MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁCH DU LỊCH VÀ CÁC
GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH 3
I-/ KHÁI NIỆM VỀ KHÁCH DU LỊCH. 3
1-/ Khái niệm về khách du lịch. 3
2-/ Phân loại khách du lịch. 5
3-/ Các yếu tố ảnh hưởng đến khách du lịch. 6
4-/ Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn khách. 7
II-/ NHU CẦU TRONG DU LỊCH. 8
1-/ Khái niệm nhu cầu du lịch. 8
2-/ Nhu cầu của khách du lịch. 9
III-/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH. 11
1-/ Chính sách sản phẩm. 11
2-/ Chính sách giá: 12
3-/ Chính sách phân phối: 12
4-/ Chính sách xúc tiến bán hàng và quảng cáo: 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY
DU LỊCH - DỊCH VỤ TÂY HỒ 15
I-/ MỘT SỐ LỢI THẾ CỦA CÔNG TY CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH. 15
1-/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty Du lịch - dịch vụ Tây Hồ. 15
2-/ Cơ cấu tổ chức quản lý của trung tâm lữ hành, chức năng nhiệm vụ
của các phòng ban. 16
3-/ Đặc điểm lao động ở trung tâm lữ hành. 17
4-/ Những lợi thế khác của trung tâm lữ hành. 18
II-/ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH. 19
1-/ Kết quả kinh doanh của trung tâm trong năm 1998. 19
2-/ Hoạt động kinh doanh năm 1999. 21
III-/ ĐẶC ĐIỂM KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN ĐÃ TIÊU DÙNG SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY. 22
IV-/ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH LÀ NGƯỜI NHẬT CỦA CÔNG TY. 26
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH CỦA CÔNG TY DU LỊCH - DỊCH VỤ TÂY HỒ 29
I-/ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ CỦA NGÀNH ĐỐI VỚI VIỆC
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT. 29
II-/ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT. 30
1-/ Đặc điểm tâm lý xã hội của người Nhật. 30
2-/ Xu hướng đi du lịch của người Nhật. 32
3-/ Cách thức phục vụ khách Nhật. 35
III-/ PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH NĂM 2000 CỦA CÔNG TY. 36
IV-/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT KHÁCH NHẬT. 37
1-/ Hoàn thiện chính sách sản phẩm: 37
2-/ Hoàn thiện chính sách quảng bá. 38
3-/ Hoàn thiện chính sách giá. 39
4-/ Chính sách phân phối. 40
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
47 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3139 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nhật Bản của công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các phòng ban.
Hội đồng quản trị TCT Hồ Tõy
Cụng ty Du lịch - Dịch vụ Tõy Hồ
Ban giỏm đốc cụng ty
Trung tõm lữ hành
Ban giỏm đốc Trung tõm
éại diệnMúng Cỏi
éiều hànhTour
Hướng dẫn viờn
Hành chớnhvăn phũng
a. Cơ cấu tổ chức quản lý của trung tâm du lịch được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến: Các bộ phận có quan hệ với nhau bình đẳng, hợp tác, thống nhất trên tổng thể công ty và trung tâm. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp duy nhất từ ban giám đốc trung tâm, các ban chức năng có trách nhiệm thực thi các nhiệm vụ được giao và làm cố vấn cho giám đốc trung tâm về lĩnh vực của mình. Đồng thời có trách nhiệm phối hợp thực hiện công việc trong các ban.
b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: là kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và nội địa, bên cạnh đó còn có các dịch vụ khác như hộ chiếu, visa. Tổ chức các Tour du lịch quốc tế. Trung tâm lữ hành có cơ cấu tổ chức một bộ máy khá hoàn chỉnh gồm có ban giám đốc; bộ phận điều hành; bộ phận hướng dẫn; hành chính văn phòng và đại diện Móng Cái.
- Ban giám đốc trung tâm có hai người gồm một giám đốc và một phó giám đốc chịu trách nhiệm điều hành trung tâm. Chịu sự chỉ đạo của giám đốc công ty. Giám đốc trung tâm là phó giám đốc của công ty và còn chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác thị trường. Ban giám đốc chỉ đạo hoạt động của trung tâm và quản lý hoạt động của văn phòng đại diện Móng Cái.
- Bộ phận điều hành có nhiệm vụ thiết lập các Tour du lịch Inbound và Outbound, trình lên ban giám đốc, đồng thời tổ chức điều hành các Tour đó.
- Bộ phận hướng dẫn có nhiệm vụ hướng dẫn khách du lịch theo các Tour mà trung tâm tổ chức mỗi khi có điều động của bộ phận điều hành thông qua bán giám đốc của trung tâm.
- Bộ phận hành chính văn phòng: có nhiệm vụ quản lý lưu giữ các công văn, thư, điện tín từ các nơi gửi đến, đồng thời tổ chức làm dịch vụ hộ chiếu, visa và các dịch vụ liên quan đến xuất nhập cảnh cho khách du lịch.
- Đại diện Móng Cái: thay mặt cho công ty giao dịch ký kết các hợp đồng du lịch với các đối tác và trực tiếp với khách du lịch. Thu gom khách du lịch gửi về trung tâm.
Sự phân chia thành các bộ phận trong trung tâm lữ hành chỉ mang tính tương đối, do đặc điểm đặc thù của trung tâm có ít người, công việc của từng bộ phận không thường xuyên. Có những lúc một số bộ phận bị quá tải bởi công việc chồng chất nên trong quá trình thực hiện công việc các chức năng không được tách bạch mà có sự kết hợp, phối hợp thực hiện. Các nhân viên có thể hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau. Nhân viên hướng dẫn có thể kiêm cả điều hành và ngược lại.
3-/ Đặc điểm lao động ở trung tâm lữ hành.
a. Cơ cấu giới tính của lao động tại trung tâm lữ hành.
Tỉ lệ lao động nam nữ trong trung tâm là 5 nam và 5 nữ, nam và nữ chiếm tỷ lệ bằng nhau và bằng 50% trên tổng số lao động của trung tâm. Đây là một cơ cấu hợp lý của trung tâm. Các vị trí trong trung tâm rất phù hợp cơ cấu giới tính của trung tâm. Ở bộ phận hành chính văn phòng có 1 nữ, bộ phận điều hành Tour và phòng hướng dẫn có 7 người gồm 3 nam, 4 nữ. Có thể nói đây là cơ cấu rất phù hợp với một trung tâm lữ hành.
b. Cơ cấu lao động theo độ tuổi.
Trung tâm có một đội ngũ nhân viên trẻ với độ tuổi trung bình là 29 trong đó chủ yếu là từ độ tuổi 25-35. Cơ cấu độ tuổi của các bộ phận là khá hợp lý. Thể hiện ở nhân viên của từng bộ phận từ ban giám đốc đến các bộ phận hướng dẫn, điều hành, hành chính văn phòng đều còn rất trẻ từ 22-35 tuổi. Đây là độ tuổi thích hợp với những công việc đòi hỏi sự khéo léo, khôn ngoan, khả năng ứng xử, nhanh nhẹn, hoạt bát khi trực tiếp tiếp xúc với khách. Ngoài ra công việc này đòi hỏi phải có thể hình. Trong các ban có người lớn ít và người nhiều tuổi hơn để có sự bổ sung kinh nghiệm của người đi trước và sự nhiệt tình của tuổi trẻ trong công việc.
c. Trình độ học vấn và trình độ ngoại ngữ.
Trình độ học vấn của lao động tại trung tâm lữ hành là cao. Toàn bộ các lao động trong trung tâm lữ hành đều có trình độ đại học và trên đại học. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, chỉ có một số ít là có trình độ đại học đúng chuyên ngành du lịch thì đều ở các vị trí chủ chốt như ban giám đốc, còn các phòng ban khác có số không đúng với chuyên môn của họ bởi trong số đó có một số tốt nghiệp đại học ngoại ngữ (2 người), không đúng với chuyên ngành du lịch. Đây là vấn đề bất hợp lý đối với trung tâm. Trung tâm cần có những người có năng lực thực sự về nghiệp vụ du lịch.
Trình độ ngoại ngữ: nhìn chung trong trung tâm mọi người đều biết tiếng Anh. Có thể nói tỉ lệ biết ngoại ngữ của lao động tại trung tâm là cao (100%). Tỉ lệ có trình độ B và C tiếng Anh chiếm đa số. Trình độ đại học là 3 người, trong đó có hai người tốt nghiệp đại học Ngoại ngữ khoa Anh - Trung, một số ít người biết tiếng Trung nhưng giao tiếp còn kém trừ hai người tốt nghiệp khoa Anh - Trung nói trên. Hầu như không có người nào biết tiếng Nhật. Trình độ ngoại ngữ của trung tâm còn hạn chế bởi vì khách của trung tâm chủ yếu là khách Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản,... do đó cần khuyến khích công nhân viên học ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Trung, Nhật để có thể giao tiếp trực tiếp với khách Trung và khách Nhật.
4-/ Những lợi thế khác của trung tâm lữ hành.
a. Trung tâm lữ hành là một mảng kinh doanh trong công ty Du lịch - dịch vụ Tây Hồ nằm trong Tổng công ty Hồ Tây. Công ty Du lịch - dịch vụ Tây Hồ trực thuộc Ban Tài chính quản trị Trung ương, là cơ quan của Đảng nên có những lợi thế nhất định như sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước đối với công ty, sự đầu tư vốn cho công ty. Là cơ quan của Đảng nên trong hoạt động kinh doanh có nhiều thuận lợi như việc ký kết với các đối tác nước ngoài cũng như các công ty khác trong nước. Trung tâm lữ hành là một phòng trong công ty Du lịch - dịch vụ Tây Hồ nên nó cũng có những thuận lợi trong việc ký kết với các công ty lữ hành nước ngoài.
b. Điều kiện kinh doanh:
- Vị trí: trung tâm lữ hành có trụ sở nằm ở 107 đường Quán Thánh nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, là đầu mối của trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội của cả nước, thuận lợi với đầu mối giao thông liên lạc trong nước và quốc tế, là nơi tập trung phần lớn các cơ quan ngoại giao, thương mại và các tổ chức quốc tế, điều này đưa lại những thuận lợi cho việc kinh doanh lữ hành nói riêng và du lịch nói chung, cũng như việc tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch.
- Cơ sở vật chất: trung tâm có một văn phòng được trang bị các tiện nghi khá đầy đủ như bàn ghế, tủ, máy điều hoà, máy tính,... và có một máy Fax, điện thoại. Nhìn chung cơ sở vật chất khá đầy đủ đảm bảo cho trung tâm hoạt động bình thường.
Trung tâm có bốn phòng: phòng giám đốc kiêm cả phòng hành chính, trong phòng có hai bộ bàn, một bộ xa lông, một tủ đựng hồ sơ lưu trữ của bộ phận hành chính văn phòng. Hai bàn gồm có một của giám đốc và một của bộ phận hành chính văn phòng. Một phòng đón tiếp khách gồm có một bộ bàn ghế xa lông. Hai phòng còn lại là phòng làm việc của nhân viên.
Vốn kinh doanh của trung tâm: do trung tâm không phải là một đơn vị hạch toán độc lập mà là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vào công ty do đó mà nguồn vốn của trung tâm cũng phụ thuộc vào công ty.
II-/ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH.
1-/ Kết quả kinh doanh của trung tâm trong năm 1998.
a. Kết quả kinh doanh cụ thể năm 1998:
* Số lượng khác mà trung tâm khai thác được là 521 tổng số khách trong đó khách Inbound chiếm 357 khách và khách Outboud chiếm 137 khách.
Trong khách Inbound có 65 khách đi bằng hộ chiếu chủ yếu là khách Nhật và Trung Quốc đi bằng thẻ du lịch, lượng khách vào rõ ràng là giảm xuống so với năm 1997 điều này xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Tình hình chung là khách du lịch vào Việt Nam, đặc biệt là vào Hà Nội và miền Bắc giảm rõ rệt.
- Thị trường Inbound của trung tâm bị mất hẳn thị trường Châu Âu và Hàn Quốc chỉ còn lại thị trường Trung Quốc và Nhật Bản.
- Lượng khách Trung Quốc đi bằng thẻ vào Việt Nam tuy chiếm đa số khách vào nhưng lại rất nhỏ so với nguồn khách. Nguyên nhân là do được cấp giấy phép đón khách du lịch Trung Quốc đi bằng thẻ sau, chưa đủ thời gian để khai thác thị trường.
Đưa khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài là một hoạt động kinh doanh ngày càng quan trọng vì nhu cầu đi du lịch nước ngoài của Việt Nam ngày càng tăng lên là do nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển thu nhập của người dân ngày càng tăng lên.
137 khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài do trung tâm tổ chức mặc dù con số chưa lớn nhưng đó cũng là một sự cố gắng lớn.
Ngoài đoàn của Ban, Tổng công ty đi thì khách do trung tâm tiếp thị quảng cáo đi là rất ít.
Đoàn 26 khách đi Nhật Bản tuy gặp rất nhiều phức tạp nhưng do tổ chức chặt chẽ của công ty đối với khách và đối tác chặt chẽ nên hiệu quả cao góp phần tăng doanh thu của trung tâm.
Một vấn đề đặt ra cho trung tâm là cả năm không tổ chức được một khách du lịch nội địa nào do sự đầu tư và quyết tâm của hoạt động du lịch nội địa của trung tâm còn thiếu mặc dù có sự nhắc nhở và chỉ đạo rất nhiều của ban giám đốc công ty.
* Về phần doanh thu và lợi nhuận.
Tổng doanh thu đạt 1.158.000.000đ đạt 102,02 kế hoạch.
Trong đó: Lữ hành : 1.058.225.000đ
Phòng : 22.630.000đ
Xe : 77.115.000đ
Chi phí : 658.000.000d đạt 75,20% kế hoạch.
Lãi trước thuế : 500.000đ đạt 192,3% kế hoạch.
Qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lãi trước thuế cho thấy các chỉ tiêu đều đạt được của trung tâm là rất khả quan nhưng nhìn vào cụ thể chúng ta mới thấy rằng: doanh thu từ đoàn Nhật Bản là rất lớn do số tiền đặt cọc được chuyển vào thành doanh thu (gồm 580.000 triệu đồng) mà không có chi phí nào kèm theo. Còn thực tế lợi nhuận thu được từ các khách là rất thấp, thậm chí có đoàn khách Trung Quốc đi bằng giấy thông hành là lỗ, điều này lý giải bởi các giá Tour ký kết thấp, nhân viên trung tâm chưa quen điều hành khách đi bằng thẻ sự chuẩn bị đón khách Trung Quốc của trung tâm là chưa được kỹ.
b. Đánh giá chung:
Nhìn chung hoạt động kinh doanh du lịch trong cả nước có sự đi xuống. Số lượng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng giảm đi rõ rệt, thêm vào đó giá Tour cho một khách/ngày cũng giảm đáng kể thậm chí giảm xuống tới 50%. Mặt khác do cung vượt quá cầu trong kinh doanh du lịch đã làm cho việc cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến toàn ngành nói chung cũng như đến công ty nói riêng và nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của trung tâm lữ hành.
Hơn thế do xu hướng phát triển của nền kinh tế và thu nhập của người dân - hoạt động kinh doanh lữ hành có khả năng phát triển đa dạng hơn không đơn thuần là Inbound mà cả Outbound và nội địa.
Tất cả các điều kiện đó đặt ra cho công ty một yêu cầu mới cho việc xác định mục tiêu, kế hoạch mới cho hoạt động kinh doanh lữ hành.
Có sự chỉ đạo và nắm bắt được tình hình, điều kiện kinh doanh mỗi hoạt động của trung tâm cũng đã mang lại những kết quả khá khả quan.
Mặc dù trung tâm đang gặp nhiều khó khăn trong những năm qua nhưng vẫn cố gắng duy trì được mối quan hệ với đối tác của Nhật Bản như JTC và FALM, đồng thời ký kết được với một số công ty lữ hành của Trung Quốc và Thái Lan,...
2-/ Hoạt động kinh doanh năm 1999.
a. Kết quảkinh doanh năm 1999.
Tổng số khách Inbound: 668 khách trong đó:
+ Nhật Bản : 234 khách.
+ Trung Quốc : 356 khách.
+ Thái Lan : 53 khách.
+ Mỹ : 18 khách.
+ Pháp : 3 khách.
Tổng số khách nội địa và tự khai thác : 38 khách.
Doanh thu và lợi nhuận:
+ Doanh thu : 23.692.220.000đ
+ Chi phí : 1.802.000.000đ
+ Lãi dự kiến trước thuế : 567.220.000đ.
Kết quả này cho thấy trung tâm đã cố gắng rất nhiều trong việc kinh doanh.
b. Nhận xét:
Trong năm 1999 đối với trung tâm lữ hành của công ty gặp rất nhiều khó khăn và thuận lợi. Do chế độ hạch toán mới tăng 1,6 lần nên ảnh hưởng đến kết quả điều kiện (80% là thu hộ chi hộ).
- Những khó khăn:
+ Về mặt khách quan: kinh doanh lữ hành nói riêng và kinh doanh du lịch nói chung trong năm 1999 của Việt Nam là giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, khách du lịch vào Việt Nam giảm mạnh. Quản lý về mặt vĩ mô của ngành còn nhiều bất cập dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt, kết quả là các giá Tour giảm mạnh giảm đến 50%.
+ Về mặt chủ quan: trung tâm không ổn định về mặt nhân sự đặc biệt là người lãnh đạo trung tâm thay đổi, kinh nghiệm và nguồn khách mất dần. Trong năm 1999 trung tâm phải đặt nhiệm vụ ổn định nội bộ lên ngang với nhiệm vụ kinh doanh làm cho quỹ thời gian dành cho kinh doanh giảm đáng kể. Cán bộ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm thực tế, chưa thực sự chủ động trong công việc chung, chưa có một quy trình làm việc chặt chẽ, giải quyết công việc còn tuỳ tiện theo cảm tính, chỉ đạo của cấp trên đôi khi còn thiếu thống nhất.
- Thuận lợi:
Trung tâm được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo công ty, lãnh đạo của Tổng công ty và của ban lãnh đạo.
Dựa sự hợp tác tận tình của các phòng ban, khối trong công ty và của các tổ chức cấp trên.
Dựa các đối tác cộng tác hết sức chặt chẽ.
Cán bộ công nhân có trình độ học vấn cao nên nhận thức công việc nhanh.
III-/ ĐẶC ĐIỂM KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN ĐÃ TIÊU DÙNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.
Từ khi kinh doanh lữ hành đến nay công ty đã liên kết với các công ty như công ty JTC, MDDON của Nhật Bản.
Doanh thu từ các nguồn khách này là khá lớn. Đặc biệt là doanh thu từ nguồn khách du lịch Nhật là rất đáng kể, góp phần tăng doanh thu cho trung tâm.
Theo số liệu thống kê về số lượng khách Nhật Bản trong 2 năm 1998 và 1999 mà trung tâm đón được là 464 người vào năm 1998 đến năm 1999 giảm xuống còn 248 khách. Tuy lượng khác Nhật chiếm thị phần không cao chỉ có 15,1% vào năm 1999 nhưng doanh thu lại cao từ nguồn khách này, thể hiện 1999 trung tâm thu được 550 triệu VNĐ, số khách Nhật vào công ty chiếm 0,23% tổng số khách đến Việt Nam. Chi tiêu trung bình cho một khách một ngày đi là 160$. Qua số liệu này ta thấy lượng khách Nhật đến công ty giảm xuống một nửa so với năm 1998 và chỉ có 0,25% tổng sổ khách đến Việt Nam quá là nhỏ bé.
Khách du lịch Nhật đến Việt Nam là khách đi bằng hộ chiếu và hoạt động du lịch của họ chủ yếu là diễn ra ở miền Nam thông qua các chương trình Tour ở miền Nam.
So với năm 1997 thì lượng khách du lịch Nhật đến công ty đã tăng lên. Nếu như năm 1997, lượng khách Nhật đến công ty là 218 người, doanh thu đạt 479.950 triệu đồng, thì năm 1999 đã tăng lên hơn so với năm 1997 cả về số khách lẫn doanh thu.
Như vậy có thể nói thị trường khách du lịch Nhật là một thị trường đầy hứa hẹn. Dấu mốc mở cửa thị trường khách du lịch Nhật của công ty là khi Mỹ mở cửa quan hệ bình thường hoá với Việt Nam năm 1995. Năm 1996 số lượng khách Nhật của công ty chiếm tỉ trọng 0,21% tổng số khách du lịch Nhật đến Việt Nam, còn năm 1997 chiếm 0,15% tổng số khách Nhật đến Việt Nam. Khách Nhật đến công ty đã tăng 110% của năm 1999 so với năm 1997.
Qua nghiên cứu đặc điểm của thị trường khách du lịch Nhật của công ty Du lịch - dịch vụ Tây Hồ đã tiêu dùng sản phẩm của công ty trong những năm qua ta thấy một số đặc điểm nổi bật sau:
- Về độ tuổi của khách du lịch Nhật: thị trường khách du lịch Nhật tập trung chủ yếu ở độ tuổi 40-60 và tương đối thường xuyên của công ty chiếm 45% tổng số khách Nhật đến công ty tiếp đến là độ tuổi trên 60 chiếm 20% và 35% thuộc các độ tuổi khác.
- Về giới tính: đa số khách du lịch Nhật của công ty là nam giới và chiếm tỉ lệ 60% còn nữ giới có tỉ lệ ít hơn chiếm 40%. Tỉ lệ này chưa phản ánh đúng xu hướng chung của giới nữ đang gia tăng việc đi du lịch nước ngoài của thị trường khách du lịch Nhật Bản.
- Xét theo nghề nghiệp của khách Nhật: ta nhận thấy rằng người Nhật đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau, nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới mục đích chuyến đi của họ. Theo nghiên cứu sơ bộ của công ty khách Nhật trong những năm qua là giới doanh nhân chiếm 35% tổng số khách đến công ty và 65% là công chức Nhà nước và người về hưu và làm nội trợ cho nên mục đích của chuyến đi của doanh nhân là tìm kiếm cơ hội đầu tư vào nước ta, kết hợp với việc tham quan giải trí còn đối với công chức và người nghỉ hưu chỉ là những người đi du lịch với mục đích tham quan nghỉ dưỡng. Ngoài ra còn có một số khách đi hưởng tuần trăng mật.
* Chi tiêu trung bình của một người khách Nhật tại công ty khoảng 160USD cho một ngày. Chi tiêu của họ chưa phải là nhiều so với tài khoản của họ, vì thực ra công ty chưa có các dịch vụ bổ sung, vui chơi giải trí hấp dẫn được họ, chưa có biện pháp hữu hiệu để kích thích sự tiêu dùng của họ. Tuy vậy chi tiêu của khách Nhật là cao so với khách du lịch các nước khác như Trung Quốc, Anh, Pháp,... Cơ cấu chi tiêu của họ có thể phân chia như sau: chi cho dịch vụ lưu trú 70,4$ chiếm tỉ trọng 44%, chi tiêu cho ăn uống là 33,6$ chiếm tỉ trọng là 21%; chi tiêu cho dịch vụ vận chuyển là 15% tương ứng với 24$; chi tiêu cho dịch vụ vui chơi giải trí là 20,8$ chiếm tỉ trọng là 13% chi tiêu cho mục đích mua sắm là 11,2$, chiếm tỉ trọng 7%. Nhận thấy một điều nhu cầu ăn uống của khách du lịch Nhật là khá cao chỉ đứng sau dịch vụ lưu trú mà thôi. Tiếp đến là dịch vụ vận chuyển, ta biết rằng, người Nhật thích trong một chuyến đi có thể đến được nhiều điểm du lịch do đó mà họ chú trọng đến dịch vụ vận chuyển. Sau đó đến dịch vụ vui chơi giải trí và cuối cùng là mục đích mua sắm khác như quà lưu niệm. Do công ty chưa có được những khu vui chơi giải trí thu hút được khách Nhật, chưa có nhiều mặt hàng quà lưu niệm mang đặc trưng nghệ thuật thẩm mỹ mang tính truyền thống đáp ứng nhu cầu mua quà lưu niệm của họ.
* Thời điểm chuyến đi và thời gian lưu lại của khách Nhật.
Chúng ta thấy rằng thời điểm chuyến đi khách Nhật biến động trong năm. Khách đến tập trung vào tháng 2 sau đó giảm dần qua các tháng 3,4,5,6,7 sau đó lại tăng lên vào tháng 8,9 và tiếp tục giảm cho tới tháng 1 lại tăng.
Thời gian đi Tour trung bình của khách Nhật không dài và có xu hướng giảm xuống còn 2-3 ngày. Tuy vậy công ty vẫn thiết kế những Tour 6-7 ngày để đáp ứng mọi nhu cầu. Có một số chương trình Tour của công ty được đánh giá cao. Trước hết phải kể đến Tour 2-3 ngày của trung tâm. Chương trình sẽ diễn ra như sau:
Ngày 1: Đón khách tại sân bay Tân Sơn Nhất và đưa khách về khách sạn ăn tối tại L/RESTAURANT (STD).
Ngày 2: Ăn sáng tại khách sạn.
Buổi sáng thăm địa đạo Củ Chi.
Ăn trưa tại L/RESTAURANT (STD).
Buổi chiều tham quan thành phố và một số bảo tàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Ăn tối tại L/RESTAURANT (STD).
Ngày 3: Ăn sáng tại khách sạn.
Buổi sáng khách tự do đi lại, không ăn trưa (ăn tự do).
Buổi chiều: tham quan thành phố, không ăn tối (ăn tự do).
Chuyển khách ra sân bay Tân Sơn Nhất thực hiện chuyến bay Việt Nam - Nhật Bản.
Bên cạnh đó trung tâm cũng có thiết kê chương trình trọn gói suốt tuyến từ Nam ra Bắc. Chương trình này kéo dài từ 6-7 ngày. Chương trình như sau:
Ngày 1: Đón khách tại sân bay Tân Sơn Nhất. Đưa khách về khách sạn NEW WORLD. Ăn tối ở nhà hàng.
Ngày 2: Ăn sáng tại khách sạn, đi thăm địa đạo Củ Chi, ăn trưa ở RESTAURAN. Chiều đi tham quan thành phố và dinh Thống Nhất, bảo tàng tội ác, chợ Lớn. Ăn tối ở nhà hàng đặc sản.
Ngày 3: Ăn sáng ở khách sạn, tiếp tục tham quan thành phố. Buổi chưa ăn ở nhà hàng. Chiều là thời gian tự do.
Ngày 4: Ăn sáng tại khách sạn sau đó đi Huế bằng máy bay và thăm một số di tích lịch sử văn hoá ở cố đô Huế. Buổi trưa ăn ở nhà hàng. Buổi chiều tiếp tục tham quan, buổi tối ăn ở khách sạn và sau đó đi thuyền trên sông Hương, nghe hát Cung Đình.
Ngày 5: Ăn sáng ở khách sạn sau đó bay từ Huế ra Hà Nội, ăn trưa ở Hà Nội ở nhà hàng đặc sản. Sau đó đi tham quan Hạ Long. Nghỉ lại ở khách sạn, ăn tối ở khách sạn. Sang hôm sau đi thăm Vịnh.
Ngày 6: Ăn sáng ở khách sạn, sau đó thăm Vịnh. Buổi trưa ở trên tàu, chiều quay trở lại Hà Nội. Ăn tối ở nhà hàng sau đó xem múa rối. Đưa khách về TAY HO HOTEL.
Ngày 7: Ăn sáng tại khách sạn Tây Hồ - thăm lăng Bác, bảo tàng, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, chợ Đồng Xuân. Để khách nghỉ ngơi tự do. Tiễn khách ra sân bay để vào TP. HCM. Ăn tối tại khách sạn có đặc tiệc chất lượng cao. Tiễn khách ra sân bay Tân Sơn Nhất để về Nhật.
Với những Tour như thế này du khách Nhật đánh giá cao những dịch vụ của trung tâm giúp họ hiểu được phần nào phong tục tập quán của Việt Nam. Chất lượng phục vụ luôn đòi hỏi rất cao do đó phục vụ khách Nhật được vừa lòng là phải hoàn thiện kỹ năng phục vụ và cơ sở vật chất phục vụ.
IV-/ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH LÀ NGƯỜI NHẬT CỦA CÔNG TY.
Trong vấn đề hoạt động kinh doanh du lịch, thị trường khách là vấn đề quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thường xuyên. Do đó vấn đề thị trường nhất là thị trường Nhật luôn là điều cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên, kịp thời, cụ thể. Cho nên việc đưa ra các biện pháp thu hút khách khả dĩ có hiệu quả là việc cần làm ngay mà bất kỳ công ty kinh doanh du lịch cũng đều lựa chọn. Muốn đưa ra được biện pháp hữu hiệu thì trước hết công ty cần phải nghiên cứu thị trường khách Nhật một cách tỉ mỷ chính xác về họ để đề ra một chiến lược Marketing thích hợp cho công ty.
Với việc áp dụng chiến lược Marketing phân biệt đã dẫn tới hình thành một chính sách Marketing hỗn hợp tương ứng. Thể hiện ở bốn chính sách cụ thể sau:
+ Chính sách sản phẩm:
Tuỳ vào thị trường mục tiêu cụ thể mà công ty đưa ra các sản phẩm du lịch phù hợp. Thiết kế các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần cho các loại khác. Thường bao gồm 1 hay 1 số dịch vụ như dịch vụ vận chuyển trên các loại xe sang trọng, có tiện nghi hiện đại từ 4 chỗ ngồi đến 12 chỗ ngồi, các dịch vụ đặt mua vé máy bay theo yêu cầu của khách, dịch vụ ăn ngủ ở khách sạn, ngoài ra còn làm các dịch vụ hộ chiếu visa với chất lượng và giá cả đảm bảo.
Trong các sản phẩm trọn gói này, công ty lo đầy đủ các dịch vụ cho khách từ đầu tới cuối của chương trình theo đúng lịch trình mà hai bên thoả thuận. Đưa đón khách, mua vé tham quan tới các điểm du lịch, chuẩn bị ăn ngủ chu đáo cho khách, đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn cho khách trong chương trình du lịch mà khách du lịch mua dưới sự điều hành của hướng dẫn viên. Quan trọng nhất là các mảng trong chương trình du lịch phải nêu lên những nét đặc trưng, đặc sắc của sản phẩm. Tổ chức chương trình du lịch một cách có khoa học, đảm bảo cho khách thấy thuận tiện, thoải mái, có cảm giác hưởng thụ được nhiều.
Sản phẩm của trung tâm thường được khai thác các tài nguyên du lịch chủ yếu ở miền Nam. Những Tour tham quan Sài Gòn, địa đạo Củ Chi, Tây Ninh, Mỹ Tho. Tour này thường kéo dài 2-3 ngày.
Các Tour dài thường kéo dài 6-7 ngày. Đây thường là các Tour xuyên Việt như: TP. HCM - Đà Nẵng - Huế - Hà Nội - Hạ Long.
Trong khâu xây dựng chương trình du lịch cần chú ý xen kẽ các chương trình ngắn ngày và dài ngày để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, tăng khả năng đáp ứng, tăng độ linh hoạt và đa dạng sản phẩm của công ty.
Trong các chương trình du lịch cần phải chú ý đến chất lượng của từng loại dịch vụ phục vụ khách du lịch, đảm bảo cho khách du lịch được sử dụng các dịch vụ đúng với túi tiền của họ.
Qua sự tiêu dùng của khách sản phẩm của công ty được đánh giá chất lượng như thế nào, nếu là sản phẩm có chất lượng tốt thì sẽ duy trì được khách hàng và có cơ hội mở rộng thị trường. Như vậy chất lượng tốt là yếu tố thu hút khách.
+ Chính sách quảng bá sản phẩm.
Chính sách này luôn được xem là chính sách có tính quyết định trong sự thành công của công ty về việc thu hút khách Nhật. Thông qua các sản phẩm có nội dung phong phú, giới thiệu về sản phẩm của mình trên thị trường khách Nhật. Công ty mong muốn làm sao người Nhật biến đến các sản phẩm của công ty. Trước hết để thu hút và lôi kéo khách Nhật cần phải làm cho họ hiểu biết nhiều về sản phẩm của công ty. Thông qua các phương tiện thông tin quảng cáo. Qua việc phát hành các tập gấp và Catalogue để giới thiệu về các Tour du lịch tới Việt Nam bằng tiếng Nhật. Đưa ra các thông tin khá cụ thể cho một Tour du lịch nhằm kích thích nhu cầu của họ. Các phần chính của tập gấp cần được chọn lọc, nhấn mạnh đến các yếu tố hấp dẫn, tiện lợi của Tour du lịch, để hình thành một hình ảnh tích cực trong con người Nhật Bản. Qua các mối quan hệ với công chúng nhằm củng cố, cải thiện về hình ảnh của sản phẩm và công ty. Điều này thích hợp với các hoạt động diễn ra ở hội chợ du lịch giới thiệu sản phẩm để giới thiệu sản phẩm của công ty ở Nhật và các hội nghị hội thảo về cơ hội thu hút khách Nhật. Tận dụng cơ hội này công ty giới thiệu về mình và sản phẩm đồng thời trao đổi thông tin với khách, trả lời các câu hỏi của khách về công ty và về sản phẩm của công ty.
+ Chính sách giá:
Trên thị trường khách Nhật, công ty luôn áp dụng giá phải chăng để duy trì và thu hút khách du lịch Nhật. Bên cạnh đó công ty cũng linh hoạt trong việc xác định giá cả của sản phẩm cho từng thời gian cụ thể của chuyến đi ở trong hay ngoài thời vụ, số lượng khách trong đoàn. Công ty dựa vào đó để xác định giá và phải đạt yêu cầu bù đắp chi phí cho công ty bỏ ra và cộng thêm phần lãi. Công ty đã có sự chuẩn bị giá chung cho chương trình trọn gói và giá riêng cho từng dịch vụ đơn lẻ. Tuy vậy vẫn giữ giá ở mức các chương trình trọn gói rẻ hơn dịch vụ đơn lẻ đảm bảo ở mức cạnh tranh thu hút khách. Công ty thực hiện giá cả ưu đãi cho khách Nhật đi đông và đi dài ngày; khách quen của công ty đã sử dụng nhiều lần dịch vụ của công ty. Trong giai đoạn hi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nhật Bản của công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ.docx