Đề tài Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại Tuấn Anh

MỤC LỤC

Lời mở đầu.02

 

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tế.03

 

I. Những nội dung cơ bản của phân tích hoạt động kinh tế.03

 

1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế.03

 

2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế.04

 

3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế.04

 

II. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh tế.05

 

1. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh.05

 

2. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu phân tích.07

 

III. Nội dung phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.10

 

1. Phân tích tình hình sử dụng chi phí tiền lương.11

 

2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.11

 

3. Phân tích khả năng sinh lời.14

 

4. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.16

 

Chương II: Thực trạng về hoạt động S.X.K.D của Công ty TNHH-TM Tuấn Anh.19

 

I. Tìm hiểu chung về Công ty TNHH-TM Tuấn Anh.19

 

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.19

 

2. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh.20

 

3. Đặc điểm về dây chuyền thiết bị – công nghệ.20

 

4. Đặc điểm về thị trường kinh doanh.20

 

5. Đặc điểm về điều kiện cơ sở vật chất và cơ cấu lao động.21

 

6. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty.25

 

7. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động S.X.K.D của Công ty.27

 

II. Phân tích hiệu quả S.X.K.D của Công ty.27

 

1. Hiệu quả kinh tế.27

 

1.1 Kết quả kinh doanh tổng hợp của Công ty.28

 

1.2 Hiệu quả sử dụng lao động và chi phí tiền lương.33

 

1.3 Tình hình quản lý và sử dụng tài sản của Công ty.35

 

1.4 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí.39

 

1.5 Phân tích tình hình tài chính của Công ty.40

 

2. Hiệu quả kinh tế – xã hội.44

Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả S.X.K.D của Công ty TNHH – TM Tuấn Anh.48

I. Định hướng phát triển của Công ty.48

 

II. Các biện pháp nâng cao hiệu quả S.X.K.D của Công ty TNHH- TM Tuấn Anh.49

 

1. Biện pháp 1: Giảm chi phí, hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh.49

 

2. Biện pháp 2: Tăng cường công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường.54

 

3. Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả công tác quảng cáo và bán hàng.55

 

4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác quản lý nợ đọng, giảm các khoản phải thu.56

 

5. Biện pháp 5: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên.56

 

6. Biện pháp 6: Đầu tư, đổi mới dây chuyền sản xuất các loại đệm.58

 

Kết luận.60

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại Tuấn Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghệ, máy móc thiết bị còn nhiều hạn chế... II. phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty: 1. Hiệu quả kinh tế: 1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty: Bảng 05: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu s.x.k.d của công ty STT Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh ± % 1 Tổng doanh thu 12,216,865,073 10,463,240,093 -1,753,624,980 85.6 - Các khoản giảm trừ 0 0 0 0.0 2 Doanh thu thuần 12,216,865,073 10,463,240,093 -1,753,624,980 85.6 3 Giá vốn hàng bán 11,358,040,677 9,361,707,697 -1,996,332,980 82.4 4 Lợi nhuận gộp 858,824,396 1,101,532,396 242,708,000 128.3 5 Chi phí bán hàng 246,715,821 143,000,712 -103,715,109 58.0 6 Chi phí QLDN 575,937,222 920,955,973 345,018,751 159.9 7 Lợi nhuận thuần SXKD 36,171,353 37,575,711 1,404,358 103.9 8 Lợi nhuận từ hoạt động khác 1,762,822 1,859,915 97,093 5.5 9 Tổng lợi nhuận trước thuế 37,934,175 39,435,626 1,501,451 104.0 10 Thuế thu nhập doanh nghiệp 10,621,569 11,041,975 420,406 104.0 11 Lợi nhuận sau thuế 27,312,606 28,393,651 1,081,045 104.0 Trong đó: Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ. Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán. Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Lợi nhuận gộp – ( Chi phí bán hàng + chi phí QL) Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác. Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận từ HĐKD + Lợi nhuận từ HĐTC + + Lợi nhuận khác. Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN phải nộp. Qua bảng tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty, ta thấy nhìn chung năm 2006 kết quả chủ yếu do hoạt động kinh doanh chính đem lại. Tuy nhiên các chỉ tiêu kết quả tài chính như doanh thu, giá vốn hàng bán đều giảm so với năm 2005, đó là do cách thay đổi trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn đối với các khoản chi phí thì chi phí bán hàng được giảm thiểu đáng kể (58%), điều đó thể hiện cách thức kinh doanh mới của công ty là hợp lý và hiệu quả. Bên cạnh đó là chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh do doanh nghiệp sử dụng thêm đội ngũ quản lý mới. Mặc dù chi phí của các hoạt động đều tăng nhưng do cách thức và chiến lược kinh doanh mới hoàn toàn phù hợp nên lợi nhuận vẫn tăng. Mục tiêu của bất kỳ một doanh nghiệp nào đều là lợi nhuận nên ta thấy một cách tổng quát rằng doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu của hoạt động kinh doanh năm 2006. Nhưng để tìm hiểu rõ các nguyên nhân tăng, giảm tổng chỉ tiêu ta phải tiến hành phân tích chi tiết. * Tổng doanh thu. Là tổng số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là cơ sở để trang trải chi phí sản xuất và tiếp tục phát triển công ty. Do hoạt động của công ty đa dạng hơn nên chỉ tiêu doanh thu sẽ là chỉ tiêu phản ánh khối lượng sản xuất của công ty. Chỉ tiêu này cũng phản ánh quy mô sản xuất cả về số lượng vầ chất lượng. Tổng doanh thu giảm 85,6%, tương ứng giảm là 1.753.527.887 đ Đây là biến động có tác động lớn đến sự phát triển của công ty. Nguyên nhân giảm doanh thu là: + Do doanh thu của các mặt hàng đệm mút, đệm gấp trong kỳ giảm mạnh vì phải cạnh tranh với các sản phẩm đệm bông của nước ngoài. Riêng doanh thu của mặt hàng đệm lò xo vẫn ổn định, tuy nhiên điều đó vẫn làm tổng doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ vẫn giảm nhiều. + Do công ty thu hẹp dây chuyền sản xuất đệm mút, hạn chế cung ứng các mặt hàng này ra thị trường, tập chung chủ đạo vào mặt hàng đệm lò xo, đặc biệt là các loại đệm có chất lượng tốt, giá bán cao. Qua quá trình phân tích doanh thu ta thấy công ty cần phải tập trung toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm khai thác tối đa khả năng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. * Các khoản giảm trừ: Cả 2 năm 2005 và 2006 giá trị của chỉ tiêu giảm giá hàng bán đều là 0. Điều này có thể kết luận được là chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của công ty luôn duy trì ở mức tốt nên không có mức giảm trừ. * Doanh thu thuần: Năm 2006 đạt 10.465.100.008 đ, năm 2005 đạt 12.216.865.073 đ, như vậy năm 2006 doanh thu thuần tăng 85,6% so với năm 2005. Nguyên nhân là do tổng doanh thu giảm, trong khi đó các khoản giảm trừ không thay đổi nên làm cho doanh thu thuần năm 2006 giảm cùng mức với tổng doanh thu. * Giá vốn hàng bán: Hay còn gọi là giá thành sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Chỉ tiêu giá vốn hàng bán biểu hiện trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời còn ảnh hưởng đến chỉ tiêu lơị nhuận gộp trong kỳ. So với năm 2005, năm 2006 giá vốn hàng bán giảm 82,4%, tương ứng giảm 1.996.332.980 đ. Nguyên nhân chính làm giảm giá vốn hàng bán là: Do sản lượng trong kỳ giảm làm cho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất đệm giảm theo. Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn công ty cần phải có biện pháp khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư và loại bỏ các loại chi phí không hợp lý khác, góp phần hạ giá thành và nâng cao lợi nhuận. * Lợi nhuận gộp: Là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. So với năm 2005, năm 2006 Lợi nhuận gộp tăng 128,3%, tương ứng tăng 242.708.000 đ. Mặc dù lợi nhuận gộp chỉ phản ánh được phần nào kết qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng chỉ tiêu lợi nhuận gộp tăng có ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. * Chi phí bán hàng: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, ngoài nhiệm vụ sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng là tiêu thụ sản phẩm. Chi phí bán hàng của năm 2005 là 246.715.821đ, sang năm 2006 là 143.000.712 đ như vậy đã giảm 58%, tương ứng giảm 103.715.109 đ. Nguyên nhân là do chiến lược marketing mới của công ty, giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết. Đặc biệt là các sản phẩm của Công ty đã đi vào tiềm thức người tiêu dùng, được người tiêu dùng tin cậy nên phần nào doanh nghiệp đã cắt giảm được các chi phí cho quảng cáo quảng bá sản phẩm. * Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí cho công tác quản lý doanh nghiệp. So với năm 2005, năm 2006 chi phí quản lý tăng 159,9%, tương ứng tăng 345.018.751 đ. Có thể nói chi phí quản lý là một phản mục phức tạp, nó bao gồm nhiều loại mà mỗi loại có sự phụ thuộc riêng. Có những loại chi phí theo định mức, có những loại không theo định mức. Nói chung các chi phí quản lý phụ thuộc vào cơ cấu của doanh nghiệp, bộ phận gián tiếp của công ty càng cồng kềnh, phức tạp thì chi phí quản lý càng lớn, phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, mức độ trang bị, mức sống… Vì vậy muốn giảm chi phí quản lý doanh nghiệp công ty cần phải xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, trình độ chuyên môn cao, làm việc hiệu quả sao cho với mức chi phí thấp nhất không ảnh hưởng đến công tác quản lý. * Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ của doanh nghiệp. So với năm 2005, năm 2006 lợi nhuận tăng 103,9 %, tương ứng tăng 1.404.358 đ. phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. * Lợi nhuận từ hoạt động khác: Thông thường ở một doanh nghiệp thường có một hoặc vài chức năng chính, ngoài ra để tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật nhàn rỗi sẽ có các hoạt động kinh doanh phụ khác. Công ty TNHH-TM Tuấn Anh cũng là một trong những doanh nghiệp như vậy với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính là sản xuất đệm lò xo, đệm mút, đệm gấp, ngoài ra còn kinh doanh hoá chất và phụ kiện may mặc. Nhưng xét về chỉ tiêu lợi nhuận thì không phải lúc nào cũng mang lại lợi nhuận nhiều nhất. Tuy vậy việc phân tích vẫn phải tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, vì đó là sự sống còn của doanh nghiệp. Năm 2006 tăng 97,093đ lợi nhuận so với năm 2005, tương ứng với tỷ lệ tăng 105,5%. * Tổng lợi nhuận trước thuế: Bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh + lợi nhuận từ hoạt động tài chính + lợi nhuận từ hoạt động khác. So với năm 2005, năm 2006 lợi nhuận trước thuế tăng 104%, tương ứng tăng 1.501.451đ do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Vì vậy để tăng lợi nhuận trước thuế cần phải giảm các khoản chi hoạt động tài chính và hoạt động bất thường khác. * Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: Thuế TNDN phải nộp = Lợi nhuận trước thuế * Thuế suất. Thuế TNDN phải nộp tăng chủ yếu do lợi nhuận trước thuế tăng * Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế tăng làm cho lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo. * Kết luận phân tích: Qua quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính ở trên ta thấy tuy doanh thu thuần giảm đáng kể 85,6%, và gía vốn hàng bán cũng giảm 82,4%, nhưng chỉ tiêu lợi nhuận vẫn tăng 104%. Điều này chứng tỏ đường lối chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là hoàn toàn đúng đắn. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 2006 tốt hơn so với năm 2005. Nguyên nhân là do công ty đã nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường, tạo uy tín với khách hàng trên toàn quốc về các sản phẩm của mình. 1.2 Hiệu quả sử dụng lao động và chi phí tiền lương: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty là những giá trị tài sản biểu hiện bằng tiền của từng người hoặc một nhóm người tạo ra tính trong bình quân 1 năm. Bảng 06: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 So sánh Mức Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu thuần VNĐ 12,216,865,073 10,463,240,093 -1,753,624,980 -14.35 2 Tổnglợi nhuận VNĐ 37,934,175 39,435,626 1,501,451 104.0 3 Tổng quỹ lương VNĐ 246,150,000 278,900,000 32,750,000 13.3 4 Lương bình quân VNĐ 807,049 871,563 64,513 7.99 5 Số LĐ bình quân Người 305 320 15 4.92 5 NSLĐ theo doanh thu Đ/ Người 40,055,295 32,697,625 -7,357,670 -18.37 7 Tỷ suất tiền lương % 2,01 2,67 0.66 32.83 8 Sức sinh lợi theo LĐ Đ/ Người 124,374 123,236 -1,138 0.91 a, Tổng số lao động: Năm 2005 tổng số lao động là 305 người và năm 2006 là 320 người. Như vậy số lao động trong năm 2006 tăng 15 người, tương đương tăng 4,92%. Nguyên nhân dẫn tới việc tăng lao động đó là: Để duy trì tốt việc sản xuất kinh doanh, công ty thường xuyên bổ sung nhân lực một cách hợp lí, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ mới ra trường từ các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học dạy nghề. Số lượng lao động tăng không nhiều nhưng do năng lực tổ chức quản lý lao động phù hợp nên hiệu quả làm việc cao. b,Tổng quỹ lương: Tổng quỹ lương toàn công ty năm 2005 đạt 246.150.000 đ, trong khi đó tổng quỹ lương năm 2006 là 278.900.000 đ, như vậy đã tăng 32.750.000 đ, tương đương tăng 13,30 %. Nguyên nhân dẫn đến tổng quỹ lương tăng là do: + Nhân lực của công ty năm 2006 tăng lên so với năm 2005. + Công tác tổ chức quản lí của công ty tốt, thời tiết thuận lợi cho sản xuất, năng suất lao động của công nhân tăng cao. + Năm 2006 một số bộ phận như tổ ra cối, ra chống... Công ty trả lương theo sản phẩm, thay vì trả lương công nhật như năm trước, đã kích thích người lao động làm việc hăng say, hiệu quả hơn. Khối lượng công việc được hoàn thành nhiều hơn, dẫn đến lương bình quân của mỗi công nhân đều tăng lên, làm tổng quỹ lương toàn công ty tăng. + Công ty tiến hành tăng lương cho một số bộ phận sản xuất và đội ngũ quản lý nhằm khuyến khích công nhân làm việc tốt hơn. + Đơn giá tiền lương tăng do nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu, điều này cũng góp phần làm tăng tổng quỹ lương toàn công ty. c, Lương bình quân: Năm 2005 tiền lương bình quân của người lao động đạt 807.049 đ và đến năm 2006 là 871.563 đ, như vậy tiền lương bình quân năm 2006 tăng 64.513 đ so với năm 2005, tương đương tăng 7,99%. Công ty cần phát huy hơn nữa trong công tác tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. d, NSLĐ theo doanh thu: Là đại lượng được tính bằng tỷ số doanh thu tiêu thụ với tổng số lao động. Năm 2005 là 40,055,295 đ/người còn năm 2006 là 32,697,625 đ/người, như vậy năm 2006 giảm 7,357,670 đ/người tương ứng với tỷ lệ giảm 18.37%. e, Sức sinh lợi theo lao động: Là đại lượng được tính bằng tỷ số lợi nhuận trong kỳ với tổng số lao động. Năm 2005 số tiền mà mỗi lao động tạo ra là 124,374đ còn năm 2006 chỉ là 123,236đ, như vậy 1,138đ là số tiền mà mỗi người tạo ra giảm của năm 2006 so với năm 2005. f, Tỷ suất tiền lương: Là đại lượng được tính bằng tỷ số giữa tổng quỹ tiền lương với tổng doanh thu bán hàng. Năm 2006 tăng 0.66% so với năm 2005, đây là một kết quả ko tốt, công ty cần tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp để khác phục tình trạng trên. Như vậy, nhìn chung các chỉ số đều tăng ở mức độ khá chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty tương đối ổn định. Tuy nhiên mức doanh lợi theo lao động lại có xu hướng giảm dần và tỷ suất tiền lương tăng, đây là những dấu hiệu không tốt của công ty. Trong thời gian tới, công ty cần có nhiều biện pháp khác nhau để tăng thêm lợi nhuận. 1.3 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty 1.3.1 Tình hình sử dụng và quản lý VCĐ: bảng 07: hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 So sánh Mức Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu VNĐ 12,216,865,073 10,463,240,093 -1,753,624,980 -14.35 2 Tổng lợi nhuận VNĐ 37,934,175 39,435,626 1,501,451 104 3 Tổng vốn VNĐ 8,338,377,052 6,862,535,201 -1,475,841,851 -17.7 4 VCĐ bình quân VNĐ 4,029,069,084 4,078,548,513 49,479,429 101..2 5 Sức sản xuất của VCĐ Lần 3.03 2.56 -0.47 -15.5 6 Sức sinh lời của VCĐ lần 0.0094 0.0097 0.0003 3.19 Hiệu quả sử dụng vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của sự chênh lệch giữa cố định bỏ ra với doanh thu và lợi nhuận đạt được tính bình quân cho 1 năm. a. Sức sản xuất của vốn cố định: Là đại lượng được tính bằng tỷ số giữa doanh thu tiêu thụ với vốn cố định trong kỳ. Năm 2005 cứ 1 đồng vốn cố định bình quân bỏ vào sản xuất kinh doanh trong năm thì tạo ra 3.03 đ doanh thu thuần. Năm 2006 thì tạo ra chỉ có 2.56 đ giảm 0.47đ tương ứng giảm 15,5%. Nguyên nhân của sự suy giảm này có thể là do tình trạng của tài sản cố định đang giảm dần và đặc biệt là do doanh thu tiêu thụ trong kỳ giảm còn vốn cố định thì gần như không thay đổi nhiều. Vì vậy, công ty cần phải có những biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng không tốt nêu trên. b. Sức sinh lời của vốn cố định: Là đại lượng được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận và vốn cố định trong kỳ. Qua bảng số liệu ta thấy đại lượng này có sự thay đổi không đáng kể trong 2 năm, cụ thể là: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cố định năm 2005 là 0.0094đ còn năm 2006 là 0.0097đ. Như vậy, năm 2006 tăng 0.0003đ so với năm 2005 tương ứng tỷ lệ tăng 3.19%. Đây là một tín hiệu tốt của công ty trong tương lai. Qua bảng số liệu trên ta thấy: Vốn cố định chiếm tỷ lệ tương đối lớn xấp xỉ 50% và mức độ tăng giảm của vốn cố định qua 2 năm là không đáng kể chứng tỏ hoạt động đầu tư vào máy móc thiết bị, tài sản cố định vào sản xuất của công ty là không đáng kể. Liệu đây có phải là sự thay đổi trong chính sách kinh doanh của ban lãnh đạo công ty? 1.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của sự chênh lệch giữa vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh với doanh thu và lợi nhuận thu được tính bình quân cho 1 năm. bảng 08: tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 So sánh Mức Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu thuần VNĐ 12,216,865,073 10,463,240,093 -1,753,624,980 -14.35 2 Tổng lợi nhuận VNĐ 37934175 39435626 1501451 104 3 Tổng vốn VNĐ 8338377052 6862535201 -1475841851 -17.7 4 VLĐ bình quân VNĐ 4309307968 2738986688 -1525321280 -35.4 5 Sức sinh lời của VLĐ VNĐ 0.008 0.014 0.006 75 6 Số lần chu chuyển VLĐ Lần 2.83 3.82 0.99 34.98 7 Kỳ luân chuyển bình quân Ngày 129 95,5 -33.5 25.97 8 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 6.36 4.99 -1.37 -21.54 * Phân tích bảng số liệu: Qua bảng số liệu ta thấy số vốn lưu động bình quân năm 2006 giảm 1,525,321,280đ tương đương giảm với tỷ lệ 35.4% so với năm 2005. Nguyên nhân giảm là do tổng tài sản qua 2 năm giảm mạnh nhưng TSCĐ lại gần như là ko đổi. Ta có thể thấy vốn lưu động giảm với tốc độ khá nhanh. Ban lãnh đạo công ty cần tìm hiểu xem sự sụt giảm đó có phù hợp với sự thay đổi trong sản xuất kinh doanh chưa để từ đó có những sự điều chỉnh thích hợp hơn. a. Sức sinh lời của vốn lưu động: là đại lượng được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận với vốn lưu động bình quân trong kỳ. Hệ số này càng cao thì càng tốt đối với doanh nghiệp. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy công ty đang tận dụng rất tốt nguồn vốn lưu động của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này thể hiện ở chỗ lợi nhuận thu được từ một đồng vốn cố định là khá cao và tăng nhanh trong 2 năm qua. Cụ thể: Năm 2006, sức sinh lời của vốn lưu động là 0.014đ còn năm 2005 mới là 0.008đ, như vậy qua 2 năm thì sức sinh lời của vốn lưu động đã tăng là 0.006đ với tỷ lệ tăng là 75%. ta có thể thấy đây là một kết quả rất tốt của công ty, công ty cần phải phát huy hơn nữa kết quả tích cực này. b. Số lần chu chuyển vốn lưu động: Là đại lượng được tính bằng tỷ số giữa doanh thu tiêu thụ và vốn lưu động bình quân trong kỳ. Hệ số này càng cao càng tốt vì nó thể hiện tốc độ quay vòng nhanh hay chậm của vốn lưu động. Đối với công ty TNHH – TM Tuấn Anh thì hệ số này cũng đang rất tích cực. Năm 2005 vốn lưu động quay được 2.83 lần và năm 2006 là 3.82 lần như vậy năm 2006 đã tăng 0.99 lần với tỷ lệ tăng 34.98%. Có thể thấy rằng, tuy là một công ty TNHH với quy mô sản xuất kinh doanh không lớn lắm nhưng lại có số lần chu chuyển vốn lưu động khá lớn và đang tăng dần. d. Số ngày 1 vòng chu chuyển của vốn lưu động ( Kỳ luân chuyển bình quân ): Là đại lượng được tính bằng tỷ số giữa 365 ngày với số lần chu chuyên của vốn lưu động. Hệ số này giảm tương ứng với tốc độ chu chuyển của vốn lưu động. d. Số vòng quay hàng tồn kho: Là đại lượng được tính bằng tỷ số giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn kho trong kỳ. Hệ số này càng cao càng tốt bởi doanh nghiệp chỉ cần một lượng vốn dự trữ thấp nhưng vẫn thu được doanh thu cao do có rủi ro tài chính giảm và ngược lại. Năm 2005 là 6.36 vòng còn năm 2006 là 4.99 vòng, qua 2 năm số vòng quay đã giảm đi 1.37 vòng với tỷ lệ giảm 21.54%. Tuy nhiên có thể thấy là số vòng quay hàng tồn kho của công ty đang đạt được ở mức khá cao nhưng công ty cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục tình trạng không tốt này. 1.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí: bảng 09: hiệu quả sử dụng chi phí của công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 So sánh Mức Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu VNĐ 12,216,865,073 10,463,240,093 -1,753,624,980 -14.35 2 Tổng lợi nhuận VNĐ 37,934,175 39,435,626 1,501,451 104 3 Chi phí VNĐ 12,180,693,720 10,425,664,382 -1,755,029,338 -14,41 4 Tỷ lệ doanh thu/ chi phí Lần 1.0029 1.0036 0.0007 0.069 5 Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí Lần 0.0031 0.0037 0.0006 19.35 a.Tổng chi phí: - Tổng chi phí năm 2005 của công ty đạt 12.180.693.720 đ. - Năm 2006 thì tổng chi phí là 10.425.664.382 đ, giảm 1.755.029.338 đ, tương đương giảm 14,41%. Về mặt tổng chi phí của công ty trong năm 2006 giảm đi một cách đáng kể theo xu hướng giảm của chỉ tiêu sản lượng và doanh thu nguyên nhân chính là: + Công ty có chủ trương giảm thiểu các chi phí cho bán hàng, marketing quảng bá sản phẩm. Chỉ tập chung phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ khả quan, triển vọng. Giảm thiểu giá vốn hàng bán do tập chung sản xuất các mặt hàng chủ đạo. + Thiết bị máy móc đã cũ nên phải sửa chữa thường xuyên nhiều, điện năng sử dụng còn thất thoát, đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực. Để khắc phục tình trạng này, công ty cần có biện pháp bố trí cán bộ có năng lực và trình độ tốt cho công tác quản lí, duy trì và sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị. b. Tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí: Năm 2005 cứ một đồng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh thì đem lạị 0.0031đ lợi nhuận. Năm 2006 thì đã đem lại 0.0037đ lợi nhuận tăng 0.0006đ với tỷ lệ tăng 19.35%. Đây là một kết qủa đáng khích lệ với toàn thể cán bộ CNV trong công ty đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, so với mức lợi nhuận thu được năm 2006 so với năm 2005 chỉ tăng có 0.0006đ, so với các doanh nghiệp cùng ngành khác thì đây chỉ là mức tăng khá khiêm tốn. c. Tỷ lệ doanh thu trên chi phí: Hệ số này của công ty nhìn chung chỉ đạt ở mửc khá và sự biến động không nhiều qua 2 năm. Cụ thể, năm 2005 tỷ lệ này là 1.0029 lần còn năm 2006 là 1.0036 lần, như vậy năm 2006 tăng 0.0007 lần so với năm 2005 tương ứng tỷ lệ tăng 0.0069%. 1.5 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Qua đó, người sử dụng thông tin có thể đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, xác định chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. 1.5.1 Hệ số sinh lời: a. Lãi gộp trên doanh thu thuần: Năm 2005 cứ 100đ doanh thu thuần thu được trong kỳ sẽ mang lại 7.03đ lãi gộp còn năm 2006 mang lại 10.53đ lãi gộp, tăng 3.5đ so với năm 2005 và tỷ lệ tăng tương ứng là 49.79%. Có thể thấy tốc độ tăng hệ số này là rất nhanh nguyên nhân chính là do giá vốn hàng bán trong kỳ giảm mạnh giảm với tốc độ chậm hơn. Để đạt được chỉ tiêu này cao, công ty cần phải có những biện pháp làm tăng doanh thu thuần cũng như giảm giá vốn hàng bán ở mức thấp nhất. b. Lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần: Năm 2005 cứ 100đ doanh thu thuần thu được trong kỳ sẽ mang lại cho công ty 0.31đ lợi nhuận thuần. Năm 2006 mang lại cho công ty 0.37đ như vậy tăng so với năm 2005 là 0.06đ với tỷ lệ tăng 19.35%. Nguyên nhân tăng là do trong kỳ doanh thu thuần giảm trong khi lợi nhuận thuần lại tăng mạnh. c. Lợi nhuận thuần trên vốn sản xuất ( ROA): Hệ số này, năm 2006 cứ 100đ vốn sản xuất bỏ ra sẽ mang lại cho công ty 0.3đ lợi nhuận thuần tương ứng giảm 1.78%. Số vốn được công ty dùng để đầu tư vào TSCĐ, xây dựng nhà xưởng, đầu tư vào mục đích lâu dài. d. Lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ số này cho biết hiệu quả của việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, khả năng sinh lời của vốn và việc cắt giảm bớt chi phí dể tăng lợi nhuận vì có nhiều doanh nghiệp mặc dù tổng doanh thu tăng nhanh nhưng lợi nhuận tăng rất thấp hoặc hầu như không tăng., khi đó cần tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân của hiện tượng trên. Với hệ số này, năm 2006 cứ 100đ vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ mang lại cho công ty 1.36đ lợi nhuận thuần, tăng 0.04đ so với năm 2005 hệ số này chỉ là 1.32đ với tỷ lệ tăng là 3.03%. Tỷ lệ này cho thấy công ty có thể thu hút được tốt hơn vốn chủ sở hữu trên thị trường tài chính. 1.5.2 Khả năng thanh toán: Tình hình tài chính của công ty được đánh giá là mạnh hay yếu trước hết phải đánh giá ở khả năng thanh toán. Chỉ tiêu này cho ta biết khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đến hạn. Vì vậy, khả năng thanh toán của công ty là chỉ tiêu được không chỉ lãnh đạo công ty mà cả bạn hàng trong nước của công ty quan tâm. Để xem xét tình hình tài chính của công ty là thuận lợi hay khó khăn trong các khoản công nợ và vay ta xem xét các chỉ tiêu sau: a. Hệ số thanh toán tổng quát: Hệ số này cho biết khả năng bị phá sản của công ty nếu 1 khá cao và đang tăng dần qua các năm. Năm 2005 là 1.52 còn năm 2006 đã là 1.72 lần. b.Hệ số thanh toán ngắn hạn: Qua bảng phân tích ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2005 là 0,787 và năm 2006 là 0,701 giảm 89,16%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp còn hạn chế. c.Hệ số thanh toán nhanh: Hệ số thanh toán nhanh năm 2005 là 0,461 và năm 2006 là 0,229 giảm 49,73% tương ứng giảm 0,232 lần. Điều này là do các khoản tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu trong năm 2006 mặc dù tăng nhanh nhưng tốc độ tăng của các khoản này tăng vẫn chậm hơn tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn. d.Hệ số thanh toán tức thời: Hệ số thanh toán tức thời năm 2005 là 0,1931 và năm 2006 là 0,1883 giảm 2,48%, tương ứng giảm 0,0048 lần. Điều này thể hiện khả năng chi trả thanh toán ngay trong năm 2006 của Công ty cũng là không tốt. Nguyên nhân là do khoản tiền mặt của công ty giảm nhanh trong khi các khoản nợ ngắn hạn lại giảm chậm hơn. 1.5.3 Phân tích tình hình đầu tư: a. Tỷ suất nợ: tỷ suất nợ của công ty năm 2005 là 65,704% và năm 2006 là 57,848% giảm 7,856% so với năm 2005. Thực tế, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn là 57,85%, còn nguồn vốn chỉ chiếm 42,15 %. Điều này cho thấy khả năng trả nợ là nhanh còn về mặt đảm bảo tài chính là cao công ty có tính độc lập của bản thân mình. b. Tỷ suất tự tài trợ: Tỷ suất tự tài trợ năm 2005 là 34,296% và năm 2006 là 42,152 %, tăng 7,856%. Công ty có vốn chủ sở hữu tuy chưa lớn so với chỉ tiêu nguồn vốn chủ sở hữu nhưng từ kỳ gốc lên kỳ nghiên cứu đã tăng đáng kể, thể hiện khả năng tự đầu tư về tài chính của chủ doanh nghiệp là tốt. c. Tỷ suất đầu tư: Tỷ suất đầu tư của công ty năm 2005 là 48,320% và năm 2006 là 59,432%, tăng 11,113%. N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH-TM Tuấn Anh.doc