Đề tài Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội

 

 

Lời nói đầu 1

Chương I 3

một số vấn đề cơ bản về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp thương mại 3

1. Khái niệm về vốn lưu động 3

2. Phân loại vốn lưu động 5

3. Vai trò của vốn lưu động 9

II. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 10

1. Hiệu quả kinh doanh 10

2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp thương mại 11

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ 12

3.1. Hệ số thanh toán: 12

3.2. Hệ số phục vụ vốn lưu động 13

3.3. Tốc độ chu chuyển VLĐ 14

3.4. Hệ số bảo toàn vốn lưu động 15

3.5. Hệ số sinh lời của VLĐ 16

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ 19

1. Nhóm nhân tố có thể lượng hoá được 19

2. Các nhân tố không thể lượng hoá được 21

a) Xét về mặt khách quan 21

b) Xét về mặt chủ quan 23

Chương II 25

Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động 25

TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU MÁY HÀ NỘI 25

1. Quá trình thành lập và phát triển 25

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 26

2.1. Chức năng 26

2.2. Nhiệm vụ 26

3. Đặc điểm cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội 26

3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 26

3.2. Tình hình lao động 29

4. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 31

4.1. Phân tích kế quả hoạt động kinh doanh theo doanh thu 31

4.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo lợi nhuậncủa công ty 36

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU MÁY HÀ NỘI 39

1. Tình hình tổ chức, quản lý sử dụng vốn của Công ty 39

2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty 41

2.1. Tình hình sử dụng vốn bằng tiền của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội 42

2.2. Tình hình các khoản phải thu 45

2.3. Tình hình hàng tồn kho 49

3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội 50

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY 52

1. Các kết quả đạt được 52

3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế. 55

Chương 3 58

CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY XNK MÁY HÀ NỘI 58

1. Phương hướng nhiệm vụ của năm 2002. 58

2. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty XNK Máy Hà Nội 62

2.1. Hoàn thiện công tác kế hoạch và quản lý. 62

2.2. Biện pháp quản lý tiền mặt 63

2.3. Biện pháp về quản lý các khoản phải thu 64

2.4. Giảm dự trữ hàng tồn kho 66

3. Một số kiến nghị 70

Kết luận 73

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cán bộ, công nhân viên để đáp ứng cho mục tiêu nhiệm vụ đề ra. 4. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4.1. Phân tích kế quả hoạt động kinh doanh theo doanh thu Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các mặt hàng mà công ty kinh doanh rất đa dạng về mặt hàng, phong phú về chủng loại. Dưới đây là một số mặt hàng chủ lực chiếm tỉ trọng lớn và là những mặt hàng truyền thống của công ty trong những năm qua. Qua bảng số liệu 2 ta thấy: Trong 2 năm 2000 và 2001 tình hình các mặt hàng bán ra của công ty tương đối ổn định và có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do thị trường trong nước ổn định và mức tăng trưởng kinh tế của nước ta vẫn không có dấu hiệu suy giảm nên nhu cầu các sản phẩm phục vụ nền kinh tế quốc dân không ngừng tăng tạo điều kiện để công ty thực hiện mục tiêu bán ra của mình. Cụ thể: Bảng 2: Các mặt hàng chủ yếu bán ra của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 So sánh Chênh lệch Tỉ lệ % Ô tô các loại cái 45 48 3 6,67 Săm lốp ô tô bộ 908 974 66 7,26 Máy xây dựng cái - 12 - - Phụ tùng các loại trđ 18.207 22.394 4.187 22,9 Cao su trđ - 3.350 - - Nhôm, thép, kẽm trđ 4.578 5.580 1.002 21,89 Sản lượng ô tô các loại năm 2000 là 45 xe sang đến năm 2001 là 48 chiếc tăng 3 xe tương ứng với tỷ lệ là 6,67%. Săm lốp các lại năm 2001 cũng bán ra được nhiều hơn so với năm 2000. Mức tiêu thụ năm 2001 là 974 bộ tăng 66 bộ với tỷ lệ là 7,26% so với năm 2000, phụ tùng các loại năm 2000 bán ra được 18.027 triệu đồng nhưng đến năm 2001 lượng bán ra tăng 22.394 triệu so với năm 2000 tăng 4.187 triệu đồng với mức tăng là 22,5%. Nhôm, thép, kẽm trong năm 2001 cũng có mức tăng khá cao đạt 5580 triệu đồng tăng 1002 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 21,89% so với năm 2000. Ngoài ra các mặt hàng mới của công ty như máy xây dựng, cao su cũng được công ty quan tâm, trong năm 2001 doanh thu bán các mặt hàng này có kết quả khả quan cụ thể: máy xây dựng năm 2001 bán được 12 cái với doanh thu là 5020 triệu đồng còn mặt hàng cao su mức bán ra đạt 3350 triệu đồng. Đây là những dấu hiệu thuận lợi để công ty mở rộng thị trường của các mặt hàng này. Công ty đã có nhiều cố gắng để không ngừng nâng cao công tác bán hàng nhằm đạt được doanh thu cao đáp ứng được chỉ tiêu mà công ty đề ra. b) Phân tích tình hình bán hàng theo doanh thu trên từng thị trường Bảng 3: Doanh thu bán hàng của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội ở các thị trường Đơn vị: triệu đồng Các chỉ tiêu 2000 2001 So sánh Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) TT % Tổng doanh thu 68.620 100 85.000 100 16.380 23,87 - Trong đó: - DT bán hàng TT nội địa 58.620 85,42 69.600 81,88 10.980 18,73 -3,54 - DT từ hoạt động XNK (quy ra VNĐ) 6.800 9,91 12.600 14,82 5-800 85,29 +4,91 - DT từ sản xuất, dịch vụ 3.200 4,67 2.800 3,3 -400 -12,5 -1,37 Căn cứ vào bảng số liệu 3 ta có nhận xét sau: Tổng doanh thu của công ty trong 2 năm đạt kết quả khả quan. Tổng doanh thu năm 2001 đạt 85.000 tr.đ tăng 16.380 trđ tương ứng với tỉ lệ tăng là 23,87% so với năm 2000. Có được điều này là do công ty đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng cộng với tình hình thị trường trong nước ổn định và đặc biệt là hiệp định thương mại Việt Mỹ chính thức có hiệu lực và việc Trung Quốc gia nhập WTO đã tạo hướng đi mới cho công ty trong hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể ta thấy các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu của công ty: Doanh thu bán hàng trong nước năm 2001 đạt 69.600 triệu đồng chiếm tỉ trọng 81,88% trong tổng doanh thu tăng 10.980 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 18,73% so với năm 2000 nhưng tỉ trọng lại giảm 3,54%. Trong khi đó doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2001 đạt 12.600 triệu đồng chiếm tỉ trọng 14,82% tổng doanh thu so với năm 2000 tăng 5800 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 85,29% đồng thời tỉ trọng tăng 4,91%. Điều này cho thấy công ty đang dần có thế mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩu. Mặt khác đó là việc công ty tham gia thị trường xuất nhập khẩu đây chính là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty. Tuy nhiên doanh thu từ hoạt động cnk năm 2001 đạt 2800 triệu đồng và chiếm tỉ trọng 3,5% trong tổng doanh thu so với năm 2000 giảm 400 triệu đồng tương ứng với giá trị giảm là 12,5% và tỉ trọng cũng giảm 13,7% trong tổng doanh thu. Nguyên nhân là do trong năm 2001 công ty gặp khó khăn trong việc tham gia ký kết các hợp đồng hợp tác sản xuất, dịch vụ, bên cạnh đó cũng có nhiều công ty khác cạnh tranh với công ty trong lĩnh vực này làm cho khách hàng của công ty bị phân tán dần. Mặc dù vậy tổng doanh thu của công ty năm 2001 vẫn tăng là do doanh thu từ các lĩnh vực chiếm tỉ trọng lớn trong tồng doanh thu đều tăng. Tóm lại thông qua bảng số liệu 2 năm ta thấy tình hình doanh thu của tổng công ty là tương đối tốt. Cơ cấu thị trường được điều chỉnh kịp thời nắm bắt được yêu cầu của thị trường cũng như xác định được hướng đi cho tổng công ty. c) Phân tích doanh thu bán hàng của công ty theo loại hình kinh doanh Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội hoạt động chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất, mua bán đều nhằm phục vụ cho xuất nhập khẩu. Vậy ta có thể xét tình hìh kinh doanh của công ty theo quá trình hoạt động xuất nhập khẩu trong 2 năm vừa qua. Bảng 4: Doanh thu bán hàng theo loại hình kinh doanh Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh Giá trị Tỉ lệ I. Xuất khẩu 0,670 0,996 0,326 48,65 - Xuất khẩu kinh doanh 0,545 0,766 0,221 40,55 - Xuất khẩu uỷ thác 0,125 0,230 0,105 84,00 II. Nhập khẩu 22,015 7 -15,015 -68,20 - Xuất khẩu kinh doanh 1,605 2,05 0,445 27,72 - Xuất khẩu uỷ thác 20,41 4,95 -15,46 -75,74 Tổng cộng 22,685 7,996 -14,689 64,74 Thông qua bảng số liệu trên ta có nhận xét: Năm 2000, tổng doanh thu của công ty tính bằng ngoại tệ USD đạt 22,685 triệu USD. Trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 0,670 triệu USD. Xuất khẩu kinh doanh chiếm tỉ trọng lớn đạt 0,545 triệu USD. Xuất khẩu uỷ thác chỉđạt 0,125 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt được 22,56 triệu USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty bao giờ cũng lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu. Lý do là do nghiệp vụ, mục đích của công ty. Thứ hai là do đặc điểm cơ cấu ngành hàng. Trong đó nhập khẩu uỷ thác đạt 20,41 triệu USD, nhập khẩu kinh doanh chỉ đạt 1,605 triệu USD. Sang đến năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 0,996 triệu USD tăng 0,326 triệu USD với tỉ lệ tăng là 48,65% so với năm 2000. Trong đó xk kinh doanh đạt 0,766 triệu USD tăng 0,221 triệu đô với tỷ lệ tăng là 40,55% và xuất khẩu uỷ thác đạt 0,230 triệu USD tăng 0,105 triệu USD với tỉ lệ tăng là 84% so với năm 2000. Có được điều này là do công ty trong năm 2001 đã rất chú trọng tới công tác xuất khẩu, đã nghiên cứu và giao dịch, chào bán rất nhiều mặt hàng, kết quả đã xuất được một số mặt hàng như: đá xây dựng, hoa quả khô. Một số hàng có giá trị như gạo, cao su, cà phê, bao PP... Công ty đã có nguồn hàng và đối tác xuất khẩu, nhưng giá thế giới giảm nên chưa xuất khẩu được. Năm 2002 công ty sẽ cố gắng khắc phục tình trạng này để tăng thêm kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên so với năm 2000 công tác xuất khẩu đã có bước tiến đáng kể tạo đà cho năm 2002. Trong năm nay tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty chỉ đạt 7 triệu USD giảm mạnh so với năm 2000 là 15,045 triệu USD với tỉ lệ giảm là 68,20%. Nhập khẩu uỷ thác chỉ đạt 4,95% triệu USD giảm so với năm 2000 là 15,46 triệu USD với tỉ lệ giảm là 75,74%, trong khi đó nhập khẩu kn đạt 2,05 triệu USD tăng 0,445 triệu USD tương ứng với tỉ lệ tăng là 27,72% so với năm 2000. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do chính sách mở rộng xuất nhập khẩu của nhà nước (việc nhập khẩu uỷ thác giảm đi rõ rệt. Các dự án lớn đều phải đầu tư trọn gói cả xây dựng và lắp đặt thiết bị, thiết bị lẻ các đơn vị tự nhập khẩu không qua nhập khẩu uỷ thác. Nhập khẩu kinh doanh cũng khó khăn do tỉ giá USD và EURO thay đổi thất thường, các chủ hàng trong nước không có vốn thường mua chịu trả chậm từ 1 đến 3 tháng không có bảo lãnh ngân hàng nên rủi ro rất lớn, lãi suất thấp. Bên cạnh đó công ty còn gặp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp tư nhân tham gia nhập khẩu. Tóm lại qua số liệu 2 năm về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu ta thấy rằng tổng công ty đã có những nỗ lực nhằm mở rộng thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo lợi nhuậncủa công ty Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi, lỗ) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2000 Thực hiện 2001 So sánh Giá trị Tỉ lệ 1. Tổng doanh thu thuần 68.620 85.000 16.380 23,87 2. Giá vốn hàng bán 64.965 81.093 16.128 24,82 3. Lợi nhuận gộp 3.655 3.907 252 6,89 4. Tỉ suất lợi nhuận gộp/DTT (%) 5,32 4,59 -0,73 - 5. Tổng chi phí: 3.460 3.697 237 6,84 - Chi phí bán hàng 720 850 130 18,05 - Chi phí quản lý 2.740 2.847 107 3,9 6. Lợi tức trước thuế 195 210 15 7,69 7. Thuế lợi tức phải nộp (35%) 68,25 73,5 5,25 7,69 8. Lợi tức sau thuế 126,75 136,5 9,75 7,69 9. Tỉ suất chi phí/DTT (%) 5,642 4,35 -0,692 - 10. Tỉ suất LN trước thuế/DTT (%) 0,284 0,247 -0,037 - 11. Tỉ suất LN sau thuế/DTT (%) 1,1847 0,16058 -0,02412 - 12. Lương bình quân 1người/năm 13,44 11,4 -2,04 -15,17 Căn cứ vào bảng số liệu 5 ta có nhận xét sau: Lợi tức sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng 9,75 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 7,69%. Nguyên nhân là do công ty đã nỗ lực mở rộng thị trường, thay đổi cơ cấu thị trường hợp lý. Để thấy rõ được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như thế nào trong 2 năm ta dựa vào việc phân tích cụ thể những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta thấy rằng: Tổng doanh thu thuần năm 2001 tăng 16.380 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng là 23,87%. Nguyên nhân là do trong năm 2001 ngoài việc kinh doanh các mặt hàng truyền thống, công ty còn phát triển kinh doanh các mặt hàng khác như: cao su, gạo, sắt thép, hàng dệt may, gốm sứ, hàng thực phẩm, hoa quả tươi... do đó phần nào đã làm cho doanh số bán ra năm 2001 tăng. Tương ứng như vậy giá vốn hàng bán tăng 16.128 triệu đồng tương ứng tăng 24,82%, tỉ lệ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tỉ lệ tăng của doanh thu. Điều này làm cho lãi gộp của công ty tăng chậm, lợi nhuận gộp năm 2001 đạt 3.907 triệu đồng tăng 252 triệu đồng tương tứng tỉ lệ tăng là 6,89% so với năm 2000. Tuy lãi gộp tăng nhưng tỉ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần giảm so với năm 2000 là 0,73%. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm kéo theo tỉ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế cũng giảm tương ứng là 0,037% và 0,02412%. Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ kinh doanh doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao. Như vậy tuy lợi nhuận năm 2001 tăng nhưng hiệu quả kinh tế lại không được tốt. Trong công tác quản lý chi phí: Tổng chi phí năm 2001 tăng 237 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 6,84% so với năm 2000. Trong đó chi phí bán hàng tăng 130 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 18,05%. Chi phí quản lý cũng tăng 107 triệu đồng tương ứng tăng là 3,9%. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng chi phí của công ty năm 2001 là tốt hơn năm 2000 do tỷ suất chi phí giảm 0,692. Đây là điều kiện thuận lợi của công ty. Do vậy nguyên nhân chính làm cho hiệu quả kinh tế năm 2001 không cao là do giá vốn hàng bán quá cao từ đó làm giảm lợi nhuận của công ty. Công ty cần phải cố gắng nghiên cứu lựa chọn những nguồn hàng hợp lý hơn để có được hiệu quả kinh tế cao hơn nữa trong những năm tới. Thông qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội ttong 2 năm 2000 và 2001 ta có thể thấy được sự tăng trưởng công ty không đều doanh thu tăng nhưng lợi nhuận tăng không nhiều. Nhưng cũng thấy rõ được sự nỗ lực của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty trong việc quản lý, nắm bắt thị trường và sự hăng say lao động nhằm nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên thương trường. II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội 1. Tình hình tổ chức, quản lý sử dụng vốn của Công ty Trước đây thời bao cấp các doanh nghiệp được ngân sách nhà nước cấp toàn bộ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp kinh doanh lỗ thì lại được nhà nước bù lỗ. Vì vậy không chú trọng khâu quản lý vốn sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước chỉ giao một phần vốn còn lại doanh nghiệp tự tạo thêm nguồn vốn cho mình và phải hoạt động sao cho để bảo toàn được vốn nhà nước đã giao. Điều này làm cho các doanh nghiệp nhà nước nói chung và Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn. Tại Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội vốn tự có ban đầu không được nhiều nên vấn đề đặt ra là công ty cần phải tổ chức công tác huy động, quản lý và sử dụng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả kinh doanh. Dưới sự chỉ đạo của giám đốc và kế toán trưởng vốn kinh doanh của công ty nói chung và vốn lưu động nói riêng được quản lý tương đối chặt chẽ. Do vốn kinh doanh không nhièu nên khâu tổ chức đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá rất được coi trọng. Tuy nhiên nếu quá coi trọng doanh số mà lợi nhuận thu được thấp thì việc sử dụng đồng vốn chưa tốt. Ngoài ra trực tiếp thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá, công ty còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động dịch vụ khác như vận tải, tư vấn... Công ty rất coi trọng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Trong khâu quản lý vốn bằng tiền: Đầu quý kế toán trưởng lập kế hoạch thu chi tiền tệ (đầu tuần, đầu tháng) khi thu được tiền bán hàng về thủ quỹ nộp ngay vào tài khoản tiền ngân hàng, tiền mặt tại quỹ chỉ đủ thoả mãn nhu cầu chi tiêu tiền mặt ở công ty. Cuối ngày kế toán thanh toán và thủ quỹ đối chiếu sổ sách với nhau, tránh hiện tượng gian lận, mọi khoản thu chi tiền mặt, gửi tiền và rút tiền ngân hàng đều có chứng từ xác nhận như: phiếu thu, phiếu chi, séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi... Để tăng tốc độ thu hồi tiền công ty áp dụng các biện pháp. + Khuyến khích khách hàng thanh toán sớm bằng cách chia lại cho khách hàng mối lợi như áp dụng chính sách chiết khấu với các khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn. + Đôn đốc thu hồi nợ: Kế toán công nợ có trách nhiệm nắm chính xác số dư của từng khách hàng. Nếu đến hạn mà khách hàng không trả nợ tiền thì kế toán phải gọi điện, gửi công văn đến nhắc nhở, nếu vẫn chưa trả lời thì trực tiếp đến đòi nợ. Để giảm tốc độ chi tiêu công ty đáo hạn các khoản nộp ngân sách nhà nước, gia hạn nợ các khoản vay ngắn hạn. Để đi vào xem xét chi tiết và phân tích vốn lưu động của công ty, trước hết ta phải xem xét cơ cấu và nguồn hình thành lên vốn của công ty. Bảng 6 ngang ********** Nhìn vào bảng cơ cấu và nguồn vốn kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội ta thấy tổng vốn kinh doanh bình quân năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 315.641.000 đồng với tỉ lệ tăng 0,0875%. Trong đó vốn cố định bình quân có chiều hướng giảm năm 2000 số vốn cố định là 8.581.616 nghìn đôngf thì năm 2001 giảm xuống còn 6.987.386.000 đồng với tỉ lệ giảm là 18,57% tương ứng với số tiền giảm là 1.594.230.000 đồng, có tình trạng này là do năm 2001 công ty thanh lý một số máy móc cũ để chuẩn bị đầu tư những trang thiết bị hiện đại hơn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Về vốn lưu động bình quân thì năm 2001 tăng so với năm 2000 là 1.909.871.000đồng với tốc độ tăng là 6,95% đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng hoá phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Có được số vốn kinh doanh bình quân trên là do một số nguồn hình thành đó là: Số vốn chủ sở hữu của công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 1.362.100.000 đồng với tỉ lệ tăng là 9,56% nguồn vốn vay của năm 2001 giảm so với năm 2000 là 88.898.000 đồng với tốc độ giảm là 0,064% và các nguồn hình thành vốn khác cũng giảm so với năm 2000 là 957.561.000 đồng với tỉ lệ giảm là 12,1%. Nhìn chung qua phân tích ta thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty là hợp lý đảm bảo cho quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ trong nước, đảm bảo cho việc thanh toán và tự chủ về vốn trong kinh doanh. 2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, nếu chỉ cần có nhiều vốn đề tồn tại và phát triển thì chưa đủ, điều quan trọng là số vốn đó được sử dụng như thế nào và được phân bổ vào các bộ phận có liên quan có hợp lý hay không, có đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội để thấy được tình hình dự trữ hàng hoá vật tư cũng như lượng tiền dự trữ của công ty có đảm bảo cho hoạt động của công ty được bình thường và đem lại hiệu quả hay không. Bảng 7 ngang *************** Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn lưu động của công ty năm 2001 tăng 12,52% so với năm 2000 với số tiền tăng là 3.749.941 đồng. Trong đó vốn lưu động tăng lên chủ yếu là do tăng các khoản phải thu là 13.500.000 nghìn đồng chiếm tỉ trọng 45,07% thì sang năm 2001 các khoản phải thu là 1.554.168 nghìn đòng với tốc độ tăng là 11,22%. Một khoản tăng tương đối mạnh đó là vốn bằng tiền nếu năm 2000 với số tiền là 7.684.381 nghìn đồng chiếm tỉ trọng 25,65% thì sang năm 2001 đã tăng thêm 1.296.991 nghìn đồng với tốc độ tăng là 16,37% và chiếm tỉ trọng là 26,64% trong tổng vốn lưu động của công ty. Với một công ty thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu là chủ yếu thì các khoản vốn thuộc về tài sản lưu động là rất quan trọng đối với hoạt động của mình nên công ty phải thực hiện các chỉ tiêu đề ra để thu hồi hoặc dự trữ các khoản này cho phù hợp. Trong năm qua lượng hàng tồn kho của công ty tăng khá nhanh là công ty đang kinh doanh một số mặt hàng mới nhưng do giá thế giới giảm mạnh nên công ty chưa xuất khẩu được làm cho hàng tồn kho năm 2001 tăng 754.108 nghìn đồng với tỉ lệ tăng là 24,12% so với năm 2000. Công ty nên chú ý hơn nữa đến lượng hàng dự trữ, không nên dự trữ quá nhiều hàng, tránh tình trạng hàng hoá bị hao hụt, mất giá, lỗi thời. Vì vậy việc xác định một lượng hàng phù hợp là quan trọng đối với các công ty kinh doanh trong điều kiện kinh tế như hiện nay. Như vậy từ bảng trên ta thấy vốn lưu động của công ty chủ yếu phân bổ vào các khoản phải thu, khoản này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động và có chiều hướng tăng lên trong năm 2001. Ngoài ra nó cũng phân bổ một phần vào vốn bằng tiền, khoản này chiếm tỉ trọng tương đối và cũng tăng lên trong năm 2001. Trong năm vừa qua các khoản tạm ứng, ký quỹ và ký cược ngắn hạn của công ty đã thu hồi được, do vậy khoản tài sản lưu động khác uỷ thác tăng lên so với năm 2000. Do vậy ta có thể thấy được công ty thực hiệnhd kinh doanh đạt mức kế hoạch đề ra. Nhưng để đánh giá chính xác tình hình sử dụng vốn lưu động ta phải xem xét từng khoản thuộc về tài sản lưu động. Trước hết ta xét khoản vốn bằng tiền của công ty. 2.1. Tình hình sử dụng vốn bằng tiền của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội Mọi doanh nghiệp đều cần một lượng tiền mặt dự trữ nhất định cho việc kinh doanh. Việc dự trữ tiền mặt luôn chứa đựng hai vấn đề tính lợi ích và tính rủi ro. Bởi nếu chấp nhận tính lợi ích cao lượng tiền dự trữ ít thì rủi ro rất lớn. Ngược lại, nếu dự trữ tiền mặt lớn thì rủi ro thấp nhưng sinh lời không cao bởi lượng tiền nhàn rỗi không có khả năng sinh lời. Bảng 8: Tình hìh vốn bằng tiền của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội Đơn vị: nghìn đồng Các chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1. Tiền mặt 971.743 12,64 1.451.472 16,16 479.729 49,36 2. Tiền gửi ngân hàng 65.787.238 75,31 6.523.687 72,63 736.449 12,72 3. Tiền đang chuyển 925.400 12,05 1.006.213 11,21 80.813 8,73 Tổng cộng 7.684.381 100 8.981.372 100 1.296.991 16,87 Từ bảng số liệu trên ta thấy vốn bằng tiền của công ty tăng lên 16,87% chủ yếu là do tiền gửi ngân hàng tăng trong năm qua khoản này đã tăng 12,72% về số tiền là 736.449 nghìn đồng, rõ ràng khoản này tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vốn bằng tiền của công ty vì nó chiếm tới 75,31% năm 2000 và 72,63% năm 2001. Với chức năng hoạt động xuất nhập khẩu là chủ yếu thì tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ, tiền gửi ngân hàng tăng lên làm cho số tiền lãi gửi từ ngân hàng thường xuyên về nhập quỹ. Đồng thời tiền mặt của công ty cũng tăng lên 479.729 nghìn đồng với tỉ lệ tăng là 49,36% làm cho công ty tăng cường khả năng thanh toán các khoản phát sinh thường xuyên như: chi phí về mua bán hàng hoá, chi phí vận chuyển, trả lương công nhân viên... Đối với khoản tiền đang cũng tăng 80.813 nghìn đồng với tốc độ tăng 8,73% góp phần làm cho khoản vốn bằng tiền tăng lên. Nhưng khoản tiền mặt ở công ty mà tăng lên nhiều là không tốt vì nó có thể tăng một lượng tiền nhàn rỗi không có khả năng sinh lời cao nếu công ty không sử dụng hết số tiền mặt trong một thời gian nhất định. Nhìn chung có thể nói khoản vốn bằng tiền của công ty tăng lên thì khả năng thanh toán tức thời cũng tăng lên. Như đã phân tích ở khoản vốn bằng tiền của công ty chiếm tỉ trọng 26,64% trong tổng tài sản lưu động năm 2001. Để biết được việc duy trì lượng vốn bằng tiền như thế nào có hợp lý hay không ta xem khả năng thanh toán tức thời của công ty thông qua chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời: Hệ số thanh toán tức thời = Hệ số thanh toán tức thời năm 2000: 0,4 Hệ số thanh toán tức thời năm 2001: 0,5 Căn cứ vào hệ số thanh toán tức thời ta thấy năm 2001 công ty tự chủ hơn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng như các khoản cần thanh toán ngay. Là một công ty hoạt động chủ yếu là xuất nhập khẩu nên công ty quan hệ với rất nhiều ngân hàng Hà Nội (Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Hà Nội...). Cũng chính vì sự đa dạng đó mà việc quản lý tiền mặt của công ty cũng rất phức tạp, phải theo dõi từng ngày từng giờ. Công ty không có tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cũng như không có khoản đầu tư vào mục chứng khoán nào bởi trên thực tế nhu cầu tiền mặt tại công ty diễn ra thường xuyên. Do vậy, công ty hầu như không có tiền nhàn rỗi mà phải thường xuyên vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán cho hàng xuất nhập khẩu với một số ngoại tệ lớn vì hàng của công ty chủ yếu là xe ô ô các loại, phụ tùng thiết bị, máy công cụ... Ngoài ra năm 2001 công ty còn xuất thêm một số mặt hàng: cao su, đá xây dựng, hoa quả khô, về hàng nhập cũng sử dụng những ngoại tệ để thanh toán. Khi xuất các mặt hàng đi ngoại tệ thu về công ty chỉ được sử dụng 50% trong tổng ngoại tê còn laị 50% phải gửi lại ngân hàng (theo quyết định 63/CP ngày 17/8/1999 và quyết định 173/TTg ngày 12/9/1998 về việc sử dụng ngoại tệ) đã phần nào làm cho công ty khá bị động trong việc sủ dụng vốn. Để cho hoạt động kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục thì phỉa làm cho vốn lưu động tăng vòng chu chuyển. Vấn đề tiền mặt rất được chú trọng vì công ty thường xuyên xuất hiện nhu cầu ngắn hạn như tạm nhập tái xuất, nhu cầu chi trả lương... tất cả đều cần tiền mặt. Hơn thế nữa để chủ động trong kinh doanh và đảm bảo an toàn trong thanh toán thì việc duy trì một số dư nhất định nào đó trên tài khoản vốn bằng tiền là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế tại công ty rất ít khi có tiền mặt tồn đọng trên tài khoản quá lâu vì công ty sẽ chuyển ngay ra để trả nợ ngắn hạn khi nó vượt quá một giới hạn nào đó so với nhu cầu dự tính trong ngắn hạn. Phải nói rằng công tác ngân quỹ được công ty đã và đang rất coi trọng, hàng ngày công ty có kế toán thanh toán chuyên theo dõi tình hình số dư trên tất cả các tài khoản của công ty ở tất cả các ngân hàng và kết hợp đối chiếu với nhu cầu thu chi dự tính để lập trừ ngân quỹ từ đó có thể đưa ra quyết định vay thêm hay trả nợ một cách kịp thời nhất vì mục tiêu an toàn, hợp lý hiệu quả và sinh lời. Như ta đã biết tỉ lệ sinh lời trực tiếp trên tiền mặt là rất thấp thậm chí có thể bằng không. Hơn nữa do sức mua của đồng tiền luôn có xu hướng giảm đi do chịu ảnh hưởng của lạm phát, do đó có thể nói tỉ lệ sinh lời thực của tiền mặt là một số âm. Bởi vậy việc duy trì mức tiền mặt hợp lý nhằm thoả mãn các nhu cầu chi tiêu tiền mặt của doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng liên quan đến hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp. Việc nắm giữ tiền mặt là một động cơ phòng ngừa, tiền mặt được tồn trữ nhằm mục đích duy trì khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp ở mọi thời điểm. 2.2. Tình hình các khoản phải thu Phải thu là một bộ phận chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng số vốn lưu động của công ty. Hơn thế nữa nó lại liên quan trực tiếp đến chu kỳ vận động của vốn lưu động và cũng là chu kỳ tạo ra lợi nhuận cho công ty. Do vậy, quản lý các khoản phải thu là một vấn đề đang cần được quan tâm đặc biệt của công ty nhất là trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay chính ra quản lý các khoản phải thu đang trở thành một “công cụ” để chiến đấu trong cạnh tranh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Các khoản phải thu của công ty bao gồm: Phải thu khách hàng phải thu tạm ứng, trả trước người bán, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác. Trong các khoản phải thu thì khoản phải thu của khách hàng luôn chiếm tỉ trọng cao và là trọng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0085.doc