Đề tài Các chính sách cơ bản tác động đến nông nghiệp nông thôn Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Chương I: Vai trò của Chính Phủ và các chính sách kinh tế đối với nông nghiệp – nông thôn. 2

I. Vai trò nông nghiệp – nông thôn trong quá trình phát triển nền kinh tế quôc dân. 2

1. Đặc điểm kinh tế nông nghiệp – nông thôn. 2

2. Vai trò của nông nghiệp – nông thôn với phát triển kinh tế. 3

3. Các giai đoạn phát triển nông nghiệp – nông thôn . 4

II. vai trò Chính Phủ và các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn. 6

1. Sự cần thiết trợ giúp của Chính Phủ đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. 6

2. Phân loại chính sách kinh tế tác động đến nông nghiệp, nông thôn. 6

III. Kinh nghiệm thực thi các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn của một số nước. 8

1. Kinh nghiệm xây dựng xây dựng các chính sách tác động trực tiếp đến người sản xuất nông nghiệp. 8

1.1. Chính sách ruộng đất. 8

1.2. Chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất. 9

2. Kinh nghiệm xây dựng các chính sách kinh tế tác động gián tiếp lên sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. 10

3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm và sự vận dụng vào phát triển nông nghiệp – nông thôn Việt Nam. 12

Chương II: Những chính sách cơ bản (chủ yếu) trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới. 13

I . Những chính sách vĩ mô tạo môi trường phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn việt nam thời kỳ đổi mới. 13

1. Các chính sách có vai trò tác động trực tiếp vào người sản xuất. 13

1.1. Chính sách tạo vốn (tín dụng) cho sản xuất. 13

1.2. Chính sách trợ giá trực tiếp đối với sản phẩm đầu ra. 15

1.3. Chính sách thuế nông nghiệp . 15

1.4. Chính sách sử dụng đất nông nghiệp . 16

2. Chính sách vĩ mô tác động gián iếp vào người sản xuất. 17

2.1. Chính sách đâu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. 17

2.2. Chính sách nghiên cứu nông nghiệp và chuyển giao công nghệ 18

2.3. Chính sách khuyến nông, chuyển giao công nghệ sản suất mới cho nông thôn. 19

II. Kết quả tác động của chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn. 20

1. Thành tựu chủ yếu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. 20

1.1. Tác động của chính sách đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. 20

1.2. Tác động của chính sách kinh tế đến thu nhập, việc làm và đời sống dân cư nông thôn. 22

2. Những tồn tại của chính sách đối với quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn . 23

Chương III: Những vấn đề (thách thức) đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến năm 2010 và các chính sách phát triển. 26

I. Những thác thức, tiềm năng và những vấn đề đặt ra đối với kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. 26

1. Những thách thức đối với kinh tế nông nghiệp,nông thôn. 26

2. Những tiềm năng phát triển nông nghiệp, nông thôn . 29

II. Định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2010. 31

III. Một số suy nghĩ về các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010. 33

Kết luận 36

Tài liệu tham khảo 37

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các chính sách cơ bản tác động đến nông nghiệp nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay để thực hiện các dự án do chính Phủ quy định; chú trọng cho vay đối với hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ vùng núi cao, hải đảo, vùng xa, vùng sâu, vùng kinh tế mới ... Cụ thể việc đổi mới chính sách tạo vốn cho nông thôn đã được thể hiện cụ thể là: + Việc cấp vốn cho sản xuất, bất kể loại hình nào cũng chuyển sang hình thức tín dụng thương mại với nhiều kênh khác nhau, xoá bỏ chế độ cho vay lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước về sản xuất nông nghiệp và thực hiện lãi suất tương đương. + Đối tượng cho vay mở rộng tới hộ nông dân với tư cách là những đơn vị tự chủ sản xuất sản xuất kinh doanh hàng hoá nông thôn. Nếu năm 1981-1987, đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước và các hợp tác xã nông nghiệp, thì sang giai đoạn 1988-1993 khách hàng chủ yếu của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam là các hộ nông dân. + Bình đẳng hoá các thành phần kinh tế trong quan hệ tín dụng với ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, xoá bỏ quy định áp dụng mức lãi xuất khác nhau giữa các khách hàng. Hệ thống lãi suất ưu đãi chỉ còn duy trì đối với các khoản tín dụng đặc biệt dành cho các vùng núi cao, hải đảo, vùng kinh tế mới... + Phát triển nhiều kênh truyền tải vốn cho vay tới hộ nông dân, đó là: Cho vay qua các tổ chức, các hội, đoàn thể... như (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh liên, hợp tác xã ...). Từ đó các hộ nông dân có cơ hội được vay vốn để tạo nhiều việc làm mới , tăng thu nhập, giảm nghèo đói. + Ngoài ra thu hút và mở các nguồn vốn cho vay của các tổ chức trong và ngoài nước, hình thành nhiều khoản cho vay theo mục tiêu dưới dạng dự án, chương trình tín dụng nhân đạo. Thực hiện chính sách mở cửa, trong những năm gần đây, đã có nhiều tổ chức phi chính Phủ nước ngoài đưa vốn vào Việt Nam cho nông dân vay để phát triển sản xuất. Nổi bbật nhất là các tổ chức như SIDA (Thụy Điển); Quaker (Mỹ); UNFPA (Liên hợp quốc thông qua FAO) Quỹ nhi đồng Anh (SCFGB); PAM ...với số vốn lên tới hàng triệu $. Điều đó góp phần đáng kể vào việc tạo vốn phát triển cho kinh tế nông thôn . Những nội dung đổi mới của chính sách tạo vốn tín dụng trên đây thực sự có tác dụng tích cực trên cả hai mặt hai mặt : Một là thực hiện cho vay tới các hộ nông dân với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế cùng hỗ trợ, tạo vốn ban đầu cần thiết để hộ nông dân phát triển sản xuất, xoá bỏ các khoản vay nguyên tắc kém hiệu quả trước kia. Chính sách này được đông đảo nông dân hưởng ứng thực hiện, vay- trả sòng phẳng. Theo báo cáo của NH Nông nghiệp Việt Nam, mặc dù lãi suất cho hộ nông dân vay không hề ưu đãi nhưng kêt quả trả nợ rất tốt. Đến cuối năn 1992 có tới 96% hộ nông dân vay đã thanh toán xong, chỉ có 4% nợ quá hạn, song số này vẫn có đủ khả năng trả nợ. Thực tế khẳng định thành công của chính sách tín dụng trong những năm vừa qua, đồng thời cho thấy vai trò to lớn của chính sách phát triển tín dụng tới hộ sản xuất, và dần dần hình thành thị trường vốn nông thôn, trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hoá nhiều thành phần. Hai là: nâng cao nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam phù hợp với yêu cầu đổi mới của cơ chế kinh tế và các chính sách vĩ mô khác, đặc biiệt là thích nghi với hoạt động tín dụng theo theo quy luật của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. 1.2. chính sách trợ giá trực tiếp đối với sản phẩm đầu ra. Do chính sách giá cả đã chuyển dần và đồng bộ từ cơ chế nhà nước quy định chủ quản, áp đặt nhiều giá sang cơ chế một giá, theo quy luật cung – cầu của thị trường và do thị trường quyết định. Cơ chế này ứng dụng đối với đại đa số các hàng hoá nông sản. Tác động của chính sách tự do hoá giá cả trên đây đã bước đầu tạo ra sự điều tiết từ phía thị trường, theo sự vận động của quan hệ cung cầu. Tuy nhiên, do tính tự phát của thị trường đã có tác động xấu đối với sản phẩm nông nghiệp. Đó là một số sản phẩm, ở một số vùng trong những thời điểm nhất định do giá hạ thấp, nông dân đã phải giảm sản xuất, hoặc phá bỏ để trồng cây khác có lợi hơn, hoặc giảm bớt đấu tư vào thâm canh để tránh thua lỗ. Nhận biết tác động xấu đó đối với một số sản phẩm trọng yếu, nhà nước đã thử nghiệm can thiệp vào thị trường nông sản bằng cách mua theo giá bảo trợ, cao hơn giá hình thành triên thị trường khi giá thị trường xuống thấp hơn giá thành sản xuất, trước hết là đối với lúa gạo (mức giá bảo trợ bằng giá thành trung bình cộng với lãi suất tối thiểu khoảng 20-30% so với giá thành). Đồng thời Nhà nước đã thực hiện cấp tín dụng lãi suất ưu đãi để các công ty lương thực có thể mua lúa dự trữ trong dân, ngoài ra còn thực hiện chính sách giảm thuế xuất khẩu. Thực tế cho thấy, nhờ sự can thiệp trực iếp của Nhà nước vào thị trường nông sản bằng các biện pháp trên, đã có tác dụng làm cho giá nông sản trong nâưm 1993 có tăng lên, và thu hẹp một phần giá cánh kéo, làm giảm bớt thua thiệt cho nông dân và khuyến khích ra tăng sản xuất. Thực tiễn những năm qua đã cho thấy, trong cơ chế thị trường người nông dân không thể đối mặt trực tiếp với những biến động mau lẹ và khắc nhiệt của thị trường. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước. 1.3. chính sách thuế nông nghiệp . Trong những năm qua kinh tế nông thôn chịu sự điều tiết của nhiều loại thuế như : thuế nông nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế hàng hoá, thuế môn bài, thuế sát sinh ...Nhưng trong đó tỷ trọng thuế nông nghiệp chiếm trên 80% tổng thu thuế nông thôn và có chiều hướng tăng lên. Trong khi đó các loại thuế khác chỉ chiếm 10% và có xu thế giảm. Do đặc điểm này sự đổi mới chính sách thuế ở nông thôn giai đoạn 1980-1993 vừa qua chủ yếu tập trung vào thuế nông nghiệp. Lần đầu tiên chính sách thuế nông nghiệp được sửa đổi vào năm 1983 với sự ra đời của pháp lệnh thuế nông nghiệp. Lần thứ hai sửa đổi và bổ sung pháp lệng thuế nông nghiệp là vào năm 1989 theo xu hướng chuyển từ thu thuế hoa lời trên đất sang loại thuế bao hàm cả thuế đất, Thuế doang thu và thuế lợi tức. Lần thứ ba vào năm 1993 với sự ra đời của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, có hiệu lực từ ngày 1-1-1994. Nội dung cơ bản của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp là từ bỏ cách thu thuế gộp, cả thuế đất, thuế doanh thu vào một khoản thu, đồng thời xác định rõ phạm vi điều tiết; mức nghi thu thuế giảm từ10% xuống 7% sản lượng để khoán sức nông dân. Thiết lập chính sách giảm và miễn thuế đối với những vùng khó khăn nhằm khuyến khích sản xuất. Gắn nghĩa vụ nộp thuế sủ dụng đất nông nghiệp, với việc giao đất canh tác lâu dài cho từng hộ nông dân ở nông thôn để thực hiện nguyên tắc bình đẳng. Việc đổi mới chính sách thuế nông nghiệp bằng luật thuế sử dụng đất nông nghiệp là một bước hoàn thiện căn bản chính sách điều tiết của nhà nước với nông dân theo luật và phù hợp với cơ chế sản xuất hàng hoá đang hình thành ở nông thôn. 1.4. Chính sách sử dụng đất nông nghiệp . Trong giai đoạn 1989-1992 thực hiện chính sách giao khoán ruộng sản xuất nông nghiệp ổn định 15 năm cho người lao động và xoá bỏ cơ chế phân phối bình quân theo công điểm , đã tạo động lực to lớn trong đông đảo nông dân lao động, hăng hái phát triển sản xuất. Nhưng sau khi vận hành chính sách này môt thời gian cho thuế, việc phân chia ruộng đất bình quân như vậy dã hạn chế nhiều khả năng phát triển sản xuất hàng hoá của nông dân. Mặt khác, mối quan hệ nông dân- ruộng đất trong cơ chế khoán nói trên , vấn chưa tạo đủ tiên đề và điều kiện khả thi để nông dân thức sự làm chủ sản xuất , yên tâm đầu tư thâm canh, bồi bổ và khai thác ruộng đất lâu đài. Vì vậy cần phải có một chính sách mới để tạo điều kiện phát huy cao quyền tự chủ của người sản xuất. Từ thực tế đó tháng 7 năm 1993 nhà nước ban hành luật đất đai với nội dung cơ bản là : khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Hộ gia đình nông dân được nhà nước giao đất và mặt nước sản xuất nông- lâm ngư nghiệp để sử dụng lâu dài. Thời gian giao đất, sử dụng đối với các cây hàng năm là 20 năm, với cây lâu năm là 50 năm. Trong thời gian sử dụng hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất và đượ hưởng năm quyền: “ chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất”. Đây là nội dung đổi mới căn bản của chính sách đất đai mới, phá vỡ những hạn chế đối với nông dân trong quá trình sử dụng, để sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, đồng thời tạo ra môi trường, để thúc đẩy quá trình sử dụng tài nguyên quý hiếm có hiểu quả cao trong cơ chế thị trường. Chính sách đất đai mới đã được sự đồng tình và ủng hộ của tuyệt đại đa số nông dân, và người sản xuất nông nghiệp. Đến nay, hầu hết đất đai, mặt nước, có điều kiện canh tác dễ dàng đã có chủ sử dụng cụ thể, tạo ra tâm lý yên tâm trong việc đầu tư,sử dụng, thúc đẩy tìm tòi các phương thức canh tác có mức sinh lời cao, đó là động lực mới đối với nông dân . 2. chính sách vĩ mô tác động gián iếp vào người sản xuất. 2.1. chính sách đâu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Những năm trức kia chính sách đâu tư cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn chủ yếu dược tính qua khối lượng tiền vốn “ đầu tư xây dựng cơ bản” của nhà nước, do ngân sách trực tiếp cấp và nhằm vào các mục tiêu sau: - đâu tư qua các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước để trực tiếp khai hoang các diện tích mới trồng cây công nghiệp dài ngày. - đâu tư xây dựng một số công trình thuỷ lợi lớn. - đâu tư xây dựng các trạm trại nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ thực vật, thú y. - đâu tư xây dựng các trạm máy kéo, công cụ canh tác nông nghiệp. - đâu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, cơ sở hạ tầng đường sá, điện nông thôn . Các chính sách đâu tư trên đây thể hiện nhiều hạn chế, đó là tính phân tán cao đẫn đến kém hiệu quả, đặc biệt đối với những khoản đâu tư cho các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp. Trong khi đó hệ thống cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, đường sá rất kếm phát triển, chưa được chú trọng đâu tư thoả đáng. Nhận rõ tìmh trạng trên Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã quyết định phải điều chỉnh lớn cơ cấu đâu tư, thay đổi theo hướng : + Tăng tỷ trọng đâu tư vào lĩnh vực thuỷ lợi và thuỷ nông, giải quyết thêm diện tích lúa được tưới tiêu, phục vụ nhu cầu thâm canh và mở rộng diện tích canh tác trên những vùng còn nhiều tiềm năng như Đồng Tháp Mười và Đồng bằng Sông Cửu Long. + Giảm nhanh tỷ trọng vốn đâu tư vào các đơn vị quốc doanh nói chung và các quốc doanh trực tiếp sản xuất nông nghiệp nói diêng. Việc điều chỉnh vốn đâu tư của Nhà nước vào các ngành trồng trọt, cũgn như vào khu vực quốc doanh nông nghiệp, song song với chính sách khuyến khích nông dân bỏ vốn phát triển sản xuất đã không gây hao hụt lớn đối với sự phát triển, mà ngược lại đã thu hút được một lượng tiến vốn lớn trong dân đưa vào sản xuất, qua đó khuyến khích tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả những nguồn lực sẵn có của các thành phần kinh tế. Điều đó phù hợp và nhất quán với chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Có thể đánh gia rằng: sự điều chỉnh trong chính sách đâu tư của nhà nước vào nông nghiệp và nông thôn trong những năm qua là kịp thời và mạnh dạn, tác động tích cực của sự điều chỉnh là vừa thu hút vốn đâu tư của xã hội vào sản xuất, vừa làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đâu tư và đưa hệ thống doanh nghiệp Nhà nước trong nông- lâm- ngư thoát khỏi tình trạng bao cấp, ỉ lại vào nhà nước. 2.2. chính sách nghiên cứu nông nghiệp và chuyển giao công nghệ ý thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu nông nghiệp và chuyển giao công nghệcho nông dân. Nghị quyết trung ương V đã chỉ ra: Khoa học- công nghệ phải tập trung nghiên cứu, lai tạo, tuyển chọn các giống cây, côn mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau. đổi mới kỹ thuật canh tác... Có chương trình nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học- công nghệ ... Tổ chức các trung tâm hoặc các điểm chuyển giao công nghệ, các công ty hổ trợ phát triển nông thôn ở các tỉnh kết hợp với hệ thống khuyến nông. Trên tinh thần đó Chính Phủ ban hành Nghị định số 13-CP ngày 2-3-1993 về “ quy định công tác khuyế nông”. Trong đó xác định rõ: Hình thành vốn cho hoạt động khuyến nông, phương thức sử dụng vốn và chế độ đãi ngộ, đào tạo cán bộ khuyến nông cho cơ sở. Trên cơ sở hoạt động nghiên cứu nông nghiệp đã triển khai theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường. Gắn hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp với từng hộ với các yêu cầu cụ thể và thiết thực. Công tác khuyến nông được triển khai, trở thành chính sách lớn của Nhà nước với các nội dung cụ thể là: - Phổ biến những tiến bộ trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản và những kinh nghiệm điển hình sản xuất giỏi. - Bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, kiến thức quản lý kinh doanh cho nông dân để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. - Phối hợp với cơ quan chức năng cung cấp cho nông dân thông tin về thị trường, giá cả nông sản để cho nông dân bố trí sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. 2.3. chính sách khuyến nông, chuyển giao công nghệ sản suất mới cho nông thôn. Nắm được nhu cầu to lớn của hộ nông dân muốn chuyển sang sản xuất hàng hoá cần phải được hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất mới, phải được cung cấp những thông tin về khoa học, công nghệ để thay đổi lề lối canh tác cũ, ngày 2-3-1993 chính Phủ ban hành Nghị định số 13/CP quy định về công tác khuyến nông tới hộ nông dân nhằm hai mục đích: vừa đáp ứng yêu cầu dịch vụ chuyển giao kỹ thuật sản xuất phổ thông cho nông dân, vừa gắn cán bộ kỹ thuật với thực tiễn sản xuất để phát huy khả năng sãn có. Đồng thời khuyến khích các tổ chức khuyến nông tự nguyện của các thành phần kinh tế – xã hội, tư nhân, trong và ngoài nước hình thành, hoạt động theo luật Việt Nam, nhằm hỗ trợ các mặt cho nông dân phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong thời gian gắn chính sách khuyến nông được triển khai tuơng đối khẩn trương, tuy còn nhiều vấn đề còn sử lý song trước hết mạng lưới khuyến nông được hình thành từ Trung ương tới cơ sở. Cụ thể : - ở Trung ương: 3 tổ chức khuyến nông được thành lập ở 3 Bộ cũ (Nông nghiệp và công nghệ thực phẩm, Lâm nghiệp và thuỷ sản) - ở cấp tỉnh: Hình thành từ 1 đến 2 trung tân khuyến nông, lân, ngư. - ở cấp huyện, liên huyện hoặc cụm xã đã hình thành các trạm khuyến nông, tổng số đến nay nên tới hơn 1 vạn đơn vị. - ở cơ sở xã, thôn có cán bộ kỹ thuật hoặc hộ nông dân sản xuất giỏi làm nghiệm vụ thử nghiệm, làm mẫu kỹ thuật mới, làm giống, bảo vệ thực vật, thú y. Họ làm chân rét cảu các trạm khuyến nông huyện, liên huyện, cụm xã, không thuộc biên chế nhà nước trong hệ thống nhân viên khuyến nông, cho tới nay trung bình cứ 50 hộ có trên 1 nhân viên khuyến nông loại này. II. Kết quả tác động của chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn. 1. Thành tựu chủ yếu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. 1.1. Tác động của chính sách đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp là bộ phận cấu thành bền vững và rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. Nó trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cơ bản, thiết yếu nhất đối với nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội loài người, tạo nguyên liệu cung cấp công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, là nguồn cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. Từ nhận thức đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Thể hiện Đảng và Nhà nước đã định ra chiến lược và ban hành nhiều văn bản pháp luật, các chỉ thị, nghị quyết, hệ thống chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những cơ chế chính sách góp phần tạo ra bước ngoặt của quá trìng phát triển nông nghiệp và thay đổi diện mạo nông thôn nước ta. Mà đánh dấu bước ngoặt đầu tiên là chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá V năm 1981. Cơ chế quản lý mới đã tạo ra động lực phát triển. Sản lượng quy thóc đã tăng từ 15 triệu tấn năm 1981 lên 18,2 triệu tấn năm 1985, tốc độ tăng lương thực bình quân thời kỳ 1981-1985 là 5%. Song từ năm 1986, nông nghiệp có biểu hiện tăng chậm lại, nhiều chỉ tiêu cơ bản giảm sút, sản lượng lương thực quy thóc năm 1986 đạt 18,397 triệu tấn, tăng 0,98% so với năm 1985; năm 1987 đạt có 17,562 triệu tấn, giảm 4,4% so với năm 1986. Nguyên nhân do chính sách không còn phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, không khuyến khích nông dân lao động hăng hái làm việc. Trước thực tế đó, tháng 4 năm 1988, Bộ chính trị ra nghị quyết 10 về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp nhằm thay đổi cơ bản tư duy kinh tế trên các vấn đề như : Sở hữu, vai trò của hộ nông dân, lưu thông hàng hoá ... từ sau nghị quyết 10 của Bộ chính trị, lực lượng sản xuất được giải phóng, những rằng buộc máy móc trong cơ chế quản lý được tháo gỡ. Nông nghiệp từ đó phát triển khá vững chắc. Sản lượng lương thực quy thóc, mức lương thực bình quân đầu người và sản lượng gạo xuất khẩu đều tăng với nhịp độ khá (xem biểu). Đơn vị: 1000 tấn Năm Sản lượng lương thực quy thóc Sản lượng gạo xuất khẩu Sản lượng thóc bình quân đầu người(kg) 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 19.583,1 21.515,6 21.488,5 21.989,5 24.214,6 25.501,7 26.198,5 27.570,9 29.217,9 30.561,3 31.800,0 - - 1.624 1.033 1.946 1.722 1.893 2.052 3.003 3.500 3.800 269,5 293,0 290,3 289,5 311,1 321,7 324,5 337,5 350,3 360,4 418,4 Sự phát triển của nông nghiệp đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp song tăng nhanh giá trị tuyệt đối. Năm 1988, giá trị sản phẩm nông nghiệp theo giá hiện hành đạt 7.139 tỷ đồng, bằng 46,3% so với tổng sản phẩm trrong nước là 15.420 tỷ đồng(công nghiệp chiếm 23,96% và dịch vụ chiếm 29,74%), thì năm 1997 nông nghiệp đạt 77.520 tỷ đồng, bâừng 26,22% so với 295.696 tỷ đồng tổng sản phẩm trong nước (công nghiệp chiếm 31,23% và dịch vụ chiếm 42,74%) Với sự phát triển của nông nghiệp, đời sống nhân dân được cải thiện, tạo điều kiện phát triển công nghiệp và dịch vu, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, khai thác được nội lực của nền kinh tế, từng bước hội nhập khu vực và thế giới. Từ những phân tích trên, có thể khẳng định quan điểm phát triển hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý có ảnh hưởng tích tực đến năng suất lao động, số lượng và chất lượng nông sản hàng hoá, cải thiện đời sống nhân dân và làm thay đổi diện mạo nông thôn nước ta. 1.2. Tác động của chính sách kinh tế đến thu nhập, việc làm và đời sống dân cư nông thôn. * Tác động của chính sách kinh tế đến thu nhập và đời sống dân cư nông thôn. Thực tế không thể phủ nhận à sau những năm đổi mới nói chung và đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nói riêng, các chính sách kinh tế mới đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tác động một cách toàn diện và sâu rộng đến đời sống kinh tế xã hội của nông dân và nông thôn nước ta. Nhờ sự phát triển tăng trưởng ngày một cao, từ 4-1988 đến năm 1998, nông nghiệp đã tăng bình quân 4,3% / năm, sản lượng lương thực quy thóc tăng từ 19,583 triệu tấn lên 31,8 triệu tấn, bằng 1,62 lần; cà fê tăng 20 lần; cao su tăng 3,5 lần; chè tăng 1,8 lần. Kim nghạch xuất khẩu nông lâm, thuỷ sản năm 1998 đạtrực tiếp,9 tỷ $, chiến 31% tổng kim nghạch xuất khẩu cả nước. Do quá trình tăng trưởng nhanh mà đời sống nhân dân được tăng lến rõ rệt, bình quân lượng thực đầu người tăng từ 280kg (1987) lên 360 kg (1995) và lên 380kg (1998). Cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện, 84% diện tích lúa được chủ động tưới tiêu; 93% xố xã có đường ô tô về đến trung tâm, gần 80% số xã có điện , hơn 40% dân cư nông thôn có nước sạch để sinh hoạt, gần 100% số xã có trường học cấp I, 95% số xã có trạm xá và gần 80% số xã có trường cấp II... Số hộ nông thôn làm ăn khá giả ngày càng tăng lên, số hộ khó khăn và nghèo đang có xu hướng giảm nhanh. Có thể nói các chính sách kinh tế mới đã thực sự tác động mạnh mẽ nâng cao đời sống nông dânvà thay đổi đang kể bộ mặt nông thôn trong thời gian qua.Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu cơ bản đã đạt được, xét về mục tiêu xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, chúng ta thấy nhiều điều còn phải tiếp tục suy nghĩ, nhiều khó khăn cần khắc phục. Đó là các tệ lạn xã hội có xu hướng ra tăng và một bộ phận không nhỏ dân cư cồn nghèo đói (trên dưới 20%) trong đó khoảng từ 5-7% thuộc diện đói ngay ngắt vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. * Tác động của chính sách kinh tế đến lao động và việc làm. Hiện nay có tới trên 70% dân số sống ở nông thôn , trong đó tỷ lệ lao động trong nông nghiệp là 71,6% năm 1991 đã tăng lên 72,4% năm 1993. Đó là sức ép lớn đối với việc nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Tỷ lệ lao động nông nghiệp thất nghiệp hầu như không giảm đi, lao động phi nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 8%. Như vậy, xu thế chung cho thấy nông dân chưa có cơ hôi tìm thêm công ăn việc làm phi nông nghiệp tại chỗ và vẫn lấy sản xuất nông nghiệp làm chỗ dựa chính. Tình trạng này đã hạn chế mức tăng thu nhập của hộ nông dân vì ruộng đất quá ít. Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng lao động của các hộ gia đình nông thôn trong các vùng rất thấp. Ruộng đất chỉ thu hút khoảng 45% thời gian lao động, các hoạt động sản xuất khác thu hút khoảng hơn 30% thời gian lao động, còn lại hơn 20% thời gian là không có việc làm. Vì vậy việc di chuyển lao động đi tìm việc làm từ nông thôn ra thành thị và các khu vực công nghiệp đang trở nên phổ biến. Các nguyên nhân thúc đẩy quá trình di chuyển này là do thiếu việc làm, thu nhập đối với các công việc ở nông thôn quá thấp không đảm bảo cuộc sống gia đình. Nguyên nhân do thu nhập thấp chiếm 40% số lao động di chuyển, 36% do thiếu việc làm, 13% do thiếu đất canh tác. Đánh giá chung thị trường lao động Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, việc đổi mới chính sách phát triển nông nghiệp –nông thôn cũng đã có nhiều đóng góp tích cực tác động đến thị trường lao động Việt Nam. Đặc biệt là chính sách tín dụng, chính sách khuyến nông, đã thúc đẩy quá trình mở rộng quy mô sản xuất thu hút dược nhiều lao động trong khu vực nông thôn. 2. Những tồn tại của chính sách đối với quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn . Thành tựu của sản xuất nông – Lâm – ngư nghiệp nói riêng và kinh tế nông thôn nói chung trong suốt quá trình đổi mới chính sách vừa qua thực sự to lớn, không thể phủ nhận. Thành tựu đó khẳng định các chính sách và biện pháp đổi mới quản lý kinh tế trong lĩnh vực này là đúng đắn, phù hợp với sự phát triển khách quan của tiến trình kinh tế. Song chính sự tiếp cận của một nền nông nghiệp còn rất nghèo nàn, lạc hậu với cơ chế thị trường mở cửa đã và đang vấp phải nhiều vấn đề, chứa đựng những khó khăn mang tính chất hỗn hợp cả kinh tế và xã hội, mà nguyên nhân chủ quan là do những hạn chế của nhóm chính sách sau : Nhóm chính sách tác động trực tiếp: + chính sách thuế nông nghiệp: chính sách thuế điều tiết chưa linh động, thay đổi kịp với tiến trình khuyến khích kinh tế nông thôn phát triển, thể hiện: thuế là ngánh nặng chi phí của nông dân, các sắc thuế còn cao so với các nước khác. Cơ sở tính thuế, cách tính thuế còn chưa chính xác chưa đúng với giá đất thực tế và chế độ miễn, giảm thuê đối với những hộ tự bỏ vốn ra cải tạo và xây dựng đồng ruộng chưa được phù hợp để khuyến khích họ đầu tư phát triển. Về cơ cấu thuế chưa dược hợp lý, mức thu các loại thuế trực thu từ nông nghiệp (thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế doanh thu, thuế công thương nghiệp ở nông thôn ...) vẫn còn cao, chưa tạo tâm lý thoả mái, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài thuế thì các khoản phí, lệ phí nông dân phải chịu, cần phải được điều chỉnh theo hướng giảm dần. Hiện nay là vẫn cồn cao. + chính sách thị trường, bảo hộ sản phẩm đầu ra cho nông dân: Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh tế nông thôn gặp nhiều trở ngại và khó khăn so với khu vực đô thị. Nguyên nhân là do chính sách bảo hộ sản phẩm đầu ra cho ngành nông nghiệp chưa được kịp thời, do tính chất sản xuất của ngành nông nghiệp là cung sản phẩm đầu ra tăng nhanh trong thời gian gắn (thời điểm thu hoạch). Do vậy thường bị các con buôn ép giá làm cho người dân bị thua thiệt. Thứ hai là sự dự báo cung cầu thị trường nông sản trong tương lai chưa được chính xác, dẫn đến cơ cấu sản xuất chưa được hợp lý. Đòi hỏi Chính Phủ có một dự trữ hợp lý để điều chỉnh cung, cầu thị trường nông sản khi có biến động lớn xẩy ra. + chính sách tín dụng: ở nông thôn chính sách tín dụng đã được phát triển từ nâu. Nhưng đồng tiền đến tay hộ nông dân vẫn còn xa vời, nhất là hộ nông dân nghèo. Các hộ nông dân vay vốn phải qua nhiều tay mới đến mình và phải chịu với lãi suất cao, đây là các hộ có nhu cầu thực sự về vốn để phát triển sản xuất, còn những hộ khá giả không có nhu cầu thực sự phát triển sản xuất họ lại được vay rất nhiều. Về lãi suất vốn vay vẫn còn khá cao đối với nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Đòi hỏi chính Phủ phải mở rộng các kênh cho vay, đa dạng hoá loại hình cho vay để vốn tới tay được hộ nông dân và giảm lãi xuất để khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống khu vực nông thôn. Nhóm chính sách tác động gián tiếp : + chính sác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35339.doc
Tài liệu liên quan