Đề tài Các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

PHẦN I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ 3

I-/ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1-/ Vai trò và các công cụ quản lý của Chính phủ 3

2-/ Vai trò của chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp nông thôn 5

II-/ CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG Ở MỘT SỐ NƯỚC 7

1-/ Các chính sách kinh tế đã được áp dụng ở một số nước 7

2-/ Một số bài học kinh nghiệm 10

PHẦN II - CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG

THÔN VIỆT NAM 12

I-/ ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 12

II-/ CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

VIỆT NAM 12

1-/ Chính sách ruộng đất 12

2-/ Chính sách khuyến khích phát triển. 15

3-/ Các chính sách và chương trình đầu tư. 16

4-/ Chính sách hỗ trợ nghiên cứu và khuyến nông 18

5-/ Chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất 20

6-/ Chính sách an toàn lương thực - một hành động cân bằng tinh tế. 25

PHẦN III - ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VÀ ĐƯỜNG LỐI, GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG TƯƠNG LAI 26

I-/ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM 26

1-/ Thành tựu 26

2-/ Hạn chế 29

II-/ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM 30

III-/ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG TƯƠNG LAI 31

1-/ Các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn 31

2-/ Các giải pháp chính sách chủ yếu 34

Kết luận 36

Tài liệu tham khảo 38

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5887 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cực đối với môi trường cũng như nội dung kinh tế. Chính vì vậy, cần phải quan tâm công tác kế hoạch trước khi đầu tư vào cây lâu năm, trong đó có xem xét tới các chi phí của việc sử dụng các diện tích đất đó. Tương tự như vậy, đối với trường hợp mở rộng diện tích trồng cà phê ở Tây Nguyên thì lợi nhuận của đầu tư lại phụ thuộc hoàn toàn vào tính sẵn có các nguồn nước tưới ngầm, tác động của môi trường; ví dụ: việc cạn kiệt nguồn nước ở Dak Lak đã chứng minh rằng yêu cầu cần phải có các biện pháp thiết thực để hạn chế tình hình này. Một lo ngại khác ít khi được nhắc đến có liên quan tới các diện tích đất nông nghiệp tiềm năng đặc biệt ở các vùng đất cao, đó là chính sách phân đất và cấp quyền nắm giữ đất cho các nông dân, dựa trên “hiệu quả phát triển” của họ trong việc sử dụng đất. Điều này đã dẫn tới tình trạng các hộ nông dân giầu có lại được giao nhiều diện tích đất mà trước kia là đất trống, đồi núi trọc. Điều này không chỉ mở rộng hơn khoảng cách thu nhập giữa cộng đồng, thực hiện chính sách này còn có thể gây ra các tổn thất hiệu quả tiềm năng trong việc phát triển đất. Xét tới diện tích ban đầu phân bổ dựa trên khả năng đầu tư hiện có của từng cá nhân (nghĩa là: hiệu quả phát triển) chứ không phải là khả năng tiềm tàng của các hộ gia đình có thể đóng góp vào khả năng mở rộng sản xuất nhờ có một hỗ trợ tài chính và các hỗ trợ khác ở mức độ tối thiểu. Chính vì vậy, sẽ có sự đánh đổi giữa các kết quả ngắn hạn và cơ hội sử dụng tốt hơn nữa nguồn nhân lực hiện có về mặt trung hạn. Sự đánh đổi này, cùng việc đảm bảo ổn định xã hội về mặt trung hạn đến dài hạn, là vấn đề cần phải đối mặt ngay. 2-/ Chính sách khuyến khích phát triển. Phát triển nông nghiệp từ năm 1988 rất đa dạng nhờ các chính sách phát triển của Chính phủ trong công cuộc đổi mới hoặc chính sách cải cách bao gồm các biện pháp, chính sách kinh tế vĩ mô và kinh tế ngành. Trong số các chính sách chống lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, những chính sách sau đặc biệt quan trọng: (a) hướng đồng Việt Nam gần hơn với tỷ lệ trao đổi thị trường; (b) duy trì mức lãi suất trên mức lạm phát; và (c) giảm bao cấp cho các xí nghiệp quốc doanh. Đổi mới cũng bao gồm tự do hoá giá, thị trường và các hoạt động thương mại. Vào những năm đầu thập kỷ 1990, việc công bố các luật để tăng cường lĩnh vực thương mại bao gồm Luật Ngân hàng mới và các luật kinh doanh/doanh nghiệp (sửa đổi luật liên doanh). Các biện pháp cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: (a) chuyển dịch từ canh tác tập thể, kế hoạch hoá tập trung sang chế độ canh tác cá nhân/gia đình; (b) tăng việc giao đất hợp tác xã/Nhà nước cho cá nhân sử dụng với các quyền của người sử dụng đất; (c) tăng cường quản lý và tự chủ về tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước (bao gồm các nông trường quốc doanh và hợp tác xã); và (d) xoá bỏ các hạn chế về lưu thông lương thực liên tỉnh. Những thay đổi này đã tạo ra các điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp hoá và “thị trường hoá” nền kinh tế nông thôn. Các cửa hàng tư nhân phát triển rất nhanh ở nông thôn đã không chỉ phục vụ người tiêu dùng và các yêu cầu đầu vào cho sản xuất của các cộng đồng làng nhỏ mà còn cung cấp một phần nhỏ các nhu cầu của họ về vốn và phục vụ như “cơ sở khuyến nông/thị trường” cho các chủ bán lẻ các mặt hàng có nhu cầu thị trường cao. Tình hình này tạo ra các tiền đề để đa dạng cơ cấu cây trồng hàng năm theo các yêu cầu thị trường. 3-/ Các chính sách và chương trình đầu tư. Rất nhiều các hoạt động cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp vào cuối những năm 80 tới đầu những năm 90 là kết quả các đầu tư được thực hiện cuối những năm 70 tới giữa những năm 80. Từ năm 1976 - 1986, khai hoang đất và tái định cư đã giúp tăng diện tích trồng trọt gần 20%. Diện tích trồng cây lương thực đã tăng đến đỉnh cao vào năm 1980 và sau đó đã giảm từ từ, điều đó chỉ ra Việt Nam đã đạt tới giới hạn đất có thể khai thác cho nông nghiệp. Tổng đầu tư cố định trong nông, lâm nghiệp đã tăng đáng kể vào cuối những năm 70 và giữa những năm 80. Đầu tư vào các công trình thuỷ lợi, năng lượng và giao thông, chủ yếu thông qua thương mại với CMEA và các hiệp định đầu tư với USSR. Các nước CMEA cũng tài trợ mở rộng rồng các cây thân cứng (chè, cà phê, hạt điều và cao su) và ngành dệt mà trước đây do các nông trường quốc doanh quản lý, nhưng hiện nay đặc biệt với cao su đang chủ yếu được các công ty bao cấp (tài sản hoặc các nhà máy) cho các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Sau khi giảm dần nhịp độ đầu tư từ cuối những năm 80, nông nghiệp đã tăng đáng kể từ những năm 90. Các xí nghiệp Nhà nước đã tăng khoản đầu tư của họ cho cao su từ 21 triệu đồng năm 1990 lên 102 tỷ đồng năm 1994 và cho cà phê từ 3 triệu năm 1990 lên 16 triệu năm 1994. Trong cùng thời gian này, đầu tư vào thuỷ lợi đã tăng từ 244 lên 1.240 tỷ đồng; đầu tư Nhà nước trong chăn nuôi cũng tăng từ 17 lên 106 tỷ đồng. Đầu tư vào thuỷ lợi để phát triển trồng lúa sẽ cấp nước cho 3 triệu ha trong số 4,2 triệu ha đất canh tác hiện nay. Do hệ thống không hoàn thiện, thiếu xót về quy hoạch và thiết kế, thiếu nước và vận hành kém, chỉ có 2 triệu ha đất hiện nay thực sự được tưới. Mặc dù thực tế này, đầu tư vào thuỷ lợi giữa những năm 91 - 95 đã đem lại 0,5 triệu ha đất mới cho trồng lúa (xem Kế hoạch - Đầu tư công cộng của Việt Nam) phần lớn là do cải tạo đất chua phèn vùng đất ướt đồng bằng sông Cửu Long. Với mức độ tương đương 125.000 ha/năm và giả sử tăng năng suất 2 tấn/ha, vùng đất mới khai thác cho trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần làm tăng sản lượng thêm 250.000 tấn/năm. Tăng năng lực tưới, tự do hoá thị trường trong môi trường kinh tế vĩ mô bền vững, đảm bảo an toàn hơn về quyền sử dụng đất và tăng khả năng tín dụng (sẽ thảo luận ở phần dưới), đã cho phép nông dân đáp lại được các thay đổi về giá bằng cách tăng đầu tư vào các kỹ thuật công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bảng - Tăng trưởng sản xuất lúa hàng năm và sử dụng vật liệu đầu vào Mức tăng trưởng trung bình năm (%) 1980 - 1987 1987 - 1994 Sản lượng lúa 4,2 4,8 Phân bón 17,3 12,0 Chi phí của Chính phủ vào thuỷ lợi Chưa có số liệu 136,8 Các loại giống mới 4,9 11,2 Máy kéo - 1,0 27,9 Bơm Chưa có số liệu 25,9 Trung bình từ năm 1987 (1986 - 1988) đến năm 1994 (1993 - 1995), mức tăng trưởng năm của mỗi đơn vị máy kéo (đơn vị có công suất nhỏ hơn) và bơm là 28% và 26%. Mặc dù tỷ lệ sử dụng giảm sau năm 1987, tổng lượng phân bón sử dụng (khoảng 80% số phân bón được sử dụng cho sản xuất lúa) vẫn rất đa dạng. Diện tích trồng các loại giống mới được tăng gấp đôi. Do tính chất đầu tư và lựa chọn công nghệ sản xuất, cơ cấu sản xuất lúa đã thay đổi, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long. ở vùng này, 44% diện tích trồng lúa năm 1995 được sử dụng cho vụ hè (vào thời gian này các giống lúa hiện đại phát huy tác dụng cao nhất) so với 26% trong năm 1985. Ngược lại, cơ cấu mùa vụ sản xuất lúa vẫn không thay đổi ở vùng núi và đồng bằng, trung du Bắc Bộ và ở Tây Nguyên. Ngân sách giành cho chương trình tái định cư (do tính chất liên quan với việc thành lập các nông trường quốc doanh) rất quan trọng khi đầu tư vào nâng cao khả năng sản xuất của các cây công nghiệp (đặc biệt là các cây thân cứng từ giữa những năm 70 cho đến cuối năm 1980). Các năm 1976 - 1990, có 3,9 triệu người được tái định cư theo những chương trình khác nhau, quan trọng nhất là chương trình “định cư có tổ chức” bắt đầu từ năm 1977 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện để khuyến khích thành lập các “vùng kinh tế mới” nhằm định cư lâu dài. Các hợp tác xã và nông trường quốc doanh được hỗ trợ về tài chính để đầu tư vào xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở và các dịch vụ sản xuất. Chương trình này cùng với “Chương trình Định canh Định cư” của Chính phủ đã tạo ra cơ hội cho các nhóm dân tộc thiểu số định cư lâu dài ở một nơi và một phần hỗ trợ tài chính cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đầu tiên, Chính phủ xác định những khu vực mật độ dân cư thấp có tiềm năng đất nông nghiệp (chủ yếu là các cao nguyên vùng Tây Nguyên) và nhằm vào các khu vực “quá đông người” (cả ở miền núi và vùng đồng bằng) để khuyến khích tái định cư tự nguyện. Sự khác nhau giữa hai chương trình là Chương trình Định canh - Định cư có sự tham gia di dân của nhiều tỉnh khác nhau (di dân trọn gói). ảnh hưởng chung của các chương trình này là đã hoà trộn với nhau. Mặc dù rừng đã bị tàn phá để trồng cây công nghiệp (chè, cà phê, hạt tiêu, dâu tằm) và một số cây lương thực khác (lúa, rau), thực tế việc trồng các cây công nghiệp trong chương trình định cư ở cao nguyên vùng Tây Nguyên là rất hợp lý về điều kiện đất phát triển nông nghiệp và đã cải thiện được mức sống cho người dân mới định cư. Các nông trường quốc doanh được thành lập trong chương trình tái định cư sẽ chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ (kỹ thuật, xã hội và tài chính). Sau năm 1991, khi khái niệm nông trường quốc doanh không còn được ưa thích nữa, hai chương trình đóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp vốn cho nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên là: - Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cho vay vốn (chủ yếu là vốn hoạt động) dùng vốn đầu tư tổ chức cho các hộ nông dân vay (khoảng 35% số người làm nghề nông và cũng tỷ lệ tương tự cho số người nghèo ở nông thôn), số tiền tín dụng này đã phát triển từ con số không ở năm 1990 khi mới thành lập. Đến nay Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã cho vay lên tới 100 triệu USD một năm. - Nghị định 327, Chương trình “phủ xanh đất trống đồi núi trọc” là nguồn tín dụng đầu tư cho từng hộ nông dân để mở rộng trồng cây công nghiệp loại thân cứng (cà phê, cao su, chè, cây ăn quả) và các loại cây rừng phát triển nhanh để làm bột giấy và giấy. Nó cũng đã cung cấp vốn cho các hoạt động thí điểm trong công tác bảo vệ rừng liên quan tới các thoả thuận chung với các cộng đồng sống ở vùng đệm, loại vốn này bao gồm vốn cho các công trình hạ tầng cơ sở xã hội quan trọng (cấp nước di động, lớp học, trạm y tế, bưu điện). Phân bổ vốn hàng năm từ ngân sách Chính phủ là khoảng 55,60 triệu USD. 4-/ Chính sách hỗ trợ nghiên cứu và khuyến nông Cần ưu tiên giới thiệu về chuyển giao công nghệ thích hợp để có thể khai thác tốt nhất hoặc khai hoang các vùng đồi trọc, đặc biệt là vùng cao nguyên. Đối với loại vụ thu hoạch hàng năm có giá trị kinh tế, các vùng canh tác này hiện có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chuyển giao công nghệ (ví dụ như công nghệ trồng ngô lai, bông, trồng dâu nuôi tằm) bởi việc ra quyết định thay vụ mùa này bằng vụ mùa khác là hết sức cần thiết. Các trung tâm khuyến nông “mới” cần cộng tác với các cơ quan và trường đại học liên quan để gắn liền quá trình nghiên cứu với khuyến nông, đóng vai trò cơ quan điều phối cung cấp đầu vào hoặc tiếp thị (với khu vực tư nhân) và cung cấp tín dụng (với Ngân hàng Nông nghiệp), để bảo đảm quá trình chuyển giao công nghệ thực hiện thành công. Đối với cây ăn quả hàng hoá, công nghệ áp dụng không chỉ là đầu vào mà còn bao gồm vốn đầu tư vào đồng ruộng và một chế độ nuôi trồng đúng đắn (thông thường là chế độ phân bón định kỳ, làm cỏ và các biện pháp chăm sóc đất trồng khác), hiện đang là vấn đề đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ và nhiều dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật. Do đó, cần tăng cường hỗ trợ khuyến nông đối với người nông dân ở những nơi doanh nghiệp Nhà nước không cung cấp các dịch vụ tương tự. Vấn đề đang cần giải quyết là sự hỗ trợ về kỹ thuật và tín dụng như vậy sẽ được cung cấp như thế nào, theo các điều kiện nào. Rõ ràng vấn đề chúng ta sẽ gặp phải là việc hỗ trợ tối thiểu cho nông dân trong thời kỳ chưa thu hoạch. Với những yêu cầu như vậy, áp dụng phương thức “trung tâm khuyến nông” có lẽ không thích hợp. Đối với các biện pháp bảo vệ đất hay các công nghệ nông - lâm, kết hợp với bảo vệ rừng đầu nguồn, cần có sự đầu tư nhất định (mặc dù có thể không lớn như đối với đất thu hoạch cây lâu năm). Hầu hết những thay đổi quan trọng cần tiến hành không chỉ ở từng họ nông dân mà cả ở cấp xã, bởi nhiều khi vấn đề này liên quan tới việc sử dụng các nguồn lực chung. Chúng ta có công nghệ đã được cải thiện để sử dụng tốt hơn các vùng đất trồng vấn đề còn tồn tại hiện nay là điều chỉnh công nghệ này cho thích hợp với các điều kiện hiện tại cũng như những hạn chế, khó khăn người nông dân đang gặp phải. Trên cơ sở các nghiên cứu, cần lưu ý tới một số điều kiện tiên quyết cho việc chuyển giao công nghệ có hiệu quả: Thứ nhất, các công nghệ có khả năng áp dụng tốt nhất cần thích ứng với những điều kiện canh tác của các hộ nông dân và phải đủ khả năng tăng thu nhập của người nông dân. Ngoài ra, thay đổi cây trồng có thể phù hợp với một số vùng nhưng không thể áp dụng ở các nơi khác do thị trưoừng nơi đó hấp thụ các loại nông sản này còn hạn chế. Thứ hai, đối với canh tác thương mại và bảo vệ đất bằng các biện pháp nông lâm, có thể xem xét áp dụng một số công nghệ đã dược sử dụng nhiều và có hiệu quả tại địa phương. Đối với canh tác thương mại, là lĩnh vực đã đúc kết nhiều kinh nghiệm thường có vấn đề cần cân nhắc giữa thay đổi để thích ứng với nhu cầu của người nông dân (vụ mùa thu hoạch trong năm) hay phục hồi hoặc bắt đầu cách canh tác mới (trồng cây lâu năm). Đối với xử lý đất bằng biện pháp nông - lâm, cần chú trọng hơn vào khả năng áp dụng các biện pháp hiện có (quế và cây ăn quả), đang cần triển khai rộng hay những biện pháp mới tại một số vùng như bảo vệ đất bằng phương pháp trồng cỏ. Phương án bảo vệ đất bằng cách trồng cỏ là biện pháp các hộ nhỏ để thực hiện với chi phí thấp. Phương pháp này cũng tạo thêm nguồn thu nhập bằng cách bán hạt giống cỏ, thức ăn gia súc và cành khô làm chất đốt, giúp người nông dân có thêm nhận thức về giá trị của việc bảo vệ đất. Vì những lý do trên, cần xác định rõ những điều kiện để việc chuyển giao, ứng dụng các công nghệ được hiệu quả. Vì vậy, cần tập trung nghiên cứu để (a) phát triển những công nghệ thích hợp dưới dạng các thử nghiệm được quản lý chặt chẽ, ứng dụng tại các vùng thật điển hình ở nhiều địa phương, để từ đó đánh giá xác định các phương pháp thích hợp, các thực tiễn xác lập và quản lý; (b) chương trình giới thiệu, thử nghiệm công nghệ ngay trên đồng ruộng, dựa trên phương thức tối ưu khi ứng dụng công nghệ được chuyển giao (kết hợp với (a)). Sự tham gia của người nông dân vào việc xác định mục tiêu và đưa ra các công nghệ cũng như việc định hướng lại cách hỗ trợ khuyến nông và đào tạo cán bộ khuyến nông là những yếu tố hết sức quan trọng. Quan trọng hơn nữa là việc áp dụng ngay những thành công đã có trong việc chuyển giao công nghệ tại địa phương để có tác động nhanh hơn. ở một số vùng được lựa chọn, có thể xem xét thành lập các nhóm chuyển giao công nghệ bao gồm các nông dân tại địa phương, các cán bộ khuyến nông có hiểu biết, những nông dân già có kinh nghiệm, các nhà nghiên cứu và đại diện các tổ chức phi Chính phủ làm việc tại địa phương. Khi tiến hành hỗ trợ kỹ thuật, có thể đề xuất ứng dụng công nghệ ngay trên đồng ruộng vì điều này phù hợp với thực tiễn hệ thống canh tác còn hạn chế, đồng thời đem lại lợi ích cho người nông dân. Trong trường hợp bảo vệ đất rừng/ rừng đầu nguồn, các khu đồi được xác định đúng, thậm chí có thể dùng làm mô hình điểm và trở thành một nội dung của quá trình khuyến nông. Có thể đưa đoàn đại biểu các nông dân từ một xã tới thăm xã có mô hình điểm để tìm hiểu các điều kiện ứng dụng công nghệ. 5-/ Chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất 5.1-/ Chính sách tín dụng Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ, cơ sở hạ tầng và đảm bảo quyền nắm giữ sử dụng đất loại hình Chính phủ có tác động quan trọng đối với sự tăng trưởng nông nghiệp là tín dụng. Về nội dung tín dụng, kết quả hoạt động đáng kể của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được nêu trên ở mục chính sách đầu tư. Chính sách mới về tạo vốn cho sản xuất khẳng định: “thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả kinh tế xã hội, không phân biệt thành phần kinh tế ưu tiên cho vay để thực hiện các dự án do Chính phủ quy định, chú trọng cho vay đối với hộ nghèo, các hộ vùng núi cao, hải đảo, vùng xa, vùng kinh tế mới. Cụ thể là: - Việc cấp vốn cho sản xuất, bất kể loại hình nào cũng chuyển hẳn sang hình thức tín dụng thương mại dưới nhiều kênh khác nhau, xoá bỏ dần chế độ cho vay lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước và thực hiện lãi suất dương. - Đối tượng cho vay được mở rộng tới hộ nông dân với tư cách là những đơn vị tự chủ sản xuất kinh doanh hàng hoá trong nông thôn. Nếu trong giai đoạn 1981 - 1987 đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước thì sang giai đoạn 1988 - 1993 khách hàng chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam là các hộ nông dân. Các hỗ trợ tín dụng khác đối với nông thôn đã được phát triển song song với sự xuất hiện ngân hàng cổ phần nông thôn, các hợp tác xã tín dụng cùng với Quỹ Tín dụng nhân dân và Ngân hàng phục vụ người nghèo. Cùng với bước tổng hợp tất cả các chương trình tín dụng đối với người nghèo thống nhất theo các hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo thì đã xuất hiện rủi ro, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đang trở thành vị trí độc quyền trên thực tế trong lĩnh vực Ngân hàng phục vụ người nghèo với các vấn đề hữu hiệu, đặc biệt trong trường hợp quyền hạn này bị lạm dụng. Do vậy, vấn đề Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam sẽ phát triển thế nào để có tác động quan trọng đối với tương lai phát triển nông thôn ở Việt Nam. Tài liệu này nhấn mạnh quan điểm rằng ngay cả khi kinh doanh, ngân hàng với người nghèo, cần phải có một số các điều kiện tiên quyết, phải được tuân thủ để đảm bảo hiệu quả và khả năng phát triển bền vững của các thể chế có liên quan. 5.2-/ Chính sách giá cả nông sản và vật tư nông nghiệp Trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, nông nghiệp không trực tiếp định giá sản phẩm thu mua hay vật tư bán lẻ nhưng trên bình diện vĩ mô nông nghiệp phải có chính sách ổn định giá bảo đảm lợi ích người sản xuất, người tiêu thụ, thích ứng tỷ giá quốc tế. Nguyện vọng người sản xuất là giá cả nông sản, giá trị tư liệu sản xuất ổn định, sản phẩm là ra có người tiêu thụ và có đủ vật tư để sản xuất. Đó là nhân tố bảo đảm cho nông nghiệp phát triển nhanh và ổn định. Khi người nông dân đã có sản phẩm được trao đổi trên thị trường thì cũng như các hoạt động sản xuất khác, họ quan tâm đến lợi nhuận. Lợi nhuận sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào giá bán của sản phẩm và giá mua các yếu tố đầu vào, trong đó phân hoá học thường chiếm tỷ lệ lớn. Phân tích chính sách giá nông sản và vật tư nông nghiệp ở Việt Nam trong tương quan với các nước trong khu vực (lấy ví dụ cây lúa) cho thấy chiến lược phát triển cây lúa chưa được định hình trên thực tế, kéo theo nó là hàng loạt chính sách cũng chưa hoạch định rõ ràng. Mối tương quan giữa giá đầu vào và giá đầu ra luôn bị phá vỡ buộc nông nghiệp Việt Nam thi hành hai chính sách sau: a -/ Chính sách ổn định phân bón hoá học. Sự nhậy cảm của nông dân đối với giá phân bón đặc biệt thể hiện rõ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi không có tập quán dùng phân hữu cơ và nơi sản xuất tuyệt đại bộ phận lúa hàng hoá cho chi dùng trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng chi phí về phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ở đây cũng cao hơn các vùng khác trong nước. Từ vụ đông xuân năm 1990 - 1991, do cung ứng phân bón hoá học tốt hơn nên giá phân bón không biến động lớn. Tình hình trên đã kích thích nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng diện tích trồng lúa. Trong khi đó, ở đồng bằng sông Hồng, nông dân gặp khó khăn trong việc chăm sóc lúa vì cung ứng phân bón kém, giá phân lên cao và nông dân lại mất mùa không có đủ tiền mua phân bón. Tình trạng cây “chay” không bón phân hoá học bắt đầu xuất hiện. Lượng phân hữu cơ đang tăng lên cũng không bù đắp được chất dinh dưỡng cho cây với giống lúa mới.Vấn đề ổn định giá phân bón và thuốc trừ sâu cho sản xuất lúa đã được đặt ra từ lâu nhưng chưa thực hiện được do chưa có một chính sách tài chính giá cả hợp lý và chưa có một hệ thống cung ứng phân bón có hiệu quả. Do thiếu cách nhìn đồng bộ của các cơ quan quản lý nên chính sách tài trợ đối với phân bón thường bị lui lại vì những khó khăn của một ngân sách thiếu hụt. Thế nhưng tình trạng thiếu hụt của ngân sách Việt Nam sẽ còn kéo dài, không lý để tình trạng này cản trở thi hành chính sách lương thực là một trong ba chương trình của chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2000. Chi phí nhập phân bón (urê) hàng năm mất khoảng 200 triệu đô la Mỹ hoàn toàn có thể trang trải được bằng số ngoại tệ do xuất khẩu gạo chưa tính đến số ngoại tệ do xuất các nông sản khác. Nếu quản ý tốt nguồn ngoại tệ thu được qua xuất khẩu nông sản thì nhu cầu phân bón cho lúa và những cây trồng chính hoàn toàn có thể được thoả mãn. Vấn đề bình ổn giá phân bón vì vậy là trong tầm tay. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến giá vốn nhập khẩu phân bón là giá nhập và tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp biến động về hai yếu tố này làm tăng quá mức giá bán phân bón đến người sản xuất thì cần có sự tài trợ của Nhà nước để giữ giá phân bón ở mức cần thiết trong tương quan với giá thóc (một urê tương đương hai lúa như đã nêu ở trên). Hình thức tài trợ là bù đắp cho công ty phân bón để họ bảo toàn được vốn ngoại tệ nhập phân bón. Hệ thống cung ứng phân bón: Có một hệ thống cung ứng phân bón được kiểm soát là điều kiện không thể thiếu được của việc thực hiện chính sách bình ổn giá phân bón. Từ lâu đã có kiến nghị áp dụng hình thức đại lý phân bón. Hình thức này vừa thích hợp với điều kiện thiếu vốn của các doanh nghiệp cấp tỉnh, huyện; vừa tạo điều kiện cho việc kiểm soát giá phân. Cần nghiên cứu để sớm đưa hình thức này vào cuộc sống. Trước mắt có thể làm thí điểm ở các địa phương có truyền thống kiểm soát lưu thông phân bón tốt như Hà Nội, Hải Phòng, An Giang v.v... Tuy rằng còn nhiều vấn đề nữa cần xử lý để có một cơ chế hữu hiệu bình ổn giá phân bón, thuốc sâu, nhưng hai biện pháp trên có vai trò quan trọng nhất. b-/ Chính sách thị trường tiêu thụ lúa gạo Do cầu về nông sản không co giãn nên người nông dân rất lo lắng khi được mùa, hay khi được mùa nhưng không có nơi tiêu thụ. Để giải quyết mâu thuẫn này Chính phủ phải ra tay can thiệp. Do khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng rõ rệt, nhu cầu tiêu dùng trong nước có giới hạn mà hàng năm chúng ta sản xuất lúa gạo rất nhiều. Lượng gạo dư cầu thị trường xuất khẩu. Bởi vậy Nhà nước ta đã khẳng định xuất khẩu gạo là một mũi nhọn kinh tế Việt Nam. Có như vậy mới hướng đầu tư thích đáng cho các công đoạn sản xuất, chế biến, dự trữ lúa gạo xuất khẩu, điều đó được thể hiện các khu chế biến, chế xuất mọc lên, kho dự trữ lúa gạo cho xuất khẩu, trợ giúp nông dân được đề cao. 5.3-/ Chính sách thuế Chính sách thuế có rất nhiều điều cần suy tính, ý tưởng chính sách thuế đối với nông nghiệp cần được cụ thể hoá vận dụng phù hợp nhằm mục tiêu chủ yếu là khuyến khích mọi thành phần kinh tế khai thác tối đa mọi năng lực sản xuất trong nông thoon, phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm, chuyển nông thôn, nông nghiệp đi vào sản xuất hàng hoá. Nước ta là một nước nông nghiệp, 80% dân số đang sống về nông nghiệp. Ngành công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển. Một phần tích luỹ của đất nước phải dựa vào thuế nông nghiệp. Đóng thuế nông nghiệp là vấn đề lịch sử và truyền thống của nông dân Việt Nam. Nhưng bao nhiêu là hợp lý ? Thu cao hoặc thấp không thể theo ý chủ quan mà phải tính toán tỷ mỷ để việc thu thuế có tác dụng kích thích sản xuất. Gạo xuất khẩu cũng không phải chịu thuế xuất khẩu; nhằm tạo cho gạo Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nói chung Chính phủ Việt Nam chỉ cho thi hành thuế thu nhập trong nông thôn. Tuy nhiên, vấn đề miễn toàn bộ thuế cho nông dân ở Việt Nam như trên đang có nhiều ý kiến tranh luận, không đồng tình. Từ trước thuế nông nghiệp nước ta chủ yếu thu thuế đất canh tác. Đất được chia làm 7 hạng, dự kiến thu 10% sản lượng ổn định (bình quân). Nhưng thực thu qua các năm 1980 - 1982 chỉ đạt 8,02% năm và các năm 1983 - 1989 chỉ đạt 6,3%/năm. Theo dự án luật thuế nông nghiệp thì đất chia làm 5 hạng, thuế thu bình quân 7% sản lượng ổn định (thực tế sẽ thu kém 1 - 2%/năm vì dự kiến có sự thất thu do thiên tai). Tuy mức thu đã giảm nhưng cũng nên xét giảm đối với vùng bình quân đất canh tác quá thấp; giảm hoặc miễn thuế đối với những hộ diện tích canh tác quá ít (ví dụ dưới 360 m2). - Việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân là một động lực thúc đẩy sản xuất. Nhưng hiện nay đã bị kẻ xấu lợi dụng, buôn bán đất một cách tự do. Do đó, để bảo đảm được quyền lợi cho người nghèo, giữ được đất sản xuất cần có quy định cụ thể về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp và nên thu thuế trước bạ thật cao. 5.4-/ Chính sách nghiên cứu triển khai nông nghiệp Chính sách nghiên cứu triển khai nông nghiệp nhằm giúp nông dân các kiến thức sản xuất và tiếp cận thị trường nông sản trong ngoài nước: - Xây dựng các nơi, trạm nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi. - Đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp có chất lượng lẫn số lượng cao. - Triển khai kỹ thuật thông qua đào tạo, tập huấn gắn với thực hành trong quy mô nhỏ. - Phổ biến các tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ chế biến, nông lâm, thuỷ sản và những kinh nghiệm điển hình sản xuất giỏi. - Bồi dưỡng v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc66494.doc
Tài liệu liên quan