Đề tài Buôn lậu và gian lận thương mại - Thực trạng và giải pháp

Nhằm vô hiệu hoá lực lượng hải quan chống buôn lậu ở cảng Sài Gòn, phòng chống buôn lậu Cục hải quan TP. Hồ Chí Minh và hải quan các tỉnh có trách nhiệm kiểm hoá, hoàn thành thủ tục hải quan, bằng mọi cách trực tiếp hoặc gián tiếp, Trần Đàm đã tìm cách quan hệ, dùng tiền, nhà, ô tô để mua chuộc. Ngoài ra, bọn chúng còn lập sẵn một phương án đánh tráo hàng rất bài bản. Cách làm của bọn chúng là chờ cơ hôi, chọn thời điểm cán bộ, nhân viên hải quan sơ hở là bốc container lên xe, kéo về kho đã thuê sẵn, phá kẹp chì, cắt Seal (chốt dùng để niêm phong container hàng), tuồn hàng lậu ra, rồi cho hàng đúng hồ sơ nhập khẩu lên, gắn Seal giả vào, lại cho xe kéo container vào bãi như cũ. Để thực hiện hành vi tráo hàng, trong kho của cha con Trần Đàm luôn có sẵn máy cày, máy ủi, máy xới, máy thuỷ và Seal. Trước khi dùng số Seal này niêm phong, bọn chúng đã đem ra tiệm khắc chữ khắc đúng với mã số của chiếc Seal thật.

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Buôn lậu và gian lận thương mại - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhãn mác và ăn cắp bản quyền sở hữu công nghiệp đang diễn ra rất phổ biến. GLTM nổi cộm lên 2 vấn đề đó là gian lận về thuế và nạn hàng giả. Các thương nhân tìm mọi cách để trốn thuế, bằng nhiều hình thức và thủ đoạn khác nhau như khai sai số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá, khai sai xuất xứ, khai sai mục đích sử dụng của hàng nhập, buôn bán kinh doanh không có giấy phép, sử dụng giấy đăng ký quá hạn, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh... Tình hình sản xuất buôn bán hàng giả, kém chất lượng xảy ra thường xuyên và xuất hiện ở mọi nơi trong cả nước. Bọn sản xuất và buôn bán hàng giả không từ bất kỳ mặt hàng nào từ những mặt hàng có giá trị thấp đến mặt hàng có giá trị cao và các mặt hàng khác có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người: thực phẩm, thuốc chữa bệnh, ảnh hưởng đến mùa màng và môi sinh như phân bón, thuóc trừ sâu, rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh.... Đối tượng tham gia sản xuất và buôn bán hàng gải gồm tổ chức và cá nhân thuộc nhiều thành phần kinh tế. Thủ đonạh sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Bọn sản xuất, buôn bán hàng giả hoạt động rất kín đáo, chặt chẽ, cho người theo dõi lực lượng kiểm tra,kiểm soát ở nơi sản xuất, bày bán lẫn lộn giữa hàng thật với hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, không ghi rõ nơi sản xuất gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và lượng lượng kiểm soát. Địa điểm sản xuất hàng thường lả các thành phố, thị xã, thị trấn gần đây chuyển về ngoại thành, nông thôn, ở các hẻm sâu để dễ phitang khi bị kiểm tra, kiểm soát. Hàng giả không những được sản xuất ở trong nước mà còn được sản xuất cả ở nước ngoài đưa vào nước ta tiêu thụ, hàng ngoại giả ngoại và cả hàng ngoại giả nội, hàng nội giả nội.... Trên mặt trận chống gian lận thương mại là một công việc khó khăn phức tạp vì ranh giới giữa hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại chưa rõ ràng, việc điều tra xác minh tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí kiểm định, giảm định chất lượng hàng hoá lại lớn, mặt khác trình độ cũng như trang bị của các lực lượng kiểm tra, kiểm soát cũng còn nhiều hạn chế. Do vậy kết quả đạt được còn thấp. Năm 1998 lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra hơn 2000 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng, mất phẩm chất, 28.100 vụ vi phạm về đăng ký kinh doanh; năm 1999 kiểm tra xử lý 1.210 vụ buôn bán sản xuất hàng giả, kém chất lượng, quá hạn dùng..., 56.840 vụ vi phạm về đăng ký kinh doanh. Số liệu tương ứng của 6 tháng đầu năm 2000 là 1.339 và 20.412 vụ. 2. Những thủ đoạn buôn lậu và GGLTM: a. Những mánh khoé thủ đoạn trong buôn lậu: - Lợi dụng địa hình và dân cư biên giới. Địa bàn biên giới thường là đồi núi, rừng rậm khá phức tạp với nhiều đường mòn qua biên giới, vượt cửa khẩu. Lợi dụng sự hạn chế của các lực lượng chống buôn lậu trong nắm địa bàn và trang bị phương tiện lực lượng. Bọn buôn lậu lợi dụng sự khó khăn cũng như sự thông thạo địa hình của dân cư vùng biên biến họ thành những người tham gia buôn lậu tích cực. Bọn buôn lậu tìm mọi cách để ràng buộc trách nhiệm của "cửu vạn" bảo đảm an toàn cho hàng hoá vượt biên cũng như chủ hàng, với thủ đoạn này chúng bỏ vốn ra cho người vận chuyển vay mua hàng và vận chuyển qua biên giới, nếu mất cửu vạn hoàn toàn chịu trách nhiệm, hàng hoá sau đó được tập kết lại để vận chuyển tiếp vào nội địa. Hoặc chủ hàng lậu thuê cửu vạn theo một nhóm nhất định vận chuyển hàng hoá có giá trị cao, đường vận chuyển chúng thấy an toàn, điểm tập kết được xác định trước, thường xuyên thay đổi đường vận chuyển , địa điểm tập kết hàng và tổ chức chạy tiếp sức, cảnh giới... Nói chung tổ chức đưa hàng lậu rất chặt chẽ mọi khâu bảo đảm an toàn và nhanh chóng cho hàng lậu vượt biên. - Chuyển hướng hàng nhập lậu và phương thức hoạt động: Bọn buôn lậu linh hoạt chuyển hướng nhập lậu những mặt hàng truyền thống ở khu vực này qua khu vực khác. Ví dụ đối với mặt hàng thuốc lá ngoại trước kia thường được nhập lậu vào quy mô lớn ở biên giới Tây Nam thì nay chúng đã tổ chức nhập lậu vào qua khu vực biên giới các tỉnh Miền trung, tránh đưa tập trung vào một số địa điểm nhất định. Bọn buôn lậu dùng hình thức chẻ nhỏ hàng hoá từ xa để vận chuyển sâu vào nội địa băng mọi phương tiện, nguỵ trang tinh vi. Lợi dụng đêm tối, thời tiết thuận lợi cho vận chuyển lậu, theo dõi hoạt động của lực lượng chống buôn lậu để hoạt động. Trên biển bọn buôn lậu sang mạn hàng, sử dụng cả tàu thuyền đánh cá của ngư dân để vận chuyển hàng vào bờ. - Lợi dụng hộ chiếu đỏ: người mang hộ chiếu này sẽ được miễn khai, miễn khám khi qua cửa khẩu, lợi dụng điều này họ thường đưa hàng lậu vào. - Buôn lậu dưới hình thức xuất khẩu nhờ uỷ thác là hiện tượng khá phổ biến. Gian thương tìm cách"nhờ" doanh nghiệp có chức năng XNK uỷ thác một số mặt hàng. Sau khi làm song thủ tục hải quan, trong quá trình vận chuyển hàng đến cảng các đối tượng buôn lậu tiến hành phá kẹp chì làm giả chì hải quan, gia cố ốc vít bắt tại các chốt liên kết, có trường hợp tháo cả cụm khoá có kẹp chì ra và thay hàng lậu vào, song lắp lại như cũ. - Mua chuộc cán bộ, nhân viên của các cơ quan chức năng: Một số cán bộ, nhân viên này tha hoá biến chất đã bị bọn buôn lậu mua chuộc để tạo điều kiện cho chúng đưa hàng lậu vào như bỏ qua kiểm tra, thông tin cho buôn lậu... Ngoài các thủ đoạn trên bọn buôn lậu còn nhiều thủ đoạn khác tinh vi xảo quyệt kể cả việc lợi dụng lực lượng chống buôn lậu mỏng chúng tổ chức cướp lại hàng, hành hung, đe doạ... b. Một số thủ đoạn GLTM phổ biến ở Việt Nam: - Lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước: Đây là loại hình mà gian thương hay sử dụng nhất ở Việt Nam, đặc biệt trong hoạt động XNK. Thuế XNK của Việt Nam thường là cao hơn đối với các mặt hàng nhập khẩu như ô tô du lịch, rượu bia, mỹ phẩm, hàng điện tử... Hơn nữa chính sách thuế XNK của ta còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập tạo nhiều kẽ hở cho gian thương, lợi nhuận chênh lệch do khai báo không đầy đủ trung thực, giấy tờ xuất trình (chứng nhận xuất xứ) hàng hoá là rất lớn nên gian thương tìm mọi cách để trốn tránh, lách thuế. Thủ đoạn của gian thương trong lợi dụng chính sách thuế như: Đối với mặt hàng theo mục đích sử dụng khác nhau có mức thuế suất khác nhau, lợi dụng điều này gian thương thường thực hiện việc tân trang, hoán cải lại hàng hoá. Ví dụ đối với xe ô tô du lịch có thuế suất 160%, nếu thay đổi chi tiết như tháo hết ghế sau trở thành xe tải nhẹ thì mức thuế suất chi còn 60% hay dùng lắp thêm còi cứu thương thì xe cứu thương có mức thuế suất 0% - giảm toàn bộ thuế. Theo quyết định số 1803/ 1998/ QĐ - BTC ban hành ngày 11/12/1998 của Bộ tài chính các loại xe thiết kế chuyên dụng như xe thiết kế chở hàng đông lạnh có thuế suất là 10%. Để nhằm "lánh" luật các chủ hàng đã " thiết kế" lại xe ô tô tải dưới 5 tấn thành ô tô đông lạnh theo kiểu gắn thêm thùng lạnh đằng sau xe tải, hàn và lắp thêm chi tiết khác... để thực hiện hành vi này chủ hàng móc ngoặc, thông đồng với phía nước ngoài. Tương tự đối với các mặt hàng xe đạp thường được hoán cải thành xe đạp đua, từ ô tô có trọng tải thấp khai trọng tải cao để hướng thuế suất thấp hơn. (thuế suất NK xe đạp thường 60%, xe đạp đua 5%, xe trọng tải 5 tấn: 60%, xe 5,5 tấn: 40 %)... Việt Nam khuyến khích nhập nguyên liệu, cho phép nhập 80% linh kiện phụ tùng lắp ráp và xuất khẩu sản phẩm chế biến do đó Nhà nước áp dụng mức thuế suất nhập thấp, thậm chí 0%. Lợi dụng điều này bọn gian thương tháo dời sản phẩm nguyên chiếc để nhập vào hưởng mức thuế suất của linh kiện. Ví dụ đối với xe máy linh kiện nhập trong cơ cấu dạng IDK thuế suất NK 30 - 40 % nhưng nhập nguyên chiếc thuế suất là 60%. Chính sách thuế đối với mặt hàng có xuất xứ khác nhau cùng có mức thuế suất khác nhau, chính sách ưu đãi thuế giữa các nước thành viên như AFTA, quy chế tối huệ quốc được bọn gian thương lợi dụng triệt để. Khai báo sai nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá, chứng nhận xuất xứ giả,... Một vấn đề nữa đó là thủ đoạn làm giả hoá đơn, bán hàng không hoá đơn, ghi giá sai trên hoá đơn so với thực tế. Trong bán hàng, mua hàng hiện tượng ghi giá trên hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế thường áp dụng đối với mặt hàng có gía trị cao như xe máy... - Lợi dụng chế độ hoàn thuế giá trị gia tăng: Luật thuế giá trị gia tăng (VAT) có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999 và cũng chính từ thời điểm này các hình thức gian lận về thuế ngày càng trở lên đa dạng, tinh vi hơn. Gian thương không chỉ kinh doanh trốn thuế mà còn thực hiện moi tiền của Nhà nước thông qua việc thực hiện chính sách hoàn, khấu trừ thuế (hoàn thuế). Theo định chế của luật pháp hiện hành thì hình thức hoàn thuế VAT được thực hiện theo các quy trình như "nộp trước, hoàn sau", doanh nghiệp này nộp doanh nghiệp kia được hoàn," hoàn thuế trước, kiểm tra sau", Doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu hàng thì thông thường thuế suất VAT là 0% và toàn bộ số thuế đã nộp ở các công đoạn trước sẽ được hoàn lại. Lợi dụng quy trình này gian thương đã tìm đủ mọi mánh khoé để "lách" luật trục lợi bất chính. Thủ đoạn của chúng là dùng hoá đơn gải, mua bán hoá đơn thật của đơn vị khác đã sử dụng, sử dụng hoá đơn thật nhưng tô hoá đơn giao cho khách mua để làm chứng từ hoàn thuế có giá trị tiền bán hàng lớn hơn so với hoá đơn lưu lại đơn vị bán, sử dụng hoá đơn khống (không mua bán hàng nhưng vẫn xuất hoá đơn). Đặc biệt đã xuất hiện nhiều công ty TNHH thành lập ra không để kinh doanh mà chỉ thực hiện việc "hợp thức hoá đầu vào" loại hàng không có nguồn gốc hợp pháp, rõ ràng, sau đó đem xuất nhập khẩu để được hoàn thuế 100%. - Khai báo không trung thực về mặt hàng, số lượng, chất lượng, giá trị, chủng loại hàng hoá: thủ đoạn này là khá phổ biến, lẩn tránh sự kiểm tra của hải quan. Chủ trương cải cách, đơn giản hoá thủ tục Hải quan tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động XNK. Giải phóng hàng hoá nhanh chóng tại cửa khẩu, lượng hàng hoá qua cửa khẩu ngày càng lớn, biên chế cũng như trang bị cho công tác hải quan còn thiếu, chưa đồng bộ do đó gian thương lợi dụng sự sơ hở trong giám sát, kiểm tra của hải quan để thực hiện hành vi gian lận thương mại. Thủ đoạn của bọn chúng là kê khai sai mặt hàng thực XNK, mặt hàng có thuế suất cao thì khai thành mặt hàng có thuế suất thấp hoặc hàng không phải chịu thuế, khai hàng được XNK thay cho hàng cấm hay phải có hạn ngạch. Về giá trị hàng hoá: khai hàng hoá có giá trị cao thành giá trị thấp để hưởng chênh lệch thuế, khai tăng giá trị hàng xuất nhập khẩu để hưởng hạn ngạch hoặc khai thấp giá trị hàng NK trong khi thực nhập cao hơn hạn ngạch, khai sai số lượng, trọng lượng, khai sai phẩm cấp chất lượng hàng cũ khai hàng mới, thành phẩm khai là nguyên liệu, phế phẩm .... Về chủng loại hàng hoá: nhập nhiều hàng hoá khác nhau nhưng chỉ khai một hoặc một số hàng chịu thuế suất thấp hay hàng hoá nhiều phẩm cấp khác nhau khai báo một phẩm cấp... - Gian lận về giá và lợi dụng việc hàng đổi hàng: Các gian thương núp bóng doanh nghiệp Nhà nước ký các hợp đồng danh nghĩa với giá nước ngoài để đặt bản hợp đồng theo quy định tai thông tư 82/1997/ BTC theo đó giá tính thuế tính theo giá hợp đồng mà không xem xét mức giá đó có phản ánh thực giá mua hoặc thanh toán, gian thương đã thông đồng với phía nước ngoài, phần giá trị thực còn lại của hàng được thanh toán chui dưới nhiều hình thức như đầu tư tại Việt Nam hoặc mang lậu ngoại tệ ra nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu ảo trong phương thức hàng đổi hàng với Lào: Các Doanh nghiệp gian lận theo phương thức này đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi, trắng trợn nhằm tạo ra càng nhiều"kim ngạch xuất khẩu" càng tót để nhập về nhiều xe máy bán thu lợi nhuận. Thủ đoạn áp dụng phổ biến ở đây là khai tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu trên hoá đơn cao gấp nhiều lần so với thực tế. Ví dụ như mặt hàng tỏi khô giá bán thực tế khoảng 150USD/tấn song khai giá trong hồ sơ, hoá đơn là 500USD/ tấn. Tiếp nữa là khai man tăng số lượng hàng XK, trắng trợn hơn như công ty XNK nông sản và TTCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khai báo xuất 22 ngàn lít tinh dầu xả, trị giá hơn 300.000 USD song thực tế chỉ là nước lã. Ngoài thủ đoạn trên nhiều doanh nghiệp còn nhập lậu hàng ngoại (Trung Quốc, Thái Lan...) "phù phép" thành hàng của Việt Nam để XK, hoặc sử dụng thủ đoạn "quay vòng hàng hoá" như hàng đã xuất khẩu qua Lào lại nhập lậu về làm thủ tục lần nữa... - GLTM trong sản xuất hàng gia công xuất khẩu: hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết với nước ngoài thuộc diện miễn thuế XNK. Thủ đoạn của các chủ hàng gia công là nhập nguyên phụ liệu nhiều nhưng sản xuất thành phẩm còn dư sẽ được tiêu thụ trong nội địa để trốn thuế NK, hoặc khi ký hợp đồng gia công bên gia công và bên đặt gia công thông đồng để khai sai định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, số dư này cũng được bán trong nước, trốn thuế NK. - Bán Quota (hạn ngạch) trong gia công lại: một số doanh nghiệp hoàn toàn không có năng lực song do "ngoại giao" tốt xin được nhiều hạn ngạch và bán lại cho các doanh nghiệp khác thu lợi nhuận siêu ngạch. Để hợp thức hoá doanh nghiệp bán hạn ngạch làm luôn thủ tục XNK vì vậy khi xem hồ sơ khó có thể phân biệt được. Hình thức này phổ biến trong ngành may mặc. - Lợi dụng quy định cho phép chủ hàng làm thủ tục hải quan tại nơi nào thấy thuận tiện nhất cho mình(nghị định 171/ HĐBT ngày 27/5/1991 của hội đồng bộ trưởng - nay là Chính phủ), Doanh nghiệp có thể làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu hay khu vực kho bãi của doanh nghiệp. Điều này có thể phát sinh tiêu cực, kẽ hở để gian thương lợi dụng thực hiện hành vi gian lận. Vụ vi phạm Phạm Ngọc Lam - nguyên Giám đốc công ty Anh Lâm đã tổ chức buôn lậu 170 ô tô du lịch qua cảng TP. HCM và các tỉnh bằng cách hối lộ hải quan và thực hiện trao đổi hàng hoá là một điển hình. - GLTM trong lĩnh vực liên doanh đầu tư: theo luật ĐTNN tại Việt Nam thì các xí nghiệp có vốn ĐTNN được miễn thuế NK đối với thiết bị, máy móc, phụ tùng và các phương tiện sản xuất kinh doanh, các vật tư để đầu tư xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp hoặc để tạo tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các đối tác nước ngoài lợi dụng sự thiếu hiểu biết, trình độ kém, và phẩm chất xấu của một số cán bộ quản lý Việt Nam để góp vốn bằng máy móc thiết bị đã lạc hậu, cũ, khai tăng giá trị máy móc thiết bị góp vốn để thu lợi nhuận cao qua phần thu hồi khấu hao, đồng thời làm giảm sút lợi nhuận chia cho phía Việt Nam cũng như phần thuế lợi tức phải nộp cho Nhà nước ta. Bên cạnh đó họ còn lợi dụng việc liên doanh để hợp pháp hoá các nguồn thu bất hợp pháp từ các hoạt động khác. - Ngoài ra còn có nhiều hình thức GLTM khác như lợi dụng hàng kinh doanh chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, lợi dụng chính sách và cơ chế hoạt động của cửa hàng miễn thuế, GLTM qua hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam, lợi dụng tiêu chuẩn hành lý miễn thuế... Tóm lại GLTM ở Việt Nam rất đặc thù và đa dạng, từ đơn giản đến tinh vi, phức tạp nó sản xuất buôn bán hàng giả, kém chất lượng, nhái nhãn mác, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, gây tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. II. Những tác động của buôn lậu và GLTM 1. Tác động đến kinh tế Tình trạng buôn lậu và GLTM xâm hại đến chế độ chính sách quản lý XNK hàng hoá, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh trong nước, quyền lợi người tiêu dùng, sản xuất trong nước ... đồng thời nó cũng gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Buôn lậu và GLTM qua hành vi trốn tránh thuế nhập khẩu gây điêu đứng, thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chấn chỉnh. Đối với sản xuất trong nước việc hàng ngoại được nhập lậu tràn lan, tiêu thụ trên thị trường nội địa sẽ có gá cả cạnh tranh hơn so vưói hàng nội hay hàng nhập khẩu hợp pháp, chưa kể hàng ngoại thường có chất lượng cũng như mẫu mã, hình thức hấp dẫn hơn so với hàng nội được sản xuất với công nghệ và trình độ còn hạn chế. Chính điều này càng làm cho nền sản xuất trong nước chịu sức ép cạnh tranh càng lớn gây nên nhiều khó khăn, đặc biệt là các ngành công nghiệp non trẻ, sản phẩm nội địa khó tiêu thụ được ngay trong nước ảnh hưởng xấu đến việc làm và thu nhập của người lao động. BL& GLTM là hình thức cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh. Hiện tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng cũng như vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, nhãn mác hàng hoá gây rối loại thị trường, làm giảm uy tín của các doanh nghiệp sản xuất chân chính, gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vàovn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam song do môi trường kinh doanh xấu do vấn đề BL& GLTM cũng là nguyên nhân khiến họ ngập ngừng hoặc rút lui. Bên cạnh đó hiện tượng này còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người và cả mùa màng, môi sinh. BL& GLTM đã kích thích tạo tâm lý và thị hiếu tiêu dùng hàng ngoại, sa sỉ nhiều khi gây lãng phí trong tiêu dùng đối lập với hiện trạng kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn cần phải cần kiệm để xây dựng và phát triển. BL& GLTM cũng làm thất thoát nguồn thu ngân sách thông qua thuế XNK làm ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ vốn của Nhà nước để tiến hành cân đối thu chi ngân sách và CNH, HĐH đất nước. 2. Tác động đến chính trị văn hoá xã hội. Sự xuất hiện của BL& GLTM gây rối loại và xáo trộn về trật tự an ninh, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá xã hội. Mục đích của bọn BL& GLTM là làm thế nào để thu được nhiều lợi nhuận bất chính mà nếu làm ăn chân chính họ không thể có được, từ đó nó làm giảm giá trị va lu mờ truyền thống đạo đức: đói cho sạch, rách cho thơm, mình vì mọi người.... thay vào đó là chạy theo lối sống vật chất, vì đồng tiền làm tha hoá đạo đức con người, từ người dân lương thiện đến các cán bộ có chức có quyền, kể cả những người đáng ra phải có trách nhiệm được giao là chống lại hiện tượng này thì cũng bị bọn BL& GLTM lôi kéo một bộ phận cán bộ Nhà nước tham gia hoạt động BL& GLTM làm suy đồi tư tưởng, tư cách đạo đức, gây mất lòng tin của nhân dân. BL& GLTM cùng với tham nhũng, hối lộ như là một quốc nạn đe doạ sự ổn định và vững mạnh của chế độ, ảnh hưởng an ninh quốc gia, ảnh hưởng uy tín của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước. Nạn BL& GLTM lôi kéo mọi đối tượng tham gia, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, nghèo đói của một bộ phận lớn dân cư khu vực biên giới cửa khẩu, tha hoá biến chất của một số cán bộ chức năng để thực hiện BL& GLTM làm cho tình hình biên giới bất ổn, phức tạp, khó kiểm soát. Các thế lực phản động lợi dụng để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” tuyên truyền phẩn động, lôi kéo chống lại chính quyền, chế độ Nhà nước... làm cho trật tự xã hội bị đảo lộn, an ninh khu vực biên giới bị đe doạ nghiêm trọng. Một số mặt hàng mà pháp luật cấm như thuốc phiện, thuốc nổ, văn hoá phẩm đồi truỵ, độc hại... đã được bọ chúng đưa vào gây tác hại rất lớn trên nhiều mặt đời sống xã hội, đạo đức, vưn hoá truyền thống, an ninh và trật tự xã hội. III- Chống BL& GLTM- Thành tựu và hạn chế: 1. Thành tựu và kết quả đạt được: Thực hiện cuộc đấu tranh chống BL& GLTM với mục tiêu góp phần bảo vệ sản xuất trong nước, ổn định sản xuất và đời sống, thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo vệ người tiêu dùng,... để giữ vững kỷ cương phép nước, lập lại trật tự trong hoạt động thương mại. Đây là một mặt trận rất gay go quyết liệt và cũng đầy khó khăn, thực hiện nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên lâu dài này trong thời gian qua các lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng đã đạt được những thành tựu và kết quả to lơn. Trong năm 1998 thực hiện chỉ thị 853 – TTG của thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, lực lượng quản lý thị trường của 61 tỉnh thành phố đã kiểm tra xử lý 49.962 vụ buôn lậu và buôn bán hàng nhập lậu, tổng số tiền xử phạt hành chính và bán hàng tịch thu là 152 tỷ đồng, kiểm tra xử lý hơn 2000 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng.... Dán tem 4.379.335 đơn vị sản phẩm các loại. Trong năm 1999 lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra xử lý 16.941 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, 2936 vụ sản xuất, buôn bán, hàng giả, hàng kém chất lượng. Nộp ngân sách (tiền phạt, bán hàng tịch thu) là 193,788 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2000 lực lượng quản lý thị trường cả nước đã tiến hành kiểm tra 94.904 vụ, xử lý 35.598 vụ vi phạm trong đó buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu alf 9.104 vụ, sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng là 1.339 vụ. Tổng số thu nộp ngân sách là 61,844 tỷ đồng. Nhiều chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ đưa ra các giải pháp cấp bách trong công tác chống BL & GLTM, các thông tư của Bộ, đặc biệt việc gián tem nhập khẩu ( đối với 17 mặt hàng ) đã góp phần hạn chế hàng nhập lậu, lập lại trật tự kinh doanh, hỗ trợ sản xuất trong nước phát triển, được các ngành sản xuất đồng tình ủng hộ. Việc kiểm tra, kiểm soát sau dán tem đã hạn chế, ngăn chặn BL $ GLTM, tác động tích cực đến tiêu thụ sản phẩm, kích thích sản xuất trong nước phát triển. Liên hiệp xe đạp xe máy Hà Nội 8 tháng đầu năm 1999 sản xuất và tiêu thụ 65.519 xe đạp bằng 104 kế hoạch cùng kỳ của 1998, doanh thu gần 300 tỷ đồng. Ngành sản xuất gạch Ceramic cả nước có gần 20 công ty năm 1999 sản xuất và tiêu thụ đều tăng, phát huy từ 110-130% công suất; công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông trước khi dán tem tồn đọng 900.000 sản phẩm, sau dán tem đã tiêu thụ hết, 9 tháng đầu năm 1999 tổng sản lượng tăng 54,6%. Công ty đã an toàn đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất phích hiện đại, nâng công suất gấp 2 lần hiện nay... Thời gian qua trong công tác chống BL $ GLTM đã phát hiện, điều tra khám phá và xử lý các loại tội phạm trong BL $ GLTM, các lực lượng chống BL sớm triển khai các biện pháp nghiệp vụ tập trung vào các khu vực, địa bàn, tuyến trọng điểm, chú trọng tăng cường phối hợp giữa các lực lượng bộ phận nên đã có những thành công to lớn, tao được sự chuyển biến tích cực có chiều sâu, đánh trúng, khám phá được nhiều đường dây buôn lậu lơn, phát hiện nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của gian thương. * Các vụ án điển hình: Về tội “buôn lậu, đưa hối lộ, môi giới hối lộ và nhận hối lộ” điển hình là vụ án Tân Trường Sanh. Thủ đoạn đưa hàng lậu từ nước ngoài vào Việt Nam của Trần Đàm và đồng bọn là dựa vào sự “trợ giúp” của các DNNN có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp. Về danh nghĩa thì các DNNN này nhận nhập khẩu uỷ thác cho Trần Đàm và đồng bọn, song thực chất là bán tư cách pháp nhân, bán quota (đối với những mặt hàng nhập khẩu cần hạn ngạch) cho công ty TNHH Tân Trường Sanh. Trợ thủ đắc lực nhất giúp sức cho gia đình Trần Đàm nhập khẩu uỷ thác là 9 DNNN gồm: Công ty Thương mại miền núi Thừa Thiên Huế, Công ty xuất nhập khẩu Huế; Công ty lâm đặc sản xuất nhập khẩu – Thừa Thiên huế; Công ty sản xuất – kinh doanh – dịch vụ xuất nhập khẩu Thái Hoà - Thừa Thiên Huế; Công ty Nông súc sản xuất nhập khẩu Cần Thơ; Công ty Đông Hải – Trà Vinh; Công ty Thuỷ sản xuất nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng; Công ty thương mại Bến Tre; Công ty Thương mại Hoà Bình – Vĩnh Long. Nhằm vô hiệu hoá lực lượng hải quan chống buôn lậu ở cảng Sài Gòn, phòng chống buôn lậu Cục hải quan TP. Hồ Chí Minh và hải quan các tỉnh có trách nhiệm kiểm hoá, hoàn thành thủ tục hải quan, bằng mọi cách trực tiếp hoặc gián tiếp, Trần Đàm đã tìm cách quan hệ, dùng tiền, nhà, ô tô để mua chuộc. Ngoài ra, bọn chúng còn lập sẵn một phương án đánh tráo hàng rất bài bản. Cách làm của bọn chúng là chờ cơ hôi, chọn thời điểm cán bộ, nhân viên hải quan sơ hở là bốc container lên xe, kéo về kho đã thuê sẵn, phá kẹp chì, cắt Seal (chốt dùng để niêm phong container hàng), tuồn hàng lậu ra, rồi cho hàng đúng hồ sơ nhập khẩu lên, gắn Seal giả vào, lại cho xe kéo container vào bãi như cũ. Để thực hiện hành vi tráo hàng, trong kho của cha con Trần Đàm luôn có sẵn máy cày, máy ủi, máy xới, máy thuỷ và Seal. Trước khi dùng số Seal này niêm phong, bọn chúng đã đem ra tiệm khắc chữ khắc đúng với mã số của chiếc Seal thật. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện ra hàng lậu, cha con Trần Đàm còn sử dụng cả mánh khoé xúi doanh nghiệp “nhập uỷ thác” làm công văn “từ chối nhận hàng” với lý do chủ hàng nước ngoài “gửi nhầm chủng loại”. Trong trường hợp, khi số hàng lậu do chúng nhập về bị cơ quan chức năng bắt, tịch thu đem bán đấu giá, thì bọn chúng lại dựa vào Công ty xuất nhập khẩu Đất Việt – Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) để mua đấu giá lô hàng bị bắt, một mặt để “phi tang”, mặt khác lợi dụng các hoá đơn này để hợp thức hoá các hàng hoá nhập khẩu đang bày bán tại cửa hàng và đang chứa trong kho. Để che đậy hành vi buôn lậu của mình, Trần Đàm cùng vợ và con đã trực tiếp hoặc thông qua tư cách pháp nhân của một số DNNN để ký hợp đồng thuê 7.275m2 nhà kho và 6.774m2 đất của các đơn vị Công an, Quân đội trên địa bàn TP.HCM để làm nơi bốc dỡ, tập kết hàng nhập lậu và từ các điểm chứa này, bọn chúng dùng xe tải nhẹ vận chuyển hàng tới các nơi tiêu thụ nhằm tránh sự kiểm soát và phát hiện của các cơ quan chức năng. Bằng những thủ đoạn gian manh trên, từ năm 1994 đến tháng 8/1997, Trần Đàm và đồng bọn đã tổ chức chỉ đạo nhập khẩu trót lọt 903 container hàng vào Việt Nam, trong đó có 544 container là hàng lậu và 77 xe ô tô nhập lậu với tổng trị giá hàng nhập lậu là 900.667.311 đồng. Cũng giống như Trần Đàm, từ năm 1994 đến 1997,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35030.doc
Tài liệu liên quan