Đề tài Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho xuất khẩu của doanh nghiệp Chiếu cói Hoàng Long

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

I. HIỂU BIẾT CHUNG VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU 3

1. Khái niệm: 3

2. Vị trí, vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu. 4

3. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu chủ yếu. 5

II. NỘI DUNG CỦA KINH DOANH XUẤT KHẨU 7

1. Nghiên cứu của thị trường quốc tế 8

2. Nghiên cứu tổ chức nguồn hàng xuất khẩu 8

3. Lựa chọn đối tác kinh doanh 9

4. Đàm phán và ký hợp đồng 9

5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 10

6. Đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu 10

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU 12

1. Nhân tố vĩ mô 12

Ngoài ra quốc ra còn áp dụng một số biện pháp khác như 12

2. Nhân tố vi mô 13

IV. VẤN ĐỀ KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU HÀNG CÓI Ở VIỆT NAM 14

1. Đặc điểm các mặt hàng cói 14

3. Thị trường xuất khẩu chính cuả các mặt hàng cói. 15

CHƯƠNG II 17

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 17

XUẤT KHẨUCỦA DOANH NGHIỆP CHIẾU CÓI HOÀNG LONG 17

I. TỔNG QUAN 17

1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 17

2. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. 18

3. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp. 19

4. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 20

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨUCỦA DOANH NGHIỆP ( GIAI ĐOẠN 1998 -2001). 26

1. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. 26

2. Cơ cấu theo nhóm hàng xuất khẩu 27

3 Cơ cấu theo thị trường xuất khẩu 28

III THÀNH CÔNG VÀ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP . 29

1. Thành công. 29

2. Tồn tại vướng mắc. 30

CHƯƠNG III 31

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP CHIẾU CÓI HOÀNG LONG. 31

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 31

1. Định hướng cơ hội và thách thức 31

2. Mục tiêu và phương hướng của doanh nghiệp trong thời gian tới. 32

II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO XUẤT KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP CHIẾU CÓI HOÀNG LONG. 34

1. Xây dựng bộ phận Marketing cho doanh nghiệp . 34

2. Nâng cao năng lực cạnh tranh. 35

3. Đầu tư trang thiết bị công nghệ. 36

4. Các vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp. 36

5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 36

6. Đẩy mạnh công tác tiếp thị . 37

7. Một số biện pháp cụ thể khác. 37

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC. 38

1. Môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật. 38

2. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các sản phẩm truyền thống : 38

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho xuất khẩu của doanh nghiệp Chiếu cói Hoàng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh. III. các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu Bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào thì quá trình hoạt động cũng phải gắn liền với các yếu tố tác động nhất định. Mức độ và tính chất tác động của các yếu tố gắn liền với nhau và tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất của doanh nghiệp đó. 1. Nhân tố vĩ mô 1.1 Các công cụ của nhà nước trong quản lý kinh doanh Công cụ của nhà nước thể hiện ý chí và mục tiêu của nhà nước trong việc can thiệp và điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế có ảnh hưởng đến quốc gia . Trong lĩnh vực xuất khẩu , những công cụ chính sách chủ yếu thường được Nhà nước sử dụng để điều tiết gồm: - Thuế quan: là loại thuế đánh giá vào từng đơn vị hàng xuất khẩu - Quota ( Hạn ngạch xuất khẩu ) Hình thức này áp dụng như một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan và ngày càng có vai trò quan trong trong xuất khẩu hàng hoá. Sử dụng Quota không chỉ quản lý tốt hoạt động kinh doanh, điều chỉnh lại hàng hoá xuất khẩu mà là cong công cụ đắc lực để bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên, cải thiện cán cân thanh toán. Trong khi thuế quan rất linh hoạt và mềm dẻo thì Quota mang tính cứng rắn cố định, sự tác động của hạn ngạch khác với sự tác động thuế quan ở hai điểm: + Mức thuế mang lại thu nhập cao cho Chính phủ còn Quota thì không. + Quota có thể biến một doanh nghiệp trong nước thành độc quyền Ngoài ra quốc ra còn áp dụng một số biện pháp khác như + Tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm. + Giấy phép xuất khẩu ,... - Tỷ giá hối đoái và trợ cấp xuất khẩu Tỷ giá hối đoái là một mức chênh lệch giữa một đồng tiền Quốc gia với một đồng tiền nước ngoài, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến quy mô và cơ cấu của mặt hàng xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức khuyến khích xuất khẩu thông qua một loạt công cụ như : miễn giảm thuế , hạ lãi xuất cho vay vốn,... 1.2. Các quan hệ kinh doanh quốc tế: Để dảm bảo cho việc xuất khẩu hàng hoá từ thị trường nội địa ra thị trường quốc tế tránh được sự phân biệt đối sử vượt qua các hàng rào thuế quan, bảo hộ, hay hàng rào phi thuế quan. 1.3. Trình độ phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng Quốc gia. Hệ thống cơ sở hạ tầng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của một doanh nghiệp . Hệ thống đó bao gồm: đường xá, cầu cảng, bến bãi, nhà kho, bến rỡ,... Nếu hệ thống đó được bảo đảm an toàn về kỹ thuật chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm từ phía đối tác của nước ngoài. 2. Nhân tố vi mô 2.1. Nguồn nhân lực Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, khi xem xét các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp , nói cách khác kết quả hoạt động kinh doanh mà một doanh nghiệp có được tốt hay xấu đều do yếu tố con người trong doanh nghiệp tạo ra. Doanh nghiệp muốn được hoạt động có hiệu quả nhất thiết phải quan tâm đến công tác đào tạo, tuyển chọn được đội ngũ lao động thực sự có năng lực, đồng thời cần chú trọng đến công tác quản lý nhằm tạo động lực cho người lao động làm việc có hiệu quả. 2.2. Khả năng tài chính Vấn đề tài chính giống như huyết mạch của bất kỳ mộ doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp có khẳ năng tài chính tốt sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường , có nhiều cơ hội để cải thiện thiết bị công nghệ, tiếp cận kỹ thuật tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao phẩm chất năng lực sẵn có của công ty. 2.3. Vị trí địa lý Là một trong những yếu tố có bản cực kỳ quan trọng nhằm làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, do có thể giảm thiểu tối ưu chi phí vận chuyển nên hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 2.4. Uy tín của doanh nghiệp Chính là những “lá phiếu” mà khách hàng dành cho sản phẩm của doanh nghiệp. Quyết định mua hàng bị phụ thuộc vào một số nhân tố khách quan như: chất lượng, giá thành và dịch vụ sau bán hàng ... tạo ra lòng trung thành đối với sản phẩm. IV. vấn đề kinh doanh và xuất khẩu hàng cói ở Việt Nam 1. Đặc điểm các mặt hàng cói Là sản phẩm làm từ cây Cói như chiếu, thảm , mũ , lõi cói xe...việc sản xuất ra các sản phẩm không được thực hiện trên máy móc, thường được làm thủ công bằng tay là chính, hay trên máy móc thô sơ tự chế đặc điểm của các sản phẩm làm từ cây cói là nếu ở điều kiện không khí ẩm quá thì hàng sẽ bị mốc, nếu khô quá thì ròn cho nên việc phơi sấy và bảo quản sản phẩm phải luôn được lưu ý thật kỹ. 2. Nguyên liệu sản xuất và kỹ thuật sản xuất - Nguyên liệu: nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm là cây cói có giá rẻ nên chi phí sản xuất thấp, giá thành phù hợp, thích hợp với nhu cầu thực tế . - Nguồn nguyên liệu cói ở nước ta là rất lớn vì nước ta có điều kiện khí hậu tốt, phần lớn diện tích đất có điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cói bảo đảm cung cấp đầy đủ cho sản xuất. - Kỹ thuật: khi sản xuất các mặt hàng từ cây cói như mũ, chiếu , thảm người sản xuất chưa thể áp dụng khoa học kỹ thuật nên vẫn dùng tay và những máy móc thô sơ, người sản xuất như những nghệ sĩ họ có thể sáng tạo ra bất kỳ hình ảnh gì trên sản phẩm của mình để trang trí. Cho nên về mẫu mã các mặt hàng này rất phong phú. tuy vậy việc sản xuất đòi hỏi phải khéo tay và có óc sáng tạo. 3. Thị trường xuất khẩu chính cuả các mặt hàng cói. 3.1. Thị trường Trung Quốc Là một thị trường rộng lớn, có sức tiêu thụ mạnh, thị trường Trung Quốc có phần giống với thị trường Việt Nam do vị trí địa lý và văn hoá có nét tương đồng. Trung Quốc là thị trường có sức tiêu thụ lớn và là thị trường lâu năm của doanh nghiệp. Ngay từ ngày hoạt động doanh nghiệp đã coi Trung Quốc là thị trường chính của mình và thực sự Trung Quốc là thị trường chủ yếu của doanh nghiệp, hàng năm doanh số tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ở thị trường Trung Quốc chiếm tới doanh số 60% doanh số bán, thường doanh nghiệp chỉ xuất sang Trung Quốc chủ yếu là lõi cói xe. Việc sản xuất lõi cói xe là rất đơn giản có thể tận dụng tối đa nguyên liệu loại trừ việc sản xuất các sản phẩm khác. Lõi cói xe xuất được chỉ cần bóng , không có mày là được chấp nhận. 3.2. Thị trường EU Các sản phẩm của doanh nghiệp cũng thường xuyên được xuất sang một vài nước Châu âu nhưng doanh nghiệp không trực tiếp làm hợp đồng mua bán với bên đối tác mà phải thông qua trung gian “ Công ty xuất nhập khẩu Nam - Hà Nội. HAPNOSIMEX” , việc làm hợp đồng diễn ra giữa doanh nghiệp và bên trung gian ,thị trường này chỉ tập trung vào một số nước xã hội chủ nghĩa thuộc Đông âu.Trước đây doanh nghiệp còn hoạt động trong mô hình hợp tác xã thương mại dưới thời bao cấp hàng thường được xuất sang Liên Xô và Ba Lan nhưng chỉ là hình thức đổi hàng, tuy nhiên từ khi chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ thì hàng không xuất được sang các nước này nữa. Đây có thể xem là thị trường cũ của doanh nghiệp nên nếu doanh nghiệp tìm lại được đối tác thì đây sẽ là một thị trường rất tốt . 3.3. Thị trường Đông Nam á Hàng năm doanh nghiệp xuất sang thị trường các nước Đông Nam á với doanh số ít tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này tăng ổn định ,có lẽ do khách hàng chưa biết nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp nên doanh nghiệp chỉ có các đối tác ở một số nước như Thái Lan, Lào , Malaixia, Camphuchia. Với những lợi thế như khoảng cách địa lý gần nên chi phí vận chuyển thấp hơn , sở thích có nét tương đồng và sắp tới Việt Nam gia nhập AFTA thì có thể nói thị trường này cần được khai thác triệt để hơn. Chương II Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩucủa doanh nghiệp Chiếu Cói Hoàng Long I. tổng quan 1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Chiếu cói Hoàng Long được thành lập ngày 28/12/1994 theo quyết định số 2527TC/UBTH của UBND tỉnh Thanh Hóa. Giấy phép đăng ký kinh doanh mang số: 016199 ngày 28/12/1994 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp. Doanh nghiệp Chiếu cói Hoàng Long được hình thành từ kinh tế hộ gia đình, tính từ ngày thành lập cho đến nay đã được 8 năm, trong những năm qua doanh nghiệp làm ăn rất có hiệu quả và ngày càng phát triển. Doanh nghiệp được xây dựng trên mặt bằng gần 4 ha, gồm các phòng ban, nhà kinh doanh, nhà xưởng, trên địa bàn huyện Nga Sơn - tỉnh Thanh Hóa. Đây là vùng đất ven biển thích hợp cho việc trồng cây cói, diện tích đất trồng cói chiếm khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp của huyện. Doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng làm từ cây cói. Các sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là xuất khẩu, phần tiêu thụ nội địa chiếm tỷ trọng nhỏ. Các sản phẩm làm từ cây cói là hết sức phong phú, đa dạng, những sản phẩm chính của doanh nghiệp là lõi (cói xe) và chiếu. Từ những năm 80 nghề làm cói của địa phương cũng rất phát triển. Cây cói được sản xuất ra một số sản phẩm xuất khẩu, chủ yếu là xuất đi Liên Xô cũ. Đến thời gian Liên xô tan giã, thì mặt hàng cói bị ứ đọng không có nơi tiêu thụ. Sau mấy năm ngưng đọng, đến đầu những năm 90 địa phương tìm được thị trường tiêu thụ. Từ đó cây cói lại được trọng dụng và là thu nhập chủ đạo của địa phương. Doanh nghiệp cói Hoàng Long là một doanh nghiệp có vai trò to lớn trong việc tìm và khai thác thị trường cho cây cói địa phương. Với hơn 200 lao động sản xuất trực tiếp tại doanh nghiệp, hàng năm doanh nghiệp tiêu thụ số lượng khá lớn mặt hàng cói của địa phương. Với lợi thế nằm trên vùng nguyên liệu, người dân gắn bó với doanh nghiệp khá lâu, cộng với thị trường tiêu thụ tương đối ổn định thì doanh nghiệp Chiếu cói Hoàng Long có vị thế vững chắc trên thị trường và có nhiều khả năng phát triển lớn về quy mô trong những năm sắp tới. 2. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Cơ cấu bộ máy quản lý hiệu tại của doanh nghiệp Hoàng Long là rất đơn giản, việc tổ chức bộ máy đạt hiệu quả chưa cao. Các bộ phận chủ yếu phụ thuộc nhiều vào giám đốc; sự phân cấp quyền lực cho các bộ phận và nhân viên còn rất hạn chế. Mọi hoạt động đều cần sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Việc tổ chức bộ máy quản lý chủ yếu là dựa trên cơ sở kinh nghiệm và thực tế của doanh nghiệp, chưa áp dụng khoa học tổ chức bộ máy. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Giám đốc Phòng Tài vụ phòng kế toán Khối nhân viên * Giám đốc: Giám đốc ở DN chiếu cói Hoàng Long là chủ sở hữu doanh nghiệp, là người điều hành trực tiếp các mặt hoạt động của doanh nghiệp, đa số các công việc đều phải thông qua giám đốc. Sự phân cấp quyền lực cho cấp dưới còn hạn chế, cũng do một phần các bộ phận chức năng chưa thực sự chủ động các công việc của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc nhiều vào giám đốc. * Phòng Kế toán: Gồm có 2 người, có nhiệm vụ làm sổ sách cho xí nghiệp. Từ khâu mua lẻ, đại lý, tính tiền lương, làm thuế… đều do phòng kế toán đảm nhiệm, và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc. * Phòng tài vụ: Gồm có 2 người, có nhiệm vụ thu, chi, thanh toán các khoản thuộc hoạt động của doanh nghiệp. * Khối nhân viên. Gồm 8 người, được chia ra làm các công việc khác nhau, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc,1 người chuyên trách về các thủ tục xuất khẩu (Hải quan, kiểm dịch…), số còn lại được phân công vào các việc như mua hàng, kiểm tra kỹ thuật, đôn đốc, phụ trách sản xuất… 3. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp. 3.1. Chức năng. -Doanh nghiệp có chức năng khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có, cân đối, trang trải về tài chính, tăng cường tích luỹ bảo đảm cho việc mở rộng, nâng cao qui mô và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. -Khai thác và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu tại địa phương. -Nghiên cứu và lắm bắt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước nhằm phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng,nâng cao chất lượng trong hoạt động sản xuất ,kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. 3.2. Nhiệm vụ. Để thực hiện được các chức năng trên doanh nghiệp phải hoàn thành những nhiệm vụ chính như: -Tận dụng và phát huy tối đa nguồn nội lực của doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt việc thu mua nguyên liệu, sản xuất chế biến hàng hoá nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. -Tích cực tìm hiểu nhu cầu, sự biến động của thị trường trong và ngoài nước để lựa chọn phương thức và biện pháp thích hợp nhằm tăng sự thu hút khách hàng. - Hợp tác, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác trong và ngoài khu vực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay doanh nghiệp chiếu cói Hoàng Long là doanh nghiệp được tín nhiệm trên thị trường về các sản phẩm cói, mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh được làm từ các nguyên liệu khó có khả năng thay thế. Một số mặt hàng cói đang được kinh doanh tại doanh nghiệp : Lõi cói xe, Chiếu cói, Thảm, Mũ, Dép …trong đó Lõi cói xe được xem là mặt hàng kinh doanh chính trong cơ cấu các mặt hàng cói xuất khẩu của doanh nghiệp. Công việc chế biến Lõi cói xe rất đơn giản với máy móc thô sơ và Lõi cói xe chưa thể xem như là một sản phẩm hoàn thiện cho nên hiệu quả thu được từ việc xuất Lõi cói xe là chưa cao . Hiện nay doanh nghiệp đang tích cực tìm hiểu nghiên cứu, đầu tư máy móc công nghệ để tạo ra những sản phẩm cụ thể xuất ra thị trường nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả cho xuất khẩu. Tuy nhiên với một doanh nghiệp tư nhân với quy mô chưa lớn thì đây sẽ là một mục tiêu rất khó thực hiện. 4.1.Cơ cấu doanh nghiệp chiếu cói Hoàng Long. Nhà xưởng Nhà xưởng Kho Phòng ban quản lý Kho Kho Kho Kho Doanh nghiệp được xây dựng trên diện tích đất khoảng 1,5 ha, gồm các phòng ban ,nhà xưởng và kho chứa. *Cơ cấu chung: Doanh nghiệp chiếu cói Hoàng Long gồm có các phòng ban 3 nhà xưởng, 4 nhà kho . Lượng lao động trực tiếp tại doanh nghiệp là 170 lao động, lao động gián tiếp khoảng 700 - 1000 lao động, số cán bộ cấp quản lý là 10 người . *Cơ cấu lao động : Tách ra làm 2 bộ phận . -Bộ phận công nhân làm theo sản phẩm là 150 người, làm việc tại xưởng với máy móc đơn giản chủ yếu là thủ công, công đoạn nhanh gọn đơn giản. -Bộ phận công nhân làm công nhật khoảng 20 công nhân chuyên đóng gói, phơi sấy, xếp kho. Doanh nghiệp có đội ngũ công nhân lành nghề, nhiệt tình với công việc. Hầu hết công nhân trong doanh nghiệp là những người dân trong vùng nên việc trả lương theo sản phẩm giúp họ lao động hăng say hơn. Vì doanh nghiệp xuất thân từ kinh tế hộ gia đình sản xuất thủ công là chính nên sự chuyên môn hoá trong sản xuất là rất thấp, tuy nhiên do việc sản xuất rất đơn giản nên không ảnh hưởng đến việc ra quyết định của giám đốc . Số lượng cán bộ quản lý của doanh nghiệp là 10 nhân viên. Trong đó có 2 nhân viên đã tốt nghiệp đại học, số còn lại là những cán bộ hợp tác xã cũ và người trong gia đình. Tất cả các nhân viên đều nhận sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp từ giám đốc. 4.2. Thị trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường . -Về thị trường : Cây cói đã và đang trở thành nguồn nguyên liệu cần thiết để sản xuất các sản phẩm về cói. Các sản phẩm này cũng ngày càng đa dạng hoá và phong phú về mẫu mã và chất lượng nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Trước đây khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu chưa đổ vỡ thì Liên Xô và các nước Đông Âu là thị trường chính của cây cói .Từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô bị sụp đổ thì cây cói không có thị trường tiêu thụ. Sau khi xoá bỏ chế độ bao cấp ở nước ta và xuất hiện kinh tế thị trường thì đã có nhiều khác hàng đến đặt mua nguyên liệu cói và các sản phẩm từ cói và sau nhiều năm quan hệ thương mại với các đối tác doanh nghiệp Hoàng Long đã có một số thị trường quen thuộc và cố định và doanh số xuất khẩu tăng lên hàng năm làm cho doanh thu của doanh nghiệp có chiều hướng tăng ổn định. + Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là thị trường lớn nhất của doanh nghiệp hàng năm doanh số xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tới 60% trong tổng số. Trung Quốc là một quốc gia có diện tích rộng và số dân đông, Trung Quốc là nơi sản xuất hàng hoá lớn nhất trên thế giới và đương nhiên là họ cần nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất cho lên sẽ là một lợi thế cho việc xuất khẩu Lõi cói xe sang thị trường này của doanh nghiệp . Bên cạnh đó với lợi thế giao thông đường biển rất thuận lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc nên việc vận chuyển hàng hoá diễn ra rất thuận lợi. Hiện nay Doanh Nghiệp thường xuyên xuất sang thị trường Trung Quốc khoảng 3150 tấn / năm, trong những năm tới doanh số xuất sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng lên . + Các thị trường khác: Tuy những thị trường này tiêu thụ không nhiều bằng thị trường Trung Quốc nhưng cũng đóng góp rất lớn vào doanh thu của doanh nghiệp, tuy không đặt hàng thường xuyên nhưng mỗi lần đặt với số lượng lớn giúp cho việc vận chuyển và thanh toán gọn nhẹ. Trong vài năm tới doanh số xuất sang thị trường này xẽ tăng lên vì hiện nay doanh nghiệp đang có chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường này. - Về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Bảng1. Báo cáo kết quả tài chính giai đoạn 1998- 2001. Đơn vị: triệu VNĐ. Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Doanh thu (DT) 20060 28520 38810 60080 DT xuất khẩu (DTXK) 15750 23100 31300 49170 Tỷ trọng DTXK/TD (%) 78.51 80.99 80.64 81.84 Vốn (V) 9050 18300 24700 35400 Số vòng quay vốn(DT/V) 2.21 1.55 1.57 1.69 Lợi nhuận (LN) 1535 2330 3030 3405 Tỷ xuất LN/DT (%) 7.6 8.1 7.8 5.6 Tỷ xuất LN/V (%) 16.96 12.73 12.26 9.61 nguồn báo cáo tài chính Trong giai đoạn này, mức doanh thu nói chung và doanh thu xuất khẩu nói riêng luôn có sự tăng trưởng đều đặn và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2001 với mức doanh thu đạt 60,080 tỷ đồng, tăng 21,270 tỷ đồng so với năm 2000. Để có được mức doanh thu tăng hàng năm như vậy có đóng góp rất lớn của doanh thu xuất khẩu , tỷ lệ đóng góp vào tổng doanh thu là rất lớn với tỷ lệ bình quân là 80,49% / năm. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm qua cũng tăng dần theo mức tăng của doanh thu, bình quân là 21,862,5 tỷ đồng một năm và có xu hướng tăng lên mạnh điều này chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp đang lớn dần. Nguồn vốn của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên là do biến động về cơ chế chính sách, thị trường biến động . Doanh nghiệp có tốc độ quay vốn khá nhanh với tốc độ trung bình đạt 1,7 vòng/năm . Lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp tăng liên tục, trung bình đạt 2,575 tỷ đồng/năm, năm 2001 đạt lợi nhuận cao nhất là 3,405 tỷ đồng. Với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được doanh nghiệp luôn hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu của mình là phát triển doanh nghiệp, tăng doanh thu, hoàn thành các nhiệm vụ Nhà nước giao phó (đóng góp thuế và ngân sách), tạo thu nhập cho người lao động . Do hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cao nên thu nhập của cán bộ và công nhân trong doanh nghiệp cũng tăng lên không ngừng, đối với cán bộ thu nhập đạt trên 700.000 đồng / tháng , đối với công nhân là trên 400.000 đồng / tháng. Mức thu nhập này là khá cao so với mức sống của người dân trong vùng và ngày càng được nâng caovà ổn định. -Về thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Đối với thị trường Trung Quốc doanh nghiệp đã có văn phòng giao dịch tại Quảng Đông nên việc giao dịch với khách hàng diễn ra thuận lợi hơn. Nếu khách hàng có nhu cầu mua hàng thì liên hệ , đặt hàng với người đại diện của doanh nghiệp, người đại diện sẽ fax về doanh nghiêp, doanh nghiếp sẽ fax sang thông báo về giá cả,mặt hàng và thời hạn giao hàng nếu khách hàng đồng ý doanh nghiệp sẽ tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu,thông thường doanh nghiệp sử dụng hợp đồng xuất khẩu dưới hình thức “Hợp đồng mua bán hàng hoá”(Sales Contact) .Nếu khách hàng đồng ý với những thoả thuận ghi trong hợp đồng thì sẽ ký kết hợp đồng với doanh nghiệp qua người đại diện ,người đại diện cũng có thể ký kết hợp đồng với khách hàng sau đó fax về doanh nghiệp ,để doanh nghiệp thực hiện hợp đồng, tuy nhiên thường có sự thông qua giám đốc từ trườc. -Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. Do cây cói được thu hoạch theo mùa vụ nên viẹc thu mua nguyên liệu của doanh nghiệp cũng diễn ra theo mùa, thường việc thu mua diễn ra trong thời gian khoảng 30- 45 ngày , một năm 2 lần. Trước đây do nhu cầu thị trường chưa nhiều nên doanh nghiẹp chỉ thu mua nguyên liệu trong vùng, một vài năm trở lại đây do nhu cầu ngày càng lớn của thị trường nên doanh nghiệp đã đặt các đại lý thu mua ở các vùng khác như Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định và một số tỉnh miền Trung Nam Bộ. Việc chế biến sản phẩm thường được thực hiện tại doanh nghiệp, do nhà xưởng còn hẹp và việc sản xuất thường là làm thủ công là chính nên người dân có thể làm tại nhà và doanh nghiệp tổ chức thu mua lại sản phẩm. Tại các vùng khác cũng vậy doanh nghiệp cũng tổ chức thu mua nguyên liệu rồi xuất cho các hộ có nhu cầu sản xuất rồi tập trung sản phẩm lại chở về doanh nghiệp để ra công lại, như vậy vận chuyển sẽ được nhiều hơn và tận dụng được nguồn lao động tại chỗ. Đối với các sản phẩm cói thì khâu phơi sấy là quan trọng nhất, nếu thực hiện tốt khâu này thì sản phẩm sẽ bóng đẹp , ngoài ra các sản phẩm cói rất dễ cháy và dễ bị ẩm mốc nên cũng phải chú ý đến khâu đóng gói và bảo quản sản phẩm . - Khi ký kết hợp đồng ngoại thương. Nếu trong hợp đồng có điều khoản mở tín dụng thư (L/C - Letter of credit card ) thì doanh nghiệp phải kiểm tra xem L/C đã được mở chưa và mở có đúng với các điều khoản của hợp đồng hay không . Trước khi giao hàng doanh nghiệp phải chuẩn bị đủ số lượng, làm thủ tục hải quan ( mở tờ khai hải quan theo mẫu ). Sau khi làm thủ tục hải quan doanh nghiệp sẽ tiến hành dăng ký ngày kiểm tra hàng hoá tại ở phòng kiểm hoá tại cơ quan hải quan. -Khi giao hàng doanh nghiệp phải thực hiện một số công việc sau: + Trao đổi thông tin với cơ quan điều đọ cảng để thông báo ngày giờ giao hàng . + Bố trí phương tiện vận chuyển , bốc dỡ tại cảng. + Lấy biên lai thuyền phó, vận đơn đường biển . Hiện nay doanh nghiệp đã mua sắm và thành lập được đội Tàu gồm 2 chiếc có trọng tải trên 200 tấn , nên việc vận chuyển hàng hoá chủ yếu là do doanh nghiệp thực hiện. Doanh nghiệp chỉ thông báo cho cơ quan hải quan thời gian Tàu rời cảng và lấy vận đơn đường biển rồi gửi cho bên mua để bên mua xin giấy phếp xuất khẩu và các thủ tục khác liên quan. -Thủ tục thanh toán. Các hình thức thanh toán mà doanh nghiệp thường sử dụng: + Thanh toán bằng L/C : Nếu L/C yêu cầu những chứng từ gì thì doanh nghiệp lập những chứng từ ấy trong bộ hồ sơ thanh toán và gửi đến Ngân hàng . + Thanh toán ngay : Khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì khách hàng sẽ phải thanh toán ngay. + Thanh toán chậm : Nếu trong hợp đồng có ghi thời hạn thanh toán sau khi giao hàng thì sau thời hạn giao hàng khách hàng sẽ phải tanh toán cho doanh nghiệp. + Khách hàng có thể đặt trước cho doanh nghiệp một phần tiền và sẽ phải giao nốt phần còn lại khi đã nhận hàng. - Khiếu lại và giải quyết khiếu lại. Khi khách hàng có khiếu lại về chất lượng , số lượng thì doanh nghiệp xem xét yêu cầu của khách hàng một cách thận trọng và nghiêm túc , nếu đúng là lỗi do doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể giao hàng thay thế hoặc giảm giá hàng tuỳ theo mức độ sai hỏng của hàng hoá đã được giao . II. phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩucủa doanh nghiệp ( Giai đoạn 1998 -2001). 1. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Đơn vị : Triệu VNĐ Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Sản lượng xuất khẩu (tấn) 5250 7650 10.330 13.300 Doanh thu xuất khẩu (DTXK) 15.750 23.100 31.300 49.170 Doanh thu (DT) 20.060 28.520 38.810 60.080 Tỷ trọng DTXK/ DT ( %) 78,51 80,99 80,64 81,84 Nhìn chung sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp luôn tăng lên qua từng năm. Năm 1998 doanh số xuất khẩu là 5250 tấn , đến năm 1999 là 7650 tấn tăng 45% so với năm 1998, năm 2000 là 10.330 tấn tăng 35 % so với năm 1999, sản lượng xuất khẩu năm 2001 là13.300 tấn tăng so với năm 2000 là 28,7 %. Sở dĩ có mức tăng trên là do doanh nghiệp đã khai thác tốt mối quan hệ với nước ngoài , tìm kiếm được nhiều bạn hàng mới . Nhìn vào cột DTXK ta thấy doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp cũng tăng rất mạnh mẽ và ổn định, năm 1998 với sản lượng xuất khẩu là 5250 tấn thì doanh thu xuất khẩu đạt 15,750 tỷ đồng , năm 1999 doanh thu xuât khẩu là 23,100 tỷ đồng tăng 7,350 tỷ đồng , năm 2000 doanh thu xuất khẩu là 31,300 tỷ đồng tăng 8,200 tỷ đồng , năm 2001 doanh thu xuất khẩu là 49,170 tỷ đồng tăng so với năm 2000 là 17,870 tỷ đồng . Với kết quả hoạt động của năm 2001 như vậy thì năm 2002 sẽ là một năm đầy hứa hẹn cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp . Qua bảng số liệu ta có thể dễ dàng nhận thấy doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu của doanh nghiệp , bình quân doanh thu xuất khẩu đóng góp vào doanh thu là 80%/năm. Với những số liệu trên cho thấy thị trường xuất khẩu cói cuả doanh nghiệp là rất ổn định . 2. Cơ cấu theo nhóm hàng xuất khẩu Đây là tỷ lệ tương quan giữa doanh thu xuất khẩu của các nhóm hàng trong tổng doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp . Bảng 3: Đơn vị: Triệu ĐVN. Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Tổng doanh thu xuất khẩu 15.750 23.100 31.300 49.170 Cói xe 7.875 11.550 16.550 24.585 Chiếu 1.575 2.310 3.130 4.917 Thảm 3.937,5 5775 7825 12.292,5 Mũ , dép 2.362,5 3465 4695 7.375,5 Trên đây là những nhóm hàng chiếm tỷ trọng đáng kể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0417.doc
Tài liệu liên quan