Mục Lục
Lời Mở Đầu 2
Chương I : Vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế quốc dân 4
I. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong hệ thống kế hoạch hoá 4
1. Một số vấn đề về kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội. 4
2. Các nguyên tắc của kế hoạch hoá. 5
- Để đảm bảo cho hoạt động kế hoạch hoá đạt hiệu quả cao và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác kế hoạch hoá cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc của kế hoạch hoá. 5
3. Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 8
3.1. Theo thời gian thực hiện kế hoạch. 8
3.2. Theo lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. 8
3.3. Theo nguồn vốn cho từng chương trình phát triển cụ thể. 8
3.4. Theo đối tượng kế hoạch. 9
4. Nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 9
4.1. Tổng quát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 9
4.2. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cụ thể theo từng giai đoạn. 10
5. Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế quốc dân. 11
5.1. Các chỉ tiêu chính 11
5.2. Các chỉ tiêu bổ sung. 11
II. Sự cần thiết của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 12
1. Sự cần thiết của kế hoạch trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 12
2. Ý nghĩa của kế hoạch trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 13
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 14
1. Các nhân tố khách quan : 14
2. Các nhân tố chủ quan : 15
Chương II: Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Phù Cừ giai đoạn 2001- 2005 và năm 2006 16
I. Tổng quan về huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên. 16
1. Quá trình hình thành và phát triển của huyện Phù Cừ - tỉnh Hưng Yên. 16
1.1. Đặc điểm về lịch sử phát triển Huyện Phù Cừ. 16
1.2. Vị trí địa lý kinh tế và đặc điểm tự nhiên 16
1.3. Di tích lịch sử và di sản văn hoá : 20
2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Phù Cừ - tỉnh Hưng Yên. 22
Cơ cấu tổ chức các phòng chuyên môn của UBND huyện Phù Cừ - tỉnh Hưng Yên : 22
II. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2005 và năm 2006. 24
1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huyện Phù Cừ trong giai đoạn 2001- 2005 và năm 2006. 24
1.1. Những thành tựu của quá trình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2001-2005 và năm 2006 của Huyện Phù Cừ: 24
1.2.Những yếu kém còn tồn tại trong quá trình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2001- 2005 và năm 2006 của Huyện Phù Cừ 36
1.3. Nguyên nhân của thành tựu và yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch giai đoạn 2001-2005 và năm 2006. 42
Chương III: Các giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006- 2010 của 44
huyện Phù Cừ - tỉnh Hưng Yên 44
I. Những thuận lợi và khó khăn, thách thức của huyện Phù Cừ trong bước phát triển mới. 44
1.1. Những yếu tố thuận lợi của huyện Phù Cừ trong việc phát triển kinh tế xã hội : 44
1.2. Những khó khăn thách thức đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phù Cừ : 45
II. Mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006- 2010 : 46
2.1. Mục tiêu tổng quát. 46
2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu. 46
III. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trong giai đoạn kế hoạch 2006- 2010: 48
3.1 Mục tiêu phát triển của các ngành, lĩnh vực trong giai đoạn kế hoạch 2006 – 2010. 48
3.2. Nhiệm vụ phát triển của các ngành, lĩnh vực trong giai đoạn kế hoạch 2006 – 2010 52
IV. Các giải pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huyện Phù Cừ trong giai đoạn kỳ kế hoạch 2006 – 2010 54
V. Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huyện Phù Cừ. 66
Kết Luận 72
Tài Liệu Tham Khảo 73
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển của các ngân hàng và quỹ tín dụng nhìn chung đảm bảo được sự an toàn quỹ vốn, và phục vụ tốt việc vay vốn sản xuất kinh doanh của nhân dân trên địa bàn. Kho bạc nhà nước thực hiện tốt công tác kiểm soát thu, chi ngân sách đã huy động vốn cho ngân sách nhà nước ở hình thức trái phiếu kho bạc được 1,566 tỷ đồng.
Về Bưu chính viễn thông :
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, bưu chính viễn thông của huyện Phù Cừ cũng không ngừng được phát triển. Tính đến năm 2006 toàn huyện có 5 bưu cục, 9 điểm bưu điện và 1 đại lý bưu điện; 100% số thôn, công sở, trường học, trạm y tế, thị trấn có điện thoại.
Về Dịch vụ :
Hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ của huyện cũng từng bước phát triển đa dạng theo hướng đi vào khai thác lợi thế của huyện. Số cơ sở thương nghiệp tăng nhanh từ 1.208 hộ kinh doanh năm 2001 lên 2.456 hộ năm 2005 đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn của huyện.Giá trị ngành thương mại dịch vụ năm 2001 đạt 57,6 tỷ đồng chiếm 20,91% GDP tốc độ tăng trưởng 19,69% đến năm 2005 đạt 151,8 tỷ đồng chiếm 26% GDP toàn huyện và năm 2006 đạt 203,7 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 22,7%. Như vậy tăng trưởng của ngành dịch vụ cũng như cơ cấu ngành trong GDP của huyện đã không ngừng được nâng cao, năm sau cao hơn năm trước đánh dấu bước phát triển về cơ cấu kinh tế của huyện với mục tiêu tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ trong GDP.
Biểu đồ 1.1.1 Tăng trưởng trung bình hàng năm của các ngành kinh tế
Huyện Phù Cừ Tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2001 – 2005
(nguồn: Kế hoạch phát triển 2006 -2010 của huyện Phù Cừ
tỉnh Hưng Yên )
Biểu đồ 1.1.2 Tăng trưởng của các ngành kinh tế huyện Phù Cừ
tỉnh Hưng Yên năm 2006
(nguồn: Kế hoạch phát triển 2006 -2010 của huyện Phù Cừ
tỉnh Hưng Yên )
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
Qua 5 năm thực hiện kế hoạch 2001 – 2005 cùng với sự phát triển chung của cả tỉnh cũng như của cả nước, huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên cũng đang dần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại - dịch vụ trong GDP đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP, để đưa nền kinh tế dần tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện kế hoạch 5 năm này đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tính đến năm 2005 cơ cấu trong GDP của huyện là
- Nông nghiệp : 54% GDP
- Công nghiệp và xây dựng : 20% GDP
- Thương mại và dịch vụ : 26% GDP
Như vậy so với kế hoạch đề ra là nông nghiệp 55%; công nghiệp và xây dựng 20%; thương mại và dịch vụ 25% thì có thể nói ràng so với mục tiêu phát triển huyện Phù Cừ đã đạt được và vượt chỉ tiêu kế hoạch ban đầu đề ra về cơ cấu ngành kinh tế.
Biểu đồ 1.1.3 Cơ cấu ngành kinh tế của huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2001 – 2005
(Nguồn : Kế hoạch phát triển kinh - tế xã hội 5 năm 2006 – 2010
của huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên)
Năm 2006 cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP của huyện đạt được như sau :
- Nông nghiệp : 51% GDP
- Công nghiệp – Xây dựng : 23,4% GDP
- Thương mại - Dịch vụ : 22,7% GDP
Như vậy so với năm 2005 cơ cấu ngành kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp ( từ 54% GDP năm 2005 xuống 51% GDP ), tăng tỷ trọng ngành công nghiệp (từ 20% GDP năm 2005 lên 23,4%), tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm đi (từ 26% GDP năm 2005 xuống 22,7% ). Sở dĩ ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng của ngành dịch vụ vì trong năm 2006 huyện Phù Cừ đã phát triển mạnh sản xuất kinh doanh công nghiệp và xây dựng cơ bản trên địa bàn nhằm thu hút đầu tư.
Về các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội :
- Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo :
Qua quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2001 – 2005 huyện Phù Cừ đã đạt được những chuyển biến tích cực trong giáo dục và đào tạo. Chất lượng giáo dục được nâng lên, cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục và đào tạo được huyện chú trọng đầu tư, xây dựng. Việc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở được duy trì. Chất lượng dạy và học được nâng lên, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn. Số học sinh được công nhận là học sinh giỏi cấp tỉnh từ năm 2001 – 2005 có 758 lượt học sinh; 44 lượt giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Huyện cũng đã điều hoà được giáo viên giữa các trường trong huyện để cân đối số lượng và chất lượng. Đến nay các trường đã cơ bản đủ giáo viên theo quy định. Đội ngũ giáo viên của huyện cũng đang ngày càng được trẻ hoá, chuẩn hoá trình độ quản lý trong ngành giáo dục. Nhiều giáo viên chuyên môn và hiệu trưởng, hiệu phó các trường đã được tham gia các khoá học nâng chuẩn, nâng trên chuẩn và được chuẩn hoá trình độ quản lý giáo dục.
Tính đến năm 2005 toàn huyện đã có 8 trường đạt chuẩn Quốc gia, 49 lượt trường được UBND tỉnh công nhận đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc. Đặc biệt trường THCS Trần Cao được Bộ Giáo dục và đào tạo tặng thưởng cờ thi đua xuất sắc và Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất.14 xã, thị trấn tách được cơ sở vật chất giữa tiểu học và trung học cơ sở. Các phòng học chức năng được xây dựng kiên cố, nâng tỷ lệ phòng học kiên cố và kiên cố cao tầng bậc mầm non đạt 53,8%; tiểu học đạt 76%; THCS đạt 88,7% . 100% số cháu 6 tuổi được huy động vào lớp 1; số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, bổ túc văn hoá đạt 80%. Tỷ lệ các học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt 18,5%. Có thêm 1 trường THPT dân lập Nguyễn Du, 1 trường THPT Phù Cừ; 14/14 xã thành lập đựơc trung tâm giáo dục cộng đồng.
Năm 2006 nhờ sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả của các cơ quan chuyên môn mà sự nghiệp giáo dục của huyện Phù Cừ đã đạt đựơc những thành tựu đáng kể với các chỉ số về phát triển giáo dục cao : 100% số trẻ 5 tuổi ra lớp; 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1, có 299 giải học sinh giỏi cấp huyện, 71 giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 55 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tỉnh. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 96,04%, THBT đạt 98,3%, có 225 học sinh thi đỗ vào các trường đại học. Xây dựng thêm được các phòng học kiên cố cao tầng : mầm non đã xây mới được 6 phòng học, nâng cấp 22 phòng học, bậc tiểu học xây mới 28 phòng học và 5 phòng chức năng, nâng tổng số phòng học kiên cố cao tầng bậc phổ thông đạt 83,4%.
- Trong lĩnh vực Y tế - Dân số - Gia đình và trẻ em :
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở huyện Phù Cừ ngày càng được cải thiện, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp, việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã được huyện chú trọng cải thiện.Huyện Phù Cừ cũng đã làm tốt công tác phòng bệnh, phòng dịch và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. 54/54 thôn có cán bộ y tế; 3 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; 12/14 trạm y tế có bác sỹ. Huyện cũng đã thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế Quốc gia, 100% số trẻ em được tiêm đủ 6 loại vacxin. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2005 còn dưới 25% và năm 2006 là dưới 22,1%.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đến năm 2005 là 0,54% và đến năm 2006 đạt được 0,5%, đây là một tỷ lệ tăng dân số hợp lý đạt đựoc kế hoạch đề ra là dưới 1%. 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm giúp đỡ. Quỹ bảo trợ trẻ em được duy trì và hoạt động có hiệu quả. Tập trung xây dựng câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững ở 14 xã, thị trấn.
Năm 2006 đã tiến hành khám cho 66.047 lượt người; điều trị nội trú cho14.796 lượt người; đạt công suất sử dụng giường bệnh 149,51%. Hoàn thành tốt việc bàn giao các trạm y tế cơ sở về huyện quản lý; có 3 xã, thị trấn là Minh Tân, Tam Đa, Trần Cao đạt chuẩn Quốc gia về y tế; 2 xã Nhật Quang và Quang Hưng cũng đã đề nghị được công nhận xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.
- Trong lĩnh vực thực hiện các chính sách xã hội :
Huyện Phù Cừ cũng đã quản lý tốt các đối tượng BHXH. Tiếp tục hướng dẫn kê khai cấp sổ BHXH cho các đối tượng. Triển khai đồng bộ ở các xã, thị trấn mua bảo hiểm y tế tự nguyện
Trong 5 năm 2001 – 2005 và năm 2006 tổ chức chi trả lương kịp thời cho các đối tượng chính sách xã hội. Làm tốt công tác phát động, ủng hộ, xây dựng quỹ “ Bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam’’ được 140 triệu đồng, quỹ “nhân đạo’’ 295 triệu đồng, quỹ “đền ơn đáp nghĩa’’ 88,775 triệu đồng…Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, cứu trợ xã hội cũng được huyện triển khai thường xuyên. Giải quyết tốt các chế độ chính sách cho người có công, chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động và bảo hiểm y tế cho người nghèo. Năm 2006 huyện đã giúp cho 54 dự án vay vốn 120 giải quyết việc làm cho trên 60 lao động, tổ chức cho 24 lao động đi làm việc tại nước ngoài… góp phần tạo việc làm mới cho 1.300 lao động. Trong 5 năm 2001 – 2005 cũng đã tạo việc làm cho khoảng 10.660 người, đây là các kết quả cần được huyện chú trọng và phá huy.
1.2.Những yếu kém còn tồn tại trong quá trình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2001- 2005 và năm 2006 của Huyện Phù Cừ
- Những tồn tại qua quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2001 – 2005.
+ Nhịp độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện; Chất lượng phát triển còn thấp, tỷ trọng ngành Nông nghiệp trong GDP còn cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế ,xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Năng lực sản xuất một số ngành, sản phẩm quan trọng, thiết yếu tăng chậm. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với bình quân chung của tỉnh.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng đều và chưa phát huy thế mạnh từng ngành, từng vùng, từng sản phẩm. Cơ cấu dịch vụ chưa có sự chuyển dịch đáng kể, tốc độ tăng trưởng chưa cao. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn triển khai còn chậm và thiếu tính bền vững.Tỷ trọng ngành công nghiệp, TTCN và dịch vụ trong GDP chưa có chuyển biến rõ nét; cơ chế đầu tư và hỗ trợ các vùng yếu kém phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp và hầu hết không có tay nghề, so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
+ Nguồn thu Ngân sách hạn hẹp, tỷ lệ thu nội địa còn thấp, thu nội địa chỉ đảm bảo 8 – 10 % nhu cầu chi thường xuyên của Huyện.
+ Thương mại dịch vụ hoạt động quy mô nhỏ lẻ, phát triển manh mún, chưa có điểm thu gom hàng hoá nông sản. Một số hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chậm đổi mới kinh doanh, chưa thực sự là cầu nối giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế, tiêu thụ sản phẩm.
+ Cơ chế chính sách về văn hoá, xã hội chậm được cụ thể hóa, chưa làm chuyển biến nhận thức về xã hội hoá ở một số ngành, cơ sở.Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức .
Hệ thống giáo dục phát triển chưa cân đối giữa giáo dục mầm non với giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. Ngành học mầm non còn khó khăn về cơ sở trường lớp và đội ngũ giáo viên. Chất lượng giáo dục ở một số khối lớp còn thấp.
Cơ sở vật chất khám, chữa bệnh của các trạm y tế xã, thị trấn đạt quy định còn thấp, chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế .
+ An ninh nông thôn vẫn tiềm ẩn những nhân tố có khả năng gây mất ổn định ở một số cơ sở. Tai nạn, tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng.Ý thức quốc phòng – an ninh của một số cán bộ và một bộ phận nhân dân còn hạn chế.
+ Việc triển khai học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng tuy có tiến bộ nhưng chất lượng, hiệu quả còn thấp. Việc xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của một số cấp uỷ chưa sát, còn hình thức. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu rèn luyện, học tập, chưa đầu tầu gương mẫu trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương ảnh hưởng đến việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện ở cơ sở.
+ Đội ngũ cán bộ chưa đồng bộ, vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của một số cán bộ huyện, cơ sở, đặc biệt là cán bộ cơ sở còn hạn chế , chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ.
- Những yếu kém còn tồn tại trong năm 2006 là :
+ Về phát triển Kinh tế :
Nông nghiệp :
Trong điều hành sản xuất, mặc dù UBND huyện đã chỉ đạo quyết liệt, xong các địa phương chưa chủ động đề ra những giải pháp cụ thể, chưa chỉ đạo kiên quyết nhằm phát huy được tiềm năng và lợi thế về lao động, đất đai của mỗi địa phương, chưa triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Huyện uỷ - HĐND và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND huyện giao, nên còn gặp phải hạn chế thiếu sót là :
Diện tích trồng cây vụ đông còn phân tán, chưa quy hoạch sản xuất tập trung, diện tích trồng cây có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu còn thấp.Chỉ đạo gieo cấy lúa bằng mạ non, gieo thẳng giống lúa chất lượng chưa đạt kế hoạch đề ra. Công tác tuyên truyền chưa được triển khai tích cực, tổ chức thực hiện những dự án chuyển đổi từ diện tích đất cấy lúa sang cây rau màu, củ quả, cây dược liệu của 6 xã ở 10 thôn còn thiếu giải pháp cụ thể nên không đạt mục tiêu đề ra .Phát triển trang trại tuy có số lượng lớn, song hiệu quả kinh tế chưa cao, nhiều trang trại phát triển chưa đảm bảo vững chắc, vốn đầu tư của chủ trang trại còn nhỏ, dàn trải và chưa tập trung.Trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp chưa gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường.Hoạt động của hầu hết các HTX dịch vụ nông nghiệp còn đơn điệu, hiệu quả chưa cao, chưa thực sự đóng vai trò làm cầu nối giữa nơi sản xuất với thị trường.
Tình trạng vi phạm cản trở dòng chảy trên hệ thống kênh dẫn chính và hệ thống thuỷ lợi nội đồng, mương máng nhỏ và các cống nổ ách tắc chưa được các địa phương quan tâm đúng mức.Hệ thống kênh mương phục vụ cho tiêu thoát nước trong các khu dân cư đã bị san lấp, lấn chiếm song không được chính quyền các địa phương giải quyết kịp thời đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân , gây khó khăn trong việc tiêu úng khi mưa lớn xảy ra.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở một số xã, thị trấn chưa thực hiện nghiêm túc Luật đất đai năm 2003.Chưa chủ động tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, đặc biệt còn cơ sở cho đấu thầu đất trái với Luật đất đai, còn có hộ vi phạm nghiêm trọng dự án chuyển đổi theo Nghị quyết 41 của Huyện uỷ nhưng chính quyền chưa kiên quyết ngăn chặn và xử lý triệt để, còn né tránh trách nhiệm, đùn đẩy lên cấp trên.
Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp và Giao thông – xây dựng:
Các cơ sở sản xuất CN – TTCN còn nhỏ lẻ phân tán, chất lượng sản phẩm chưa cao, tiến độ đưa các cơ sở sản xuất vào khu công nghiệp làng nghề Đình Cao còn chậm.Cơ quan tham mưu chưa chủ động phát huy và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển CN – TTCN.
Tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông, hành lang an toàn lưới điện còn xảy ra, lực lượng chuyên môn và chính quyền cơ sở chưa phát hiện và xử lý kịp thời, chưa xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, còn đùn đẩy , né tránh trách nhiệm.Công tác lập dự toán thi công một số công trình xây dựng cơ bản ở một số xã, thị trấn còn thiếu tính khả thi, có nơi còn vi phạm Luật đất đai, Luật xây dựng.
Tài chính – Tín dụng – Thương mại :
Trong thu ngân sách một số sắc thuế còn có số thu thấp so với kế hoạch được giao như thu phí và lệ phí đạt 70% kế hoạch ; công tác quản lý nguồn thu ở cơ sở còn hạn chế,còn để nợ đọng thu chưa triệt để, chưa đúng quy định, chưa triển khai thực hiện uỷ nhiệm thu cho các xã , thị trấn.
Việc quản lý chi ngân sách có cơ sở chưa thực hiện đúng luật, chứng từ sổ sách của một số xã còn thiếu và yếu.
+ Về Văn hoá – Xã hội :
Công tác Giáo dục :
- Chất lượng giáo dục đại trà còn chưa đồng đều giữa các nhà trường ; Tỷ lệ giáo viên dưới chuẩn ở bậc học mầm non còn cao ; một số giáo viên ở các bậc học trình độ chuyên môn còn yếu, chưa tâm huyết với nghề ; tiến độ xây dựng các phòng học kiên cố cao tầng ở các bậc học và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp hơn so với mục tiêu đề ra , ở bậc học mầm non còn có trường phải tổ chức cho các cháu học nhờ , học tạm.Công tác tham mưu đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn của ngành có mặt chưa kịp thời ; Công tác quản lý, tuyên truyền giáo dục chấp hành pháp luật cho cán bộ, giáo viên, học sinh tại một số trường thường xuyên còn để cán bộ, giáo viên vi phạm pháp luật và quy định của ngành ; Tình trạng dạy thêm , học thêm tràn lan ở các địa phương chưa được kìm chế.
Y tế - Dân số , Gia đình và Trẻ em :
- Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân ở một số trạm y tế còn yếu, tỷ lệ bác sỹ công tác ở tuyến huyện còn ít ; trình độ chuyên khoa còn yếu và thiếu ; điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo còn nhiều khó khăn ; một số dịch vụ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị của người bệnh ; chưa có biện pháp hữu hiệu quản lý việc hành nghề y dược tư nhân.Vệ sinh môi trường , an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Văn hoá – Thông tin - Thể dục thể thao :
Chất lượng một số làng văn hoá sau khi được công nhận chưa được nâng cao, các điển hình tiên tiến trong phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá “ chưa được nhân ra diện rộng.Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho xây dựng làng văn hoá của một số cơ sở chưa được quan tâm đúng mức
Cơ sở vật chất của hệ thống Đài truyền thanh ở một số xã xuống cấp chưa được chính quyền cơ sở quan tâm đầu tư kịp thời.
Công tác xây dựng chính quyền và thực hiện các chính sách xã hội :
Việc triển khai cơ chế “ Một cửa “ở một số xã ,thị trấn còn mang tính hình thức, chưa nghiêm túc, chất lượng giải quyết công việc “ Một cửa “ở cơ sở chưa đạt yêu cầu đề ra.Thực hiện duy trì chế độ tiếp dân, chế độ làm việc theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức ở cơ sở trình độ còn hạn chế, chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện nay ; một số cơ quan chức năng , cơ sở chưa chủ động tham mưu, đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ; tiến độ giải quyết một số công việc còn chậm, kéo dài.
+ Về An ninh - Quốc Phòng :
Công tác quân sự địa phương :
- Nhận thức của một số cán bộ và một số bộ phận nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc còn hạn chế, còn biểu hiện chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu “ Diễn biến hoà bình ’’ của các thế lực thù địch. Quản lý nguồn tuyển quân và dự bị động viên chưa chặt chẽ gây khó khăn cho việc điều động khám tuyển quân.
1.3. Nguyên nhân của thành tựu và yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch giai đoạn 2001-2005 và năm 2006.
Nguyên nhân của những thành tựu và yếu kém trong thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 và năm 2006.
+ Nguyên nhân thành tựu :
Nguyên nhân khách quan :
Thành tựu của gần 20 năm đất nước đổi mới và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng đúng đắn, hợp lòng dân, tạo động lực cho sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội.
Được sự quan tâm ,lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các Sở, Ngành của tỉnh.
Nguyên nhân chủ quan :
Thứ nhất, đã phát huy được truyền thống đoàn kết của Đảng bộ và nhân dân trong huyện và quyết tâm rất lớn của các ngành, các cấp phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001 – 2005.Khơi dậy được lòng tự hào cách mạng trong mỗi người dân, mỗi cán bộ , đảng viên, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mình trên các lĩnh vực sản xuất, công tác.
Thứ hai , đó là kết quả của việc triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ khoá XXII , đồng thời UBND huyện đã có sự chỉ đạo điều hành kiên quyết và tập trung vào những lĩnh vực cốt lõi nhất như cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, khắc phục hậu quả thiên tai và một số dịch bệnh mới phát sinh.Vì vậy kinh tế - xã hội phát triển khá và tương đối toàn diện.
Thứ ba , Ban chấp hành Đảng bộ huyện , Ban thường vụ Huyện uỷ và các cấp uỷ cơ sở đã quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.Trong chỉ đạo điều hành đã sâu sát cơ sở, kiểm tra nắm bắt tình hình, định kỳ nghe các ngành , đoàn thể báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo kịp thời ; thường xuyên kiểm điểm rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình hành động, đề án để kịp thời điều chỉnh các biện pháp lãnh đạo phù hợp.
+ Nguyên nhân yếu kém :
Nguyên nhân khách quan :
Là huyện thuần nông , ít lợi thế, xuất phát điểm nền kinh tế thấp ; cơ sở hạ tầng chưa phát triển.
Tác động của thời tiết diễn biến phức tạp ; một số dịch mới xuất hiện ; việc tăng giá nhanh đối với một số nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của huyện.
Nguyên nhân chủ quan :
Việc tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định chỉ đạo của cấp trên thực hiện còn chậm và chưa đồng bộ.Trình độ năng lực của một số cán bộ ở các phòng ban tham mưu của huyện và một bộ phận không nhỏ cán bộ cơ sở năng lực, trách nhiệm còn hạn chế; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan , đơn vị chưa cao, giải quyết công việc còn chậm trễ, né tránh.Một bộ phận nông dân có tư tưởng thoả mãn với kết quả hiện tại đạt được, nên trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thiếu ý chí vươn lên làm giàu.
Xuất phát điểm nền kinh tế của huyện thấp, kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội yếu kém, thu ngân sách từ nội địa không đủ đáp ứng nhu cầu chi…Ngoài ra các yếu tố bên ngoài ( giá cả các mặt hàng hoá tăng, nhất là giá xăng dầu ; dịch cúm gia cầm …) đã tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình Kinh tế - xã hội vẫn nặng về số lượng , chưa coi trọng chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả , tạo ra nếp suy nghĩ trong đánh giá tình hình thiếu toàn diện.
Hiệu lực quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực như : quy hoạch, đất đai, an toàn giao thông … còn thấp.Chất lượng quy hoạch chưa cao, công tác quản lý quy hoạch chưa tốt.
Chương III
Các giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006- 2010 của
huyện Phù Cừ - tỉnh Hưng Yên
I. Những thuận lợi và khó khăn, thách thức của huyện Phù Cừ trong bước phát triển mới.
Bước vào kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 trong bối cảnh đất nước hội nhập khi Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và ký hiệp định bình thường hoá quan hệ vĩnh viễn PNTR với thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển toàn diện lên một tầm cao mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, năm thứ hai thực hiện mục tiêu nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII.Theo dự báo, những yếu tố thuận lợi mới sé xuất hiện, tạo ra nhiều cơ hội lớn để phát triển ; đồng thời cũng đan xen nhiều khó khăn , thách thức lớn cần phải vượt qua .
1.1. Những yếu tố thuận lợi của huyện Phù Cừ trong việc phát triển kinh tế xã hội :
Sự ổn định về chính trị và những thành tựu của 5 năm 2001 – 2005 cũng như năm 2006 và những kinh nghiệm cơ bản trong lãnh đạo, chỉ đạo của thời kỳ đổi mới, nhất là sau 8 năm tái lập huyện, tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế , xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng. Đảng bộ và nhân dân trong huyện có truyền thống cách mạng, đoàn kết,cần cù, sáng tạo ; đang có chuyển biến tích cực trong nhận thức về kinh tế thị trường, tư duy kinh tế và trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ; thế mạnh của từng ngành bước đầu đã được phát huy, chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện.
Bên cạnh đó, những kết quả tích cực trong việc đạt được trong cải cách hành chính thời gian qua, đổi mới bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ …đã có những tác động tích cực trong việc chỉ đạo điều hành thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội làm cho nền kinh tế của huyện không ngừng được cải thiện qua các năm.
1.2. Những khó khăn thách thức đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phù Cừ :
Là huyện thuần nông, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, ít lợi thế cạnh tranh trong xu thế mở cửa hội nhập.Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế còn hạn chế.Hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã có sự cải thiện song vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trên địa bàn và khu vực. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Mặt khác , quy mô của nền kinh tế nhỏ bé, GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt trên 400 USD và năm 2006 là 475 USD, thuộc huyện có thu nhập thấp nhất trong tỉnh ; thu nhập và tiêu dùng của dân cư chưa đủ tạo sức bật mới đối với sản xuất và phát triển thị trường.Huyện vẫn đang đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các huyện trong tỉnh và khu vực.Những biến động khó lường về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh … sẽ trở nên gay gắt hơn tác động mạnh đến sự phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân
II. Mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006- 2010 :
2.1. Mục tiêu tổng quát.
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 2010 là :
Tiếp tục phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế , dịch vụ và nâng cao sức cạnh tranh để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế , sớm đưa huyện Phù Cừ thoát khỏi huyện kém phát triển và có thu nhập thấp. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh tiết kiệm, tăng tích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010.docx