Đề tài Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì

mặc dù huyện Thanh Trì là đông dân cư nhưng đây lại không phải là nơi có diện tích lớn cho nên không phải là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là tư nhân nên quy mô nhỏ và hạn chế. Chính vì thế, việc thanh toán giữa các doanh nghiệp phần lớn thường thực hiện bằng tiền mặt chứ việc mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán không trở thành nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng khi có nhu cầu xin vay vốn. Chính vì vậy mà lượng tiền gửi của các doanh nghiệp tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì không cao. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì tiền gửi tiết kiệm duy trì được mức tăng trưởng ổn định là khoảng 20 - 30% qua các năm 1999 - 2000 - 2001 - 2002 mặc dù những năm này có những biến động trên thị trường tiền tệ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á và hiện tượng thiểu phát của nền kinh tế Việt Nam.

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3731 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Ngân hàng thương mại. Để quản lý thanh khoản Ngân hàng phải dựa vào các lí thuyết cơ bản như lí thuyết cho vay thương mại, lí thuyết về khả năng chuyển đổi, lí thuyết về lợi tức dự tính và các vấn đề về quản lý tình hình dự trữ. 8. Quản lý rủi ro Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng là những biến cố sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thương mại gây ra thất thoát lớn về tài sản, ảnh hưởng đến uy tín, làm giảm lợi nhuận thậm chí thua lỗ, nguy hiểm hơn là dẫn đến phá sản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Về phía Ngân hàng , là do không có chính sách huy động và sử dụng vốn hợp lý. Đặc biệt trong việc xem xét các dự án cho vay không tính tới hiệu quả kinh tế hoặc tính toán sai lệch do thông tin không đầy đủ hoặc thiếu chính xác. Việc quản lý tài sản nợ, nguồn vốn của ngân hàng có vấn đề, chưa thực hiện cơ cấu đầu tư, cơ cấu tài sản. Trình độ cán bộ Ngân hàng có nhiều điểm bất cập, không có khả năng xem xét đánh giá khách hàng. Ngân hàng không dự báo được diến biến thị trường, tình hình cung cầu các loại sản phẩm. Về phía khách hàng, bản thân họ không có dự án khả thi, việc đầu tư không có căn cứ kinh tế nên việc sử dụng vốn không hiệu quả. Khách hàng có chủ tâm lừa đảo Ngân hàng, họ có ý định vay nhưng không trả nợ. Các biến động về môi trường kinh tế chính trị xã hội trong nước và nước ngoài cũng tạo nên rủi ro. Rủi ro cũng xuất phát từ chính sách kinh tế, thiên tai. - Quản lý rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro không thu được nợ khi đến hạn hoặc Ngân hàng không cho vay được tạo nên đọng vốn nghĩa là Ngân hàng đã chi phí cho các khoản vay lớn hơn thu nhập từ hoạt động cho vay, thu lỗ. Hoặc Ngân hàng đầu tư vào thị trường chứng khoán kém hiệu quả, Ngân hàng chỉ có thể bán chứng khoán với giá thấp hơn giá đi mua hoặc không có khả năng bán đi. Các dự án đầu tư không có khả năng sinh lời. - Quản lý rủi ro lãi suất Lãi suất cho vay của Ngân hàng khác với lãi suất các công cụ trên thị trường tiền tệ chẳng hạn như Ngân khố phiếu và thương phiếu, ở chỗ là chúng được đàm phán giữa người vay và Ngân hàng hơn nữa là quyết định trong một thị trường được tổ chức sẵn. Vì là kết quả của phương pháp xác định giá cả tín dụng được đàm phán, các mức lãi suất cho vay của ngân hàng không đồng nhất. Chúng phản ánh cả tính cá biệt của khoản tín dụng lẫn cung cầu tín dụng trên thị trường tiền tệ. Lãi suất cũng thay đổi so với mức rủi ro tín dụng trên hàng loạt các yếu tố: tiền cho vay thời hạn, qui mô cho vay, chi phí thực hiện và giám sát khoản cho vay, số dư tiền gửi của người vay và các chứng khoán. Hơn nữa lãi suất còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng và các nguồn vốn khác, lãi suất khống chế tối đa và thái độ của các giám đốc Ngân hàng và người vay, liên quan đến các điều kiện kinh tế trong tương lai. -Quản lý rủi ro hối đoái Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động của kinh tế và chính trị của một nước. Việc duy trì nắm giữ một ngoại tệ của một quốc gia nào đó là mạo hiểm, vì nó khiến Ngân hàng phải gánh chịu một rủi ro hối đoái phát sinh từ biến động tỷ giá ngoại tệ thể hiện các khoản cho vay và nợ so với đồng nội tệ. Thí dụ đồng yên nhật giảm 1,5% so với đồng nội tệ thì các Ngân hàng ký thác bằng đồng yên và lượng tiền lên tới 100 triệu đồng đã thiệt hại 1,5 triệu đồng. Những biến động ngắn hạn, những thay đổi lớn về giá trị trao đổi có thể xảy ra. Một Ngân hàng tham gia giao dịch ngoại hối phải giới hạn việc tham gia dài hạn, những thay đổi lớn về giá trị trao đổi có thể xảy ra. Một Ngân hàng tham gia vào dịch vụ giao dịch ngoại hối, phải giới hạn việc tham gia vào các loại tiền tệ khác nhau. Và thực hiện một khối lượng kinh doanh tiền tệ vừa đủ để các thiệt hại có thể bù đắp bằng lợi tức. - Quản lý rủi ro thanh khoản Sự an toàn của Ngân hàng vấn luôn là mối quan tâm với nhiều người, từ các giới chức điều hành đến nhà kinh doanh, các cổ đông Ngân hàng đến các công dân các đất nước, vì những vụ phá sản của Ngân hàng liên quan sự phát triển kinh tế đất nước hơn bất cứ một sự phá sản của bất cứ một doanh nghiệp nào khác. Các thua lỗ của Ngân hàng, nếu nghiêm trọng, có thể làm các cổ đông mất vốn đầu tư, mất mát các khoản tiền gửi, bao gồm các khoản tiết kiệm mà suốt đời nhiều người mới có được và vốn tích luỹ cuả các doanh nghiệp qua nhiều thế hệ. Các thua lỗ của Ngân hàng có ảnh hưởng bất lợi đến niềm tin của quần chúng và chuyển sang ảnh hưởng đối với các thành phần kinh tế khác mang tính dây chuyền. Chương II Thực trạng về sử dụng vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển thanh trì I – Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì. 1. Vài nét về Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì: 1.1. Sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Ngân hàng Đầu tư và phát triển là ngân hàng mà hoạt động chính của nó trong lĩnh vực đầu tư trung hạn và dài hạn trong nền kinh tế. Theo lịch sử hình thành ngân hàng đầu tư và phát triển thì nó xuất hiện trước tiên ở các nước kém phát triển theo một số nguyên nhân sau: - Tại các nước kém phát triển nhu cầu vốn trung và dài hạn là rất lớn nhưng các nước này gặp trở ngại trong việc đáp ứng nhu cầu này bởi vì: + Các nước trung gian tài chính chủ yếu ở các nước này là các ngân hàng thương mại với nguồn vốn ngắn hạn là chính do đó không có khả năng đầu tư cho các dự án trung, dài hạn vì rủi ro lớn. + Ngân sách Nhà nước hạn hẹp, không đủ cấp cho các dự án đòi hỏi vốn lớn. + Thị trường vốn không có hoặc chưa phát triển. Đây chính là khoảng cách trên thị trường tài trợ vốn trung hạn và dài hạn, vì vậy tại đây đặt ra yêu cầu có một thể chế tài chính đẻ giải quyết mâu thuẫn này. - Tại các nước kém phát triển rất khan hiếm nguồn vốn nói chung, và nguồn vốn trung hạn và dài hạn nói riêng là giá của các nguồn tài chính đạt tới mức không thoả mãn yêu cầu vốn trung hạn và dài hạn của các dự án có tỷ lệ sinh lời thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Tình hình này buộc nhà nước phải nắm quyền phân phối tín dụng theo lãi xuất thấp cho những lĩnh vực ngành nghề được ưu tiên không theo khả năng chi trả của người đi vay, do vậy cũng cần một thể chế tài chính của nhà nước để thực hiện phân phối tín dụng theo chính sách của Nhà nước. 1.2. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Việt Nam cũng là một nước đang phát triển nên nhu cầu vốn cũng vô cùng cấp thiết. Chính vì vậy ngay sau khi kháng chiến chống Pháp vừa chấm dứt, từ trong kế hoạch phục hồi kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã sớm ý thức được sự cần thiết khách quan phải có một tổ chức Ngân hàng chuyên lo nhiệm vụ quản lý sử dụng đại bộ phận nguồn vốn trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước. Ngân hàng kiến thiết Việt Nam chính thức ra đời trong hoàn cảnh đó (ngày 26/04/1957). Từ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính đến Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước từ ngày 26/06/1981 và hiện nay là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập theo quyết định của Chính phủ ngày 14/11/1990, theo pháp lệnh Ngân hàng đến nay tổ chức Ngân hàng chuyên nghiệp này đã có 45 năm lịch sử xây dựng và trưởng thành. Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước, ngoài Vai trò huy động vốn trung và dài hạn trong, ngoài nước để đàu tư các dự án phát triển kinh tế - kỹ thuật, kinh doanh tiền tệ, tín dụng Ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, đồng thời thực hiện nghiệp vụ của các Ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức dân cư theo Luật Ngân hàng. 1.3. Vài nét về ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì là một trong bốn chi nhánh huyện trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Do vậy lịch sử phát triển của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì gắn liền với lịch sử phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Với Vai trò là một ngân hàng thương mại quốc doanh phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển kinh tế của đất nước, suốt hơn 40 năm hoạt động, xây dựng, trưởng thành và đổi mới, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì đã được ghi dấu các tên cùng vói Ngân hàng Đầu tư Phát triển Hà Nội đó là: - Ngân hàng kiến thiết trực thuộc Bộ tài chính (1957-1981) - Ngân hàng Đầu tư và xây dựng(1981-1990) - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Trì đã trải qua những chặng đường gắn liền với sự nghiệp cách mạng hết sức vẻ vang của dân tộc, gắn liền với những chuyển mình của đất nước, nhất là từ những năm 1995 trở lại đây, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì đã chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp như một Ngân hàng thương mại. Song không giống như các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội nói chung và chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì nói riêng vẫn chuyên sâu phục vụ cho vay trung và dài hạn. Mọi hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì vẫn tập trung vào công tác phục vụ đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Thanh Trì và một số vùng lân cận. Mặc dù đã phát triển thêm nhiều nghiệp vụ mới như: dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, dịch vụ giữ hộ..., nhưng chính những nghiệp vụ Ngân hàng thương mại này của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì vẫn quy tụ về một mục đích đó là phục vụ đầu tư và phát triển. Phần vốn cho vay ngắn hạn tập trung chủ yếu vào cho đơn vị thi công xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng. Phần vốn cho vay trung hạn tập trung vào đầu tư máy móc thiết bị thi công, tăng năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp. Công tác quản lý tín dụng được nâng cao một bước, chi nhánh đã cẩn trọng hơn khi xem xét quyết định cho vay, thông qua các việc chú trọng phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích dự án, đánh giá năng lực khách hàng, phân tích các tiềm ẩn rủi ro. Bước đầu tổ chức quản lý tín dụng theo hướng phân công nắm khách hàng, nắm địa bàn, thống nhất một mối giao dịch một cửa tại chi nhánh. Kết quả thu lãi từ hoạt động tín dụng chiếm 90% trong tổng thu của chi nhánh. Vượt qua những khó khăn thử thách gay gắt trong điều kiện mới chuyển sang hoạt động trong nền kinh tế thị trường, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì đã tồn tại, đứng vững và ngày càng tăng trưởng, phục vụ có hiệu quả cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng ổn định tiền tệ và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì và thủ đô Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của cả nước. 2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì có trụ sở đóng tại thôn Pháp Vân - xã Hoàng Liệt - Huyện Thanh Trì - Hà Nội, là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, hạch toán phụ thuộc. * Về cơ cấu tổ chức gồm: chi nhánh có 30 cán bộ Ngân hàng trong đó: Ban giám đốc: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. 2 phòng: Mỗi phòng có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng. Phòng kinh doanh với Vai trò: tiếp thị, thẩm định, cho vay và cân đối nguồn. Phòng kế toán kho quỹ với Vai trò quản lý tài chính và thanh toán huy động nguồn, tiền mặt - kho quỹ, thông tin điện toán, hành chính, bảo vệ. 3. Những thuận lợi, khó khăn của chi hánh NHĐT & PT Thanh Trì a. Thuận lợi. - NHĐT & PT Việt Nam đã triển khai kịp thời hệ thống cơ chế mới cùng những thông tin, qui định cụ thể nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển đổi hoạt động của toàn hệ thống. - Bước vào hoạt động như một NHTM, ngân hàng có thể tranh thủ kế thừa, học hỏi những kinh nghiệm rút ra từ những thành công, thất bại của những ngân hàng khác. - Nằm trên địa bàn sôi động là huyện Thanh trì, ngân hàng có điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động, các nghiệp vụ kinh doanh, các loại hình dịch vụ một cách đa dạng. Mặt khác, các nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiết kiệm từ dân cư là rất phong phú, giúp cho ngân hàng có khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của doanh nghiệp. - Với chính sách khách hàng đổi mới, ngân hàng đã tạo lập và duy trì một đội ngũ khách hàng truyền thống từ nhiều năm nay. Đây là một yếu tố thuận lợi trong công tác huy động vốn của ngân hàng. - Ngân hàng luôn luôn nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ có hiệu quả và rất kịp thời từ NHĐT & PT Hà Nội. b. Khó khăn: Tuy là một trong những ngân hàng ra đời sớm nhưng tới đầu năm 1995, NHĐT & PT Thanh Trì mới thực sự chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường. Trong quá trình chuyển đổi này, ngân hàng đã vấp phải những khó khăn nhất định. Cụ thể: - Từ 01/01/95 ngân hàng phải tiến hành chuyển toàn bộ nguồn vốn do ngân sách cấp trả về Tổng cục Đầu tư và phát triển. Nguồn gốc này theo số liệu của bảng cân đối nguồn và sử dụng cuối năm 1994 tại chi nhánh là khoảng 300 tỷ VND. Điều này đã gây một sự hẫng hụt, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Mô hình tổ chức phục vụ cho cơ chế kinh doanh chưa phù hợp, việc sắp xếp cán bộ, phòng ban chưa hợp lý. - Đội ngũ cán bộ của ngân hàng mặc dù có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, nhưng khi chuyển sang cơ chế kinh doanh mới như một NHTM đã tỏ ra rất lúng túng, chưa nhanh nhậy và chưa thực sự hoà mình vào phong cách quản lý kinh doanh mới. Điều này gây ra bởi cơ chế gò bó trước kia. - Ngân hàng tiến hành HĐKD của mình trong một môi trường có tính cạnh tranh rất lớn, hơn 30 ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nước trên địa bàn. Mặt khác, ngân hàng cũng có sự thua thiệt khi bước vào cơ chế mới chậm hơn so với các đối thủ khác trong cùng địa bàn đã sẵn có khả năng thu hút khách. II. Thực trạng sử dụng vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì 1. Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì luôn giữ vai trò chủ đạo đứng đầu về lĩnh vực đầu tư phát triển với mục tiêu vững chắc trong tăng trưởng, chất lượng an toàn trong kinh doanh và có hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội nói chung và chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì nói riêng đã có uy tín lớn trên điạ bàn thủ đô và huyện Thanh Trì. Các dự án đầu tư trên địa bàn huyện và 1 phần của Huyện Hai Bà đều được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội giao cho chi nhánh thẩm định dự án, huy động vốn, theo dõi cho vay và thu nợ. Năm 2002, Chi nhánh đã huy động được tổng số vốn là: 491.370 triệu đồng. Nhận được 45 dự án đầu tư các dự án chủ yếu là của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Hai Bà Trưng và huyện Thanh trì. Chi nhánh trình Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội và đã duyệt cho 68 doanh nghiệp và tổ chức kinh tế vay là: 326.187,4 triệu đồng. Trước hết nhìn vào tốc độ tăng của tổng nguồn vốn ta thấy có sự tăng trưởng của việc huy động vốn trong năm 2000. Tổng vốn huy động đạt 195265,4 triệu đồng, tăng 39% so với năm 1999. Trong năm 2001 tổng nguồn vốn đã huy động đạt 233482,7 triệu đồng, tăng 38217,3 triệu đồng tương đương 19,6% so với năm 2000. Đạt được các kết quả huy động nguồn vốn này đã chứng tỏ uy tín Ngân hàng trên thương trường được củng cố rỏ rệt. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng đã luôn quán triệt và thực hiện linh hoạt các giải pháp huy động vốn. Một mặt phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị quản lý ngành như BHXH, Ngân hàng phát triển Hà nội… nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức này, mặt khác tăng cường các dịch vụ thanh toán mang tính hệ thống, nhằm tăng cường tiềm lực huy động vốn của chi nhánh cũng như các đơn vị bạn trong ngành. Ngân hàng không ngừng hoàn thiện và mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế, làm đầu mối trong thanh toán cho một số ngành có mạng lưới rộng, kết hợp với chủ động đề xuất các phương án nhằm khai thác nguồn tiền nhàn rỗi của các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển nhằm cung ứng cho nhu cầu vay vốn đầu tư của các doanh nghiệp, từ đó thu hút được lượng khách hàng lớn thường xuyên hoạt động tại chi nhánh góp phần tăng nguồn vốn. Trong năm 2000 Ngân hàng đã đề xuất với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam cho phép huy động nguồn vốn từ các khoản bán kỳ phiếu, trái phiếu đây là hoạt động góp phần tích cực trong việc tăng nguồn vốn và thâm nhập sâu hơn vào thị trường của Ngân hàng, và cũng từ kết quả huy động này đã tạo điều kiện cho Ngân hàng chủ động về nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng của toàn ngành thông qua hoạt động điều chuyển vốn trong hệ thống. 1.1 Nguồn tiền gửi tiết kiệm dân cư. Trong mấy năm qua, nguồn tiền gửi dân cư tại hầu hết các Ngân hàng đều ổn định và tăng trưởng. Nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng ổn định trong tổng nguồn và có xu hướng tăng. Nếu như tỷ trọng nguồn này từ 19% năm 1999 thì năm 2000 đã tăng lên 46,6%. Trong những năm Ngân hàng mới đi vào hoạt động, dân chúng còn chưa biết nhiều về Ngân hàng và còn e dè trong việc gửi tiền, số tiền Ngân hàng huy động được chỉ đạt 40.122 triệu đồng, chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng nguồn. Sau 2 năm hoạt động, bằng những chính sách đúng đắn trong công tác thu hút khách hàng, uy tín của Ngân hàng đã tăng lên rỏ rệt. Tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động được năm 2000 lên tới 132.504,9 triệu đồng chiếm 46,6%, so với năm 1999 và tiếp tục có chiều hướng tăng lên. Tính đến 31/12/2002 nguồn tiền gửi này đã đạt 384948,3 triệu đồng tăng 114332,9 triệu đồng so với năm 2001 (tương đương 142,2%), chiếm 78,34% trong tổng nguồn. 1.2 Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Trong quá trình hoạt động, các Ngân hàng có quan hệ với nhau thông qua hai hoạt động chính là gửi tiền và vay tiền của nhau, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình thanh toán và tín dụng của mình, giúp cho hoạt động tín dụng được mở rộng và bên cạnh đó đảm bảo an toàn trong thanh toán. Tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì, nguồn vốn này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho công tác tín dụng và đầu tư của Ngân hàng. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại chi nhánh nhìn chung là tiền gửi không kỳ hạn. Các tổ chức này mở tài khoản tại Ngân hàng nhằm phục vụ cho hoạt động giao dịch trong kinh doanh và quan hệ với Ngân hàng. Sự biến động có chiều hướng tăng của nguồn tiền gửi các tổ chức tín dụng khác tại Ngân hàng là điều kiện thuận lợi cung cấp nguồn vốn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nguồn vốn này có chi phí vốn thấp, và mặc dù là nguồn tiền gửi không kỳ hạn nhưng Ngân hàng hoàn toàn có thể căn cứ vào tính chất cũng như chu kỳ biến động để cho vay ngắn hạn với các tổ chức kinh tế nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất và tránh lãng phí nguồn. 1.3 Nguồn tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác. Việc Ngân hàng vay tiền từ các tổ chức tín dụng khác không phải do Ngân hàng thiếu vốn mà nhằm thu được lợi nhuận do có sự chênh lệch trong lãi suất giữa cho vay và đi vay. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng đạt được mục tiêu mở rộng quan hệ với các đơn vị bạn và đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn của mình. Năm 2000 nguồn tiền vay này đạt 450.345 triệu đồng, chiếm 39,36% trong tổng nguồn nhưng đến năm 2001 nguồn vay này chỉ đạt 351.064 triệu đồng giảm 99.281 triệu đồng so với năm 2000 và chỉ chiếm 11,74% trong tổng nguồn. Một phần là do trong năm này hầu hết các nguồn tiền gửi và tiền vay khác đều tăng rất mạnh khiến cho tổng nguồn vốn huy động tăng, trong khi đó hệ số sử dụng nguồn lại thấp do đó Ngân hàng có chính sách giảm các khoản vay nhằm cắt giảm chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn tồn đọng. 1.4 Nguồn kỳ phiếu - trái phiếu. Nguồn kỳ phiếu – trái phiếu của Ngân hàng có sự biến động tăng, giảm rất mạnh qua các năm. Năm 1999 nguồn này tăng 412% so với năm 1998 nhưng lại giảm chỉ còn 5.426 triệu đồng năm 2000 và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 4.459 triệu đồng cuối năm 2001. Có thể lý giải hiện tượng này là do bước vào năm 1999, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ chung của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam, chi nhánh Ngân hàng có thực hiện kỳ phiếu 13 tháng có mục đích trả trước lãi suất với số tiền kỳ phiếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn kỳ phiếu trung dài hạn khiến cho nguồn kỳ phiếu của Ngân hàng tăng lên rất mạnh. Tuy nhiên bước sang năm 2000, bên cạnh nguồn kỳ phiếu ngắn hạn (6 tháng) đã được thanh toán hết, và các loại kỳ phiếu khác như: kỳ phiếu 12 tháng trả lãi trước, kỳ phiếu có mục đích 13 tháng của Ngân hàng, kỳ phiếu 12 tháng thông thường khác phần lớn đã được Ngân hàng thanh toán hết cho khách hàng, thì nguồn huy động hộ Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam của Ngân hàng đã hoàn thành và chuyển giao là nguyên nhân cho sự giảm sút hết sức nhanh chóng của tổng nguồn này. Như vậy có thể thấy hoạt động huy động từ nguồn kỳ phiếu – trái phiếu của Ngân hàng trong giai đoạn đầu phát triển chủ yếu là nhằm thực hiện chính sách tiền tệ của Trung ương cũng như của một số chính sách huy động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì . Hy vọng trong thời gian tới, với sự xuất hiện của thị trường chứng khoán, thì nghiệp vụ huy động này trực tiếp xuất phát từ nhu cầu kinh doanh và sẽ trở thành một nguồn huy động cũng như nguồn thu nhập lớn, góp phần đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng. Với những kết quả đạt được trong việc huy động và sử dụng vốn cho vay dự án đầu tư, chi nhánh đã đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, góp phần thực hiện mục tiêu phục vụ cao nhất cho đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố, hiệu quả an toàn trong tăng trưởng, nâng cao chất lượng tín dụng, giữ vững vị thế, vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. 2.Thực trạng sử dụng vốn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Trì. Dưới đây là bảng cân đối tài sản của ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Trì. Đơn vị: triệu đồng Tài sản nợ (Nguồn vốn ) 1999 2000 2001 2002 A. Tiền gửi và các khoản vay 1697513 10915.787 2181173 4209187 1. Tiền gửi KBNN và tiền vay NHNN 29 29 29 30 2. Tiền gửi và tiền vay TCTD 110140 1.280.000 1358.611 2.500.142 3. Tiền gửi của khách hàng. 588.344 635.758 822.533 Tiền gửi doanh nghiệp 258.347 160.583 291.847 Không kỳ hạn 192.681 111.971 201.890 740.954 Kỳ hạn dưới 12 tháng 65.598 48.431 89.597 334.286 Kỳ hạn trên 12 tháng 180 360 14330 Tiền gửi tiết kiệm 329.997 475.174 530.686 620.345 Không kỳ hạn 7.440 5.956 5164 5486 Kỳ hạn 1 - 3 tháng 110.222 103.109 115.482 135.113 Kỳ hạn 6 - 9 tháng 173.377 273.158 305.936 357.945 Kỳ hạn trên 12 tháng 38.955 82.950 104.404 121.801 B. Các giấy tờ có giá (kỳ phiếu ) 1.734 1991 2001 Giấy tờ có giá trị trên 12 tháng 1.734 1991 2001 C. Tài sản nợ khác 19.427 38.093 46.005 65939 1. Thanh toán vốn 16.481 13.800 162.42 25.001 Tài khoản điều chuyển 16.481 12.212 14.373 22.134 Vốn Khác 1.588 1.869 2.866 2. Tài sản nợ khác 2.936 25.293 29.767 40.938 Uỷ thác đầu tư 144 168 230 Quản lý và giữ hộ 101 119 163 Đảm bảo thanh toán 17.936 21.110 29.131 Ngoại tệ kinh doanh 4.229 4977 6868 Các khoản phải trả 1.009 389 455 623 Hao mòn tài sản cố định 1.910 2.234 3.082 Tài sản Nợ khác 1.927 581 680 931 D. Vốn và quĩ của TCTD 106.267 164.180 188.423 212.342 1. Vốn 1.6620 2. Quý và dự phòng 101 122 275 3. Thu thập 104.647 164.101 188.332 212.239 4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản -22 -31 -172 Tổng cộng 1.823.197 2.120.794 2.417.705 4.489.467 Tài sản có (Sử dụng vốn ) Số tiền 1999 2000 2001 2002 A. tiền mặt và dự trữ tại NH 195.980 156.661 130.670 111.570 1. Tiền mặt và ngân phiếu thanh toán 26.810 40.224 33.520 28.620 2. Tiên gửi và đầu tư CK tại NHNN 16.917 116.437 91750 82.577 Tiền gửi tại NHNN 16.917 115.261 96.050 91.642 Mua TF kho bạc 1.176 3. giá trị tồn kho kim loại đá quý 1.100 946 B. Các khoản đầu tư 5000 13.184 15.070 17.930 1. CKDTư 500 13.184 15.070 17.930 Tiền gửi tại các TCTD 7.184 8.070 10.430 Hùn vốn mua cổ phiếu 5000 7000 7500 Thanh toán mua bán 2001 2001 Ngoại tệ kinh doanh C. Cho vay trong nước 678.825 570.449 620.756 640.111 1. Tín dụng đối với TCTD 2. tín dụng đối với TCKT và cá nhân 687.825 570.449 620.756 640.111 Loại ngắn hạn 556.609 426.954 383.364 363.116 Loại trung và dài hạn 106.894 84.695 150.500 152.090 Tài trợ uỷ thác 23.893 51.536 70.440 80.324 D. Tài sản cố định 4630 6.654 6.504 6.954 1. Tài sản cố định 4.630 6.654 6.540 6.954 E. Tài sản có khác 1.106.144 1.376.846 1.823 3.428.475 1. Thanh toán vốn 932.087 1.231.137 162.3000 3428475 Thanh toán điều chuyển 930.382 1.229.549 1620010 3122137 Vốn Khác 17054 1588 3000 6337 2. Tài sản có khác 174.057 154.709 200.000 384.841 Mua bán ngoại tệ 80.851 4.229 29.229 932270 Chi phí 92.544 140.837 170.000 290.341 Khác 662 643 771 1230 Tổng cộng 1.823.197 2.120.794 2.417.705 4.487.467 2.1. Thực trạng về cơ cấu nguồn vốn Ta nhận thấy, năm 2002 nguồn vốn tiền gửi và tiền vay vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu 78,00%. điều này cho thấy ngân hàng chủ yếu hoạt động bằng nguồn vốn đi vay v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12821.DOC
Tài liệu liên quan