MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU .1
B. NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận cho quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng . . .2
I. Tổng quan về quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng . . . .2
1. Một số khái niệm liên quan . .2
1.1 Cơ quan quản lý nhà nước . .2
1.2 Người tiêu dùng . .2
1.3 Các quyền của người tiêu dùng .3
1.4 Trách nhiệm của người tiêu dùng .7
2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng . .10
II. Hệ thống và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam .14
1. Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam .14
2. Vai trò và chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam .15
2.1 Cơ quan nhà nước cấp Trung Ương .15
2.2 Cơ quan quản lý cấp địa phương .16
2.3 Các Bộ, Ngành có liên quan .16
3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số nước trên thế giới .19
3.1 Indonexia 19
3.1.1 Uỷ ban bảo vệ người tiêu dùng quốc gia (NCPB) .19
3.1.2 Ban giải quyết tranh chấp người tiêu dùng .21
3.1.3. Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng .22
3.2 Thái Lan .24
3.2.1. Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng .24
3.2.2. Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng .26
3.3 Hoa Kỳ .29
Chương II:Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam .31
1.Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 33
2.Các văn bản pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng . 34
3.Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế trong hoạt động của cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam 34
3.1 Thành tựu đạt được 34
3.2 Một số tồn tại, bất cập .38
4.Một số vụ việc điển hình vi phạm lợi ích người tiêu dùng trong thời gian qua .44
4.1 Vụ xăng pha acetone . .44
4.2 Vụ vi phạm bảo hành của hãng điện thoại NOKIA . .46
4.3 Một số vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm 48
4.3.1 Vụ nước tương chứa 3-MCPD 49
4.3.2 Rau phun thuốc tăng trưởng 52
Chương III. Các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng 54
1.Hoàn thiện luật pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 54
2.Nghiên cứu nội dung, yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế .57
3.Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của người tiêu dùng .59
4.Nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 61
5.Nâng cao năng lực bộ máy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 63
C KẾT LUẬN .66
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trọng nào về bảo vệ người tiêu dùng . Uỷ ban có thể đề xuất ý kiến của mình lên Hội đồng Bộ trưởng xem xét và triển khai. Nếu Hội đồng Bộ trưởng nhận thấy cần ban hành các chính sách và biện pháp nhằm bảo vệ người tiêu dùng , họ sẽ giao cho Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng cùng với sự phối hợp của các cơ quan liên quan.
Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng có những quyền hạn và nhiệm vụ như dưới đây:
- Xem xét các khiếu nại của người tiêu dùng khi họ gặp phải khó khăn hay thiệt hại do hành vi doanh của doanh nghiệp;
- Khởi kiện đối với hàng hóa gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng theo Điều 36 – Luật Bảo vệ người tiêu dùng ;
- Công khai các thông tin về hàng hoá và dịch vụ có thể gây tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng , và cũng vì mục đích đó thì tên của hàng hóa và dịch vụ hay tên của chủ thể kinh doanh có thể được chỉ rõ;
- Đưa ra kiến nghị và lời khuyên cho các Ủy ban vụ việc, xem xét và quyết định kháng nghị đối với lệnh của Ủy ban vụ việc;
- Ban hành các quy định liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm của Ủy ban vụ việc và tiểu ủy viên;
- Giám sát và thúc đẩy việc việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của các cán bộ có thẩm quyền, các quan chức chính phủ hay các cơ quan nhà nước khác theo quy định của luật cũng như tiến hành khởi kiện của các cán bộ có thẩm quyền đối với vi phạm đến quyền của người tiêu dùng
- Xây dựng thủ tục khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng khi Ban thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu.
- Đề xuất ý kiến lên Hội đồng Bộ trưởng về chính sách và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng , xem xét và đưa ra ý kiến cho bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng khi được Hội đồng Bộ trưởng hoặc Bộ trưởng giao.
- Tiến hành các hoạt động khác theo quy định của luật về chức năng của Ban.
Khi thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Uỷ ban có thể giao cho Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng thực hiện hoặc chuẩn bị các đề xuất để trình lên Uỷ ban xem xét.
Bên cạnh Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng còn một số cơ quan nhà nước có liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng khác:
- Cục Quản lý lương thực và thuốc, Bộ Y tế
Trách nhiệm: Quản lý và thực thi Luật về dược phẩm A.D. 1958, Luật về thực phẩm A.D. 1979
- Vụ Thương mại nội địa, Bộ Thương mại
Trách nhiệm: Quản lý và thực thi Luật Cạnh tranh thương mại A.D. 1999
- Vụ Bảo hiểm, Bộ Thương mại
Trách nhiệm: Quản lý và thực thi Luật Bảo hiểm nhân thọ 1992 và Luật bảo hiểm phi nhân thọ 1992
- Trung tâm điện tử và công nghệ máy tính quốc gia, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Trách nhiệm: Quản lý và thực thi Luật giao dịch điện tử A.D.2001
- Viện Tiêu chuẩn Công nghiệp Thái lan, Bộ Công nghiệp
- Vụ Quy hoạch đô thị và việc công, Bộ Nội vụ
- Vụ Đất đai, Bộ Nội vụ
Trách nhiệm: Quản lý và thực thi Luật Xây dựng 1979 và Luật phân bổ đất đai 2000
3.3 Hoa Kỳ
Để đảm bảo thực thi hệ thống luật bảo vệ người tiêu dùng, Chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua hàng loạt các biện pháp về mặt tổ chức và pháp luật. Thiết lập hệ thống đa tổ chức nhà nước và phi chính phủ để bảo về người tiêu dùng trên toàn bộ các đơn vị hành chính, lãnh thổ khác nhau (bao gồm: liên bang, bang). Trong các tổ chức đó, đứng vai trò chủ đạo là Uỷ ban thương mại liên bang Hoa Kỳ - USFTC (Federal Trade Commission). Đây là cơ quan bảo vệ người tiêu dùng nòng cốt của Hoa Kỳ, thực hiện các chức năng sau:
- Xác định các hành vi kinh doanh gian dối, không lành mạnh gây thiệt hại tới lợi ích người tiêu dùng.
- Ngăn chặn các hành vi kinh doanh gian dối, không lành mạnh thông qua việc thực thi pháp luật.
- Hạn chế thiệt hại cho người tiêu dùng thông qua việc giáo dục người tiêu dùng.
Cục Bảo vệ người tiêu dùng nằm trong Uỷ ban và Cục chịu trách nhiệm thực thi rất nhiều luật và quy định của Ủy ban và cũng có chức năng xây dựng chính sách bảo vệ người tiêu dùng.
Nhằm thuận tiện cho người tiêu dùng sử dụng quyền lợi của mình, cơ quan này đã xây dựng một trang web về bảo vệ người tiêu dùng nhằm mục đích công khai hoá vấn đề bảo vệ người tiêu dùng và nâng cao nhận thức cho công dân về quyền lợi ích của mình khi sử dụng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ.
Hiện nay, Luật chính bảo vệ người tiêu dùng là Luật Ủy ban thương mại liên bang quy định về những hành vi gian dối, không lành mạnh là bất hợp pháp”. Những hành vi không lành mạnh là những hành vi gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà bản thân người tiêu dùng không thể tránh được và thiệt hại đó lớn hơn những lợi ích khác cho người tiêu dùng hoặc đối với cạnh tranh.
Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ cũng thực thi một số văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng khác như Luật nhận dạng sản phẩm dệt, Luật đóng gói và dán nhãn và Luật Trung thực trong vay mượn.
Ủy ban cũng có quyền đưa ra các quy định chi tiết hơn để bảo vệ người tiêu dùng ví dụ như các quy định về bán hàng qua điện thoại, bán hàng tại nhà… Ủy ban này đã đưa ra nhiều quy định hướng dẫn chi tiết, ví dụ như:
Hướng dẫn đối với ngành kim hoàn, kim loại quý
Hướng dẫn chống lại hành vi định giá gian dối
Hướng dẫn chống lại hành vi quảng cáo sai sự thật
Hướng dẫn về việc sử dụng từ “miễn phí” và những cách diễn đạt tương tự…
Một số cơ quan liên bang khác cũng có quyền hạn đối với các hoạt động liên quan đến vấn đề người tiêu dùng, ví dụ như:
Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng có chức năng làm giảm những rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa. Tuy nhiên, Ủy ban này không có thẩm quyền xử lý đối với tất cả các loại hàng hóa mà chỉ có thẩm quyền đối với khoảng 15000 loại hàng hóa khác nhau. Các loại hàng hóa khác ví dụ như xe hơi, xe tải, xe máy thuộc về thẩm quyền của Bộ Giao thông; dược phẩm và mỹ phẩm thuộc thẩm quyền của Cơ quan thực phẩm và dược phẩm… Các văn phòng đo lường của các bang chịu trách nhiệm thực thi pháp luật về dán nhãn, đo lường…
Hoa Kỳ cũng có nhiều tổ chức người tiêu dùng hoạt động tích cực và hiệu quả. Một số tổ chức có thể kể đến như Liên minh người tiêu dùng, liên đoàn người tiêu dùng quốc gia, Liên đoàn người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Chương II:Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, mỗi năm tổ chức IC ( tổ chức Quốc tế người tiêu dùng) đều lựa chọn các chủ đề hành động khác nhau, chẳng hạn, chủ đề của năm 2004 là người tiêu dùng và nước sạch, năm 2005: về thực phẩm biến đổi gen. Xuất phát từ thực tế, trên thế giới vẫn còn gần 2 tỉ người tiêu dùng chưa được tiếp cận với nguồn điện và tình trạng sử dụng, khai thác năng lượng bừa bãi, không đảm bảo tính bền vững; từ sự lo ngại đối với những tác động tiêu cực đối với cả hành tinh trong tương lai, IC đã đưa ra chủ đề cho ngày tiêu dùng thế giới năm 2006 là tiếp cận bền vững nguồn năng lượng cho tất cả mọi người.
Bảo vệ quyền của người tiêu dùng cũng là một nội dung quan tâm của Liên hợp quốc. Ý tưởng về việc xây dựng một hướng dẫn quốc tế về bảo vệ người tiêu dùng được bắt đầu từ cuối những năm 1970, khi Hội đồng kinh tế xã hội nhận thấy: việc bảo vệ người tiêu dùng có mối quan hệ đặc biệt đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Sau nhiều cuộc thảo luận và đàm phán giữa các chính phủ về phạm vi và nội dung, ngày 9-4-1985, Đại hội đồng đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết 39/248 về các Hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng. Bản Hướng dẫn này đã đưa ra một khuôn khổ quốc tế chung về thúc đẩy và bảo vệ người tiêu dùng nhằm hỗ trợ các quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng nhằm khuyến khích hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này. Cụ thể, bản Hướng dẫn đã đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng trên các lĩnh vực: An toàn về thể chất; Bảo vệ và thúc đẩy lợi ích kinh tế của người tiêu dùng; Tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng hàng hoá và dịch vụ của người tiêu dùng; Các điều kiện để phân phối hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; Đánh giá việc hỗ trợ người tiêu dùng được bồi thường; Chương trình giáo dục và thông tin cho người tiêu dùng; Các biện pháp liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể.
Đến đầu những năm 1990, đứng trước nguy cơ mang tính toàn cầu do sự gia tăng nhanh chóng về mức độ tiêu dùng, yêu cầu thay đổi nhận thức về tiêu dùng được cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều hơn. Năm 1992, Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc đã đưa ra chương trình hành động 21 về phát triển bền vững thông qua xoá đói nghèo và xoá bỏ những mối đe doạ nghiêm trọng đến môi trường. Chương 4 của Chương trình hành động này đề cập đến sự thay đổi "khuôn mẫu tiêu dùng" nhằm nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thay đổi khuôn mẫu tiêu dùng theo hướng đảm bảo tính bền vững để giảm thiểu việc lạm dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng các vật liệu độc hại gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, tiêu dùng bền vững không có nghĩa là giảm mức tiêu dùng mà là tạo ra thay đổi trong cách tiêu dùng theo hướng hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời có sự chia sẻ để giảm bớt khoảng cách giàu nghèo.
Đến năm 1999, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết bổ sung thêm nội dung về thúc đẩy tiêu dùng mang tính bền vững vào Hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng năm 1985. Sự mở rộng này đã tạo ra cơ hội quan trọng để đưa vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển bền vững vào chính sách bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy mối liên hệ giữa lợi ích người tiêu dùng và hoạt động tiêu dùng, nhờ đó có thể giúp cho các quốc gia xây dựng chính sách, pháp luật theo hướng đảm bảo tiêu dùng bền vững .
Mặc dù không phải là văn kiện có giá trị pháp lý nhưng tập hợp các Hướng dẫn của Liên hợp quốc đã đưa ra những mục tiêu chung được ghi nhận ở cấp độ quốc tế để các chính phủ, đặc biệt là chính phủ các nước đang phát triển có thể xây dựng và thúc đẩy chính sách, pháp luật cho người tiêu dùng.
Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Theo điều 18 của pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/PL-UBTVQH 10 ngày 27/4/1999 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:
+) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
+) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, về tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.
+) Chỉ đạo và phối hợp các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các Bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp.
+) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+) Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và những hiểu biết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng, xử ký vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Các văn bản pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
+) Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999
+) Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Các văn bản pháp lý có liên quan
+) Bộ luật dân sự
+) Bộ luật Hình sự
+) Luật Thương mại
+) Luật cạnh tranh
+) Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
+) Luật Bảo vệ môi trường
+) Pháp lệnh Chất lượng sản phẩm
+) Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm…
Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế trong hoạt động của cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam
3.1 Thành tựu đạt được
+) Bổ sung hoàn chỉnh luật pháp bảo vệ người tiêu dùng và quyền lợi người tiêu dùng
Cũng như nhiều nước trên thế giới, luật pháp Việt Nam là một trong những công cụ, phương tiện chủ yếu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) đến nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt “Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” đã được ban hành (số 13/1999/PL-UBTVQH10, ngày 27-4-1999). Ngoài ra, liên quan đến chất lượng sản phẩm, Nhà nước quản lý bằng “Pháp lệnh chất lượng hàng hoá” (số 18/1999/PL-UBTVQH10). Các cơ quan quản lý nhà nước và bảo vệ pháp luật như Bộ Thương mại, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính đã phối hợp ra Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT, ngày 27-04-2000 nhằm chống lại các hoạt động làm, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ hàng giả, góp phần quan trọng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nước ta. Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên bình đẳng hơn. Từ đó, chất lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng được nâng lên, giá thành hạ xuống đáng kể. Chẳng hạn, trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, do đảm bảo tính cạnh tranh khách quan hơn giữa các nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ mà trong thời gian gần đây, giá cước điện thoại đã giảm đáng kể, chất lượng dịch vụ được nâng lên rõ rệt. Trong lĩnh vực bảo hiểm, Nhà nước cũng đã ban hành một số văn bản pháp quy về một số loại hình bảo hiểm (như bảo hiểm y tế) đối với một bộ phận người nghèo, trẻ em …Trong lĩnh vực Ngân hàng, Nhà nước cũng có chính sách thành lập các ngân hàng cho người nghèo vay vốn, đã hình thành hệ thống các quỹ hỗ trợ người nghèo.
+) Xây dựng và vận hành mạng lưới giám sát thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và quyền lợi người tiêu dùng
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Đảng, Nhà nước ta đã xây dựng và vận hành khá hiệu quả mạng lưới giám sát thực thi pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Xây dựng mạng lưới giám sát hành chính. Các ngành quản lý chức năng như Y tế, Hải quan, Quản lý thị trường, Giám sát kỹ thuật, Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Vệ sinh phòng dịch, Bảo vệ môi trường… đã phát huy tác dụng góp phần hạn chế những tiêu cực trong việc đảm bảo chất lượng hàng hoá, hạn chế sự ép buộc mua hàng, chống việc độc quyền tăng giá, chống hàng giả, hàng nhái v.v.. đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Bộ Công an đã tích cực triển khai các biện pháp giám sát, kiểm soát, điều tra phá án nhằm chống lại tệ nạn làm và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng nước ta.
- Xây dựng mạng lưới giám sát xã hội. Hiệp hội người tiêu dùng các cấp từ trung ương xuống địa phương đã được thành lập. Ở cấp trung ương, tháng 5-1988, đã thành lập Hội khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hoá, đo lường, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, gọi tắt là Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), là thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đồng thời là thành viên của Tổ chức quốc tế người tiêu dùng (CI). Ở các cấp địa phương, đến nay trên cả nước đã có 14 tỉnh và thành phố có tổ chức người tiêu dùng. Đây là các tổ chức phi chính phủ, mang tính xã hội hoá cao. Các tổ chức này đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động tiêu chuẩn hoá, đo lường chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng trong cả nước. Bồi dưỡng nâng cao trình độ về tiêu dùng cho hội viên nhằm tạo ra những hàng hoá dịch vụ ngày càng có chất lượng tốt hơn. Tích cực thông tin tuyên truyền, giáo dục cho người tiêu dùng về những quyền của họ, tổ chức giúp đỡ họ tự bảo vệ quyền lợi của mình. Tham gia kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước các chủ trương chính sách và các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ.
Trong thời gian, qua các cơ quan báo chí, truyền thông cũng tích cực vào cuộc, đấu tranh không khoan nhượng với những hiện tượng, việc làm tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người tiêu dùng. Đây chính là sự giám sát dư luận mà các cơ quan thông tấn báo chí và truyền thông đã tạo ra. Mặc dù sự giám sát dư luận không mang tính luật pháp nhưng nó tạo ra sức ép dư luận xã hội rất lớn lên các biểu hiện, việc làm gây tổn hại cho người tiêu dùng.
+) Nâng cao khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng
Trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng kết hợp với các cơ quan phi chính phủ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, báo chí tuyên truyền, đài phát thanh, truyền hình, các tổ chức hội chợ quảng cáo và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành khác của Nhà nước đã tích cực tiến hành các hoạt động thông tin, hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục, nhằm đem lại cho người tiêu dùng các kiến thức, nhận thức về quyền lợi của mình, về quyền được bảo vệ trong xã hội, từ đó tạo ra ý thức thường trực tự bảo vệ. Các hoạt động này được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau: xuất bản các ấn phẩm như tờ bướm, bản tin, tạp chí nhằm phổ biến kiến thức, trao đổi thông tin về chất lượng sản phẩm, về quyền được bảo vệ của người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, trước các dịch vụ chất lượng thấp... Qua các hoạt động đó, cập nhật thông tin cần thiết cho người tiêu dùng.Các cơ quan quản lý nhà nước và hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã chủ dộng, thường xuyên tổ chức các hội thảo, các cuộc toạ đàm, hội nghị bàn tròn, các buổi gặp gỡ trao đổi ý kiến về những vấn đề cần quan tâm xung quanh quyền của người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Một số tồn tại, bất cập
+) Luật không đồng bộ, kém hiệu lực
Chế định về quản lý nhà nước luôn là chế định rất quan trọng ở trong bất kỳ lĩnh vực nào, đóng vai trò quyết định trong việc thực thi các quy định của pháp luật trên thực tế. Pháp lệnh bảo vệ quyền và lợi ích người tiêu dùng cũng như Nghị định số 69 đã dành hẳn một chương để quy định các vấn đề về quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, cho đến nay các quy định này đã thể hiện những bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bảo vệ người tiêu dùng:
Thứ nhất, thiếu công cụ pháp luật để cơ quan nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng có thể thực thi vai trò của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, cơ quan nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng không thể thực hiện những biện pháp xử lý nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm túc, ví dụ khi có vụ việc ảnh hưởng đến người tiêu dùng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thể độc lập thực hiện việc xử lý các vụ việc này mà phải nhờ tới sự giúp đỡ của cơ quan có liên quan khác và việc các cơ quan này có thực hiện việc phối hợp hay không cũng không có quy định cụ thể.
Thứ hai, còn mang nặng tính hình thức: Các quy định về nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng thể hiện tính chung chung, khó thực hiện. Ví dụ, Khoản 7- Điều 18 Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như Khoản 4- Điều 9 Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy định: “Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra tổ chức và các cá nhân trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết các khiếu nại, tố cáo; xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi thẩm quyền”. Đây thực sự là một quy định hết sức quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng có thể thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trên thực tế. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm tra thế nào? Nội dung thanh tra? Đối tượng thanh tra, kiểm tra? Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra thế nảo? Xử lý vi phạm ra sao? Tất cả những vấn đề đó vẫn chưa được giải quyết trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cho đến nay đã thể hiện sự lạc hậu, không cập nhật các yêu cầu của cuộc sống, đặc biệt trong thời hội nhập, “hậu WTO” và thương mại điện tử. Do các cơ quan nghiên cứu pháp luật, các cơ quan lập pháp của chúng ta không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thị trường, của cuộc sống xã hội nên đã không kịp thời trong việc ban hành một hệ thống luật pháp đồng bộ, có khả năng điều chỉnh các vấn đề kinh tế - xã hội, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều văn bản pháp lý chứa đựng một số nội dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, nhưng còn rời rạc (đôi khi chồng chéo, phủ định nhau), chưa có sự gắn kết thành một hệ thống đồng bộ điều chỉnh các yếu tố về người tiêu dùng và quyền lợi người tiêu dùng. Cũng chính sự rời rạc, thiếu tính hệ thống đó đã tạo ra nhiều kẽ hở nghiêm trọng để một số cá nhân, tổ chức kinh tế vẫn “lách” được, tránh được luật pháp khi vi phạm quyền của người tiêu dùng. Đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật , dẫn tới vừa làm giảm uy quyền của luật pháp vừa làm giảm hiệu lực của các cơ quan thực thi pháp luật.
+) Hoạt động của các cơ quan giám sát, thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng còn nhiều hạn chế
Mạng lưới giám sát hành chính chưa mạnh, hoạt động quan liêu, bị chi phối bởi nhiều cơ quan công quyền khác.
- Đấu tranh chống hàng giả nhìn chung chưa hiệu quả, mang nặng tính phong trào, hình thức.
Tại Việt Nam, trong năm qua Cục Quản lý Thị trường đã công bố hàng ngàn mẫu hàng giả, hàng nhái được xác minh, tịch thu. Chỉ tính đến tháng 6-2007, lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm kinh tế cũng đã lập 3.700 hồ sơ cá nhân đối tượng sản xuất buôn bán hàng giả.
Trong 5 năm (2002 - 2007), lượng hàng hóa giả đã bị bắt giữ bao gồm: 25.450 chai rượu các loại, 8 tấn bột ngọt, 85.000 tấn xi măng, 25 tấn mỹ phẩm các loại, 35 triệu cơ số thuốc tân dược, 50.000 chai bia, nước ngọt, đồ uống, 19 tấn bánh kẹo v.v…
Hầu hết, hàng giả xuất hiện ở tất cả mọi lĩnh vực, từ những sản phẩm hàng hóa có giá trị rất thấp như hộp diêm, cây con giống, nén nhang, gói bột màu đến những hàng hóa mang trị giá cao như hàng may mặc, đồ gia dụng, sắt, thép, thuốc bảo vệ thực vật, phụ tùng xe máy, điện tử, điện lạnh.
Thời gian qua, Nhà nước, các cơ quan có trách nhiệm đã ban hành nhiều quy định để ngăn ngừa tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, các chế tài xử lý với hành vi làm hàng giả, buôn bán hàng giả... còn nhiều vấn đề cần quan tâm, hoàn chỉnh, trong đó chủ yếu là hình thức, mức độ xử phạt vẫn chưa đủ mạnh, tính ngăn đe, giáo dục hạn chế. Chúng ta mới chủ yếu áp dụng việc xử phạt hành chính, phạt tiền ở mức thấp mà chưa chú trọng xử lý hình sự kết hợp với kinh tế thỏa đáng. Trên thực tế có rất nhiều vụ sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra rất nghiêm trọng nhưng tỷ lệ xử lý hình sự của các cơ quan pháp luật còn ít. Theo thông tin từ cơ quan công an thì trong số hàng nghìn vụ sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra trên địa bàn cả nước từ năm 2002 đến giữa năm 2007 thì chỉ có hơn 160 vụ được đưa ra xử lý hình sự. Chính sự thiếu kiên quyết đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại và gia tăng của tệ sản xuất, buôn bán hàng giả, với nhiều vụ đối tượng tái phạm nguy hiểm.
- Mạng lưới giám sát xã hội chưa có thực quyền, chưa thực sự phát huy hiệu quả hoạt động, ở nhiều địa phương việc thành lập các hiệp hội người tiêu dùng còn mang tính hình thức.
+) Sự yếu kém trong nhận thức và phối hợp hoạt động của các ngành các cấp thuộc các cơ quan thực thi pháp luật
Nhận thức của mỗi cá nhân, tập thể các ngành các cấp thuộc các cơ quan thực thi pháp luật đối với quyền của người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Nếu không có nhận thức đúng, đầy đủ sẽ dẫn tới thái độ xem thường, lơ là, đôi khi vô trách nhiệm trong việc thực thi bảo vệ người tiêu dùng. Thực tiễn cho thấy, sau hơn 3 năm Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực, Hà Nội mới chỉ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho 526 cơ sở, Lâm Đồng cấp cho 567 cơ sở, còn các tỉnh và thành phố khác hầu như chưa thực hiện. Trên toàn quốc mới có 352.777 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được cấp giấy phép kinh doanh. Như vậy, số cơ sở đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hợp pháp mới chỉ đạt 0,3 % còn 99,7% cơ sở chưa được kiểm tra, kiểm soát, đồng nghĩa với việc bị thả nổi hay chỉ kiểm soát được một phần. Thực tế cho thấy, tất cả các vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra đều liên quan đến các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công tác thanh tra, kiểm soát kém hiệu quả, không thường xuyên, mang tính hình thức của các cơ quan chức năng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới chất lượng hàng hoá dịch vụ không đáp ứng ngang bằng với giá cả của nó. Điều này cũng dẫn tới thiệt hại cho người tiêu dùng. Chẳng hạn, nếu các cơ quan thanh tra giám sát xây dựng nhà ở, cơ quan kiểm soát chất lượng làm việc thường xuyên, nghiêm túc, minh bạch thì có lẽ hiện tượng “rút ruột” công trình xây dựng sẽ ít hơn nhiều.
Ngoài ra, hiện nay nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng vượt bậc, người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn mới trong tiêu dùng; hàng hóa rẻ hơn, chất lượng cao hơn, người tiêu dùng có nhiều thông tin hơn; người tiêu dùng có cơ hội được giáo dục, nâng cao nhận thức hơn. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm nảy sinh một số tác động tiêu cực trong vấn đề về quyền lợi người tiêu dùng:
Doanh nghiệp vi phạm quyền lợi của người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12108.doc