Đề tài Các giải pháp để giảm tai nạn giao thông ở Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

Phần I: Giới thiệu đề tàI 1

Phần II: Nội dung 3

I. Tổng quan về giao thông đô thị 3

1. Vai trò, đặc điểm, chức năng giao thông đô thị 3

1.1. Vai trò của giao thông đô thị 3

1.2. Đặc điểm hiện trạng giao thông ở các thành phố lớn của Việt Nam. 4

1.3. Chức năng của giao thông đô thị. 6

2. Khái niệm, hậu quả và tác hại của tai nạn giao thông đường bộ. 6

2.1. Khái niệm tai nạn giao thông đường bộ. 6

2.2. Những dấu hiệu đặc trưng của tai nạn giao thông. 7

2.3. Hậu quả tác hại của tai nạn giao thông. 9

3. Phân loại tai nạn giao thông và ý nghĩa của việc phân loại. 10

3.1. Phân loại tai nạn giao thông. 10

3.2. Ý nghĩa của việc phân loại. 12

II. Một số cơ sở lý luận về tai nạn giao thông trên quan điểm kinh tế 12

1. Mô hình xác định lượng tai nạn tối ưu. 12

2. Lượng tai nạn tối ưu. 15

3. Số lượng tội phạm hợp lý: 16

4. Ý nghĩa của mô hình 16

III. Thực trạng tai nạn giao thông ở Hà nội. 16

1. Tình hình tai nạn giao thông ở nước ta. 16

2. Thực trạng tai nạn giao thông ở Hà Nội. 21

2.1. Mạng lưới giao thông ở Thủ đô. 21

2.2. Số vụ tai nạn xảy ra và tổn thất do tai nạn giao thông trên địa bàn Hà Nội. 24

3. Nguyên nhân gây tai nan giao thông ở Thủ đô. 26

IV. Các giải pháp để giảm tai nạn giao thông ở Hà Nội. 34

A. Biện pháp làm giảm tai nạn giao thông đối với cả nớc nói chung và TP Hà Nội nói riêng. 34

 Biện pháp kinh tế: 34

 Biện pháp xã hội: 35

B. Các biện pháp cụ thể đối với hà nội. 38

 Biện pháp kinh tế. 38

 Biện pháp xã hội: 39

V. Định hớng phát triển giao thông ở hà nội đến năm 2020. 40

1. Các chỉ cần đạt tới và khống chế: 40

2. Các định hớng phát triển. 41

2.1. Về đường bộ. 41

2.2. Về đường sắt. 41

2.3. Về hàng không. 42

2.4. Về đường sông. 42

Phần III: Kết luận 43

Tài liệu tham khảo 44

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp để giảm tai nạn giao thông ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia TƯ Lê thế Tiệm, Trưởng ban an toàn giao thông các tỉnh, thành phố, đại diện các ban ngành TƯ…các tham luận của văn phòng Chính Phủ, Tổng cục cảnh sát, Bộ văn hóa thông tin, Bệnh viện chợ Rẫy, Bệnh viện Việt Đức,TP Hà Nội,TPHCM… đều nhận định tai nạn giao thông ở nước ta đã trở thành vấn đề xã hội bức xúc, gây hậu quả rất nghiêm trọng, giải quyết vấn đề này đòi hỏi cả nước phải tiếp tục tập trung quyết tâm chính trị và nguồn lực to lớn hơn nữa cho kế hoạch mang chiến lược và đồng bộ. Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh Sát giao thông thì 15 năm qua(1990-2004) cả nước đã xẩy ra 265265 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 102409 người và bị thương 290341 người. Cụ thể các năm như sau: Bảng 1:Số vụ tai nạn giao thông ở nước ta giai đoạn 1990-2004 Năm Số vụ xảy ra tai nạn Số người chết Số người bị thương Số vụ Tăng so với năm trước(%) Số người chết Tăng so với năm trước(%) Số người bị thương Tăng so với năm trước(%) 1990 6.110 2.268 4.956 1991 7.382 +20,8 2.602 +14,72 7.114 +43,54 1992 9.470 +28,28 3.077 +18,25 10.048 +41,24 1993 11.582 +22,3 4.140 +34,54 11.854 +17,97 1994 13.760 +18,8 5.897 +42,43 14.174 +19,57 1995 15.999 +16,2 5.728 -2,87 17.167 +21,11 1996 19.638 +22,74 5.932 +3,56 21.718 +26,44 1997 19.998 +1,83 6.152 +3,7 22.071 +1,62 1998 20.753 +3,77 6.394 +3,93 22.989 +4,15 1999 20.733 -0,1 6.690 +4,62 23.911 +4,01 2000 22.486 +8,46 7.599 +13,71 25.400 +6,23 2001 25.040 +11,35 10.477 +39,6 29.188 +14,9 2002 27.993 +11,8 13186 +25,9 30.899 +5,9 2003 10.530 -34,10 5.697 +12,5 11.076 -24,4 2004 9.111 -13,5 6.093 +7 8.588 -22,5 Tổng 265.265 102.409 290.341 Qua bảng trên ta thấy, từ năm 1991 đến năm 2004 tai nan giao thông nhìn chung luôn gia tăng, số vụ năm sau cao hơn năm trước.Nếu so sánh năm 1991 vơi năm 1996 thì số vụ tăng 2.68 lần (19.638/7.328 vụ), số người chết tăng 2.62 lần (5.932/3.268), số vụ bị thương tăng 3,05 lần (21.798/7.114); trong khi đó phương tiện ô tô tăng 2.39 lần, mô tô 3,53 lần. Bình quân 5 năm (1990-1994) mỗi ngày tai nạn giao thông làm chết 13 người, nhưng 6 tháng đầu năm 1995 tai nạn tiếp tục tăng, bình quân một ngày chết 17 người. Từ năm 1995 đến 1999, thực hiện Nghị định số36/CP thời gian đầu tai nạn giao thông đã được kiềm chế cả về số vụ, số người chết, số người bị thương, nhưng bình quân mức độ gia tăng tai nạn giao thông của năm sau cao hơn năm trước là 10, 47% về số vụ, 5,55%số người chết va 16,60% số người bị thương. Nhiều vụ tai nạn xảy ra đã gây hậu quả nghiên trọng và đặc biệt nghiêm trọng, điển hình là tai nạn xảy ra do trình độ tay nghề lái xe yếu, xử lý kém và chủ quan, thiếu quan sát… Đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2004 mặc dù số vụ tai nạn đã giảm nhiều so với các năm trước nhưng số người chết lại gia tăng (tăng so với năm 2003 là 396 người, so năm1995 là 365 người) Ngoài ra, trong những tháng đầu năm 2004 thì đối với đường thủy nội địa đã xảy ra 171 vụ tai nạn giao thông làm chết 79 người, làm thương 110 người so với cùng kỳ năm 2003 giảm 67 vụ (giảm 28,2%), giảm 43 người chết(giảm 35,2%), giảm 19 người bị thương (giảm 14%). Hàng hải đã xảy ra 33 vụ tai nạn giao thông làm chết 4 người, bị thương 3 người so với cùng kỳ năm 2003 giảm 14 vụ (giảm 29,8%), tăng 3 người bị chết (tăng 30%), số bị thương tăng 3 người. Tai nạn giao thông trong quân đội 5 tháng đầu năm 2004 giảm đáng kể, so với cùng kỳ năm 2003 tai nạn ô tô giảm 22 vụ (giảm 38%), chỉ tiêu bình quân Km an toàn / 1 vụ tai nạn là 2.840.000Km/ vụ (chỉ tiêu đặt ra là:1.900.000Km/vụ). Và đã xảy ra 173 vụ tai nạn mô tô làm chết 112 người, bị thương nặng 89 người, bị thương nhẹ 75 người, so với cùng kỳ năm 2003 giảm 7,5%. Một số ví dụ dưới đây cho ta thấy nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn giao thông ở nước ta: Vụ tai nạn đâm vao xe đang đỗ bên đường xảy ra hồi 1 giờ ngày 13 tháng 1 năm 1999, xe ôtô khách chạy từ Móng Cái đến Km 10+900 quốc lộ 183 (thuộc xã Quốc Tuấn, Nam Sách, Hải Dương) do xe chạy tốc độ cao, không chú ý quan sát nên xe đâm vào phía thùng sau xe ô tô tải của quân đội chở than biển số AB- 2989 do Nguyễn Hữu Tốt điều khiển (xe bị nổ lốp đang đỗ bên đường cùng chiều với xe khách), xe bị mất lái lao sang bên trái đường lật đổ xuống tali đường, bốc cháy. Hậu quả làm 11 người bị chết cháy, 10 người bị thương trong đó có hai người bị thương nặng, xe ô tô và nhiều hàng hóa tài sản của hành khách bị cháy hoàn toàn. Tai nạn do trình độ tay nghề lái xe yếu, thiếu quan sát, xử lý kém khi xuống dốc, vào cua hoặc tránh xe ngược chiều, như vụ tai nạn xảy ra hồi 13 giờ 30 phút ngày 4 tháng 01 năm 1998 tại Km 9 tỉnh lộ 433 Đà Bắc đi thị xã Hòa Bình, xe ô tô khách biển kiểm soát KC – 5366 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình do Hoàng Văn Quang chở người đi đón dâu, khi đang đi xuống dốc Cha, Xử lý kém nên đã lao xuống vực sâu 47 km. Hậu quả làm 4 người chết, 24 người bị thương(trong đó 2 người bị thương nặng), xe ô tô bị hỏng nặng. Vụ tai nạn xảy ra 8 giờ 30 phút ngày 14 tháng 2 năm 2000 tại Rú Nguộc quốc lộ 46 huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An. Xe ô tô khách biển kiểm soát 37H- 19636 do Nghuyễn Sĩ Đường điều khiển, do tránh xe ngược chiều, xử lý kém đã lao xuống sông làm chết 17 người, 10 người bị thương. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra tai nạn còn do thiết bị phương tiện không đảm bảo an toàn. Thiếu kiểm tra bảo dưỡng nên xe bị gẫy trục, nổ lốp, mất phanh như: Vụ tai nạn xảy ra ngày 19/12/1997. Xe ô tô khách biển kiểm soát 78K-0101 của hợp tác xã vận tải Tuy Hòa, Phú Yên đến km 26+500 quốc lộ 25 bị gẫy trục bánh trước làm xe lật lao xuống vực sâu 17 m. Hậu quả làm chết 5 người, 6 người bị thương. Hoặc vụ tai nạn xảy ra vào hồi 15 giờ ngày 6 tháng 9 năm 2000, xe ô tô khách biển soát 47 V- 1239 do Nguyễn Văn Đào điều khiển đến km 908+400 quốc lộ 1A(đèo Hải Vân, thành phố Đà Nẵng) xe bị mất phanh lao xuống vực sâu làm 37 người trên xe bị thương nặng. Gần đây là vụ xảy tại thị xã Tân An (Long An) ngày 12/2/2004 do chiếc xe tang chở thi hài mang biển số BKS:54L-2494, khi xe đang đi vào đường vàng bất ngờ gãy trục láp dọc (nối hộp trục số với cầu bánh xe), đồng thời hệ thống chuyển hướng rời ra, xe mất thăng bằng, tự lật đổ, làm chết 2 người, bị thương 9 người cùng ngồi trên xe với quan tài. Chiếc xe này do Mỹ chế tạo từ năm 1962 đưa vào Việt Nam sử đã 42 năm nên quá niên hạn sử dụng, cũ nát, lại qua nhiều lần sửa chữa, thay thế phụ tùng tùy tiện, cẩu thả, bất chấp quy định lưu hành, quy định. Như vậy, tai nạn giao thông đường bộ chiếm 96,2% số vụ, về số người bị chết 96,3%, số người bị thương là 98,5%. Sáu tháng đầu năm tai nạn giao thông đường sắt, đường thủy nội địa so với cùng kỳ năm 2003 giảm 3 mặt (số vụ, số người bị chết, số người bị thương), tai nạn giao thông đường bộ giảm được số vụ, số người bị thương nhưng tăng số người bị chết. Trong điều kiện đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông vận tải gặp nhiều khó khăn, phương tiện giao thông vẫn tiếp tục tăng đáng kể, nhưng các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng để kiềm chế tai nạn giao thông, tiếp tục thực hiện Nghị Quyết 13/2002/NQ-CP của chính phủ, chỉ thị 12/2004/CT-TTG của Thủ Tướng Chính Phủ. Do đó số vụ, số người bị thương, số người bị chết vì tai nạn giao thông trên 10.000 phương tiện cơ giới đường bộ đã giảm so với cùng kỳ năm 2003. song đáng tiếc là số tuyệt đối về người bị chết vì tai nạn giao thông vẫn còn gia tăng. Vì vậy, mục tiêu quan trọng hàng đầu của 6 tháng cuối năm 2004 là bằng mọi biện pháp để giảm được tiêu chí này so với năm 2003, và có những biện pháp tích cực để hướng cho mọi người dân trong cả nước cùng tham gia các chương trình bảo vệ an toàn giao thông nhằm hạn chế tai nạn giao thông xảy ra. Trong đó, trước mắt cần tập trung đấu tranh mạnh đối với những lỗi chính gây ra tai nạn giao thông. 2. Thực trạng tai nạn giao thông ở Hà Nội. 2.1. Mạng lưới giao thông ở Thủ đô. Trải qua các giai đoạn lịch sử, hệ thống giao thông đô thị của Thủ đô Hà Nội luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng cho thắng lợi của từng thời kỳ,đồng thời hệ thống đô thị cũng luôn được xây dựng và phát triển. Với vị trí là một Thủ Đô, Hà Nội có đầu mối giao thông quan trọng. Nơi đây hội tụ các loại hình giao thông chính như các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, sân bay quốc tế… Trong nhiều năm qua, với nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hệ thống giao thông đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước và của Hà Nội, Nhà nước và Thành phố đã đầu tư nhiều tiền của, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm thúc đẩy mạng lưới giao thông khu vực Hà Nội phát triển mạnh mẽ. Có thể đánh giá một cách nghiêm túc là, giao thông của thủ đô đã có những chuyển biến đáng khích lệ, bộ mặt giao thông đã có khởi sắc, các tuyến đường mới xây dựng và cải tạo đã bảo đảm các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật. Nhiều khu vực trong nội thành đã được tổ chức giao thông khá hoàn chỉnh góp phần giảm ách tắc giao thông, trước mắt là đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đô thị hóa.Và điều này được thể hiện cụ thể là: Đường phố nội thành Hà Nội trước đây phần lớn là hẹp (88% chỉ có bề ngang từ 7- 11m), thì nay đã và đang xuất hiện những đường phố mới được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị cấp cao có đủ hệ thống báo hiệu, đèn chiếu sáng, thoát nước, cây xanh như: Liễu Giai, Trần Khát Chân, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt, Trần Duy Hưng… Mới đây nhất, là trục đường đặc biệt từ Quốc lộ 32(tại Mai Dịch) qua trung tâm khu liên hợp thể thao Quốc Gia nối với đường Láng Hòa Lạc được xếp vào loai tốt nhất, đẹp và hiện đại nhất Thủ Đô, kịp phục vụ SeaGame22. Hà Nội cũng đã kết hợp làm mới với nâng cấp một loạt đường phố như Đại Cổ Việt, Thái Hà, Láng Hạ, Chùa Bộc, Đồng Tâm, Nguyễn văn cừ, Bắc Thăng Long- Nội Bài,Láng- Hòa Lạc vv… Cả bốn phía ngoại thành Hà Nội đều xuất hiện các trục đường ô tô cấp cao do Trung ương đầu tư: Phía Bắc có Quốc lộ 1 Bắc(mới) với cầu Phủ Đổng bắc qua sông Đuống;phía Tây có Quốc lộ 32 đã và đang được mở rộng nâng cấp; phía Nam tiếp theo đường Giải Phóng có đường cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ; phía đông có quốc lộ 5 đã được nâng cấp từ mấy năm trước. Hệ thống đường trong các khu dân cư, khu tập thể cũng từng bước được nân cấp, cải thiện. Các cửa ô cũng được đồng loạt mở rộng, đi đôi với việc chỉnh trang và nâng cao năng lực giao thông cho những tuyến đường quan trọng như: Lê Duẩn, Giải Phóng, Tôm Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, Nguyễn Trãi, Phạm văn Đồng, Trần Quang Khải, Minh Khai… Từ việc cải tạo, xây dựng bờ đê sông Hồng đoạn qua Hà Nội, hành lang đường đô thị từ Liên Mạc đến Thanh Trì cũng đã được cải tạo, kết hợp tạo vườn hoa, bồn cây góp phần cải thiện môi trường và cảnh quan thành phố. Đáp ứng nhu cầu thông suốt, an toàn của hệ thống đường đô thị, Hà Nội đã bước đầu “ lập thể hóa” một số điểm giao cắt đồng mức bằng các công trình có chất lượng cao như: nút giao thông Nam Chương Dương, cầu vượt Ngã Tư Vọng, cầu vượt Mai Dịch và sắp tới là nút giao cắt lập thể Ngã Tư Sở. Trong tương lai gần, Hà Nội sẽ có những cầu vượt cho người đi bộ tại: cổng trường Đại học quốc gia(chạy ngang qua đường Xuân Thủy), cổng trường Đại học khoa học tự nhiên và Bách Hóa Thanh Xuất (qua đường Nguyễn trãi), cổng trường Đại học Luật (qua đường Nguyễn Chí Thanh), cổng bệnh viện Bạch Mai và bến xe Giáp Bát(qua đường Giải Phóng), cổng trường THCS Tô Hoàng(qua đường Đại Cổ Việt), cổng trường Phan Chu Trinh (qua đường Nguyễn Thái Học), khu vực Đại sứ quán Thụy Điển(qua đường Kim Mã), cổng trường THCS Cát Linh và ga Hà Nội(qua đường Lê Duẩn)… Dự án tăng cường năng lực giao thông đô thị Hà Nội có tổng mức đầu tư 24,78 triệu đô la Mỹ gồm các hạng mục:cải tạo, tổ chức giao thông, hạ tầng giao thông 4 hành lang: đường Lê Duẩn, Tây Sơn, Bạch Mai, Trần Quang Khải và một số tuyến phố trong hai khu phố cổ và khu phố có kiến trúc kiểu pháp với tổng chiểu dài 42 km đã được thi công, đang bước vào giai đoạn cuối, tạo cho các trục giao thông chính của Thủ đô một diện mạo mới phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập cùng các nước ASEM trong thời gian tới. Hà Nội, bây giờ đã có 34 tuyến xe buýt tiêu chuẩn. Từ đầu tháng 10/2003 có thêm 104 xe mới được đưa vào hoạt động, tăng thêm 920 lượt xe/ ngày. Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà nội liên tục chương trình nâng cao chất lượng phục vụ khách đi xe buýt, phục vụ liên tục từ 5 giờ đến 21 giờ với tần suất chạy xe 15phút/ chuyến, đảm bảo đúng tuyến,đón trả khách đúng điểm dừng, phục vụ văn minh, lịch sự, lái xe an toàn… Trên các trục đường dọc ngang Hà Nội bây giờ màu sơn vàng- đỏ của xe cơ buýt đã trở nên thân thuộc đối với mọi người bởi đội ngũ cán bộ công nhân xe buýt đã và đang làm đúng như lời hứa với hành khách và lấy đó làm tiêu chí đánh giá phẩm chất con người. Mạng lưới giao thông vận tải của Hà Nội bây giờ lại đang đón nhận những tin mới: Dự án thí điểm xe điện với chiều dài toàn tuyến khoảng 15km sẽ được đầu tư 2960 tỷ đồng bằng ngân sách của Nhà nước(30-40%) và vốn ODA của Chính phủ Pháp(60-70%); cầu Nhật Tân sẽ được bắc từ ngã ba giữa đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân – Bưởi với đường đe hữu ngạn Sông Hồng. Chiều dài cầu và đường dẫn là 5.800m,trong đó phần cầu chính là 3.800m, dự kiến sẽ triển khai xây dựng từ quý IV/2004 đến năm 2007 theo phương thức BOT trong nước (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) với tổng mức đầu tư 2300 tỷ đồng. Cầu Nhật Tân sẽ là một trong 5 cây cầu bắc qua sông Hồng được xây dựng mới kết hợp với Quốc lộ 5 kéo dài và đường vành đai 2 tạo tuyến liên thông từ phía nam Hà Nội lên phía Bắc sông Hồng. Có thể nói, mặc dù hệ thống giao thông của Thủ đô đã đạt nhiều mặt và đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu của một đô thị phát triển. Tuy nhiên so với một đô thị hiện đại thì hệ thông giao thông còn rất thiếu, rât khiêm tốn, quỹ đất giành cho giao thông thấp chỉ chiếm8%, trong khi một đô thị hiện đại đòi hỏi từ 25-30% quỹ đất, vùng bao phủ mạng lưới đường không đồng đều, mạng lưới không hoàn chỉnh, còn thiếu nhiều đường nối giữa các trục chính quan trọng. Mặt nút cắt ngang đường còn hẹp, các nút giao thông đều là nút giao bằng. Chưa có sự phối hợp tốt giữa các nhà quản lý và xây dựng các công trình giao thông và đô thị. Việc đường vừa làm xong lại đào lại còn khá phổ biến gây tốn kém, cản trở giao thông và ảnh hưởng tới chất lượng sử dụng. Vì thế, để Thủ đô của chúng ta ngày càng một khang trang hơn, hiên đại hơn đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và phát triển đô thị, chắc chắn giao thông phải được đầu tư trước một bước gắn liền giao thông đầu mối, giao thông đối ngoại và Hà Nội sẽ là nơi hội tụ của các loại hình giao thông hiện đại. 2.2. Số vụ tai nạn xảy ra và tổn thất do tai nạn giao thông trên địa bàn Hà Nội. Theo số liệu thống kê tai nạn giao thông, trên địa bàn Hà Nội, tình hình an tai nạn giao thông những năm qua cũng ở mức báo động cụ thể là: Bảng 2: Tình hình tai nạn giao thông ở Hà Nội giai đoạn 1990-2002 Năm Số vụ tai nạn So với năm trước(%) Số người chết So với năm trước (%) Số người bị thương So với năm trước(%) Tổn thất do tai nạn (Tỷđồng) 1990 663 247 547 14,9175 1991 617 -6,94 260 +5,26 512 -6,4 13,8825 1992 678 +9,87 279 +7,3 634 +23,83 15,255 1993 672 -0,88 247 -11,47 567 -10,57 15,12 1994 856 +28,7 297 +20,24 447 -21,16 14,76 1995 2.094 +144,63 325 +9,43 114 +372,93 57,585 1996 3.517 +67,96 353 +8,6 3.727 +76,3 96,7175 1997 2.917 -17,1 284 -19,55 3.201 -14,11 80,2175 1998 2.496 -14,43 283 -0,3 2.976 -7,03 68,64 1999 2.494 -0,08 291 +2,83 2.856 -4,03 76,067 2000 2.444 -2 385 -32,3 2.670 -6,513 74,542 2001 2.187 -10,52 476 +23,64 2.238 -16,18 67,7035 2002 1.873 -14,36 532 +11,76 1.759 -22,403 62,7455 Tổng 23.508 4.259 19.845 3.585,289 Qua bảng 2, ta thấy, số vụ tai nạn ngày càng gia tăng qua các năm nhất là trong năm 1995số vụ tai nạn xảy ra là 2.094 vụ tăng gấp ba lần so với năm 1994(tăng 1138 vụ). Năm 1996 có 3517 vụ tăng 1423 vụ so với năm 1995. Và trong những năm tiếp theo số vụ có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Mặc dù, số vụ tai nạn giảm dần nhưng tỷ lệ người chết ngày càng tăng cao. Đây là vấn đề lo ngại cho bản thân người tham gia giao thông và chính quyền thành phố, đòi hỏi bản thân mỗi người khi tham gia giao thông cần có ý thức hơn. Theo phân tích thì trong năm 2002 với số vụ tai nạn là 1873 thì nguyên nhân tai nạn do xe máy gây ra chiếm 66,36%, ô tô là 30,22%. Cụ thể là: Bảng 3: Nguyên nhân tai nạn giao thông đường bộ ở Hà Nội năm 2002 Nguyên nhân Tai nạn giao thông Số vụ tai nạn Tỷ lệ(%) Ô tô 566 30,22 Xe máy 1.243 66,36 Xe thô sơ 7 0,37 Người đi bộ 16 0,85 Nguyên nhân khác 41 2,19 Tổng cộng 1.873 100 Trong 499 trường hợp tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Hà Nội được phân tích có 61,92% xảy ra trên các quốc lộ; 26,85% xảy ra trên các tuyến phố đô thị. Vị trí xảy ra tai nạn được nêu trong bảng 4. Bảng 4: Vị trí xảy ra tai nạn Loại đường Tai nạn giao thông Số vụ tai nạn Tỷ lệ (%) Quốc lộ 309 61,92 Tỉnh lộ 16 3,21 Tuyến phố đô thị 134 26,85 Loại khác 40 8,02 Tổng cộng 499 100 Nguyên nhân gây tai nạn giao thông trong 499 tai nạn nghiêm trọng được nêu trong bảng 5, trong đó nguyên nhân do người tham gia giao thông thiếu quan sát chiếm 45,69%. Bảng 5: Nguyên nhân gây ra tai nạn Nguyên nhân Tai nạn giao thông Số vụ tai nạn Tỷ lệ(%) Chạy quá tốc độ 14 2,18 Đi ngược chiều 106 21,24 Vượt ẩu 30 6,01 Rẽ không theo tín hiệu 25 5,01 Thiếu quan sát 228 45,69 Đi bộ ngang qua đường 15 3,01 Nguyên nhân khác 81 16,23 Tổng số 499 100 Qua các số liệu ở trên cho ta thấy vấn đề tai nạn giao thông đang trở nên nghiêm trọng, các cấp chính quyền cần có các biện pháp cụ thể hơn nữa để Thủ đô nói riêngvà cả nước nói chung ngày càng bền vững hơn. 3. Nguyên nhân gây tai nan giao thông ở Thủ đô. Những năm qua, các cấp chính quyền thành phố Hà Nội đã có nhiều biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị như: Từ việc ban hành các pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị của Nhà nước, Chính phủ, Bộ, liên ngành đến các biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, xử lý, cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Nhưng hiện nay tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ vẫn còn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông có xu hướng ngày càng gia tăng. Và từ thực tế 6 năm qua thực hiên Nghị định 36/ CP của Chính phủ, cho thấy những nguyên nhân chủ yếu gây mất trật tự an toàn giao thông đường bộ, và làm gia tăng tai nạn giao thông như sau: (1) Do người tham gia giao thông chưa chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông hiện hành và tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông diễn ra nghiêm trọng. Việc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ và lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở các đô thị, là nguyên nhân gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. Hiện nay, tình trạng xây dựng, buôn bán kinh doanh, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, vi phạm hành lang an toàn giao thông diễn ra nghiêm trọng, chưa được giải quyết triệt để. Một số tuyến đường được nâng cấp hoặc làm mới khi đưa vào khai thác, hành lang bảo vệ an toàn giao thông đã biến thành vỉa hè của người dân, rất khó giải quyết. Nhiều người tham gia giao thông không chấp hành đúng các quy định của pháp luật về an toàn giao thông còn phổ biến, thường xuyên hàng ngày, hàng giờ ở tất cả các tuyến đường. Những người điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới, thô sơ, người đi bộ, người bán hàng rong vi phạm lòng đường, viả hè, không chấp hành luật lệ giao thông là khá phổ biến như: Chạy quá tốc độ, vượt sai quy định, thiếu chú ý quan sát, chở quá tải, qua số người quy định và uống bia rượu say vẫn điều khiển phương tiện... Số liệu phân tích nhiều năm qua cho thấy: hơn 80% số vụ tai nạn giao thông là do ý thức chủ quan của con người. Điều này phần nào cũng phản ánh được việc kém hiểu biết về luật lệ an toàn giao thông, ý thức chấp hành luật lệ chưa cao, chưa tự giác của người tham gia giao thông. Hơn nữa, mọi người chưa có thói quen tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác trong quá trình tham gia giao thông, chưa có thói quen sử dụng các phương tiện thiết bị an toàn như: thắt lưng an toàn trên ô tô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, không sử dụng kính chiếu hậu trên mô tô xe máy... Vấn đề này rất có ý nghĩa trong việc phòng ngừa và hạn chế tai nạn giao thông xảy ra và có tác dụng tốt hạn chế thương tích, nhất là chấn thương sọ lão. (2) Do tốc độ quá nhanh của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, nhiều phương tiện không đảm bảo chất lượng. Cùng với sự phát triển kinh tế của Thủ đô, là sự phát triển nhanh chóng của phương tiện giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu của Thủ đô và xã hội. Do đó, trên địa bàn Hà Nội tình trạng quá tải về xe cơ giới (xe mô tô, xe máy chiếm 90%) đã gây ách tắc giao thông làm xảy ra nhiều vụ tai nạn đáng kể. Đáng chú ý, là việc phân bổ không đồng đều phương tiện giao thông trên pham vi cả nước, tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Nội và TPHCM. Ơ Hà Nội chiếm 15% số lượng phương tiện giao thông cơ giới của cả nước, nhưng một số lượng lớn phương tiện đang lưu hành là phương tiện cũ nát, không đảm bảo an toàn kỹ thuật, một số lớn là xe cũ nhập khẩu... Có thể nói, đây là nguyên nhân gây nên tình trạng tai nạn giao thông nghiêm trọng, đòi hỏi các cấp chính quyền cần phải có những biện pháp khẩn cấp để kiểm tra chất lượng phương tiện, nhằm đảm bảo an toàn cho xã hội và bản thân người tham gia giao thông. (3) Cơ sở hạ tầng giao thông ở Thủ đô chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông, các điều kiện phòng ngừa chưa cao. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng ở Thủ đô đã có nhiều chuyển biến đáng kể, nhiều mạng lưới giao thông đã được hình thành và phân bố khá hợp lý so với địa hình, nhiều tuyến đường đã đạt được tiêu chuẩn của một đô thị hiện phát triển cao. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều tuyến đường chưa hoàn chỉnh ảnh hưởng đến việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông hiện nay. Một số cầu, cống, tuyến đường xây dựng trước đây không còn phù hợp với điều kiện tự nhiên- xã hội bây giờ, nên trong mùa mưa lũ nhiều đoạn đường bị ngập úng và sụt lở gây cản trở giao thông. Tình trạng phương tiện giao thông trơn trượt xảy ra nhiều do sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng nên nhiều vụ tai nạn đã xảy ra. Tiếp nữa, các phương tiện thiết bị phòng hộ, vạch chỉ đường, gương phản chiếu, đèn tín hiệu... còn thiếu nhiều và không đảm bảo kỹ thuật. Về giao thông tĩnh (bến đỗ, điểm dừng, gara...) ở các đô thị, đặc biệt là thành phố Hà nội vẫn là vấn đề bức xúc trong kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Quỹ đất dành cho giao thông tĩnh quá thấp. Đây là một trong những yếu tố tạo nên sự ùn tắc, tai nạn giao thông và lấn chiếm đường xe chạy. Trong xây dựng đô thị, nhà cao tầng, khách sạn, nhà hàng bắt buộc phải dành cho giao thông tĩnh một tỷ lệ thoả đáng, song trong những khu vực phố cổ, đô thị cũ điều này không thể thực hiện được. Ơ Hà Nội, quỹ đất dành cho giao thông phải từ 20-25%(trong đó có giao thông tĩnh), nhưng thực tế hiện nay chỉ đạt được khoảng 6,1%. Hà Nội có 243 khách sạn lớn thì chỉ có 6 khách sạn có bố chỗ đỗ xe, ngoài ra còn 135 chợ không bố trí được chỗ đỗ xe phải sử dụng hè phố để xe máy, xe đạp. Ngay như sân vận động Hà Nội được nâng cấp sửa chữa với 3,5 vạn chỗ ngồi, nhưng việc thiết kế xây dựng nơi đậu đỗ, tập kết xe hầu như không có. Đây là khó khăn rất lớn đang tồn tại trong quy hoạch tổng thể, nó tác động lớn đến giao thông, gây tình trạng ách tắc và tai nạn ở nhiều nơi trong thành phố. Vì vậy, trong quy hoạch tổng thể cần có sự tổ chức phát triển giao thông hợp lý nhằm giảm ùn tắc giao thông. Do môi trường tự nhiên -xã hội. Môi trường tự nhiên- xã hội là tập hợp các hiện tượng ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông như: mưa bão, lũ lụt, sương mù, nắng gió, điều kiện tự nhiên khí hậu, ánh sáng… tác động đến người tham gia giao thông. Những năm gần đây do lợi ích cá nhân, trước mắt con người đã tàn phá thiên nhiên như thải khói, các chất độc hại …khiến môi trường bị suy thoái nhanh chóng, gây nên thời tiết khắc nghiệt dẫn đến sự phá hỏng đường xá, cầu cống, các công trình giao thông đường bộ và các phương tiện giao thông, ảnh hưởng trực tiếp đến người tham gia giao thông. Tinh trạng sương mù, nắng gió cũng ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn của người tham gia giao thông và góp phần làm gia tăng tai nạn xảy ra. Bên cạnh đó, tập quán lạc hậu, phi công nghiệp của bộ phận lớn cư dân hai bên đường đã bất chấp an toàn giao thông, sử dụng vỉa hè, lòng đường cho mục đích phi giao thông như: buôn bán, xây dựng nhà cửa, tập kết vật liệu… Cùng đó tâm lý bán mặt đường của nhiều người do nhà mặt tiền, đường trục chính có giá trị lớn nên họ có bám mặt đường, không làm ăn buôn bán được thì cũng được Nhà nước đền bù khi cải tạo, nâng cấp đường. Tệ nạn xã hội cũng gây phức tạp cho trật tự an toàn giao thông. Góp phần tăng tai nạn giao thông. Tình trạng điều khiển xe cơ giới sau khi say rượu, bia đã trở thành phổ biến ở tầng lớp thanh niên và trung niên. Nhiều người lái xe gây tai nạn giao thông trong tình trạng say bia rượu, hoặc sử dụng chất kích thích như: tiêm chích, sử dụng ma túy. Tệ nạn đua xe máy trái phép, lạng lách, đánh võng, đổi nhau trên đường vẫn xảy ra nghiên trọng ở Hà Nộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35631.doc
Tài liệu liên quan