Đề tài Các giai đoạn hình thành và phương hướng phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho đến nay, căn cứ vào 3 chức năng cơ bản của nền kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? thì có 2 hình thức tổ chức kinh tế xã hội là sản xuất tự cung tự cấp (kinh tế tự nhiên) và sản xuất hàng hoá (kinh tế hàng hoá).

* Kinh tế tự nhiên: là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà sản phẩm được sản xuất ra để người sản xuất ra nó tiêu dùng.

Các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản có đặc trưng chung là sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự cấp chiếm ưu thế. Đặc điểm chủ yếu của sản xuất tự cung, tư cấp là:

-Sở hũư tư nhân nhỏ, chủ yếu là đất đai, sản xuất nông nghiệp độc canh lương thực.

-Sức lao động và tư liệu sản xuất được kết hợp ở cùng một chủ thể, chưa có sự phân công lao động và hoạt động trao đổi.

-Công cụ lao động lạc hậu, dựa trên lao động thủ công với kinh nghiệm cổ truyền, chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, năng suất lao động thấp.

-Quy mô sản xuất nhỏ, manh mún chủ yếu là hướng vào giá trị sử dụng để thoả mãn những nhu cầu hiện tại; tỉ suất hàng hoá thấp vì vậy thị trường kém phát triển, mang tính cát cứ, địa phương.

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giai đoạn hình thành và phương hướng phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường cổ điển và kinh tế thị trường hiện đại) . Sản xuất tự cung tự cấp chuyển hoá thành sản xuất hàng hoá giản đơn và kinh tế thị trường, là quá trình phát triển lịch sử tự nhiên, cái cũ sinh ra cái mới là một quá trình kinh tế- xã hội khách quan.[3. trg 50] - Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá: Điều kiện cần: là phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự phân chia lực lượng lao động xã hội thành những ngành, những nghề chuyên môn hoá khác nhau, sản xuất những sản phẩm khác nhau. Do phân công lao động xã hội, dẫn đến chuyên môn hoá, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc vài thứ sản phẩm hay chi tiết của sản phẩm. Mặt khác do sự hạn chế của con người về sức khỏe, thời gian, trình độ… nên không thể làm được tất cả sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng lên của mình, do đó tất yếu cần có sự trao đổi sản phẩm lẫn nhau giữa những người sản xuất, vì thế sản phẩm mang hình thái là hàng hoá. Phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất liên hệ và phụ thuộc vào nhau, nó là cơ sở của kinh tế hàng hoá. Điều kiện đủ: là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất Sự tách biệt này là do sự tồn tại của các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất mà cội nguồn của nó là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất qui định. Quá trình sản xuất là sự kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất. Chính sự tồn tại những quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, nên những chủ thể kinh tế phải tự quyết định sản xuất cái gì; như thế nào và cho ai, cho nên lao động của người sản xuất mang tính chất là lao động tư nhân, sản xuất và tái sản xuất giữa họ tách biệt nhau về mặt kinh tế. Trong điều kiện đó, các chủ thể kinh tế muốn tiêu dùng sản phẩm của nhau họ phải thông qua trao đổi, mua bán. à Đó là hai điều kiện khách quan cần và đủ để kinh tế hàng hoá ra đời, tồn tại và phát triển.[3. trg 51] - Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá so với sản xuất tự cung tự cấp: A. Sản xuất hàng hoá là sản xuất cho người khác, cho xã hội, sản xuất để bán vì mục tiêu lợi nhuận, do đó nó tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Còn kinh tế tự nhiên, sản xuất với mục đích sản xuất ra những giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất, nên không tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. B. Sản xuất hàng hoá ra đời trên cơ sở phân công lao động xã hội, tạo ra tình chuyên môn hóa cao là cơ sở nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện cải tiến công cụ lao động, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngược lại, kinh tế tự nhiên khép kín, cản trở phân công lao động xã hội. C. Sản xuất hàng hoá với đặc trưng cơ bản là cạnh tranh vì lợi nhuận do đó nó bình tuyển, sàng lọc tự nhiên yếu tố người và yếu tố vật chất của sản xuất, nghĩa là nó kích thích quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phát triển. Trong khi đó, kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, quy mô nhỏ, chủ yếu dực vào nguồn lực sẵn có của tự nhiên, nhu cầu thấp, trình độ dân trí thấp nên không có cạnh tranh, không tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển khoa học công nghệ để phát triển kinh tế có hiệu quả. D. Sản xuất hàng hoá với năng suất lao động cao, chất lượng hàng hoá tốt và khối lượng ngày càng nhiều, chủng loại đa dạng và phong phú làm cho thị trường mở rộng, giao lưu kinh tế- xã hội giữa các vùng, các miền, các địa phương và quốc tế phát triển, tạo điều kiện thoả mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao cũng như sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi thành viên trong xã hội. Ngược lại, với kinh tế tự nhiên, sản xuất kém phát triển, sản phẩm không đủ tiêu dùng vì thế đời sống vật chất và tinh thần của người lao động thấp. Tuy nhiên gằn liền với quá trình sản xuất kinh tế hàng hoá là vô số những tiêu cực cả trong sản xuất và trong đời sống xã hội( vd: lạm phát, khủng hoảng, thất nghiệp…) [3. trg 52] II.2. Giai đoạn mở rộng các quan hệ hang hóa- tiền tệ: Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ: Trong lịch sử, lúc đầu có nhiều hàng hoá đóng vai trò tiền tệ, chẳng hạn như mai rùa, vỏ sò…khi loài người khai thác được kim loại, thì kim loại đóng vai trò tiền tệ, cuối cùng cố định ở vàng và bạc. Sở dĩ chọn vàng và bạc làm tiền tệ vì với một trọng lượng nhỏ nhưng giá trị lớn, do thời gian khai thác ra vàng và bạc dài; hơn nữa do thuộc tính lý học và hoá học của chúng(ít bị hao mòn, dễ dát mỏng, chia nhỏ). Tiền tệ xuất hiện thì thế giới hàng hoá phân thành hai cực: một cực là những hàng hoá thông thường đại biểu cho những giá trị sử dụng; cực khác là hàn ghoá đóng vai trò tiền tệ, đại biểu cho giá trị. Tiền tệ xuất hiện đánh dầu đỉnh cao mà văn minh loài người đạt được trong sự tiến hoà của mình; đồng thời, sự sùng bái hàng hoá được đẩy lên đỉnh cao hơn đó là sự sùng bái tiền tệ. Trong lưu thông, tiền vàng và bạc tỏ ra không thuận tiện, loài người thay bằng tiền giấy. Tiền giấy không có giá trị( vì chi phí in ra tiền giấy với một mệnh giá nhất định mà nó đại biểu cho vàng coi như là rất nhỏ); tiền giấy chỉ là đại biểu, phù hiệu, kí hiệu của giá trị, là khế ước, qui định của xã hội. Để kiềm chế lạm phát gắn liền với tiền giấy, con người qui định những loại giấy tờ có giá trị như: tiền, séc, thẻ tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu… Từ phân tích trên,tiền tệ đươc định nghĩa như sau: tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt, nó được tách ra khỏi thế giới hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá chung trong trao đổi; tiền tệ đại biểu cho của cải vật chất của xã hội; nó thể hiện thời gian lao động xã hội cần thiết; và biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội. Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt vì nó cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của tiền tệ cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra vàng( bạc) quyết định. Giá trị sử dụng của tiền tệ làm môi giới trong mua bán, và làm chức năng tư bản. Là hàng hoá, tiền tệ cũng có người mua, người bán, cũng có giá cả( lợi tức) giá cả của tiền tệ cũng lên xuống xoay quanh quan hệ cung cầu. Là hàng hoá đặc biệt và tiền tệ làm vật ngang giá chung. [3. trg 63] Tiền tệ có 5 chức năng cơ bản: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và tiền tệ thế giới. Lưu thông tiền tệ xuất hiện dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hoá. Ở mỗi thời kì nhất định, lưu thông hàng hoá bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định bởi qui luật chung của lưu thông tiền tệ. Qui luật này qui định: lượng tiền cần thiết cho lưu thông luôn tỉ lệ thuận với tổng giá cả của khối lượng hàng hoá dịch vụ đưa vào lưu thông và tỉ lệ nghịch với số vòng lưu thông của đơn vị tiền tệ. Nếu vi phạm qui luật này sẽ dẫn tới hậu quả hoặc gây ra tình trạng lạm phát, hoặc thiết hụt tiền mặt trong lưu thông. [3. trg 73] II.3. Quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN: II.3.1. Bối cảnh của sự chuyển đổi: [2. trg 242] Trên thế giới: Hiện nay khối các quốc gia trên thế giới đang thực hiện quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung đến kinh tế thị trường có thể được chia ra làm hai nhóm có một vài điểm chủ yếu khác nhau: Nga và các quốc gia Đông Âu, và các quốc gia Châu Á. Nói một cách khác, cùng một sự chuyển đổi trên đường lối vận dụng chiến lược kinh tế có hai phương cách, phưong cách Đông Âu và phương cách Châu Á. Cả hai nhóm quốc gia này chuyển đổi qua nền kinh tế thị trường vì hai lí do sau: + Nhìn một cách khách quan, trong các thập niên 70 và 80 có sự cách biệt về tốc độ phát triển giữa các quốc gia theo kinh tế thị trường và các quốc gia theo kinh tế kế hoạch hoá tập trung. + Ở các quốc gia theo kinh tế kế hoạch hoá tập trung dần dần hiện rõ nhiều yếu tố cản trở trong hệ thống quản lí. Liên Xô tranh đua từng bước một với Hoa Kì trên phương diện quân sự và nghiên cứu vũ trụ nhưng về kinh tế thì không dấu được sự châm trễ so với không những Hoa Kì mà với cả các quốc gia Tây Âu và Nhật Bản. Và trong khu vực các quốc gia đang phát triển, khoảng cách trên mức thu nhập đầu người giữa các quốc gia theo kinh tế thị trường như Nam Triều Tiên, Đài Loan, Xin-ga-po, Hồng Công, Mec-xi-co và Thái Lan và các quốc gia theo đường lối kế hoạch hoá tập trung ngày càng lớn. Trong hầu hết các quốc gia theo đường lối kế hoạch hoá tập trung, không những có sự đình trệ về sản xuất hàng hoá mà còn có sự bất cân bằng trầm trọng trên ngân sách nhà nước và mậu dịch quốc tế. Các quốc gia này bắt đầu ý thức được rằng rất khó duy trì chế độ quản lí giá hàng hoá, dịch vụ và hình thức xí nghiệp quốc doanh. Như chúng ta đã biết đường lối Đông Âu ở đây chỉ tình trạng xảy ra ở các quốc qia như Liên Xô, Balan và Rumani, trong đó cải cách tiến hành một cách đột ngột và trên hầu hết phương diện, kinh tế và chính trị. So sánh với các quốc gia này, các chương trình cải cách xúc tiến ở các quốc gia Châu Á như Trung Quốc và Việt Nam tiến hành từ từ và giới hạn trong các hoạt động kinh tế. Hiển nhiên mỗi quốc gia có đặc thù riêng về xã hội, lịch sử và chính trị nên phạm vi biện pháp cải cách được lựa chọn phải khác nhau. Vì vậy rất khó mà đưa đánh giá toàn diện cho hai đường lối thị trường này. Nhưng nhìn vào các chỉ số kinh tế như mức tăng của GDP và thay đổi tỉ lệ lạm phát, chúng ta thấy rõ ràng, cho đến giờ đường lối Châu Á mang đến kết quả tốt hơn. Khác nhau về hiệu quả trên phương diện kinh tế quan sát được giữa các quốc gia Đông Âu và các quốc gia Châu Á có thể được xem như khởi nguồn từ các lí do sau: + Cải cách đột ngột về mặt chính trị ở các quốc gia Đông Âu gây hỗn loạn trong môi trường chính trị và xã hội, làm cản trở các hoạt động kinh tế. + Trong một thời gian ngắn không thể tổ chức được các đơn vị sản xuất và quản lí thay thế được các tổ chức chính trị hiện hành và các xí nghiệp quốc doanh. Vì các lí do trên, các quốc gia Đông Âu như Nga và Balan trong các năm đầu cải cách luôn ở trong tình trạng đấu tranh liên tục về chính trị, và gây ra đình trệ trầm trọng trong các hoạt động kinh tế. So với tình trạng bi thảm ở Đông Âu này, Trung Quốc và Việt Nam trình bày bức tranh rất rực rỡ. II.3.2. Quá trình đổi mới ở Việt Nam: [2. trg 244] Song song với Áo Dài_ danh từ dùng để gọi y phục của người phụ nữ Việt Nam, từ ngữ Đổi mới đã thành một từ ngữ quốc tế được dùng trong cả tiếng Anh, tiếng Nhật, và nhiều tiếng nước nước ngoài khác trên thế giới. Dưới đây chúng ta sẽ tóm tắt sơ lược lại nội dung và thành quả của quá trình này trong thời gian 1986- 1997, và cố tìm hiểu một vài khía cạnh cần cải thiện thêm trong tương lai. a. Bối cảnh đưa đến quá trình đổi mới: Sau khi dành lại độc lập từ chế độ thuộc địa Pháp, từ năm 1954 miền Bắc Việt Nam bắt đầu áp dụng chính sách kinh tế theo đường lối kế hoạch hoá tập trung. Chính sách này bắt đầu ứng dụng cho cả miền Nam sau khi Sài Gòn được giải phóng năm 1975. Chính sách kinh tế mà chuyên viên nước ngoài thường gọi là Mô hình Phát triển của Miền Bắc Việt Nam gồm các thành phần chủ yếu như cải cách ruộng đất theo đường lối XHCN, thúc đẩy hợp tác xã kinh doanh quy mô lớn trong nông nghiệp, quốc doanh hoá công nghiệp và công nghiệp hoá thiên về ngành công nghiệp nặng…Đường lối phát triển này tiến bộ rất nhanh trên mặt XHCN hoá, tức là thay đổi hình thức kinh doanh và quản lí thị trường, nhưng không mang đến thành quả tốt trên phương diện sản xuất. Trong khoảng 1954- 1975 xảy ra biến chuyển lớn trong hình thái sở hữu và kinh doanh ở miền Bắc Việt Nam. Trong nông nghiệp và nông thôn, chỉ trong vòng 2 năm khoảng 810 ngàn mẫu( mẫu tây = 1 hecta) đất đã được chuyển từ tay địa chủ đến khoảng 2 triệu tá điền và người lao động. Và như trình bày trong bảng 1, vận động thành lập hợp tác xã đã tiến hành rất nhanh. Vào thời điểm Đất nước thống nhất năm 1975, có thể nói rằng cả nông thôn miền Bắc đã được xếp vào hợp tác xã. Nhưng trên phương diện sản xuất, nông nghiệp trong thời gian này không để lại những chỉ số đánh khuyến khích. Sản lượng nông nghiệp tăng 2% trong thời gian 1960- 1965, xuống đến 0.4% trong thời gian 1965- 1970, và 1.4 % trong thời gian 1970- 1975( xem bảng 2). Sự đình trệ trên mặt sản xuất nông nghiệp này làm giảm trầm trọng mức cung cấp lương thực đầu ngườiẩơ miền Bắc xuống từ 300 kg/ người ( 1985) đến 204 kg/ người ( 1975). Trong công nghiệp, công hữu hoá được tiến hành qua 3 giai đoạn: tư bản nhà nước, ( xí nghiệp tư nhân cung cấp vật tư cho chính phủ), công tư hợp doanh và quốc doanh. Giai đoạn 1 bắt đầu khoảng năm 1958 và giai đoạn 3 kết thúc khoảng năm 1960. Phần lớn vốn đầu tư lớn chính phủ đã được đưa vào nền công nghiệp, sản lượng công nghiệp gia tăng trên mức tăng tương đối cao so với nông nghiệp( xem bảng 2). Sau khi Đất nước thống nhất, chính phủ thúc đẩy cùng một chính sách xã hội hoá ở miền Nam. Nhưng nói chung, chính sách cải cách ruộng đất và vận động hợp tác xã tiến hành với tốc độ tương đối chậm, nhất là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng của hai ngành nông và công nghiệp toàn quốc cũng không đạt được mức tăng hàng năm cao trong thời gian 1975- 1985( xem bảng 2). Thêm vào sự đình trệ trong lượng sản xuất, nạn lạm phát và thiếu hụt ngân sách nhà nước ngày càng trở nên trầm trọng.Tỉ lệ lạm phát đạt 65% năm 1984, 95% năm 1985, và 480% năm1986. Thiếu hụt trong ngân sách nhà nước tăng gấp hai trong vòng ba năm 1983- 1986 và đạt đến 16% GDP năm 1986. Một cách khách quan, chính sách kinh tế trong thời gian 1954- 1985 có những điểm tích cực và tiêu cực như sau: Về điểm tích cực chúng ta có thể kể những cải cách xã hội như dẹp bỏ được chế độ địa chủ và tạo trong quần chúng một môi trường xã hội làm nền tảng cho sự tiến bộ kinh tế về sau. Cũng cần nhấn mạnh những vốn đầu tư lớn mà chính phủ đã bỏ ra cho công cuộc phổ cập giáo dục và y tế trong việc cải thiện cơ cấu hạ tầng như nhà máy phát điện, cơ sở cung cấp nước tưới ruộng…Bảng 3 trình bày một vài chỉ số xã hội như tuổi thọ, tỉ lệ tử vong trẻ em, tỉ lệ người mù chữ và tỉ lệ học sinh trung học của Việt Nam và một vài quốc gia trên thế giới. Có thể nhận xét được rằng Việt Nam có chỉ số xã hội không những tốt hơn các quốc gia có cùng mức thu nhập đầu người như Ban-gia-dét và Ma-da-gát-ca mà lại còn ngang hàng hoặc tốt hơn các quốc gia có mức thu nhập cao hơn Việt Nam như Thailan, Philippin, Indonexia. Những cải cách cơ sở hạ tầng xã hội này giúp rất nhiều cho việc nâng cao mức tăng hàng năm GDP trong thời Đổi mới. Tác dụng của chính sách trên phương diện sản xuất có hai mặt tích cực và tiêu cực tuỳ theo thời kì. Trong thời kì chiến tranh 1965- 1975 chế độ cấp phát hàng hoá và hình thức xí nghiệp quốc doanh tạo ra một trật tự dựa trên đó tài sản quốc gia được quy tập một cách có hệ thống, nhất là trên phương diên sản xuất công nghiệp, vốn trong tình trạng hỗn loạn trước đây. Nhưng sau năm 1975, chính sách quản lí kinh tế theo hình thức kế hoạch hoá tập trung bộc lộ rõ các nét tiêu cực như năng suất thấp trong sản xuất, đình trệ về phân phối tài nguyên và hàng hoá, làm tăng tỉ lệ lạm phát và gây khủng hoảng tài chính quốc gia. b. Nội dung của Đổi mới: Nhận thức được tình trạng kinh tế ở trên, vào khoảng năm 1986, Chính phủ Việt Nam công bố một chính sách kinh tế mới với tên Đổi mới, thay đổi hẳn dường lối quản lí kinh tế quốc gia. Cấu tạo tư tưởng chủ yếu của chính sách đổi mới là: * Thay vì dựa vào kế hoạch hoá tập trung, dùng tác dụng thị trường trong sự điều chỉnh phân phối hàng hoá và dịch vụ * Thừa nhận các hình thức ngoài quốc doanh và hợp tác xã như kinh doanh trên hình thức cá nhân, gia d8ình và đoàn thể tư nhân * Hợp lí hoá xí nghiệp quốc doanh bằng cách thiết lập hệ thống kế toán độc lập cho mỗi xí nghiệp và dần dần giảm bảo trợ tài chính và quản lí từ trung ương. * Điều chỉnh lại hệ thống ngân hàng và các tồ chức chính phủ khác để phù hợp với các chức năng mới trong hệ thống kinh tế thị trường. II.3.3. Tác dụng to lớn của sự phát triển kinh tế thị trường: [3. trg 294] - Do cạnh tranh, những người sản xuất hang hóa phải cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu nhờ đó có thể cạnh tranh được về giá cả, đứng vững trong cạnh tranh. Quá trình đó đã nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. -Kinh tế hang hóa kích thích tính năng động, sang tạo của chủ thể kinh tế; kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra khối lượng hang hóa và dịch vụ đa dạng phong phú. -Phân công lao động xã hội là điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hang hóa, đến lượt nó sự phát triển kinh tế hàng hóa sẽ thúc đẩy sự phân công xã hội và chuyên môn hóa sản xuất. Vì thế phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, cũng như lợi thế của đất nước có tác dụng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. -Sự phát triển của kinh tế thị trường thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy sản xuất lớn có tính xã hội hóa cao; bình tuyển được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ quản lý có trình độ, lao động lành nghề dáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rằng, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chúng ta đã bước dầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất, góp phần vào việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua. II.3.4.Một số biểu hiện chệch hướng XHCN trong thực thi kinh tế thị trường ở nước ta: [1. trg 359] Trước hết cần khẳng định nền kinh tế thị trường nước ta đã đạt được thành tựu quan trọng. Kinh tế tăng trưởng khá, đời sống nhân dân được cái thiện, hội nhập kinh tế quốc tế tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả, các yếu tố thị trường đang hình thành đồng bộ và tiếp tục phát huy tác dụng. Tuy vậy, trong quá trình vận hành kinh tế thị trường, ta đã phạm phải nhiều khuyết điểm, lệch lạc, dẫn đến chệch hướng XHCN ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác. Nếu không kịp thới khắc phục sẽ làm yếu Đảng, làm mọt ruỗng bộ máy nhà nước, biến chất chế độ, đưa đất nước đi chệch hướng XHCN. Kinh tế thị trường định hướng XHCN và kinh tế thị trường TBCN giống nhau ở cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau về chất, kinh tế thị trường TBCN do thành phần kinh tế tư bản tư nhân giữ vai trò chủ đạo; trái lại, kinh tế thị trường định hướng XHCN do thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng. Nhưng thực tế hiện nay cả hai thành phần này đều không đảm nhiệm tốt vai trò của mình. Nhiều doanh nghiệp nhà nước quản lí yếu kém, làm ăn thua lỗ triền miên, ỷ lại nhà nước, sợ chuyển sang công ty cổ phần…Các hợp tác xã năng lực nội tại hạn chế, cán bộ quản lí phần lớn chưa được đào tạo, lợi ích đem lại cho xã viên chưa nhiều, số hợp tác xã hoạt động có hiệu quả còn ít, hàng năm chỉ đóng góp khoảng 8% trong GDP…Trong khi đó doanh nghiệp tư nhân “thật” cũng như doanh nghiệp tư nhân “giả” mọc ra như “nấm” ở khắp mọi miền, nhiều đến nỗi cơ quan nhà nước không biết được doanh nghiệp đó ở đâu và hoạt động như thế nào? Ta không sợ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, thậm chí còn khuyến khích nó để làm lợi cho quốc kế dân sinh. Nhưng để cho kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể rơi vào tình trạng yếu kém kéo dài, đó có phải là biểu hiện chệch hướng XHCN. Cái trục xuyên suốt nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không phải là kinh tế- kĩ thuật như trong kinh tế thị trường TBCN mà là kinh tế- xã hội trên nền tảng công nghệ mới. Điều đó có nghĩa là vấn đề xã hội được đặt ngang hàng vấn đề kinh tế, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá và giáo dục, phát huy nguồn lực con người. Nhưng thực tế hiện nay thì sao? Nhiều ý kiến nhận xét rằng “kinh tế có tăng trưởng nhưng xã hội bị xuống cấp” không phải là không có cơ sở. Càng đi vào kinh tế thị trường thì tội phạm, ma tuý, mại dâm càng tăng; tham nhũng, lãng phí, quan liêu không giảm, số người chết và bị thương tật vì tai nạn giao thông càng nhiều…Đó có phải là biểu hiện chệch hướng XHCN? Kinh tế thị trường TBCN vì mục đích tối cao là lợi nhuận nên không quan tâm đầy đủ đến bảo vệ môi trường sinh thái. Việc chính phủ Mỹ không kí hiệp ước giảm khí thải công nghiệp gây hiệu ứng nhà kính là một minh chứng. Còn kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường văn minh, mang tính chất một nền kinh tế sinh thái, có cơ cấu phù hợp với yêu cầu bảo vệ, hoàn thiện môi trường sống và lao động, có ý nghĩa lớn lao về mặt kinh tế và mặt xã hội. Do đặc trưng này của kinh tế thị trường định hướng XHCN cho nên vấn đề khoa học công nghệ, sản xuất- kinh doanh, đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá phải gắn từ đầu với vấn đề môi trường. Nhưng thực tế hiện nay nhiều nhà máy không có công trình xử lí nước thải; nhiều nhà máy gây ô nhiễm và tiếng ồn ngang nhiên nằm giữa khu dân cư nội thành, không di dời hoặc di dời chậm chạp; nhiều khu dân cư mọc lên nhưng không có cơ sở hạ tầng; nhiều đô thị mưa xuống là ngập, số điểm bị úng ngập năm sau nhiều hơn năm trước; tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng…Đó có phải biệu hiện chệch hường XHCN? Kinh tế thị trường XHCN do nhà nước XHCN quản lí. Nhà ước quản lí bằng pháp luật kết hợp với các yếu tố đòn bẩy của thị trường. Trong lúc kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể còn yếu việc sử dụng và phát huy quyền lực nhà nước trong quản lí nền kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt. Nhưng điều bức xúx hiện naylà sự tha hoá quyền lực trong bộ máy nhà nước đang xảy ra nghiêm trọng và diễn biến phức tạp. Một bộ không nhỏ cán bộ công chức tham nhũng, lãng phí quan liêu. Đảng và Quốc hội đã có nhiều nghị quyết, pháp lệnh về chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, nhưng chưa ngăn chặn và đậy lùi được, thậm chí còn nặng nề hơn, đe dọa sự tồn vong của chế độ và vai trò lãnh đạo của Đảng. Qua những vụ án lớn tại TP HCM gần đây như Trương Văn Cam, Minh Phụng… ,không ít cán bộ công chức vì tham tiền đã đục khoét của công, ăn hối lộ, sống sa đọa, tiếp tay cho bọn xấu gây bao thiệt hại cho nền kinh tế và an ninh quốc gia. Bộ máy nhà nước với đội ngũ cán bộ công chức như vậy liệu có điều hành nền kinh tế thị trường đi đúng hướng XHCN được không? Trên đây chỉ là một số khuyết điểm, lệch lạc để chứng minh và cảnh báo rằng, trong điều hành kinh tế thị trường ở nước ta không còn dừng lại là nguy cơ chệch hướng, mà thực tế đã có nhiều biểu hiện chệch hướng XHCN rõ ràng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, mức độ này hay mức độ khác, nếu không nhìn thẳng vào sự thật, kiên quyết khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến đổ vỡ không lường hết được. Chương III: Phương hướng hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN: [3. trg 311] Thật ra chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm với kinh tế thị trường, vừa đi vừa mò mẩm để tìm ra hướng đi đúng đắn, không bị vấp ngã, bị cuộc sống chấp nhận. Từ thực tiễn công cuộc đổi mới trong thời gian qua có thể nên lên 1 số vấn đề cần xác định và hoàn thiện đối với mô hình kinh tế của ta. III.1. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần : -Trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức sở hữu, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần. Lấy việc phát triển sức sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu quan trọng để khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. -Phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước. Muốn vậy cần tập trung nguồn lực phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước.Doanh nghiệp nhà nước phải thực sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh. -Phát triển kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Nhà nước cần giúp đỡ hợp tác xã về đào tạo cán bộ, xây dựng phương án xản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Thực hiện tốt việc chuyển đổi hợp tác xã theo Luật hợp tác xã. -Khuyến khích kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển ở cả thành thị và nông thôn. Khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà luật pháp không cấm. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, lien kết giữa kinh tế tư nhân trong và ngoài nước. Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hướng vào mục tiêu phát triển các sản phẩm xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, gắn thu hút vốn với thu hút công nghệ hiện đại. III.2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển phân công lao động xã hội: -Phân công lao động xã hội là cơ sở chung của sản xuất và trao đổi hang hóa. Vì vậy, để phát triển kinh tế hang hóa, phải đẩy mạnh phân công lao động xã hội. Nhưng sự phát triển của phân công lao động xã hội do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cho nên muốn mở rộng phân công lao động xã hội, cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của nền sản xuất lớn hiện đại. -Cùng với việc trang bị kĩ thuật và công nghệ hiện đại cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế trong quà trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải tiến hành lại phân công lao động và phâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuá trình hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam.doc
Tài liệu liên quan