Lời Mở Đầu
Chương I 1
Cơ sở lý luận chung về các biện pháp huy động vốn trong doanh nghiệp. 3
I.Khái niệm chung về vốn 3
1.Khái niệm 3
2.Vai trò của vốn trong doanh nghiệp 4
3.Phân loại vốn trong doanh nghiệp 4
II.Nhu cầu vốn của doanh nghiệp. 7
III.Phân tích tình hình tài chính 9
1.Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp. 9
2.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 10
3.Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán 12
4.Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu. 12
IV.Các phương thức huy động vốn trong doanh nghiệp. 14
IV.1.Tự tài trợ 14
1.Vốn tự có của doanh nghiệp 14
2.Quỹ khấu hao. 15
3.Lợi nhuận giữ lại 16
IV.2.Tài trợ huy động từ bên ngoài 16
1.Các nguồn tài trợ ngắn hạn 16
2.Các nguồn tài trợ dài hạn 19
Chương II: 30
thực trạng sử dụng các biện pháp huy động vốn tại công ty thiết bị đo điện 30
I.Đặc điểm chung của công ty thiết bị đo điện: 30
1.Quá trình hình thành và phát triển . 30
2.Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thiết bị đo điện: 34
II.Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị đo điện trong giai đoạn 1999-2001 36
III.Phân tích tình hình tài chính của Công ty Thiết bị đo điện trong vài năm gần đây. 39
2.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. 41
3.Phân tích kết cấu tài sản và khả năng thanh toán. 43
4.Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu. 45
IV .Các biện pháp huy động vốn tại công ty thiết bị đo điện 53
1.Vốn tự tài trợ 54
2.Vốn huy động từ bên ngoài 57
III.Nhận xét 61
Chương III: 63
Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng Cao hiiêụ quả sử dụng các biện pháp huy động vốn trong doanh nghiệp 63
I.Những định hướng về sản xuất kinh doanh của Công ty trong các giai đoạn 2002 – 2006. 63
1.Về thị trường 63
2.Về công nghệ sản xuất và vốn đầu tư 64
3.Về cơ sở vật chất và lao động 64
4.Về quản lý nguồn lực tài chính 65
5.Mục tiêu sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2002-2006 66
II.Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp huy động vốn tại Công ty Thiết bị đo điện. 66
1. Những giải pháp chung 67
2.Những giải pháp cụ thể 69
III. Một số kiến nghị nhằm nâng tạo điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp huy động vốn. 74
1.Về phía Nhà nước 74
2.Về phía Tổng công ty 74
Kết luận 76
81 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp huy động vốn tại Công ty thiết bị đo điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành
-Cổ đông sáng lập ra phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu trong 3 năm kể từ ngày kết thúc việc phát hành
-Trường hợp cổ phiếu phát hành có mệnh giá lớn hơn 10 tỷ VNĐ thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.
chương ii
thực trạng sử dụng các biện pháp huy động vốn tại công ty thiết bị đo điện
I.Đặc điểm chung của công ty thiết bị đo điện:
1.Quá trình hình thành và phát triển .
Công ty Thiết Bị Đo Điện là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Thiết Bị Kỹ Thuật Điện – Bộ Công Nghiệp,có trụ sở sản xuất tại số 10 Trần Nguyên Hãn –Quận Hoàn Kiếm –Hà Nội,với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các thiết bị đo đếm điện phục vụ cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu.
Tiền thân của Công ty Thiết Bị Đo Điện là một phân xưởng đồng hồ thuộc Nhà máy Chế Tạo Biến Thế – Bộ Cơ Khí Luyện Kim,Công ty Thiết Bị Đo Điện được chính thức thành lập,lúc bấy giờ lấy tên là Nhà máy Chế Tạo Thiết Bị Đo Điện.
Do được hình thành từ một phân xưởng đồng hồ nên cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như tiền vốn của Nhà máy lúc ban đầu rất nghèo nàn lạc hậu.Máy móc, thiết bị,nhà xưởng,đã cũ,thời hạn khấu hao gần hết,thành phẩm trong kho hầu hết là kém phẩm chất,khó tiêu thụ.Số lượng công nhân vào khoảng 300 người,trong đó công nhân nữ chiếm 50%.Trình độ tay nghề của công nhân thấp với bậc thợ bình quân là 3/7.Nhà máy hoạt động với số vốn được cấp là:
-Vốn cố định : 5.216.000đ
-Vốn lưu động:5.051.000đ
Tuy khởi đầu với nhiều khó khăn như vậy nhưng tập thể cán bộ công nhân viên Nhà máy Thiết Bị Đo Điện đã cố gắng khắc phục và đã cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao,hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao.Sản phẩm chủ yếu là các loại máy phát điện có công suất từ 2-20KW (chiếm 70% tổng sản lượng ) và các loại thiết bị đo điện như:công tơ điện đồng hồ vôn –ampe,máy biến ròng …(chiếm 30%giá trị tổng sản lượng )
Năm 1989,nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.Thay đổi của cơ chế quản lý dẫn đến sự bao cấp của Nhà nước đối với các doanh nghiệp bị xoá bỏ,buộc các doanh nghiệp phải chủ động trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.Cùng với ảnh hưởng của sự thay đổi cơ chế quản lý của Nhà nước,hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy còn chịu một sự tác động rất lớn từ nhu cầu máy phát điện trên thị trường.Mạng lưới điện quốc gia ngày càng phát triển do công trình thuỷ điện Sông Đà hoàn thành và đi vào hoạt động nên nhu cầu về máy phát điện giảm đáng kể.Đây là thời kỳ khó khăn nhất, đánh dấu một bước ngoặt lớn của Nhà máy.
Lúc này nhu cầu về máy phát điện giảm nhưng nhu cầu về máy thiết bị đo điện trên thị trường lại tăng.Với tư duy thực tế cùng với sự năng động sáng tạo,Ban lãnh đạo Nhà máy đã quyết định chuyển hướng sản xuất kinh doanh, đang từ sản xuất máy phát điện chuyển sang sản xuất thiết bị đo điện.Tuy nhiên,hai mặt hàng này lại có sự khác nhau lớn nên việc thay đổi là rất khó khăn.Với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên,những trở ngại ban đầu dần dần được khắc phục,hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn được tiếp tục duy trì,sản phẩm của Nhà máy đã bắt đầu lấy lại được uy tín trên thị trường.
Năm 1990,Bộ tài chính đã cấp vốn cho Nhà máy.Nhà máy hoạt động với số vốn là:
-Vốn cố định : 1.859.649.000đ
-Vốn lưu động:1.556.320.000đ
Cuối năm 199,tận dụng lợi thế thương mại,với địa điểm nằm ở trung tâm thành phố,diện tích đất rộng 11750m2,Nhà máy đã cho xây dựng nhà khách Bình Minh về sau được nâng cấp lên thành khách sạn,khai thác thêm nguồn thu cho Nhà máy.
Ngày 1/6/1994,Nhà máy đổi tên thành Công ty Thiết Bị Đo Điện để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để mở rộng và cải tiến công nghệ sản xuất,đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước,vươn tới xuất khẩu ra nước ngoài,Công ty đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với hãng LANDiS & GYR của Thuỵ Sĩ.Công ty không ngừng cải tiến mẫu mã,nâng cao chất lượng sản phẩm,tăng năng suất lao động.Sản phẩm của công ty đã đạt chất lượng iEC,chiếm ưu thế trên thị trường nội địa và được xuất sang một số nước châu á thông qua hãng LANDiS &GYR.
Tháng 12/1999,Công ty thiết bị đo điện là doanh nghiệp cơ khí đầu tiên ở Việt Nam đã được tổ chức quốc tế AFQA của Pháp cấp chứng chỉ iSO 9001. Công ty cho ra đời ngày càng nhiều sản phẩm phong phú,đa dạng,chất lượng cao.Các sản phẩm chủ yếu của Công ty là:công tơ điện các loại,đồng hồ vôn – ampe,máy biến dòng,hạ thế,cầu chì rơi các loại,TU,Ti trung cao thế các loại.Công ty thường xuyên phối hợp với các công ty điện tử trong nước và trường Đại học Bách Khoa nghiên cứu sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới như:công tơ 3 pha 3 giá,công tơ cơ điện tử,máy biến dòng trung cao thế nhiều chủng loại đáp ứng nhu cầu thị trường,nghiên cứu chế tạo công tơ điện tử hợp tác với hãng Tôshiba của Nhật Bản.Các sản phẩm của Công ty Thiết bị đo điện chiếm tới hơn 90% thị phần trong nước,ngoài ra còn được xuất khẩu đi nhiều nước khác như:Singapo,Phillipin,Mianma,Srilanka,Mỹ ….
Bảng 1:Một số các loại chỉ tiêu công ty đã được trong giai đoạn 1998-2001:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1.Giá trị tổng sản lượng
Triệu đồng
92.640
98.600
116.281
132.788
2. Sản lượng hiện vật
Cái
1 057.380
1 054.590
1 123.577
182.365
3. Doanh thu
Triệu đồng
159.204
128.540
144.870
9.276
4.Lợi nhuận
Triệu đồng
14.983
10.992
13.900
173.689
5. Nộp ngân sách
Triệu đồng
9.959
9.608
9.783
14.004
6.Vốn kinh doanh
-Vốn nhà nước cấp
-Vốn tự bổ sung
Triệu đồng
32.418
13.922
18.196
32.721
13.922
18.799
32.922
13.922
18.923
8.322
37.074
7.Thu nhập người lao động
đồng /tháng
1.650.000
1.676.000
1.800.000
1.800.000
Nhờ biết phát huy nội lực,đầu tư đổi mới kỹ thuật,công nghệ đúng hướng,10 năm qua Công ty đã liên tục đạt mức tăng trưởng cao.Năm 2000,lần đầu tiên Công ty Thiết bị đo điện cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu hơn 1.060.000 công tơ điện các loại cùng với nhiều sản phẩm khác và đã được Thủ tướng Chính phủ tặng “Cờ thưởng luân lưu dẫn đầu thi đua Ngành sản xuất thiết bị kỹ thuật điện.
Trong 10 năm qua,Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước 51,2 tỷ đồng.Công ty hiện có đủ vốn để chủ động trong sản xuất kinh doanh không phải dựa nhiều vào vốn ngân hàng.Từ năm 1999 đến nay,Công ty đảm bảo đủ việc làm cho 810 CBCNV với mức thu nhập bình quân trên dưới 1.800.000 đ/người /tháng.Công ty hiện đang đầu tư 9 tỷ đồng xây dựng mở rộng thêm một cơ sở sản xuất mới tại Gia Lâm (Hà nội ) và trang bị mới các hệ thống sơn sấy chân không,các máy tự động in bộ số cho công tơ điện cục bộ để thử nghiệm máy biến dòng và máy biến áp
Cho đến nay,Công ty thiết bị đo điện là doanh nghiệp vào loại lớn chuyên chế tạo các loại thiết bị đo điện hàng đâù ở nước ta với công nghệ hiện đại,và cách quản lý tiên tiến trong khu vực Đông Nam á.
Bước vào thế kỷ mới của thiên niên kỷ thứ 3,Công ty thiết bị đo điện tràn đầy sức sống của một doanh nghiệp trẻ về nhiều mặt,chắc chắn sẽ lập nên những thành tích mới rất đáng tự hào cho ngành công nghiệp thiết bị kỹ thuật điện Việt Nam,góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH nước nhà.
2.Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thiết bị đo điện:
Để đảm bảo tính hiệu quả và quản lý tốt sản xuất,Công ty thiết bị đo điện thực hiện quản lý theo mô hình trực tuyến,từ Giám đốc xuống thẳng các phòng ban,không có trung gian.Bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ để đảm bảo sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt nhất theo chế độ một thủ trưởng.
Đứng đầu công ty là Giám đốc,người có quyền lực cao nhất,chịu mọi trách nhiệm với nhà nước,với tập thể và cán bộ công nhân viên trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,chịu trách nhiệm chuyên sâu về tổ chức lao động,kỹ thuật công nghệ,khách sạn.
Giúp việc cho Giám đốc là một Phó giám đốc,phụ trách chính về sản xuất kinh doanh và trực tiếp chỉ đạo các cán bộ phân xưởng được uỷ quyền.Ngoài ra còn có một số chuyên viên khác.
Bên dưới là một hệ thống phòng ban chức năng (9 phòng ban ).Các phòng ban bố trí các cán bộ quản lý được đào tạo chuyên môn hoá,giúp đỡ Giám đốc kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các quyết định đề ra.
Chức năng ,nhiệm vụ của các phòng ban , phân xưởng như sau:
Phòng kế hoạch
Xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn,nắm bắt nhu cầu thị trường, cân đối năng lực sản xuất,xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,chịu trách nhiệm điều độ sản xuất,chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đối với các phân xưởng.
Phòng vật tư
Căn cứ vào lượng vật tư thực tế tại kho,căn cứ vào tính chất định mức tiêu hao nguyên vật liệu,lập kế hoạch thu mua,gia công và triển khai thực hiện kế hoạch đó (thu mua,gia công,bảo quản,cấp phát).
Phòng kỹ thuật
Phụ trách thiết kế kỹ thuật sản xuất sản phẩm của Công ty,nhận chuyển giao công nghệ và các công trình nghiên cứu khoa học,cung cấp các định mức tiêu hao nguyên vật liệu ….
Phòng KCS
Kiểm tra chất lượng các chi tiết do phân xưởng sản xuất ra từ khâu quyết toán các khoản với khách hàng,Nhà nước,tính toán trả lương cho cán bộ công nhân viên ,…
Phòng kế toán
Thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh,giao dịch,thanh quyết toán với các khoản với khách hàng,Nhà nước,tính toán trả lương cho cán bộ công nhân viên …
Phòng tổ chức quản lý
Quản lý nhân sự,đào tạo sắp xếp cán bộ,tổ chức sản xuất khen thưởng,kỷ luật,ký hợp đồng lao động …
Phòng hành chính
Quản lý công văn,giấy tờ,tiếp tân,quản lý nhà tập thể,xây dựng cơ bản,vệ sinh công nghiệp.
Phòng lao động tiền lương
Xây dựng các đơn giá tiền lương của tất cả các chi tiết sản phẩm làm cơ sở cho việc trả lương theo sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí đồng thời đảm bảo trả lương công bằng ….
Phòng bảo vệ
Giám sát việc chấp hành nội quy,quy chế bảo vệ,ra vào nhà máy,tiến hành công tác phòng cháy,chữa cháy ….
Các phân xưởng
Mỗi phân xưởng có 01 quản đốc và 01 phó quản đốc,01 nhân viên kinh tế phân xưởng giúp việc cho quản đốc trong việc quản lý vật tư lao động tiền lương,thiết bị chung của phân xưởng.
Khách sạn
Không hạch toán độc lập,có bố trí nhóm kế toán hàng ngày hạch toán theo kiểu báo sổ.
II.Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị đo điện trong giai đoạn 1999-2001
Tình hình kinh doanh của Công ty thiết bị đo điện luôn ổn định và ngày càng phát triển trong những năm gần đây.
Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ngày 31/12/1999, 31/12/2000,31/12/2001,ta lập bảng sau:
Bảng 2:Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị đo điện
Đơn vị : ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm2001
Tổng doanh thu
127.799.910
147.031.450
182.423.400
Tổng chi phí
120.754.160
134.511.457
168.629.880
Lợi nhuận trước thuế
7.045.750
12.519.993
13.793.520
Giá trị sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị đo điện tăng đều hàng năm trong 3 năm qua và doanh thu cũng tăng với một tỷ lệ tương ứng.Điều đó chứng tỏ doanh thu tăng do sản xuất và tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước. Nhu cầu về mặt hàng này trong nước không những không giảm mà luôn ổn định và có xu hướng tăng cùng với việc thị trường xuất khẩu mở rộng làm cho khối lượng sản xuất và tiêu thụ của công ty ngày càng lớn.
Doanh thu của Công ty bao gồm doanh thu từ ngành sản xuất–kinh doanh và cả ngành dịch vụ (doanh thu từ hoạt động kinh doanh khách sạn ).Tổng doanh thu năm sau cao hơn năm trước:năm 2000 tăng so với năm 1999 là 77,7% năm 2001 tăng so với năm 1999 là 95,7%,nhưng doanh thu từ hoạt động kinh doanh khách sạn lại giảm hàng năm:năm 1999 là 11.127.035.000 chiếm 8,7% tổng doanh thu,năm 2000 là 9.191.240.000 chiếm 6,3% tổng doanh thu và giảm so với năm 1999 là 17,4%,năm 2001 doanh thu khách sạn là 9.186.590.000 chiếm 5,03% tổng doanh thu và cũng giảm so với năm 2000 là 0,9%.Như vậy tổng doanh thu tăng chỉ do từ hoạt động sản xuất mang lại.
Sản phẩm của công ty thiết bị đo điện có những ưu thế cạnh tranh so với sản phẩm của nước ngoài là giá nhân công rẻ nên giá thành sản phẩm rẻ,từ đó sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về giá trong khi đó sản phẩm lại đạt tiêu chuẩn Quốc Tế.Điều này giúp cho Công ty đứng vững được trên cả những thị trường lớn như Mỹ,Singapo ….Tuy nhiên thị trường mục tiêu của công ty chủ yếu là trong nước và thị trường các nước thứ 3 trên thế giới.
Theo chế độ hiện hành thì lợi nhuận của Công ty được hình thành từ 3 nguồn sau:từ hoạt động sản xuất kinh doanh,từ hoạt động tài chính,và từ các hoạt động bất thường.Tại Công ty Thiết bị đo điện,lợi nhuận chủ yếu mang lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây của công ty,ta lập bảng sau:
Bảng 3:Báo cáo kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh
Đơn vị : ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Tổng doanh thu (1)
127.799.910
147.031.450
182.423.400
Tổng chi phí (2)
120.754.160
134.511.457
168.629.880
Lợi tức từ hoạt động sxkd(3) = (1)- (2)
7.045.750
12.519.993
13.793.520
Thu nhập tài chính (4)
3.760
0
0
Chi phí tài chính (5)
0
0
0
Lợi tức từ tài chính (6) = (4) – (5)
3.760
0
0
Thu nhập bất thường (7)
226.250
20.000
0
Lợi tức bất thường (8)
198.943
0
0
Thu nhập bất thường (9) = (7) – (8)
27.307
20.000
0
Tổng lợi tức trước thuế (10)= (3)+(6)+(9)
7.076.817
12.539.993
13.793.520
Thuế lợi tức (11) (25%)
1.769.204,250
3.134.998,250
3.448.380
Lợi tức sau thuế (12) = (10) – (11)
5.307.612,750
9.404.994,750
10.345.140
Qua ba năm 1999,2000,2001 thu nhập của Công ty Thiết bị đo điện chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh,các khoản phải thu bất thường là không đáng kể.Còn thu nhập từ hoạt động tài chính thì chỉ có ở năm 1999 là 3.760.000 đồng,nguyên nhân chủ yếu là Công ty không có các khoản đầu tư tài chính,chỉ có năm 1999 Công ty có khoản góp vốn liên doanh 110.000.000 đồng song đã tiến hành rút vốn do tỷ suất lợi nhuận thu được không cao (=3.760.000/110.000.000 = 3,4%).
Tóm lại,lợi nhuận của Công ty cao hay thấp là phụ thuộc nhiều vào tình hình sử dụng vốn trong kinh doanh.Nếu Công ty đẩy nhanh được quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì Công ty sẽ giành được lợi nhuận cao hơn.
iii.Phân tích tình hình tài chính của Công ty Thiết bị đo điện trong vài năm gần đây.
1.Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong giai đoạn 1999-2001.
Bảng 4:Bảng diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong giai đoạn 1999-2001
Đơn vị :ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Vốn bằng tiền
6.154.100.
33,24
8.406.561
57,8
Các khoản phải thu
9.948.766
53,74
11.087.969
76,2
Hàng tồn kho
8.478.496
45,8
2.798.604
19,2
TSLĐ khác
2.523.100
13,63
1.657.400
11,4
TSCĐ
1.754.998
9,48
983.782
0,67
Đầu tư dài hạn
67..279
0,36
Nợ ngắn hạn
3.460.160
18,6
1.688.034
11,6
Nợ dài hạn
38.080
0,46
Nợ khác
513.000
0,35
Vốn chủ sở hữu
4.550.549
24,69
1.965.887
22.78
Cộng
18.510.186
100
18.510.186
100
14.550.599
100
14.550.599
100
Năm 2000,nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty tăng 18.510.186.000 đồng,tăng 25,5% so với năm 1999,xét về,mục tiêu tăng trưởng thì kết quả này là khả quan.Trong đó,sử dụng vốn chủ yếu nằm trong hàng hoá bán chịu của và hàng tồn kho.Trong năm 2000 Công ty đã đầu tư vào hai khoản mục này rất lớn,chiếm tới 99,54% trong sử dụng vốn của Công ty.Chủ yếu Công ty dùng cốn bằng tiền của mình,quỹ khấu hao và vay ngắn hạn để trả nợ dài hạn,đầu tư vào hàng tồn kho,còn lại vừa đủ cho phần khách hàng nợ.Giải pháp là doanh nghiệp phải tăng cường thu hồi các khoản phải thu ở khách hàng.
Trong năm 2001,nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty tăng 14.550.559.000 đồng,tăng 18% so với năm 2000 và tăng 20% so với năm 1999,như vậy nguồn vốn và sử dụng vốn đã tăng chậm lại,tuy nhiên Công ty vẫn duy trì tốt mục tiêu tăng trưởng và phát triển.Trong đó sử dụng vốn tăng chủ yếu đầu tư vào lượng vốn bằng tiền và hàng tồn kho,trả một phần nợ ngắn hạn và đầu tư vào tài sản lưu động.Các khoản phỉa thu đã giảm 11.087.969.000 đồng.Công ty đã dùng nguồn vốn chủ sở hữu của mình và số nợ thu được cùng quỹ khấu hao để trang trải nhu cầu vốn mà không phải huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài.
2.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.
Để phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh ta dựa vào nguồn vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty.
Bảng 5:Bảng vốn lưu động thường xuyên của Công ty giai đoạn 1999-2001
Đơn vị : ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Vốn lưu động thường xuyên
35.174.925
41.375.073
44.837.743
Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty luôn lớn hơn 0 và tăng lên qua các năm.Như vậy nguồn vốn dài hạn của Công ty dư thừa để đầu tư vào tài sản cố định,phần dư thừa đầu tư vào tài sản lưu động.Đồng thời tài sản lưu động lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt.Tình hình tài chính của Công ty như vậy là lành mạnh.
Dựa vào công thức tính nhu cầu vốn lưu động thường xuyên ta lập bảng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty trong giai đoạn 1999-2001 như sau:
Bảng 6:Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
Đơn vị : ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
18.132.423
33.009.774
26.557.482
Nhìn vào bảng trên ta thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty luôn lớn hơn 0 tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn.Năm 2000 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty tăng khá cao,tăng 82% so với năm 1999 vì trong năm này cả hàng tồn kho và các khoản phải thu của Công ty đều tăng mạnh.Năm 2001 giảm so với năm 2000 vì trong năm 2001 các khoản phải thu của doanh nghiệp giảm.
Như vậy,các sử dụng ngắn hạn của Công ty lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà Công ty có được bên ngoài,Công ty đã dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch.
Giải pháp của Công ty là nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và giảm các khoản phải thu ở khách hàng.
3.Phân tích kết cấu tài sản và khả năng thanh toán.
Công ty Thiết bị đo điện là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là chuyên sản xuất các thiết bị đo điện,vì vậy Công ty phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước giao cho.Là doanh nghiệp có sự độc quyền trong cạnh tranh tại thị trường trong nước,Công ty lại kinh doanh trên cả hai lĩnh vực là hàng hoá và dịch vụ vì vậy tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty là rất lớn.Để có thể mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu của mình ra nước ngoài cũng như đạt được thị trường mục tiêu là các nước thứ ba trên thế giới thì việc xác định một cơ cấu vốn hợp lý và quản lý chặt chẽ các nguồn vốn để sử dụng vốn có hiệu quả hơn nữa là điều rất quan trọng đối với công ty.
Bảng Tổng kết tài sản của Công ty Thiết bị trong ba năm gần đây là cơ sở để nghiên cứu và phân tích tình hình biến động nguồn vốn của Công ty.
Bảng 7:Bảng tổng kết tài sản của Công ty trong giai đoạn 1999-2001 Đơn vị : ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm2001
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Vốn lưu động
53.516.568
74
63.176.876
78
65.100.512
79
Vốn cố định
19.099.730
26
17.412.051
22
16.428.269
21
Cộng
72.616.398
100
80.588.927
100
81.528.781
100
Nguồn số liệu : Bảng TKTS năm 1999,2000,2001 của Công ty
Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng lên hàng năm và biến đổi qua các năm:năm 2000 tăng so với năm 1999 là 10,9%, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 1,17%.Nguyên nhân khiến cho nguồn vốn năm 2000 tăng vọt so với năm 1999 là do hàng tồn kho năm 2000 tăng.Năm 2001 cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn.Vốn lưu động tăng nhưng vốn cố định giảm qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng ít đi,nguyên nhân là Công ty chưa có nhu cầu đầu tư vào vốn cố định trong những năm này,khấu hao luỹ kế trên tài sản cố định tăng cao do vậy vốn cố định giảm.Tỷ trọng vốn cố định thấp không có nghĩa là Công ty bị mất cân đối về vốn mà là Công ty muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định,tránh tình trạng đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định mà không sử dụng hết công suất của máy móc.Đó cũng là một nguyên nhân khiến Công ty liên tục kinh doanh có hiệu quả.
Nguồn vốn tăng đi đôi với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là điều tất yếu.Trong ba năm qua,giá trị sản xuất liên tục tăng.Năm 1999 là 117.140.480.000 VNĐ,năm 2000 là 142.518.845.000 VNĐ tăng 21,7% so với năm 1999,năm 2001 là 168.953.743.000 VNĐ tăng 18,5% so với năm 2000.Từ giá trị sản xuất tăng dẫn đến doanh thu tăng.Do quy mô sản xuất mở rộng nên lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu được đầu tư cao hơn.
4.Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu.
4.1.Nhóm chỉ tiêu về tình hình tài chính và khả năng thanh toán
Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng vốn trong thanh toán,khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ nhiều,doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, ngược lại khi nguồn bù đắp cho tài sản dư thừa doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.Nếu phần đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thêm một phần vốn đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh.Ngược lại doanh nghiệp sẽ giảm bớt vốn.
Khi tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt,doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào,ít đi chiếm dụng vốn và cũng ít bị chiếm dụng vốn.Điều đó tạo chủ động cho doanh nghiệp về vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh thuận lợi.Ngược lại tình hình tài chính gặp khó khăn sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau dây dưa kéo dài,đơn vị mất đi tính chủ động trong kinh doanh và khi không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn sẽ dẫn đến tình trạng phá sản.
Bảng 8:bảng phản ánh khả năng thanh toán của công ty trong ba năm 1999,2000 và 2001:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Hệ số thanh toán hiện hành
2,9
2,8
3,2
Hệ số thanh toán nhanh
1,9
1,6
1,7
Hệ số thanh toán tức thời
0,7
1,0
0,7
Nguồn số liệu : Bảng tổng kết tài sản năm 1999,2000,2001
Nhìn vào bảng trên ta thấy nhìn chung là tình hình tài chính của Công ty là ổn định và Công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn.Tuy nhiên năm 2001 hệ số thanh toán hiện hành của Công ty cao hơn hẳn các năm nhưng hệ số thanh toán tức thời lại không tăng và giảm so với năm 2000,nguyên nhân là trong năm 2001 hàng tồn kho và các khoản phải thu tiếp tục tăng:hàng tồn kho tăng 10,9% so với năm 2000 và các khoản phải thu tăng 31% so với năm 2000.Công ty phải giảm lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng để đầu tư vào hàng tồn kho.Nói chung khi tình hình tài chính của Công ty hoàn toàn có thể trả nợ là tốt song nếu lên quá cao chứng tỏ Công ty sử dụng vốn lưu động chưa có hiệu quả.
4.1. Nhóm chỉ tiêu về tỷ lệ về khả năng hoạt động.
Các tỷ lệ về khả năng hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp.Nguồn vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định,tài sản lưu động.Do đó các nhà phân tích không chỉ quan tâm đo lường hiệu quả sử dụng tổng số nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp.Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ chủ yếu được dùng trong các tỷ lệ này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp.
*Vòng quay tiền : Tỷ lệ này được tính bằng cách chia doanh thu tiêu thụ trong năm cho tổng tiền mặt và các loại tài sản tương đương tiền bình quân.Nó cho biết số vòng quay của tiền trong năm.
Căn cứ vào công thức tính chu kỳ tiền mặt ta lập bản phản ánh số vòng quay tiền của công ty trong ba năm 1999,2000,2001 như sau:
Bảng 9:Bảng phản ánh vòng quay tiền của Công ty
Đơn vị : ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Doanh thu thuần
127.799.910
147.031.450
182.423.400
Tiền và các loại tương đương tiền
13.491.838
22.402.833
15.744.299
Vòng quay tiền (lần )
9,5
6,6
11,5
Nguồn số liệu : Bảng BCKQKD và Bảng TKTS năm 1999,2000,2001
Năm 2001 Công ty đã đẩy nhanh số vòng quay của tiền hơn năm 2000 là 5 vòng.Năm 2000 tốc độ quay vòng của tiền chậm do công ty đã để lượng tiền nhàn rỗi quá lớn.Tuy nhiên năm 2001 Công ty duy trì lượng tiền mặt thấp hơn nếu Công ty tiếp tục như vậy trong năm tới thì sẽ không đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn mà điều này sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Công ty.
*Vòng quay hàng tồn kho: Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán trong năm và giá trị hàng tồn kho bình quân.
Căn cứ vào công thức tính vòng quay hàng tồn kho,ta lập bảng phản ánh số vòng quay hàng tồn kho của Công ty trong ba năm 1999,2000,2001 như sau:
Bảng 10:Bảng phản ánh vòng quay hàng tồn kho
Đơn vị : ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Hàng tồn kho
18.486.112
26.919.742
29.867.385
Giá vốn hàng bán
120.754.160
134.511.457
168.629.880
Vòng quay hàng tồn kho (lần )
6,5
4,9
5,6
Số ngày tồn kho (ngày )
55
74
64
Nguồn số liệu : Bảng BCKQKD và Bảng TKTS năm 1999,2000,2001.
Năm 2000 và năm 2001 vòng quay hàng tồn kho đều giảm so với năm 1999 nguyên nhân là do Công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0092.doc