Đề tài Các biện pháp chính sách thúc đẩy quá trình hình thành cụm công nghiệp Bãi Bằng

A.Phần mở đầu

 b.phần nội dung

Chương I. Cơ sở lý luận về cụm công nghiệp

 1.1. Những khái niệm sử dụng trong khoá luận .6

 1.2. ý tưởng ban đầu của khái ni ệm “cụm công nghiệp”. 7

 1.3. Sự phát triển của ý tưởng cụm công nghiệp .8

Chương II: Kếtquả khảo sát và phỏng vấn Cụm Công Nghiệp Bãi Bằng

2.1.Mô tả quá trình hình thành và phát triển CCN BB .20

 2.1.1. Công ty giấy Bãi Bằng .20

 2.1.2.Các xí nghiệp trong khu vực Bãi Bằng .23

2.2. Nhận dạng liên kết giữa các xí nghiệp trong khu vực Bãi Bằng .27

 2.2.1.Nhận dạng chung .27

 2.2.2.Liên kết công nghệ .27

 2.2.3.Liên kết sản phẩm.28

Chương III: Một số biện pháp chính sách thúc đẩy quá trình hình thành cụm công nghiệp

 3.1. Những tiền đề của chính sách 30

 3.2. Các chính sách thúc đẩy quá trình hình thành CCNBB 33

 C. kết luận 38

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp chính sách thúc đẩy quá trình hình thành cụm công nghiệp Bãi Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eser (1999) trong cuốn sách “Cụm công nghiệp và cụm công nghiệp vùng: Khái niệm và ứng dụng tương đối” đã khẳng định tầm quan trọng của mối liên kết giữa và trong các ngành phải trở thành đơn vị phân tích quan trọng nhất, trong khi khái niệm khu vực công nghiệp và cụm công nghiệp có thể không chú ý đến cái gọi là cơ chế chủ chốt dẫn đến các nền kinh tế đối ngoại. Nếu bản chất liên kết trở thành khía cạnh chủ yếu, bước tiếp theo phải hiểu rằng không phải từng mối liên kết đơn lẻ góp phần vào lợi thế cạnh tranh và tạo ra những nền kinh tế đối ngoại, mà là nền kinh tế ở địa phương. Những liên kết chủ yếu trong một dãy giá trị có thể không ở địa phương, và không thể đạt được nếu các trung tâm nghiên cứu về bản chất cạnh tranh và hợp tác nằm trong một cụm công nghiệp vùng. Dù các công ty trong cụm công nghiệp vùng có thể hợp tác với các công ty, các tổ chức R&D vv...tại nhiều nơi, các công ty là bộ phận trong mạng lưới của địa phương, thường dưới dạng các hệ thống sản xuất. Các hệ thống này trước hết và trên hết có xu hướng liên kết chặt chẽ các nhà thầu phụ, nhưng cũng có thể kéo theo sự hợp tác ngang giữa các công ty trong cùng phạm vi sản xuất. Cụm công nghiệp của Porter không giới hạn các ngành riêng lẻ, nhưng bao gồm một loạt các ngành có liên quan và nhiều thực thể khác có ý nghĩa với sự cạnh tranh tại chỗ. Vì thế, chúng thường mở rộng xuôi dòng đến các kênh thông tin hoặc khách hàng, các công ty sản xuất sản phẩm phụ hoặc các công ty có liên quan về mặt kỹ năng, công nghệ hoặc đầu vào chung. Sự cạnh tranh sôi nổi diễn ra giữa các khách hàng và giữ họ lại. Nhờ có mặt nhiều đối thủ và động lực mạnh, cường độ cạnh tranh giữa các cụm công nghiệp thường nổi bật. Sự cạnh tranh giữa các cụm công nghiệp, dãy giá trị hoặc mạng lưới các công ty tăng mạnh hơn giữa các công ty riêng lẻ. Sự hợp tác ắt phải diễn ra trong nhiều vùng, phần lớn là quan hệ dọc (người mua-người bán), với nhiều ngành liên quan và với các tổ chức trong vùng (Porter, 2000, trang 25). Cạnh tranh và hợp tác có thể cùng tồn tại vì chúng diễn ra ở nhiều quy mô hoặc mức độ khác nhau. Các tiêu điểm của cụm công nghiệp như trạng thái bên ngoài, những mối liên kết, sự tràn thông tin và các tổ chức ủng hộ đều có ý nghĩa với sự cạnh tranh hiện nay. Bằng cách nhóm các công ty, công ty cung cấp, các ngành liên quan, các công ty cung cấp dịch vụ và các cơ quan, thế chủ động và đầu tư của chính quyền đều nhằm vào những vấn đề phổ biến với các công ty và ngành, mà không bị sự cạnh tranh đe doạ. Vai trò của chính phủ trong cụm công nghiệp đang được nâng cao, sẽ kích thích xây dựng hàng hoá khu vực công cộng hoặc gần như công cộng, ảnh hưởng mạnh đến nhiều ngành liên quan. Đầu tư của chính phủ chú trọng đến việc cải thiện môi trường làm việc trong các cụm công nghiệp, đTác giả lại lợi nhuận cao hơn, là mục tiêu mà các công ty hoặc các ngành riêng lẻ cũng như nền kinh tế chung nhằm tới (Porter 2000, trang 27). Chính xác hơn, cụm công nghiệp là sự tập trung theo địa lý nhiều công ty nối liền với nhau, cáccông ty cung cấp chuyên dụng, các công ty cung cấp dịch vụ, nhiều công ty trong các ngành liên quan và nhiều tổ chức liên đới như các trường đại học, các cơ quan tiêu chuẩn và hội thương mại trong một lĩnh vực cụ thể, để cạnh tranh và (hoặc) hợp tác với nhau. Thực tế là các công ty và tổ chức này gần gũi về địa lý, tạo thuận lợi cho hoạt động của ý tưởng và con người, đẩy mạnh hoạt động đổi mới. 1.4.3. Cụm liên kết đổi mới công nghệ thúc đẩy cạnh tranh Cụm công nghiệp vùng cũng phải giải quyết một vấn đề chủ chốt khi phân tích sự đổi mới của nó. Mối liên quan giữa sự cụm lại và đổi mới kết hợp với kiến thức khó nhằn truyền thụ những tương tác xã hội (Von Hippel, 1994). Nói rộng ra, đổi mới là kết quả thương mại hoá các ý tưởng mới. Trong trường hợp đổi mới của các công ty, định nghĩa đổi mới hay được dùng là “quá trình các công ty làm chủ và biến thành quá trình thiết kế và sản xuất các sản phẩm thực tế là mới với họ, dù với thiên hạ chúng có thể mới hoặc không” (Nelson và Rosenberg, 1993). Gần đây nhất, học thuyết (Porter, 2000) chú trọng vào các lợi thế mà cụm công nghiệp phải đẩy mạnh một dạng gia tăng của đổi mới, vì các công ty trong một cụm công nghiệp ngày càng hiểu rõ hơn nhu cầu mới của khách hàng và khả năng ứng dụng công nghệ mới. Tuy vậy, động lực này không giải thích được sự phá vỡ và tính gián đoạn của dạng phá vỡ sự đổi mới. Đổi mới được khái niệm hoá là một quá trình phức tạp và học hỏi lẫn nhau, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau, được thúc đẩy thêm do trạng thái gần gũi (Storper, 1997). Học hỏi được coi chủ yếu là một quá trình khu biệt. Năng lực đổi mới khác nhau giữa các vùng là kết quả của đường lối học hỏi cụ thể, trong các hệ thống cơ quan khác nhau. Học hỏi bị coi là “khó nhằn” vì thực ra, một số dạng kiến thức quan trọng là loại ngầm, không chính thức, cũng như muốn sử dụng kiến thức chính thức, được hệ thống hoá cho hiệu quả đôi khi cần đến một số kiến thức ngầm (Asheim và Isaksen, 2000). Loại kiến thức này không dễ tách rời bối cảnh của cá nhân, xã hội và lãnh thổ; đây là loại kiến thức được ghi nhớ về mặt xã hội, khó hệ thống hoá và chuyển qua các kênh thông tin chính thức. Trên thực tế, trong lúc thông tin (một số loại quan trọng) là loại kiến thức tương đối linh động trên toàn cầu, lại có nguồn gốc sâu xa về mặt không gian (Cooke và những người khác, 2000). Cụm công nghiệp có thể mắc vào cái bẫy chuyên môn hoá cứng nhắc. Đôi khi, sự phát triển của cụm công nghiệp có xu hướng củng cố các hoạt động cũ và kìm nén các ý tưởng mới, điều đó đặc biệt nguy hiểm cho sự sống còn của một cụm công nghiệp, khi các điều kiện kỹ thuật và kinh tế toàn cầu thay đổi (Porter 1998). Họ cũng lập luận rằng cụm công nghiệp vùng là môi trường thuận lợi nhất kích thích đổi mới và sự cạnh tranh của các công ty (Asheim và Isaksen, 2000a). Sự tiến bộ đáng kể trong các nền kinh tế đổi mới dẫn đến việc các nhà khoa học trong khu vực chú trọng đến tính luỹ tiến và cục bộ của các nhân tố khác biệt trong thay đổi công nghệ, để giải thích “sự năng động” và tính cạnh tranh của một công ty và một vùng. Ngoài ra, môi trường kinh tế mới mẻ này buộc thúc đẩy thay đổi công nghệ, nguồn lực chủ yếu tạo ra sự thịnh vượng trong vùng, liên quan trực tiếp tới khả năng chuyển giao thông tin và kiến thức từ dạng vốn trí tuệ thành cơ hội kinh tế. Sự sáng tạo kiến thức, phổ biến và chấp nhận thông qua việc đổi mới đang thay cho nguồn tài nguyên thiên nhiên, địa điểm và hiệu suất của lao động chân tay, là những nhân tố cạnh tranh trong vùng. Hơn nữa, hiệu quả của chất lượng vốn nhân lực (sự giáo dục và đào tạo suốt đời) là chìa khoá cho sự đổi mới và cạnh tranh trong vùng. Khái niệm cụm công nghiệp của Rosenfeld là “thiếu kênh hoạt động, còn các công ty liên quan bị chỉ trích không phải là một cơ quan sản xuất tại địa phương hoặc hệ thống xã hội, vì vậy không hoạt động như một cụm công nghiệp” (Rosenfeld 1997, trang 10) có thể dùng làm khẩu lệnh cho các khái niệm cũ hơn và hiện tại như khu công nghiệp, sự dồn tụ công nghệ chuyên dụng và hệ thống đổi mới trong vùng. Hệ thống đổi mới của vùng bao gồm một cụm công nghiệp chuyên dụng, có cơ sở hạ tầng phát triển của nhiều công ty cung cấp, nhiều tổ chức phổ biến kiến thức và công nghệ ủng hộ, làm cho dịch vụ của họ thích ứng với nhu cầu cụ thể trong việc chi phối nền công nghiệp vùng (Asheim và Isaksen 1997). Chú trọng đến cụm công nghiệp vùng và phương thức đổi mới phản ánh sự phát hiện của nhiều học giả về tầm quan trọng cấp vùng, tầm quan trọng của tài nguyên tại một địa phương cụ thể và vùng, kích thích khả năng đổi mới và cạnh tranh của các công ty. Tài nguyên của vùng cụ thể là một nguồn vốn kiến thức “khó chơi”, khả năng học hỏi và thái độ của các nhà thầu vv. vv, được coi là rất quan trọng trong nỗ lực của các công ty để đạt tới mức cạnh tranh toàn cầu. 1.4.4. Cụm là cách tiếp cận mới trong chính sách công nghiệp hoá Đúng như lời tuyên bố “(Người hoạch định chính sách) có thể tác động và cổ vũ nhiều đặc điểm nhất định của một cụm công nghiệp, nhưng không thể hành động vô ích (đến cụm công nghiệp). Các biện pháp kỹ thuật khác hiện có phải được sử dụng (trong những trường hợp này)” (Antonni Subria trích trong Andersson và những người khác 2004), cụm công nghiệp được hiểu như một công cụ, có thể dùng để đẩy mạnh sự cạnh tranh, đổi mới và tăng trưởng kinh tế. Trong chính sách tương lai, xây dựng cụm công nghiệp vùng được một số người hiểu là một biện pháp cạnh tranh toàn cầu, vì “chuyên hoá” nền kinh tế được coi là biện pháp duy nhất để khắc phục “cái bẫy toàn cầu hoá”, vượt qua rủi ro đứng ngoài cuộc cạnh tranh toàn diện. Vì thế, khái niệm về cụm công nghiệp vùng được coi là một phép ẩn dụ hữu ích trong hoạch định chính sách phát triển vùng, phù hợp với cuộc cạnh tranh mới mẻ trong kinh tế toàn cầu. Nói chung, người ta thừa nhận một cách hiển nhiên rằng có thể cải tiến việc thực hiện đổi mới vùng, khi các công ty được khích lệ trở thành các nhà đổi mới hăng hái hơn, nhờ mối tương tác với nhiều loại tổ chức ủng hộ khác nhau và với các công ty trong vùng. Về mặt này, đặc điểm của các cơ quan trong vùng, cơ sở hạ tầng kiến thức và hệ thống chuyển giao kiến thức cũng như chiến lược riêng và thực hiện của các công ty có thể đại diện cho các điều kiện cơ bản quan trọng, kích thích thúc đẩy các hoạt động đổi mới. Tuy nhiên, điều then chốt trong chiến lược của Porter (2000) là tạo thuận lợi cho việc tập trung các công ty liên quan và hỗ trợ lẫn nhau về mặt địa lý. Làm được điều đó, những người hoạch định chính sách tránh được nhiều vấn đề dính đến sự hỗ trợ của các công ty riêng lẻ dễ bóp méo tín hiệu thị trường; có một số ngành tự coi là quan trọng hơn các ngành khác, xuyên tạc tín hiệu và khu vực thị trường vốn đã quá rộng về mặt ý nghĩa với sự cạnh tranh. Quá trình toàn cầu hoá ngụ ý rằng nhiều công ty sáp nhập không ngừng trong dãy giá trị toàn cầu. Không đưa sự phát triển này vào xTác giả xét, có thể dẫn đến việc đánh giá quá cao tầm quan trọng về mặt định lượng của cụm công nghiệp vùng trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Vì thế, các cụm công nghiệp khác nhau thường có địa điểm rất cụ thể, để chính sách chung đối với cụm công nghiệp đủ linh hoạt cho nhiều hoàn cảnh khác nhau trong công nghiệp, thể chế và chính trị. Ví dụ, trong “Hướng dẫn chiến lược của cụm công nghiệp trong các vùng ít thuận lợi nhất” cho những người ủng hộ các chiến lược đổi mới khu vực EU, sử dụng và định nghĩa chính xác các khái niệm phân tích chủ yếu làm công cụ trong các nghiên cứu theo kinh nghiệm và là cơ sở hoạch định chính sách. Chúng ủng hộ việc hạn chế các cụm công nghiệp vùng tập trung theo địa lý các công ty nối liền, sử dụng khái niệm hệ thống đổi mới vùng bao hàm cụm công nghiệp vùng cộng với các cơ quan “ủng hộ”. Thiết lập một phương pháp đổi mới, trước hết cụm công nghiệp vùng phải tạo ra các hệ thống đổi mới trong vùng, kéo theo sự hợp tác có tổ chức và chính thức hơn giữa các công ty tham gia đổi mới. Sau đó, các công ty cung cấp không chỉ là thành phần hoặc môđun sản xuất theo đơn đặt hàng của khách, mà còn hợp tác với khách hàng trong việc phát triển sản phẩm mới. Chú trọng đến hệ thống đổi mới phù hợp với sự nhấn mạnh sao cho các cụm xí nghiệp khuyến khích quá trình đổi mới của công ty nhờ nguồn ý tưởng, thông tin và kiến thức trong cụm công nghiệp (OECD, 2001). Cụm công nghiệp vùng chủ yếu được coi là một hiện tượng tự phát; một sự tập trung theo địa lý các công ty phát triển thông qua sản phẩm phụ và hoạt động đấu thầu. Nhưng mặt khác, các hệ thống đổi mới vùng mang đặc điểm có kế hoạch và hệ thống hơn. Phát triển từ một cụm công nghiệp đến một hệ thống đổi mới có thể là một biện pháp tăng khả năng đổi mới và tính cạnh tranh của các công ty trong cụm công nghiệp. Phát triển đòi hỏi đẩy mạnh sự hợp tác giữa các công ty và cơ sở hạ tầng của thể chế, để các tổ chức tri thức hơn (của cả vùng và nhà nước) cùng tham gia vào công cuộc hợp tác đổi mới. Do vậy, sự can thiệp giữa các công ty và tổ chức tri thức đề ra vai trò quan trọng của chính quyền trong chính sách cụm công nghiệp (Rosenfeld, 2002). Hiện đang tranh luận một vấn đề chủ yếu nữa trong mô hình chung có tính lịch sử của việc cụm lại, đặc biệt chú trọng đến các yếu tố xã hội và văn hoá, làm cơ sở cho sự tăng trưởng và hoạt động của cụm công nghiệp. ý nghĩa của các yếu tố phi kinh tế là một vấn đề tranh cãi then chốt bao quanh nguồn gốc và sự phát triển của cụm công nghiệp vùng. Nhiều nghiên cứu về cụm công nghiệp vùng cũng nhấn mạnh sự tương tác chặt chẽ của các tổ chức công nghiệp, sự thực hiện, đặc điểm thuộc lịch sử và khu vực, các nhân tố xã hội - văn hoá. Sự tin cậy lẫn nhau và không khí trong cụm là các thành phần quan trọng trong định nghĩa cụm công nghiệp; các yếu tố này kích thích sự đổi mới của các công ty trong vùng. Một phần tài liệu đôi khi đánh giá thấp tầm quan trọng của các nhân tố địa lý, xã hội và văn hoá trong việc tạo nên và để cụm công nghiệp vùng làm việc hiệu quả. Khu công nghiệp được coi là nơi dồn tụ các cộng đồng và công ty có xu hướng sáp nhập, thành công của các khu này chủ yếu dựa vào bối cảnh xã hội-văn hoá xuất thân của chúng. Bản thân sự dồn tụ là một nguồn động lực, đặc biệt khi coi vùng là địa điểm phụ thuộc lẫn nhau phi thương mại, có những thoả thuận và thói quen ngầm, không chính thức, đẩy các công ty tham gia vào tình trạng không ổn định. Tuy nhiên, khái niệm cụm công nghiệp vùng cũng có một số hạn chế, có thể gây hậu quả cho việc hoạch định chính sách. Ví dụ, thiếu định nghĩa chính xác về cụm công nghiệp vùng, vì chưa có ranh giới rõ ràng về mặt địa lý cho cụm công nghiệp. Hiện nay rất ít cụm công nghiệp theo cách tiếp cận của Porter, phần lớn các nhà quan sát hiểu rằng công trình của Porter chỉ là khởi điểm cho nhiều nghiên cứu về cụm công nghiệp, hiện đang thảo luận một phạm vi rộng hơn gồm những ý kiến phát triển hơn nhiều, giải thích nguồn gốc của cụm công nghiệp, động lực phát triển, sự biến đổi và lợi thế của cụm công nghiệp, dùng cụm công nghiệp vùng làm cơ sở cho chính sách của vùng (Enright, M. 2000). Vì vậy, các học giả và các nhà hoạch định chính sách áp dụng nhiều định nghĩa khác nhau khi nghiên cứu cụm công nghiệp vùng và hoạch định chính sách cho cụm công nghiệp. Các loại hình dồn tụ công nghiệp khác nhau là sự nhóm lại trong cùng một tiêu đề, dẫn đến đề cao quá mức tầm quan trọng số lượng các cụm công nghiệp vùng trong nền kinh tế. Tuy còn nhiều sự khác biệt khi tiếp cận cụm công nghiệp và nhiều khái niệm mơ hồ, gây khó khăn nhất định cho việc thảo luận các hàm ý của chính sách, song cụm công nghiệp vốn là một mớ hổ lốn về bản chất, ứng dụng các khái niệm khác nhau phù hợp với nhiều tình trạng khác nhau (Anderson và những người khác, 2004, trang 13). KếT LUậN CHƯƠNG I Chương này trình bầy những khái niệm công cụ của Khoá luận và những cơ sở lý luận về Cụm công nghiệp. Cụm công nghiệp là một mô hình công nghiệp hoá hiện đại, nó là một tập hợp xí nghiệp nằm trong cùng một địa bàn lãnh thổ không lớn, có mối quan hệ liên kết về sản phẩm hoặc công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của sản xuất. Công nghiệp hoá theo Cum công nghiệp là một xu thế của chính sách phát triển công nghiệp trên thế giới hiện nay. Nó phát triển phù hợp với xu thế mới của chiến lược phát triển trên thế giới, giúp tận dụng thế mạnh mang tính địa phương, tận dụng tối đa tài nguyên, nâng cao hiệu quả sản xuất. Cụm công nghiệp là một mô hình có triển vọng của nước ta trên con đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá trog điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá. Chương II KếT QUả KHảO SáT Và PHỏNG VấN CụM công nghiệp bãi bằng Sau khi đã nghiên cứu những cơ sở lý luận như đã trình bầy trong Chương I, Tác giả đã dành 2 tuần lễ đi thực tế trong khu vực Bãi Bằng. Tác giả đã liên hệ và được sự giúp đỡ tận tình của các vị phụ trách công tác kế hoạch, kinh doanh và công nghệ của Công ty Giấy Bãi Bằng và các xí nghiệp trên địa bàn Bãi Bằng. Tác giả đã được trực tiếp khảo sát và được phỏng vẫn với các vị phụ trách công tác kế hoạch, kinh doanh và công nghệ của các doanh nghiệp. Có thể nói, qua đợt khảo sát, Tác giả đã có những thu hoạch bước đầu về hoạt động sản xuất kinh doanh, về quản lý các xí nghiệp công nghiệp, và đặc biệt là những mối quan hệ của các xí nghiệp Sau đây, Tác giả xin mô tả sơ bộ một số cơ sở Tác giả đã khảo sát, phỏng vấn và sưu tầm tư liệu. 2.1.Mô tả quá trình hình thành Cụm công nghiệp Bãi bằng 2.1.1. CTGBB Giấy Bãi Bằng là công trình sản xuất giấy có quy mô lớn và hiện đại nhất Việt Nam được xây dựng bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ và nhân dân Thụy Điển, một biểu tượng cao đẹp của tình hữu nghị đã gắn kết hai dân tộc Việt Nam- Thụy Điển ngay từ những năm nhân dân Việt Nam phải gian khổ đấu tranh chống xâm lược với năng suất thiết kế 55.000 tấn giấy/năm. Bước vào hoạt động sản xuất - kinh doanh từ năm 1982, Công ty đã và đang cung cấp cho thị trường trong nước một khối lượng giấy đáng kể có chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng và cũng đã vươn ra thị trường một số nước trong khu vực như: Malaysia, Thái Lan, Singapore, Sri Lanka, Hồng Kông, Đài Loan,.... Giấy Bãi Bằng là công trình sản xuất khép kín từ khâu trồng rừng, chế biến nguyên liệu, sản xuất điện, hoá chất, sản xuất bột và giấy đến khâu bảo dưỡng, vận tải. Công ty gồm có 16 lâm trường, 5 xí nghiệp, 4 nhà máy đóng trên địa bàn các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Ninh và 3 chi nhánh tại Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng cán bộ công nhân viên gần 6.000 người là những cán bộ, kỹ sư có trình độ và công nhân lành nghề được tổ chức, điều hành theo phương thức quản lý Bắc Âu. Sản phẩm chính của công ty là giấy in và giấy viết có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến. Năm 2004 công ty đã hoàn thiện nâng cấp và mở rộng sản xuất lên 100.000 tấn giấy/năm và 61.000 tấn bột / năm với chất lượng giấy cạnh tranh quốc tế và môi trường được cải thiện đạt tiêu chuẩn quốc gia. Đồng thời công ty đã lập nghiên cứu khả thi trình Chính phủ chương trình mở rộng giai đoạn 2 - Xây dựng một nhà máy sản xuất bột giấy thương phẩm 250.000 tấn/năm hoàn thành trước năm 2007 với chất lượng sản phẩm và môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. Quá trình thi công Nhà máy diễn ra vào trong giai đoạn từ 1975-1979. Tuy có một số khó khăn, nhưng hai Chính phủ Thuỵ Điển và Việt Nam đã thể hiện quyết tâm hợp tác cao, và đã thực hiện tiến độ sau: Đưa máy xeo I chính thức vào vận hành tháng 1/1981. Đưa máy xeo II chính thức vào vận hành tháng 9/1982. Hoàn thành xây dựng Phân xưởng Bột và toàn bộ công trình trong tháng 4/1984. Ngày 26/11/1982, lế khánh thành Nhà máy giấy Bãi Bằng được long trọng tổ chức với sự hiện diện của Đại diện hai chính phủ Thuỵ Điển và Việt Nam. Nó kết thúc 8 năm xây dựng, đóng góp phần mình vào sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, trở thành hạt nhân của một cụm công nghiệp non trẻ trên vùng đất trung du của Tổ Quốc. Giai đoạn tiếp đó, là giai đoạn xí nghiệp đi vào phát triển sản xuất và phát triển tới quy mô như ngày nay. Trong quá trình phát triển đó, một loạt xí nghiệp thành viên được thành lập. Sau đây là một số xí nghiệp thành viên quan trọng: 1.Nhà máy giấy Nhà máy giấy là linh hồn của Công ty, và có thể nói, là trái tim của cả khu vực công nghiệ Bãi Bằng. Nhà máy được xây dựng theo một thoả thuận giữa hai Chính phủ Việt nam và Thuỵ Điển từ năm 1973 với công suất thiết kế là 55.000 Tấn giấy mỗi năm. Nguyên liệu Gỗ mỡ, gỗ bồ đề, gỗ bạch đàn, keo tai tượng, tre, nứa. Vùng nguyên liệu quy hoạch trải rộng trên các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên .Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai Sản xuất bột giấy 3 nồi nấu 140m3/nồi. Hệ thống rửa, sàng chọn khép kín thu hồi 96 - 98% hoá chất. Hệ thống tẩy trắng 3 giai đoạn, có loại lignin bằng oxy Sản xuất giấy 02 máy xeo khổ rộng 3,8m. Một phân xưởng hoàn thành gia công chế biến tới các loại sản phẩm cuối cùng 16 Lâm trường * 02 xí nghiệp kinh doanh và chế biến lâm sản + Trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng. + Khai thác, tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu giấy + Gieo ươm, sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng + Sản xuất, kinh doanh lâm, nông sản, dịch vụ vận tải và kỹ thuật .2. Nhà máy điện Một lò hơi đốt than 145 tấn hơi/giờ. Một lò hơi thu hồi 45 tấn hơi/giờ. 02 tua bin: 01 ngưng tụ, 01 đối áp. 02 máy phát điện tổng công suất 28Mw. 3. Xí nghiệp vận tải Một hệ thống xe chuyên dùng.  40 đầu xe tải, tổng trọng tải 300 tấn. 13 đoàn xà lan, tổng trọng tải 10.000 tấn. Một cảng sông hiện đại. 4. Xí nghiệp bảo dưỡng Có đủ phương tiện, máy móc và đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề, có khả năng bảo dưỡng, sửa chữa lớn trong các lĩnh vực cơ khí, điện, đo lường và điều khiển. 5. Nhà máy hóa chất 2 thùng điện phân theo phương pháp màng ion. Một hệ thống thiết bị sản xuất Clo lỏng, Axit HCl, dịch tẩy Zaven và khí Axetylen đóng chai cung cấp đủ các loại hoá chất chính cho nhu cầu sản xuất của Công ty Giấy Bãi Bằng và bán ra thị trường. 2.!.2. CáC Xí NGHIệP TRONG KHU VựC BãI BằNG Quá trình hình thành các xí nghiệp trong khu vực Bãi Bằng diễn ra một cách rất sinh động và thể hiện một xu thế hết sức tốt đẹp. Liên kết theo địa dư là một cơ sở ban đầu để làm tiền đề cho các liên kết về sản phẩm và về công nghệ.Do thời gian có hạn nên Tác giả chỉ thực hiện công cuộc khảo sát và phỏng vấn tại 9 xí nghiệp. Kết quả thu được rất khả quan. Sau đây, Tác giả xin báo cáo về kết quả khảo sát và phỏng vấn. Thứ nhất : Sơ lược về quá trình hình thành các xí nghiệp Bãi Bằng Từ năm 1995,Bãi Bằng bắt đầu hình thành một số cơ sở sản xuất nhỏ dựa vào Công ty Giấy Bãi Bằng.Nguyên nhân do năng lực sản xuất của Công ty Giấy Bãi Bằng không đủ cung cấp cho thị trường ,cầu luôn luôn vượt cung. Các xí nghiệp tư nhân mua náy xén kẻ,giấy cuộn ở Bãi Bằng để gia công thành vở học sinh,và giấy phôtô.Đầu tiên chỉ có một vài hộ,đđến năm 2005 lên tới chục hộ sản xuất mát hàng này do có đưđợc lợi nhuận. Tiếp nữa,xuất phát từ nhu cầu thị trường và sự tự phát một số công nhân trong Công ty Giấy Bãi Bằng đã nghĩ ra cách tận dụng năng lực sản xuất thừa của Công ty Giấy Bãi Bằng để sản xuất một số sản phẩm cho mình. Ví dụ như: tận dụng phế thải để sản xuất bìa cát tông,xỉ than để sản xuất gạch,giấy lề để sản xuất giấy mỏng.Ngòai những nguyên liệu đó,các cơ sở sản xuất còn đưđợc Công ty Giấy Bãi Bằng cung cấp nhiên liệu trong quá trình sản xuất than, điện,nước, hoá chất. Chính từ thuận lợi do môi trường đTác giả lại mà ngày càng có nhiều xí nhiệp,công ty tư nhân đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị,dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất với quy mô lớn hơn trước như: Công ty cổ phần thương mại giấy Phong Châu đã đầu tư 15 tỷ đồng lắp dây chuyền seo lưới tròn,seo lưới bán tự động sản xuất giấy Kraf và Duflex với công suất 40.000 tấn/năm, Công ty cổ phần giấy Phong Châu đã đầu tư 35 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền tẩy trắng bột giấy công suất 15.000 tấn, Công ty cổ phần công đoàn đầu tư 4,3 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền sản xuất phân vi sinh, dây chuyền sản xuất giấy Carton sóng 3 lớp và 5 lớp ; Hợp tác xã sản xuất giấy Phù Ninh đầu tư 8,1 tỷ đồng lắp đặt 2 máy xeo tự động sản xuất giấy Đế xuất khẩu, nhà máy khí công nghiệp Có thể tóm tắt quá trình hình thành các xí nghiệp trong Bảng sau: stt Tên doanh nghiệp Năm thành lập Sản phẩm 1 Công ty cổ phần Phong Châu 2003 Bột giấy tẩy trắng 2 . Công ty cổ phần sản xuất thng mại giấy Phong Châu 2003 giấy Kraft giấy Duplex 3 . Công ty cổ phần khí công nghiệp 2000 -khí O2 cho công nghiệp sản xuất và y tế 4 Công ty cổ phần Công đoàn 2004 Phân vi sinh 5 .Hợp tác xã phèn Hưng Long 1995 -phèn xử lý nước sinh hoạt và công nghiệp 6 . Hợp tác xã giấyPhù Ninh 2003 -giấy Đế 7 Xưởng sản xuất giấy bìa cát tông 1995 -bìa cát tông 8 Xưởng xén kẻ giấy Gia Viện 1995 -giấy vở học sinh -giấy photocopy 9 Xưởng sản xuất giấy mỏng Vĩnh Phú 1995 -giấy vệ sinh -giấy khăn ăn Thứ Hai: Những thuận lợi trong quá trình phát triển Trong quá trình hình thành và phát triển các xí nghiệp công nghiệp Bãi Bằng,các xí nghiệp luôn nhận được sự ủng hộ rất nhiều của chính quyền địa phương.Ngay từ những năm 1995,thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ,Huyện uỷ,đề án của UBND huyện Phù Ninh kết hợp với công ty giấy Bãi Bằng về phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đã giúp cho các cơ sở sản xuất trong khu vực công nghiệp Bãi Bằng có định hướng cụ thể mạnh dạn đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất các loại sản phẩm giấy: giấy photo, vở học sinh,giấy bao gói, giấy Kraf,giấy Duplex, giấy mỏng,khăn cao cấp,giấy Đế… Chính quyền địa phương đã tạo ra những cơ chế,chính sách ưu tiên khuyến khích sản xuất như tạo điều kiện về đất đai thủ tục chuyển quyền sử dụng đất ,hướng dẫn thuận lợi trong việc đăng kí kinh doanh để các cơ sở sản xuất dễ dàng tham gia tổ chức sản xuất. Hướng dẫn cơ sở doanh nghiệp kê khai nộp thuế,xTác giả xét áp dụng khung thuế ưu đãi cho sản phẩm mới,sản phẩm có ưu thế,các sản phẩm và ngành hàng mới phát triển trong nông thôn. Thực hiện theo chủ trương phát triển kinh tế nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV2187.DOC