Đề tài Các giải pháp chuyển đổi tổng công ty chè vn theo mô hình công ty mẹ - Công ty con

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 2

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 2

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty chè Việt Nam 2

1.1.1.1. Giai đoạn từ khi thành lập 1974 đến năm 1995 2

1.1.1.2. Từ năm 1995 đến nay 3

1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty chè Việt Nam 4

1.1.3. Về cơ cấu tổ chức 7

1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 9

1.2.1. Khái niệm 9

1.2.2. Thực chất mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con 9

1.2.2.1. Đặc điểm 9

1.2.2.2 Bản chất của mô hình Công ty mẹ- Công ty con 10

1.2.3 Sự cần thiết và tính khách quan của mô hình 11

1.2.4 Quá trình phát triển nó trên thế giới. 13

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI 17

2.1. TÌNH HÌNH TỔNG CÔNG TY CHÈ HIỆN NAY 17

2.2. NHỮNG TỒN TẠI CHỦ YẾU 22

2.3 .THỰC TRẠNG TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 23

2.3.1. Thực trạng trong việc chuyển đổi Tổng công ty chè thành Công ty Mẹ - Công ty Con 23

2.3.2 Phương án sắp xếp 25

2.3.2.1. Yêu cầu sắp xếp: 25

2.3.2.2 Nội dung sắp xếp: 26

2.3.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty 29

2.4. VIỆC SẮP XẾP, ĐỔI MỚI TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 32

2.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM TỔ CHỨC LẠI THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 38

2.5.1 Thuận lợi 38

2.5.2 Hạn chế 39

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI TỔNG CÔNG TY CHÈ VN THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 41

3.1.TỪ MỘT SỐ TỔNG CÔNG TY LỚN TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM 41

3.1.1.Từ một số tổng công ty lớn trong nước và trên thế giới 41

3.1.1.1. Công ty Xây lắp điện 3 41

3.1.1.2 Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. 43

3.1.1.4 Một số Công ty mẹ- Công ty con trên thế giới 44

3.1.2. Những bài học kinh nghiệm 45

3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 47

3.2.1.Độc lập và tự chủ hơn nữa trong sản xuất kinh doanh. 47

3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực, công nghệ sản xuất và chế biến. 48

3. 2.3. Nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào. 48

3.2.4.Phát triển cơ sở hạ tầng . 49

3.2.5. Sử dụng Marketing mix và xúc tiến hỗn hợp để phát triển thị trường. 49

3.2.6. Nâng cao công tác nghiên cứu và dự báo thị trường. 49

3.2.7. Xây dựng cơ sở chế biến 50

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

 

doc55 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp chuyển đổi tổng công ty chè vn theo mô hình công ty mẹ - Công ty con, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu dùng ở từng vùng. Tổng công ty đã đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá và hướng dẫn tiêu dùng chè ở thị trường trong nước. - Về tài chính: Tính đến 31/12/2003, các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Tổng công ty như sau: - Tổng tài sản : 1 047 773 triệu đồng Trong đó, liên doanh : 264 482 triệu đồng - Tài sản lưu động : 710 109 triệu đồng - Tài sản cố định : 337 663 triệu đồng - Vốn chủ sơ hữu : 516 484 triệu đồng Trong đó, vốn kinh doanh : 322 301 triệu đồng - Doanh thu năm 2003 : 710 466 triệu đồng - Nộp ngân sách : 38 570 triệu đồng - Lợi nhuận : 20 093 triệu đồng - Về tổ chức: Năm 1996, khi thành lập, Tổng công ty chè Việt Nam có 25 đơn vị sản xuất - kinh doanh và 6 đơn vị sự nghiệp. Trong 8 năm qua, Tổng công ty đã sắp xếp lại như sau : Đưa 06 đơn vị tham gia liên doanh với nước ngoài. 07 đơn vị cổ phần hoá Tiếp nhận từ địa phương 03 đơn vị sản xuất kinh doanh Bàn giao về điạ phương 03 đơn vị sản xuất kinh doanh và 03 bệnh viên - Thành lập mới 01 công ty ở Liên bang Nga ( với 100% vốn của Tổng công ty) và 03 công ty sản xuất kinh doanh chè hạch toán phụ thuộc trong nước. Hạ cấp từ hạch toán độc lập sang hạch toán phụ thuộc 07 đơn vị Đến nay, Tổng công ty có các đơn vị sau: + 04 đơn vị hạch toán độc lập: Công ty chè Mộc Châu Công ty chè Sông Cầu Công ty chè Long Phú Công ty Xây lắp- Vật tư kỹ thuật . + 07 đơn vị hạch toán phụ thuộc: Công ty chè Yên Bái Công ty chè Thái Nguyên Công ty chè Bắc Sơn Công ty chè Sài Gòn Công ty chè Hải Phòng Công ty Thương Mại và Du lịch Hồng Trà Công ty Thái Bình Dương + Một số đơn vị sản xuất và kinh doanh trực thuộc Văn phòng cơ quan Tổng công ty. + 01 đơn vị hoạt động tại nước ngoài Công ty chè Ba Đình + 02 Đơn vị sự nghiệp Viện nghiên cứu chè Trung tâm Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp Đồ Sơn + 07 Công ty cổ phần: Công ty cổ phần chè Trần Phú ( Tổng công ty giữ CP chi phối) Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ ( Tổng công ty giữ CP chi phối) Công ty cổ phần chè Liên Sơn ( Tổng công ty giữ CP chi phối) Công ty cổ phần chè Quân Chu Công ty cổ phần chè Kim Anh Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh Công ty cổ phần Cơ khí Chè + 02 công ty Liên doanh: Công ty liên doanh chè Phú Đa- Phú Thọ. Công ty liên doanh Indochine- Hà Nội. Với tổ chức như hiện nay, có thể nói, trên thực tế Tổng công ty chè Việt Nam đã hình thành công ty mẹ và bước đầu đã có một số hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh năm 2001-2003 Stt Chỉ tiêu đvt 2001 2002 2003 1 Doanh thu Triệu đồng 615.849 803.408 710.466 2 Kim ngạch XNK 1000 USD 42.830 45.124 16.600 3 Chè xuất khẩu Tấn 29.770 24.013 6.700 4 Nộp ngân sách Triệu đồng 30.371 31.665 38.570 5 Khấu hao cơ bản Triệu đồng 19.319 21.027 18.875 6 Đầu tư tái sx mở rộng Triệu đồng 15.176 22.158 43.104 Trong những năm qua, Tổng công ty liên tục hoàn thành nhiệm vụ được giao,đảm bảo thu mua hết sản lượng chè búp tươi ở vùng nguyên liệu của các nhà máy, chế độ với người lao động được đảm bảo, thu nhập của người lao động tăng lên hàng năm. Năm 2002, Tổng công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất. Năm 2003, do thị trường xuất khẩu lớn nhất của Tổng công ty là Iraq có chiến tranh nên sản xuất kinh doanh chè của Tổng công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2004, Tổng công ty đã bước đầu khôi phục được thị trường Iraq thông qua tổ chức lương thực thế giới và mở rộng việc xuất khẩu chè sang nhiều thị trường khác. Sáu tháng đầu năm 2004, toàn Tổng công ty xuất khẩu được 12 000 tấn, dự kiến đạt 22000 tấn, góp phần bình ổn sản xuất chè trong cả nước. 2.2. Những tồn tại chủ yếu Quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên tuy đã có gắn kết về tài chính, nhân lực và thị trường, song vẫn còn mang nặng về hành chính, cấp trên- cấp dưới, việc phát huy quyền tự chủ của cơ sở trong sản xuất kinh doanh vẫn còn hạn chế; quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ giữa Tổng công ty và đơn vị thành viên tuy đã được quy định trong điều lệ hoạt động, quy chế tài chính của Tổng công ty và các đơn vị thành viên nhưng vẫn chưa thật rõ. - Tư cách pháp nhân của các đơn vị thành viên chưa được tách bạch rõ ràng, quan hệ về tài chính giữa Tổng công ty và các đơn vị hạch toán độc lập còn lỏng lẻo, chưa tập trung được sức mạnh về vốn để hỗ trợ phát triển các công trình trọng điểm. Tình trạng các đơn vị thành viên dựa dẫm, ỷ lại, thiếu năng động trong sản xuất kinh doanh còn phổ biến dẫn tới nhiều đơn vị bị thua lỗ kéo dài. - Việc quản lý tập trung thống nhất theo một chiến lược chung còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Tình trạng phát triển tự phát mang tính cục bộ từng đơn vị gây khó khăn trong quản lý chất lượng nguyên liệu,sản phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của Tổng công ty trong cơ chế thị trường. - Kinh doanh chè nội tiêu còn quá nhỏ, sản lượng thấp chưa tương xứng với vị trí và vai trò của Tổng công ty. - Bộ máy cơ quan Tổng công ty cồng kềnh,năng lực cán bộ nhìn chung còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới. 2.3 .Thực trạng trong việc chuyển đổi Công ty mẹ - Công ty con 2.3.1. Thực trạng trong việc chuyển đổi Tổng công ty chè thành Công ty Mẹ - Công ty Con Để xây dựng Tổng công ty chè Việt Nam thành Tổng công ty mạnh, đóng vai trò chủ lực của ngành chè Việt Nam trong quá trình hội nhập, Tổng công ty phải phát huy cao độ tinh thần làm chủ của toàn thể cán bộ, công nhân viên, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển một cách đồng bộ trong giai đoạn 2004-2010. Trước mắt, tập trung vào các chương trình trọng tâm sau: - Phát triển sản xuất chè gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. - Xây dựng chiến lược sản phẩm chè với phương châm đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, đặc biệt là các loại chè có tác dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Trên cơ sở đó, đầu tư thêm thiết bị tại các nhà máy có vùng nguyên liệu ổn định theo hướng đa dạng hoá công nghệ, chế biến ở mỗi đơn vị. - Đầu tư xây dựng mới một số nhà máy chế biến chè có công nghệ hiện đại tại các tỉnh trung dư, miền núi để thu mua và chế biến hết nguyên liệu cho các vùng chè mới trồng ở vùng sâu, vùng xa. - Tổ chức cung cấp giống mới và chuyển giao kỹ thuật trồng giống mới cho bà con nông dân, đảm bảo đủ giống mới có chất lượng cao phục vụ cho các hộ trồng chè. - Tổ chức Trung tâm tư vấn để giúp các hộ nông dân làm chè, các cơ sở sản xuất nhỏ tiếp cận được với công nghệ trồng và chế biến chè tiên tiến trên thế giới và các hình thức tổ chức quản lý khoa học trong sản xuất chè. - Xây dựng hai nhà máy sản xuất nước chè đóng hộp tại Hà Nội, Sài gòn * Về công tác đầu tư và sử dụng vốn: - Đa dạng hoá hình thức huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước, đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Tập trung đầu tư cải tiến và bổ xung công nghệ sản xuất tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. - Tăng cường công tác quản lý, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn. Nghiên cứu lựa chọn hình thức, lĩnh vực đầu tư hợp lý, điều chuyển vốn khoa học giữa các đơn vị, coi trọng công tác tích tụ tập trung vốn đáp ứng các yêu cầu đầu tư trọng điểm, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trước mắt cũng như lâu dài. * Về thị trường - Xây dựng chiến lược về thị trường trong đó chú trọng ổn định các thị trường lớn và khai thác thêm các thị trường mới. Thường xuyên nghiên cứu thị hiếu của khách hàng để sản xuất các sản phẩm phù hợp. Nâng cao tỷ lệ xuất chè thành phẩm đến tay người tiêu dùng. - Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu Vintatea trên thị trường trong và ngoài nước. - Đầu tư các nguồn lực cần thiết để đẩy mạnh hoạt động của công ty chè Ba Đình tại Liên bang nga, nhằm đưa thị phần chè Việt Nam tại Liên bang Nga lên 10-15% vào năm 2010. - Tổ chức các văn phòng đại diện của Tổng công ty tại Đức, Pakistan, Trung Cận đông để tạo điều kiện thâm nhập sâu hơn vào các thị trường này. - Tổ chức mạng lưới kinh doanh chè nội tiêu trong cả nước, bố trí 1-2 xí nghiệp chuyên sản xuất chè nội tiêu để chủ động phục vụ tiêu dùng trong nước. * Về đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh: - Tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh trong xây dựng cơ bản, đưa doanh số xây lắp lên 500 tỷ đồng/năm để hỗ trợ cho phát triển chè. - Phát triển sản xuất cơ khí, tổ chức tốt việc phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành cơ khí để phấn đấu thực hiện 100% thiết bị chế biến chè được chế tạo trong nước. - Xây dựng một nhà máy sản xuất nước khoáng tại Hà Tây trên cơ sở các giếng khoan đã được nghiệm thu đánh giá chất lượng nước khoáng đạt tiêu chuẩn quốc tế đang nằm trong vùng chè do Tổng công ty quản lý. - Nghiên cứu phát triển các ngành nghề kinh doanh, khai thác được tiềm năng thế mạnh trong vùng chè. * Về thương mại, dịch vụ - Đẩy mạnh các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu các tiết bị, hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng. - Phát triển các dịch vụ cung ứng về khoa học kỹ thuật, dịch vụ tư vấn kinh tế kỹ thuật, dịch vụ bảo vệ chăm sóc sức khoẻ và các hình thức dịch vụ khác. - Tổ chức Trung tâm du lịch sinh thái chè ở Mộc Châu - Sơn La và Trung tâm Điều dưỡng - khách sạn chè ở Đồ Sơn - Hải Phòng. * Về đào tạo: Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng kịp thời sự phát triển của Tổng công ty và yêu cầu của công cuộc đổi mới. Khuyến khích cán bộ, công nhân viên tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. 2.3.2 Phương án sắp xếp 2.3.2.1. Yêu cầu sắp xếp: Để thực hiện mục tiêu, kế hoạch trên, phương án sắp xếp Tổng công ty phải đạt các yêu cầu sau: - Phát huy hơn nữa tính tự chủ, năng động, sáng tạo của các đơn vị thành viên để khai thác tiềm năng về lao động, đất đai, kỹ thuật, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống của người lao động, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. - Củng cố, kiện toàn các bộ phận trong công ty mẹ, nâng cao sức mạnh của công ty mẹ, thực hiện tốt vai trò chủ đạo của Mẹ trong mối liên hệ với các công ty con, các đơn vị liên kết trong sự nghiệp phát triển chè. Công ty mẹ làm nhiệm vũ kinh doanh và quản lý phần vốn đầu tư ở các công ty con, công ty liên kết. - Xây dựng cơ chế làm việc thích hợp để phối hợp giữa công ty mẹ, công ty con và các công ty liên kết trong một chương trình hành động chung nhằm đẩy mạnh phát triển chè, bảo đảm lợi ích chung của tập đoàn và lợi ích riêng của từng đơn vị tạo nên sức mạnh tổng hợp của Tổng công ty trong cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới. - Nâng cao hơn nữa khả năng thực thi để hoàn thành nhiệm vụ của Hội đồng quản trị trong vai trò đại diện trực tiếp chủ sở hữu ở doanh nghiệp, tăng cường vai trò của Ban kiểm soát trong kiểm tra, giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn. - Kiện toàn bộ máy cơ quan văn phòng Tổng công ty theo hướng tinh, gọn, nhẹ để công ty mẹ không chỉ là chủ đầu tư về vốn mà còn là chủ đầu tư về trí tuệ, chất xám cho các công ty con. 2.3.2.2 Nội dung sắp xếp: Thực hiện Nghị định 153/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 65/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Tổng công ty chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, Tổng công ty tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp như sau: a. Xây dựng công ty mẹ - Sắp xếp lại các đơn vị hạch toán phụ thuộc, xây dựng cơ chế điều hành và các quy chế phân cấp quản lý. - Tổ chức bộ máy các phòng ban trong văn phòng Tổng công ty từ 13 phòng xuống còn 05-06 phòng. - Củng cố bộ máy các đơn vị hạch toán phụ thuộc, báo sổ để có đủ điều kiện thực hiện cổ phần hoá và chuyển thành các công ty liên kết. b. Tổ chức các công ty con * Chuyển 03 công ty hạch toán độc lập Nhà nước đang giữ 100% vốn điều lệ thành công ty TNHH một thành viên: Công ty chè Mộc Châu, công ty chè Sông Cầu, công ty chè Long Phú. * Củng cố tổ chức ở công ty do Tổng công ty đầu tư 100% vốn (LB Nga), các công ty cổ phần, công ty liên doanh Tổng công ty giữ cổ phần chi phối. * Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động hợp lý giữa công ty mẹ và các công ty con. c. Tổ chức các công ty liên kết * Cổ phần hoá 01 doanh nghiệp hạch toán độc lập: Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật, Tổng công ty đề nghị không giữ cổ phần hoá trên 50% vốn điều lệ như trong Quyết định 65/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước chỉ giữ được 50% vốn điều lệ khi cổ phần hoá công ty này. * Cổ phần hoá 06 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc (cổ phần hoá bọ phận Tổng công ty): + Công ty chè Yên Bái + Công ty chè Thái Nguyên + Công ty chè Bắc Sơn + Công ty chè Việt Cường + Công ty Thái Bình Dương + Xí nghiệp chè Văn Tiên Khi cổ phần hoá các doanh nghiệp trên, Tổng công ty là đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước, đề nghị giữ cổ phần hoá dưới 50% vốn điều lệ hoặc không giữ cổ phần. Sau khi cổ phần hoá, các công ty cổ phần này trở thành đơn vị liên kết trong mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con. Đối với công ty chè Bắc Sơn, công ty chè Việt Cường và xí nghiệp chè Văn Tiên: Tổng công ty đang củng cố để đảm bảo đủ các điều kiện cổ phần hoá. Nếu đến thời điểm cổ phần hoá 03 doanh nghiệp này không đủ điều kiện, đề nghị cho lựa chọn hình thức phù hợp theo Nghị định 103/CP. d. Giải thể 01 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc Tổng công ty: Xí nghiệp chè Tức Tranh do không có lợi thế kinh doanh, kinh doanh hoàn toàn không hiệu quả (sẽ có phương án cụ thể). e. Các đơn vị sự nghiệp: - Viện nghiên cứu Chè sẽ được sẵp xếp lại theo chương trình chung của bộ đối với các Viện nghiên cứu. - Trung tâm Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp đang được củng cố theo hướng đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Tổng công ty. Tổ chức tổng công ty chè Việt Nam sau khi sắp xếp lại Sau khi sắp xếp lại Tổng công ty chè Việt Nam được tổ chức như sau: a. Công ty mẹ: - Văn phòng cơ quan Tổng công ty (trong đó có một số đơn vị sản xuất - kinh doanh trực thuộc văn phòng). - Các công ty hạch toán phụ thuộc + Công ty chè Hải Phòng + Công ty chè Sài Gòn + Công ty Thương mại và Du lịch Hồng Trà. b. Các công ty con: - Công ty TNHH một thành viên + Công ty chè Mộc Châu + Công ty chè Sông Cầu + Công ty chè Long Phú - Công ty cổ phần do Tổng công ty giữ cổ phần chi phối: + Công ty cổ phần chè Trần Phú + Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ + Công ty cổ phần chè Liên Sơn - Công ty Liên doanh do Tổng công ty giữ cổ phần chi phối: + Công ty Liên doanh chè Phú Đa - Công ty hoạt động ở nước ngoài có 100% vốn của Tổng công ty + Công ty chè Ba Đình c. Các công ty liên kết: + Công ty cổ phần chè Quân Khu + Công ty cổ phần chè Kim Anh + Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh + Công ty cổ phần chè Yên Bái + Công ty cổ phần chè Thái Nguyên + Công ty cổ phần chè Việt Cường + Công ty cổ phần chè Bắc Sơn + Công ty cổ phần xây lắp - VTKT + Công ty cổ phần cơ khí chè + Xí nghiệp cổ phần chè Văn Tiên + Công ty liên doanh Indochine d. Các đơn vị sự nghiệp + Viện nghiên cứu Chè + Trung tâm PHCN & ĐTBNN Đồ Sơn Sau khi sắp xếp lại, tình hình tài chính của Tổng công ty như sau: Tổng số vốn chủ sở hữu của Tổng công ty: 480.207 triệu đồng Trong đó: - Số vốn chủ sở hữu tại Công ty mẹ: 166.685 triệu đồng - Số vốn công ty mẹ đầu tư cho các công ty con: 270.338 triệu đồng - Số vốn công ty mẹ đầu tư cho các công ty con liên kết: 43.184 triệu đồng 2.3.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Tổ chức bộ máy quản lý trong Tổng công ty chè Việt Nam gồm Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp chủ sở hữu ở Tổng công ty, Ban kiểm soát giúp Hội đồng quản trị giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, giám sát việc bảo toàn, phát triển vốn của chủ sở hữu, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám dốc và các phòng ban giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh trên thể hiện trong điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty chè Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức chính trị - xã hội trong Tổng công ty: Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản HCM và các tổ chức quần chúng trong Tổng công ty hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức đó. Hoạt động của các công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần, công ty liên doanh và mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết thực hiện theo luật doanh nghiệp, theo các quy định hiện hành và điều lệ được phê duyệt. Nó được thể hiện qua mô hình sau: Mô hình tổ chức tổng công ty chè Việt Nam Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban kiểm soát Phó TGĐ Phó TGĐ Phòng Tổ chức Phòng Kỹ thuật P.KT Tổng hợp Phòng KT-TC Văn phòng Cty TM&DL Hồng Trà Công ty chè Hải Phòng Công ty chè Sài Gòn Đơn vị sự nghiệp Các bộ phận SXKD trực thuộc VP CQTCT Công ty liên kết Cty cổ phần chè Yên Bái Cty cổ phần chè Thái Nguyên Cty cổ phần chè Quân chu Cty cổ phần chè Hà Tĩnh Cty cổ phần chè Việt Cường Cty cổ phần chè Bắc Sơn Cty cổ phần chè Kim Anh Cty cổ phần cơ khí chè Cty cổ phần xây lắp VTKT Cty cổ phần Thái Bình Dương Cty cổ phần chè Văn Tiên Công ty con Cty TNHH chè Mộc Châu Cty TNHH chè Sông Cầu Cty TNHH chè Long Phú Cty cổ phần chè Trần Phú Cty cổ phần chè Nghĩa Lộ Cty cổ phần chè Liên Sơn Cty liên doanh chè Phú Đa Cty chè Ba Đình (LB Nga) Công ty mẹ 2.4. Việc sắp xếp, đổi mới tổ chức của Tổng công ty nhà nước ở Việt Nam hiện nay Các tổng công ty nhà nước ở Việt Nam hiện nay là những tổng công ty do nhà nước thành lập và có quy mô rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Đó là các doanh nghiệp có quy mô lớn về cả tài sản, vốn, lao động, doanh thu, chuyên doanh trong một ngành chủ yếu nào đó ,đay cũng là những Tổng công ty góp phàn lớn cho sự tăng trưởng nền kinh tế đất nướcvà nó là bộ mặt của đất nước đó. "Tiền thân của các tổng công ty nhà nước ở Việt Nam hiện nay là các liên hiệp xí nghiệp, xí nghiệp liên hiệp, tổng công ty (kiểu cũ) đã từng tồn tại trong suốt một giai đoạn kinh tế của đất nước mà chúng ta vẫn thường gọi là "thời kỳ kinh tế bao cấp". Cùng với việc đổi mới, chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế từ cơ chế "tập trung, bao cấp" sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" có sự quản lý của Nhà nước" thì các liên hiệp, xí nghiệp liên hiệp, tổng công ty (kiểu cũ) cũng được sắp xếp lại, tổ chức lại, đổi mới dần dần các tổng công ty nhà nước như hiện nay. Tiếp tục quá trình đổi mới các tổng công ty nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ " kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả của các tổng công ty theo hướng công ty mẹ - công ty con, kinh doanh đa ngành tổng hợp trên ngành chuyên môn hoá, gọi vốn thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình thành một tập đoàn kinh tế mạnh ở một số ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như bưu chính viễn thông, hàng không, dầu khí Để các tổng công ty ở Việt Nam hiện nay có thể chuyển mình, phát triển thành các tập đoàn kinh tế mạnh thì phải giải quyết vấn đề cơ bản nhất, đó là: Đẩy nhanh tích tụ và tập trung. Tuy nhiên, mô hình tổ chức phổ biến của các tổng công ty nhà nước ở Việt Nam hiện nay đang là rào cản đối với quá trình đó" 4 Trích: "Tạp chí kinh tế và dự báo, số 4 - 2003, trang 10" Giữa mô hình "tổng công ty" ở Việt Nam hiện nay và mô hình "tập đoàn kinh tế" trên thế giới có nhiều điểm khác nhau cơ bản nhất - quyết định, chi phối các điểm khác nhau là: quan hệ sở hữu về vốn giữa các thành viên với tập đoàn (hoặc tổng công ty). Trong mô hình tổng công ty, mối quan hệ về vốn trong nội bộ là cấp phát vốn, giao vốn; quan hệ giữa tổng công ty với các công ty thành viên là quan hệ "tổ chức - hành chính" quan hệ cấp trên - cấp dưới, quan hệ mệnh lệnh - Ngược lại, các tập đoàn kinh tế trên thế giới không tổ chức theo "bậc thang hành chính" mà là một "tổ hợp các công ty mẹ - công ty con" được tổ chức thành nhiều hệ thống nhỏ thống nhất trong một hệ thống lớn bao trùm cả tập đoàn. Tiêu chí duy nhất để quyết định mối quan hệ "công ty mẹ", "công ty con" là phần lớn vốn được đầu tư từ công ty nào đến công ty nào. Hạt nhân trung tâm của một tập đoàn kinh doanh là công ty mẹ (holding company), công ty này nắm giữ phần lớn vốn và có cổ phần chi phói ở tất cả các công ty con còn lại. Đến lượt, các công ty con này lại đầu tư vốn vào các công ty khác hình thành nên một tổ chức tổ hợp các "công ty con - công ty cháu" (và đây chính là hệ thống nhỏ như đã nói ở trên). - Từ thực tế trên ta có thể nhận định rằng,việc thay đổi căn bản mô hình , cấu trúc tổ chức của các Tổng công ty sang mô hình công ty mẹ –công ty con như là sự bắt buộc của sự phat triển. - Chấm dứt việc tổng công ty giao vốn cho các công ty thành viên để chuyển sang đầu tư vốn (với một tỷ lệ đủ sức chi phối) hình thành nên quan niệm mới, quan hệ công ty mẹ - công ty con. - "Đa sở hữu" là hình thức sở hưu vốn phổ biến của các tập đoàn kinh tế mạnh. Vì vậy, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình đa sở hữu của các tổng công ty; cổ phần hoá; bán, khoá, cho thuê doanh nghiệp; liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác là rất quan trọng. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần Nghị quyết IX của Đảng Năm 2003 được coi là năm bản lề trong việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và Chính phủ đã có tư tưởng chỉ đạo là kiên quyết miễn nhiệm các giám đốc không thực hiện cổ phần hoá, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù chương trình hành động của Chính phủ về sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã triển khai hơn 1 năm, nhưng không ít các bộ, ngành, địa phương vẫn không hoàn thành nội dung trong phạm vi mình phụ trách. Năm 2003, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát Quyết định 58/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nào không thuộc lĩnh vực cần giữ 100% vốn nhà nước thì kiên quyết thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu. Trong việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thì hình thức công ty mẹ - công ty con là mô hình được nhà nước ưu tiên , với các Tổng công ty mạnh nhà nước luôn dùng các biện pháp khuyến khích chuyển sang mô hình này . Nhưng chuyển sang mô hình này vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra mà không giải quyết được vấn đề này thì co thể quá trình xây dựng mô hình công ty mẹ –công ty con co thể đi vào ngõ cụt . Hiên nay nhiều doanh nghiệp nhà nước đang có xu hướng chuyển sang hình thức công ty mẹ - công ty con. Vậy, những vấn đề cần lưu ý khi chuyển doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con là: * Ai muốn thích thành "mẹ - con"? Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết TW 3 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX và Chương trình hành động của Chính phủ đã nêu sự cần thiết phải thí điểm rút kinh nghiệm, nhân rộng việc thực hiện chuyển đổi tổng công ty, công ty nhà nước, sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Những quan điểm chỉ đạo trên đã thể hiện ý chí quyết tâm của Đảng, Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy trong khi các tổng công ty còn đang chờ sắp xếp thì hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước độc lập lại tích cực thực hiện chủ trương chuyển đổi này. "Theo số liệu thống kê cuối tháng 12-2002, cả nước đã có 21 doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi và hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Trong đó Tổng công ty Hàng không Việt Nam là đơn vị đầu tiên được chấp nhận cho phép làm thí điểm. Đặc biệt, Liên hiệp thuốc lá Khánh Hoà đã nhiều lần đề nghị thành lập tổng công ty nhưng không được vì chưa hội tụ đủ điều kiện cần thiết thì đã chuyển sang thành lập tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con"5 Trích: "Tạp chí công nghiệp, số 5 - 2003, trang 35" . Qua các thí điểm trên chúng ta cũng đã dần hiểu rõ là, phần lớn những tổng công ty, các công ty độc lập (có đến 15 trong số 21 công ty mẹ - công ty con được thành lập thí điểm) không đủ điều kiện tiếp tục tồn tại theo Quyết định 58/2002/QĐ-TTg đã chuyển sang theo mô hình công ty mẹ - công ty con để hy vọng vẫn được tồn tại là doanh nghiệp nhà nước (mô hình mới). * "Mẹ" có đáng làm "mẹ" không? Các tổng công ty, công ty được thí điểm chuyển sang hình thức công ty mẹ - công ty con đã có đủ vốn thực hiện chức năng "làm mẹ" chưa? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra trước những công ty mẹ - con đã được thí điểm và những doanh nghiệp nhà nước đang xây dựng đề án chuyển đổi thành công ty mẹ - công ty con. Theo cách hiểu thông thường hiện nay thì công ty mẹ nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc nắm vững cổ phần chi phối của một hay nhiều công ty khác. Để được "làm mẹ" công ty phải có đủ vốn đầu tư (hay vốn góp) và một hay nhiều công ty khác - những đứa con của mình. Như, Công ty Đầu tư và phát triển xây dựng khi chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con thì vốn kinh doanh chỉ có từ 11,322 tỉ đồng theo số liệu về vốn kinh doanh tại thời điểm 0h ngày 01-01-2000 do Bộ Tài chính tiến hành). Thử hỏi với một số vốn ít ỏi như vậy thì có khả năng "làm mẹ" không? Trong số 7 tổng công ty 90 chuyển sang hình thức công ty mẹ - công ty con thì duy nhất chỉ có Công ty du lịch Sài Gòn là có vốn vượt yêu cầu tối thiểu theo quy định (500 tỷ đồng). Còn lại 2 tổng công ty 90 có số vốn dưới 80 tỉ đồng là Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng (49 tỷ đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT2069.doc
Tài liệu liên quan