Ngoài các sản phẩm nhưsữa, bia, bánh kẹo; trong năm 2005 Công ty đã
kinh doanh một sốmặt hàng mới khác như: Mì ăn liền và cà phê các loại,
Tuy nhiên các sản mới này chưa chiếm được tỷtrọng lớn trong tỷtrọng hàng
hoá mà Công ty cung cấp ra thịtrường, nó mới chỉdừng lại ởmức một con số.
Hạn chếtrong công tác phát triển sản phẩm mới của Công ty Minh Quân là
thiếu một phòng Marketing theo đúng nghĩa. Hiện nay, công tác nghiên cứu thị
trường, vạch ra các chính sách cho marketing, đều do phòng kinh doanh đảm
nhận. Đội ngũcán bộkinh doanh có trình độnhưng chưa được đào tạo căn bản
vềMarketing, kiến thức cơbản còn yếu, nhiều khi chỉdựa vào kinh nghiệm bản
thân. Một hạn chếnữa là kinh phí cho việc nghiên cứu thịtrường còn hạn chế.
60 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp Marketing thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i riêng ngày một tăng cao. Như vậy là thị trường cho những mặt hàng
này là rất rộng.
Có trụ sở, hệ thống cửa hàng cũng như hệ thống nhà kho chính tại Hà Nội,
thành phố đông dân thứ hai của cả nước, nên thị trường chính của công ty Minh
Quân là địa bàn Hà Nội. Là đầu mối, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội của cả nước; lại là nơi tập trung của hơn 4 triệu người có thể nói Hà Nội là
một thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn với bất kì doanh nghiệp thương mại
nào. Đây là một thị trường rộng, với sức tiêu thụ lớn. Việc tìm kiếm cơ hội kinh
doanh trên thị trường là rất khả quan.
Ngay từ khi mới thành lập, Công ty Minh Quân đã xác định thị trường
chính của Công ty là địa bàn Hà Nội. Điều này không có nghĩa là chỉ bó hẹp
trong khu vực nội thành chật hẹp mà đó còn là cả khu vực ngoại thành và các
huyện nằm trong địa giới hành chính của thành phố Hà Nội. Như vậy có thể nói
thị trường chính của Công ty Minh Quân là thành phố Hà Nội bao gồm cả các
huyện ngoại thành như Đông Anh, Thanh Trì,… Nhưng Công ty tập trung vào
khu vực nội thành.
Bên cạnh việc xác định thành phố Hà Nội là thị trường chính, Công ty cũng
đã xác định cho mình những thị trường mà Công ty có khả năng vươn tới. Đó là
những tỉnh nằm ven Hà Nội như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nam,…
Số liệu báo cáo tổng kết năm 2005 của Công ty cho thấy: có tới trên dưới 96%
lượng hàng của Công ty được tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội.
Đối tượng khách hàng của Công ty:
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 27
Đối tượng khách hàng của Công ty khá đa dạng. Có thể là cá nhân, tập thể,
hay tổ chức - những người cần tiêu dùng mặt hàng mà công ty kinh doanh.
Công ty Minh Quân chuyên cung cấp sản phẩm của mình cho đối tượng khách
hàng là các khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện, các quán cà phê,…
Các khách hàng chính của Công ty:
Khách sạn Deawo.
Khách sạn Melia.
Khách sạn Lakeside.
Khách sạn Sun way.
Khách sạn Hà Nội.
Khách sạn Phương Nam.
Công ty TNHH thực phẩm Hà Nội.
Công ty CPTMĐT Long Biên.
Công ty chế biến LTTP Hà Nội.
Công ty cơ khí.
Công ty Bách hoá Hà Nội.
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội.
Trung tâm thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng.
Nói chung các khách hàng của Công ty hiện nay đều là những khách hàng
có quan hệ vững chắc và lâu dài với công ty. Trong số khách hàng này có cả
khách hàng trung gian và khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng. Nhưng dù
là khách hàng trung gian hay người tiêu dùng cuối cùng thì những khách hàng
này đến với Công ty qua các hình thức sau:
Khách hàng quen biết qua các vụ buôn bán các mặt hàng của công ty.
Khách hàng được giới thiệu qua các đại lý.
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 28
Khách hàng mà công ty tìm đến thông qua sự gặp gỡ ở các cuộc hội
chợ.
Khách hàng tự tìm đến công ty qua quảng cáo.
Hiện nay Công ty đang phát huy mối quan hệ tốt đẹp và thường xuyên để
giữ các khách hàng này mặt khác tích cực tìm kiếm thêm bạn hàng mới.
2.2.2. Phân tích cạnh tranh trên thị trường.
Trong kinh doanh, cạnh tranh là điều không tránh khỏi. Để cho việc kinh
doanh mang lại hiệu quả cao thì việc hiểu và phân tích đúng sự cạnh tranh trên
thị trường rất quan trọng. Nó quyết định tới những chính sách, chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp.
Xác định cho mình thị trường chính là thành phố Hà Nội, cũng đồng nghĩa
với việc Công ty Minh Quân đã xác định cho mình sự cạnh tranh quyết liệt trên
thị trường này. Là một thị trường rộng và rất giàu tiềm năng nên cũng dễ hiểu
sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường Hà Nội, nhất là với thị trường đồ uống,
bánh kẹo và sữa. Không chỉ có sự cạnh tranh trong nước mà còn có cả sự canh
tranh của các mặt hàng nước ngoài.
Đối thủ cạnh tranh chính của Công ty Minh Quân trên thị trường Hà Nội là
kênh phân phối truyền thống chuyên cung cấp cho các đại lý, các shop cấp I và
các hãng sữa khác có mặt trên thị trường.
Sự cạnh tranh trên thị trường của Công ty được thể hiện qua các mặt chủ
yếu sau:
• Cạnh tranh về sản phẩm.
• Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.
• Cạnh tranh về giá cả.
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 29
• Cạnh tranh về dịch vụ hỗ trợ bán hàng.
Thứ nhất là sự cạnh tranh về sản phẩm:
Mặt hàng kinh doanh của Công ty Minh Quân là khá đa dạng và phong phú.
Chúng bao gồm các loại sữa, các loại bia và bánh kẹo. So với các công ty tương
đương khác thì Minh Quân không thua kém, thậm chí còn có phần phong phú
hơn về chủng loại hàng hoá. Tiêu chí của Công ty là không tập trung kinh
doanh vào một mặt hàng nào cả, mà phải đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh.
Tuy nhiên, theo quy luật chung, Công ty không tránh khỏi sự cạnh tranh từ các
sản phẩm thay thế của các công ty khác. Là nhà phân phối độc quyền cho các
sản phẩm sữa của Vinamilk nên các sản phẩm sữa của công ty gặp phải sự cạnh
tranh của các sản phẩm sữa khác có mặt trên thị trường như các sản phẩm sữa
ngoại nhập.
Thứ hai là sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm:
Do là nhà phân phối hàng chứ không phải là sản xuất sản phẩm nên Công ty
không trực tiếp quyết định được chất lượng của sản phẩm. Nhưng không vì thế
mà Công ty không quan tâm tới việc này. Song song với việc đa dạng hoá các
sản phẩm kinh doanh, Công ty cũng rất chú trọng tới vấn đề đảm bảo chất
lượng sản phẩm tới người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm của Công ty phụ
thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm mà Công ty nhập về. Do các nguồn
hàng của Công ty là những nguồn hàng mà chất lượng sản phẩm của họ dều có
uy tín lâu năm trên thị trường (Vinamilk, bia Hà Nội,…) cộng với công tác bảo
quản được làm một cách nghiêm túc và triệt để, nên chất lượng sản phẩm mà
Công ty kinh doanh đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm khác có mặt trên thị
trường.
Thứ ba là sự cạnh tranh về giá cả:
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 30
Giá bán là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu
thụ, là yếu tố góp phần đi đến quyết định mua của khách hàng đặc biệt là các
mặt hàng tiêu dùng như của công ty kinh doanh. Việc đưa ra một chính sách giá
cả hợp lý là một đòi hỏi cấp thiết với Công ty. Giá cả của Công ty phải làm sao
bù đắp được chi phí bỏ ra, phải phù hợp với giá cả trên thị trường không được
quá cao hay quá thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Với đặc điểm là một nhà
phân phối nên giá cả của Công ty phụ thuộc vào giá mà các nhà cung cấp đưa
ra. Hiện nay, giá cả của các mặt hàng mà Công ty Minh Quân kinh doanh
không có sự chênh lệch nào đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ sản
phẩm bia Carsberg lon, giá một thùng là 193.333 VND.
Thứ tư là sự cạnh tranh về dịch vụ hỗ trợ bán hàng:
Công ty Minh Quân thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu
sản phẩm. Ngoài ra, Công ty còn đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng
như giảm giá, tặng sản phẩm kèm theo. Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến này
còn chưa thường xuyên và còn hạn chế về số lượng. Năm 2004, giảm giá hàng
bán của Công ty mới chỉ là 4.745.478VND. Một hạn chế khác của Minh Quân
so với các đối thủ là hạn chế trong việc quảng cáo trên các phương tiện đại
chúng. Hàng năm số tiền bỏ cho công tác xúc tiến bán hàng còn hạn chế. Đây là
những mặt còn tồn tại mà Minh Quân cần khắc phục trong thời gian tới.
2.2.3. Phân tích sản phẩm kinh doanh.
Chủng loại sản phẩm:
Là một doanh nghiệp thương mại, một nhà phân phối, nên các sản phẩm
kinh doanh của Công ty Minh Quân khá đa dạng, phong phú về chủng loại,
hình thức.
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 31
Với vai trò là nhà phân phối độc quyền của Vinamilk, Công ty Minh Quân
chuyên cung cấp các sản phẩm sữa của Vinamilk. Các mặt hàng mà Minh Quân
cung cấp có thể kể ra như: Các loại sữa chua, sữa hộp, các loại nước ép hoa
quả. Ngoài ra, Minh Quân còn kinh doanh các mặt hàng khác như bia và kẹo
bánh các loại. Trong cơ cấu kinh doanh của Công ty thì các sản phẩm sữa
chiếm một tỷ trọng lớn hơn cả.
Biểu 7: Tỷ trọng các mặt hàng của Công ty trong giai đoạn 2002 - 2005.
Năm
Mặt hàng
2002 2003 2004 2005
Sản phẩm sữa 62% 65% 64% 65%
Sản phẩm bia 23% 20% 25% 24%
Sản phẩm bánh kẹo 13% 14% 8% 9%
Sản phẩm khác 2% 1% 3% 2%
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Tỷ trọng sản phẩm kinh doanh của Công ty có thay đổi qua từng năm,
nhưng sản phẩm sữa bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất.
Công tác phát triển sản phẩm mới:
Để thích ứng được với những biến đổi của nhu cầu thị trường, việc tìm
kiếm mặt hàng kinh doanh mới là vô cung cấp thiết. Với đặc điểm là một doanh
nghiệp thương mại nên việc phát triển sản phẩm mới cũng chính là việc tìm
kiếm các nguồn hàng mới. Để phát triển sản phẩm mới, Công ty thu thập thông
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 32
tin về sở thích của người tiêu dùng về một sản phẩm nào đó. Sau đó, Công ty
tìm kiếm nguồn hàng để phục vụ cho khách hàng.
Ngoài các sản phẩm như sữa, bia, bánh kẹo; trong năm 2005 Công ty đã
kinh doanh một số mặt hàng mới khác như: Mì ăn liền và cà phê các loại,…
Tuy nhiên các sản mới này chưa chiếm được tỷ trọng lớn trong tỷ trọng hàng
hoá mà Công ty cung cấp ra thị trường, nó mới chỉ dừng lại ở mức một con số.
Hạn chế trong công tác phát triển sản phẩm mới của Công ty Minh Quân là
thiếu một phòng Marketing theo đúng nghĩa. Hiện nay, công tác nghiên cứu thị
trường, vạch ra các chính sách cho marketing,… đều do phòng kinh doanh đảm
nhận. Đội ngũ cán bộ kinh doanh có trình độ nhưng chưa được đào tạo căn bản
về Marketing, kiến thức cơ bản còn yếu, nhiều khi chỉ dựa vào kinh nghiệm bản
thân. Một hạn chế nữa là kinh phí cho việc nghiên cứu thị trường còn hạn chế.
Nâng cao chất lượng sản phẩm:
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng
là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Với Minh Quân
cũng vậy. Mặc dù là nhà phân phối, cung cấp không trực tiếp quyêt định tới
chất lượng sản phẩm nhưng không vì thế mà công tác quản lí chất lượng ở công
ty bị coi nhẹ. Công ty luôn chú trọng tới điều kiện kho bãi, cửa hàng. Công tác
bảo quản hàng hoá nhập về luôn được thực hiện một cách nghiêm túc. Chính vì
thế mà sản phẩm do Công ty cung cấp luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay
người tiêu dùng. Điều này góp phần không nhỏ vào việc tạo chữ tín trong kinh
doanh cho Công ty.
2.2.4. Phân tích chính sách giá.
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 33
Giá cả là một vấn đề nhạy cảm đối với bất kỳ một doanh nghiệp thương mại
nào. Nó quyết định tới thị phần, lợi nhuận, doanh thu,… Chính vì thế có một
chính sách giá hợp lí là điều rất cần thiết.
Ban lãnh đạo của Công ty Minh Quân luôn xác định mục tiêu đưa ra mức
giá cụ thể sao cho đạt lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, chính sách giá của Công ty
còn phụ thuộc vào giá của các nhà cung cấp hàng hoá cho Công ty. Các mặt
hàng của Công ty kinh doanh phần lớn đều mang tính thời vụ (bia chủ yếu là
mùa hè, bánh kẹo chủ yếu vào các dịp lễ tết,…), vì thế giá cả mà Công ty đưa ra
là rất linh hoạt cho từng loại sản phẩm.
Biểu 8: Giá một số mặt hàng của Công ty Minh Quân năm 2005
STT Tên hàng Đơn vị tính Giá
1 Sữa đặc ông thọ đỏ Lon 7.603
2 Sữa đặc Thọ trắng chữ xanh Lon 8.238
3 Sữa đặc NSPN Lon 6.593
4 Sữa tươi ít đường Lít 12.000
5 Nước ép Zero G dâu Hộp 2.300
6 Nước ép Zero G cam Hộp 2.300
7 Bia Halida chai 330 Thùng 108.641
8 Bia Halida chai 500 Thùng 101.260
9 Bia Hà Nội chai Thùng 140.000
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 34
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Như vậy, Công ty có những mức giá cụ thể đối với từng loại sản phẩm.
Nhìn chung giá các loại sản phẩm của Công ty cung cấp trên thị trường là
ngang bằng thậm chí có sản phẩm thấp hơn các Công ty khác. Đặc biệt nếu so
sánh các sản phẩm sữa, với chất lượng tương đương nhưng giá thấp hơn hẳn.
Nguyên nhân là do:
• Công ty là nhà phân phối độc quyền của Vinamilk nên được hưởng
những ưu đãi về giá cả. Bên cạnh đó bản thân các sản phẩm sữa của Vinamilk
giá bán đã thấp hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
• Bộ máy quản lý của Công ty được tinh giảm, gọn nhẹ nên hoạt động
hiệu quả. Góp phần làm giảm chi phí trong kinh doanh.
• Vấn đề nợ đọng trong công tác bán hàng được giảm thiểu
• Chính những nguyên nhân trên đã làm cho các sản phẩm của Công ty có
được một mức giá hợp lý trước các đối thủ cạnh tranh.
Về công tác điều chỉnh giá:
Là nhà phân phối của Vinamilk và các Công ty khác nên sự điều chỉnh giá
của Minh Quân phụ thuộc rất nhiều vào chính sách giá cả của các nhà cung cấp.
Tuy nhiên không vì thế mà Minh Quân để phụ thuộc hoàn toàn vào giá mà các
nhà cung cấp đưa ra. Công ty luôn chú trọng khảo sát mức giá của các đối thủ
cạnh tranh, giảm thiểu chi phí để đưa ra những mức giá cụ thể và hợp lý cho
từng sản phẩm.
Kết quả đạt được khi sử dụng công cụ giá:
Chính nhờ có những chính sách giá cả hợp lý mà Công ty đã có được nhiều
khách hàng. Thị phần của Công ty đang ngày được mở rộng. Có thể nói là
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 35
chính sách giá cả của công ty đã góp phần không nhỏ trong việc tạo lợi thế cạnh
tranh trên thị trường của Công ty.
Hạn chế:
Trong chiến lược định giá của mình, Minh Quân chưa phân biệt giá bán đối
với các khu vực thị trường khác nhau như nội thành và ngoại thành. Do đó chưa
xem xét tới sự ảnh hưởng của các biến: thu nhập, tâm lí tiêu dùng của người
tiêu dùng ở từng khu vực.
Còn thiếu những cán bộ có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này.
2.2.5. Phân tích chính sách phân phối.
Với bất cứ một sản phẩm nào thì kênh phân phối cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc tiêu thụ. Công tác bán hàng muốn thực hiện tốt thì phải có sự
tổ chức phát triển kênh phân phối tốt. Với các sản phẩm là thực phẩm như Công
ty Minh Quân kinh doanh thì vai trò của kênh phân phối càng trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết.
Các sản phẩm của Công ty Minh Quân kinh doanh là các mặt hàng thực
phẩm, do đó đòi hỏi phải có một hệ thống phân phối rộng gần các khu dân cư,
đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng. Nhận thấy vai trò đặc biệt của
kênh phân phối trong kinh doanh, Công ty Minh Quân luôn quan tâm tới hính
sách phân phối của mình.
Mô hình kênh phân phối của Minh Quân:
Công ty
Minh Quân
Người tiêu
dùng
Nhân viên
bán hàng
Đại lý
Cửa hàng
bán buôn
Đại lý
Đại lý Cửa hàng Cửa hàng Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 36
Hiện nay, phòng Kinh doanh có nhiệm vụ thực hiện quản lý và tiêu thụ các
sản phẩm kinh doanh. Trên thực tế phòng kinh doanh thực hiện một số chức
năng như phòng Marketing. Công ty hiện đang có khoảng 5 nhân viên tiếp thị
nhưng theo dạng hợp đồng ngắn hạn. Mỗi nhân viên tiếp thị phụ trách và phát
triển một khu vực thị trường cụ thể.
Hàng tháng nhân viên thường xuống khu vực mình phụ trách, tới các đại lý
nắm nhu cầu nguyện vọng, giúp đại lý trưng bầy sản phẩm.
Cán bộ thị trường còn chủ động tăng cường mối quan hệ, thực hiện quảng
cáo truyền miệng để thu hút thêm những bạn hàng mới tại khu vực mà mình
phụ trách.
Công ty Minh Quân hiện có khoảng 10 đại lý. Công ty chỉ thực hiện kí kết
hợp đồng với các đại lý, sau đó các đại lý tự tổ chức mạng lưới phân phối, tìm
đối tác phân phối tại khu vực mình kinh doanh.
Phòng kinh doanh lập hồ sơ theo dõi đối với từng đại lý, thường xuyên theo
dõi tình hình kinh doanh, thống kê, đánh giá khả năng tiêu thụ, thu thập thông
tin từ các đại lý. Đồng thời phòng kinh doanh còn phải thông báo kịp thời
những thay đổi trong sản phẩm, giá cả, chính sách của Công ty cho các đại lý.
Trong thời gian gần đây, Công ty luôn chú trọng xây dựng các đại lý, rồi
sau đó các đại lý tự tìm kiếm mở rộng thị trường. Các trung gian bán lẻ là các
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 37
đại lý bánh kẹo, thuốc lá, đồ uống. Các trung gian này thực hiện phân phối các
sản phẩm của Công ty với mức chiết khấu giá bán sản phẩm 2% - 3%.
Có một hình thức phân phối sản phẩm nữa mà Công ty áp dụng là sử dụng
nhân viên bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng. Nhưng hình thức này
không mang lại hiệu quả cao mà chỉ có tác dụng tiếp thị cho các sản phẩm mà
Công ty đang kinh doanh.
Kiểm soát các thành viên kênh phân phối:
Công ty Minh Quân thực hiện kiểm soát về giá bán, chất lượng sản phẩm
khi thực hiện phân phối trên thị trường. Để có được sự kiểm soát như thế, thì
trong các hợp đồng của Công ty với các đại lý thường quy định rất rõ ràng các
điều khoản sau:
• Các đại lý bán đúng giá mà Công ty đưa ra tại từng thời điểm. Nếu khách
hàng khiếu nại về hàng kém chất lượng, không đúng giá thì đại lý hoàn toàn
chịu trách nhiệm đối với người tiêu dùng và pháp luật.
• Khi nhận được hàng từ Công ty thì đại lý phải có trách nhiệm bảo quản
hàng hoá. Nếu như xảy ra trường hợp hàng hoá bị hư hỏng, giảm chất lượng
thì đại lý chịu trách nhiệm bồi hoàn 100% giá trị thiệt hại mà mình gây ra.
Những kết quả đạt được:
Công ty đã xây dựng được một mối quân hệ tốt giữa Công ty và các đại lý,
trung gian bán hàng trên cơ sở mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Công ty thường xuyên cung cấp kịp thời hàng hoá cho các đại lý cho dù là
những dịp lễ tết, tháng cao điểm như giáp tết.
Công ty thường xuyên nắm bắt được nhu cầu của thị trường thông qua nhân
viên của Công ty và các đại lý. Từ đó giúp Công ty có những chính sách phù
hợp để thúc đẩy việc bán hàng.
Những mặt tồn tại:
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 38
Việc tổ chức kênh phân phối của Công ty chưa hợp lý, tập trung nhiều vào
khu vực nội thành Hà Nội.
Các đại lý vẫn thường phải tới kho của Công ty để lấy hàng, do khả năng
vận chuyển của Công ty còn hạn chế.
2.2.6. Phân tích chính sách xúc tiến.
Xúc tiến là công cụ quan trọng giúp Công ty giới thiệu hàng hoá tới người
tiêu dùng, giúp khách hàng hiểu về các sản phẩm mà Công ty đang kinh doanh,
để từ đó họ sử dụng các sản phẩm mà Công ty cung cấp. Nhận thức được tầm
quan trọng này, Công ty luôn quan tâm tới chính sách xúc tiến của mình. Công
ty đã giành một phần kinh phí để quảng cáo, tham gia các hội chợ, triển lãm
hàng tiêu dùng.
Các hoạt động quảng cáo là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo Công
ty, bởi vì các sản phẩm mà công ty kinh doanh là sản phẩm tiêu dùng. Do vậy
cần tạo sự hiểu biết sâu rộng tới người tiêu dùng. Quảng cáo giúp Công ty giới
thiệu về bản thân mình, về các mặt hàng mà mình kinh doanh, tạo dựng uy tín
và hình ảnh của Công ty.
Đối tượng mà Công ty muốn hướng tới và cung cấp thông tin chính là
những người đã, đang và sẽ tiêu dùng các sản phẩm mà Công ty kinh doanh.
Công ty đã sử dụng hình thức quảng cáo trên truyền hình và trên báo các loại:
điện tử cũng như báo giấy. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng Catalog nhằm giới
thiệu với bạn hàng. Đây là các hình thức hiệu quả giúp Công ty không những
giới thiệu được các loại sản phẩm của Công ty kinh doanh mà còn tạo dựng uy
tín cho Công ty.
Các chương trình khuyến mãi cũng được Công ty áp dụng. Các hình thức
khuyến mãi của Công ty khá đa dạng từ giảm giá hàng bán, tặng quà tới rút
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 39
thăm trúng thưởng. Tuy nhiên chương trình này là chưa mang tính thường
xuyên và số lượng còn nhỏ.
Công ty cũng thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội như khuyến học,
trợ giúp người nghèo, tài trợ một số hoạt động thể thao, văn hoá. Đây là một số
hoạt động khuyếch trương của Công ty nhằm tạo dựng danh tiếng cho mình.
Như vậy, ta có thể thấy được rằng Công ty Minh Quân đã rất chú trọng thực
hiện các hoạt động xúc tiến nhằm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.
Hạn chế:
Do khả năng tài chính còn eo hẹp, vì vậy các chương trình quảng cáo không
mang tính liên tục. Công ty chưa tập trung làm mạnh, làm quyết liệt trong từng
chương trình. Vì vậy, thông điệp gửi tới người tiêu dùng chưa thực sự ấn tượng.
Trong các chương trình quảng cáo thường chưa có sức hấp dẫn đối với
khách hàng. Tính chuyên nghiệp của quảng cáo chưa cao.
2.3. Phân tích SWOT.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, bản thân nó đều tồn tại những mặt
mạnh cũng như tồn tại trong nó những mặt yếu. Kinh doanh trên thương trường
thì luôn song song tồn tại cơ hội và thách thức. Mặt mạnh cũng như mặt yếu, cơ
hội cũng như thách thức luôn tồn tại xen kẽ nhau. Chính vì thế nhận ra dâu là
mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội cũng như thách thức sẽ giúp cho doanh nghiệp có
những chính sách đúng đắn trong kinh doanh nói chung cũng như trong
Marketing nói riêng. Việc phân tích SWOT (ma trận kết hợp: điểm mạnh - điểm
yếu - cơ hội - thách thức) giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác hơn về các
chính sách của mình.
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 40
Đối với Công ty Minh Quân cũng không là ngoại lệ. Qua tìm hiểu thực tế
tại Công ty, tôi nhận thấy một số điểm sau:
Thứ nhất, điểm mạnh của Công ty Minh Quân:
Là đại lý độc quyền nên Minh Quân có được sự ưu đãi nhất định từ phía các
nhà cung cấp trong vấn đề giá cả, nguồn hàng.
Công ty có một đội ngũ lao động có trình độ. Tuy còn có những hạn chế,
nhưng lực lượng lao động của Công ty có những điểm mạnh của riêng mình.
Lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao. Lực lượng lao động có
tuổi đời trẻ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Ban giám đốc có trình độ
và tầm nhìn rộng. Hơn thế họ là một lớp người trẻ nên rất năng động.
Công ty luôn giữ chữ tín với bạn hàng. Hàng hoá và sản phẩm của Công ty
cung cấp luôn đảm bảo chất lượng, đúng thời hạn.
Với các nhà cung cấp, Công ty đã tạo được mối quan hệ tốt.
Thứ hai, điểm yếu của Công ty Minh Quân:
Hệ thống phân phối của Công ty còn nhỏ và có nhiều hạn chế.
Đội ngũ bán hàng chưa có nghiệp vụ vững vàng về Marketing, thái độ phục
vụ còn chưa chuyên nghiệp.
Công ty chưa có phòng Marketing riêng.
Hệ thống thông tin về khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh còn yếu.
Do là một Công ty TNHH nên khả năng huy động vốn của Công ty còn có
nhiều hạn chế.
Thứ ba, cơ hội của Công ty Minh Quân:
Thu nhập người dân ngày càng tăng, do đó nhu cầu về những mặt hàng mà
Minh Quân cung cấp cũng tăng theo.
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 41
Thị trường ngày được mở rộng do dân số tại địa bàn Hà Nội ngày một tăng
và địa bàn thành phố đang được mở rộng.
Thị trường còn đang thiếu nhà cung cấp mang tính chuyên nghiệp cao.
Thứ tư, thách thức của Công ty Minh Quân:
Các đối thủ cạnh tranh của Công ty ngày một nhiều. Đó là các kênh phân
phối cấp I. Do đòi hỏi của thị trường nên ngày càng có nhiều các công ty với
chức năng như của Minh Quân ra đời. Mặt khác, các nhà cung cấp ngày càng
muốn có nhiều đại lý tiêu thụ sản phẩm của mình. Họ không chỉ trông chờ vào
một nhà phân phối chính thức nào. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều đối thủ
cạnh tranh.
Hành lang pháp lý của nước ta đối với loại hình kinh doanh này còn có
những hạn chế nhất định.
Bên cạnh đó chính sách về thuế khoá, tài chính hỗ trợ doanh nghiệp còn
nhiều hạn chế.
Tổng hợp những yếu tố trên ta có được bảng ma trận SWOT sau:
Biểu 9: Phân tích ma trận SWOT.
Cơ hội (O):
• Kinh tế ngày một
phát triển, thu nhập
của người dân ngày
một cao.
• Thị trường ngày
một mở rộng.
• Còn thiếu nhà cung
cấp dịch vụ chuyên
nghiệp.
Thách thức (T):
• Đối thủ cạnh tranh
ngày một nhiều.
• Hành lang pháp lý
còn nhiều bất cập.
• Chính sách hỗ trợ
kinh doanh chưa
hợp lý.
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
§ç ThÞ Thanh - K6 - QTKDTM - §HKTQD 42
Điểm mạnh (S):
• Có sự ưu đãi về
giá, nguồn hàng.
• Đội ngũ lao động
trẻ có trình độ.
• Luôn giữ chữ tín
với khách hàng.
Chất lượng hàng
hoá được đảm
bảo.
• Có quan hệ tốt với
các nhà cung cấp.
Phối hợp S/O:
• Chất lượng sản
phẩm luôn đảm
bảo.
• Thị trường được
mở rộng. Còn thiếu
nhà cung cấp
chuyên nghiệp.
• Đội ngũ lao động
trẻ và có trình độ.
• Giá cả hợp lý và
phong phú.
Phối hợp S/T:
• Mối quan hệ tốt.
• Giữ chữ tín.
• Đối thủ cạnh tranh.
• Hành lang pháp lý
chưa được tốt.
Điểm yếu (W):
• Hệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Marketing cơ bản trong kinh doanh.pdf