướng nghiệp cho con, giúp con chọn được nghề phù hợp, nhưng bác chỉ mới học hết cấp I, hiểu biết còn hạn hẹp nên gặp khó khăn khi hướng nghiệp cho con. Bác chỉ biết khuyên với con là hãy lựa chọn nghề mà con yêu thích, phù hợp với khả năng của con”. Như vậy, qua những luận giải trên chúng ta đã một phần có thể lý giải được vấn đề có vẻ mâu thuẫn trên trong nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Kiến Xương. Chủ thể điều khiển thứ nhất chúng tôi đưa ra trong câu hỏi là: Bố mẹ, gia đình cũng được khá đông các bậc cha mẹ huyện Văn Gianglựa chọn. Con số này chiếm 52.94% số cha mẹ được hỏi. Rõ ràng, các bậc cha mẹ cũng không hề bỏ qua vai trò của mình với tư cách là chủ thể điều khiển hoạt động hướng nghiệp cho con cái. Những người con luôn cần sự hướng dẫn, khuyên bảo của các bậc cha mẹ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Một chủ thể nữa không thể không nhắc tới với tư cách là chủ thể điều khiển hoạt động hướng nghiệp cho con cái, đó là thầy cô, nhà trường. Chủ thể này cũng đã được 43.14% các bậc cha mẹ huyện Văn Gianglựa chọn. Mỗi con người khi đến tuổi đi học, dưới sự dạy dỗ của thầy cô giáo đã bộc lộ, phát huy tài năng của mình. Thầy cô giáo là những người hiểu biết rõ được khả năng, năng lực của các em học sinh để từ đó có sự hướng dẫn đúng đắn cho các em học sinh lựa chọn một nghề phụ hợp với bản thân mình và xã hội. Các bậc cha mẹ cũng đã coi trọng vai trò của những người thầy giáo trong việc giúp con cái mình lựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp. Trong các phương án chúng tôi đưa ra trong câu hỏi, phương án được ít các bậc cha mẹ huyện Văn Gianglựa chọn nhất là phương án 3: Các tổ chức xã hội, trung tâm hướng nghiệp. Điều này cũng không phải là khó hiểu. Trong thời đại ngày nay, thuật ngữ “các tổ chức xã hội”, “trung tâm hướng nghiệp” ngày càng trở nên phổ biến trong các thành phố lớn, điều kiện kinh tế phát triển, nhu cầu nhân dân cao. Nhưng đối với những vùng quê còn nghèo như huyện Văn Giangthì những thuật ngữ này có vẻ còn khá xa lạ, thậm chí có những bậc cha mẹ địa phương chưa hề biết đến những thuật ngữ này. Hiện nay, trong các nhà trường phổ thông, cũng đã có chương trình dạy nghề cho các em học sinh sắp tốt nghiệp với các nghề như thêu, điện, đan lát. Nhưng những hoạt động này mới chỉ dừng lại ở mặt hình thức. Các em học sinh cho rằng học những nghề này chỉ là học cho qua chuyện, cho đủ điều kiện để tốt nghiệp, chứ không hề có sự lựa chọn nghề nghiệp theo hướng này. Chính vì vậy, trong số 102 bậc cha mẹ huyện Văn Giangđược hỏi chỉ có 7.34% nói đến các tổ chức xã hội, trung tâm hướng nghiệp với vai trò là chủ thể điều khiển hoạt động hướng nghiệp cho con cái mình. Như vậy, qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã nhận thức được các chủ thể điều khiển hoạt động hướng nghiệp cho con cái. Để tìm hiểu sâu hơn, rõ ràng hơn, chúng tôi cũng đưa ra ý kiến mở rộng để tìm hiểu thêm nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Kiến Xương. Có nhiều ý kiến như: - Hướng nghiệp cho con cái là vấn đề không những thuộc về nhà trường, gia đình mà còn phải xét theo năng lực học và ý nguyện của con cái mình. Nhưng nhà trường, gia đình cũng nên giúp đỡ, góp ý cho con lựa chọn nghề phù hợp. - Vai trò hướng nghiệp cho con thuộc về cả 4 chủ thể nói trên. Hơn nữa trong câu hỏi này, các bậc cha mẹ có thể lựa chọn cùng một lúc nhiều phương án trả lời. Khi tiến hành kiểm phiếu, chúng tôi cũng nhận thấy rằng có sự kết hợp giữa các phương án trong phiếu trả lời của các bậc cha mẹ. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã nhận thức được rằng, để hướng nghiệp cho con một cách đúng đắn cần có sự kết hợp hỗ trợ của nhiều chủ thể khác nhau. Trước tiên, con cái nên đưa ra ý kiến riêng của mình rồi cùng cha mẹ, thầy cô giáo xem xét lại, cùng đưa ra quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ huyện Văn Giangcũng nên nâng cao nhận thức của mình trong việc đánh giá vai trò của các tổ chức xã hội, trung tâm hướng nghiệp với tư cách là chủ thể điều khiển của hoạt động hướng nghiệp cho con cái. 2.1.4. Nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangtrong việc đánh giá mức quan trọng của các yếu tố khi hướng nghiệp cho con cái. Để giúp con lựa chọn nghề một cách phù hợp, đúng đắn và khoa học, các bậc cha mẹ phải kết hợp những yếu tố khác nhau như: Nguyện vọng, năng lực của con, yêu cầu nghề nghiệp của xã hội và những yêu cầu, đặc điểm của nghề định chọn. Nhưng ở mỗi bậc cha mẹ những yếu tố này lại có tầm quan trọng khác nhau chi phối đến việc hướng nghiệp cho con cái của họ. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi thứ 4 với nội dung: “Theo ông (bà) các yếu tố sau có mức độ quan trọng như thế nào khi hướng nghiệp cho con?’’, với các mức độ khác nhau: Quan trọng, bình thường và không quan trọng để các bậc cha mẹ lựa chọn. Kết quả cụ thể thu được như sau: Bảng 4: Nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề tầm quan trọng của các yếu tố khi hướng nghiệp cho con. Bảng 4A STT Yếu tố Quan trọng Bình thường Không quan trọng SP TL SP TL SP TL 1 Nguyện vọng, năng lực của con 96 99.12 6 5.88 0 0.00 2 Yêu cầu nghề nghiệp của xã hội 73 71.57 28 27.45 1 0.98 3 Những yêu cầu, đặc điểm của nghề định chọn 53 51.96 40 39.22 9 8.82 Bảng 4B STT Yếu tố Điểm trung bình Xếp thứ tự 1 Nguyện vọng, năng lực của con 2.94 1 2 Yêu cầu nghề nghiệp của xã hội 2.71 2 3 Những yêu cầu, đặc điểm của nghề định chọn 2.43 3 Theo bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy các bậc cha mẹ đã có sự quan tâm, đánh giá vai trò quan trọng rất cao của các yếu tố về cả phía bản thân người học nghề, yêu cầu của nghề và yêu cầu của xã hội. Cụ thể. - Yếu tố: Nguyện vọng, năng lực của con được các bậc cha mẹ đánh giá rất cao về tầm quan trọng của nó khi các bậc cha mẹ hướng nghiệp cho con. Trong tổng số 102 bậc cha mẹ huyện Văn Giangđược hỏi, có tới 94.12% đánh giá là yếu tố này rất quan trọng trong khi họ tiến hành hướng nghiệp cho con cái. Còn lại 5.58% bậc cha mẹ địa phương trả lời là yếu tố này bình thường đối với hướng nghiệp cho con cái của họ. Điều đáng mừng là không có một bậc cha mẹ nào cho rằng nguyện vọng, năng lực của con không quan trọng đối với họ khi tiến hành hoạt động này. Khi tính điểm trung bình, chúng tôi nhận thấy yếu tố này xếp vị trí hàng đầu trong ba yếu tố chúng tôi đưa ra, với số điểm 2.9%. Như vậy, chúng ta có thể thấy các bạc cha mẹ luôn quan tâm, tôn trọng những yếu tố thuộc về bản thân con mình khi giúp con chọn nghề phù hợp. Đây là một điều đáng mừng bởi đó là một quan điểm đúng đắn. - Yêu cầu nghề nghiệp của xã hội cũng là một yếu tố cần được các bậc cha mẹ quan tâm khi giúp con cái lựa chọn một ngành nghề trong tương lai. Đây là một yếu tố về mặt xã hội. Đảm bảo được yếu tố này trong khi hướng nghiệp cho con cái là một việc rất cần thiết đối với các bậc cha mẹ. Khi tiến hành tìm hiểu sự đánh giá về mức độ quan trọng của yếu tố này trong khi hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Kiến Xương, chúng tôi nhận thấy có 71.57% bậc cha mẹ đánh giá là quan trọng, 27.45% bậc cha mẹ đánh giá yếu tố này là bình thường khi họ hướng nghiệp cho con cái mình. Và chỉ có 0.98% bậc cha mẹ không thấy được tầm quan trọng của các yếu tố này đối với việc hướng nghiệp cho con cái của mình. Điểm trung bình của các yếu tố này là 2.71% xếp vị trí thứ 2 trong ba yếu tố chúng tôi đưa ra. Như vậy, chúng ta có thể thấy các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã có sự đề cao nhất định vai trò, tầm quan trọng của các yếu tố này khi họ giúp con chọn nghề cho tương lai. Tuy nhiên vẫn còn một số các bậc cha mẹ còn quá coi thường mà không có sự quan tâm đúng mức đến yếu tố này. Như vậy, nhận thức của một bộ phận cha mẹ địa phương vẫn còn hạn chế. - Đề có một sự lựa chọn nghề một cách đúng đắn và khoa học, chúng ta không chỉ chú ý đến nguyện vọng, năng lực của bản thân người học nghề, yêu cầu nghề nghiệp của xã hội mà chúng ta nên và cần phải quan tâm, chú ý đúng mức đến những yêu cầu, đặc điểm của nghề định chọn. Bởi nếu bản thân người học nghề không đáp ứng phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của nghề thì chắc chắn chất lượng học sẽ không cao, hạn chế khả năng của mỗi người. Chẳng hạn như người chỉ cao 1m60 thì không thể theo đuổi sự nghiệp môn bóng rổ hay bóng chuyền. Vì vậy, là rất cần thiết khi đảm bảo, coi trọng yếu tố này khi đề ra quyết định chọn nghề. Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy một bộ phận các bậc cha mẹ huyện Văn Giang thấy được tầm quan trọng của yếu tố này khi hướng nghiệp cho con. Con số này chiếm 51.96% số cha mẹ được hỏi. Còn lại, một bộ phận không nhỏ các bậc cha mẹ tại địa phương còn chưa nhận thấy tầm quan trọng của yếu tố này. Vẫn còn có 39.22% bậc cha mẹ cho là bình thường, thậm chí có 8.82% số cha mẹ được hỏi cho rằng yếu tố này chẳng quan trọng gì khi họ tiến hành hướng nghiệp cho con mình. Điểm trung bình của yếu tố này là 2.43, đứng vị trí thứ 3 trong bảng xếp thứ tự. Rõ ràng, nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề tầm quan trọng của yếu tố này khi hướng nghiệp cho con là chưa thật đầy đủ và sâu sắc. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy các bậc cha mẹ huỵên Văn Giang đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố này khi tiến hành hướng nghiệp cho con. Họ không quá đề cao yếu tố này mà hạ thấp hay bỏ qua vai trò của yếu tố khác. Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi nhìn vào bảng 4B (bảng tính điểm trung bình), bởi sự chênh lệch giữa điểm trung bình của các yếu tố này là không lớn và các điểm trung bình đó là khá cao, đều trên2.00. Tiểu kết 1: Qua 4 câu hỏi đưa ra nhằm đánh giá thực trạng mức độ nhận thức của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangvề hoạt động hướng nghiệp cho con cái, chúng tôi thấy rằng mặc dù nhiều bậc cha mẹ đã nhận thức đúng về mức độ cần thiết của họat động hướng nghiệp cho con cái, đã nhận thức đúng được các nội dung của hoạt động này nhưng do mức độ nhận thức chưa cao vẫn có trường hợp các bậc cha mẹ đánh giá về nội dung, công tác hướng nghiệp cho con cái. Các bậc cha mẹ đã nhận thức được rằng để con có được một nghề phù hợp với bản thân và yêu cầu nghề nghiệp của xã hội cần có sự phối hợp giữa các chủ thể điều khiển khác nhau và phải đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố khác nhau đối với việc hướng nghiệp cho con cái mình. Nhận thức của các bậc cha mẹ không chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính bề ngoài mà đã chuyển sang mức độ nhận thức lý tính – nhận thức cái bản chất bên trong sự vật, hiện tượng nhưng chưa thật sâu sắc và đầy đủ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thái độ tích cực đối với hoạt động hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Kiến Xương. 2.2. Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên về mặt xúc cảm tình cảm. Đời sống tình cảm của con người rất phong phú và đa dạng, do đó hình thức và mức độ biểu hiện cũng rất đa dạng. Các quá trình tâm lý và các hoạt động của cá nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố tình cảm. Vì vậy, khi tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huỵên Văn Giangchúng tôi muốn tìm hiểu vấn đề này về mặt tình cảm. Để tìm hiểu mặt xúc cảm, tình cảm của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđối với hoạt động hướng nghiệp cho con cái, chúng tôi đưa ra các câu hỏi 5, 6, 7. Trước khi muốn tìm hiểu thực trạng mức độ tình cảm của các bậc cha mẹ huỵên Văn Giang đối với vấn đề hướng nghiệp cho con cái, chúng tôi muốn xuất phát bắt đầu từ việc tìm hiểu thái độ, suy nghĩ của các bậc cha mẹ điạ phương trước việc con mình sắp tốt nghiệp PTTH. Đây là một yếu tố quan trọng chi phối đến mức độ tình cảm của các bậc cha mẹ đối với việc hướng nghiệp cho con cái sau khi tốt nghiệp PTTH. Vì vậy, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Ông (bà) cảm thấy thế nào khi con mình sắp tốt nghiệp PTTH” với 3 mức độ tình cảm chúng tôi đưa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBước đầu tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên.doc
Tài liệu liên quan