Đề tài Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam

 MỤC LỤC

 Trang

A/ Đặt vấn đề 2

B/ Giải quyết vấn đề 3

 Chương I: Vai trò của sản xuất và xuất khẩu gạo 3

 I/ Vai trò của sản xuất và xuất khẩu gạo đối với 3

 2/ Xuất khẩu lúa gạo thế giới 5

 II/ Tiêu thụ và xuất khẩu gạo ở Việt Nam 15

 III/ Một số đánh giá về tình hình tiêu thụ và xuất khẩu gạo 17

 Chương III: Phương hướng và giải pháp tăng khả năng thụ 22

 I/ Phương hướng và mục tiêu cho xuất khẩu gạo 22

 II/ Những giải pháp chủ yếu cho tiêu thụ và xuất khẩu gạo 25

C/ Kết thúc vấn đề 31

Tài liệu tham khảo 33

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang A/ Đặt vấn đề 2 B/ Giải quyết vấn đề 3 Chương I: Vai trò của sản xuất và xuất khẩu gạo 3 I/ Vai trò của sản xuất và xuất khẩu gạo đối với 3 2/ Xuất khẩu lúa gạo thế giới 5 II/ Tiêu thụ và xuất khẩu gạo ở Việt Nam 15 III/ Một số đánh giá về tình hình tiêu thụ và xuất khẩu gạo 17 Chương III: Phương hướng và giải pháp tăng khả năng thụ 22 I/ Phương hướng và mục tiêu cho xuất khẩu gạo 22 II/ Những giải pháp chủ yếu cho tiêu thụ và xuất khẩu gạo 25 C/ Kết thúc vấn đề 31 Tài liệu tham khảo 33 A- đặt vấn đề Xu thế toàn cầu hóa thương mại đang là những đặc điểm cơ bản của phát triển trên thế giới hiện nay. Đối với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập khối ASEAN, AFTA, hiệp định thương mại Việt- Mĩ và những bước tiếp theo WTO, tuy có nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới nhằm trao đổi hàng hóa- dịch vụ, kỹ thuật và thông tin…đã tạo cơ sở động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để phù hợp với xu thế toàn cầu hoá Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế. Đặc biệt là có những chính sách mới để phát triển nông nghiệp nông thôn. Sau hơn mười năm thực hiện chính sách đổi mới, trong nông nghiệp đã có những kết quả khá tốt, đặc biệt trong sản xuất cũng như xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước thiếu lương thực, nay đã trở thành một nước không chỉ đảm bảo đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có khối lượng xuất khẩu ngày một tăng, là nước đứng thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo, sản lượng gạo của Việt Nam hàng năm tăng, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh các sản phẩm ở từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng lên đều đặn, thị trường được mở rộng liên tục. Hiện nay, lúa gạo của Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Việc xuất khẩu gạo góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo được 13 năm nhưng hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam còn thấp, chênh lệch về giá xuất khẩu gạo của Việt Nam và thế giới còn lớn. Khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới chủ yếu dựa vào giá thấp, thị trường không ổn định. Hệ thống thu gom xuất khẩu còn yếu kém, đơn lẻ nên chưa phù hợp và đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Vì vậy để việc sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu gạo đạt hiệu quả thì cần có giải pháp với những chính sách đồng bộ, cần sự phối hợp điều hành của các bộ, ngành có liên quan để tìm ra lối thoát thực sự của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Từ thực tế trên mà em đã chọn đề tài: “Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam”. Đề tài này gồm ba chương: B - NộI DUNG CHƯƠNG I: VAI TRò CủA SảN XUấT Và XUấT KHẩU GạO. Thực trang xuất khẩu gạo ở nước ta. I/ Vai trò của sản xuất và xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế quốc dân 1-Vai trò của hoạt động xuất khẩu * Đối với nền kinh tế quốc dân: Xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự tăng và phát triển kinh tế quốc gia. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế đều chỉ ra rằng để tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi nước, mỗi quốc gia đều phải có 4 điều kiện: Nguồn nhân lực, tài nguyên vốn và kỹ thuật công nghệ. Trong giai đoạn hiện nay hầu hết các nước đang phát triển đều thiếu vốn và công nghệ nhưng lao động thì rất dồi dào. Với sự mất cân đối về nguồn lực đầu vào làm thế nào để các quốc gia có thể tăng trưởng và phát triển được? Để giải quyết được vấn đề này họ buộc phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước chưa thoả mãn được. Để nhập được những yếu tố đó thì phải có nguồn ngoại tệ mà nguồn ngoại tệ này chủ yếu thu được từ các hoạt động xuất khẩu, xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu. Từ đó ta có thể đánh giá vai trò của xuất khẩu ở các khía cạnh: Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với hoạt động sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ nhất: Chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu thụ nội địa, trong từng trường hợp nền kinh tế và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng. Nếu chỉ thụ động vào sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển. Thứ hai: Coi thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất. Quan điểm này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu và thúc đẩy sản xuất phát triển, cụ thể như sau: + Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có liên quan phát triển theo. + Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia, ngoại thương có thể cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với một lượng lớn hơn nhiều lần khả năng xuất khấu của quốc gia đó. + Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn và thu hút công nghệ kỹ thuật mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực sản xuất mới. + Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. + Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân. + Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển đa dạng và phong phú của nhân dân. + Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, tín dụng quốc tế …phát triển theo. * Đối với doanh nghiệp: Ngày nay, với xu thế vươn ra thị trường thế giới là một xu thế chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào cạnh tranh trên thị trường thế giới về chất lượng và giá cả. Tuy nhiên, để có thể đứng vững doanh nghiệp luôn phải đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. 2-Vai trò của xuất khẩu lúa gạo. Gạo là sản phẩm tối cần thiết của con người, vì vậy nhu cầu về gạo là thường xuyên liên tục và không thể thiếu được. Sản xuất lúa gạo là một nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước trên thế giới do sự phân bố không đều về đất đai và thời tiết khí hậu cho nên có những nước có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc sản xuất lúa gạo nhưng cũng có những nước điều kiện tự nhiên không cho phép sản xuất lúa gạo hoặc nếu có thì năng suất và chất lượng rất kém. Mặt khác, do trình độ phát triển kinh tế không đều, những nước có lợi thế về mặt tự nhiên cho sản xuất lúa gạo lại đa phần là những nước có nền công nghiệp kém phát triển, những nước này lại rất cần ngoại tệ để nhập khẩu vật tư máy móc để CNH - HĐH đất nước. Để có ngoại tệ, con đường duy nhất là xuất khẩu mà lúa gạo- một trong những sản phẩm chính của nước này. Chính vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo có vai trò rất quan trọng đối với các nước xuất khẩu nói chung và Việt Nam nói riêng, điều đó thể hiện ở các mặt sau: Xuất khẩu gạo là giải pháp quan trọng tạo nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Những nước có nền sản xuất lúa nước từ lâu đời đa phần là nông nghiệp và công nghiệp rất kém phát triển, muốn đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế phải đẩy mạnh CNH-HĐH nền kinh tế. Muốn thực hiện được nó thì phải có vốn, thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất tiên tiến. Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển muốn có thiết bị máy móc-công nghệ tiên tiến cần phải có ngoại tệ, xuất khẩu nông sản là một trong các giải pháp tạo nguồn ngoại tệ mạnh ở nhiều nước đặc biệt là xuất khẩu gạo.ở Việt Nam vai trò của xuất khẩu gạo lại càng được khẳng định bởi lẽ chỉ “ trong vòng 13 năm (1989-2002) Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 3 triệu tấn gạo,với kim ngạch đạt trên 6670 triệu USD”, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng đã góp phần không nhỏ vào việc thu ngoại tệ cho đất nước nhằm đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH đất nước. Xuất khẩu gạo không những góp phần cải thiện cán cân thương mại mà còn là điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng ngoại. Như vậy xuất khẩu đã tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển theo, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước. . II. Một số đánh giá về tình hình tiêu thụ và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong thời gian qua. Ưu điểm: Không thể phủ nhận rằng xuất khẩu gạo là một trong số không nhiều lĩnh vực hoạt động mà chúng ta đã đạt được những thành công trong 13 năm qua. Chúng ta đã tiêu thụ hết lúa hàng hoá của nông dân, những năm gần đây do có quy định về mức giá sàn trong thu mua và nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân cho nên sản lượng gạo tăng. Cùng với việc tăng sản lượng gạo, sản lượng gạo xuất khẩu cũng tăng đều hàng năm, chính vì thế mà Việt Nam dược xem như là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Do có sự đầu tư, cải tiến công nghệ chế biến và củng cố phát triển cơ sở hạ tầng nên chất lượng gạo xuất khẩu đã được cải thiện nhiều. Quan hệ bạn hàng lại được xúc tiến mở rộng cho đến nay chúng ta đã có được một số khách hàng tốt và thị trường tương đối ổn định. Thêm vào đó, khoảng cách giá xuất khẩu của ta và thế giới có chiều hướng thu hẹp. Các doanh nghiệp của ta đã từng bước trưởng thành trong thương trường nhất là trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường. Phương thức kinh doanh ngày càng phong phú đa dạng hơn. Các hình thức bán hàng thông qua dự thầu, chuyển khẩu đã được áp dụng. Các chính sách của Nhà nước ở một chừng mực nào đó đã có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu. Cụ thể là: Năm 1989 nước ta chính thức tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới với số lượng xuất khẩu 1,42 triệu tấn, thu về 290 triệu USD, giá bình quân 204 USD/tấn. Tuy sản lượng gạo xuất khẩu chưa nhiều, giá còn thấp, chất lượng gạo chưa phù hợp với thị trường thế giới, nhưng đối với nước ta, kết quả đó đánh dấu sự sang trang của sản xuất lúa gạo từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với xuất khẩu. Đó cũng là thành tựu rõ nét của nông nghiệp sau 1 năm thực hiện nghị quyết 10 của Bộ chính trị Đảng CSVN (khoáVI) về đổi mới công tác quản lý trong nông nghiệp và thừa nhận vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông thôn.Theo tinh thần của nghị quyết 10 của Bộ chính trị và các chính sách kinh tế- tài chính của Đảng và Nhà nước, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng ở nước ta đã phát triển ổn định và tăng trưởng nhanh. Xét trên góc độ hiện nay rõ ràng xuất khẩu gạo là một lợi thế của nước ta và lợi thế này nếu biết khai thác hợp lý sẽ tồn tại lâu dài và là một hướng làm giàu cho đất nước ít có sản phẩm nào sánh kịp. Khó khăn: Trong xuất khẩu gạo Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và yếu kém. Thứ nhất: Sau hơn 13 năm xuất khẩu gạo và hiện nay trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới nhưng Việt Nam vẫn chưa có quy hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể về sản xuất lúa gạo xuất khẩu. Một số vùng và địa phương đã hình thành quy hoạch và kế hoạch cụ thể về sản xuất lúa gạo, nhưng vẫn mang tính tự phát, cục bộ kể cả vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Thứ hai: Mạng lưới thu mua, vận chuyển, chế biến lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu vẫn phụ thuộc quá lớn vào tư thương, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp lương thực Nhà nước. Tình trạng ép cấp, ép giá đối với người sản xuất vẫn diễn ra và rõ nét nhất là năm 1999-2000. Thứ ba: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến, bảo quản xuất khẩu còn yếu kém lại phân bố không đồng đều. Hệ thống nhà máy xay xát, đánh bóng những năm gần đây tuy được trang bị thêm thiết bị hiện đại nhưng số lượng còn ít, chủ yếu được bố trí ở các thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho trong khi đó những vùng và địa phương có nhiều lúa hàng hoá xuất khẩu như An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng lại không có nhà máy chế biến và đánh bóng gạo xuất khẩu hiện đạ. Đầu mối xuất khẩu gạo tập trung quá lớn vào cảng thành phố Hồ Chí Minh, trong lúc đó nguồn gạo là ở ĐBSCL do đó làm tăng chi phí trung gian khác. Thứ tư: Việc phân phối lợi nhuận xuất khẩu gạo giữa người nông dân trồng lúa với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo chưa hợp lý, trong đó phần thiệt thòi vẫn thuộc về nông dân và Nhà nước. Do có khó khăn trong xuất khẩu gạo nên trong các năm qua xuất khẩu gạo của Việt Nam còn một số tồn tại sau đây: Tình trạng phối hợp yếu kém giữa các doanh nghiệp vẫn chưa được khắc phục. Hiện tượng tranh bán trên thị trường quốc tế vẫn xảy ra, nhiều doanh nghiệp cùng tranh giành chào bán cho một khách hàng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu của ta vẫn chưa thiết lập được các chân hàng ổn định để cung cấp hàng hoá một cách liên tục và chủ động. Chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp của ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội hấp dẫn do không đủ hàng hoặc khách hàng không tin tưởng. Chúng ta vẫn chưa thiết lập được hệ thống phân phối ổn định với mạng lưới khách hàng tin cậy. Cho đến nay phương thức xuất khẩu qua trung gian vẫn còn chiếm tỉ trọng khá lớn. Chất lượng gạo của chúng ta đến nay đã có nhiều cải thiện nhưng bạn hàng quốc tế vẫn chưa chấp nhận nhiều , nên giá bán gạo cùng loại thường rẻ hơn so với Thái Lan và Mĩ. Mặt khác ta vẫn chưa mở và thâm nhập vào thị trường hấp dẫn như Nhật Bản , EU, Hàn Quốc. Hệ thống thu thập thông tin của ta vẫn còn yếu kém ,chưa cập nhật và chưa đầy đủ . Do đó ,chúng ta thường rơi vào thế bị động cho nên các chính sách , chiến lược chưa kịp thời, xác đáng. Quan điểm thúc đẩy xuất khẩu gạo của ta chưa ta phù hợp với quy luật kinh tế. Cho đến nay chúng ta vẫn xuất khẩu cái mà chúng ta có chứ chưa xuất khẩu được cái mà thị trường cần. CHƯƠNG II PHƯƠNG HƯớNG Và GIảI PHáP TĂNG KHả NĂNG TIÊU THụ Và XUấT KHẩU GạO I.Phương hướng và mục tiêu cho xuất khẩu gạo những năm tới. 1.Cần định rõ chiến lược thị trường cho gạo xuất khẩu. - Tài liệu trình bày tại hội thảo gạo Việt Nam có mặt tại 82 nước trên thế giới. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam vẫn thấp đặc biệt là chất lượng. Theo vụ chính sách (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn), Thái Lan xuất khẩu gạo có phẩm cấp cao, thường chiếm tới 60-62%, trong khi Việt Nam mới đạt 35-40% . Hơn thế, các chi phí tại cảng, chi phí vận chuyển đều cao hơn Thái Lan. Vì vậy giá gạo xuất khẩu tương ứng của Việt Nam luôn thấp hơn gạo Thái Lan khoảng 35-80% USD/tấn. Nhiều chuyên gia còn cho rằng sản xuất lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam còn thiếu qui hoạch, chưa đa dạng hoá các chủng loại gạo hàng hoá. Hệ thống chế biến, bảo quản phục vụ xuất khẩu còn nhiều yếu kém lại phân bố không hợp lí từ đó làm tăng chi phí vận chuyển và các chi phí trung gian. Quan trọng hơn Việt Nam vẫn chưa có được chiến lược về thị trường và chiến lược sản phẩm rõ ràng và chủ động, chưa thiết lập được hệ thống thị trường, bạn hàng lớn ổn định, vẫn còn tình trạng bán qua trung gian, tranh mua tranh bán ở thị trường nước ngoài; công tác điều hành xuất khẩu còn nhiều lúng túng, không kịp thời, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu về nguồn hàng và kí kết hợp đồng. Ngoài ra việc phân phối hạn ngạch xuất khẩu cũng phát sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam xuất khẩu, theo ý kiến của các chuyên gia, trước mắt cần khắc phục ngay một số điểm yếu: tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng gạo thông qua tăng cường nghiên cứu và sản xuất giống lúa chất lượng cao; cải thiện cơ bản công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch; xây dựng hệ thống giám sát thông tin sản xuất và thị trường, tiếp tục duy trì các chính sách xuất khẩu như: bãi bỏ đầu mối và hạn ngạch, nghiên cứu nâng mức chi hoa hồng môi giới và mức thưởng kim ngạch xuất nhập khẩu. Về lâu dài nên tập trung xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa xuất khẩu với 1,3 triệu ha có lợi thế so sánh cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành tạo gia một khối lượng hàng hoá ổn định và có khả năng cạnh tranh cao vùng chuyên canh sẽ được hưởng chính sách ưu tiên về giống, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị máy móc cho sản xuất, chế biến và các chính sách ưu đãikhác về vốn, tín dụng. Riêng về chính sách giá nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý điều hành giá đối với vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và giá lúa gạo trên thị trường theo hướng phù hợp hơn với giá thị trường khu vực và thị trường thế giới phải có chiến lược thị trường dài hạn, làm tốt công tác khảo sát và tiếp thị. Có cơ chế ràng buộc doanh nghiệp xuất khẩu hợp đồng bán vật tư, mua lúa cho nông dân ngay từ trước vụ thu hoạch, sớm thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu gạo. II. Những giải pháp chủ yếu cho tiêu thụ và xuất khẩu gạo ở Việt Nam. 1.Giải pháp cho sản phẩm. Nguyên nhân có tính bao trùm cản trở khả năng và hiêu quả sản xuất lúa gạo là do chất lượng sản phẩm còn thấp. Khối lượng không ổn định, chất lượng không đồng đều, phân tán, nhỏ bé, chủng loại không phong phú và giá còn cao. Cần xác định và quy hoạch đầu tư đồng bộ các vùng sinh thái sản xuất tập trung nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Vùng lúa gạo chất lượng cao khoảng 1 triệu ha ở đồng bằng sông Cửu Long, 300 ngàn ha ở đồng bằng sông Hồng sẽ tạo ra 70% gạo xuất khẩu có chất lượng cao. Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo có phẩm cấp cao cần có chính sách thu hút vốn đầu tư, chính sách ưu tiên sát thực để khuyến khích nông dân tham gia phát triển kinh tế vùng. Phát triển nông sản hàng hoá theo vùng sinh thái có ý nghĩa đặc biệt nâng cao phẩm cấp, chất lượng sản phẩm. Xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó xây dựng, tu bổ, cải tạo các công trình thuỷ lợi, bê tông hoá hệ thống kênh mương, đảm bảo chủ động nước tưới cho 90% diện tích lúa, đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch phơi sấy, xay sát, đánh bóng, kho tàng bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch xuống dưới 10% vào năm 2010. Tăng cường đầu tư cho công tác bảo quản và chế biến, thay thế thiết bị xay sát lúa gạo để nâng cao tỷ lệ thu hồi từ 61-63% hiện nay lên 67-68%; đầu tư xây dựng các dây chuyền chế biến sản phẩm đa dạng lương thực, xây dựng kho bảo quản lương thực phục vụ dự trữ xuất khẩu ở hai vùng lúa hàng hoá lớn: ĐBSCL & ĐBSH & ở các cảng Sài Gòn; Cần Thơ; Hải Phòng… 2.Giải pháp về thị trường. Hoàn thiện hệ thống thông tin về tình hình mặt hàng gạo: Việc tiêu thụ hàng nông sản của ta lâu nay chủ yếu mang tính tự phát. Dân và thậm chí một số cán bộ chỉ đạo thực tiễn của ta ảnh hưởng tư duy trọng cung hơn trọng cầu, nghĩa là cứ sản xuất những mặt hàng ta có năng lực và có truyền thống, chưa chú ý sản xuất mặt hàng theo nhu cầu của thị trường. Theo tin từ trung tâm thông tin và chuyển giao tiến bộ sinh học, thì hầu hết sản phẩm được sản xuất ra chưa thực sự phù hợp với giống cây trồng truyền thống là chủ yếu. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã và đang hình thành các kênh thông tin để các chủ trang trại và các doanh nghiệp tiếp cận thị trường như: Tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân nước ngoài vào Việt Nam đặt hàng; Tổ chức các hội chợ hàng nông sản, hội thảo về thị trường hàng nông sản dần dần tổ chức thành thị trường hàng hoá mua bán kỳ hạn như ở các nước. Chính những hoạt động đó, cùng với tổ chức khuyến nông mà người sản xuất tự tìm kiếm thông tin chỉ dẫn cần sản xuất cái gì, chất lượng ra sao và số lượng bao nhiêu, chứ bản thân các cơ quan Nhà nước không thể “cấm” hay “bắt” nông dân phải trồng loại nào? bao nhiêu? ở đâu? Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước về xuất khẩu gạo như hiện nay và các năm tới. Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu hiệu về thị trường ngoài nước. Từ 1999, Chính phủ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo là giải pháp tích cực nhưng chưa đủ, để tăng sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay còn phải có nhiều giải pháp đồng bộ hơn, một mặt tăng năng xuất và chất lượng sản xuất trong nước để giảm chi phí, mặt khác mở rộng và ổn định thị trường theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, đảm bảo uy tín với khách hàng, tăng cường tiếp thị, đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường…Điều kiện quan trọng để đảm bảo tính khả thi của giải pháp trên đây là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lí của Nhà nước trong mọi lĩnh vực sản xuất – chế biến – xuất khẩu gạo từ trung ương đến địa phương và cơ sở. Chỉ có như vậy mới đảm bảo được chủ trương xuất khẩu gạo phải gắn với đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi hoàn cảnh, né tránh có hiệu quả diễn biến bất lợi của thời tiết cũng như sự biến động thất thường của thị trường lúa gạo thế giới hiện nay, nhất là xu hướng giảm giá từ 1999-2000 do cung lớn hơn cầu và sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu gạo. 3.Về cơ chế điều hành giá mua lúa gạo. Đây là vấn đề quan trọng góp phần quyết định đến tiến độ tiêu thụ hàng hoá và đảm bảo lợi ích kinh tế cho người nông dân, do vậy được Chính phủ hết sức quan tâm, chỉ đạo thường xuyên và sâu sát. Thực tế những năm vừa qua, nhất là hai năm gần đây cho thấy, việc Nhà nước công bố giá sàn thu mua ngay từ đầu vụ đã thực sụ làm cho người nông dân yên tâm trù liệu về thời lượng bán lúa gạo ra thị trường một cách có lợi, tránh được tình trạng bán ra ồ ạt sau vụ thu hoạch với giá thấp; đồng thời giá sàn là đối trọng để nông dân tính toán đấu tranh với tình trạng ép cấp ép giá. Các cơ quan chức năng đã nhẩm tính được rằng do có những diều kiện đi kèm trong điều hành không những đã đảm bảo cho giá lúa không thấp hơn giá sàn mà còn cao hơn giá sàn tạo ra khoảng chênh lệch làm lợi cho người nông dân, chính sách này có tác động kích cầu theo định hướng các giải pháp của Chính phủ. Về cơ chế điều hành xuất khẩu gạo, đây là vấn đề quan trọng, nhất là trong những năm gần đây thời tiết diễn biến phức tạp, sản xuất lương thực gặp nhiều khó khăn, thị trường xuất khẩu không ổn định thì vấn đề điều hành xuất khẩu gạo được Chính phủ hết sức quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ và sâu sát. Nhờ vậy, công tác điều hành xuất khẩu đã có những cải tiến linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường trong nước và thế giới, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, nhà xuất khẩu và ổn định thị trường trong nước theo từng vụ, từng khu vực và trên phạm vi cả nước. Rút kinh nghệm, từ 1997 đến nay hạn ngạch xuất khẩu gạo được Chính phủ quyết định ngay từ đầu năm và phân bổ một lần từ 80-90% cho các địa phương và các doanh nghiệp đầu mối để các doanh nghiệp có điều kiện chủ động tìm thị trường, chủ động đàm phán với khách hàng xuất khẩu vào thời điểm thuận lợi. Đến quý III hàng năm tuỳ thuộc vào tình hình thực tế sản xuất và nhu cầu thị trường, các Bộ ngành chức năng tính toán trình thủ tướng Chính phủ quyết định bổ xung hạn ngạch xuất khẩu gạo cho phù hợp.. c-kết luận chung Thực trạng xuất khẩu gạo của nước ta có nhiều vấn đề cầngiải quyết .Trước hết nước ta cần có chính sách mặt hàng nông sản phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường thế giới. Theo đó Việt Nam cần đầu tư lớn cho nghiên cứu lai tạo giống mới, sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, hương vị đặc biệt. Đồng thời cần đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, hấp dẫn được khách hàng. Nhờ đó để tạo ra sự gia tốc lớn về giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam do xuất khẩu được với giá cao, thâm nhập vào thị trường các nước có khả năng thanh toán lớn. Với sự cải cách mạnh mẽ của chính phủ và doanh nghiệp về môi trường xuất khẩu thuỷ sản đặc biệt là xuất khẩu lúa gạo, trong thời gian không xa nữa sản phẩm lúa gạo của nước ta sẽ có mặt trên toàn thế giới và có thế cạnh tranh vớ các nước . Với sự hiểu biết còn hạn chế về thị trường xuất khẩu lúa gạo. Tài liệu tham khảo 1. Thông tin kinh tế tháng 2/2001. 2. Nghiên cứu kinh tế số 284-Tháng 1/2002. 3.Tạp chí thương mại số 12-năm 2000. 4.Tạp chí tài chính-giá cả, số 1-2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28281.doc
Tài liệu liên quan