Diamond Plaza là một department store nổi tiếng tại thành phốHồChí
Minh. Cửa hàng là sựkết hợp của nhiều specialty store. Tuy với chỉcó 4 lầu là
còn quá nhỏso với thếgiới, nhưng đây cũng là bước đầu của quá trình phát triển
của Department store ởViệt Nam đểngày một thoảmãn những nhu cầu không
ngừng tăng lên của khách hàng. Diamond Plaza đã khắc phục được việc người tiêu
dùng phải đi nhiều nơi đểmới mua được các mặt hàng khác nhau. Họcòn cung
cấp cho khách hàng nhiều phương thức cũng nhưdịch vụnhằm tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho khách hàng vừa có thểngắm vừa có thểmua nhiều mặt hàng
khác nhau, hay đồng thời kết hợp mua sắm với giải trí và tưvấn vềsức khỏe.
Bên cạnh những lợi ích mà Diamond Plaza mang lại thì vẫn còn hạn chế
nhưvẫn còn có tình trạng hàng hóa kém chất lượng làm cho người tiêu dùng thất
vọng.
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các định chế bán lẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn được miễn phí trang
điểm, soi da tư vấn, thử nước hoa…
- Vào những ngày lễ lớn tại đây có những chương trình khuyến mãi thật hấp dẫn
cho nhưng vị khách thích mua sắm. Chương trình khuyến mãi để chào đón ngày
giải phóng miền Nam và ngày quốc tế lao động với hàng ngàn quà tặng đặc biệt
dành cho bạn bè và gia đình.
- Ngoài ra Diamond Plaza còn có các câu lạc bộ để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Nếu như bạn tham gia vào các câu lạc bộ bạn sẽ có thẻ hội viên và có thể có
những quyền lợi gồm: tích luỹ nhiều điểm để đổi quà, nhận được tiền giảm giá từ
những cửa hàng bán lẻ chất lượng của Diamond Plaza.
2.2.2.4.Khách hàng tại Diamond Plaza.
Đối tượng khách hàng chủ yếu mà Diamond Plaza muốn nhắm đến đó là
những người có thu nhập từ trung bình trở lên.Trong đó họ phân chia ra nhiều loại
khách hàng dựa trên độ tuổi, giới tính, thu nhập.v.v... Theo một cuộc nghiên cứu
do một trung tâm thương mại và báo Hoa Học Trò tiến hành năm 2004, lứa tuổi
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 17
thường đến các trung tâm mua sắm là từ 15-25 tuổi (chiếm 60%), 25-35 tuổi
(25%), độ tuổi khác chiếm 15%; nhưng xét về hiệu quả kinh doanh thì độ tuổi
khách hàng tiêu tiền lại ngược lại: 25-35 tuổi chiếm 30%, trên 35 tuổi: từ 50-60%..
Sau đây nếu xét chi tiết khách hàng của Diamond Plaza là:
- Họ là những người trẻ đã có thu nhập, thích ngắm nhìn những mặt hàng mới lạ
và hay mua sắm bốc đồng, nên những mặt hàng mà họ mua thường không có giá
quá cao.
- Họ cũng có thể là những người trung niên, họ muốn chọn nơi mua sắm cũng
như mặt hàng phù hợp với đẳng cấp xã hội của mình. Nên những mặt hàng họ đã
chịu chi thì giá cũng không phải là nhỏ.
- Những người thích sở hữu và sưu tầm hàng độc, và những mặt hàng này
thường sản xuất rất ít nên giá khá cao, và chỉ có thể mua chúng tại các cửa hàng
bách hóa tổng hợp như Diamond Plaza.
- Với một số khách hàng, chọn Diamond Plaza như một nơi giải trí cuối tuần
đồng thời để khẳng định thương hiệu cá nhân.
- Ngoài những khách hàng trong nước Diamond Plaza còn thu hút một lượng lớn
khách hàng nước ngoài, bởi đây là nơi mua sắm đáng tin cậy, không phải trả giá
và chất lượng cũng được bảo đảm.
2.2.2.5.Chúng ta nói gì?
Diamond Plaza là một department store nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí
Minh. Cửa hàng là sự kết hợp của nhiều specialty store. Tuy với chỉ có 4 lầu là
còn quá nhỏ so với thế giới, nhưng đây cũng là bước đầu của quá trình phát triển
của Department store ở Việt Nam để ngày một thoả mãn những nhu cầu không
ngừng tăng lên của khách hàng. Diamond Plaza đã khắc phục được việc người tiêu
dùng phải đi nhiều nơi để mới mua được các mặt hàng khác nhau. Họ còn cung
cấp cho khách hàng nhiều phương thức cũng như dịch vụ nhằm tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho khách hàng vừa có thể ngắm vừa có thể mua nhiều mặt hàng
khác nhau, hay đồng thời kết hợp mua sắm với giải trí và tư vấn về sức khỏe.
Bên cạnh những lợi ích mà Diamond Plaza mang lại thì vẫn còn hạn chế
như vẫn còn có tình trạng hàng hóa kém chất lượng làm cho người tiêu dùng thất
vọng.
Có một vấn đề cần đặt ra ở đây là liệu Việt Nam có cần phải mở rộng các
Department store hay không? Câu trả lời là có. Tại vì sao chứ?. Cùng với sự phát
triển của đất nước mà đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay, nhận thức cũng
như thu nhập của người Việt Nam đã có nhiều thay đổi và họ có những đòi hỏi,
những nhu cầu cao hơn, về hàng hóa cũng như dịch vụ, muốn được người bán coi
trọng hơn, quan tâm đến mình hơn. Đó còn chưa kể còn phải phục vụ cho một
lượng lớn khách hàng quốc tế vốn quen thuộc với các Department rộng lớn. Vậy
phải xây dựng những Department Store “mới” là điều tất yếu (mới ở đây là rộng
hơn, quy mô hơn, và cách phục vụ chuyên nghiệp hơn cũng như hàng hoá và dịch
vụ cũng phải chất lượng cao hơn).
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 18
2.2.2.6.Một số cửa hàng bách hóa tổng hợp khác.
- Việt Nam: Saigontourist Department, Zen Plaza, Thuận Kiều Plaza…..
- Thế giới: Marcy, Pillar, Sears……….
2.3.Chain store – Chuỗi cửa hàng.
2.3.1.Giới thiệu về Chain store.
Là một hệ thống các cửa hàng giống nhau về mặt hàng hóa kinh doanh(
90% hàng hóa buôn bán là giống nhau, còn khoảng 10% là các mặt hàng khác do
mỗi cửa hàng tự quyết định và về sở hữu, quản lý thì thống nhất từ một công ty
mẹ. Cũng có một khái niệm khác định nghĩa chuỗi cửa hàng như là một chuỗi bán
lẻ gồm hệ thống các cửa hàng bán lẻ giống nhau ( về hình thức, cơ cấu tổ chức,
quản lý…) và thuộc quyền sở hữu của cùng một công ty mẹ, hoặc thuộc sở hữu
của một cá nhân hay công ty khác hoạt động dưới hình thức nhượng quyền
(franchising) hay hợp đồng (contract)với công ty mẹ.
Với số lượng cửa hàng mà nhỏ hơn 10 được xem là chuỗi nhỏ, lớn hơn 10
được xem là chuỗi lớn. Một hệ thống các cửa hàng giống nhau từ hàng hóa đến
cách bài trí sẽ rất dễ đi vào lòng người tiêu dùng.
Lợi thế của chuỗi cửa hàng:
- Lợi thế quy mô: càng bán nhiều thì càng giảm được chi phí, gồm : phí vận
chuyển giảm, discount lớn, được hưởng các khoản xúc tiến (promotion) từ nhà sản
xuất.
- Hưởng được lợi từ một chính sách Marketing chung của công ty mẹ.
- Phân tán được rủi ro ở các thị trường khác nhau
- Hình ảnh cửa hàng được người tiêu dùng chấp nhận
- Sức mạnh của cửa hàng đối với các đối tác có khuynh hướng tăng lên
Các hình thức của chuỗi cửa hàng:
- Business chains: Là hệ thống các cơ sở ( địa điểm) kinh doanh giống nhau,
cung cấp cùng một loại sản phẩm hoặc dịch vụ, sự thống nhất về quản lý, nguồn
cung cấp, chương trình đào tạo, nhân sự. Chúng có thể là một phần của công ty
đơn nhất, hoặc hoạt động dưới dạng nhượng quyền (franchising ).
- Restaurant chains: Là một sự tập hợp của các nhà hàng có mối liên quan,
thường thì cùng tên, khác địa điểm, cùng thuộc sở hữu của cùng một công ty (ví
dụ: In-N_Out Burgers ở Mĩ ) hay thông qua các hợp đồng nhượng quyền. Đặc
trưng của loại hình này là được xây dựng theo một khuôn khổ thống nhất, thực
đơn được chuẩn hóa, và loại hình kinh doanh tiêu biểu của mô hình này đó là hệ
thống các cửa hàng thức ăn nhanh. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu một cửa hàng
thức ăn nhanh tiêu biểu đó là:
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 19
2.3.2.Chuỗi cửa hàng Fastfood McDONALD’s.
2.3.2.1.Vài nét về McDonald’s.
McDonald's Corporation là hãng kinh doanh đồ ăn nhanh lớn nhất trên
thế giới. Với các mặt hàng chủ yếu như: Hamburgers, gà (chicken) món rán Pháp
(french fries), các thức uống Cacbonated và gần đây có thêm salad, trái cây (fruit),
carrot que (carrot sticks). Việc kinh doanh đầu tiên được tiến hành bới 2 anh em
nhà Mc Donald, Dick và Mac vào năm 1940 ở San Bernardino, Caliornia. Từ một
sự khởi đầu khá khiêm tốn, họ đã nhanh chóng phát triển hệ thống cửa hàng,
không chỉ qua chất kượng thức ăn giá rẻ, vệ sinh mà cả cách tiếp cận người tiêu
dùng và các chiêu quảng cáo độc đáo, mà từ đó họ đã đánh dấu cho sự ra đời của
nhà hàng thức ăn nhanh ( fast-food restaurant).
Năm 1955, Ray Kroc nhận ra rằng chìa khóa để thành công là nhanh chóng
mở rộng kinh doanh. Cách tốt nhất để đạt được là thông qua hình thức nhượng
Type Public
Founded May 15, 1940 in San Bernardino, California
Headquarters United StatesOak Brook, Illinois, USA
Key people
Dick and Mac McDonald, Founders
Ray Kroc, Founder of McDonald's
Corporation
Jim Skinner, CEO
Ralph Alvarez, President/COO
Ronald McDonald, Corporate Mascot
Industry Restaurants
Products
Fast food, including Big Mac, Quarter
Pounder, Chicken McNuggets, french fries,
and sundaes
Revenue $20.460 Billion USD (2005)
Net income $2.602 Billion USD (2005)
Employees 447,000 (2005)
Slogan i'm lovin' it
Website
Current
members of
board of
directors
Hall Adams, Edward Brennan, Robert
Eckert, Enrique Hernandez, Richard Lewis,
Andrew McKenna, and Cary McMillan.
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 20
quyền thương hiệu. Ngày nay, hơn 70 % cửa hàng McDonald’s được điều hành
theo phương thức này. Tại Anh Quốc, nhà hàng được chuyển nhượng đầu tiên mở
vào năm 1986. Hiện nay đã có trên 1200 nhà hàng cùng với hơn 70000 nhân công,
trong đó có 36 % được quản lý bằng hình thức nhượng quyền.
Ngày nay, McDonald’s đã có hơn 30,000 cửa hàng trên 119 quốc gia.
Trong năm 2003, họ đã phục vụ cho hơn 16 tỉ khách hàng, tương đương với một
bữa ăn trưa và một buổi ăn tối cho mọi người trên toàn thế giới. Với doanh thu 40
tỉ dollar trên toàn cầu, Mc Donald’s trở thành công ty cung cấp thực phẩm lớn nhất
trên thế giới.
2.3.2.2.Sản phẩm tiêu biểu.
1970 :The Quarter pounder - 1972: The egg McMuffin - 1985: The McDLT
- 1996: the Arch Deluxe , McLean Deluxe. - 2000: Chicken Mc Grill, Crispy
Chicken Sandwiches - 2001: Premium salads and McGriddles (breakfast pancake
sandwich) - 2006: Snack Wrap
Ngòi ra thì từ năm 2000, McDonald cho ra đời một số sản phẩm mang tính
chất đổi mới như McSalad, Shaker và Fruit N’Yogurt Parfaits (Kem sữa chua Trái
cây), dễ ăn hơn trong những lúc bận rộn.
2.3.2.3.Giá cả và tiền lương cho nhân viên tại các quốc gia (tính cho riêng Big
Mac).
* Australia: Big Mac A$3.00, US $ 1.58 (lương của Staff US $ 5.60 per hour)
* China: Big Mac Yuan 9.90, US $ 1.19 (sale staff US $ 0.30 per hour)
* Hong Kong: Big Mac HK $ 10.20, US $ 1.30 (cleaner HK $ 15.00, US $1.92)
* India: McChicken burger Irs $ 48, US $ 0.98 (Minimum wage Irs 5.60, US $ 0.11 per
hour).
* Malaysia: Big Mac M$ 4.30, US $ 1.13 (cleaner MRs 3.00, US $ 0.78 per hour)
* New Zeland: Big Mac NZ $ 3.95, US $1.72 (worker NZ$ 8.30, US$ 3.61 per hour)
* Pakistan: Big Mac PR 185, US$ 3.08 (cleaner PR 13, US$ 0.22 per hour)
* Philippines: Big Mac P 65, US $1.27 (staff P28, US$ 0.54 per hour)
* South Korea: Big Mac Won 3.100, US $3.19 (staff Won 2.100 per hour)
* Sri Lanka: Big Mac SRs 265 (worker SRs 45 per hour).
* ThaiLand: Big Mac B 55, US $1.26 (minimum wage B 20, US 0 $46)
2.3.2.4. Người bán.
- Thành quả và mục tiêu kinh doanh:
Năm 2001, với tiêu chí bình chọn là khả năng cải tiến sản phẩm, năng lực
điều hành, chất lượng sản phẩm và tiếm lực tài chính…thì Mc Donald's được xếp
vào nhóm 10 công ty thành công nhất trong năm.
Năm 2005, doanh thu đạt 20 tỷ $ (bằng 41% GDP năm 2005 của Việt Nam)
đây là mức doanh thu kỷ lục trong lịch sử công ty. Thành công của McDonald là
ngoài sức tưởng tượng. Với biệt danh "con gà đẻ trứng vàng", McDonald đã đặt
mục tiêu đạt mức doanh thu 9 tỷ USD/năm vào năm 2008. Trong số 20 tỷ USD
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 21
doanh thu này, lợi nhuận của McDonald, theo như công bố của công ty cuối tháng
1/2006, đạt 2,6 tỷ USD, cao hơn mức 2,2 tỷ USD năm 2004. Nhưng chưa dừng lại
ở đó, "cường quốc" này còn đang có kế hoạch mở rộng lãnh địa của mình. Họ sẽ
mở thêm 800 nhà hàng năm 2006, và đó chỉ mới là một phần trong kế hoạch đầu
tư trị giá 1,8 tỷ USD trong năm tài khoá này.
- Chiến lược kinh doanh:
* Luôn giữ nguyên tôn chỉ mang đến sự thành công của mình là Q+S+C (Quanlity
+ Service + Clean)
* McDonald’s đã trang bị các loại máy nghe nhạc MP3, hệ thống tải nhạc từ
Internet tại các cửa hàng fastfood của mình trên toàn nước Mỹ. Đáng chú ý nhất là
mạng Blaze Net của McDonald cho phép khách hàng có thể vừa dùng thức ăn
nhanh vừa download nhạc, ảnh kỹ thuật số từ Internet vào điện thoại di động hay
máy tính xách tay của mình.
* Đối với việc đáp ứng các yêu cầu về sức khoẻ cho mọi người, McDonald cũng
đưa vào sử dụng một loại dầu mới được coi là có lợi cho tim trong các món rán
của mình. Trong thực đơn của các nhà hàng McDonald ở Mỹ có thêm cả bia, gà,
cá, salát và các món ăn chay, cộng thêm hàng loạt các món tráng miệng, thức uống
nóng và lạnh với nhiều mùi vị khác nhau.
* McDonald là cửa hàng ăn phục vụ nhanh đầu tiên công khai đưa danh sách tất cả
thành phần thức ăn và các phân tích về giá trị dinh dưỡng một cách chi tiết tất cả
các sản phẩm của họ.
* Tháng 7/2006 vừa qua, McDonald cũng công bố kế hoạch tìm kiếm các nhà thiết
kế thời trang nổi tiếng để tạo ra cho các nhân viên cùng gần 300.000 cửa hàng của
hãng trên toàn nước Mỹ một phong cách lôi cuốn và hợp thời trang hơn.
* McDonald cũng đã mời được ca sỹ nổi tiếng Justin Timberlake quảng bá hình
ảnh McDonald trong giới trẻ trên toàn thế giới.
* Đột phá lớn nhất của McDonald là việc khai trương nhà hàng ở Sierra Vista năm
1975 mà khách hàng tới mua đồ ăn không phải đi xuống khỏi xe ô tô.
* Hoạt động tài trợ: Cúp bóng đá thế giới, Thế Vận hội Olympic, Hiệp hội bóng đá
Scotland, Hiệp hội bóng đá Bắc Ailen, Hiệp hội bóng đá xứ Wales
* Hoạt động nhượng quyền.
2.3.2.5. Khách hàng của McDonald’s.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày, cứ bốn người Mỹ thì có một người ghé vào
quán fastfood của McDonald, tập đoàn thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Đây là một
con số mà bất cứ hãng thức ăn nào cũng mơ ước. Vậy khách hàng của Mc
Donald’s họ là ai.
- Họ là những người công nghiệp bận rộn. Công việc của xã hội và công ty làm
họ ngập đầu và không còn thời gian để đến với việc bếp núc, hay thong thả ngồi
nhâm nhi từng ngớp rượu trong các nhà hàng sang trọng.
- Họ là những người thích sự mau chóng và tiện nghi.
- Họ thích cái cách tự mình phục vụ mình trong một cửa hàng không phải của
mình, rất tự nhiên như ở nhà.
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 22
- Họ không phải nấu ăn, không phải lo lắng về chất lượng của món ăn, hàm
lượng dinh dưỡng, bởi tất cả những điều này đã được cửa hàng tính toán kỹ, trong
thực đơn của họ.
- Họ là những người trẻ và lối sống cũ không còn nhiều trong họ (lối sống cũ là
lối sống mang đậm nét truyền thống như phụ nữ phải lo chuyện bếp núc, gia đình).
- Họ thường tập trung ở trong thành phố nơi mà nền công nghiệp phát triển và
thời gian được xem như vàng.
2.3.2.6. Chúng ta nói gì?
Việc thay thế các hình thức kinh doanh độc lập (independent business)
bằng hình thức kinh doanh theo chuỗi ( chains) đã tạo ra rất nhiều cuộc tranh cãi,
những làn sóng phản đối của các quốc gia hay cộng đồng. Đó là những tranh cãi
về vấn đề tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hay là những ảnh hưởng đối với nền kinh tế
địa phương nơi đặt các cửa hàng…Nhưng đồng thời nó cũng làm gia tăng sự hợp
tác giữa các cơ sở kinh doanh độc lập. Và từ đó dẫn đến sự xuật hiện các nhóm
thương mại trong phạm vi quốc gia. Ví dụ như ở Mỹ, hình thành nên Hiệp Hội
Các Nhà Bán Sách Mỹ ( American Booksellers Association), Khối Liên Minh
Kinh Doanh Độc Lập ( Independent Business Alliances), tổ chức The New Rules
Project. Ở Anh, có tổ chức New Economics Foundation.
Mặt trái của fast food đã bị các nhà y tế kết
tội là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh
tim mạch. Live as american, die as american. Sống
như Mỹ, ăn fast food thường xuyên, thì phải chết như
Mỹ (béo phì và bệnh tim mạch), đây là sự thật hiển
nhiên rồi. Phải chăng toàn cầu hóa (globalization,
mondialisation) fast food đồng thời cũng là toàn cầu
hóa bệnh tật? Nhưng dù muốn dù không thì mọi người
đều phải nhìn nhận rằng McDonald’s vẫn rất xứng
đáng với ngôi vị chúa tể về fast food trên thế giới.
Fast food tại Việt Nam và lý do McDonald chưa xuất hiện ở Việt Nam.
Ở đây nếu chúng ta chỉ nói về McDonald thì McDonald chưa có mặt tại
Việt Nam, và nếu chỉ nói về FastFood thì đó lại là cuộc chiến của các thương hiệu
nước ngoài. Và như vậy trong cuộc đua này các khách hàng của Việt Nam sẽ được
lợi vì sẽ được hưởng những dịch vụ tốt hơn, và có sự lựa chọn đa dạng hơn. Hiện
nay, nếu chỉ xét riêng ở thành phố Hồ Chí Minh đã có 4 hãng thức ăn nhanh nước
ngoài cạnh tranh nhau quyết liệt, đó là KFC (Kentucky Fried Chicken) với hơn 10
cửa hàng, Lotteria với 8 cửa hàng, Chicken Town, Jollibee (do công ty Tân Việt
Hương mua của nước ngoài) với 3 cửa hàng.
Vậy tại sao một tập đoàn lớn như McDonald lại chưa có một cửa hàng
nhượng quyền nào tại Việt Nam, họ sợ đối thủ cạnh tranh ư? Chắc là không rồi mà
có thể đó là vì họ chưa thấy phù hợp hay thời điểm xuất hiện là chưa phù hợp. Có
thể đó là do lối sống văn hoá của người Việt, vì cho dù đã quen với Fast food
nhưng cách mà họ dùng Fast food lại chưa “đúng điệu”. Ở nước ngoài người ta sử
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 23
dụng Fast food như một bữa ăn chính và mục đích là chạy với thời gian, thì ngược
lại ở Việt Nam người ta ăn nó như một bữa ăn phụ và dùng như thưởng thức.
Các cửa hàng thúc ăn truyền thống trong nước liệu có chống đỡ nổi làn
sóng fastfood từ nước ngoài mà đặc biệt là khi người khổng lồ McDonald’s
đến Việt Nam trong thời gian tới.
Trong những nhiều năm qua McDonald’s nổi lên như một thương hiệu của
toàn cầu, sự thành công của McDonald’s là niềm mơ ước của tất cả các công ty,
thế nhưng McDonald’s đã từng thất bại. Người ta so sánh sự kiện vùng Altamura ở
phía Nam Italia, đánh bật Mc Donald’s như người anh hùng tí hon David đánh
thắng kẻ khổng lồ Goliah hùng mạnh. McDonald’s không phải bị đánh bại bởi một
hay nhiều người thợ làm bánh. McDonald’s đã thua bởi nền văn hóa lâu đời ở đây.
Như vậy cho dù MacDonald’s có vào Việt Nam thì những chuỗi như Phở 24 vẫn
đủ sức cạnh tranh vì phở đã là một món ăn văn hóa của người Việt.
Nói tóm lại một điều sự xuất hiện của các cửa hàng thức ăn nhanh chỉ góp
phần làm tăng thêm sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam, chứ không ảnh hưởng gì
đến các nhà bán lẻ lĩnh vức ăn uống trong nước, có chăng đó chỉ là cuộc chiến
giữa các hãng đến từ nước ngoài nhằm lấy lòng của khách hàng người Việt.
2.3.2.7. Một số chuỗi cửa hàng khác.
2.4. Discount Store – Cửa hàng giảm giá.
2.4.1. Giới thiệu về Discount store.
Cửa hàng giảm giá thực chất là một dạng của cửa hàng bách hoá tổng hợp
(department store), chuyên bán các sản phẩm với giá rẻ hơn các nhà bán lẻ truyền
thống. Hầu hết các cửa hàng loại này thường mang đến cho khách hàng sự đa dạng
về chủng loại hàng hoá. Tuy nhiên cũng có một số cửa hàng giảm giá chỉ chuyên
bán một số loại mặt hàng nhất định như trang sức, các thiết bị và dụng cụ điện…
Cũng cần nói rõ ở đây các cửa hàng giảm giá không phải là dạng cửa hàng một đô
Lĩnh vực Cửa hàng
Thời trang Quần áo:Việt Tiến, Việt Thy, May Nhà Bè, May Phương Đông,
Thái Tuấn, Ad, Tốt, Nino Max, Blue Exchange, Sea, Focci…
Giày dép: Biti’s, giày 199.000 đồng, Hồng Thạnh, Hồng Anh…
Siêu thị Coop-Mart, Maxi Mart, Bigc…
Điện máy Nguyễn Kim…
G7-mart…
24h…
Ẩm thực Bánh: Kinh Đô Bakery, Đức Phát, Hỷ Lâm Môn…
Thức Ăn Nhanh: KFC, Loterria…
Đồ Nguội: Vissan…
Giải Khát: Cà Phê Trung Nguyên, Nước Mía Siêu Sạch, Alo Trà…
Phở 24
Di động Thế giới di động, Nettra
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 24
( Dollar Store) – loại cửa hàng chuyên bán sản phẩm với giá một đô hoặc thấp
hơn. Bởi vì, tại cửa hàng giảm giá người ta có thể mua nhiều loại nhãn hiệu hàng
hoá và giá cả cho từng chủng loại cũng có nhiều khác biệt.
Ngày nay cửa hàng giảm giá xuất hiện khá phổ biến tại Mỹ và nhiều quốc
gia trên toàn thế giới. Nhưng có lẽ cũng ít ai biết là sự ra đời của loại cửa hàng này
là trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà một loạt các nhà bán lẻ tại
Mỹ đã bắt đầu nhận thấy lợi ích của chiến thuật giảm giá để hấp dẩn nhiều khách
hàng hơn để rồi từ đó tăng lợi nhuận nhờ tính quy mô.
Trong giai đoạn những năm 1950 đến những năm cuối của thập niên 80,
các cửa hàng giảm giá đã xuất hiện phổ biến và rộng rãi đến người tiêu dùng còn
hơn cả siêu thị và các cửa hàng bách hoá tổng hợp cùng thời khác. Hàng trăm cửa
hàng giảm giá mọc ra như nấm, và mang lại thời hoàng kim cho loại cửa hàng này
vào thập niên 60 tại Mỹ, với sự ra đời của những hệ thống cửa hàng giảm giá đầy
tên tuổi như là K-Mart, Zayre, Kuhn’s-BigK (sau này bán lại cho Wal-Mart vào
năm 1981), GEM, TG&Y, Woolco (đóng cửa vào 1983, và cũng bán một phần lại
cho Wal-Mart) cùng một loạt các cửa hàng giảm giá khác. Còn về hiện tại thì sao,
Wal-Mart đang là nhà bán lẻ lớn nhất trên toàn thế giới với hơn 1,353 cửa hàng tại
Mỹ, còn Target và K-Mart là hai đối thủ cạnh mạnh hàng đấu của Wal-Mart xếp ở
những vị trí tiếp theo. Và chúng tôi xin giới thiệu cửa hàng giảm giá tiêu biểu đó
là:
2.4.2.Cửa hàng giảm giá WAL-MART.
2.4.2.1.Vài nét về Wal-Mart.
Type Discount department store/Public
Founded Rogers, Arkansas (1962)
Headquarters Bentonville, Arkansas, USA
Key people
Sam Walton (1918–1992), Founder
H. Lee Scott, CEO
S. Robson Walton, Chairman
Thomas Schoewe, CFO
Industry Retail
Products Discount stores, grocery stores, and hypermarkets
Revenue $315.654 billion USD (2006)
Net income $11.231 billion USD (2006)
Employees 1.8 Million (2006)
Slogan
Wal-Mart. Always Low Prices. Always./
Save More. Smile More. (U.S.) / WE SELL
FOR LESS every day! (Canada)
Website
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 25
Vào năm 1962, Sam Walson đã mở cửa hàng Wal-Mart đầu tiên, Wal-
Mart Discount City, tại Rogers, Arkansas. Trong vòng 5 năm sau đó, công ty đã
mở rộng thêm 24 cửa hàng xuyên suốt bang Arkansas và mang về doanh thu cho
Wal-Mart là $12.6 triệu USD.
Vào 1-10-1972 công ty chính thức niêm yết giá trên New York Stock
Exchange. Tờ cổ phiếu đầu tiên được công ty đưa đến công chúng là vào tháng 5-
1971 với mệnh giá là 47USD
Đến 1975, và lúc này công ty đã có 125 cửa hàng với 7,500 nhân viên, và
tổng doanh thu bán hàng là $340.3 triệu USD. Và tiếp tục nhanh chóng phát triển
trong giai đoạn những năm 1980 đến 1990.
Trong năm 2005, Wal-Mart là tập đoàn bán lẻ đứng hàng đầu thế giới và là
tập đoàn mạnh thứ hai sau Exxon Mobil. Kết thúc năm tài chính vào ngày 31-1-
2006, thu nhập ròng của Wal-Mart là 11,2 triệu USD trên tổng doanh thu bán hàng
là 316 triệu USD, mức tăng trưởng lợi nhuận là 3,5%. Vào ngày 2-11-2006 thu
nhập ròng của công ty đã là 26,7 triệu USD cao hơn so với một năm trước đó. Đó
là một thành quả to lớn của tập đoàn bán lẻ này khi họ đã chiếm lĩnh 20% thị phần
bán lẻ tại Mỹ và Mexico. Và chiếm 22% thị phần về đồ chơi mà nổi bật là loại đồ
chơi Toys*R*Us, một thương hiệu có từ khoảng cuối thập niên 90.
2.4.2.2. Hệ thống cửa hàng và sản phẩm.
Diện tích: 3,000x21,000 (m2)
Sản phẩm: các loại hàng hoá thông
thường như thực phẩm chín, đông lạnh,
các phẩm sữa, gia dụng, dụng cụ, đồ điện
tử….. Nhiều Wal-Mart Discount Stores
cũng có những đặc trưng để tạo nên sự
khác biệt như một garden center,
pharmacy, Tire & Lube Express, optical
center, one-hour photo processing lab,
portrait studio, hay như một cửa hàng fast
food.
Đặc điểm: Đây là mô hình phổ biến của
Wal-Mart.
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 26
Wal-mart supercenter
Wal-Mart Neighborhood Market
Sam's Club
Đây là một hệ thống kho dùng để bán tạp hoá, và các sản phẩm thông dụng khác,
có một điểm khác biệt là Sam’s Club chỉ bán cho các khách hàng thân quen của
mình, hiện có khoảng 574 Sam’s Club tại Mỹ.
Wal-Mart International
Madison Heights,
Virginia, United States.
Diện tich: 9,000x24,000 (m2)
Sản Phẩm: Các mặt hàng thông thường
tương tự như Wal-Mart Discount Stores
và cũng có những sự khác biệt. Tuy nhiên ở
đây, Wal-Mart phân chia các mặt hàng,
dịch vụ ra từng khu, và cũng có các dịch vụ
tương tự như trên thậm chí có cả cửa hàng
cung cấp dịch vụ điện thoại, beauty salons,
cửa hàng cho thuê phim, trung tâm giải trí
gia đình, chi nhánh ngân hàng địa phương,
và cả việc bán gas…..
Đậc điểm: lớn hơn Wal-Mart Discount
Stores, có nhiều dịch vụ và sản phẩm đa
dạng hơn, và có hai cổng chính.
Diện tích: 3,900m2
Sản phẩm: tương tự như hai mô
hình trên, nhưng hàng hóa không
đa dạng bằng, có tính chất gần
gũi như chợ.
Đặc điểm: Thường chỉ xuất hiện
tại các vùng nông thôn.
Winter Springs, Florida.
Wal-Mart Supercenter
in Torreón, Mexico.
Wal-Mart Supercenter in
Bucheon, South Korea.
Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 27
Hiện tại Wal-Mart có khoảng 2700 cửa hàng có mặt trên 14 quốc gia.
2.4.2.3. Động thái của ngưới bán.
- Kế hoạch mở rộng nhóm khách hàng.
Theo một thông tin trên Wall Street Journal vào 7-9-2006 Wal-Mart đang
chuẩn bị kế hoạch để mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng của mình từ one-size-
fits-all (tạm dịch: chỉ một nhóm khách hàng phù hợp với cửa hàng) sang fitting
(tạm dịch: tất cả đếu phù hợp). Được chia làm 6 nhóm: người Mỹ gốc phi, người
giàu có, người vô gia cư, Người la tinh, người sống ngoại ô và người dân ở thôn
quê. Như vậy kế hoạch trên cho thấy Wal-Mart đang bắt đầu cho chiến dịch thay
đổi hình tượng của mình, không chỉ phục vụ đối tượng “con nhà nghèo” mà còn
phục vụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 48396332dinhchebanle.pdf