MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: QUAN HỆ SỞ HỮU VÀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
I, Sở hữu và đặc điểm của sở hữu về tư liệu sản xuất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
1.khái niệm sở hữu, sở hữu tư liẹu sản xuất
2.Đặc điẻm của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất ở nước ta hiện nay
3. cơ cấu sở hữu của nước ta trong giai đoạn hiện nay
II, cơ cấu các thành phần kinh tế
1. Tính tất yếu của kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay
2. Khái niệm các thành phần kinh tế
3. Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay
PHẦN II: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỞ HỮU VÀ THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I . Về quan hệ sở hữu
II. Về thành phần kinh tế
PHẦN III : CÁC GIẢ PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY QUẢ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINHN TẾ Ở NƯỚC TA THỜI GIAN TỚI
I. Đa dạng hoá sở hữu để phát triển kinh tế nhiều thành phần
II.Tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
III. Tạo điều kiện về vốn và kĩ thuật để hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển
IV. Phát triển các thành phần kinh tế khác trên cơ sở phát huy tính tích cực của các thành phần kinh tế này,đồng thời có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế các tiêu cực của họ
V. Tăng cường vai trò của nhà nước trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
Kết Luận
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giả pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quả trình phát triển các thành phần kinh tế ở nước ta thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất theo ý của mình. Quyến chiếm hữu tương đối ổn định, tĩnh tại, nhưng đôi khi chỉ là quyền danh nghĩa.
- Quyền sử dụng là quyền sử dung đối tượng sở hữu theo mục đích và nguyện vọng của người sử dụng. Sở hữu với tư cách là người chủ sở hữu và người sử dụng đối tượng sở hữu, có thể thống nhất ở một người hoặc có thể phân chia ra giữa nhiều người. Điều này có nghĩa là người sử dụng đối tượng sở hữu có thể không phải là người chủ sở hữu, hoặc ngược lại người chủ sở hữu có thể không phải là người sử dụng đối tượng sở hữu. Ví dụ như trường hợp người công nhân làm thuê có thể sử dụng tư liệu sản xuất mặc dù anh ta không phải là người chủ sở hữu nó, hoặc ngược lại, ngườichủ khách sạn có thể không sử dụng khách sạn của mình mặc dù anh ta là người sở hữu nó. Nếu người sử dụng đối tượng sở hữu không phải là người chủ sở hữu thì anh ta chỉ có thể thực hiện quyền sử dụng nó trong thời gian và do người chủ sở hữu đặt ra.
- Quyền định đoạt là quyền thực hiện toàn diện đối với đối tượng sở hữu. Nó đem lại cho chủ thể quyền và khả năng sử dụng đối tượng sở hữu theo bất cứ cách nào, kể cả việc chuyển nó cho người khác, thay đổi nó một cách sâu sắc, cải tạo nó thành một đối tượng sở hữu khác thạm chí có thể huỷ bỏ nó. Chủ thể của quyền định đoạt cũng có khả năng thực hiện những thẩm quyền cơ bản của người chủ sở hữu: xác định các phương thức sử dụng đối tượng sở hữu, kí kết các hợp đồng kiên quan tới đối tượng sở hữu. Trên thực tế, người chủ sở hữu chỉ thực sự là người chủ sở hữu khi anh ta có quyền và có khả năng hiện thực định đoạt đối tượng sở hữu. Do vậy người sử dụng đói tượng sở hữu cũng có thể là người chủ sở hữu nếu anh ta có quyền chiếm hữu và quyền định đoạt. Về thực chất, khi trao hoặc chuyển quyền định đoạt cho người khác, cũng có nghĩa là chuyển các thẩm quyền sở hữu cho người khác.
Sở hữu được xem xét dưới góc độ pháp lí và kinh tế. Sở hữu về mặt pháp lí được xem là mối quan hệ giữa người với người về đối tượng sở hữu. Thông thường về mặt pháp lí sở hữu thường được quy định trong hiến pháp, nó khẳng định ai là chủ của đối tượng sở hữu. Về mặt kinh tế, sở hữu được biểu hiện thông qua thu nhập. Thu nhập này càng cao thì chứng tỏ là sở hữu về mặt kinh tế ngày càng được thực hiện. Sở hữu luôn luôn hướng tới lợi ích kinh tế.
Kết luận: Sở hữu là vấn đề cơ bản nhất của một chế độ kinh tế xã hội. Chỉ trên cơ sở giải quyết đúng đắn vấn đề sở hữu mới có căn cứ để giải quyết các vấn đề về động lực lợi ích kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội. Đảng ta đã khẳng định: “ sở hữu vừa là mục đích, vừa là phương tiện để đạt CNXH. Vì sở hữu nói riêng và quan hệ sản xuất nói chung không chỉ giản đơn là phương tiện như mọi phương tiện thông thường khác mà có thể tuỳ tiện thay đổi phương tiện này bằng phương tiện khác, mà là bộ phận cấu thành hữu cơ của một hình thái kinh tế-xã hội. CNXH có những đặc trưng riêng về sở hữu, nhưng quan hệ sản xuất và phân phối nảy sinh từ chế độ sở hữu đó...”.
2. Đặc điểm của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất ở nước ta hiện nay
Trong một thời gian dài, ở nước ta đã coi sở hữu tư liệu sản xuất là mục tiêu nên đã nôn nóng xoá bỏ tư hữu, xây dựng và phát triển nhanh chế độ công hữu để đạt mục tiêu đi lên CNXH. Chúng ta đã tuyệt đối hoá vấn đề sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân, xem nó là động lực phát triển xã hội. Sở dĩ có quan niệm như vậy là do chúng ta chưa nghiên cứu đầy đủ những nguyên nhân tạo ra động lực phát triển sản xuất xã hội. Chế độ sở hữu toàn dân tồn tại trong một vài thập kỉ qua đã đưa nền sản xuất rơi vào trì trệ bới vì sở hữu toàn dân và sở hữu xã hội đã rơi vào tình trạng bỏ không, vô chủ. Kết quả cuối cùng là đưa nền kinh tế đến ngõ cụt. Chính vì vậy khi tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển nền kinh tế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần chúng ta đã chấp nhận thêm các hình thức sở hữu mới bên cạnh các hình thức sở hữu truyền thống và đã thừa nhận vai trò và sự tồn tại của chế độ tư hữu trong tính đa dạng về các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, sở hữu tư liệu sản xuất không chỉ đơn thuần chỉ là sở hữu về đất đai, hầm mỏ... mà còn có những sở hữu về trí tuệ, sở hữu về công nghệ, sở hữu vô hình (uy tín) của doanh nghiệp- một tài sản vô giá trong nền kinh tế thị trường. Qua đó ta thấy rằng dương như vai trò của các yếu tố vật chất (tư liệu sản xuất) có phần giảm đi, còn vai trò của các yếu tố phi vật chất (tổ chức sản xuất, phương thức kinh doanh, thông tin quản lí...) có phần tăng lên. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là trong các đối tượng sở hữu, tư liệu sản xuất đã rơi xuống hàng thứ yếu mà chỉ có nghĩa là nó không còn là đối tượng sở hữu duy nhất.
3. cơ cấu sở hữu của nước ta trong giai đoạn hiện nayở nước ta nhiều năm trước đây đã ồ ạt xoá bỏ chế độ tư hữu, sác lập chế độ công hữu về tư liệu sản suất dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Đại hội lần thư IV của đảng đã phát hiện và kiên quyết thông qua đổi mới và khắc phục sai lầm đó, băng cách thừa nhận vai trò và sự tồn tại của hình thức tư hữu trong tính đa dạng của các hình thức sở hữu. Đây là một bước ngoặt mang tầm vóc chiến lược mới thể hiện sự đổi mới của Đảng ta. Cần có cách tiếp cận khoa học, không giáo điều, không cực đoan hoặc phiến diện khi đổi mới và xác lập chế độ sở hữu. Cách tiếp cận đó là:
Với tư cách là nền tảng kinh tế của một chế độ xã hội vì vậy việc xác lập chế độ sở hữu phải dựa trên cơ sở định hướng XHCN.
Phải xuất phát từ trình độ phát triển của lực lương sản xuất để đổi mới và xác lập các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất trong cơ cấu của nó.
Phải lấy hiệu quả kinh tế_xã hội làm thước đo việc đổi mới và xác lập chế độ sở hữu trong từng thời kỳ.
Để tránh tình trạng sở hữu hình thức, làm chủ hình thức như trước đây, cần gắn sở hữu với lợi ích kinh tế, vì lợi ích kinh tế là bản chất kinh tế của sở hữu.
Phải đặt nó trong mối quan hệ với trình độ xã hội hoá lực lượng sản xuất: trong mối quan hệ với quan hệ quản lý và quan hệ phân phối: trong mối quan hệ với tính đặc thù của từng lĩnh vực, từng ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Việc đổi mới và xác lập các hình thức sở hữu phải gắn với toán bộ tiến trình phát triển tự nhiên của lịch sử, vận động theo đúng các quy lật khách quan, phù hợp với tính dân tộc, phù hợp với nguyện vong chính đáng của nhân dân lao động Việt Nam.
Không nên dừng lại ở kết cấu bên ngoài của sở hữu mà phảỉ đổi mới kết cấu bên trong của sở hữu, chất lượng và hiệu quả của sở hữu.
xuất phát từ các quan điểm về tính đa dạng của sở hữu và đa dạng của thành phần kinh tế, từ dại hội Đảng IV đến nay nền kinh tế đã từng bước hình thành các hình thức sở hữu sau:
a, Sở hữu nhà nước : Sở hữu nhà nước được hiểu là nhà nước đại diện cho nhân dân làm chủ sở hữu đất đai, tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lợi, thềm lục địa, vùng trời, phần vốn của nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, các công trình thuộc các nghành, các lĩnh vực kinh tế, văn hoá giáo dục, khoa học kỹ thuật, ngoai giao….
Nhà nước đại diện cho chủ sở hữu đối với các tài sản thuộc sở hữu toàn dân, chính phủ thống nhất quản lý và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả tiết kiệm sở hữu toàn dân.
Sở hữu nhà nước tồn tại dưới hình thức doanh ngiệp 100% vốn của nhà nước, dưới hình thức doanh nghiêp mà vốn của nhà nước nắm đa phần hay tỷ trọng cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, hoặc có cổ phần trong các doanh ngiệp khác nhưng chưa nhiều.
b, Sở hữu tập thể: là hình thức của sở hữu hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản suất kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong đIều lệ.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt thuộc sở hữu tập thể phải tuân theo luật pháp và phù hợp với đIều lệ của hợp tác xã.
trước đây ở nước ta, hình thức sở hữu tập thể chủ yếu tồn tại dưới hình thức hợp tác xã ( gồm cả hợp tác xã nông ngiệp và tiểu thủ công ngiệp), với nội dung là cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của đối tượng sở hữu đều là của chung. Chính vì vậy mà hình thức sở hữu này quyền mua bán hoặc quyền chuyển nhượng TLSX trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp.
Nhưng trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII xác định “hợp tác xã được tổ chực trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần, mỗi xã viên có quyền như nhau trong công việc chung”.
Qua đó chúng ta thấy kết cấu bên trong sở hữu tập thể đã thay đổi phù hợp với thực tiễn của nước ta hiện nay.
Thực vậy, chúng ta cần phảI duy trì và phát triển hình thức sở hữu này khi xây dựng CNXH. Do hợp tác xã là nhu cầu cần thiết của kinh tế hộ gia đình, của nền sản xuất hàng hoá. Khi LLSX trong nông nghiêp và công nghiệp phát triển đến một trình độ nhất định, nó sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất hợp tác. Trong đIều kiện của nền sản suất hàng hoá các nhu cầu về vốn, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm…. đòi hỏi các hộ sản xuất phải hợp tác với nhau mới có khả năng và phát triển. Và thực tiễn ở nước ta đã có những hình thức hợp tác xã kiểu mới ra đời do nhu cầu tồn tại và phát triển trong kinh tế thị trường đã chứng minh đIều đó.
c, Sở hữu cá thể : Đa dạng hoá LLSX là một trong những cơ sở để đa dạng hoá các quan hệ sở hữu, bởi chúng ta đã chỉ rõ: sở hữu biểu hiện mối quan hệ của con người không chỉ đối vớiTLSX mà còn đối với toàn bộ LLSX nói chung.
ở nước ta, hình thức sở hữu cá thể tồn tại chủ yếu dưới hình thức kinh tế tiểu chủ. Sở hữu cá thể tức là cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoăch sản xuất kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.
Nếu trước kinh tế cá thể, tiểu chủ ở nước ta chủ yếu có tính chất tự cấp tự túc, lại bị tóm buộc bởi cơ chế quản lý thì hiện nay nó đang được khuyến khích phát triển. Thật vậy, tại đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII Đảng chỉ rõ: ” Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài. Giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ giải uyết các khó khăn về vốn, khoa học và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn kinh tế cá thể, tiểu chủ vì lợi ích thân thiết và nhu cầu phát triển sản xuất, từng bước đi vào làm ăn hợp tác tự nguyện, hoặc làm vệ tinh cho các doanh nghiệp nhà nước hay hợp tác xã.
Từ đó thấy đảng và nhà nước ta đã nhận thức đúng đắn vai trò của hình thức sở hữu cá thể. Hình thức này không thể tạo ra QHSX hoặc đại diện cho QHSX như nhận thức sai lầm trước kia, mà nó rất phù hợp với trình độ phát triển của LLSX ở nước ta hiện nay, ngoàI ra nó còn khuyến khích người lao động hăng háI tham gia sản xuất.
d : Sở hữu tư bản tư nhân: ở nước ta thành phần kinh tế tư bản tư nhân đang hình thành và phát triển. Đây là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong đIều kiện của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sở hữu tư bản tư nhân bao gồm cả các doanh ngiệp của nhà nước tư sản và các đơn vị kinh tế mà phần lớn vốn do một hoặc một số tư nhân góp lại, thuê lao động sản xuất kinh doanh hoặc công ty cổ phần tự doanh.
e, Sở hữu hỗn hợp: Sở hữu hỗn hợp là hình thức sở hữu có sự tam gia của nhiều loại chủ thể khác nhau về tính chất như : nhà nước, tập thể, tư nhân.
Sở hữu hỗn hợp tồn tại dưới hình thức: sở hữu trong doanh ngiệp tư bản nhà nước, trong liên doanh gồm vốn nhà nước, tư nhân và tập thể. Đối tượng sở hữu do vốn nhà nước, tập thể và vốn của tư nhân đóng góp tạo nên. Tuỳ theo lượng cổ phần, mỗi bên có vị trí khác nhau trong hội đồng quản trị mặt khác chúng ta có thể liên doanh giữa doanh nghiệp ở trong nước với nước ngoài. Từ đó mà các thành phần kinh tế trong sở hữu hỗn hợp có quan hệ nội tại và tác động qua lại lẫn nhau, nó là kết quả của công cuộc cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng XHCN
II. Cơ cấu các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay
1. Tính tất yếu của kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay
Nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên CNXH. Đây là thời kì lịch sử đặc biệt trong đó kết cấu kinh tế - xã hội vừa bao hàm những yếu tố của xã hội mới ra đời, vừa có những yếu tố của xã hội cũ. Tính chất quá độ dó đã dược V.I.Lênin viết: “Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của CNTB và CNXH không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có”. Khi giai cấp côg nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền và bước vào con dường xât dựng CNXH thì một đòi hỏi khách quan là phải từng bước xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ mới - chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất dưới nhiều hình thức thích hợp. Do lực lượng sản xuất phát triển không đồng đều giữa các vùng, các nghành trong nội bộ vùng, do tính chất quá độ từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đi lên CNXH, tất yếu còn có kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và người làm thương nghiệp, dịch vụ và kinh tế tự nhiên...
Để phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, các thành phần kinh tế phải được cải biến. Không thể “xoá bỏ” hay “chuyển đổi” các thành phần kinh tế một cách chủ quan duy ý chí, mà phải căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của từng nghành nghề mà từng bước hình thành quan hệ sản xuất mới từ thấp tới cao với sự đa dạng về các hình thức sở hữu. Việc cải biến các thành phần kinh tế tư nhân phải xuất phát từ yêu cầu và khả năng tổ chức và quản lí của nhà nước XHCN. Khi chính quyền nằm trong tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động thì việc xoá bỏ hình thức sở hữu này bằng hình thức sở hữu khác không phải là khó, mà khó khăn phức tạo ở chỗ phải làm cho tư liệu sản xuất được sử dụng tốt hơn; làm cho việc xây dựng, phát triển lực lượng sản xuất; bảo đảm cho nền kinh tế xã hội tăng trưởng và phát triển có hiệu quả hơn. Trước đây, chúng ta cũng đã từng khẳng định sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế là tất yếu khách quan và là đặc trưng kinh tế của thời kì quá độ lên CNXH. Song, trên thực tế, lại sớm xoá bỏ nền kinh tế nhiều thành phần một cách nóng vội, tạo dựng lên bức tường ngăn cách giữa kinh tế công hữu XHCN và các thành phần kinh tế tư bản tư nhân, cá thể, dẫn đến tiêu cực, lực lượng sản xuất của xã họi bị lãng phí một cách nghiêm trọng, kinh tế hàng hoá bị kìm hãm và do đó đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đổi mới kinh tế không chỉ thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thanhf phần kinh tế, mà còn phải thực hiện nhất quán lâu dài chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
2. Khái niệm về thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế là một bộ phận cấu thành của một nền kinh tế hay một kiểu quan hệ kinh tế tồn tại dựa trên cơ sở chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta là một tất yếu khách quan. Bởi vì trong giai đoạn này, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất chưa cao nên còn tồn tại nhiều chế độ sở hữu. Tính đa dạng về sở hữu chính là do kực lượng sản xuất chưa phát triển đủ mức độ đẻ có thể thủ tiêu hoàn toàn chế độ tư hữu thiết lập hoàn toàn chế độ công hữu. Sự phân chia các thành phần kinh tế một cách cụ thể là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để đề ra những chính sách kinh tế-chính trị-xã hội thích hợp đối với từng thành phần kinh tế trong quá trình xây dựng CNXH. Vì vậy không thể thay thế việc phân định các thành phần kinh tế bằng việc phân định theo các loại hình doanh nghiệp hay quy mô doanh nghiệp. Thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định. Căn cứ vào loại hình quan hệ sản xuất mà trước hết là tính chất sở hữu để xác định những tổ chức kinh tế đó thuộc thành phần kinh tế nào. Những tổ chức kinh tế trong đó có sự hỗn hợp, đan xen về sở hữu thì tổ chức đó thuộc thành phần kinh tế nào là do hình thức sở hữu nào đóng vai trò ưu trội trong tổ chức đó quy định.
3.Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nước ta có năm thành phần kinh tế tương ứng với năm hình thức sở hữu. Tuy nhiên đến Đại hội IX của Đảng chúng ta đã thừa nhận thêm một hình thức sở hữư nữa đó là hình thức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó hình thành nên thành phần kinh tế thứ sáu là thành phấn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Vậy hiện nay ở nước ta đang tồn tại và phát triển sáu thành phấn kinh tế.
Kinh tế nhà nước
Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ... ngân sách, bảo hiểm, các quỹ dự trữ ngân hàng nhà nước, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội; phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác.
Kinh tế nhà nước rộng hơn bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Phân biệt được hai phạm trù này và nhận thức đầy đủ hơn vai trò kinh tế nhà nước là một bước phát triển về nhạn thức thực tiễn nền kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới. Để từng bước xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, với trình độ phát triển hiện nay và trong những năm tới của lực lượng sản xuất nước ta, kinh tế nhà nước chỉ có thể tập trung phát triển trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu như: kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, hệ thôngs tài chính ngân hàng, thương mại, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất và thương mại...; về quy mô nói chung thuộc loại vừa và lớn, công nghệ hiện đại, kinh doanh có hiệu quả cao.
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt chủ yếu sau:
- Đi đầu về nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, nhờ đó mà thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế.
- Bằng nhiều hình thức hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hương xã hội chủ nghĩa.
- Tăng cường sức mạnh vật chất làm chỗ dựa để nhà nước thực hiện có hiệu quả chức năng điều tiết, quản lí vĩ mô nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Cùng với kinh tế hợp tác dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân và chế độ xã hội mới.
Kinh tế hợp tác
Kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã là thành phần kinh tế trong đó có sự liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất kinh doanh và đời sống.
Hợp tác xã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần, mỗi xã viên có quyền như nhau đối với công việc chung. Hợp tác xã được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi. Xuất phát thực tiễn nước ta, kinh tế hợp tác sẽ tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng từ thấp tới cao. Kinh tế hợp tác xã cùng với kinh tế nhà nước là những thành phần kinh tế trong đó người lao động làm chủ và sản xuất được tiến hành vì lợi ích của người lao động và toàn xã hội.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ
Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế tư hữu nhỏ mà thu nhập chủ yếu dựa hoàn toàn vào lao động và vốn của bản thân và gia đình. Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế tư hữu nhưng có thuê lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân gia đình.
Kinh tế cá thể , tiểu chủ đang có vị trí rất quan trọng trong hniều ngành, nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động. Do dó, việc mở rộng sản xuất kinh doanh của kinh tế cá thể và tiểu chủ không bị hạn chế. Đối với nước ta, cần phát triển mạnh mẽ thành phấn kinh tế này để vừa góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, vừa giải quyết nhiều việc làm cho xã hội. Tuy nhiên thành phần kinh tế này cũng có những hạn chế riêng của nó vì thế cần hướng dẫn kinh tế cá thể và tiểu chủ, vì lợi ích cho bản thân và nhu cầu phát triển của sản xuất, từng bước đi vào làm ăn hợp tác một cách tự nguyện, hoặclàm vệ tinh cho các doanh nghiệp nhà nước hay hợp tác xã.
Kinh tế tư bản tư nhân
Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê.
Trong điều kiện quá độ lên CNXH ở nước ta, thành phần kinh tế này còn có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất xã hội, xã hội hoá sản xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội. Vì vậy, Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích tư bản tư nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất đặc biệt tronmg những ngành, lĩnh vực không chi phối một cách quyết định đời sống kinh tế xã hội, mà pháp luật không cấm. Nhà nước bảo hộ quyền sỏ hữu và lợi ích hợp pháp của họ, xoá bỏ định kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần kinh tế này về tín dụng, khoa học- công nghệ...tuy nhiên cần đi đoi với tăng cường quản lí, hương dẫn làm ăn đúng pháp luật, có lợi cho đất nước, khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân dưới nhiều hình thức khác nhau.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lí để có thể thu hút thêm nhiều vốn đầu tư và công nghệ của nươc ngoài.
Kinh tế tư bản nhà nước
Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản nước ngoài.
Trong thời kì quá độ ở nước ta, kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, quản lí... của các nhà tư bản vì lợi ích của bản thân họ cũng như của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy, sự phát triển thành phần kinh tế này là một đòi hỏi khách quan. Trước đây ở nước ta cũng áp dụng các hình thức tư bản nhà nước nhưng do quan điểm cải tạo xã hội chủ nghĩa để xoá bỏ nhanh chóng thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa nên các hình thức kinh tế tư bản nhà nước chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thực hiện một cách rộng rãi và lâu dài các hình thức kinh tế tư bản nhà nước để phát triển lực lượng sản xuất phục vụ vho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Các thành phhàn kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau, hoạt động đan xen vào nhau trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Vai trò của mỗi thành phần kinh tế, tỉ lệ giữa các thành phần kinh tế phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự đòng góp của chúng vào sự phát triển của nền kinh tế. Mỗi thành phần kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhát định về tư liệu sản xuất. Các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất tuy có độc lập tương đối và có bản chất riêng, nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không có sự ngăn cách và có thể hỗn hợp, đan kết với nhau ( cùng một chủ sở hữu có thể tham gia nhiều quan hệ sở hữu, cùng một đối tượng sở hữu có nhiều quan hệ sở hữu), hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Trong nền kinh tế quốc dân thống nhất do nhà nước hướng dẫn, điều tiết, kiểm soát, cùng với việc kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo, các chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật. Các thành phần kinh tế đều nằm trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, có mối liên hệ tương tác và mâu thuẫn nhau. Tính thống nhất biểu hiện ở chỗ, mỗi thành phần kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế xã hội phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH, các thành phần kinh tế nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội có mối liên hệ phụ thuộc với nhau về sản xuất và tiêu dùng. Sự thống nhất đó không phải tự nhiên mà có mà phải qua hợp tác và đấu tranh, đấu tranh để hợp tác tốt hơn. Các thành phần kinh tế mang bản chất kinhntế và quan hệ kinh tế khác nhau, giữa chúng có sự mâu thuẫn. Không thể giải quyết mâu thuẫn này một cách chủ quan, không thể bằng biên pháp hành chính đơn giản mà có thể xoá bỏ các thành phàn kinh tế dựa trên chế độ tư hữu mà phải bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đó phát triển để có lợi cho đất nước, hướng các thành phần kinh tế tư nhân đi theo con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước thông qua hiệp tác, liên doanh, liên kết dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Phần II: thực trạng giải quyết vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế ở nước ta những năm gần đây.
I.Về quan hệ sở hữu
Vấn đề sở hữu có liên quan tới các thành phần kinh tế vì vó là cơ sở kinh tế, một căn cứ để xác định thành phần kinh tế. Trong thời kì quá độ mỗi phương thức sản xuất chỉ tồn tại với tư cách là bộ phận, một mảnh kết hợp thành cơ cấu kinh tế - xã hội; chúng vừa có tính độc lập tương đối vừa tác động lẫn nhau, đan xen nhau; vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau, mỗi bộ phận được coi là một thành phần kinh tế. Đường lối phát triển của chúng ta là phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN. Cơ cấu kinh tế nhiều tha nhf phần dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35246.doc