Mở đầu 3
Chương I 6
Sự cần thiết nâng cao trình độ chuyên môn 6
I-Nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực 6
1.Khái niệm và phân loại nguồn nhân lực 6
1.1khái niệm 6
1.2Phân loại nguồn nhân lực 7
1.2.1 Căn cứ vào nguồn gốc hình thành người ta chia ra làm 3 loại: 7
1.2.2 Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực người ta chia ra thành 3 loại 9
2.Các chỉ tiêu thể hiện chất lượng nguồn nhân lực 9
2.1Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khoẻ của nguồn nhân lực 10
2.2Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của nguồn nhân lực 10
2.3Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực 10
2.4 Chỉ số phát triển con người 11
II-Nhân tố ảnh hưởng đến trình độ chuyên môn. 12
1.Trình độ lành nghề của nguồn nhân lực thể hiện mặt chất lượng của sức lao động. 12
2.Cơ cấu lao động được đào tạo: 13
III-Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của tổng công ty Dệt May và sự cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn của lao động 13
1.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của tổng công ty Dệt-May 13
1.1Vị trí ngành công nghiệp Dệt-May 13
1.1.1Vị trí ngành công nghiệp Dệt-May trên thế giới 13
1.1.2Vị trí ngành công nghiệp Dệt-May Việt Nam 17
1.2Các đặc điểm chủ yếu: 22
1.2.1Năng lực 22
124 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn lực lượng lao động ở Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam Vinatex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiến lược phát triển ngành dệt may của Việt Nam
1.1.1Quan điểm phát triển ngành Dệt-May Việt Nam
-Công nghiệp dệt-may phải được ưu tiên phát triển và được coi là một trong những ngành trọng điểm trong quá trình công nghiêp hoá hiện đại hoá đất nước.
-Phát triển ngành dêt-may theo hướng hiện đại hoá và đa dạng hoá về sản phẩm. Hoà nhập với ASEAN và thế giới.
-Phát triển công nghiệp dệt-may theo hướng ra xuất khẩu coi trọng thị trường nội địa, kết hợp với thay thế nhập khẩu.
-Phát triển công nghiệp dệt-may theo hướng đa dạng sở hữu và tập trung vào các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nhất là các doanh nghiệp may
-Phát triển công nghiệp dệt-may phải gắn liền với sự phát triển của ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
1.1.2Mục tiêu tổng quát
-Ngành dệt-may phải đảm bảo nhu cầu của hơn 100 triệu dân vào năm 2010 với mức tiêu thụ 3,6kg/1 người và nhu cầu an ninh quốc phòng.
-Toàn ngành có mức tăng trưởng bình quân 13% năm, sau năm 2005 có mức tăng trưởng trên 14%/năm.
-Về công nghệ đến năm 2010 toàn ngành sẽ đạt mức tiên tiến trong khu vực, tương đương với Hồng Kông, Thái Lan hiện nay.
-Về xã hội: Tạo công việc làm cho gần 2 triệu lao động dệt-may vào năm 2010, có thu nhập bình quân trên 100USD/tháng/người.
-Kiện toàn tổ chức, quản lý ngành để Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam thực sự là Tổng Công ty mạnh, đóng vai trò chủ đạo SX-XNK cho ngành dêt-may cả nước.
1.1.3Mục tiêu sản xuất-xuất nhập khẩu của ngành đến năm 2010
Căn cứ vào thực trạng của ngành dệt-may Việt Nam và yêu cầu phát triển trong những năm sắp tới, ngày 4/9/1998 Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định số 161/1998/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành dệt-may đến năm 2010 với các chỉ tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu sản xuất-xuất nhập khẩu của ngành đến năm 2010
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2010
Kim ngạch xuất khẩu
Trong đó:-Hàng may
-Hàng dệt
Sản xuất:-Vải thành phẩm
-SP dệt kim
-SP may
(SP may qui chuẩn)
Triệu USD
“
“
Triệu m
Triệu SP
Triệu SP
3.000
2.200
800
1.330
150
480
780
4.000
3.000
1.000
2.000
210
720
1.200
(Nguồn Báo cáo của Tổng Công ty dệt-may).
1.1.4Nhu cầu về nhân lực trong thời gian tới của ngành Dệt-May Việt Nam
Theo dự báo của Tổng công ty dệt-may Việt Nam, hàng năm ngành dệt-may nước ta cần bổ xung khoảng 30 ngàn lao động có tay nghề cao, trong đó khoảng:
+40 cán bộ quản trị doanh nghiệp từ quản đốc phân xưởng, trưởng phó các phòng ban đến giám đốc, phó giám đốc xí nghiệp.
+200 cán bộ có trình độ đại học về công nghệ dệt-may
+300 cán bộ có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp kỹ thuật chuyên ngành dệt-may
Trong kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh thì vấn đề đào tạo cán bộ quản lý và đào tạo công nhân kỹ thuật là hai mảng quan trọng
Trong dự án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt-may đến năm 2010 chủ trương chính sách về nguồn nhân lực của ngành dệt may Việt Nam như sau:
-Coi trọng đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật cho ngành, đào tạo có hệ thống.
-Lập quỹ học bổng khuyến khích học sinh học giỏi chyên ngành dệt-may để thu hút học sinh theo học ngành này.
-Đầu tư trường dạy nghề của ngành, phối hợp với các cơ sở đào tạo quốc gia để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kinh tế kỹ thuật của ngành, có kế hoạch cho cán bộ đi tu nghiệp ở các nước có nền công nghiệp dệt-may phát triển.
1.2Mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam
1.2.1Mục tiêu chung
Mục tiêu từ nay đến năm 2010 là đảm bảo cho sản xuất công nghiệp có sự ổn định cao, tăng trưởng với tốc độ nhanh và phát triển vững chắc, rút ngắn khoảng cách tụt hậu, không ngừng nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả, tạo ra nhiều việc làm, cải thiên đời sống cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Phát triển công nghiệp để tạo động lực và thúc đẩy sự phát triển dây chuyền của nền kinh tế.
Nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ thực hiện hiện đại hoá ngành công nghiệp từ đó tăng sản lượng chất xám tạo ra những sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có khả năng mở rộng thị trường để phát triển làm cho Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam thực sự trở thành trụ cột vững chắc cho nền công nghiệp dệt-may nước nhà.
1.2.2Mục tiêu cụ thể đặt ra cho ngành công nghiệp
Phấn đấu từ nay đến năm 2010 mức tăng bình quân là 19,2% giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 21.704 tỷ đồng giá trị xuất khẩu công nghiệp là 1.021 triệu USD.
Nâng dần tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân lên 41-43% vào năm 2010. Góp phần giải quyết việc làm cho 150 ngàn người vào năm 2010.
Dự kiến các chỉ tiêu cụ thể cho ngành công nghiệp trên cơ sở mục tiêu chiến lược cho toàn ngành công nghiệp của đất nước tiến hành xây dựng mục tiêu chiến lược cho ngành mình.
1.3Mục tiêu chiến lược phát triển của ngành Dệt-May của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam
1Mục tiêu chiến lược phát triển của ngành
Từ nay đến năm 2010 ngành công nghiệp dệt và may mặc có vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH, giải quyết việc làm cho người lao động và có giá trị xuất khẩu lớn.
Hướng chung của ngành là củng cố và phát triển các cơ sở sản xuất ở các đô thị và nông thôn trong các thành phần kinh tế để tạo ra một động lực mạnh và đều khắp vừa giải quyết sức ép dôi thừa lao động vừa tận dụng nguồn nhân công dồi dào của thành phố.
Tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị trong ngành nhằm xây dựng một số đơn vị đủ mạnh giữ vị trí đầu đàn, có tác động hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần khác cùng phát triển.
Tạo mối liên kết, hợp tác sản xuất, từng bước hình thành quá trình khép kín kéo sợi-dệt vải-may trang phục trên địa bàn để chuyển nhanh hình thức gia công đơn thuần sang mua bán trực tiếp sản phẩm.
Với mục tiêu của Đất nước về phát triển ngành dệt-may, như vậy ngành dệt-may là ngành sẽ được sự quan tâm đầu tư của chính quyền các cấp trong thời gian tới. Tuy nhiên, để đảm đương được vai trò của minh, hoàn thành mục tiêu đề ra cho ngành, đòi hỏi ngành dêt-may phải có sự đầu tư thoả đáng cho máy móc trng thiết bị và nhất là đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực.
Để xây dựng những đơn vị đủ mạnh, ngoài việc đầu tư cho các dây chuyền, máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ thì một yếu tố cần thiết nữa là phải có đội ngũ cán bộ quản lý vững vàng, có năng lực, kiến thức chuyên môn, quản lý, lý luận chính trị tốt và có khả năng nhạy bén, linh hoạt trong kinh doanh, và một đội ngũ công nhân tay nghề cao.
1.3.2Mục tiêu phát triển của ngành Dệt
Ngành dệt trong thời gian tới cần được củng cố, phát triển cả về năng lực cũng hư chất lượng sản phẩm trên cơ sở tích cực mở rộng thị trường, đầu tư đồng bộ công nghệ, lựa chọn thiết bị tiên tiến, nâng cao tay nghề công nhân và tổ chức quản lý tốt hoạt động SXKD.
Phấn đấu tăng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt gấp 2,12 lần (so với năm 1995) vào năm 2005 và gấp 10,7 lần vào năm 2010.
Từ nay đến năm 2010 tập trung đầu tư chiều sâu cho các cơ sở cũ và phát triển một số doanh nghiệp mới. Đổi mới cơ bản về công nghệ dệt, tăng nhanh năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đảm bảo trình độ kỹ thuật ngày càng cao đưa chất lượng, mẫu mã chủng loại vải đáp ứng cho công nghiệp may xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới như EU, Mỹ, Nhật...
1.3.3Mục tiêu phát triển của ngành May
Ngành may từ nay đến năm 2010 lấy nhiệm vụ xuất khẩu làm hướng chính, từng bước nghiên cứu thị trường trong nước, sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cấu trong nước. Phấn đấu tăng giá trị sản xuất lên gấp 2,6 lần (so với năm 1995) vào năm 2005 và tăng gấp 14 lần vào năm 2010, tạo lập và tăng nhanh việc thiết kế mẫu hàng tại chỗ, nâng dần tỷ trọng nguyên liệu tại chỗ trong tổng giá trị hàng xuất khẩu.
Xây dựng từ 2 tới 3 cơ sở may mặc mạnh về vốn và kỹ thuật, có khả năng nghiên cứu tạo mẫu, liên kết các cơ sở may trong quá trình hoạt động, tiếp thị, ký kết hợp đồng và hợp tác gia công.
Nhiệm vụ trọng tâm của các đơn vị ngành may trong thời gian tới là phải thâm nhập nhanh vào các thị trường EU, Mỹ, Nhật chủ động tìm thị trường tiêu thụ, không thụ động trông chờ như trước đây
Chỉ tiêu sản phẩm chủ yếu của ngành dệt-may thời kỳ 2005-2010
Sản phẩm
ĐVT
2005
2010
Sợi
Vải các loại
Sản phẩm dệt kim
Khăn bông
Quần áo may sẵn
Tấn
1000m
Tấn
Tấn
1000sp
7.500
1.5000
1.500
1.500
22.000
14.000
20.000
2.000
2.000
30.000
Để đạt được mục tiêu chiến lược đặt ra Tổng Công ty dệt may Việt Nam cần có các biện pháp về vốn, đầu tư, về nghiên cứu và tìm kiếm thị trường và đặc biệt là phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực hợp lý thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng khắt khe của các thị trường nhất là thị trường xuất khẩu.
1.4Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam
Trong thời gian tới phải đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tốt nguồn nhân lực. Phát triển hệ thống đào tạo đa dạng, gắn nội dung trương trình đào tạo với yêu cầu phát triển sản xuất của các ngành nghề. Bên cạnh việc gửi đi đào tạo tại các trung tâm đào tạo, cần đẩy mạnh công tác đào tạo tại chỗ qua hướng dẫn kèn cặp trong sản xuất, đồng thời khuyến khích cá nhân tự học tập để nâng cao trình độ. Kết hợp giữa đào tạo với đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên lực lượng lao động hiện đang làm việc, đảm bảo nâng cao phẩm chất, năng lực, tạo bước chuyển biến quan trọng về cơ cấu và chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường.
1.5Thị trường và dự báo nhu cầu của thị trường của ngành Dệt-May
1.5.1Thị trường xuất khẩu
Hiện nay trên thế giới đã hình thành lên 3 khu vực nhập khẩu hàng may mặc lớn gồm: EU, Mỹ, Nhật.
Thị trường Eulà một thị trường rộng lớn có tiềm năng. Hiện nay EU có 15 nước với tổng số dân 375 triệu người; GDP/đầu người: 18.600 USD; Tỷ lệ tăng trưởng bình quân: 2,5%. Đối với sản phẩm may mặc, EU là thị trường có sức thu hút rất mạnh, trong đó đáng chú ý nhất là thị trường Đức, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy. Bình quân từ năm 1996 đến 1999, hàng năm thị trường EU nhập khẩu mặt hàng này lên đến 6,3 tỷ USD và sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Thị hiếu tiêu dùng của người Châu Âu là đẹp nhưng phải rẻ. EU vẫn được coi là thị trường kỹ tính và chọn lọc với hàng may mặc. Thị trường EU rất ưa chuộng hai chủng loại quần áo gia công là: áo sơ mi và áo jacket. Đối tượng tiêu dùng chủ yếu là tầng lớp thanh niên, họ chuộng thời trang và mốt nên chu kỳ sống của các loại quần áo thường rất ngắn. Do đó, thị trường này có sự đòi hỏi cao về sự phong phú đa dạng của mẫ mã.
Để thâm nhập thị trường EU, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là tay nghề cao của công nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thoả mãn đòi hỏi cao về chất lượng hàng hoá của khách hàng.
Thị trường Mỹ là thị trường hấp dẫn đối với ngành dệt-may. Theo dự báo của ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ thế giới thì Mỹ trong thời gian tới sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân 2,5%/năm. Thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ rất cao 26.870 USD/năm. Đối với ngành dêt-may trong khi một số thị trường khác đã có dấu hiệu bão hoà thì thị trường Mỹ nhu cầu nhập khẩu hàng dệt-may tăng mạnh.Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của thị trường Mỹ hàng năm đạt bình quân 40 tỷ USD. Tất cả các loại sản phẩm may mặc đều có tên trong danh mục hàng sử dụng, đặc biệt hàng quần áo trẻ em thị trường này có nhu cầu khá cao. Thị trường này yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật khá cao.Tuy nhiên thị trường Mỹ có đặc điểm là thị trường đa chủng nên nhu cầu thị hiếu cũng khác nhau. Điểm khác biệt giữa thị trường Mỹ với thị trường EU là chế độ tối huệ quốc mà Mỹ sử dụng. Đối với các nước được hưởng tối huệ quốc thuế suất thường thấp hơn 35 đến 90% so với các nước không được hưởng.
Đến năm 2005 ngành may mặc Việt Nam dự trù đạt 670 triệu sản phẩm với giá trị tương đương 880 triệu USD và Mỹ cũng dự kiến sẽ nhập khoảng 35% trong tổng sản lượng dự trù trên của Việt Nam.
Thị trường Nhật là thị trường chúng ta chỉ mới thâm nhập vào nhưng hứa hẹn một tiềm năng lớn. Bình quân một năm tỏng giá trị nhập khẩu hàng may mặc của Nhật lên đến 6 tỷ USD. Thị trường này rất khắt khe trong việc tuân thủ hợp đồng giữa hai bên, chỉ cần một sơ suất nhỏ là có thể dẫn đến huỷ bỏ hợp đồng. Thị trường Nhật là thị trường tự do nhập khẩu hàng may mặc, đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp nếu đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thuộc thị trường này. Các khách hàng Nhật đã và đang đặt gia công các mặt hàng chủ yếu là: áo jacket, sơ mi,áo quần trẻ em.
1.5.2Thị trường trong nước
Thị trường trong nước hiện nay là một thị trường đầy tiềm năng. Với dân số trên 80 triệu người, thu nhập bình quân đầu người 400USD/năm, xu hướng người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng hàng chất lượng cao, và xu hướng tiêu dung hàng may sẵn tăng lên. Đây là thị trường đáng quan tâm của ngành dêt-may nói chung và các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty nói riêng. Thị trường trong nước đòi hỏi giá cả phải không cao, có sự phân cấp trong các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp dân cư khác nhau
1.6Dự báo nhu cầu lao động của ngành Dệt-May trong thời gian tới
Theo kế hoạch đầu tư từ nay đến 2005 Tổng Công ty sẽ cần mới ít nhất là:
-1600 công nhân dệt
-4000 công nhân may
Dưa tổng số lao động trong ngành dệt lên thành 4300 người, trong ngành may lên thành 11200
Tương ứng với nhu cầu lý thuyết cơ cấu lao động sẽ là:
-Cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn: 800 người
-Lao động gián tiếp: 960 người
-Lao động trực tiếp: 9440 người. Trong đó yêu cầu bậc thợ như sau:
+Thợ bậc 1: khoảng 300
+Thợ bậc 2: khoảng 3000
+Thợ bậc 3: khoảng 4800
+Thợ bậc 4 trở lên: khoảng 1350
Đến năm 2010 với điều kiện như hiện nay để đạt được chỉ tiêu đề ra về sản lượng số lượng lao động trong ngành dệt cần có 13420 người, ngành may cần có 40310 người.
2.Quan điểm và các mục tiêu của kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Dệt-May của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam
2.1Nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt-May của Vinatex từ nay đến 2010
Với cán bộ quản lý
Đến năm 2010 phấn đấu có 30% cán bộ quản lý được đào tạo sau đại học, số còn lại đều có bằng đại học; 100% cán bộ quản lý cấp cao và cấp trung được qua đào tạo lý luận chính trị trung và cao cấp;20-30% được đào tạo về quản lý hành chính; 100% có trình độ ngoại ngữ tối thiểu bằng B của một ngoại ngữ, khuyến khích học các ngoại ngữ của các nước doanh nghiệp có quan hệ làm ăn; 100% sử dụng thành thạo máy vi tính.
Những cán bộ quản lý được đào tạo kỹ năng quản lý phù hợp với trọng trách đang nắm giữ hoặc sắp được đề bạt. Kỹ năng quản lý của các nhà quản trị là yếu tố cơ bản đóng góp vào sự thành công của một công ty. Nhà quản lý không có được những kỹ năng quản lý thích hợp sẽ vô cùng tai hại cho sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu đào tạo năng lực quản lý cho nhà quản trị là đào tạo cho họ một hệ thống kiến thức đầy đủ, bài bản về nền kinh tế thị trường, kiến thức về quản lý và các kỹ năng quản lý, kinh doanh. Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý về quan điểm tư tưởng kinh doanh trong giai đoạn mới. Nhà quản lý biết cách tiếp cận và sử lý thông tin, để kinh doanh có hiệu quả, biết cách đánh giá thị trường và lĩnh vực doanh nghiệp đang kinh doanh, có kiến thức toàn diện về tâm lý xã hội để làm việc tốt với con người
Dựa vào công việc mà kỹ năng quản trị hướng đến, cán bộ quản lý cần được đào tạo các kỹ năng sau:
Kỹ năng kỹ thuật bao gồm:
+Khả năng dự tính lập kế hoạch
+Khả năng ra quyết định
+Khả năng sử dụng máy tính
+Khả năng ngoại ngữ
Kỹ năng giao tiếp:
+Khả năng phân công xắp xếp công việc
+Khả năng giao tiếp quan hệ
+Khả năng ngoại ngữ
+Khả năng trình bày, diễn giải
Kỹ năng tư duy:
+Khả năng tổng hợp tư duy chiến lược
+Khả năng dự tính lập kế hoạch
Đối với công nhân lao động
Đào tạo cho người công nhân có tay nghề vững vàng, nắm vững khoa học-công nghệ tiên tiến. Chỉ tiêu cụ thể công nhân bậc 1 chỉ chiếm khoảng 3-5% công nhân bậc 2 chiếm 30-35%, công nhân bậc 3 chiếm 30-35%, công nhân bậc 4 trở lên đạt 25-30%
Cần đào tạo để có đội ngũ công nhân may:
-May được nhiều chủng loại hàng, đặc biệt là các mặt hàng cao cấp như áo jacket, áo T.shirt...
-May nhanh năng suất cao nhưng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
-Tay nghề công nhân phải cao
-Trong quá trình học hỏi công nhân phải biết tự học hỏi nâng cao tay nghề.
2.2Quan điểm đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Dệt-May của Vinatex
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất tạo nên sự phát triển của kinh tế xã hội cũng như của một doanh nghiệp. Đào tạo giữ vị trí quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực, nó hướng đến việc giúp người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng và nhiệm vụ của mình.
Kỹ năng quản lý của các nhà quản trị là yếu tố cơ bản đóng góp vào sự thành công của một công ty. Nhà quản lý không có được những kỹ năng quản lý thích hợp sễ vô cùng tai hại cho sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.1Chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Dệt-May của Vinatex.Đào tạo giữ vị trí ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất tạo nên sự phát triển của kinh tế xã hội cũng như của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty có cạnh tranh được trên thị trường hay không, có đảm bảo được là ngành công nghiệp mũi nhọn của cả nước hay không là phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nhân lực.
Đào tạo hướng đến việc giúp người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng và nhiệm vụ của mình.
2.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực của ngành dệt may thuộc Vinatex cần gắn với nhu cầu phát triển của ngành Dệt-May của đất nước,gắn với tiến bộ của khoa học-công nghệ.
Đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp dệt-may cũng cần phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, gắn với nhu cầu phát triển các ngành kinh tế, với sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước.
Mục tiêu và nội dung đào tạo cần được xác định trên cơ sở yêu cầu phát triển kinh tế của Tổng Công ty và của chính các doanh nghiệp. Cần coi trọng cả việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cường hiệu quả đào tạo.
Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho Tổng Công ty nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp một đội ngũ ứng viên có trình độ tay nghề đạt chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp đạt tới trình độ đảm bảo cho người lao động đảm đương tốt công việc trong điều kiện phát triển của xã hội, của khoa học công nghệ
2.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt-May của Vinatex là công việc chung của chính quyền các thành phố,các tỉnh thành,của các đơn vị và của chính bản thân người lao động
Muốn công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Tổng Công ty dệt-may Việt Nam thì cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Tổng Công ty và chính quyền địa phương các cấp với các doanh nghiệp trong ngành và phải được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của người lao động. Nếu các doanh nghiệp tiến hanhf đào tạo riêng lẻ thì chi phí sẽ rất cao, các doanh nghiệp trong ngành kết hợp với nhau thì có thể mở các lớp đào tạo ngắn ngày, dài ngày...,ngay tại địa phương sẽ đỡ tốn kém chi phí đi lại và thuận tiện cho người lao động trong việc tham gia chương trình đào tạo. Người lao động phải tự ý thức rằng cần phải không ngừng tự đào tạo để nâng coa trình độ của bản thân, có như vậy họ mới nhiệt tình tham gia vào các chương trình đào tạo, tạo nên sự thành công của công tác đào tạo.
III-Các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Dệt-May Vinatex
1.Xây dựng kế hoach đào tạo của từng doanh nghiệp Dệt-May trực thuộc:
Các doanh nghiệp tién hành xây dựng kế hoạch đào tạo cho doanh nghiệp mình từ nay đến 2010 dựa chiến lược kinh doanh cụ thể của Tổng Công ty. Cụ thể là trên cơ sở xen xét chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đã được đề ra, các dự án đầu tư của Tổng Công ty trong thời gian xắp tới, kế hoach mở rộng thị trường và tình hình tài chính của Tổng Công ty,bộ phận phụ trách đào tạo của phòng trung tâm đào tạo sẽ lập kế hoạch đào tạo theo các bước sau:
Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong thời gian tới chúng ta dựa vào bảng phân tích công việc để đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên, và so sánh dự báo nhu cầu về nguồn nhânlực trong thời gian tới để phục vụ chiến lược sản xuất kinh doanh.
Dự báo nhu cầu đào tạo kỹ năng cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Trong khuôn khổ của chuyên đề chỉ đi sâu dự báo đối với công nhân trực tiếp sản xuất là công nhân may, đối với công nhân dệt cách dự báo cũng tương tự. Tiến hành kiểm tra, rà soát và đối chiếu việc thực hiện công việc hiện nay của người công nhân với tiêu chuẩn ở bảng phân tích công việc của doanh nghiệp chúng ta có được kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ công nhân may.
Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp trong thời gian tới, số lượng côngnhân cần được đào tạo nâng cao tay nghề của các doanh nghiệp cần tính như sau:
Qđtj = Q*T% - Qnlj + Qđt(j + 1)
Trong đó: -Qđtj : là số lượng công nhân cần được đào tạo lên bậc j của doanh nghiệp. (j từ 1 đến 6).
-Q:là số lượng công nhân trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp trong năm kế hoạch. Q được tính toán dựa vào kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
-T%: tỷ lệ phần trăm cần đáp ứng trong sản xuất đối với công nhân bậc j.
-Qnlj : là số lượng công nhân bậc j hiện có của doanh nghiệp.
-Qđt(j+1): là số lượng công nhân bậc j+1 cần đào tạo trong năm kế hoạch đó.
Để có thể hoàn thành chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và của ngành thì vấn đề đào tạo kỹ năngcho người lao động ở các doanh nghiệp hiện nay là vô cùng cần thiết và cấp bách, tuy nhiên vấn đề đào tạo nhân lực thì không thể ngày một ngày hai mà nó đòi hỏi một quá trình lâu dài liên tục.
Dự báo nhu cầu đào tạo năng lực quản lý cho cán bộ quản lý
Dựa vào bảng phân tích công việc cho các công việc quản lý, tiến hành đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty có thể thấy
Sắp tới đáp ứng với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới, trình độ kỹ năng quản lý của các nhà quản trị sẽ là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay một thực tế vô cùng nguy hiểm là các nhà quản lý của chúng ta vẫn chưa ý thức rõ nguy cơ đang chơ đợi mình và doanh nghiệp của mình, do đó ý thức tự đào tạo chưa cao, kể cả các nhà quản trị cấp cao cũng chưa ý thức hết tần quan trọng của vấn đề đào tạo cán bộ quản lý.
Yêu cầu đối với cán bộ quản lý:
-Có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kỹ năng quản trị tốt.
-Trang bị kiến thức quản trị kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường.
-Tiếp cận với thông tin mới, được cập nhật thông tin và các kiến thức mới thường xuyên.
-Mở rộng sự tiếp cận ra bên ngoài, học hỏi kinh nghiệm quản lý, SXKD trong cơ chế thị trường.
Đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp đòi hỏi phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, linh hoạt nhạy bén. Cơ cấu tổ chức quản lý phải gọn nhẹ và linh hoạt.
1.2Xác định kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn
Mục tiêu đặt ra là phải đào tạo kỹ năng cho người lao động và năng lực quản lý cho cán bộ quản lý đáp ứng được với yêu cầu đòi hỏi trong giai đoạn mới, đáp ứng được nhu cầu CNH-HĐH,với xu thế hội nhập kh vực và thế giới.
Về kế hoạch đào tạo có thể chia làm hai giai đoạn lớn:
Giai đoạn 1: Từ nay đến 2005, khắc phục những yếu kém do quá khứ để lại. Đào tạo về năng lực quản lý, bồi dưỡng về tư tưởng nhận thứccho đội ngũ cán bộ quản lý, chuẩn bị tiến tới cạnh tranh mạnh mẽ khii Việt Nam xoá bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng dệt-may cảu các nước trong AFTA, nâng cao trình độ chuyên môn và tin học để đáp ứng xu thế mở của hội nhập với bên ngoài. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất mục tiêu hàng đầu là xoá bỏ công nhân tay nghề bậc một, tăng số lượng công nhân tay nghề bậc cao tối thiểu công nhân bậc 4 trở lên phải chiếm 20%, tăng gấp rưỡi so với hiện nay, công nhân bậc 3 chiếm 30-35%
Giai đoạn 2: Từ 2005 đến 2010 tiếp tục đào tạo bồi dưỡngvà phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu giai đoạn mới.
1.3Tổ chức thực hiện
1.3.1Lựa chọn đối tượng đào tạo
*Đối với công nhân: Với công nhân trực tiếp sản xuất đối tượng đào tạo nâng bậc là những công nhân qua đánh giá theo tieu chuẩn đặt ra từ trước la người có tay nghề khá giỏi ở các bâc thấp hơn. Đối tượng dào tạo sẽ lấy theo điểm xếp hạng từ trên xuống. Tất cả các công nhân sản xuất đều có được khả năng tham gia đào tạo nâng bậc.
*Đối với cán bộ quản lý: doanh nghiệp dựa vào hồ sơ nhân viên và hồ sơ dự trữ cán bộ quản lý để xem xét năng lực về mọi mặt, tuổi tác và các yếu tố khác tiến hành cho điểm theo các yếu tố tuỳ thuộc nội dung cần đào tạo và xem xét cử người đi học.
1.3.2Hình thức phương pháp cơ sở đào tạo
*Đối với công nhân trực tiép sản xuất:
Qua phân tích hệ thống đào tạo nghề trên địa bàn và do đặc thù của công nhân sản xuất trực tiếp có thể thấy rằng hình thức đào tạo thích hơp cho các công nhân bậc thấp và trung bình là ddào tạo bằng hình thức kèm cặp tại nơi làm việc, với các công nhân bậc cao doanh nghiệp có kế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0048.doc