Đề tài Các điều kiện ứng dụng Thương mại điện tử vào Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tại Việt nam

Mục lục.

 

A. Phần: Mở đầu

I. Dẫn nhập

II. Nội dung đề tài

 

B. Phần: Nội dung

I. Viêc ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN

1. Trên TG

2. Tại Việt Nam

II. Các ĐK ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN tại VN

1. Hạ tầng cơ sở Kinh tế & Pháp lý

2. Hạ tầng về cơ sở công nghệ (ADSL)

3. Hạ tầng về cơ sở nhân lực

4. Hạ tầng về thanh toán tự động

5. Bảo mật, an toàn

6. Bảo vệ sở hữu trí tuệ

7. Bảo vệ người tiêu dùng

III. Cải thiện cơ sở hạ tầng & nâng cao khả năng ứng dụng

TMĐT vào HĐKD của DN tại VN

 

C. Phần: Kết luận

D. Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3919 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các điều kiện ứng dụng Thương mại điện tử vào Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tại Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư bước đầu về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). 82,9% DN trên được hỏi cho biết có kết nối Internet và 25,32% đã thiết lập website. Đây là một bước tiến lớn về trình độ tiếp cận CNTT của DN trong năm 2003-2004 so với năm 2002, khi chỉ khoảng 30% DN được kết nối Internet và không đến 10% DN có website riêng. Mới có 16,5% DN triển khai dự án phát triển ứng dụng TMĐT Tuy nhiên, kết quả điều tra tổng quan tình hình ứng dụng CNTT trong các DN cho thấy tỉ trọng chi cho CNTT trên tổng chi phí hoạt động thường niên vẫn còn rất thấp. 63,19% các công ty được khảo sát chi phí dưới 5% cho việc triển khai ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình và chỉ khoảng 6% số DN cho biết đang dành trên 15% chi phí hoạt động thường niên để đầu tư cho CNTT. Phân tích sâu hơn tình hình đầu tư ứng dụng CNTT trong các DN được khảo sát có thể thấy cơ cấu đầu tư hiện vẫn còn mất cân đối với tỉ trọng đầu tư bình quân cho phần cứng là 62% trong khi phần mềm chỉ chiếm 29%, còn lại là đầu tư cho đào tạo. Hiện tượng này phản ánh một thực tế là các DN VN vẫn chưa chú trọng đúng mức đến đầu tư phần mềm và đào tạo kỹ năng cho người lao động. Tuy nhiên, để tạo động lực tăng trưởng mạnh về số lượng website trong những năm tới đồng thời đưa việc ứng dụng TMĐT đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả thực tế cho DN thì lực lượng nhân sự nòng cốt đóng một vai trò thiết yếu. Hiện nay mới có 16,5% DN đã xác định hoặc đang bắt tay vào triển khai dự án phát triển ứng dụng TMĐT cho đơn vị mình. Hành lang pháp lý, phải chờ quá lâu Mặc dù cũng nhận thấy cơ hội cho sự phát triển TMĐT tại VN trong 5 năm tới là rất to lớn nhưng nhiều DN than rằng họ đang mất niềm tin vì phải chờ quá lâu mà hành lang pháp lý cho TMĐT vẫn chưa thể hoàn thiện. Các DN cho rằng, rất nhiều lần các dự thảo đã được đưa ra lấy ý kiến nhưng mọi việc chẳng đi đến đâu. Ngoài ra, việc chấm dứt Dự án Pháp lệnh TMĐT trong khi Luật Giao dịch điện tử không thể ban hành cho tới cuối năm 2005 đồng nghĩa với việc giao dịch thương mại sử dụng các phương tiện điện tử chưa được pháp luật chính thức thừa nhận. Hậu quả là không một đơn vị, tổ chức DN nào có thể đầu tư thỏa đáng vào TMĐT. Đứng dưới góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Thương mại cũng nhận định các thách thức để phát triển TMĐT rất nặng nề. Vì tại thời điểm xuất phát của giai đoạn này VN vẫn phải đương đầu với rất nhiều thách thức. Phần lớn các DN mới nghe nói tới TMĐT nhưng chưa biết tới lợi ích các điều kiện tham gia TMĐT, tuyệt đại đa số dân chúng chưa biết tới khái niệm TMĐT, các cơ quan Nhà nước, các ngành các cấp chưa biết tới khái niệm TMĐT, mới có rất ít lãnh đạo DN và các bộ quản lý có kiến thức ban đầu về TMĐT, số công chức Nhà nước biết tới TMĐT rất ít, được đào tạo manh mún từ năm 2000 nhờ sự hỗ trợ của một số dự án song phương và đa phương... Luật Giao dịch điện tử: yêu cầu đầu tiên Điều cần thiết là môi trường pháp lý và chính sách cho hoạt động này lại chưa hình thành như: Luật Giao dịch điện tử, Nghị định chữ ký số, chứng thực điện tử... và nhiều văn bản pháp quy cần thiết khác tới năm 2005 vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để xây dựng và ban hành. Theo Bộ Thương mại, thanh toán điện tử là một khâu quan trọng trong hoạt động TMĐT, tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển ban đầu của TMĐT VN (2001-2005) hầu như chưa tồn tại dịch vụ thanh toán điện tử. Các chuyên gia kinh tế nhận định, từ năm 2006 nếu các ngân hàng vẫn chưa cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử thì sẽ cản trở lớn tới sự phát triển của TMĐT. Theo kế hoạch, dự kiến ngày 1-6 các đại biểu QH sẽ thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Giao dịch điện tử – cơ sở pháp lý quan trọng để TMĐT có thể phát triển. 2. Hạ tầng về cơ sở công nghệ Tỷ lệ thuê bao ADSL tại Việt Nam còn rất thấp Ngày 21/3, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì Hội nghị bàn về các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển Internet băng rộng (ADSL) với sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam. Dịch vụ ADSL đã được cung cấp tại Việt Nam từ năm 2004 và đã có những bước tiến đáng kể. Tốc độ phát triển thuê bao băng rộng của Việt Nam tăng 150% trong hai năm 2006 và 2007. Tính đến 12/2007, tổng số thuê bao Internet tại Việt Nam là 18,5 triêụ, chiếm 22% dân số cả nước. Trong số thuê bao này có 1,58% thuê bao băng rộng, tức khoảng 1,41 triệu thuê bao. Mức giá cước ADSL tại Việt Nam hiện đã bằng hoặc thấp hơn so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, con số 1,58% thuê bao băng rộng cho thấy mật độ còn quá thấp. Trong số này, 65% thuê bao băng rộng tập trung tại Hà Nội và Tp.HCM, tạo nên khoảng cách vùng miền lớn. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ ADSL vẫn chưa tốt: tốc độ thực tế thấp hơn so với cam kết của ISP, không ổn định, đặc biệt tại các tỉnh, huyện. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) được coi là nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tại hội nghị, Phó tổng giám đốc VNPT Bùi Thiện Minh cho rằng cơ hội để Internet băng rộng phát triển nên theo lộ trình tuần tự, bắt đầu từ kế hoạch trung hạn và tiếp theo mới đến kế hoạch dài hạn. Với vai trò của doanh nghiệp chủ lực “phủ sóng” dịch vụ viễn thông tới các khu vực vùng sâu vùng xa, kế hoạch trung hạn của VNPT là kéo cáp đồng và phát triển dịch vụ điện thoại cố định. Tiếp theo đó, kế hoạch dài hạn sẽ kéo cáp quang và từng bước cung cấp các dịch vụ không dây như WiFi, WiMax tới người sử dụng. Như thế, doanh nghiệp này vừa đảm bảo được mục tiêu phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tới mọi vùng miền, vừa tận dụng được cơ hội triển khai mạng băng rộng; từng bước hoàn thiện hạ tầng công nghệ. Tổng kết hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh, quan trọng nhất vẫn là quan điểm mạnh dạn, quyết liệt để xã hội hóa thị trường băng rộng, tạo bước tiến đột phá cho dịch vụ này. Các doanh nghiệp cần tận dụng được thời cơ, kịp thời ứng dụng công nghệ băng rộng phục vụ cho đất nước. “Với vai trò của cơ quan quản lý, Bộ sẽ tạo sân chơi bình đẳng để mọi thành phần kinh tế được cạnh tranh lành mạnh tại thị trường này. Muốn phát triển, bắt buộc dịch vụ băng rộng cần kết hợp chặt chẽ với dịch vụ nội dung, tạo mối quan hệ nhân quả, tác động qua lại với nhau, để tạo cung cầu đa dạng hơn”, ông nói. Cũng theo Bộ trưởng, thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung xây dựng các chính sách thúc đẩy thị trường Internet băng rộng Việt Nam “cất cánh”. Đối với người dùng Về cơ bản, ADSL sẽ giúp bạn làm những việc quen thuộc trên Internet như dùng thư điện tử, duyệt websites, duyệt diễn đàn, tải file..v.v.. nhưng nhanh hơn trước rất nhiều lần và bạn có thể làm những việc đó đồng thời thay vì phải làm lần lượt từng thứ một như trước đây. Bạn có thể thoải mái thưởng thức Internet do không phải dài cổ đợi modem quay số gọi tổng đài hay ngồi đọc truyện chưởng chờ trang web nạp xong trên trình duyệt. Một điều đáng chú ý là bạn không phải trả cước gọi điện thoại khi dùng ADSL, và đường dây vẫn dùng để gọi được khi đang duyệt Internet, dù công nghệ này dựa trên đường điện thoại có sẵn. Ngoài việc tăng tốc cho những nhu cầu Internet phổ biến ở trên, ADSL còn giúp bạn sử dụng Internet vào những tác vụ mà trước đây modem quay số vẫn phải khóc lóc thảm thiết vẫy cờ trắng đầu hàng. - Thứ nhất, bạn có thể truy cập những website thiết kế với chất lượng cao, dùng flash, nhạc nền, nhiều hình động… - Thứ hai, bạn có thể nghe và xem các bài hát, bản tin, giới thiệu phim… từ khắp mọi nơi trên thế giới. - Thứ ba là phim theo yêu cầu (tiếng Anh gọi là movie-on-demand), với băng thông rộng và công nghệ nén và truyền hình ảnh, âm thanh tiên tiến, phim ảnh có thể được truyền qua Internet và bạn có toàn quyền chọn lựa chương trình, tạm dừng hoặc tua đi tua lại tùy thích. Hiện nay nhà cung cấp dịch vụ Internet của Singapore là SingNet đang cung cấp dịch vụ này với giá khoảng 6.5 USD/tháng (giá khuyến mại cho 12 tháng đầu là 2.5 USD) qua đường ADSL 512Kbps. - Thứ tư là hội thảo video qua mạng: kết hợp với webcam, ADSL sẽ giúp bạn đàm thoại với bạn bè, người thân hay đối tác kinh doanh qua Internet với âm thanh và hình ảnh chất lượng cao. - Thứ năm là chơi multiplayer game trên Internet với bạn bè khắp thế giới. Với thời gian ping rất thấp, ADSL cho phép các game mạng chạy trơn tru, khiến chơi game qua Internet nhanh hơn và thú vị hơn. -Thứ sáu là học qua mạng. Bạn có thể tham dự các khóa học từ xa tổ chức bởi các trường đại học tên tuổi trên thế giới hoặc truy cập các thư viện điện tử trên mạng nhanh hơn. Đối với doanh nghiệp Thương mại điện tử và nền công nghiệp thông tin là nền tảng tương lai của mọi nền kinh tế. ADSL nói riêng và broadband Internet nói chung khiến thương mại điện tử trở nên khả thi. Các cửa hàng trên mạng có thể được thiết kế với tính tương tác cao hơn, cách trình bày sản phẩm hấp dẫn hơn với người dùng. Loại cửa hàng này dễ thiết kế, dễ bảo quản, giá thành rẻ, kết hợp với khả năng tương tác trực tiếp với người dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với các cơ sở lớn hơn trên quy mô toàn cầu. Các công nghệ hỗ trợ TMĐT Kiến trúc ứng dụng client/ server Các ứng dụng trên nền web thường dựa trên kiến trúc 2 lớp là client/ server. Kiến trúc client/server cho phép chia sẻ việc xử lý giữa các máy chủ hay máy trạm khác nhau. Trong đó, người sử dụng sử dụng trình duyệt từ phía máy khách (client), gởi các yêu cầu về thông tin đến máy chủ (server), máy chủ tiếp nhận yêu cầu, xử lý, truy xuất các thông tin cần thiết và gửi kết quả về phía client dưới dạng 1 trang web. Ở mô hình này máy chủ vừa cung cấp các dịch vụ truy xuất web, vừa chứa các dữ liệu cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của máy client, điều này khiến cho dữ liệu trên máy chủ không an toàn. Để đảm bảo an toàn dữ liệu, người ta đưa ra mô hình 3 lớp, trong đó, lớp server sẽ được tách thành web server (máy chủ xử lý ứng dụng web) và database server (máy chủ quản lý thông tin trong CSDL). Lúc này, máy client sẽ gởi các yêu cầu dịch vụ và nhận các kết quả trả về từ Web server (máy chủ cung cấp dịch vụ web). Webserver sẽ tùy theo yêu cầu của phía client mà kết nối đến Database Server (máy chủ cung cấp dữ liệu) để lấy các dữ liệu tương ứng. Tùy theo các chức năng của ứng dụng web mà người ta có thể chia ra làm nhiều lớp khác nữa, gọi chung là mô hình n lớp. Các ngôn ngữ phát triển ứng dụng web Các ứng dụng web có thể được viết bằng ngôn ngữ HTML (web tĩnh), hoặc kết hợp với các ngôn ngữ lập trình web (gọi là các ngôn ngữ script) để thực hiện các yêu cầu xử lý và truy xuất dữ liệu, để trả về trang web có nội dung thay đổi tùy theo đối tượng và hoàn cảnh (web động). Các ngôn ngữ script có thể là : CGI, Perl, ASP, VBScript (dựa trên ngôn ngữ Visual Basic), PHP (theo cú pháp ngôn ngữ C++), JSP, JavaScript (dựa trên ngôn ngữ Java)… Các script này có thể được quy định chạy phía máy server hoặc client. Tuy nhiên, để sử dụng được các script này server phải được cài đặt và cấu hình phù hợp. Ngoài ra, các công nghệ mới như : Java Bean, Java Applet, Dot Net,… cũng được giới thiệu và sử dụng ngày càng nhiều trong lập trình web để tạo các ứng dụng xử lý ở phía server và trả về trang web cho phía client. Cơ sở dữ liệu & ứng dụng web Ngày nay, các ứng dụng web đều đòi hỏi kết nối với 1 cơ sở dữ liệu nào đó, để lưu trữ các thông tin cập nhật, cũng như các giao dịch tiến hành trên mạng. Việc kết nối CSDL của tổ chức với website TMĐT càng cần thiết hơn khi hoạt động TMĐT đã đạt đến mức độ phát triển cao, đòi hỏi phải tích hợp với các hệ thống thông tin quản lý trong tổ chức, như : hệ thống xử lý đơn hàng, hệ thống kế toán, hệ thống quản lý nhân sự, … Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng 1 hệ quản trị cơ sở dữ liệu để quản lý toàn bộ dữ liệu hoạt động, kinh doanh của tổ chức. Có rất nhiều hệ quản trị CSDL phổ biến hiện nay, như là : Access, Foxpro, SQL Server, MySQL, SyBase, Oracle, DB2… Các hệ QTCSDL này đều hỗ trợ mô hình CSDL quan hệ, đây là 1 mô hình CSDL phổ biến, được phát triển dựa trên cơ sở toán học là đại số quan hệ. Các hệ QTCSDL quan hệ này đều có 2 chức năng cơ bản sau : §Tổ chức lưu trữ dữ liệu : dưới dạng 1 bảng, gồm các cột (field) và các dòng (record). Các bảng thường có quan hệ với nhau, trên đó có cài đặt các cơ chế đảm bảo nhất quán và toàn vẹn dữ liệu. §Truy vấn dữ liệu : sử dụng ngôn ngữ SQL là 1 ngôn ngữ theo chuẩn ANSI & ISO để truy vấn dữ liệu 1 cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, các HQTCSDL còn có thể có các chức năng sau : §Quản lý sao lưu và phục hồi dữ liệu. §Quản lý bảo mật và cấp phát quyền cho người dùng CSDL §Quản lý nhập, xuất và chuyển đổi dữ liệu. §Quản lý giao tác & lưu vết cập nhật dữ liệu… Với 1 lượng dữ liệu lớn trong CSDL vận hành (operational database), các doanh nghiệp có thể tập hợp chúng lại thành 1 kho dữ liệu tổ chức (data warehouse). Từ đó, họ có thể sử dụng các công cụ, như : suy luận tình huống (case bases reasoning), khai mỏ dữ liệu (data mining), hoặc xử lý dữ liệu trực tuyến (olap)… để phân tích dữ liệu, tái sử dụng tri thức, hoặc rút trích ra các thông tin quý giá, cần thiết cho việc ra quyết định và cải tiến các hoạt động kinh doanh. XML – chuẩn dữ liệu trên Internet Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng - XML (eXtensible Markup Language) là một kỹ thuật phát triển tương tự ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language). Đây là 1 chuẩn mới về dữ liệu trên Internet, giúp cho các ứng dụng dựa trên các hệ quản trị CSDL khác nhau có thể hiểu và nói chuyện được với nhau. Vì việc chuyển đổi dữ liệu được tiến hành qua 1 hệ thống chung (web), việc tương thích không còn là vấn đề lớn. Trong quá khứ, các công ty với các hệ thống quản lý thông tin không tương thích có thể gặp khó khăn khi thực hiện các giao dịch. XML, một chuẩn phát triển web, có thể được dùng để cải tiến sự tương thích giữa các hệ thống riêng rẽ, tạo ra các cơ hội cho thị trường mới. Ngày nay, hầu hết các ứng dụng trên web đều hỗ trợ chuẩn XML. Hơn nữa, người ta còn sử dụng XML để biểu diễn ngữ nghĩa của trang web, từ đó giúp cho việc tìm kiếm thông tin trên internet hiệu quả và chính xác hơn. Chẳng hạn, nhà phát triển XML có thể mã hóa dữ liệu trong một danh mục sản phẩm bằng XML. Mỗi sản phẩm trong danh mục được gán một thẻ mô tả kích thước, màu sắc, giá cả, nhà cung cấp, thời gian chờ ước lượng và chính sách giảm giá. Vì XML có thể được sử dụng với nhiều hệ thống và nền tảng, các công ty có thể cung cấp dữ liệu danh mục của nó trên nhiều địa chỉ trao đổi B2B. Tên sản phẩm, giá cả và các dữ liệu mô tả khác được định dạng tự động để phù hợp với hình thức và cảm nhận về một địa chỉ. 3. Hạ tầng về cơ sở nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực cho Thương mại điện tử Đan xen những gam màu sáng - tối với những doanh nghiệp nhỏ, khoảng cách giữa quản lý kinh doanh bằng thủ công với bằng công nghệ thông tin hầu như không đáng kể. Nhưng khi kinh doanh phát triển, khối lượng công việc và nhân sự tăng lên, nếu doanh nghiệp không ứng dụng Thương mại điện tử (TMĐT) vào quản lý và khai thác giao dịch, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng do các hình thức giám sát, điều tiết kinh doanh bằng thủ công bị quá tải. Nắm bắt được lợi thế cạnh tranh cũng như tính năng của TMĐT, nhiều doanh nghiệp đã chủ động phát triển kinh doanh qua mạng. Theo đánh giá của Bộ Thương mại, hiện các giao dịch bằng TMĐT đã trở nên khá phổ biến, những hình thức kinh doanh mới trên các phương tiện điện tử liên tục xuất hiện, nhất là dịch vụ kinh doanh nội dung số. Đặc biệt, loại hình giao dịch TMĐT doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) rất khởi sắc. 92% doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộng ADSI lên tới 81%. Hiệu quả ứng dụng TMĐT trong năm 2006 tăng lên rõ rệt trên nhiều tiêu chí: Thu hút khách hàng mới, từ 2,9 điểm năm 2005 lên 3,3 điểm (điểm 4 là cao nhất), tăng doanh số từ 1,94 lên 2,25 điểm, tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, từ 1,9 lên 2,78 điểm ... Song kết quả điều tra của Bộ Thương mại cũng cho thấy những gam màu sẫm của bức tranh: tỷ lệ doanh nghiệp có Website 31,3%, nhưng tính năng TMĐT trong Website còn chưa hữu hiệu. Chức năng chủ yếu của Website là giới thiệu về doanh nghiệp (98,3%), giới thiệu sản phẩm dịch vụ(62,5%), trong khi chức năng cho phép đặt hàng qua mạng chỉ có 27,4% và đáng lo ngại hơn cả là thanh toán trực tuyến mới đạt 3,2%. Trả lời câu hỏi vì sao việc khai thác kinh doanh qua mạng còn hạn chế, phần lớn doanh nghiệp đều chó là nguồn nhân lực TMĐT còn thiếu và yếu về kỹ năng. Hiện mới có 38% doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT, một tỉ lệ khá thấp so với các nước trong khu vực. Doanh nghiệp tự cứu mình Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực một cách chính qui cho TMĐT ở nước ta bắt đầu chưa lâu. Ngày 15/9/2005 chúng ta mới có Quyết định 222/QĐ-TTG phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT, trong đó có dự án đầu tư nguồn nhân lực TMĐT tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Trước đó, một số học viện, trường cũng có đào tạo nhưng các tiêu chí từ giáo viên, giáo trình cho đến hình thức thi tuyển, đào tạo, công nhận (bằng, chứng chỉ, chứng nhận... ) chưa được qui chuẩn thống nhất. Vì vậy giữa tháng 4/2007 xảy ra chuyện 474 học viên khoá I, hệ "Kỹ thuật viên tin học ứng dụng" của Viện Công nghệ thông tin, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã phản ứng kịch liệt vì đã tốt nghiệp rồi mà nhà trường không thể cấp bằng cho họ được, phải "nhờ" Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cấp bằng hộ. Vì chưa có chương trình khung, nên doanh nghiệp phải tự tìm hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho mình. Đào tạo tại chỗ theo nhu cầu công việc phổ biến hơn cả, được 62% doanh nghiệp lựa chọn, tiếp theo là gửi nhân viên tập huấn lớp ngắn hạn, chiếm 30%, và tự mở lớp đào tạo, 8%. Đào tạo tại chỗ là cách rẻ nhất và nhanh nhất để phục vụ nhu cầu trước mắt của doanh nghiệp, nhưng về mặt chiến lược, hình thức này không trang bị được cho nhân viên những kiến thức bài bản, có hệ thống, do đó hiệu quả về lâu dài không cao. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp mới quan tâm đến đào tạo TMĐT bề nổi mà chưa có bề sâu. Do đó, khi xây dựng trang Website hoặc tham gia vào các sàn giao dịch điện tử, những doanh nghiệp này vẫn chưa khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh mà Internet đem lại. Đa dạng giáo viên, giáo trình Từ năm học 2006 - 2007 trở đi mới xuất hiện những hình thức đào tạo một cách bài bản, qui chuẩn. Hiện có 75% số trường Đại học, Cao đẳng có khoa kinh tế hoặc khoa Quản trị kinh doanh thuộc các tỉnh phía Bắc có môn học TMĐT. Thời lượng các môn học ở mức phổ biến là 45 tiết, riêng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I có 90 tiết và Đại học Ngoại thương có 60 tiết. Nhưng cũng còn nhiều trường, nhiều khoa mới đang xây dựng chương trình TMĐT, trong đó có cả những trường thuộc ngành thương mại như Trường Cán bộ Thương mại Trung ương. Mặc dù tỉ lệ số trường có chương trình đào tạo TMĐT là khá cao ( 75% ở miền Bắc) nhưng nhìn chung, đội ngũ giảng viên cho chuyên ngành này chưa đáp ứng được nhu cầu. Giảng viên TMĐT có nguồn gốc rất khác nhau. Thí dụ, giảng viên của Đại học Thương mại chủ yếu từ chuyên ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh chuyển sang, của Đại học Ngoại thương thì chủ yếu tự đào tạo, bồi dưỡng của trường và bên ngoài, của Đại học Kinh tế quốc dân: Tự đào tạo và đào tạo ở nước ngoài ... Vấn đề bất cập nhất hiện nay của đội ngũ giảng viên TMĐT là số giảng viên có kiến thức cơ bản về kinh doanh thì được đào tạo không cơ bản về công nghệ thông tin và ngược lại, có rất ít giảng viên được đào tạo chuyên nghiệp cả về thương mại lẫn điện tử. Đồng thời do không đủ điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiếu các phần mềm TMĐT hiện đại hỗ trợ cho đào tạo nên các giảng viên vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống. Nguồn giáo trình TMĐT cũng chưa được quy chuẩn, chủ yếu từ nước ngoài và thông qua mạng Internet, cụ thể gồm: Các chương trình đào tạo TMĐT ở bậc Đại học, sau Đại học do các giảng viên sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài mang về, chương trình đào tạo của các trường Đại học nước ngoài cung cấp công khai trên mạng Internet, sách, tài liệu của các tác giả nước ngoài và Việt Nam. Tất cả các giáo trình này mới chỉ dừng ở mức cung cấp kiến thức cơ bản, còn chuyên sâu đến kỹ năng ứng dụng, an toàn, bảo mật, thanh toán điện tử hay chiến lược TMĐT chưa có nhiều. Đã có đầu mối thống nhất Dự án đào tạo nguồn nhân lực chính quy trong các trường Đại học, Cao đẳng và THCN do Bộ Giáo dục chủ trì theo Quyết định 222/QĐ-TTG về Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT 2006 - 2010 đóng một vai trò quan trọng. Ngày 6/11/2006, Bộ GDĐT và Bộ Thương mại đã có cuộc họp chung nhằm thúc đẩy công tác đào tạo TMĐT. Hai Bộ đã thảo luận cụ thể một số công việc nhằm sớm triển khai dự án này như: xây dựng các chương trình khung, xây dựng giáo trình và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách đào tạo sau Đại học (Chương trình 322) để khuyến khích học tập TMĐT. Quan trọng hơn cả là 2 Bộ đã thống nhất đầu mối cho hoạt động hợp tác và phát triển dự án là Vụ Đại học và Sau Dại học (Bộ GDĐT) và Vụ Thương mại Điện tử (Bộ Thương mại). Thống nhất đầu mối là bước tiến cơ bản vì từ nay đã có một địa chỉ để tiếp cận, phản hồi và giải quyết những vướng mắc từ các cơ sở đào tạo TMĐT trong cả nước. Bên cạnh đó, Bộ Thương mại cũng đang xúc tiến thành lập Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) nhằm đáp ứng yêu cầu của các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. 4. Hạ tầng về thanh toán tự động Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán tiếnhành trên môi trường internet, thông qua hệ thống thanh toán điện tử người sử dụng mạng có thể tiến hành các hoạt động thanh toán, chi trả, chuyển tiền, ... Thanh toán điện tử được sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên các siêu thị ảo và thanh toán qua mạng. Để thực hiện việc thanh toán, thì hệ thống máy chủ của siêu thị phải có được phầm mềm thanh toán trong website của mình. Chạy đua công nghệ thanh toán điện tử tại Việt Nam Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, rào cản về pháp lý không còn, dịch vụ của các ngân hàng gần tương đương nhau. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn trở thành yếu tố quyết định cuộc chạy đua giành niềm tin khách hàng. Thanh toán điện tử vẫn tiếp tục "nóng" tại Banking Vietnam 2008, cho dù chủ đề này đã được đề cập trong 3 kỳ hội thảo thường niên về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực ngân hàng này. Theo ông Bùi Quang Tiên, Trưởng ban Thanh toán - NHNN Việt Nam, với khoảng 15 triệu người sử dụng Internet, gần 50 triệu người sử dụng điện thoại di động hiện nay, rõ ràng Internet banking và Mobile banking sẽ là trào lưu phát triển tiếp theo tương tự như phát triển của thẻ thanh toán. Hiện tại, khái niệm tiền điện tử vẫn là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp đã nghiên cứu và đưa ra thị trường loại thẻ thanh toán đa mục đích để chơi game, sử dụng Internet hay mua hàng hóa trên website của doanh nghiệp. Một vài ngân hàng cũng đã bắt đầu đẩy mạnh cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng quan kênh điện tử như Internet banking, Mobile banking. Phương tiện thanh toán được nhân lên gấp đôi Những dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho người tiêu dùng sẽ được các ngân hàng đẩy mạnh trong năm 2008. Đến cuối năm nay, số lượng phương tiện thanh toán điện tử sẽ được đưa vào sử dụng gần gấp đôi so với từ năm 2007 trở về trước. Trong đó, máy rút tiền tự động ATM từ khoảng 4.500 chiếc hiện nay sẽ được đẩy lên 6.889. Thiết bị thanh toán dùng thẻ POS (Point of Sale) lắp đặt tại điểm bán hàng từ 14.858 chiếc lên 29.215 chiếc. Thẻ thanh toán dự kiến phát hành gần 14 triệu chiếc. Đặc biệt, hai liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam hiện nay là Smartlink và Banknetvn sẽ kết nối chính thức với nhau từ ngày 23/5. Liên minh thẻ Smartlink do Vietcombank đứng đầu gồm 29 NH thành viên hiện chiếm khoảng 25% thị phần. Banknetvn do 3 NH lớn gồm Agribank, BIDV và Incombank cùng 4 NHTM CP khác thành lập chiến 70% thị phần. Khi liên kết với nhau, Smartlink và Banknetvn tạo thành hệ thống chiếm tới 95% số thẻ và 70% số máy ATM hiện có. Như vậy, người dân gần như không cần quan tâm đến việc mình dùng thẻ của NH nào, mà chỉ cần đến cột ATM là có thể sử dụng được. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc ứng dụng công nghệ mới sẽ làm việc thanh toán dễ dàng hơn và đó là cơ sở để người dân "mặn mà" hơn với chiếc thẻ. Khi dịch vụ còn chưa thực sự phát triển, người dùng sẽ phải đối mặt với nhiều nỗi lo như: có tiền trong tài khoản mà không được tiêu vì máy hết tiền, nghẽn đường truyền, vấn đề bảo mật, làm quen với những quy trình thanh toán trong mua sắm,... Đó cũng là nguyên nhân nhiều người thường rút hết tiền trong tài khoản thành tiền mặt để tiêu hoặc đi xa phòng trường hợp "không tìm được cột". Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng Theo thống kê của Cục Nghiệp vụ Tin học Ngân hàng (thuộc NH Nhà nước VN), số lượng lệnh thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng năm 2007 đã tăng 40% so với năm 2006, tổng số tiền gian dịch cũng lớn gấp 2 lần (tăng 107%). Bình quân mỗi ngày hệ thống thực hiện từ 35.000 - 45.000 lệnh thanh toán, thời gian thực hiện mỗi lệnh là 10 giây. Thống kê NHNN VN cho thấy khối lượng những giao dịch thanh toán bằng tiền mặt tuy vẫn c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác điều kiện ứng dụng Thương Mại Điện Tử vào hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp tại Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan