Đề tài Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả

Mục đích chính của quá trình nấu bia là thu được từ malt một lượng chất hoà tan tối đa. Malt thường có sẵn 15% chất hoà tan. Sau quá trình đường hoá, hiệu suất chất hoà tan trong dịch đường khoảng 75% chất khô của malt. Như vậy, ta thấy phần lớn các chất hoà tan được tạo ra trong quá trình nấu bia và phụ thuộc rất nhiều vào số lượng cũng như chất lượng của các hệ enzyme có trong malt. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme trong giai đoạn nấu là nhiệt độ, pH, chế độ nước và nồng độ của enzyme. Và hai quá trình chính diễn ra trong giai đoạn này là thuỷ phân tinh bột và thuỷ phân protein.

Khác với loại bia tạo hương với hoa houplon, gừng được trộn chung và cùng trải qua quá trình nấu với malt đại mạch. Như vậy, trong quá trình nấu, tinh bột và protein của gừng cũng được thuỷ phân. đồng thời, enzyme zingibain cũng cùng tham gia với các hệ thống enzyme của malt. Mặt khác, quá trình này còn trích ly luôn cả các thành phần tạo hương (tinh dầu) và vị (chất nhựa) trong gừng ra dịch nấu.

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các dạng nước uống có dược tính từ rau quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1,8-cineol (6,2%), geranial (9,9%), a- terpineol (5,6%), borneol (5,4%), a- zingiberene (21,8%), b- bisabolene (7,9%), nerol (7,1%) và geraniol (9,4). v Monoterpen: Các monoterpen có mặt trong tinh dầu của gừng gồm: b- phellendrene, cineol, citral… Trong đó, citral là thành phần chủ yếu trong tinh dầu họ cam quýt, khi tương tác với ceton sẽ tạo thành Ionon hợp chất vòng có trong thành phần của phân tử carotene. Ionon là hợp chất có khá nhiều ứng dụng trong công nghiệp hương phẩm. Citral có hai đồng phân quang học là a-(cis-) và b-(trans-). v Sesquiterpen: Tinh dầu gừng chủ yếu là các sesquiterpen như (-) zingiberene, (+) ar-curcumene B- sesquiphellandrene, bisabolene, farnesene… Có thể xem sesquiterpen là các hợp chất do 3 đơn vị izopren tạo nên, với công thức chung là C15H24. Các sesquiterpen cũng chia ra mạch thẳng và mạch vòng, nhưng đa số là các hợp chất đơn vòng và đa vòng. 1.2.2 Oleoresin: Oleoresin là tên gọi khi chất nhựa (resin) kết hợp với các chất dầu dễ bay hơi. Các oleoresin có mặt trong gừng là: gingerol và shogaol. Vị hăng cay của gừng liên quan đến hợp chất gingerol, đây là nhóm rượu của oleoresin. Gingerol là một chất lỏng sánh, màu vàng, không mùi, vị rất cay, nhiệt độ sôi là 235- 2400C ở 18mmHg. Ngoài ra, gingerol còn hoà tan tốt trong cồn loãng và đặc, benzol, tinh dầu, cacbondisulphide, bồ tạt ăn da (kali hydroxit), ammoniac và acid acetic loãng nhưng hoà tan rất yếu trong ether dầu hoả. Trong suốt thời kỳ bảo quản, thành phần hăng cay gingerol sẽ bị thoái hoá dần thành shogaol có vị êm dịu hơn. Vì vậy, hàm lượng gingerol cao cùng với vị hăng cay mạnh sẽ chỉ thị cho độ tươi cũng như chất lượng của củ gừng sau thu hoạch. Và qua nghiên cứu, những thành phần hăng cay của gừng và các tác dụng có lợi cho sức khoẻ khác. Khi được trích bằng ether, rượu, acetone hay những dung môi khác, oleoresin thường bị lẫn tạp chất với phần tinh dầu. Ví dụ như thành phần của oleoresin tách bằng ether bao gồm tinh dầu dễ bay hơi, nhựa trung tính trơ, nhựa acid trơ, chất béo và gingerol (chiếm khoảng 0.6- 1.4%). Phần không tan được trong ether của gừng khi tiến hành trích ly bao gồm: chất nhầy, tinh bột, một lượng nhỏ các alkaloid… và tro. Hàm lượng và chất lượng của oleoresin được chiết xuất từ các loại gừng khác nhau không giống nhau. Gừng Jamaica mang lại khoảng 5% oleoresin khi trích bằng ether, alcohol hay chloroform. Trong khi đó, gừng Đông Ấn mang lại 8% oleoresin với cùng loại dung môi trích nhưng chất lượng kém hơn. 1.2.3 Các hợp chất phenol: Các hợp chất phenol trong củ gừng bao gồm: zingerone và gingeol. 1.2.4 Các acid amin, protein đơn giản và enzyme: 1.2.4.1 Acid amin: Trong củ gừng có chứa 7/8 acid amin cần thiết hay còn gọi là các acid amin không thay thế, gồm: isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, tryptophan và valine (thiếu threonine). Ngoài ra, củ gừng còn có các acid amin khác như là: alanine, arginine, asparagines, cystine, acid glutamic, glycine, histidine, praline, serine và tyrosine. Tuy nhiên, hàm lượng của chúng là rất bé. 1.2.4.2 Các protein đôn giản: có mặt albumin, globulin và glutelin. 1.2.4.3 Enzyme thuỷ phân protein: zingibain. Chính sự có mặt của enzyme này giúp cho quá trình tiêu hoá protein của cơ thể diễn ra tốt hơn. Vì vậy, các món ăn thịt cá thường dùng kèm với gừng như cá, ốc luộc, thịt bò nướng, thịt gà vịt… 1.2.5 Các acid hữu cơ: Có đến 17 acid hữu cơ khác nhau được xác định có mặt trong thân rễ của gừng như: acid a- linolenic, acid caffeic, acid capric, acid caprylic, acid dodecanoic, acid gadoleic, acid gamma- aminobutyric, acid lauric, acid linoleic, acid myristic, acid oleic, acid oxalic, acid p- hydroxyl- benzoic, acid palmitic, acid palmitoleic, acid phosphatidic và acid pipecolic. Ba acid khác (acid chlorogenic, acid ferulic và acid vanillic) có trong thân gừng và trong lá gừng tìm thấy thêm shikimic. 1.2.6 Các vitamin và khoáng chất: Trong củ gừng, người ta tìm thấy sự có mặt của khá nhiều loại vitamin kể cả nhóm tan trong dầu (b- carotene) lẫn nhóm tan trong nước, bao gồm: niacin (vitamin PP), pantothenic- acid (vitamin B3), riboflavin (vitamin B2), thiamin (vitamin B1), vitamin B6 và vitamin C. Các khoáng chất chủ yếu là các chất như: calci, phosphor, magie và kali. Người ta cho rằng sự có mặt của các khoáng chất này trong gừng sẽ giúp chữa trị một vài loại bệnh tật cho cơ thể. Magie, calci và phosphor cùng nhau thực hiện chức năng trong việc tạo thành xương, sự co cơ và sự truyền thần kinh. Hàm lượng cao của các chất này trong gừng làm cho nó trở thành một ứng cử viên hữu ích cho điều trọ các căn bệnh như: co thắt cơ, suy nhược, cao huyết áp, yếu cơ, co giật, lú lẫn, buồn nôn, rối loạn dạ dày và đường ruột. Hàm lượng cao của kali trong gừng sẽ bảo vệ cơ thể chống lại sự gãy xương, liệt, vô sinh, yếu cơ, tâm thần lãnh đạm, lú lẫn, hư cật và tim. Kali còn có thêm vai trò điều chỉnh huyết áp và điều hoà nhịp tim. 1.2.7 Các chất khác: Ngoài ra, củ gừng còn các thành phần khác như tinh bột, lignin, lecithin… 1.3 Công dụng của gừng: Gừng chữa trị bệnh cảm, làm giảm ói mửa và "làm sạch" những chất có độc tố. Rễ khô điều trị tình trạng dương suy, cảm lạnh, thường  được dùng trong "lạnh" dạ dày và bụng, thường được dùng trong tiêu chảy do lạnh, ho, thấp khớp và nhiều công dụng khác. Những kết quả thực nghiệm phát triển bởi những người khoa học Trung Quốc xác minh khả năng của rễ khô trong việc "tăng cường" dạ dày trong khi tác động như một dạ dày trung bình và chất kích thích đường ruột. Điều này còn được trình bày ức chế bệnh nôn. Công trình nghiên cứu với rễ tươi cho thấy là trong vài giờ đầu trà gừng làm giảm bài tiết trong dạ dày, tiếp theo là một thời gian dài kích thích Những thí nghiệm trên động vật cũng đã trình bày hoạt động gây tê và chống viêm nhiễm. Cả ở trong nước Trung quốc hiện đại, trong khi một thành phần chính trong hầu hết bất kể bữa ăn, gừng còn là một loại thuốc tiêu dùng rộng rãi nhất. Cả rễ tươi và rễ khô là những loại thuốc chính thức của trong dược thư Trung Quốc đương đại, như là một chất trích nước và rượu gừng. Gừng được dùng trong hàng tá toa thuốc Trung Quốc truyền thống như là một "thuốc hướng dẫn" trung hòa những ảnh hưởng của thành phần có độc tố tiềm tàng. Thật vậy, ở Trung Quốc đương đại, Gừng được tin là được dùng nửa trong những toa thuốc dược thảo. Như Trung Quốc cổ xưa, ở Ấn Độ rễ tươi và khô được xem như sản phẩm dược thảo riêng biệt. Gừng tươi đã được dùng trong bệnh do cảm lạnh, nôn mửa, hen suyễn, ho, đau bụng, nhịp đập nhanh của tim, sưng phồng, chứng khó tiêu, ăn không ngon và bệnh thấp khớp. Nói tóm lại, trong cùng những mục đích như ở Trung Quốc cổ xưa. Trong thế kỷ 19 Ấn Độ, một nhà văn người Anh đã quan sát là một đơn thuốc phổ biến chữa trị bệnh ho và hen suyễn gồm có nước gừng tươi với ít nước tỏi tươi trộn với mật ong. Một kem nhão gừng khô bột được dán hai bên thái dương để làm giảm bệnh đau đầu. Để làm giảm trạng thái buồn nôn, gừng tươi được trộn chung với  một ít mật ong, trên có liều lượng nhỏ lông công đốt. Một hướng dẫn viên y tế chính quyền đương đại ở Ấn Độ gợi ý 1-2 muỗng trà của nước gừng với mật ong  dùng để giảm cơn ho. Gừng phổ biến trong toa thuốc gia đình hiện nay ở Ấn Độ, như đã là 2,000 năm qua. Gừng thật là một bài thuốc gia đình trên thế giới. Bài thuốc đã nổi tiếng ở các gia đình châu Âu trong một ngàn năm. Trồng trọt châu Á đã dùng nó hàng thế kỷ. Những nhóm dân bản xứ trên các đảo Carribean nhanh chóng chấp nhận nó như một phương thuốc sau khi du nhập vào Mỹ bởi Francisco de Mendoca. Năm 1585, thật vậy, gừng được xuất khẩu từ Santa Domingo. Ở Jamaica xông khói hơi nóng trà gừng nóng được dùng như một loại thuốc xông để làm giảm nhức đầu xổ mũi. Truyền thống châu Âu xác đinh giá trị trà gừng trong rối loạn tiêu hóa. Family Herbal (1814) bởi bác sĩ người Anh, Robert Thorton, tán dương những đặc tính tốt của gừng, nhưng những tuyên bố của ông có thể nói nhiều hơn về tập tính xã hội của người Anh trong hai thế kỷ qua so với việc sử dụng gừng. "Những bệnh nhân khó tiêu do uống rượu nồng độ cao, là những chủ thể ấy là đối tượng của chứng đầy hơi và táo bón, đã biết nhận lợi ích rất lớn bằng việc sử dụng trà gừng; dùng hai hoặc ba muỗng đầy trong bữa ăn sáng, thích hợp với khẩu vị"..."Như việc gừng thúc đẩy thông lưu máu qua những mạch cực kỳ, điều được khuyến cáo trong những tập tính uể oải và phớt tỉnh, trường hợp dạ dày là chủ thể tải chất nhầy, và ruột phình lên do đầy hơi." Mặc dù Thorton gợi ý một lợi ích tiềm tàng khác của gừng - hỗ trợ tim. Công trình nghiên cứu bởi các nhà khoa học Nhật Bản chỉ dấu là gừng có một ảnh hưởng bổ cho tim, và có thể làm giảm huyết áp bằng cách giới hạn dòng chảy của máu trong vùng ngoại biên của cơ thể. Công trình nghiên cứu xa hơn cho biết là gừng có thể làm giảm mức cholesterol bằng cách giảm sự hấp thụ cholesterol trong máu và trong gan. Chất trích từ gừng đã được nghiên cứu rộng rãi trong nhiều hoạt động sinh học gồm có thuốc kháng vi khuẩn (antibacterial), thuốc kháng co giật (anticonvulsant), thuốc thuốc giảm đau (analgesic), thuốc chống loét (antiulcer), thuốc chống bài tiết trong dạ dày (gastric antisecretory), thuốc chống khối u (antitumor), thuốc kháng nấm (antifungal), thuốc trị co thắt (antispasmodic), thuốc chống phát sinh dị ứng (antiallergenic), và những hoạt động khác. Gingerols đã được trình bày sẽ là chất ức chế sinh tổng hợp prostaglandin. Những nhà nghiên cứu Đan Mạch ở trường đại học Odense đã nghiên cứu những đặc tính chống đông tụ của gừng và tìm thấy gừng là một tác nhân kết von máu mạnh nhiều hơn so với tỏi và hành tây. Cùng nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu việc sử dụng tiềm tàng gừng trong trị liệu chứng đau nửa đầu (migraine), dựa trên lịch sử lâu dài sử dụng gừng trong rối loạn thần kinh bởi các bác sĩ trong hệ thống y học truyền thống của Ấ Độ đã biết như là Ayurveda. Những nhà nghiên cứu đề xuất ý kiến là gừng có thể tác động làm giảm chứng đau nửa đầu và hoạt động phờng ngừa ngoài ảnh hưởng phụ. Những công trình nghiên cứu khoa học khác cho biết là gingerol, một trong những nguyên tắc hăng cơ bản, hỗ trợ việc đối kháng thính có độc tố trong gan bằng cách gia tăng bài tiết ra mật. Gừng cũng có những tính chất kháng vi trùng mạnh và chống oxyt hóa bảo quản lương thực). Một công trình nghiên cứu mới, đẩy mạnh sự nổi tiếng của gừng như là một loại thuốc dễ tiêu, cho biết là những chất trích acetone và methanol của gừng ức chế mạnh loét bao tử. Sản phẩm: Trà gừng: Trà gừng hầu như được yêu thích ở khắp châu Á từ Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Việt Nam và cả vùng núi Himalayas lạnh lẽo. Hiện nay, trà gừng có ba dạng chính là: trà gừng tươi, trà gừng dạng túi lọc và trà gừng hoà tan. Phân loại: · Trà gừng tươi: Gừng tươi được gọt vỏ và cắt lát mỏng. Để vào tách và đổ nước sôi sao cho ngập những lát gừng. Để yên vài phút. Uống khi còn nóng hay ấm và có thể thêm vào một ít mật ong hay đường cát nếu thích ngọt. Đây là một thức uống dễ làm, nhanh chóng có thể dùng thay nước chè hay nước lọc sau các bữa ăn trong ngày hay uống khi trời lạnh. Trà gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hoá, giảm các cơn đau khớp và phòng chống cảm cúm rất tốt. Trà gừng dạng túi lọc: Quy trình sản xuất khá đơn giản. Gừng tươi đem nghiền, sau đó đem đi sấy khô (tiến hành nghiền lại nếu sau khi sấy bột gừng bị vón cục). Định lượng vào các túi lọc. Khi uống thì bỏ cả túi vào trong một tách nước sôi. Uống khoảng 1- 2 lần thì bỏ bã. Uống khi còn nóng có tác dụng giống như trà gừng tươi. Trà gừng hoà tan: Gừng được đem đi trích ly bằng nước nóng sau khi được thái nhuyễn và nghiền mịn. Lọc bỏ bã và thu lấy dịch. Cô đặc dịch nước gừng và tiến hành sấy. Trước khi sấy có thể thêm mật ong để thu được sản phẩm trà gừng- mật ong. Lưu ý cần có thêm chất độn khi sấy, có thể sử dụng maltodextrin hoặc các đường dễ tan khác. Sau sấy, cần nghiền mịn (sấy màng bọt) hay tạo hạt (sấy phun). Khi dùng, cho bột trà gừng vào tách và rót thêm nước nóng một lượng vừa đủ. Khuấy cho bột gừng tan hết, rồi dùng nóng. Có thể về mặt dinh dưỡng trà gừng hoà tan có tăng chút so với hai dạng trên nhưng về mặt phòng và chữa bệnh lại giảm rất nhiều. Bởi vì, trà gừng hoà tan trải qua khá nhiều công đoạn chế biến gây thất thoát đáng kể các thành phần có hoạt tính trong gừng. Quy trình công nghệ: Gừng tươi Rửa sạch Cạo vỏ Nghiền nhỏ Ép Bỏ bã Nước ép Sơ chế theo 3 cách : Cạo vỏ thái lát. Không cạo vỏ, thái lát ngâm nước sôi. Không cạo vỏ, thái lát. Sấy khô, nghiền bột Chiết cồn 50% Bã Cô đặc Nấu xiro Làm cốm Làm kẹo, mứt, hỗn hợp gừng Sấy Thêm phụ gia tạo ngọt không calo và hương liệu, sấy chân không. Bao gói 20g (hạn dùng 6 tháng) Bao gói nhỏ 2g ( bảo quản trên 6 tháng) Bia gừng (ginger beer hay ginger ale): 2.2.1 Giới thiệu: Vào thời Trung Cổ, gừng đã từng làm tăng hương vị cho loại bia thật sự. Trong các quán bar ở Anh, thực khách có thể thêm bột gừng vào trong bia của họ nếu thích. Ngày nay, trong sản xuất bia gừng (ginger beer) của công ty Buderim (Australia), gừng tươi được coi như là một nguyên liệu chính bên cạnh các nguyên liệu truyền thống khác như malt đại mạch và hoa Houplon. Cần phân biệt ginger beer với ginger ale. Bia gừng (ginger ale) là một thức uống nhẹ mà rất được ưa thích ở Hoa Kỳ, Australia và các nước châu âu. Giống như các loại bia rễ cây (root beer) khác, bia gừng không phải là một loại bia lên men, mà chỉ được pha chế đơn giản từ: đường, phần chiết từ rễ cây và nước CO2 hoặc nước đá. Gừng để sản xuất bia thường là gừng được thu hoạch vào cuối vụ- gừng già. Lúc này, gừng có hàm lượng tinh dầu thơm và thành phần hăng cay khá cao. Đây là hai thành phần rất có ý nghĩa trong quá trình sản xuất bia bới vì chúng sẽ tạo ra hương và vị đặc trưng cho bia gừng (trong quá trình sản xuất bia gừng, người ta không sử dụng hoa houplon). Gừng tươi được làm sạch, nghiền thành bột và sấy khô nhằm tăng thời gian bảo quản, chờ đưa vào sản xuất bia gừng. 2.2.2 Quy trình sản xuất bia gừng (ginger beer) trong công nghiệp: Gừng tươi Nước, đường và malt đại mạch Nghiền Sấy khô Hòa trộn Nấu bia Lên men Tiệt trùng Lọc Bão hòa CO2 Rót chai Ghép nắp Thanh trùng Paster Bảo quản Bia gừng Nấm men Khí CO2 Chai sạch Giải thích quy trình: · Nấu bia: Mục đích chính của quá trình nấu bia là thu được từ malt một lượng chất hoà tan tối đa. Malt thường có sẵn 15% chất hoà tan. Sau quá trình đường hoá, hiệu suất chất hoà tan trong dịch đường khoảng 75% chất khô của malt. Như vậy, ta thấy phần lớn các chất hoà tan được tạo ra trong quá trình nấu bia và phụ thuộc rất nhiều vào số lượng cũng như chất lượng của các hệ enzyme có trong malt. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme trong giai đoạn nấu là nhiệt độ, pH, chế độ nước và nồng độ của enzyme. Và hai quá trình chính diễn ra trong giai đoạn này là thuỷ phân tinh bột và thuỷ phân protein. Khác với loại bia tạo hương với hoa houplon, gừng được trộn chung và cùng trải qua quá trình nấu với malt đại mạch. Như vậy, trong quá trình nấu, tinh bột và protein của gừng cũng được thuỷ phân. đồng thời, enzyme zingibain cũng cùng tham gia với các hệ thống enzyme của malt. Mặt khác, quá trình này còn trích ly luôn cả các thành phần tạo hương (tinh dầu) và vị (chất nhựa) trong gừng ra dịch nấu. · Lên men bia: Toàn bộ những tính chất đặc trưng của bia đều được tạo nên thông qua sự trao đổi chất của nấm men (phức hệ enzyme zimaza). Đường và các chất dinh dưỡng trước tiên sẽ được hấp phụ lên bề mặt của tế bào nấm men và khuếch tán vào bên trong. Sản phẩm cuối cùng sau một chuỗi các phản ứng enzyme xảy ra trong tế bào nấm men là rượu etylic và CO2. Chính sự thoát ra của CO2 sẽ làm cho môi trường bị khuấy động, kéo dài trạng thái lơ lửng của nấm men do đó gián tiếp làm tăng nhanh sự lên men. Ngoài sự chuyển hoá của các hydratcarbon, nấm men cũng chuyển hoá một số hợp chất khác từ đó dẫn đến sự tạo thành khá nhiều những thành phần phụ trong bia như: các rượu bậc cao, glycerin, các acid hữu cơ, ester, aldehyt,… kể cả các thành phần gây những ảnh hưởng xấu cho chất lượng của bia mặc dù hàm lượng của chúng khá nhỏ như: diacetyl, acetone, mercaptan, H2S… Quá trình lên men thường diễn ra theo hai giai đoạn: lên men chính và lên men phụ. Nếu như mục đích chính của quá trình lên men chính là chuyển hoá các chất đường và các dextrin mạch ngắn thành CO2 và etanol thì quá trình lên men phụ lại nhằm ổn định thành phần cũng như tăng cường các tính chất cảm quan cho sản phẩm. Trong giai đoạn lên men phụ (ủ chín bia), bia non tiếp tục được lên men tạo CO2 và etanol, nấm men khử diacetyl tạo ra do giai đoạn lên men chính thành acetoin, các acid hữu cơ thì tác dụng với rượu tạo thành các ester… · Hoàn thiện bia: Dịch sau lên men được lọc trong, bão hoà CO2, chiết rót vào chai và thanh trùng để tạo thành bia thành phẩm. Tuy nhiên, có thể tăng hiệu qủa của quá trình lọc trong bằng cách kết hợp với các biện pháp xử lý khác như: cho thêm hoá chất (tannin, bột kizegua, acid ascorbic,…) hay sử dụng enzyme (kristalaza, maltolizin, papain, colupulin,…). Trong môi trường bia thành phẩm nghèo O2, vi sinh vật nhóm acetic hay coli đều không thể phát triển được nhưng các vi sinh vật khác (nấm men không giữ lại được khâu lọc hay nhóm sarcine) lại phát triển dễ dàng. Vì vậy, cần thiết phải có thêm giai đoạn thanh trùng Pasteur để nhằm ngăn chặn tác động xấu của các vi sinh vật và kéo dài thời hạn sử dụng. Nước uống từ nấm linh chi 1. Giới thiệu nấm Linh chi: 1. 1 Thành phần hoá học chủ yếu trong nấm Linh Chi: Thành phần Hàm lượng (%) Nước 12 ÷ 13 Cellulose 54 ÷ 56 Lignin 13 ÷ 14 Hợp chất nitơ 1.6 ÷ 2.1 Chất béo (kể cả dạng xà phòng hoá) 1.9 ÷ 2.0 Hợp chất phenol 0.08 ÷ 0.1 Hợp chất sterol toàn phần 0.11 ÷ 0.16 Saponin toàn phần 0.3 ÷ 1.23 Các thành phần dược tính trong nấm Linh Chi: Từ những năm 1980 đến nay, bằng các phương pháp hiện đại như: phổ kế tử ngoại, hồng ngoại, phổ kế khối lượng- sắc ký khí, phổ kế cộng hưởng từ hạt nhân, sắc ký lỏng cao áp… người ta đã xác định chính xác gần 100 họat chất và dẫn xuất trong nấm Linh Chi. Thành phần hoạt chất cơ bản ở nấm Linh Chi: Hoạt chất Nhóm Hoạt tính dược lý Cyclooctasulfur Ức chế giải phóng histamine. Adenosine dẫn xuất Nucleotide Ức chế kết dính tiểu cầu, thư giãn cơ, giảm đau. Lingzhi-8 Proteine Chống dị ứng phổ rộng, điều hoà miễn dịch. *** Acaloide Trợ tim. Ganodosterone Steroid Giải độc gan. Lanosporeric acid A Steroid Ức chế sinh tổng hợp cholesterol. Lanosterol Steroid Ức chế sinh tổng hợp cholesterol. II,III,IV,V Steroid Ức chế sinh tổng hợp cholesterol. Ganoderans A, B, C Polysaccharide Hạ đường huyết. Β - D - Glucan Polysaccharide Chống ung thư, tăng tính miễn dịch. BN – 3B:1, 2, 3 Polysaccharide D - 6 Polysaccharide Tăng tổng hợp protein, tăng chuyển hoá acid nucleid. **** Polysaccharide Trợ tim. Ganoderic acid R, S Triterpenoide Ức chế giải phóng histamin. Ganoderic acid B, D, F, H, K, Y Triterpenoide Hạ huyết áp, ức chế ACE. Ganoderic acid Triterpenoide Ức chế sinh tổng hợp cholesterol. Ganodermadiol Triterpenoide Hạ huyết áp, ức chế ACE. Ganodermic acid M, F Triterpenoide Ức chế sinh tổng hợp cholesterol. Ganodermic acid T, O Triterpenoide Ức chế sinh tổng hợp cholesterol. Lucidone A Triterpenoide Bảo vệ gan. Lucidenol Triterpenoide Bảo vệ gan. Ganosporelacton A Triterpenoide Chống khối u. Ganosporelacton B Triterpenoide Chống khối u. Oleic acid dẫn xuất Acid béo Ức chế giải phóng histamin. Chú thích: ACE (Angiotension Converting Enzym): Enzym có tác dụng làm tăng huyết áp. Histamin: Có tác động làm giãn và tăng tính thấm của mao mạch, tăng nhịp tim và tăng co bóp cơ tim, giảm co thắt cơ trơn và gây ngạt thở (ở người hen suyễn), giảm kích thích thần kinh gây đau ngứa, gây giãn mạch, nhức đầu, ức chế hiện tượng thực bào của bạch cầu trung tính. *** : Hợp chất thuộc nhóm Alcanoide chưa được định danh. **** : Hợp chất thuộc nhóm Polysaccharide chưa được định danh. Nhóm có bản chất protein: nổi bật với Lingzhi – 8 do các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra (Kino. K et al 1989,1991 …). Đây là một tác nhân chống dị ứng phổ rộng và điều hoà miễn dịch rất hữu hiệu, đồng thời duy trì tại kháng thể chống các kháng nguyên viêm gan B. Nhóm Nucleoside: nổi bật trong Ganoderma lucidum và Ganoderma capense có các dẫn xuất của adenosine với tác dụng thư giãn cơ, giảm đau và ức chế sự kết dính tiểu cầu. Nhóm alcanoide: còn ít được khảo cứu, mặc dù với tác dụng trợ tim là rõ ràng. Dẫn liệu về Ganoderma lucidum cho thấy hàm lượng alcanoide tổng số rất đáng kể có vẻ mâu thuẫn với ý kiến của G.Paris (1948) cho rằng nấm Linh Chi không có alcanoide và không độc. Nhóm steroid: khá phong phú ở nấm Linh Chi với tác dụng chủ đạo ức chế sinh tổng hợp Cholesterol. Nhóm các este với các acid béo không no linoleic: được ghi nhận vào năm 1991 có hoạt tính chống ung thư và ức chế các tế bào ung thư. Nhóm polysaccharide: cũng rất phong phú ở nấm Linh Chi và phổ hoạt lực mạnh có tác dụng hạ đường huyết và là cơ sở trị liệu trên các bệnh nhân tiểu đường. Nhóm saponine – triterpernoids – các acid ganoderic: đa dạng nhất và có tác dụng dược lý mạnh nhất. Chúng thể hiện hoạt lực ức chế giải phóng histamin, ức chế Angiotensine Conversion enzyme (ACE), ức chế sinh tổng hợp Cholesterol và hạ huyết áp. 1. 2 Tác dụng của Linh Chi theo y học phương Đông: · Tác dụng điều hoà, bình thường hoá, ổn định ở những giới hạn tối ưu các hoạt động chức năng chính của cơ thể. · Tác dụng cải thiện các quá trình chuyển hoá và dinh dưỡng. · Tác dụng tăng sức thích nghi của cơ thể đối với những biến động môi trường. · Tác dụng động viên - khuyến khích: tăng chất lượng của trạng thái cảnh tỉnh lúc làm việc ban ngày, giảm trạng thái phân tán tư tưởng, tăng trạng thái tập trung chú ý; ban đêm ngủ dễ, các phase trong giấc ngủ không bị đảo lộn; cải thiện sức nhớ; ổn định cảm xúc, giảm thái độ tự tách rời trong quan hệ xã hội. · Tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể: cơ thể có thể miễn nhiễm với một số bệnh như cảm nhẹ, bị stress, hoặc môt số bệnh nguy hiểm (miễn nhiễm nông và miễn nhiễm sâu). · Tác dụng trị liệu cơ bản đối với một số bệnh như: bệnh nhược cơ, bệnh gan, bệnh tiết niệu, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp và nhiễm mỡ xơ mạch, bệnh ung thư, bệnh AIDS. 2. Công nghệ sản xuất nước giải khát từ nấm Linh Chi: 2. 1 Quy trình công nghệ: Trích ly Linh chi dạng bột Ethanol Nước Đường Mật ong Lọc Cô thành cao Hoà tan Lọc Phối chế Rót chai Ghép kín Thanh trùng Bảo ôn Axit citric Chai sạch Nắp sạch Sản phẩm Bã Bã Thuyết minh quy trình công nghệ: · Trích ly: Đây là giai đoạn đầu tiên và không thể thiếu được trong sản xuất các thực phẩm chức năng có liên quan đến dược liệu nói riêng và trong bào chế các chế phẩm từ dược liệu nói chung. Mặt khác đây cũng là giai đoạn quyết định hiệu suất và chất lượng nói chung của sản phẩm. Cũng chính bởi vị trí, vai trò của quá trình trích ly đã nêu trên, đòi hỏi mục tiêu của quá trình này phải đạt là: thu được hàm lượng chất khô cao nhất, đồng thời trích ly được tối đa các hợp chất (các chất có tác dụng điều trị) và các chất hỗ trợ (các chất làm tăng tác dụng của hoạt chất) vào dịch chiết. Lọc: Qúa trình này nhằm mục đích làm sạch, loại bã (xác nấm Linh Chi) ra khỏi dịch chiết, nâng cao chất lượng dịch chiết. Bã được giữ lại trên lớp vải lọc còn dung dịch chui qua lớp lọc dưới áp suất dư so với áp suất bên dưới vật ngăn. Áp suất này được tạo ra do áp suất thuỷ tĩnh của lớp chất lỏng trên vật ngăn hoặc do bơm. Ở quy mô nhỏ, người ta hay lọc dịch chiết qua bông thấm nước hoặc giấy lọc. Trong công nghiệp, thường lọc dịch chiết qua vải trong những máy lọc ép. Đối với quá trình lọc cần lưu ý đến tính chất của bã lọc. Có hai loại bã: Bã không nén được: với loại này, các hạt không bị biến dạng và ở dạng tinh thể, chúng phân bố thành lỗ với kích thước không đổi khi ta thay đổí áp lực ép. Do đó lượng dung dịch trong bã không thay đổi. Bã nén được: loại này hạt bị biến dạng. Khi tăng áp lực ép, chúng bị nén chặt lại. Bã nấm Linh Chi thuộc loại thứ hai, bã nén được, nên khó lọc. Để khắc phục tình trạng này, người ta đưa ra biện pháp dùng chất trợ lọc. Hiện nay, chất trợ lọc phổ biến nhất là diatomit. Diatomit còn có tên gọi khác là kizengua, là hỗn hợp chất khoáng nhiều cấu tử, trong đó chiếm nhiều nhất và giá trị nhất là hợp phần hydrosilicat. Diatomit được chế biến từ diatomei – môt loại vi sinh vật đơn bào, sống ở biển, thuộc lớp vi tảo. Khi chết, xác của chúng chìm xuống đáy, tụ tập thành lớp dày, tạo thành mỏ. Thành tế bào của chúng chứa chủ yếu là SiO2. Bột có bề mặt rất lớn và lại rất nhẹ. Khối lượng riêng của chúng là 500 ÷ 600 kg/cm3 còn tỷ trọng thực là 2000 ÷ 2200 kg/cm3 (1m3 diatomit trong đó không có khoảng trống). Trong trường hợp muốn tận thu dịch chiết, người ta có thể kết hợp quá trình lọc với quá trình ép. Để ép bã, có thể dùng các phương pháp thô sơ như vắt bã dược liệu gói trong vải. Phương pháp tốt hơn là sử dụng các dụng cụ ép hoặc máy ép. Cô thành cao: Mục đích: loại bỏ hoàn toàn cồn ra khỏi dịch chiết bằng phương pháp cô đặc, đưa dịch chiết đến trạng thái nhất định. Dịch chiết cồn th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccac dang do uong co duoc tinh tu rau qua.doc
  • pptbcao1.ppt
  • pptduoctinhrau qua.ppt