LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG II 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY AGREXPORT ĐÀ NẴNG TRONG NHỮNG NĂM QUA. 3
I. khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 3
1.1. Quá trình hình thành của công ty. 3
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty. 4
1.2.1. Văn phòng Công ty. 5
1.2.2. Các đơn vị thành viên. 6
1.3. Chức năng, quyền hạn của Công ty. 8
1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 10
1.4.1. Tình hình sản xuất chế biến. 10
1.4.2. Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 11
2. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu chè đối với sự phát triển của Công ty. 14
II. Tình hình xuất khẩu chè của công ty Agrexport đà nẵng trong những năm qua. 15
1. Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam trong những năm qua. 15
1.1. Tình hình sản xuất, chất lượng, giá cả của chè Việt nam trong những năm qua. 16
1.2. Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam trong những năm qua 20
1.3. Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam. 22
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của Công ty AGREXPORT Đà Nẵng. 24
2.1. Kim ngạch và số lượng chè xuất khẩu của Công ty. 24
2.2. Chất lượng và giá cả xuất khẩu. 27
2.2.1. Chất lượng chè xuất khẩu của Công ty. 27
2.2.2. Giá cả xuất khẩu. 29
2.3. Thị trường chè xuất khẩu của Công ty. 31
2.4. Phương thức thanh toán và hình thức xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty: 35
2.5. Hoạt động khai thác nguồn hàng phục vụ xuất khẩu 37
III. Những thành công, hạn chế, và nguyên nhân của hoạt động xuất khẩu chè của công ty. 38
1. Thành công. 38
1.1. Những thuận lợi khách quan và của bản thân Công ty: 38
1.2. Thành công của Công ty trong hoạt động xuất khẩu chè. 40
2. Những khó khăn, hạn chế. 42
2.1. Những khó khăn 42
2.2. Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu chè của công ty. 44
3. Những nguyên nhân làm hạn chế công tác thúc đẩy xuất khẩu chè của công ty. 44
3.1.Nguyên nhân khách quan 45
3.2. Những nguyên nhân chủ quan. 47
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY AGREXPORT ĐÀ NẴNG 49
i. mục tiêu phát triển của ngành chè Việt nam. 49
1. Mục tiêu phát triển của nghành chè Việt Nam. 49
2. Những phương hướng cụ thể. 50
II. Phương hướng phát triển kinh doanh mặt hàng chè của Công ty trong những năm tới. 52
1. Các hướng chung cho toàn Công ty. 52
2. Phương hướng đối với hoạt động xuất khẩu chè của công ty. 53
Iii. những giải pháp phát triển và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè của công ty trong thời gian tới. 54
a. giải pháp với công ty. 54
1. Tăng cường nghiên cứu thị trường và công tác tiếp thị. 54
2. Nâng cao chất lượng hạ gía thành sản phẩm. 56
3. Chú trọng công tác tổ chức thu mua cung ứng mặt hàng xuất khẩu. 57
4. Huy động các nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả 58
5. Không ngừng nâng cao uy tín của công ty. 58
6. Nâng cao, bồi dưỡng trình độ của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu. 59
b. kiến nghị đối với nhà nước. 60
1. Hoàn thiện và ổn định cơ chế điều hành xuất khẩu. 60
2. Nhà nước cần có sự quan tâm chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư sản xuất chè để có thể nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. 61
3. Có sự ưu đãi về thuế chè. 62
4. Tăng cường vai trò của các đại diện thưong mại Việt Nam tại nước ngoài. 62
5. Có các biện pháp tài chính tín dụng để hỗ trợ xuất khẩu. 64
6. Các giải pháp khác. 64
KẾT LUẬN 66
71 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, lưu kho, chi phí bán hành...để có thể đưa ra giá xuất khẩu thích hợp đảm bảo có lãi, phù hợp với thị trường và có sức cạnh tranh cao, nhưng thực tế để đạt được giá xuất khẩu như mong muốn cũng rất khó khăn.
Tính đến nay mặc dù kim ngạch chè xuất khẩu của công ty đã có những con số đáng khích lệ (so với quy mô hoạt động còn nhỏ bé của Công ty) song do chất lượng còn thấp lại xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, giá chè lại thấp nên đã làm cho doanh thu hàng năm của Công ty không đạt được đúng như mong muốn.
Bảng 10: Giá xuất khẩu một số loại chè của công ty trong năm 2001
Loại chè
Hình thức XK
Loại giá
Nơi xuất
Giá USD/tấn
Chè đen
Đóng gói
CIF
Odersa
2300
Chè đen
Đóng gói
FOB
Hải Phòng
1155
Chè xanh
Đóng gói
CIF
Odersa
2350
Chè xanh
Đóng gói
FOB
Hải Phòng
1425
(Báo cáo kinh doanh Công ty)
Mặt hàng chè xuất khẩu ra thị trường nước ngoài chủ yếu của Công ty là các loại chè xanh và chè đen, nhưng giá xuất khẩu không ổn định và luôn biến đổi theo năm thậm chí là theo tháng, theo ngày. Nhìn chung do Công ty luôn xuất khẩu chè các loại qua trung gian nên cũng tương đối ổn định mặc dù lợi nhuận có chưa tối ưu. Vì vậy để có thể thu được lợi nhuận tối đa khi xuất khẩu chè thì công ty phải cần có kế hoạch cũng như những quan hệ nhất định để có thể xất khẩu chè trực tiếp ra thị trường thế giới với giá CIF. Như vậy có nghĩa là công ty cần có những cán bộ kinh doanh giỏi về Marketing, có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong giao dịch quốc tế, có như thế chắc chắn công ty sẽ thành công trong sự nghiệp phát triển của mình.
Hiện nay việc thu mua hàng được giao cho phòng kinh doanh của Công ty cũng như các phòng kinh doanh khác của chi nhánh. Giá mua đầu vào thường có nhiều bất cập bởi thông thường giá cả được thoã thuận theo giá thị trường. Nhưng thực tế thì gía thị trường lại không ổn định nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới giá xuất khẩu chè cho công ty, bởi khi mua hàng Công ty thường phải đi vay vốn của ngân hàng và đương nhiên là phải trả lãi suất, điều này làm chi phí giá thành của mặt hàng chè xuất khẩu cao lên trong khi đó chất lượng còn thấp nên trong việc kí hợp đồng cũng như trong giao dịch giá chè xuất khẩu của công ty luôn phải chịu nhiều thiệt thòi.
Bảng 11: Giá chè xuất khẩu bình quân hàng năm của Công ty
(Đơn vị: USD/tấn)
Năm
Giá chè XK bình quân
1998
1.485
1999
1.562
2000
1.284
2001
1.156
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Công ty)
Qua bảng trên ta thấy từ năm 1998 - 2001 giá chè xuất khẩu của Công ty không mấy ổn định ,nhưng nó vẫn chứng tỏ công ty đã có sự chọn lọc rất cẩn thận để có thể cải tiến, nâng cao chất lượng chủng loại mặt hàng, đồng thời uy tín của Công ty cũng đã dần được nâng cao. Mặc dù trong năm 2001 giá chè có xu hướng giảm nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, vì đây là tình trạng chung của ngành sản xuất và xuất khẩu chè cả nước. Như vậy với những gì đã thể hiện trong thời gian qua, dẫu rằng còn có một khoảng cách khá xa giữa chè xuất khẩu của Công ty với giá chè thế giới nhưng khoảng cách này cũng sẽ dần được thu hẹp và chắc hẳn trong tương lai nếu Công ty nâng cao được hơn nữa khả năng thu gom, nhận uỷ thác một cách tốt và có chất lượng thì chắc chắn giá chè xuất khẩu của Công ty có thể bán ngang giá với giá chè quốc tế.
2.3. Thị trường chè xuất khẩu của Công ty.
Mặt hàng chè của Công ty hiện nay đã xuất khẩu sang khoảng 20 nước trên thế giới trong đó chủ yếu nhiều nhất là các nước ASEAN,các nước Đông Âu ... mặc dù tỉ trọng khối lượng xuất khẩu còn thấp song với một công ty còn non trẻ như AGREXPORT Đà Nẵng thì đây quả là một thành tích đáng kể .
Mỗi thị trường đều có đặc điểm riêng về mặt hàng tiêu thụ, vì thế để có thể đáp ứng những yêu cầu, thị hiếu khác nhau của khách hàng về mẫu mã chất lượng chủng loại đòi hỏi Công ty luôn phải có sự tìm hiểu, xúc tiến và những chuyến đi thực tế nghiên cứu các thị trường để có thể tăng khả năng xâm nhập vào các thị trường sâu hơn, mở rộng thị trường có hiệu quả hơn.
Trong điều kiện hiện nay các nước nhập khẩu chè không áp dụng các rào chắn thuế quan và phi thuế quan nên hoạt động xuất khẩu chè của Công ty cũng có những thuận lợi.
Bảng 12: Tình hình xuất khẩu chè của Công ty sang một số thị trường
(Đơn vị : 1000USD)
Năm
Nước
1998
1999
2000
2001
Các nước ASEAN
18,109
103,298
204,398
171,237
Các nước Châu á khác
24,031
147,414
290,671
279,269
Các nước Đông Âu
13,732
87,787
144,476
119,766
EU
21,303
139,023
238,655
233,556
Các nước khác
33,853
158,157
267,527
236,652
Tổng
111,103
635,68
1.145,73
1.106,896
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh hàng năm của Công ty)
Như vậy ta thấy thời gian đầu mới thành lập công ty trên cơ sở tách ra từ Tổng công xuất nhập khẩu nông sản trực thuộc Bộ nông nghiệp nên hoạt động xuất khẩu chè của Công ty hết sức manh mún. Thị trường xuất khẩu do Công ty Xuất nhập khẩu nông sản giới thiệu hay nhường bớt thị phần cho. Lúc này vì mới bước vào kinh doanh nên tiềm lực của Công ty còn mỏng, kinh nghiệm chưa có thêm vào đó là sự mới lạ giữa các cán bộ nhân viên trong công ty nên họ chưa có khả năng làm việc đoàn kết có tính tập thể... Nhìn chung là rất nhiều khó khăn vì trên thị trường lúc này gần như công ty không có một chút tên tuổi nào mà chỉ là sự xuất khẩu đi theo. Vì vậy mà kim ngạch chè xuất khẩu là rất nhỏ. Sang năm 1998 do có sự đúc kết kinh nghiệm, sự chịu khó tìm hiểu thị trường và thay đổi, cải tiến các hình thức quản lý, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu hoạt động của mình nên đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên lúc này công ty cũng chưa thực sự chú ý quan tâm đến hoạt động xuất khẩu chè này nên việc tổ chức xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Do vậy việc phát triển thị trường vẫn không hiệu quả.
Nhưng bắt đầu từ năm 1999 –2001 thì cùng với sự tăng trưởng nhanh của hoạt động xuất khẩu chè cả nước. Công ty bắt đầu có sự nhận thức rõ về vai trò quan trọng của hoạt động xuất khẩu chè hiện nay.Do đó, công tác thị trường về xuất khẩu mặt hàng chè đã có sự chiếm giữ vị trí quan trọng trong tư tưởng chỉ đạo điều hành của Công ty. Vì thế đã có sự tăng cường công tác nghiên cứu thâm nhập thị trường, nhằm đưa hoạt động xuất khẩu chè cả Công ty ngày càng phát triển.
Công ty có chủ trương quyết tâm giữ vững và phát triển thị trường hiện có, đặc biệt là các thị trường có sức tiêu thụ lớn như Nga và các nước trong khu vực, để có thể khai thác tốt tiềm năng vốn có của các thị trường này.
Qua bảng trên tỷ trọng xuất khẩu chè của Công ty vào các nước không đồng đều. Mặc dù so với tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước còn rất thấp song nếu xét về sự thâm nhập vào các thị trường thì đây thực sự là yếu tố khả quan cho hoạt động xuất khẩu chè của công ty. Trên thực tế hiện nay qua tìm hiểu, nghiên cứu thị trường công ty đã xác định được phần nào nhu cầu tiêu dùng chè của các thị trường đó cụ thể là: Với thị trường Nga họ quen dùng chè đen, chè xanh OTD và CTC hay Irac là thị trường có dung lượng lớn và là nước nhập khẩu chè hàng đầu thế giới, họ chủ yếu tiêu thụ các loại chè trung bình như chè đen cánh nhỏ, chè hương với giá khoảng từ 1200- 1450 USAD/ tấn...
Tuy nhiên việc thâm nhập vào các thị trường lớn như Mĩ, EU là hết sức khó khăn vì thị hiếu tiêu dùng ở những thị trường này đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng, chủng loại cũng như mẫu mã sản phẩm. Bên cạnh đó EU luôn là thị trường khó tính về chế độ bảo hộ nông nghiệp chặt chẽ, mức độ bảo hộ lại cao nên như bảng trên ta thấy kim nghạch xuất khẩu chè của công ty sang EU thực sự là nhỏ và chưa có khả năng để thâm nhập sâu hơn. Do vậy năm 2000 chỉ đạt 144.476USD sang năm 2001 con số giảm chỉ còn 119.766 USD. Mặc dù trên thực tế tiềm năng của các thị trường này là rất lớn nhưng để có thể xâm nhập, khai thác được các thị trường đó thì quả là vấn đề nan giải không chỉ đối với riêng công ty mà còn là vấn đề đau đầu của các nhà quản lý vĩ mô.
Với thị trường ASEAN mặt hàng chè của Công ty được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Singapore, Malayxia, Philipin...Đây là thị trường tương đối ổn định với công ty trong những năm qua và luôn chiếm tỷ trọng bình quân trong kim nghạch xuất khẩu chè của công ty khoảng 16%. Tuy nhiên sang năm 2001 tỉ trọng này có giảm và chỉ đạt 171.257USD điều này là do Singapore là bạn hàng lớn của công ty thường mua theo hình thức tạm nhập tái xuất đã gặp khó khăn trong việc tiếp tục thâm nhập thị trường của mình nên họ đã giảm đi một lượng lớn trong gía trị xuất khẩu chè.
Thị trường các nước SNG thực sự là một khu vực dễ tính có tiềm năng vô cùng lớn đối với công ty. Điều này rất thuận lợi cho công ty trong việc khôi phục lại thị trường. Mặc dù những năm qua do có sự bất ổn về kinh tế-chính trị-xã hội nhưng nhu cầu về chè của thị trường này rất lớn vì thế mà kim nghạch xuất khẩu chè sang thị trường này vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất của công ty với năm 1998 kim nghạch đạt 21.303USD nhưng đến năm 2001 đã chiếm tỷ trọng cao hơn là 21,1% đạt kim nghạch xuất khẩu là 233.556 USD. Đây quả là sự tăng trưởng lớn trong quá trình phát triển thị trường của công ty.
Thị trường các nước Châu á khác cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim nghạch xuất khẩu chè của công ty, các nước nhập khẩu chủ yếu là ấn Độ, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc... Đây là những thị trường đặc biệt quan trọng bởi tiềm năng là rất lớn nhưng để thâm nhập vào từng thị trường các nước thì quả thực là khó khăn. Tuy nhiên xét một cách toàn diện thì kim nghạch vào thị trường là lớn , năm 1999 có 147.414 USD và đến năm 2001 đạt 279.696USD.
Như vậy có thể nói thị trường xuất khẩu của công ty có những thuận lợi và cả những khó khăn tuy nhiên những thuận lợi đạt được mới chỉ là nhất thời về thực chất vẫn là rất khó khăn. Vì vậy công ty luôn có chủ trương mở rộng giao dịch đối ngoại, tìm kiếm bạn hàng để có thể ngày càng ổn định và phát triển thị trường của mình sang nhiều nước khác tạo dựng chữ tín đối với các bạn hàng nhằm phát triển công ty ngày một vững mạnh hơn trên trường quốc tế.
2.4. Phương thức thanh toán và hình thức xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty:
a. Phương thức thanh toán
Trong tình hình thực tế hiện nay hoạt động xuất khẩu chè của Công ty được thanh toán chủ yếu theo phương thức mở L/C, bên cạnh đó vẫn có các hình thức nhờ thu, thanh toán trực tiếp.
Phương thức thanh toán L/C là sự thoã thuận mà trong đó một Ngân hàng (ngân hàng mở L/C) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác (ngân hàng nước xuất khẩu) chi trả hoặc chấp nhận yêu cầu của người hưởng lợi theo đúng điều kiện và chứng từ thanh toán phù hợp với L/C.
Với việc áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C này công ty với tư cách là nhà xuất khẩu sẽ luôn có lợi vì có thể bán hàng dựa trên cam kết của một ngân hàng chứ không phải là một doanh nghiệp thương mại. Công ty luôn ở trong trạng thái an toàn vì có ngoại hối để thanh toán cho hàng hoá bán ra, tạo nên độ tin cậy cao đối với công ty trong hoạt động xuất khẩu của mình và giúp cho Nhà nước quản lý việc xuất khẩu chè một cách chính xác, tránh những việc tiêu cực hiệu quả xuất khẩu. Vì vậy mà phương thức thanh toán này thường chiếm khoảng 95% trong hoạt động của Công ty.
Ngoài ra đôi khi công ty cũng áp dụng phương thức thanh toán nhờ thu (chiếm 4%). Tuy nhiên do phương thức này nhìn chung dựa vào sự tín nhiệm của hai bên mua bán vì thế thường là công ty không có lợi bởi có những trường hợp người mua từ chối thanh toán, thời gian thu tiền hàng về còn chậm do đó vốn của công ty sẽ bị đọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty.
b. Cơ cấu hình thức xuất khẩu
Hiện nay hình thức xuất khẩu chủ yếu đang được công ty áp dụng là hình thức xuất khẩu trực tiếp, giá trị xuất khẩu theo hình thức này chiếm khoảng 90% giá trị xuất khẩu mặt hàng chè nói riêng và mặt hàng nông sản nói chung của toàn công ty đối với một số đối tác gần đây. Công ty thường cử đại diện của mình ra nước ngoài để kí hợp đồng hay nhiều trường hợp phía đối tác cử đại diện đến công ty để thoã thuận một số điều khoản hợp đồng. Đối với một số đối tác ở xa không có điều kiện đàm phán trực tiếp hợp đồng thường được kí kết thông qua các hình thức như điện thoại, fax, e.mail... Hình thức xuất khẩu trực tiếp đã và đang tạo ra cho công ty một vị thế vững chắc trên thị trường thế giới đồng thời nâng cao uy tín của Công ty.
Một hình thức xuất khẩu khác cũng đang được công ty áp dụng đó là hình thức xuất khẩu uỷ thác, so với hình thức xuất khẩu trực tiếp hình thức này chiếm một tỉ lệ nhỏ hơn . Công ty với tư cách là đơn vị nhận uỷ thác đứng ra kí kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo những yêu cầu của đơn vị uỷ thác. những đơn vị này thường sản xuất kinh doanh nhưng không được phép xuất nhập khẩu hoặc không có điều kiện tham gia xuất khẩu trực tiếp như khó khăn trong việc tìm thị trường, lựa chọn đối tác, chưa có tên tuổi, uy tín trên thị trường quốc tế...
Tuy nhiên hình thức xuất khẩu uỷ thác này ngày càng ít được công ty sử dụng bởi hoa hồng nhận được từ hợp đồng uỷ thác này thường không cao, số doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng nhiều. Do vậy hiện nay công ty chủ yếu chỉ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp để tránh phải phân chia lợi nhuận và chủ động trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu chè của mình.
2.5. Hoạt động khai thác nguồn hàng phục vụ xuất khẩu
Đối với mỗi doanh nghiệp, công tác thu mua nguồn hàng xuất khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hàng xuất khẩu và tiến độ giao hàng cũng như ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu , uy tín của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp lớn kinh doanh hàng xuất khẩu không chỉ có vốn lớn mà chủ yếu phải có hệ thống nguồn hàng lớn với các đại lý thu mua rộng khắp hoạt động thường xuyên, theo sát thị trường. Do vậy đẩy mạnh công tác thu mua , tạo nguồn hàng là một trong những chiến lược của các doanh nghiệp nhất là trong tình hình cạnh tranh diễn ra gay gắt hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này công ty đã có nhiều biện pháp tích cực để có thể ổn định công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.
Công ty uỷ thác cho đại diện thu mua mặt hàng chè từ các cơ sở sản xuất trong nước thông qua các bảo kê. Nguồn hàng cũng có thể mua từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hoặc các hộ nông dân trực tiếp sản xuất.
Các chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ thu gom hàng ở những địa phương gần với chi nhánh. Trong đó chi nhánh Hà Nội tập trung gom hàng ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh tập trung thu gom ở các tỉnh vùng Tây Nguyên. Khi có hợp đồng xuất khẩu các đơn vị trực thuộc công ty với trách nhiệm giao hàng, tiến hành thu gom hàng, kiểm tra hàng, đóng gói bao bì để chuẩn bị giao hàng.
Ngoài ra công ty còn tiến hành đầu tư trực tiếp cho người nông dân , cho họ vay vốn, cung cấp thông tin, kinh nghiệm sản xuất và quản lý để họ có điều kiện sản xuất tốt hơn nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.Mặt khác nguồn hàng xuất khẩu của công ty còn được cung cấp từ các đơn vị uỷ thác xuất khẩu.
III. Những thành công, hạn chế, và nguyên nhân của hoạt động xuất khẩu chè của công ty.
1. Thành công.
Trong 5 năm qua hoạt độngxuất khẩu chè của công ty đã có những bước phát triển đáng kể. Điều này ngoài sự nỗ lực của bản thân Công ty còn có những điều kiện thuận lợi lớn từ phía Nhà nước cụ thể là:
1.1. Những thuận lợi khách quan và của bản thân Công ty:
Những thuận lợi khách quan
* Chính sách mở cửa năng động cùng với chính sách ngoại giao “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới ”nên kết quả đạt được trong thời gian qua đã tạo vị thế mới, thuận lợi hơn cho Việt Nam trong việc hoà nhập vào sự phân công lao động và mậu dịch quốc tế. Đặc biệt trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được những thành công lớn trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại như: Việc Mĩ bãi bỏ cấm vận , bình thường hoá quan hệ với Việt Nam và hai nước đã tiến hành kí hiệp định thương mại Việt – Mĩ trong năm 2001, Việt Nam gia nhập khối ASEAN, trở thành thành viên chính thức của APEC, đồng thời tiến hành kí hiệp định khung hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu cũng như trong tương lai sẽ phấn đấu trở thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới... Tất cả những điều này đã tạo ra một sinh lực mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ kinh tế thương mại với nước ngoài trong đó có AGREXPORT Đà Nẵng.
* Nền kinh tế thị trường cùng với sự bung ra hàng loạt các loại hình công ty làm cho tính cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt, do đó đã tạo ra sự đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng phát huy tính năng động sáng tạo của mình cũng như không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, coi hiệu quả kinh doanh là hàng đầu.
* Cũng thông qua hoạt động thực tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Nhà nước đã từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý hợp lí tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh được thuận lợi. Nói chumg nhà nước ta đã không ngừng, tích cực đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại , kinh tế ngoại thương nói chung và chính sách xuất khẩu nói riêng nhằm phát huy quyền chủ động sáng tạo của các địa phương, các ngành , các đơn vị cơ sở, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, coi trọng lợi ích kinh tế là động lực chủ yếu thúc đẩy các tổ chức kinh tế tham gia vào các thị trường lớn.
* Do đặc điểm của mặt hàng chè thuộc diện cây công nghiệp mũi nhọn, giúp cải thiện, ổn định đời sống nông thôn nên hoạt động xuất khẩu chè của Công ty cũng nhận được sự quan tâm, khuyến khích, chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp chính quyền, ban ngành, đặc biệt là sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Thuận lợi từ bản thân Công ty.
Là một doanh nghiệp nhà nước có uy tín nên trong những năm qua Công ty cũng có những thuận lợi nhất định.
+ Nguồn cung cấp cho xuất khẩu lớn và tương đối ổn định, do đặc điểm sản xuất chè ở nước ta được phân bố rộng rãi ở các nơi trên cả nước, thường tận dụng nguồn lao động nông thôn nên sản lượng thu được là rất lớn. Bên cạnh đó vì Công ty có các cơ sở thu mua ở ba miền nên nguồn cung cấp về số lượng cũng tương đối ổn.
+ Mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng công ty cũng đã có sự tích luỹ kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới rất đáng quý, để có thế biết được những mặt hàng kinh doanh và sự am hiểu thị trường. Đây là một thuận lợi giúp Công ty hạn chế được những rủi ro khi kinh doanh trong việc kí kết thực hiện hợp đồng, có thể thiết lập những mối quan hệ làm ăn với các nguồn cung cấp một cách tốt đẹp nhất.
+ Công ty có một đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo, hầu hết họ là những người năng động, sáng tạo nhiệt tình và trung thành với Công ty.
Và với những thuận lợi như vậy 5 năm qua trong quá trình hoạt động phát triển của mình công ty đã có được những thành công cụ thể.
1.2. Thành công của Công ty trong hoạt động xuất khẩu chè.
* Công ty đã tạo được mối liên kết chặt chẽ vớí các cơ sở thu mua, cũng như quan hệ bạn hàng với các nhà sản xuất chế biến, tạo nên mối quan hệ thống nhất từ trên xuống dưới thể hiện: Các cơ sở này tuân thủ nghiêm ngặt các kế hoạch của công ty cũng như các hợp đồng đã được kí kết, vì vậy mà Công ty luôn có một nguồn hàng ổn định. Sở dĩ tạo ra được những mối liên kết như vậy là do Công ty đã biết gắn lợi ích của mình với lợi ích của các nguồn cung cấp. Và thực tế đã chứng minh không có mối quan hệ kinh tế nào bền chặt bằng mối quan hệ kinh tế hai bên cùng có lợi.
* Công ty cùng với sự có mặt và phát triển trên cả ba miền của đất nước, hàng năm trong hoạt động xuất khẩu chè của mình Công ty đã thu về một lượng gía trị ngoại tệ đáng khích lệ, tăng lợi nhuận góp phần tạo thêm nguồn vốn cho Công ty cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
* Tuy gặp nhiều khó khăn ở các khâu bảo quản, tiêu thụ ... song hoạt động xuất khẩu chè của công ty đã có những bước tiến bộ rõ rệt. Thể hiện là 5 năm qua số lượng xuất khẩu chè của công ty đã ngày càng tăng, nếu như năm 1998 công ty xuất khẩu chè đạt 111.103 USD thì đến hết năm 2001 Công ty đã đạt được 1.106.896 USD . Đây thực sự là một kết quả khá khả quan đối với hoạt động xuất khẩu chè của Công ty (Vì trong giai đoạn hiện nay trên thực tế tình trạng chung của hoạt động xuất khẩu chè cả nước cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn lớn).Như vậy nó có thể tự bù đắp được chi phí, kinh doanh ổn định, có lãi bảo đảm được phần mục tiêu lợi nhuận của Công ty.
* Công ty đã thực hiện tốt chức năng làm đầu mối xuất khẩu của mình, mặt hàng chè của công ty hiện có mặt trên gần 20 thị trường trên thế giới và đang cố gắng mở rộng ra các thị trường lớn như Mĩ, EU...Đồng thời vẫn giữ tốt mối quan hệ làm ăn với các thị trường cũ, nỗ lực, cũng cố giữ vững các thị trường đã có như các nước trong khu vực và đặc biệt là thị trường Nga. Như vậy công ty đã từng bước tạo lập uy tín trong kinh doanh xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu mặt hàng chè nói riêng. Hiện nay tên tuổi của công ty mặc dù không phải là nổi tiếng nhưng trong giới kinh doanh thì cái tên công ty xuất nhập khẩu Nông sản và thực phẩm chế biến cũng không hoàn toàn xa lạ. đây quả thật vừa là thành tựu, vừa là cơ hội để công ty có thể tiếp tục duy trì và xâm nhập, mở rộng các thị trường quan hệ buôn bán trao đổi với các thị trường nước ngoài.
* Trong quá trình hoạt động kinh doanhxuất khẩu chè của mình cũng như các mặt hàng nông sản nói chung, thì đội ngũ cán bộ trong công ty ngày càng được nâng cao về kinh nghiệm thông qua việc thường xuyên cọ xát thực tế, đó là yếu tố góp phần quan trọng vào thắng lợi bước đầu trong hoạt kinh doanh xuất khẩu chè của Công ty. Mặt khác trong những năm qua mặc dù kim ngạch xuất khẩu chè của công ty còn thấp nhưng nó cũng đã có một phần đóng góp trong mục tiêu lợi nhuận chung cho cả Công ty, góp phần tăng thu nhập, cải thiện, ổn định đời sống cán bộ nhân viên trong Công ty tạo cho họ sự yên tâm trong công việc, khuyến khích khả năng sáng tạo của mỗi người để họ làm việc có hiệu quả cao.
* Mặc dù thời gian tham gia hoạt động kinh doanh của Công ty chưa dài nhưng với việc thực hiện các các nghiệp vụ, các công việc của hoạt động xuất khẩu chè nói riêng, hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty nói chung đã từng bước khẳng định sự vững vàng của mình trong kinh doanh. Quá trình này cũng giúp cho Công ty rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong việc giao dịch với khách hàng, từ đó có thể phân loại được từng khách hàng với nhu cầu của họ ở các thị trường khác nhau để có cách ứng xử hợp lý vv...
Như vậy rõ ràng công ty đã có những thành công nhất định, do đó với sự phát triển, phấn đấu không ngừng của mình chắc chắn công ty sẽ tận dụng được các thời cơ, phát huy ưu điểm để có thể mở rộng quy mô hoạt động của mình đưa uy tín của Công ty ngày càng có một vị thế rõ rệt ở thị trường trong nước nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.
2. Những khó khăn, hạn chế.
2.1. Những khó khăn
a. Khó khăn khách quan
+ Do Việt Nam chưa tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên không được hưởng quy chế tối huệ quốc cũng như những ưu đãi khác về thuế quan.
+ Về chính sách khuyến khích xuất khẩu tuy đã có những thuận lợi nhưng chưa thực sự hoàn chỉnh, có nhiều vấn đề còn khá cứng nhắc, không thoáng. Mặc dù đã qua nhiều lần đã qua nhiều lần sửa đổi với cơ chế mới, giảm hoá đi nhiều các thủ tục hành chính nhưng điều này cũng vẫn đủ sự thuyết phục để các doanh nghiệp yên tâm trong việc mở rộng hoạt đông kinh doanh xuất khẩu của mình.
+ Vấn đề về vốn và sự hỗ trợ xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói chung và với mặt hàng chè nói riêng vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức và kịp thời. Vì thế cũng dễ gây ra những khó khăn cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu mặt hàng nông sản, bởi như vậy họ thường phải đi vay vốn của ngân hàng nên luôn bị động về vốn.
b. Về phía Công ty
+ Dưới tác động của cơ chế thị trường, số lượng các đơn vị kinh doanh các mặt hàng nông sản nói chung và đặc biệt là hoạt động xuất khẩu chè cũng đang ngày càng phát triển, tạo nên sự tranh đua mua bán, dẫn đến giá mua hàng cao mà giá bán lại hạ xuống. Cả hai điều này đều không tốt mà lại diễn ra đồng thời nên càng gây thiệt hại cho Công ty. Hiện công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp thương mại trong nước, các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp tư nhân hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàngchè trên thị trường. Cụ thể các đối thủ cạnh tranh là: Công ty thực phẩm miền Trung, Công ty nông sản thực phẩm Gia Lai, Công ty xuất nhập khẩu Nam Hà Nội ... Mặt khác phải cạnh tranh với một số đối thủ ở thị trường nước ngoài như: Inđônêxia, Trung Quốc, ấn Độ... Do vậy đây thực sự là khó khăn rất lớn đối với công ty trong việc ổn định và mở rrộng thị trường xuất khẩu.
+ Thiếu vốn cũng là một khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu chè của công ty. Vì thế đã có rất nhiều cơ hội công ty để bị tuột mất, lí do nan giải là vì vốn kinh doanh của công ty đang rất eo hẹp. Trên thực tế nguồn vốn của công ty bao gồm: Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn đi vay. Nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp từ khi mới t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0549.doc