Đề tài Các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀDNVVN VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

HỖTRỢPHÁT TRIỂN DNVVN . 1

1.1. KHÁI NIỆM VÀ TIÊU THỨC PHÂN LOẠI DNVVN . 1

1.1.1. Khái niệm 1

1.1.2. Tiêu thức phân loại . 1

1.2. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HTPT DNVVN 2

1.2.1. Chính sách tài chính 3

1.2.1.1. Chính sách ngân sách NN . . . 3

1.2.1.2. Chính sách tín dụng NN . 4

1.2.2. Chính sách tiền tệ 7

1.2.2.1 Chính sách tín dụng . 7

1.2.2.2 Chính sách phát triển TTCK . 8

1.3. KINH NGHIỆM ỞMỘT SỐNƯỚC TRÊN THẾGIỚI . 8

1.3.1. Chính sách tài chính HTPT DNVVN ởmột sốnước . 8

1.3.2. Một sốbài học kinh nghiệm đối với VN . 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖTRỢPHÁT TRIỂN

DNVVN ỞVIỆT NAM . 13

2.1. THỰC TRẠNG CÁC DNVVN ỞVN . 13

2.1.1. Vềsốlượng DN, cơcấu ngành nghềvà phân bố địa lý 14

2.1.2. Vềvốn kinh doanh . 17

2.1.3. Vềhiệu quảSXKD và XK 18

2.1.4. Vềmức đóng góp vào GDP . 22

2.1.5. Vềmức độsửdụng các dịch vụHTPT kinh doanh . 23

2.1.6. Những điểm mạnh của DNVVN ởVN . 24

2.1.7. Những điểm yếu của DNVVN ởVN 25

2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HTPT DNVVN ỞVN . 26

2.2.1. Thực trạng chính sách tài chính . 26

2.2.1.1. Thực trạng chính sách ngân sách NN 26

2.2.1.2. Thực trạng chính sách tín dụng NN . 31

2.2.2. Thực trạng chính sách tiền tệ . 37

2.2.2.1. Thực trạng chính sách tín dụng . 37

2.2.2.2. Chính sách phát triển TTCK . 40

2.2.3. Đánh giá những ưu điểm và những hạn chếcủa chính sách tài chính HTPT

DNVVN ởVN . 41

2.2.3.1. Những ưu điểm . 41

2.2.3.2. Những hạn chế . 43

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ

TRỢPHÁT TRIỂN DNVVN ỞVIỆT NAM . 45

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DNVVN ỞVN . 45

3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HTPT CÁC DNVVN ỞVN 47

3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HTPT CÁC

DNVVN ỞVN . 48

3.3.1. Chính sách tài chính . 48

3.3.1.1. Chính sách ngân sách NN . 48

3.3.1.2. Chính sách tín dụng NN 52

3.3.2. Chính sách tiền tệ . 57

3.3.2.1. Chính sách tín dụng . 57

3.3.2.2. Chính sách phát triển TTCK . 60

3.4. CÁC GIẢI PHÁP HỖTRỢ . 61

3.4.1. Chính sách thương mại . 61

3.4.2. Chính sách đất đai . 62

3.4.3. Chính sách phát triển khoa học công nghệ 62

3.4.4. Xây dựng và phát triển thương mại điện tửcho các DNVVN . 63

3.4.5. Cải thiện môi trường cho dịch vụPhát triển kinh doanh 65

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể dùng để hỗ trợ về tài chính riêng cho DNVVN. - Thuế TNDN: + Thuế suất thuế TNDN đối với cơ sở kinh doanh là 28%. + Đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 28% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. + Dự án ĐT thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích ĐT, hợp tác xã được áp dụng thuế suất 20%, 15%, 10%. + Dự án ĐT thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích ĐT và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy họach, cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa bàn khuyến khích ĐT được miễn giảm thuế tối đa là bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là chín năm tiếp theo. + Cơ sở kinh doanh ĐT xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn giảm thuế TNDN cho phần thu nhập tăng thêm do ĐT mang lại tối đa là bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là bảy năm tiếp theo. + Điều 19 cửa luật thuế TNDN số 09/2003/QH11quy định miễn giảm thuế cho nhiều trường hợp khác như nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, kỹ thuật 31 nông nghiệp, hàng hóa dành cho người tàn tật, các đơn vị kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập thấp, sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số, dạy nghề cho dân tộc thiểu số … + Cơ sở kinh doanh mà bị lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm. Như vậy, Thuế TNDN có một số ưu đãi dành cho nhiều đối tượng, nhưng vẫn chưa có những qui định ưu đãi dành riêng cho DNVVN nhằm hỗ trợ loại DN này phát triển. Không những vậy, trong luật thuế TNDN còn tồn tại bất hợp lý trong thuế TNDN là phương pháp tính thuế căn cứ vào chi phí hợp lý chứ không căn cứ vào chi phí thực tế. Cách tính thuế như vậy không phù hợp với bản chất của thuế TNDN là thuế thu vào lãi. Do tính thuế theo chi phí hợp lý, nên lãi của DN cũng mang hợp lý. Nhiều DNVVN khi quyết toán thuế, DN đang lỗ trở thành lãi và phải nộp thuế TNDN theo cách xác định của cơ quan thuế. Theo chế độ kế toán đã được ban hành và chuẩn mực kế toán được thừa nhận rộng rãi trên thế giới là phải hạch toán chi phí thực tế thời điểm cho hoạt động SXKD. Những bất hợp lý trong phương pháp xác định chi phí hợp lý mà DNVVN đang gặp phải là: + Hình thức xử lý chưa rõ ràng, chưa đồng bộ trong trường hợp người mua hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ hợp pháp. + Việc xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa đã chiếm một khoản chi phí không nhỏ để chống hàng giả, bảo vệ uy tín sản phẩm, nhưng không được tính vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế. + Luật thuế TNDN qui định tại điểm c, khoản 1, điều 9 về tiền lương, tiền công của chủ DN tư nhân, chủ hộ kinh doanh cá thể không được xem là chi phí hợp lý là chưa hợp lý. 32 + Luật thuế TNDN qui định tại điểm l, khoản 1, điều 9 về chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại … không quá 10% tổng số chi phí. Điều này rất bất lợi cho các DN mới thành lập cần quảng bá thương hiệu của mình. *Chính sách chi ngân sách NN. Chi ĐT phát triển của NN tập trung vào xây dựng cơ bản, trong đó có các công trình thuộc cơ sở hạ tầng vật chất rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân: hệ thống đường bộ, thông tin liên lạc, nâng cấp và phục hồi nhiều sân bay, bến cảng, xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng đường dây 500kv, và nhiều công trình cung cấp điện năng khác. Đã có nhiều khảo sát và kết luận về tình trạng thất thoát vốn nghiêm trọng trong quá trình ĐT bằng vốn NSNN, Quốc hội đã cảnh báo rằng đến 30% vốn ĐT bị thất thoát, phần thất thoát này tương đương một nửa chi NSNN cho toàn bộ hệ thống giáo dục - đào tạo trong cả nước. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận tác dụng tích cực và thiết thực của những công trình này trong việc tạo nên một bộ mặt mới về cơ sở hạ tầng của VN, nó giúp các DN, trong đó có DNVVN, có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, cũng như thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào. Tuy không có những khoản ĐT dành riêng hỗ trợ cho DNVVN, nhưng ĐT xây dựng cơ bản của NN đã tạo nên những thuận lợi rất cơ bản cho sự phát triển DNVVN. Ngoài ĐT xây dựng cơ bản, từ năm 2001 NN còn có nhiều hình thức hỗ trợ bằng vốn NSNN cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt cho XK: thưởng XK, hỗ trợ đối với 4 mặt hàng XK (gạo, cà phê, rau quả đóng hộp, thịt heo), hỗ trợ tìm kiếm thị trường XK, HTPT các ngành nghề truyền thống …Các DNVVN nếu kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan nói trên cũng được thụ hưởng những hỗ trợ này của NN. Ngoài việc chi cho ĐT phát triển, hàng năm, NN phải hỗ trợ rất nhiều kinh phí cho công tác đào tạo con người, đó là hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp… Các chương trình mục tiêu quốc gia được ĐT bằng vốn 33 NSNN cũng mang lại nhiều lợi ích cho các DN, trong đó có DNVVN. Trong giai đoạn 2001-2005, VN có 6 chương trình mục tiêu quốc gia, một số chương trình có ảnh hưởng trực tiếp đến các DNVVN, như: - Chương trình mục tiêu quốc gia về "giáo dục - đào tạo" với những mục tiêu rất cụ thể, rất thiết thực, và có tác dụng tích cực lâu dài: - Phổ cập trung học cơ sở trên cả nước vào năm 2010, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở 30 tỉnh vào năm 2005. - Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa. - Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% tổng số lao động trong độ tuổi qui định vào năm 2010, và đạt 30% vào năm 2005; điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhân lực về bậc đào tạo, về ngành nghề và cả về lãnh thổ cho phù hợp với nhu cầu CNH, HĐH đất nước, đẩy mạnh đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường. Chương trình này được thực hiện đầy đủ sẽ góp phần rất quan trọng đào tạo ra một lực lượng lao động hoàn chỉnh hơn, và giải quyết tình trạng lao động không qua đào tạo khá phổ biến hiện nay. DNVVN là một trong những đối tượng sử dụng lực lượng lao động được đào tạo này, và đương nhiên là một trong những đối tượng thụ hưởng lợi ích thiết thực do chương trình mang lại. - Chương trình mục tiêu quốc gia về "xóa đói giảm nghèo và việc làm" với một trong những mục tiêu của nó là: mỗi năm phấn đấu giải quyết việc làm cho khoản 1,4 - 1,5 triệu lao động; giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 5 - 6%; nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80% vào năm 2005. Để thực hiện được mục tiêu này, có nhiều dự án được lập ra, trong đó có dự án "tổ chức cho vay vốn giải quyết việc làm" thông qua Qũi quốc gia hỗ trợ việc làm và Quỹ giải quyết việc làm của các địa phương. DNVVN là một trong những đối tượng được vay từ các qũi này nếu có dự án tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động. 34 Tuy Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và Quỹ giải quyết việc làm địa phương được hình thành từ nhiều nguồn, một phần trong đó là vốn đóng góp của NSNN. Đó chính là sự hỗ trợ của NN đối với việc mở rộng và sắp xếp DN, không loại trừ DNVVN. 2.2.1.2. Thực trạng chính sách tín dụng NN. *Quỹ HTPT. Theo Nghị Định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 về tổ chức lại Tổng cục ĐT phát triển và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ HTPT ban hành kèm theo Quyết Định số 231/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999, Quỹ HTPT được Chính phủ thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2000. Quỹ HTPT được thành lập để thực hiện chính sách hỗ trợ ĐT phát triển của NN như tín dụng ĐT phát triển của NN, tín dụng hỗ trợ XK…với mục đích hỗ trợ các dự án ĐT phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của NN cần khuyến khích ĐT. + Các hình thức hỗ trợ ĐT: Cho vay ĐT, hỗ trợ lãi suất sau ĐT, BLTD ĐT. + Đối tượng hỗ trợ ĐT phát triển: Là các dự án thuộc danh mục nhóm A, B, C theo quy định của Luật khuyến khích ĐT trong nước. Như vậy, việc hỗ trợ tài chính từ quỹ HTPT không phân biệt thành phần kinh tế cũng như qui mô của DN, có nghĩa là không có sự ưu đãi riêng đối với DNVVN. Đánh giá kết quả họat động của Quỹ HTPT, về cho vay tín dụng ĐT trung và dài hạn, qua 3 năm (tính hết năm 2002) Qũy đã ký hợp đồng tín dụng cho vay 6.368 dự án tổng số vốn trên 36.443 tỷ đồng. Trong đó đã có 2.532 dự án hoàn thành đi vào sản xuất, giải quyết việc làm cho nhiều người lao động... Về hỗ trợ lãi suất sau ĐT, Quỹ đã ký hợp đồng hỗ trợ được 704 dự án với tổng số tiền 449 tỷ đồng tạo nguồn vốn "mồi" để thu hút thêm hơn 17.000 tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng cho ĐT phát triển... Từ tháng 10/2001, Quỹ HTPT được giao thêm nhiệm vụ cho vay ngắn hạn hỗ trợ XK. 35 Ngay trong 3 tháng cuối năm 2001, Quỹ đã cho vay 85 khoản với tổng số 167 tỷ đồng. Thực hiện kế hoạch năm 2002, Quỹ đã ký cho vay 1.198 khoản với tổng số vốn 3.321 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân 3.006 tỷ đồng, vượt 67% kế hoạch. Về đối tượng, Quỹ đã cho vay cả 14 nhóm mặt hàng theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ vào các thị trường quan trọng như ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Nga... *Quỹ ĐT của các địa phương. Hiện nay, ở VN có 6 địa phương có Quỹ ĐT phát triển địa phương là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bình Định và Hải phòng. Quỹ này là một tổ chức tài chính NN có tư cách pháp nhân được thành lập nhằm huy động vốn để thực hiện ĐT trực tiếp và gián tiếp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, các dự án phát triển kinh tế địa phương, cung cấp các dịch vụ tư vấn ĐT và tham gia thị trường vốn. Nguồn vốn của Quỹ chủ yếu từ nguồn ngân sách địa phương và một phần vốn từ huy động của các tổ chức trong và ngoài nước. Quỹ được sử dụng một tỷ lệ nhất định vốn điều lệ để mua cổ phần của các DN khác với mức tối đa do pháp luật qui định. Mặt khác, Quỹ có thể cho vay theo từng dự án với lãi suất cho vay do Ủy ban nhân dân địa phương quy định nhưng không vượt quá lãi suất cho vay trung và dài hạn do NH NN công bố. Như vậy, đối tượng cho vay của Quỹ ĐT phát triển địa phương không phân biệt thành phần kinh tế cũng như qui mô DN. Nếu DNVVN nào có dự án nằm trong danh mục dự án ĐT theo quyết định của Ủy ban nhân dân địa phương thì sẽ được thẩm định và cho vay. Tuy nhiên, do nguồn Quỹ này tại các địa phương không lớn vì được hình thành từ ngân sách địa phương (như tại TP.HCM, vốn điều lệ của Quỹ là 500 tỷ đồng) và danh mục ĐT chủ yếu là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội nên việc hỗ trợ tài chính cho các DNVVN từ Quỹ này hầu như không đáng kể. *Quỹ hỗ trợ XK. Quỹ hỗ trợ XK được thành lập theo Quyết Định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/09/1999 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện việc hỗ trợ về tài chính để 36 khuyến khích các DN phát triển kinh doanh XK (chủ yếu là hàng nông sản), tìm kiếm và mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa XK. Như vậy, việc hỗ trợ tài chính từ Quỹ hỗ trợ XK không phân biệt thành phần kinh tế cũng như qui mô DN. Nguồn quỹ được kế thừa từ Quỹ bình ổn giá và Quỹ thưởng XK đồng thời hàng năm còn có nguồn từ khoản thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu, XK; các khoản lệ phí như đấu thầu hạn ngạch, lệ phí cấp hạn ngạch, lệ phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa…Ngoài ra, Chính phủ còn quyết định mức bổ sung cho Quỹ hỗ trợ XK trong dự toán Ngân sách NN hàng năm. Tuy nhiên, qua hơn nhiều năm thực hiện, hầu như DN kinh doanh hàng XK không trông chờ vào sự hỗ trợ này vì: - Thứ nhất, đối tượng hỗ trợ chỉ là những DN xuất nhập khẩu mua hàng nông sản theo giá sàn, theo thời vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng hoặc có hàng hoá lần đầu XK bị lỗ; DN xuất nhập khẩu đã từng đóng góp vào Quỹ hỗ trợ XK nay gặp khó khăn về tài chính do giá cả thị trường biến động. - Thứ hai, mức hỗ trợ chủ yếu là hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất vay NH hoặc toàn bộ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay NH với lãi suất ưu đãi cho DN. Có thể nói, phạm vi hỗ trợ của Quỹ rất hẹp và mang nặng tính tình thế chủ yếu đối phó với những khó khăn trước mắt, thực tế chỉ đáp ứng 26% nhu cầu thực tế của DN ( Tạp chí tài chính số 8/2001, trang 42). Một điều dễ thấy rằng nếu DN không tìm được thị trường XK thì DN sẽ không mua hàng nông sản để được hưởng hỗ trợ toàn bộ lãi suất vay NH. Như vậy, có những hoạt động cần hỗ trợ mạnh cho DN thì NN chưa quan tâm đúng mức như hoạt động phát triển thị trường, hoạt động xúc tiến thương mại… Trên cơ sở bổ sung một số giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001 của Chính phủ, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 61/2001/TT-BTC ngày 01/08/2001 37 về hướng dẫn chi hỗ trợ cho hoạt động phát triển thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại từ Quỹ hỗ trợ XK. Đối tượng được hỗ trợ là các DN hoạt động kinh doanh XK thuộc mọi thành phần kinh tế có số thực thu ngoại tệ hàng năm. Chi phí phát sinh cho hoạt động phát triển thị trường và đẩy mạnh xúc tiến thương mại như thu thập thông tin về thị trường, thuê tư vấn kinh tế thương mại, hoạt động tìm kiếm thị trường XK, tổ chức gian hàng hội chợ, triễn lãm ở nước ngoài, đặt trung tâm xúc tiến thương mại VN ở nước ngoài, đặt văn phòng đại diện của DN và Hiệp hội ngành hàng VN ở nước ngoài được NN hỗ trợ một phần từ Quỹ hỗ trợ XK. Mức hỗ trợ là 0,2% kim ngạch XK thực thu trong năm nhưng không vượt quá mức chi thực tế của DN. Nhưng đối với hoạt động đặt trung tâm xúc tiến thương mại , đặt văn phòng đại diện của DN và Hiệp hội ngành hàng VN ở nước ngoài thì mức hỗ trợ là 0,1% kim ngạch XK thực thu trong năm, nhưng không vượt quá 50% chi phí ĐT ban đầu do Bộ tài chính phối hợp với Bộ Thương mại xác định cho từng dự án đã được cơ quan có thẩm quyền thông qua. Các dịch vụ hỗ trợ XK cho thấy: chỉ có 22,4% DN VN tiến hành quảng cáo ở nước ngoài mà chủ yếu là hình thức quảng cáo bằng tờ bướm. Lý do là chi phí quảng cáo ở nước ngoài quá đắt so với khả năng của DN. Đối với dịch vụ hội chợ, 75,6% DN được điều tra tham gia hội chợ, trong đó chỉ có 30,6% ( 22,68% DN được điều tra) tham gia triển lãm, hội chợ ở nước ngoài. Đối với dịch vụ xúc tiến thương mại thì có 49% DN được điều tra có sử dụng các dịch vụ xúc tiến thương mại của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN. Nguồn cung cấp thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh từ phương tiện thông tin đại chúng (44,9%), kế đó là hiệp hội sản phẩm (28,6%) và chỉ có 8,2% DN VN có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài. Số liệu trên cho thấy các hoạt động xúc tiến thương mại của DN VN rất yếu, không đủ sức để đưa sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Đối với DNVVN, hoạt động này hầu như không có và DN trở nên thụ động trong kinh doanh. Một lần nữa, trước ngưỡng cửa hội nhập, DNVVN lại càng khó khăn hơn thậm chí khó tồn tại 38 nếu không có sự hỗ trợ thực sự đúng mức và kịp thời từ phía NN. Thông tư 61/2001 ra đời thực sự cần thiết đối với DN đặc biệt là DNVVN trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, ngoài việc hỗ trợ chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại, NN cần coi trọng và xây dựng các biện pháp cụ thể từ các cơ quan hữu quan để giúp DN thực hiện chiến lược đưa sản phẩm ra nước ngoài cạnh tranh, đẩy mạnh XK. *Quỹ BLTD. Thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ BLTD cho DNVVN theo Quyết định số: 193/2001/QĐ-TTG ngày 20/12/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ. Theo Quyết định này Quỹ BLTD có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỉ đồng, được hình thành từ : - Nguồn hỗ trợ của ngân sách (không quá 30% vốn điều lệ). - Vốn góp của các tổ chức tín dụng. - Vốn góp của các DN. - Vốn tài trợ từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nuớc cho mục tiêu phát triển DNVVN. - Vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh của quỹ hàng năm. Để được quỹ bảo lãnh, DN phải có tài sản thế chấp bằng 30% giá trị dự án vay, 70% còn lại được vay và Quỹ BLTD thực hiện bảo lãnh 80% trên 70% vốn vay. Nghĩa là khi DN không có khả năng hoàn trả Quỹ BLTD sẽ chịu 80% trách nhiệm khoản vay không hoàn trả được. Như vậy với sự ra đời của Quỹ BLTD, DN mặc dù không có đủ 100% tài sản thế chấp nhưng vẫn có thể tiếp cận với vốn tín dụng NH, mặt khác, đòi hỏi sự kết hợp về giải quyết nhu cầu vốn cũng như phân chia rủi ro giữa Quỹ BLTD và tổ chức tín dụng. Chính phủ ban hành Nghị Định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN vào ngày 23/11/2001 với các chính sách riêng nhằm trợ giúp DNVVN và Quyết Định 193/2001/QĐ ngày 20/12/2001 về việc ban hành Quy chế thành lập Quỹ BLTD cho 39 DNVVN. - Thành lập Quỹ BLTD DN vừa và nhỏ tại các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Vốn hoạt động của Quỹ được hình thành từ vốn cấp của Ngân sách tỉnh, thành phố (không quá 30% vốn điều lệ tối thiểu); vốn góp của các tổ chức tín dụng; vốn góp của các DN, của các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho các DNVVN; vốn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước. Theo quy chế, Quỹ BLTD DNVVN chỉ được thành lập khi có đủ mức vốn điều lệ tối thiểu là 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP nhằm HTPT bộ phận DNVVN. Sau đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 42/2002/TT- BTC, và mới nhất là Thông tư 93; NH NN cũng ra văn bản hướng dẫn việc góp vốn vào Quỹ BLTD cho DNVVN. Nhưng đã hơn 3 năm trôi qua, trên cả nước vẫn chưa có địa phương nào lập được quỹ này. Nguyên nhân là hầu hết các địa phương đều ở trong tình trạng eo hẹp về nguồn thu, ngân sách. Một nguồn kinh phí khác có thể huy động là sự đóng góp của các tổ chức tín dụng nhưng cho đến nay các tổ chức này vẫn chưa có thái độ tích cực trong việc tham gia góp vốn. Mặt khác, đến nay NN vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn các tổ chức tín dụng Trung ương tham gia cơ chế bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN. Quy chế thành lập quỹ cũng chưa xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức góp vốn... Chính những điều này thực sự là một khó khăn lớn trong việc hình thành vốn hoạt động và cấp bảo lãnh tín dụng cho các Quỹ. Bên cạnh đó, do Quỹ BLTD DNVVN là tổ chức tài chính hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, chỉ bảo toàn vốn, bù đắp chi phí nên không khuyến khích các DN đầu tư góp vốn để thu lợi. Vì thế, rất nhiều địa phương có nhu cầu thành lập Quỹ nhưng để huy động góp đủ 30 tỷ đồng vốn điều lệ theo quy định là một thách thức vô cùng khó khăn. 40 Ngoài ra, Quỹ BLTD là một mô hình mới, lần đầu tiên được tổ chức tại VN nên gặp phải rất nhiều khó khăn. Đến nay, theo những quy định hiện hành, những vấn đề cụ thể như đối tượng bảo lãnh, tỷ lệ bảo lãnh, phí bảo lãnh... vẫn chưa được phân loại chi tiết. Quỹ cũng chưa có kinh nghiệm trong việc thẩm định các dự án kinh doanh cần bảo lãnh, quy trình xin cấp bảo lãnh cũng chưa được thuận tiện. Vì thế, Quỹ bảo lãnh tín dụng vẫn chưa trở thành công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho DNNVV trong việc tiếp cận các nguồn vốn. 2.2.2. Thực trạng chính sách tiền tệ. 2.2.2.1. Thực trạng chính sách tín dụng. *Cho vay vốn tín dụng NH. Tín dụng NH là một kênh rất quan trọng để hỗ trợ vốn cho các DN trong nền kinh tế. Đặc biệt ở nước ta với xuất phát điểm là một nền kinh tế kém phát triển, sản xuất nhỏ phỗ biến nên các DN có quy mô vừa và nhỏ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong các loại hình DN và đang trở thành một lực lượng kinh tế quan trọng. Do đó, chiến lược phát triển DNVVN là một việc làm hết sức cần thiết đối với các ngành các cấp trong giai đoạn hiện nay. Bắt nguồn từ ý nghĩa quan trọng đó, trong thời gian qua ngành NH cũng đã từng bước phát huy vai trò hỗ trợ cho khu vực DNVVN qua những chính sách như xóa bỏ sự phân biệt lãi suất giữa các thành phần kinh tế, nâng cao dần doanh số cho vay … Năm 1995, khu vực kinh tế tư nhân chỉ mới nhận được vốn từ hệ thống NH là 18.198 tỉ đồng; đến năm 1999 lưu lượng vốn đạt được 44.873 tỉ đồng, tăng 146% so với năm 1995; trong khi đó, tín dụng cho DN NN chỉ tăng 73%. Đến năm 1997, 1998, 1999 tỉ trọng vốn tín dụng cho khu vực KTTN trong tổng số vốn tín dụng cho các khu vực kinh tế khoảng 46% và từ năm 2000 - 2003 tỉ trọng này đã tăng lên đáng kể (năm 2000: 55,7%; năm 2001: 57,8%; năm 2002: 61,3%; năm 2003: 64,5%). 41 Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân vay vốn NH ngày càng tăng, nhưng nhìn chung việc tiếp cận vốn từ khu vực NH thương mại quốc doanh vẫn còn không ít khó khăn. Cho vay DN ngoài quốc doanh của các NH thương mại quốc doanh tập trung chủ yếu ở 2 NH: NH Công thương VN và NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN và gần đây là NH Phục vụ người nghèo (nay là NH Chính sách xã hội), bởi các NH này có chi nhánh xuống tận đơn vị cấp huyện, cấp xã. Theo số liệu báo cáo của NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN đến cuối năm 2003, dư nợ cho vay các DN ngoài quốc doanh tăng 95,5% so với đầu năm (tỉ trọng 15,3%), dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng 34% so với đầu năm (tỉ trọng 63%). NH ĐT và phát triển VN là một NH thương mại quốc doanh giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng trung, dài hạn. Tình hình dư nợ đối với các DN ngoài quốc doanh cũng đã không ngừng được gia tăng trong thời gian qua. Trong tháng 04 - 2002 NH Ngoại thương VN đã quyết định dành 500 tỉ đồng thành lập Quỹ cho vay đối với DNVVN, đặc biệt dành khoảng 300 tỉ đồng trong số đó để cho các DNVVN trong các khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh vay. Từ chương trình này NH NN chi nhánh TP.HCM cũng đang xây dựng chương trình mở rộng tín dụng đối với kinh tế tư nhân. Theo đó, sẽ có sự phối hợp với phòng công nghiệp thương mại, các NH thương mại, các DN để khảo sát tìm ra vướng mắc khi DN tiếp cận với NH, tìm các biện pháp hóa giải tâm lý ngán ngại khi cho vay đối với DN tư nhân, các tồn tại mà DN cần khắc phục để có thể thuận lợi khi tiếp cận vốn NH. Các chương trình hỗ trợ DNVVN còn được đến từ các Hiệp định vay vốn, từ sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và kể cả các NH nước ngoài. - Chương trình hỗ trợ từ quỹ phát triển DNVVN của cộng đồng Châu Âu (SMEDF) thực hiện cho vay trung và dài hạn từ 3 - 5 năm dành cho các DNVVN của VN thông qua các NHTM VN cụ thể là NH Thương Mại Cổ Phần Á Châu (ABC) đã chịu ủy thác để triển khai dự án này. 42 - Ngày 29/03/2002 Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 248/2002/QĐ-NHNN VN thành lập Ban quản lý dự án tài trợ DNVVN. Việc làm này nhằm thực hiện Hiệp định vay vốn cho dự án DNVVN giữa Quỹ hợp tác kinh tế Hải ngoại Nhật Bản và Chính phủ nước ta. Từ tháng 12/1999 NH xuất nhập khẩu của Mỹ (EXIMBANK) đã ký kết với Chính phủ VN một hiệp định chung về việc tài trợ tín dụng cho các DN NN mua máy móc thiết bị của các công ty Mỹ, và trên tinh thần của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ khi bắt đầu có hiệu lực. Eximbank cũng đang nghiên cứu một chính sách hỗ trợ cho DNVVN của VN trong thời gian tới … *Cho thuê tài chính. Thị trường cho thuê tài chính đã hình thành tại VN gần 5 năm, nhưng đến nay, hành lang pháp lý để cho nó hoạt động vẫn chưa được thông. Chính vì vậy, khá nhiều DN và người dân chưa quan tâm đến loại dịch vụ này. Theo nguyên tắc, bên cho thuê (là công ty cho thuê tài chính) cam kết mua máy móc, thiết bị, bất động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và giữ quyền sở hữu với tài sản cho thuê. Bên thuê (các doanh nghiệp và cá nhân) sử dụng tài sản cho thuê và thanh toán tiền thuê trong thời gian thuê được hai bên thỏa thuận theo hợp đồng, bên thuê không được hủy bỏ hợp đồng trước hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo điều kiện thỏa thuận. Như vậy, cho thuê tài chính đã mở ra một giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân không có vốn, thiết bị để tăng khả năng cạnh tranh. Song thực tế đã chứng minh thời gian qua không mấy ai mặn mà với hình thức này. Hiện nay, cả nước đã có 9 công ty cho thuê tài chính (5 DNNN và 4 công ty có vốn đầu tư nước ngoài), tổng doanh số của các công ty này trong năm 2000 chỉ đạt dưới 500 tỷ đồng. Con số này chiếm hơn 45% tổng doanh số cho thuê trong vòng 5 năm qua. Một số chuyên gia trong ngành cho biết, kết quả này thực sự đã làm thất vọng tất cả các công ty cho thuê tài chính hiện nay. 43 Nhưng nguyên nhân lớn nhất khiến cho hoạt động thuê tài chính kém hấp dẫn là do còn quá nhiều khoảng trống trong các văn bản luật. Thí dụ như vấn đề trước bạ tài sản: Khi thuê đã trả thuế trước bạ. Nếu khi chuyển quyền sở hữu vào lúc kết thúc thời hạn thuê, phải đóng thêm lần nữa. Các công ty cho thuê cũng đang gặp nhiều vướng mắc. Cụ thể về mối quan hệ giữa công ty cho thuê và cơ quan quản lý nhà nước. Trong Nghị định 64 của Chính phủ về cho thuê tài chính quy định: Hợp đồng cho thuê tài chính phải đăng ký trụ sở theo quy định của pháp luật, nhưng không nêu rõ cơ quan quản lý hợp đồng là cơ quan nào. Luật pháp cũng chưa quy định việc chứng thực với hợp đồng cho thuê tài chính. Ngoài ra, còn một loạt vấn đề tiền sử dụng trong thanh toán, cơ quan nào được chỉ định đứng ra tiến hành đăng ký tài sản cho thuê, công nhận và bảo hộ đối với ký hiệu sở hữu mà bên cho thuê đính vào tài sản cho thuê đang là những rào cản lớn đối với các công ty cho thuê tài chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf44029.pdf
Tài liệu liên quan