Đề tài Các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU

Mở đầu 1

1.Tầm quan trọng của đề tài 1

4.Phương pháp nghiên cứu 2

Chương I 3

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU 3

CỦA NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 3

Thực trạng của ngành Da giầy Việt Nam . 3

1.1.Những nét cơ bản của ngành Da giầy Việt Nam 3

1.1.1.Tổng quan về ngành Da giầy Việt Nam . 3

1.1.2.Đặc điểm ngành giầy dép Việt Nam: 5

1.1.3.Chỉ số đánh giá sự phát triển: 7

1.2 Vai trò của ngành da giầy trong nền kinh tế quốc dân. 9

1.2.1.Giải quyết công ăn việc làm. 9

1.2.2.Phục vụ nhu cầu trong nước: 10

1.2.3.Phát huy được lợi thế so sánh của đất nước: 10

1.2.4. Góp phần làm tăng thu ngoại tệ: 10

1.3 Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành da giầy trong những năm qua. 11

1.3.1 Về năng lực sản xuất : 11

1.3.2 Về cơ cấu sở hữu và tổ chức quản lý: 14

1.3.3.Lao động và trình độ lao động: 15

1.3.4.Về thiết bị công nghệ, nhà xưởng. 17

1.3.5 Về sản xuất da thuộc, nguyên phụ liệu cho ngành: 18

1.3.6.Về công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ – môi trường. 19

2. Tình hình xuất khẩu của ngành da giầy trong những năm qua. 23

2.1. Tình hình xuất khẩu giầy dép của Việt Nam . 23

2.1.1.Về thị trường : 24

2.1.2.Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu: 26

2.2 Các cơ hội thị trường đối với mặt hàng giầy dép của Việt Nam . 27

2.2.1 Cấu trúc và xu hướng thị trường thế giới. 27

2.2.2.Cơ hội thị trường của sản phẩm giầy dép của Việt Nam . 30

2.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của ngành giầy da Việt Nam. 31

2.3.1 Nhu cầu của thị trường thế giới đối với sản phẩm giầy dép của Việt Nam . 32

2.3.2 Các chính sách của nhà nước: 32

2.3.3 Các yếu tố đặc thù của ngành. 36

Chương II 37

Hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang 37

thị trường EU trong những năm qua. 37

1. Quan hệ kinh tế Việt Nam EU 37

2. Thị trường EU với việc xuất khẩu giầy dép của Việt Nam 44

2.1 Về dung lượng thị trường: 44

2.2.Về thị hiếu tiêu dùng: 47

Những cơ hội thách thức đối với ngành Da giầy Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang EU 48

3.1 Những thuận lợi lớn: 48

3.2. Những khó khăn thách thức lớn: 54

chương III 59

Những biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu 59

giầy dép sang thị trường EU trong thời gian tới 59

3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển của ngành Da giầy Việt Nam đến năm 2010 59

3.1.1. Quan điểm phát triển của ngành. 59

3.1.2 Định hướng phát triển ngành Da giầy Việt Nam đến năm 2010. 62

3.1.3 Mục tiêu phát triển ngành da - giầy Việt Nam đến năm 2010: 66

Nguồn : Dự án” Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giầy đến năm 2010” 67

Các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU 68

Các biện pháp thuộc thể chế, chính sách luật pháp của nhà nước. 69

* Cải cách chế độ tài chính, tín dụng 70

*Các biện pháp khác thuộc tầm quản lý của nhà nước 71

Nhóm biện pháp thuộc vai trò của Bộ Thương mại. 72

* Đàm phán ký kết các văn bản pháp lý với các nước thành viên của EU cả song phương và đa phương. 72

* Tạo lập hệ thống thông tin về doanh nghiệp, thị trường EU. 72

* Tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm tại các nước thành viên của EU. 73

* Tận dụng, kêu gọi hỗ trợ tài chính từ các nước thành viên EU. 74

* Hợp tác với EU về bảo vệ xuất xứ hàng giầy dép Việt Nam, chống gian lận thương mại giữ uy tín hàng Việt Nam . 74

Các biện pháp thuộc vai trò quản lý của ngành, của hiệp hội 75

* Các biện pháp hỗ trợ, trợ cấp tài chính xuất khẩu đi thị trường EU 75

* Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thiết kế mẫu mã sản phẩm 76

* Biện pháp phát triển nguồn nhân lực 77

3.4 Các biện pháp từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU. 80

3.4.1 Đầu tư cho công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm . 80

3.4.2 Nâng cao chất lượng hàng hoá đạt tiêu chuẩn EU 82

3.4.3 Biện pháp liên doanh liên kết, tăng cường hợp tác quốc tế 83

3.4.3 Đẩy mạnh công tác tiếp thị và xúc tiến xuất khẩu vào thị trường EU 84

3.4.4 Đảm bảo thực hiện các điều khoản của hợp đồng 88

Kết luận 89

 

doc94 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cho Việt Nam thì hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp phải những qui định về quản lý nhập khẩu ngặt nghèo của EU. Chẳng hạn EU đã áp dụng khá nhiều biện pháp để hạn chế nhập khẩu như thuế chống phá giá, thuế trợ cấp, các hàng rào kỹ thuật, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. EU cũng đã áp dụng một số tiêu chuẩn không phù hợp với điều kiện thực lực hiện có của Việt Nam nên đã gây ra những rào cản nhất định đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Hàng thủy sản của Việt Nam cũng gặp những khó khăn từ đặc điểm của thị trường EU như lượng cung cấp phải ổn định quanh năm, trong thanh toán quốc tế phải mở L/C trả chậm 6 tháng hoặc một năm, sự khác biệt về luật lệ và thói quen mua bán, chi phí vận chuyển và bảo hiểm cao Trong quan hệ thương mại EU thường xuyên gắn các vấn đề không liên quan đến thương mại nhằm tạo nên sức ép với bạn hàng. Tuy nhiên những hạn chế trên chỉ là thứ yếu cón về cơ bản thời gian qua mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU đã có những kết quả đáng khích lệ. Thông qua đó Việt Nam có những cơ hội học hỏi tham khảo, tiếp xúc với thị trường có trình độ cao trên thế giới góp phần đào tạo nguồn nhân lực trong nước bắt kịp với sự phát triển của khu vực và thế giới. 2. Thị trường EU với việc xuất khẩu giầy dép của Việt Nam EU là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, đặc biệt đối với ngành giầy dép. Điều này thể hiện ở chỗ EU là một trong những thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới, có nhu cầu rất lớn và phong phú, đa dạng về chủng loại mẫu mã hàng hoá. Nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU về những mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong đó có giầy dép là rất lớn. Bên cạnh đó, chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam cũng đang dần được hoàn thiện theo chiều hướng có lợi cho Việt Nam. EU cũng là một khu vực có nền kinh tế khá ổn định và tăng trưởng cao trên thế giới và cùng với sự ra đời của đồng Euro, vị thế của EU ngày càng được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế. Đối với mặt hàng giầy dép của Việt Nam, EU là một thị trường lớn, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng nhanh hàng năm Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép Việt Nam sang thị trường EU Đơn vị: Triệu USD Năm 1998 1999 2000 2001 Tổng kim ngạch 1031 1387 1471,7 1575,5 Kim ngạch sang EU 801 1109,6 1192,1 1232 Tỷ trọng% 78 80 81 79 Nguồn: Tổng cục Hải quan 2.1 Về dung lượng thị trường: Đây là một thị trường đầy tiềm năng với dân số hơn 400 triệu người, với thu nhập tính trên đầu người vào loại cao trên thế giới. EU cũng là khu vực thị trường gồm nhiều nước công nghiệp phát triển, giầy dép được coi là thứ hàng tối cần thiết cho nhu cầu con người. Một tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập được dùng để chi cho nhu cầu giầy dép và tỷ lệ này cũng tăng tương ứng theo sự gia tăng của thu nhập. Nhu cầu tiêu thụ giầy - dép của EU rất lớn, chiếm đến 29,3% tổng lượng tiêu thụ của toàn thế giới. EU là khu vực có ngành công nghiệp giầy dép phát triển từ lâu đời. Nhưng từ đầu thập kỷ 90, do sự cạnh tranh của các nước có giá nhân công thấp đã kéo theo sự phá vỡ định vị của các cơ sở sản xuất giầy dép trong EU làm mức tăng trưởng của ngành giầy dép của EU bị suy giảm và thay thế vào đó là sự tăng trưởng nhanh chóng của nhập khẩu từ nước ngoài cộng đồng. Trong EU, Italy là nước đứng đầu về sản xuất giầy dép, hàng năm Italy chiếm khoảng 50% tổng khối lượng sản xuất của EU và 50% xuất khẩu ra ngoài EU. Tây Ban Nha là nhà sản xuất thứ hai chiếm 17% còn những nhà sản xuất lớn khác là Pháp 14%, Bồ Đào Nha và Anh 10%, Đức 4%. Tổng khối lượng sản xuất của 6 nước này chiếm khoảng 97% tổng khối lượng sản xuất của châu Âu (khối 15 nước). Đặc điểm nổi bật của ngành giầy dép của EU là sản xuất giầy dép có chất liệu bằng da, sản lượng hàng năm khoảng 680 triệu đôi chiếm hơn 60% tổng khối lượng giầy dép của EU. Tầm quan trọng của các loại giầy dép cũng khác nhau đối với mỗi quốc tế thành viên: 90% giầy dép bằng da được sản xuất tại Italy, Đức và Bồ Đào Nha. Trong khi đó, dép đi trong nhà được sản xuất tại Bỉ, Anh, Pháp chủ yếu bằng chất liệu tổng hợp. Hiện nay, EU đang rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại trong ngành giầy dép và có sự tăng lên của khối lượng giầy dép được nhập khẩu từ các nước ngoài cộng đồng. Khu vực EU là khu vực có nền kinh tế tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người lớn vì vậy giá nhân công cao làm cho chi phí sản xuất tăng lên và giá thành sản phẩm cao. Do vậy, các nhà sản xuất giầy dép châu Âu đang phải đối đầu với vấn đề cạnh tranh ngoài cộng đồng về giá nhân công thấp. Ngành công nghiệp da giầy bị giảm sút nghiêm trọng và số lượng các công ty và công nhân trong ngành giầy dép giảm dần. Năm 1996, số lượng công ty giảm đi 100 công ty tương ứng với 0,7% số công ty tại các nước này. Và số công nhân cũng giảm đi 6393 người tương ứng với 2,1%. Sự giảm sút về qui mô sản xuất dẫn đến giảm 1,5% về sản lượng, từ 1.103,8 triệu đôi năm trước giảm xuống còn 1.087,5 triệu đôi vào năm 1996. Ngành giầy dép trong EU phụ thuộc nhiều vào ngoại thương quốc tế, 30% sản phẩm giầy dép của EU được xuất khẩu sang các nước thứ ba như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hồng Kông... Tuy nhiên trị giá xuất khẩu của EU bị giảm bớt mặc dù có sự tăng trưởng nhẹ trong những năm gần đây. Ngược lại từ thập kỷ 90 đến nay nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong đó có cả phần nhập khẩu giầy bán thành phẩm để hoàn thiện nốt trong EU. Bảng 8: Cán cân thương mại XNK ngoài EU giai đoạn 1994 -2000 (Đơn vị: triệu ECU) 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Xuất khẩu ngoài EU 5.173 4.880 5.130 5.400 5.650 5.760 5.845 Nhập khẩu ngoài EU 5.231 5.157 5.543 5.940 6.271 6.532 6.714 Cán cân thương mại -58 -277 -413 -540 -621 -772 -869 Nguồn: Niên giám thống kê châu Âu (Eurostat) Hiện nay mức tiêu thụ giầy dép của EU hàng năm tăng 9% trong khi Mỹ tăng 7%, Nhật tăng 5%. Nhu cầu về giầy dép của các nước thành viên EU khá cao từ 4 đến 5 đôi trong một năm. hàng năm nhập khẩu trên 1,5 tỷ đôi giầy các loại từ các nước ngoài EU, chủ yếu là châu á. Trong các nước này, Trung Quốc luôn là nước đứng hàng đầu trong việc xuất khẩu giầy dép vào EU chiếm 19% tổng giá trị nhập khẩu (300 triệu đôi). Indonexia đứng thứ 2 chiếm 12% (110 triệu đôi)và Việt Nam đứng thứ 3 chiếm 9% (92 triệu đôi) Từ năm 1998 Việt Nam vượt qua Indonesia trở thành nước thứ hai thế giới xuất khẩu giầy dép vào EU... Do việc tăng trưởng nhập khẩu đột biến, ồ ạt này từ các nước châu á này đã buộc EU phải áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch thể hiện bằng hàng rào thuế quan như thuế chống phá giá mà EU đã áp dụng đối với mặt hàng giầy vải nhập khẩu từ Trung Quốc và Indonexia và những sản phẩm giầy da, giả da có giá dưới 5,7 ECU/đôi nhập khẩu từ Thái Lan. Theo dự báo về tiêu thụ giầy dép trên thế giới của trung tâm kỹ thuật giầy STRATA châu Âu mà chủ yếu là các nước thuộc Liên minh châu Âu là khu vực tiêu thụ giầy dép lớn thứ 2 trên thế giới, chiếm đến 15% tổng tiêu thụ thế giới (sau châu á hiện nay chiếm 55% dân số thế giới và tiêu thụ thế giới và tiêu thụ khoảng 43% lượng giầy dép với số lượng hàng năm trên 4 tỷ đôi). Mức tiêu thụ giầy dép bình quân đầu người của các nước trong EU hiện này là 4,3 đôi/người/năm. 2.2.Về thị hiếu tiêu dùng: Mặc dù là khu vực có sức tiêu thụ lớn về giầy dép trên thế giới nhưng EU cũng là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã. Do đời sống được nâng cao nên xu hướng tiêu dùng về giầy da là nhiều hơn cho nên đây là thị trường tạo khả năng tốt cho ngành thuộc da phát triển. So với giầy dùng cho nam giới, giầy của nữ chịu ảnh hưởng mạnh của mốt. Kiểu dáng mẫu mã thay đổi liên tục theo mùa, theo vùng và theo thời gian. ở khu vực này, do chu kỳ của một vòng mốt giầy ngắn nên doanh nghiệp Việt Nam không thể nắm bắt kịp thời và cũng không đáp ứng được các sản phẩm giầy dành cho phái nữ này. Mặt khác khuynh hướng người tiêu dùng ở các nước EU thích dùng giầy bằng da tự nhiên và giả da. Tuy nhiên trong những thập kỷ gần đây, nhờ sự phát triển nhanh của phong trào thể thao và quan niệm mới về thời trang nên nhu cầu giầy thể thao cũng tăng đột biến. Giầy thể thao được cả phái nữ và phái nam ưa chuộng nên nhu cầu ngày càng tăng. Về chất liệu cũng dần dần có sự thay đổi. Do nhu cầu mốt ngày càng được chú trọng và đồng thời con người có xu hướng ưa sử dụng chất liệu tự nhiên nên vải là nguyên liệu ngày càng được sử dụng rộng rãi thay thế cho các chất liệu khác như da tự nhiên, giả da... Những cơ hội thách thức đối với ngành Da giầy Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang EU Liên minh châu Âu với tư cách là một thị trường chung từ năm 1993 tạo rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành giầy dép nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khi xuất khẩu sang thị trường này. EU là một khối liên minh kinh tế ổn định và có triển vọng tiếp tục mở rộng trong tương lai. Do vậy, nếu đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được sự tăng trưởng ổn định về kim ngạch và không sợ xảy ra tình trạng khủng hoảng thị trường xuất khẩu như với Liên Xô cũ vào đầu thập niên 90, với Nhật Bản vào năm 1997 - 1999. Nhìn chung EU là thị trường có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giầy dép, dệt may, thủy hải sản, nông sản và hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy vậy để khai thác hết tiềm năng của thị trường này và tận dụng triệt để lợi ích của Hiệp định khung về hợp tác ký kết 17/7/1995 và để xúc tiến thúc đẩy việc xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam nói chung và đặc biệt đối với ngành giầy dép nói riêng cần phải tìm ra những cơ hội thuận lợi và những khó khăn thách thức đối với việc xuất khẩu vào khu vực EU cả trên tầm vĩ mô và cả theo tầm qui mô theo ngành. 3.1 Những thuận lợi lớn: - Thứ nhất, việc thành lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU năm 1990, Hiệp định khung về buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam - EU năm 1992, Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam - EU năm 1995 cùng hàng loạt các hiệp định song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước thành viên EU đã được ký kết trong thời gian vừa qua tạo ra bước ngoặt quan trọng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU và tạo ra những cơ sở pháp lý để hai bên đưa mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại này lên một tầm vóc mới, nhằm khai thác nhiều hơn tiềm năng của mỗi bên. Đặc biệt Việt Nam được EU dành cho qui chế tối huệ quốc về thương mại và được hưởng những thuận lợi của qui chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP mà EU dành cho các nước đang phát triển là nhân cố quan trọng tạo ra những thuận lợi lớn để hàng Việt Nam có thể vào được trong EU. Hơn nữa, phía EU đã cam kết nâng cao hạn ngạch cho hàng xuất khẩu của các nước ASEAN trong đó có Việt Nam và giảm các loại hàng chịu giới hạn Quotas tại các Hội nghị thượng đỉnh á - Âu ASEM. Trên cơ sở của diễn đàn ASEM, ngay trong kỳ họp thứ 2 của ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - EU vào tháng 10 năm 1996. Việt Nam chính thức đưa ra đề nghị EU mở cửa nhiều hơn cho hàng dệt may, giầy dép và nông sản của Việt Nam và được phía EU chấp thuận Mặt khác phía EU đã cam kết trợ giúp Việt Nam về mặt công nghệ để cải tiến mẫu mã, áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, giúp hàng hoá của Việt Nam có một vị trí xứng đáng trên thị trường EU. Điều này có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc tăng cường mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU. Tuy chưa phải là thành viên của WTO nhưng Việt Nam vẫn được hưởng các qui chế ưu đãi trên. Đối với ngành giầy dép nói riêng thì việc Việt Nam chính thức quan hệ với EU nói trên đã mở ra một thị trường mới đầy tiềm năng. EU là thị trường xuất khẩu giầy dép lớn nhất của Việt Nam và hiện nay giầy dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU vẫn có những điều kiện thuận lợi từ điều này. Việc giầy dép Việt Nam nhập khẩu vào EU còn được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP vẫn tạo nên sự thuận lợi cho mặt hàng giầy dép của Việt Nam. Một số nước có khả năng xuất khẩu hàng giầy dép có sức cạnh tranh với Việt Nam giờ đây không được hưởng ưu đãi GSP của EU nữa như Malaysia, Indonesia và các loại giầy thể thao Trung Quốc. Các mặt hàng này giờ đây không được hưởng ưu đãi thuế quan mà còn bị định ngạch đã làm cho khối lượng xuất khẩu từ các nước nói trên vào thị trường EU giảm đi nhanh chóng. Theo qui chế ưu đãi thuế quan GSP này, các sản phẩm giầy nếu có 40% nguyên liệu sản xuất từ Việt Nam (có giấy chứng nhận xuất xứ C/O form A) sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi nhập khẩu 13,58 - 14%, nếu không được hưởng ưu đãi thuế từ 30 - 35% tùy chủng loại sản phẩm. Theo nguyên tắc cộng gộp của EU, các nguyên phụ liệu nhập khẩu từ một nước thành viên của một khối kinh tế để tiếp tục gia công sẽ được coi là xuất xứ tại nước gia công, vì vậy được coi là đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp để hưởng GSP. Việt Nam gia nhập khối ASEAN tháng 7/1995 do vậy sản phẩm giầy dép của Việt Nam cũng được hưởng tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp nêu trên khi xuất sang thị trường EU. Khi EU áp dụng biện pháp bảo hộ mậu dịch bằng cách đánh thuế chống phá giá đối với một số loại giầy dép nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan (từ tháng 2/1995) thì tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giầy dép Việt Nam vào EU tăng nhanh, theo số liệu thống kê của ủy ban EU chỉ trong 2 năm kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 2 lần: năm 1995 là 373.683.000 Euro, năm 1996 là 806.443.000 Euro. - Thứ hai, mặc dù EU là một thị trường khó tính, khó xâm nhập nhưng Việt Nam đã có những tiền đề thuận lợi để chen chân vào thị trường này. Ngay từ khi chưa có quan hệ chính thức với EU, Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với từng nước thành viên EU. Đây thực sự là bước đệm trong sự thành lập và phát triển quan hệ Việt Nam - EU. ở đây, quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Pháp, Đức đã thực sự là hòn đá tảng để Việt Nam tiến sâu vào EU với những tiềm năng và ảnh hưởng của hai thị trường này trên trường quốc tế. Trong hiện tại và tương lai, Pháp và Đức sẽ là cầu nối vững chắc giữa Việt Nam và EU. Ngược lại, sau khi Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU được ký kết, mối quan hệ giữa hai bên sẽ là nền tảng bền vững để Việt Nam tiếp tục phát triển quan hệ kinh tế, thương mại với từng nước thành viên và tiếp theo mối quan hệ gắn bó giữa Việt Nam và các nước thành viên EU lại làm thúc đẩy hơn mối quan hệ chung Việt Nam - EU. Có thể nói, quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - EU ngày càng được tăng cường và kết quả phát triển tất yếu của mối quan hệ sẵn có của từng nước thành viên EU với Việt Nam đặc biệt là quan hệ giữa Việt Nam với Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển...Đối với mặt hàng giầy dép cũng là một điều thuận lợi nữa là với kế hoạch mở rộng EU, những nước dự định gia nhập EU hầu hết là những nước có quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam chủ yếu là một số nước Đông Âu như Ucraina, Belaruts...Những nước này trước kia là những bạn hàng chính của Việt Nam nói chung và ngành xuất khẩu giầy dép nói riêng. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ quen hơn với thị trường, quen hơn với tập quán tiêu dùng của thị trường này so với các thị trường lạ nên nếu các nước Đông Âu này gia nhập EU thì không những góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - EU mà còn mở rộng thêm thị trường cho mặt hàng giầy dép Việt Nam. - Thứ ba, sự hình thành thị trường EU thống nhất từ 1-1-1993 và sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu - đồng EU từ 1/1/1999 là yếu tố thuận lợi lớn cho việc phát triển mối quan hệ thương mại Việt Nam - EU và cũng mở ra cơ hội thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong đó có mặt hàng giầy dép vào thị trường EU, một thị trường tiềm năng với gần 400 triệu người tiêu dùng trong một thực thể thương mại duy nhất với một đồng tiền duy nhất. Từ năm 1992 trở về trước, khi xuất khẩu giầy dép vào EU, các doanh nghiệp Việt Nam phải nghiên cứu kỹ và tuân thủ chính sách thương mại và tập quán tiêu dùng của cả 15 nước thành viên. Nhưng từ sau năm 1993, với sự hình thành của thị trường chung Châu Âu, 15 nước thành viên EU và trong tương lai có thể tăng thêm EU + 13 nước thành viên mới, tất cả sẽ chỉ có một chính sách thương mại chung và mức thuế chung với hàng nhập khẩu. Vấn đề mở rộng EU thực sự là một điều kiện hết sức thuận lợi cho các nhà xuất khẩu giầy dép Việt Nam vì kinh nghiệm tiếp cận thị trường và trình độ kinh doanh thương mại quốc tế của họ còn hạn chế. Mặt khác, việc hình thành một thị trường thống nhất đã tạo hội tốt để Việt Nam mở rộng xuất khẩu giầy dép đến những thị trường còn mới mẻ, khó thâm nhập hiện còn ít giao lưu thương mại như Lucxămbua, Ailen, Bồ Đào Nha, áo...vì khi sản phẩm Việt Nam được các nước khác trong khối biết đến và chấp nhận thì cũng dễ dàng được các nước khác chấp nhận. Hơn nữa với việc hình thành một thị trường thống nhất, việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia và giới hải quan bị xóa bỏ nên hàng hoá, vốn, lao động được tự do lưu thông trên toàn lãnh thổ EU. Chính vì thế mặt hàng giầy dép của Việt Nam khi vào được thị trường của một nước thì cũng có thể thâm nhập được vào các thị trường khác trong toàn khối. Mặt khác thay vì phải nghiên cứu 15 biểu thuế nhập khẩu, qui chế nhập khẩu của 15 nước khác nhau nay ta chỉ cần theo một biểu thuế nhập khẩu và một qui chế nhập khẩu thống nhất. Tương tự, đồng Euro ra đời cũng là mở cơ hội thuận lợi cho việc mở rộng và chủng loại và khối lượng hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như trước kia các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các nhà xuất khẩu giầy dép Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn trong việc thâm nhập vào thị trường như Ailen, Luxămbua, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, áo...do gặp trở ngại trong thanh toán thì nay với một đồng tiền thống nhất đồng Euro, các doanh nghiệp có thể bán sản phẩm đến tất cả các nước trong khối EU. Mặt khác, trong hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với EU, Việt Nam cũng chỉ cần dùng duy nhất đồng Euro thay thế cho các đồng bản tệ, điều này tạo sẽ điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tính giá, ký kết hợp đồng và thực hiện các hoạt động khuyếch trương sản phẩm, khuyến mại, triển khai các chiến lược thâm nhập vào thị trường EU, giảm chi phí bán hàng nói riêng và chi phí xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung. Hơn nữa với sự ra đời của đồng Euro, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ phải dự đoán mức độ rủi ro của một đồng tiền duy nhất. Euro lại là một ngoại tệ khá mạnh, khi đưa vào lưu hành cho phép ta sử dụng cơ chế "rổ ngoại tệ", ở đó tỷ trọng đồng Euro sẽ được xác định tương ứng với qui mô buôn bán và đầu tư của Việt Nam với các nước sử dụng đồng Euro nên Việt Nam dễ khai thác được lợi thế của đồng Việt Nam yếu hơn để điều chỉnh tỷ giá hối đoái có lợi cho xuất khẩu hơn, giảm bớt mức độ phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong thanh toán quốc tế. Mặt khác cũng làm giảm bớt đi được phần nào sự phụ thuộc quá nhiều vào chu kỳ kinh tế và chính sách tiền tệ của Mỹ. Nhìn chung từ 01/01/2002 xuất khẩu giầy dép sang bất kỳ nước thành viên nào trong khối EU, chỉ cần tuân theo một chính sách thương mại chung và thanh toán bằng Euro, không phức tạp như trước đây phải tính giá theo nhiều đồng tiền khác nhau và phải tuân theo nhiều biểu thuế và qui chế nhập khẩu rất khác nhau giữa các thị trường. - Thứ tư, giầy dép là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường EU và hiện nay đang có tiềm năng và lợi thế về lực lượng lao động với lợi thế giá nhân công rẻ sẽ làm chi phí sản xuất giảm từ đó làm giảm giá bán tăng thêm sức cạnh tranh của mặt hàng giầy dép Việt Nam với các loại giầy dép nhập khẩu từ các nước khác ngay trong thị trường Việt Nam và trong các thị trường Việt Nam xuất khẩu sang. Đối với thị trường EU, hiệu quả xuất khẩu của mối quan hệ giầy dép Việt Nam vẫn chưa phải là cao nhưng hoạt động xuất nhập khẩu những mặt hàng này đã tạo tiền đề thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam làm quen với thị trường EU. Hơn nữa thông qua các mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện tại của Việt Nam mà chủ yếu là những mối quan hệ có dung lượng thị trường lớn như giầy dép, may mặc, thủy hải sản được tiêu dùng rộng rãi trong thị trường EU. Người tiêu dùng EU đã quen dần với nhãn mác thương mại Việt Nam, từng bước hình thành nên tập quán và thói quen tiêu dùng hàng Việt Nam của khách hàng ở thị trường EU. Tuy nhiên, đối với mặt hàng giầy dép là mặt hàng chúng ta tiến hành gia công xuất khẩu là phần nhiều thì việc xuất khẩu với nhãn mác thương mại chính thức của Việt Nam cũng không nhiều song trên phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tạp chí bằng tiếng Anh, người ta đã nhắc đến giầy được sản xuất ở Việt Nam như cà fê được sản xuất tại Braxin, đồ điện tử được sản xuất ở Nhật..., tức là Việt Nam đã nổi tiếng trên thế giới về việc sản xuất giầy cho dù giầy đó có mang các thương hiệu của nước khác như Nike, Adidas, Reebokthì cũng được nghĩ rằng có thể được sản xuất tại Việt Nam. Điều này tưởng chừng như vô nghĩa nhưng thực ra là một thuận lợi lớn trong việc tạo niềm tin thị hiếu thói quen cho người tiêu dùng EU có cái nhìn mới hơn về mặt hàng giầy dép của Việt Nam, từ đó tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU và mở rộng sang nhanh sang thị trường khác. Thứ năm, nhờ có sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực ngành sản xuất giầy dép trên thế giới 30 năm qua đã phát triển khá mạnh nhưng hiện nay có xu hướng chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và hình thành trung tâm sản xuất mới từ các nước đó. Các ngành sản xuất giầy dép ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã chuyển phần lớn sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, ấn Độ, Hàn Quốc, Inđônesia, Thái Lan, Việt Nam...nguyên nhân chính là giá nhân công ở các nước này thấp. Xu hướng chung của các nước công nghiệp và nhiều nước đang phát triển sẽ tập trung vào việc phát triển các ngành kỹ thuật công nghệ cao, sử dụng ít lao động, loại bỏ dần các ngành sử dụng nhiều lao động, hàm lượng khoa học kỹ thuật thấp như giầy dép. Do vậy các nước mới bắt đầu thực hiện công nghiệp hoá, có thuận lợi về giá nhân công như nước ta sẽ có cơ hội phát triển. Nhiều nước đang phát triển đã nắm được xu hướng này nên xuất khẩu giầy dép ở các nước này tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt là những nước ASEAN và khu vực Thái Bình Dương là các quốc gia có khả năng cung cấp lớn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ giầy dép của các nước phát triển. Việt Nam cũng sẵn sàng chuẩn bị mọi điều kiên để nắm bắt thời cơ này. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, người lao động Việt Nam nhất là trong ngành công nghiệp sản xuất giầy dép có kỹ năng khéo léo, giá nhân công lại rẻ đã góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép của Việt Nam sang thị trường EU. Giầy dép chiếm tỷ trọng khá cao và đạt kim ngạch khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam xuất sang EU là do có lợi thế cạnh tranh là hàm lượng lao động cao, chủ yếu dựa trên nguồn lao động dồi dào. Hiện nay giá nhân công của Việt Nam được đánh giá là thấp trong khu vực khoảng 0,14 đến 0,16 USD người/giờ. Giá lao động rẻ là một yếu tố tạo ra sức cạnh tranh cho những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trong dây chuyền sản xuất như ngành giầy dép. Tuy nhiên, ngày nay do sự phát triển ngày càng nhanh chóng của các tiến bộ khoa học kỹ thuật thì lợi thế này có vẻ ngày càng giảm đi nhưng trong thời gian tới nó vẫn còn là một thuận lợi cho mặt hàng giầy dép của Việt Nam khi xuất khẩu vào EU cũng như các thị trường khác. Cuối cùng không thể không kể đến những thuận lợi nội tại của ngành như lợi thế xuất khẩu trực tiếp thu ngoại tệ để có ngoại tệ hoàn trả và đầu tư thêm thiết bị nhà xưởng sản xuất,và vốn đầu tư trang thiết bị không lớn ( tuỳ chủng loại giầy chỉ cần 800.000-1.500.000 USD đã có thể có một dây chuyền sản xuất với công suất 600.000 đôi / năm). 3.2. Những khó khăn thách thức lớn: Khó khăn đầu tiên mà chúng ta sẽ gặp phải khi xuất khẩu giầy dép sang EU là thị trường EU đang tìm cách bảo hộ sản xuất trong nước và chống lại việc nhập khẩu giầy giá trị rẻ từ các nước Châu á - Thái Bình Dương. Điều này thể hiện bằng các chính sách chống bán phá gía và áp dụng hạn ngạch đối với hàng da giầy của các nước châu á cũng như các yêu cầu về chuẩn mực lao động quốc tế. Hiện nay chúng ta vẫn được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập nhưng trong thời gian qua tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam tăng nhanh, chiếm 21.5% tổng số giầy dép nhập khẩu vào EU. Nếu con số này tiếp tục tăng đến 25% tổng số giầy dép nhập khẩu và EU thì Việt Nam sẽ không được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan nữa mà sẽ bị áp dụng hạn ngạch. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm về khía cạnh giá cả chất lượng, thời hạn giao hàng để tranh thủ nâng cao kim ngạch xuất khẩu trong khi sản phẩm giầy dép Việt Nam chưa bị áp dụng hạn ngạch như một số nước khác. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn xuất xứ để được hưởng GSP tránh bị nghi ngờ về xuất xứ và gian lận thương mại. Mặt khác việc EU mở rộng thị trường sang phía Đông ngoài những thuận lợi như đã phân tích ở trên cũng đem đến cho chúng ta những đối thủ cạnh tranh mới. Thị trường EU đang có xu hướng nhập khẩu và phát triển sản xuất giầy từ khối các nước Đông Âu khi quan hệ thương mại được cải thiện. Các nước EU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoaluan.doc
Tài liệu liên quan