Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được doanh nghiệp thực hiện theo 2 loại hình sau: xuất nhập khẩu trực tiếp và tại chỗ. Nhập khẩu chủ yếu máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu gồm vải, da bò, da nhân tạo, keo, hóa chất, vải giả da, mực in phục vụ cho sản xuất xuất khẩu, xuất xứ của nguồn vật liệu này từ các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Thái Lan, Mỹ, Anh, Úc Và xuất khẩu giày thành phẩm sang các nước như EU, HongKong, Indonesia, Mỹ, Brazil, Panama, Argentina
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ands. Với tổng số vốn đầu tư là 44.400.000 USD, trong đó vốn góp để thực hiện dự án đầu tư là 12.700.000 USD, bao gồm: Công ty TNHH thương mại sản xuất Tiến Hùng góp 2.540.000 USD chiếm 20% vốn điều lệ bằng chi phí đền bù đất, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và tiền mặt – với ALL WELLS INTERNATIONAL CO., LTD góp 10.160.000 USD chiếm 80% vốn điều lệ bằng máy móc thiết bị và tiền mặt. Công Ty TNHH Liên Doanh Chí Hùng với tên giao dịch tiếng Anh: @Sport Footwear Co.,Ltd có trụ sở & nhà xưởng sản xuất tại KP Mỹ Hiệp, Thị trấn Thái Hòa, Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương.
Điện Thoại : 0650 3625022 - 051 Fax : 0650 3658241, 3658243.
MST : 3700358808.
Tài khoản : VND 0281000003257
USD 0281370003267
Tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Bình Dương (VIETCOMBANK Binh Duong)
Công ty TNHH LD Chí Hùng là một đơn vị sản xuất giày thể thao mang thương hiệu Adidas và bán thành phẩm giày như đế giày hoàn chỉnh, đế trung, mũ giày có qui mô lớn ở tỉnh Bình Dương, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài. Kế hoạch sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của công ty là : Giày 10.000.000 đôi/năm, (năm 2009) Đế giày 6.000.000 đôi/năm. Các loại máy móc thiết bị ban đầu ở khu phân xưởng còn ít với số công nhân trong công ty được tuyển dụng từ tháng 8/2000 là 500 người, và đến nay số lượng công nhân viên của công ty là khoảng 6.000 người. Hiện tại công ty từng bước mở rộng quy mô sản xuất, tuyển dụng thêm 2000 lao động và xây dựng thêm nhiều khu phân xưởng sản xuất mới với trang thiết bị có công nghệ ngày càng hiện đại. Từ năm 2002 công ty phát triển khá mạnh và đồng bộ trên nhiều mặt như quy mô sản xuất, tăng số lượng đơn đặt hàng của khách, đặc biệt trong tình hình kinh tế có nhiều thay đổi nhưng công ty vẫn duy trì sản xuất đều đặn, thích ứng tình hình kinh tế thế giới, đầu tư vào kỹ thuật công nghệ mới để làm ra sản phẩm với nhiều mẫu mã mới, 100% sản phẩm của công ty đều xuất sang thị trường nước ngoài. Là công ty chuyên sản xuất giày thể thao xuất khẩu nên được hưởng ưu đãi theo chính sách nhà nước như mức thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được miễn giảm theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11, miễn giảm thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11. Phí thuê đất hàng năm thực hiện theo quy định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Đa phần máy móc thiết bị nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm được nhập khẩu từ Đài Loan do công ty All Wells International, M and M Int’l cung cấp, sản phẩm giày thể thao ADIDAS được sản xuất theo đơn đặt hàng với các hợp đồng xuất khẩu dài hạn, có thị trường tiêu thụ ổn định. Ngoài ra công ty còn lắp đặt hệ thống máy phát điện dùng cho toàn bộ công ty nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sản xuất khi cần thiết, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề nhiều, giàu kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và quản lý. Nguồn nhân lực trẻ và năng động, cán bộ công nhân viên đều nhiệt tình trong công tác và tích lũy được kinh nghiệm từ thực tiễn, có cán bộ chuyên gia nước ngoài làm việc chung với mọi người. Các mặt hàng giày thể thao xuất khẩu của công ty rất đa dạng như: P Absolion TRX HG, Absolado TRX HG, Absolado TRXHG J, Puntero II TRX FG, Puntero II IN J, P Absolion TRX HG.........., phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng khác nhau, các mặt hàng được xuất sang nhiều nước trênthếgiớinhư:AUSTRIA,HONGKONG,NEWZEALAND,GERMANY,AMERICA,JAPAN,CHINA,THAILAND,IRELAND,BRAZIL,CHILE,SPAIN,UNITEDKINGDOM,MALAYSIA,KOREA,............Bên cạnh những ưu đãi trên công ty vẫn còn gặp những khó khăn do việc sản xuất của công ty đều được bao tiêu bằng các hợp đồng dài hạn, nên khi giá cả thị trường về nhiên liệu hiện nay đều tăng như: chi phí điện, xăng, dầu, chi phí khác.....công ty phải cố gắng khắc phục, tránh lãng phí để hạ giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra vị trí địa lý cũng là một yếu tố khó khăn cho công ty trong việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, và trong việc tuyển dụng công nhân. Sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ khác như cạnh tranh về chất lượng hàng hóa, giá cả, kiểu dáng của sản phẩm, thị trường ….Vấn đề khó khăn khác của công ty hiện nay là nguồn nhân công lao động bị giảm số lượng do có các công ty khác cùng ngành cạnh tranh, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang xây dựng lên ngày càng nhiều những đơn vị sản xuất giày nên có sự cạnh tranh rất lớn về nhân công, dẫn đến tình trạng công nhân có tay nghề có kinh nghiệm bỏ sang đơn vị khác làm với mức lương cao hơn trong khi đó công ty bỏ ra nhiều chi phí để đào tạo nâng cao tay nghề, một số chính sách của nhà nước có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.2 Sơ đồ tổ chức quản lý và sản xuất của công ty :
Sơ đồ tổ chức quản lý
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GĐ XƯỞNG D
GĐ XƯỞNG E
GĐ XƯỞNG B
GĐ XƯỞNG A
GĐ SẢN XUẤT
CÔNG TRÌNH (CƠ KHÍ, ĐIỆN, XÂY DỰNG )
P. TỔNG VỤ (TÀI XẾ, VP PHẨM, LAO VỤ)
P. NHÂN SỰ (MÔI TRƯỜNG, CHẤM CÔNG, BẢO VỆ, NHÂN SỰ)
P. KẾ TOÁN
P. XNK
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC
VP MẪU
P. ĐẶT HÀNG
P. KẾ HOẠCH
GĐ XƯỞNG C
KHO VẬT TƯ
PHÒNG QC LAB
Hội đồng quản trị : Là tổ chức đứng đầu trong công ty, toàn quyền quyết định hoặc đề ra các phương hướng phát triển công ty, kế hoạch hoạt động đồng thời hội đồng quản trị có quyền ủy thác quyết định của mình cho ban giám đốc công ty trong những trường hợp cho phép. Hội đồng quản trị gồm có 6 người
1 chủ tịch hội đồng quản trị
2 phó chủ tịch hội đồng quản trị
3 ủy viên hội đồng quản trị.
Ban giám đốc công ty: Là đại diện cho phép của công ty, ban giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trước những phương án nhằm xây dựng phát triển công ty. Vận động thực hiện những quyết định của hội đồng quản trị, ban giám đốc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự với các tổ chức kinh doanh khác trong và ngoài nước, các ban ngành liên quan. Tiến hành các quyết định quan hệ với các tổ chức thẩm quyền của nhà nước, nhằm giải quyết những vấn đề khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác đối với công nhân viên……..
Thành phần trong ban giám đốc gồm có 5 người
1 tổng giám đốc ( Đài Loan )
3 phó tổng giám đốc
1 trợ lý tổng giám đốc
Phòng xuất nhập khẩu: Có chức năng làm các chứng từ thủ tục xuất nhập khẩu, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, nhận hàng nhập khẩu và xuất hàng, thanh lý tờ khai…
Phòng kế toán : Quản lý toàn bộ nguồn tài chính của công ty, cân đối các nguồn vốn và tài sản, theo dõi và hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty theo đúng chế độ tài chính kế toán của nhà nước; thanh toán các khoản phải trả cho nhà cung cấp trong và ngoài nước, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về toàn bộ công tác kế toán, thống kê và quản lý tài chính của công ty, thực hiện chế độ báo cáo và cung cấp số liệu khi các đoàn kiểm tra, thanh tra của nhà nước đến quyết toán.
Hai bộ phận này có liên quan với nhau vì bộ phận xuất nhập khẩu sau khi hoàn thành tờ khai nhập xuất sẽ chuyển sang kế toán để thanh toán hàng nhập xuất.
Sơ đồ sản xuất (xin xem phụ lục 1 đính kèm)
2.1.3 Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty:
Là công ty chuyên về sản xuất giày thể thao thương hiệu Adidas, hoạt động theo loại hình sản xuất kinh doanh xuất khẩu nên công ty rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm, nguồn vật liệu để sản xuất đa phần nhập khẩu từ nước ngoài. Song song với sản xuất giày thể thao công ty còn mở rộng thêm các phân xưởng sản xuất khác như bán thành phẩm giày là đế giày hoàn chỉnh, đế trung, mũ giày; các sản phẩm đế này cũng được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Indonesia…Trong năm 2010 công ty mở rộng đầu tư thêm xưởng sản xuất mới tạo thêm nguồn hàng hóa xuất khẩu.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 - 2009 :
Bảng 01
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 - 2009
Đơn vị tính: Trđ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
SS 2008/2007
SS 2009/2008
Giá trị
%
Giá trị
%
Lượng xuất khẩu(đôi)
9,041,974
9,216,355
5,735,227
+174,381
+1.9
-3,481,128
-37.78
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Doanh thu xuất khẩu (1)
1,585,047
1,858,119
1,046,887
+273,072
+17.23
-811,232
-43.66
Các khoản giảm trừ (2)
13,501
22,397
90
+8,896
+65.89
-22,307
-99.59
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3)=(1)-(2)
1,571,546
1,835,722
1,046,797
+264,176
+16.81
-788,925
-42.98
Giá vốn hàng bán (4)
1,493,886
1,564,203
1,008,519
+ 70,317
+4.71
-555,684
-35.53
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5)=(3)-(4)
77,660
271,519
38,278
+193,859
+249.63
-233,241
-85.90
Doanh thu hoạt động tài chính (6)
7,816
16,793
30,804
+8,977
+114.84
+14,011
+83.43
Chi phí tài chính (7)
1,928
5,160
4,779
+3,232
+167.63
-381
-7.38
Chi phí bán hàng (8)
31,998
24,539
8,347
-7,459
-23.31
-16,192
-65.98
Chi phí quản lý doanh nghiệp (9)
31,883
38,002
29,601
+6,119
+19.19
-8,401
-22.11
Lợi nhuận thuần từ HĐKD (10)=(5)+(6)-[(7)+(8)+(9)]
19,665
220,609
26,356
+200,944
+1021.83
-194,253
-837.04
Thu nhập khác (11)
1,217
6,764
3,534
+5,547
+455.79
-3,230
-47.74
Chi phí khác (12)
725
50
5,669
-675
-93.11
+5,619
+881.98
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (13)=(10)+(11)-(12)
20,157
227,322
24,222
+207,165
+1027.75
-203,100
-938.49
Chi phí thuế TNDN hiện hành (14)
8,041
13,427
8,785
+5,386
+66.98
-4,642
-34.57
Chi phí thuế TNDN hoãn lại (15)
-1,974
-1,725
-229
-249
-12.61
-1,496
-753.27
Lợi nhuận sau thuế TNDN (16)=(13)-[(14)+(15)]
14,090
215,620
15,665
+201,530
+1430.31
-199,955
-862.36
Nguồn : Phòng kế toán cty
Theo bảng số liệu trên cho thấy tình hình kinh doanh của công ty năm 2007-2009 như sau:
* Sản lượng xuất khẩu sản phẩm 2008/2007:
- Năm 2007: xuất khẩu 9,041,974 đôi
- Năm 2008: xuất khẩu 9,216,355 đôi
ª So với năm 2007 sản lượng xuất trong năm 2008 tăng +174,381 đôi (+1.9%).
* Doanh thu xuất khẩu:
- Năm 2007: đạt 1,585,047 Trđ tương đương 99,003,549.41 USD
- Năm 2008: đạt 1,858,119 Trđ tương đương 109,449,187.30 USD
ª Doanh thu năm 2008 tăng +273,072 Trđ (+17.23%) tương đương 10,445,637.89 USD so với năm 2007.
* Các khoản khác như giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2008 đều tăng hơn so năm 2007 và riêng chi phí bán hàng, chi phí khác có giảm hơn so năm 2007.
* Lợi nhuận sau thuế TNDN:
- Năm 2007 đạt 14,090 Trđ
- Năm 2008 đạt 215,620 Trđ
ª Lợi nhuận năm 2008 tăng +201,530 Trđ tăng nhiều hơn so năm 2007.
Nguyên nhân: Mặc dù trong năm 2008 có những khó khăn về kinh tế như khủng hoảng tài chính ở Mỹ khoảng từ cuối năm 2008 kéo sang đến năm 2009, nhưng công ty vẫn hạn chế các khó khăn đó bằng cách giảm các chi phí sản xuất đáng kể, số lượng đơn hàng của năm 2007 chưa xuất hết nên sang năm 2008 tiếp tục xuất khẩu những đơn hàng đó, xuất khẩu tăng làm cho doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận cũng tăng lên so năm 2007.
* Sản lượng xuất khẩu sản phẩm 2009/2008 :
- Năm 2008: xuất khẩu 9,216,355 đôi
- Năm 2009: xuất khẩu 5,735,227 đôi
ª So với năm 2008 sản lượng xuất trong năm 2009 giảm -3,481,128 đôi (-37.77%).
* Doanh thu xuất khẩu:
- Năm 2008: đạt 1,858,119 Trđ tương đương 109,449,187.30 USD
- Năm 2009: đạt 1,046,887 Trđ tương đương 58,351,652.64 USD
ª Doanh thu năm 2009 giảm -811,232 Trđ (-43.66%) tương đương 51,097,534.66 USD so với năm 2008.
* Các khoản khác như giá vốn, chi phí quản lý của năm 2009 đều giảm mạnh hơn so năm 2008.
* Lợi nhuận sau thuế TNDN:
- Năm 2008 đạt 215,620 Trđ
- Năm 2009 đạt 15,665 Trđ
ª Lợi nhuận năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008 .
Nguyên nhân: Do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hồi cuối năm 2008 đã ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế các nước làm cho nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn, khủng hoảng kinh tế đã tác động đến sản xuất của công ty như đơn đặt hàng của khách hàng trong năm 2009 giảm đáng kể làm cho việc sản xuất và xuất khẩu giảm số lượng lớn, nên doanh thu xuất khẩu năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008. Tình hình kinh tế thế giới năm 2009 đang dần hồi phục và tăng trưởng trở lại cũng góp phần tạo thuận lợi cho công ty tìm kiếm thêm những đơn đặt hàng duy trì sản xuất một cách đều đặn. Nhìn chung cả năm 2009 theo như báo cáo thì hoạt động kinh doanh của công ty vẫn có lợi nhuận nhưng không mấy khả quan.
2.2 Thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng:
2.2.1 Tóm tắt tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2007-2009:
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được doanh nghiệp thực hiện theo 2 loại hình sau: xuất nhập khẩu trực tiếp và tại chỗ. Nhập khẩu chủ yếu máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu gồm vải, da bò, da nhân tạo, keo, hóa chất, vải giả da, mực in… phục vụ cho sản xuất xuất khẩu, xuất xứ của nguồn vật liệu này từ các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Thái Lan, Mỹ, Anh, Úc…Và xuất khẩu giày thành phẩm sang các nước như EU, HongKong, Indonesia, Mỹ, Brazil, Panama, Argentina…
* Nhập khẩu:
- Nhập khẩu trực tiếp : hợp đồng thương mại được ký kết giữa 2 bên gồm bên mua Công ty TNHH LD Chí Hùng và bên bán M & M International Co., LTD, Sports Gear Co., LTD,Bayer Material Science (toàn bộ theo điều kiện CIF).
- Nhập khẩu tại chỗ : hợp đồng thương mại 3 bên gồm bên mua Công ty TNHH LD Chí Hùng và bên bán nước ngoài, bên gia công cho bên bán tại Việt Nam như : Framas HK, L & E Int’l, Grand International…..
* Xuất khẩu:
- Xuất khẩu trực tiếp: hợp đồng thương mại 2 bên gồm bên bán Công ty TNHH LD Chí Hùng và bên mua M & M International Co., LTD, Chingluh Indo, Planet Corp. Riêng công ty M & M sẽ là nhà nhập khẩu trực tiếp, là khách hàng lớn bao tiêu sản phẩm của công ty rồi xuất sang khách hàng Adidas các nước trên thế giới đồng thời cũng là nhà xuất khẩu vật liệu máy móc cho công ty.
- Xuất khẩu tại chỗ : hợp đồng thương mại 3 bên gồm bên bán Công ty TNHH LD Chí Hùng và bên mua Wonder Wise Int’l Co., Ltd, bên nhận hàng là bên gia công cho bên mua Công ty Hài Mỹ- NM Sài Gòn.
Công ty TNHH LD Chí Hùng là công ty liên doanh hoạt động theo mô hình công ty liên doanh nên công ty ở nước ngoài là công ty M & M International sẽ cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu, trang thiết bị cho công ty ở Việt Nam để sản xuất sản phẩm. Và công ty đó cũng là người nhập khẩu hàng hóa của công ty Chí Hùng. Bên cạnh đó thì công ty Chí Hùng cũng có ký kết các hợp đồng thương mại mua nguyên vật liệu với các nhà cung cấp trong và ngoài nước khác. Tất cả các hợp đồng thương mại được ký kết trên tinh thần hợp tác, sự thỏa thuận giữa các bên theo các điều khoản điều kiện đã quy định, và phương thức thanh toán quốc tế trong các hợp đồng này là phương thức T/T 100% giá trị lô hàng sau khi nhận hàng 60 ngày và có một số hợp đồng thanh toán theo T/T trả trước 30% giá trị lô hàng. Ngoài ra thì hợp đồng thương mại giữa Công ty Chí Hùng và Bayer Material là sử dụng phương thức thanh toán D/P trả ngay. Và dưới đây là bảng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2007-2009:
Bảng 02
Bảng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 2007 - 2009
ĐVT: USD
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Nhập khẩu
58,398,445.47
61,097,332.93
36,603,358.74
Xuất khẩu
99,003,549.41
109,449,187.30
58,351,652.64
Chỉ tiêu
SS 2008/2007
SS 2009/2008
Giá trị (USD)
%
Giá trị (USD)
%
Nhập khẩu
+2,698,887.46
+4.62
-23,493,974.19
-40.10
Xuất khẩu
+10,445,637.89
+10.55
-51,097,534.66
-46.69
Nguồn : Phòng XNK
Theo số liệu thống kê ở bảng 02 thì kim ngạch nhập khẩu năm 2008 tăng 2,698,887.46 USD tương đương tăng 4.62% so với năm 2007. Năm 2009 kim ngạch nhập khẩu giảm giá trị so với năm 2008 là 23,493,974.19 USD (giảm 40.10%). Về giá trị xuất khẩu năm 2008 tăng 10,445,637.89 USD (tăng 10.55%) so năm 2007, năm 2009 xuất khẩu giảm giá trị là 51,097,534.66 USD (giảm 46.69%) so với năm 2008. Bảng kim ngạch này cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty diễn ra liên tục hàng năm, mỗi năm đều có sự tăng giảm tùy thuộc vào nền kinh tế thị trường, kinh tế phát triển nhu cầu tiêu dùng tăng thì hoạt động xuất nhập khẩu sẽ ngày một phát triển hơn. Nhập khẩu tăng, xuất khẩu tăng thì kéo theo hoạt động thanh toán quốc tế cũng sẽ tăng trưởng mạnh cùng với hoạt động ngoại thương.
2.2.2 Thực trạng thanh toán quốc tế hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức chuyển tiền tại công ty:
2.2.2.1.1 Thực trạng kim ngạch thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu:
Danh mục các nhà cung cấp hàng hóa cho công ty:
Số thứ tự
Tên nhà cung cấp
Phương thức thanh toán
1
M & M International Co., LTD
T/T trả sau 365 ngày
2
Grand International Co., LTD
T/T trả sau 60 ngày
3
Fuller Investment Co., LTD
T/T trả sau 45 ngày
4
Hanyoung Global Group
T/T trả sau 60 ngày
5
Frama HongKong LTD
T/T trả sau 30 ngày
6
Royal Tech Company Limited
T/T trả sau 90 ngày
7
Blue Garden Holdings Limited
T/T trả sau 90 ngày
8
Bayer Material LTD
D/P trả ngay
9
Prime Asia LTD
T/T trả trước 30%
10
Trust Chemical Co., LTD
T/T trả trước 30%
11
Redway Co., LTD
T/T trả trước 30%
…
…
Đây là những đối tác cung cấp hàng hóa thường xuyên, có mối quan hệ mật thiết và làm ăn lâu dài với công ty, nên giữa công ty với họ rất tin cậy lẫn nhau. Do vậy các hợp đồng chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán là T/T trả sau và công ty sẽ dựa theo từng hợp đồng đã ký sẽ thanh toán theo nhóm nhà cung cấp nào sẽ T/T trước, nhóm nào sẽ T/T trả sau.
Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu theo các phương thức thanh toán quốc tế giai đoạn 2007 – 2009 như sau:
Bảng 03
Bảng kim ngạch TTQT hàng nhập khẩu 2007-2009
ĐVT: USD
Các hình thức thanh toán
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
1
2
3
4
5
6
T/T trả sau
41,595,978.85
78,44
48,133,190.37
84,42
24,157,406.17
81,41
T/T trả trước
10,940,784.40
20,63
7,977,420.94
13,99
4,883,583.04
16,46
D/P
490,989.60
0,93
903,488.15
1,59
631,942.40
2,13
Tổng
53,027,752.85
100
57,014,099.46
100
29,672,931.61
100
Bảng 04
Bảng so sánh kim ngạch TTQT hàng nhập khẩu 2007-2009
ĐVT: USD
Các hình thức thanh toán
SS năm 2008/2007
SS năm 2009/2008
Tuyệt đối
Tương đối %
Tuyệt đối
Tương đối %
7=3-1
8=3/1
9=5-3
10=5/3
T/T trả sau
+6,537,211.52
115,72
-23,975,784.20
50,19
T/T trả trước
-2,963,363.46
72,91
-3,093,837.90
61,22
D/P
+412,498.55
184,01
-271,545.75
69,94
Tổng
+3,986,346.61
107,52
-27,341,167.85
52,04
Nguồn: phòng kế toán công ty
Dưới đây là các biểu đồ tỷ trọng phương thức thanh toán quốc tế từng năm như sau:
Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng các phương thức TTQT hàng nhập khẩu năm 2007
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng các phương thức TTQT hàng nhập khẩu năm 2008
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng các phương thức TTQT hàng nhập khẩu năm 2009
Nhìn vào bảng kim ngạch 03 và 04 cùng với các biểu đồ từ 3.1-3.3 cho ta thấy phương thức thanh toán chủ yếu là phương thức chuyển tiền T/T trả sau. Cả 3 năm từ 2007 đến 2009 giá trị T/T trả sau chiếm tỷ trọng cao hơn so với T/T trả trước và nhờ thu. Năm 2007 tỷ lệ T/T trả sau chiếm 78,44% trong tổng số các phương thức thanh toán, cao gấp 3 lần so với T/T trả trước trong khi đó D/P chiếm tỷ trọng 0,93% và T/T trả trước chiếm 20,63%. Năm 2008 T/T trả trước chiếm 13,99%, nhờ thu chiếm 1,59% và T/T trả sau vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 84,42% trong tổng số. So sánh năm 2008 với năm 2007 thì thanh toán hàng nhập theo các phương thức tăng dần cụ thể T/T trả sau tăng 6,537,211.52 USD, nhờ thu tăng 412,498.55 USD và T/T trả trước giảm 2,963,363.46 USD. Năm 2009 T/T trả sau giảm một nửa so năm 2008 từ 48,133,190.37 USD xuống còn 24,157,406.17 USD và T/T trả trước, nhờ thu cũng giảm giá trị nhưng phần tỷ trọng lại tăng so với năm 2008. Nguyên nhân của việc giảm giá trị thanh toán của năm 2009 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 tác động đến tình hình nhập khẩu của công ty, giá trị nhập khẩu hàng hóa giảm so với năm 2008 vì nhu cầu sản xuất bị thu hẹp lại do số lượng đơn đặt hàng bị giảm nên kim ngạch thanh toán hàng nhập khẩu bị giảm đáng kể.
Theo như số liệu của các biểu đồ trên ta thấy có sự chênh lệch tỷ trọng giữa các phương thức thanh toán, T/T chiếm đến 98% tỷ trọng trong khi đó D/P chỉ chiếm 2% tỷ trọng. Sở dĩ có sự chênh lệch tỷ trọng trên là do công ty nhập khẩu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thiết bị làm giày chủ yếu là do một công ty bên Đài Loan cung cấp và chỉ nhập khẩu một số ít nguyên liệu vật liệu theo hợp đồng nhập khẩu tại chỗ. Các hợp đồng nhập khẩu từ công ty Đài Loan cũng như các công xuất khẩu tại chỗ được công ty đàm phán chọn phương thức thanh toán là T/T. Nếu công ty mua hàng và chọn phương thức thanh toán L/C thì sẽ không có lợi cho công ty Chí Hùng. Tỷ trọng thanh toán bằng phương thức D/P chỉ chiếm phần trăm rất ít trong toàn bộ tỷ trọng là vì có một mặt hàng hóa chất sử dụng trong ngành giày công ty phải nhập khẩu từ thị trường Châu Âu. Do đó công ty ký hợp đồng nhập khẩu hàng hóa này với công ty Bayer Material của Đức. Vì nhà cung cấp Châu Âu rất thận trọng trong khâu thanh toán nên trong hợp đồng thương mại phương thức thanh toán được chọn là phương thức D/P. Với sản phẩm này công ty chỉ nhập khẩu với số lượng rất thấp nên tỷ trọng thanh toán D/P cũng chiếm rất ít. Một yếu tố nữa thể hiện sự chênh lệch tỷ trọng giữa T/T và D/P là phí thanh toán bằng D/P cao hơn T/T, trong khi điện chuyển tiền T/T chỉ tính một lần phí khi giao dịch nhưng D/P lại được tính hai lần đó là một lần tính phí thông báo nhờ thu và một lần khi thanh toán sẽ tính thêm phí chuyển tiền. Trong thanh toán bằng D/P có điểm bất lợi là công ty phải chấp nhận thanh toán thì mới nhận chứng từ hàng hóa để làm thủ tục hải quan nhận hàng, nếu không thanh toán thì không thể nhận chứng từ và bộ chứng từ nhờ thu sẽ bị trả lại cho người bán. Chính vì tính phức tạp của D/P nên công ty sử dụng T/T là chiếm tỷ trọng cao nhất.
Ý nghĩa của việc chọn phương thức T/T đối với công ty là: an toàn trong việc giao nhận hàng hóa theo đúng số lượng, chất lượng theo đơn đặt hàng của công ty và công ty hiển nhiên được chiếm dụng vốn từ các khoản nợ ngắn hạn phải trả cho nhà cung cấp. T/T trả sau đối với công ty là một điều kiện thuận lợi vì công ty luôn nhận hàng trước sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm rồi thì mới thanh toán sau.
2.2.2.1.2 Thực trạng quy trình thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu:
v Lưu trình thanh toán T/T:
Bước 1:
Bên mua (Chi Hung JVC LTD) ký kết hợp đồng ngoại thương với các bên xuất khẩu. Sau khi hợp đồng đã ký thì bên xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng, gửi chứng từ có liên quan đến hàng như Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O, Cerfiticate of Insurance…Khi nhận được thông báo hàng đến (D/O – Delivery Order) của hãng tàu thì bộ phận xuất nhập khẩu sẽ đăng ký tờ khai hải quan hàng nhập khẩu. Sau đó, nhận tờ khai nhập khẩu từ hải quan thì nhân viên XNK sẽ mang tờ khai, B/L, D/O đến cảng để nhận hàng về kho công ty. Khi đã hoàn tất thủ tục nhập hàng, bộ phận XNK chuyển toàn bộ chứng từ tờ khai hàng nhập đến bộ phận kế toán để thanh toán hàng hóa đã nhập khẩu.
Bước 2:
Sau khi nhận chứng từ bộ phận kế toán sẽ tập hợp các tờ khai hàng nhập, kiểm tra các dữ liệu liên quan như tờ khai của hợp đồng nào, trị giá hàng nhập bao nhiêu, thời hạn thanh toán khi nào, hóa đơn thương mại có chuẩn xác hay không….Khi công việc kiểm tra chứng từ hoàn tất không có vấn đề gì thì kế toán sao y gửi kèm chứng từ thanh toán gốc đến phòng thanh toán quốc tế của ngân hàng và bộ gốc để để chuyển trả tiền cho người bán.
Bước 3:
Ngân hàng kiểm tra đối chiếu các chứng từ nếu đã hợp lệ sẽ tiến hành trích nợ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của công ty, đồng thời ra lệnh cho ngân hàng đại lý chuyển trả số tiền trên và ghi có tài khoản người hưởng lợi. Tuy nhiên, đối với chứng từ thanh toán qua ngân hàng công ty thuận lợi ở chỗ có thể nợ chứng từ như tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại… ngân hàng vẫn chấp nhận thanh toán và công ty sẽ bổ sung chứng từ sau, riêng T/T trả trước chỉ cần hợp đồng thương mại.
+ Bộ chứng từ thanh toán T/T gồm các chứng từ sau:
1. Mẫu yêu cầu chuyển tiền của ngân hàng (mặt trước và mặt sau)
2. Tờ khai nhập khẩu
3. Hợp đồng thương mại (Sale Contract), nếu nhập khẩu tại chỗ ký hợp đồng 1 năm sẽ kèm phụ kiện của hợp đồng đó cho từng lô hàng:
- Bên mua, bên bán
- Sản phẩm, giá cả, số lượng, chất lượng
- Phương thức thanh toán
- Phương thức giao nhận hàng, chứng từ yêu cầu
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng…
4. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), nếu nhập khẩu tại chỗ sẽ có thêm hóa đơn VAT
- Tên và địa chỉ bên mua, bên bán
- Chi tiết hàng hóa, số lượng, giá cả, thành tiền
5. Phiếu đóng gói (Packing list): chi tiết đóng gói sản phẩm theo trọng lượng, theo từng kiện hàng…
6. Vận đơn (B/L), nếu nhập khẩu tại chỗ thì không có B/L
ð Phí ngân hàng tính dựa trên từng bộ chứng từ thanh toán. Phí ngân hàng tính như sau : Min 11USD/món , Max 80 USD/món và phí tính theo tỷ lệ 0.11% + 5.5 USD điện phí (đã bao gồm VAT). Tùy theo từng bộ chứng từ thì phí sẽ tính theo tỷ lệ, phí min hay phí max.
[ Khi thanh toán một bộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng.doc